• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
31
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 5 BUỔI SÁNG NS : 2 / 10/ 2020

NG: Thứ 2 ngày 05 tháng 10 năm 2020 Toán

Tiết 21: NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (CÓ NHỚ)

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Giúp học sinh.

- Biết làm tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số có nhớ.

- Củng cố về giải toán và tìm số bị chia chưa biết.

2. Kĩ năng

- Vận dụng vào giải bài toán có một phép nhân.

3. Thái độ

- Giáo dục hs tính kiên trì, chịu khó trong học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Phông chiếu

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’):

2. Kiểm tra bài cũ (5’):

UDPHTM: Vận dụng chức năng gửi bài- send work; thu bài - collect work)

- GV gửi bài cho Hs làm 33 23 12 2 3 6 66 69 60 - Nhận xét, tuyên dương 3. Bài mới (25’):

a. Giới thiệu bài:

- Nêu yêu cầu tiết học

b. Hướng dẫn hs hình thành kiến thức mới:

- Hướng dẫn thực hiện phép nhân: 26 x 3 =?

- Yêu cầu hs tìm kết quả của phép nhân.

- Yêu cầu một học sinh lên bảng đặt tính.

- Hướng dẫn tính có nhớ như SGK.

- Mời vài hs nêu lại cách nhân.

- Hướng dẫn như trên với phép nhân:

54 x 6 =?

c. Luyện tập:

Bài 1: Đặt tính rồi tính.

- Cho hs làm bài vào bảng con.

- HS làm bài trên máy, thu bài gv kiểm tra

- Lớp nghe gv giới thiệu bài - Hs tự tìm kết quả phép nhân vào nháp.

- 1 hs thực hiện đặt tính bằng cách dựa vào kiến thức đã học ở bài trước.

- Lớp theo dõi.

- 2 hs nêu lại cách thực hiện phép nhân.

- 1 hs nêu yêu cầu.

(2)

- Gọi 3 em lên tính, mỗi em một phép tính, vừa tính vừa nêu cách tính như bài học.

- Gv nhận xét đánh giá Bài 2: Giải bài toán:

- GV cho HS quan sát bài trên màn hình=>

SHOW MENU)

- Yêu cầu hs nêu yêu cầu đề bài

? Bài toán cho biết gì?

? Bài toán hỏi gì?

- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở.

- Gọi một hs lên bảng giải.

- Nhận xét chữa bài.

Bài 3: Tìm x:

- Gọi 2 hs lên bảng, cả lớp làm bài trên bảng con.

- Nhận xét sửa chữa từng phép tính.

Bài 4: Nối mỗi đồng hồ với số chỉ thời gian thích hợp.

- Cho hs làm bài

4. Củng cố – Dặn dò (3’):

- Muốn nhân số có 2...ta làm...

- Về nhà học bài và làm bài tập.

- Nhận xét đánh giá tiết học.

- Cả lớp thực hiện làm vào bảng con.

- 3 hs lên thực hiện - Lớp nhận xét bài bạn.

- 2 hs đọc bài toán.

- Cả lớp cùng thực hiện làm vào vở.

- 1hs lên bảng giải.

Bài giải

5 phút bạn Hoa đi được số mét là: 54 x 5 = 270 (m)

Đáp số: 270 m - 1 hs đọc yêu cầu bài.

a. x: 3 = 25 b, x: 5 = 28 x = 25 x 3 x = 28 x 5 x = 75 x = 140 - Cả lớp cùng thực hiện làm vào vở.

- Vài hs nhắc lại nội dung bài.

--- Tự nhiên xã hội

Bài 9: PHÒNG BỆNH TIM MẠCH I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Sau bài HS biết: Kể được tên một số bệnh về tim mạch.

- Nêu đựơc sự nguy hiểm và nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim ở trẻ em.

2. Kĩ năng: Kể ra một số cách để phòng bệnh thấp tim.

*KNS

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích và xử lí thông tin về bệnh tim mạch thường gặp ở trẻ em.

- Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm của bản thân trong việc đề phòng bệnh thấp tim.

3. Thái độ: Có ý thức để phòng bệnh thấp tim.

II. ĐỒ DÙNG: Các hình vẽ trong SGK 20, 21.

(3)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Kiểm tra bài cũ:

+ Nên và không nên làm gì để bảo vệ bệnh tim mạch?

- Nhận xét, tuyên dương.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài : Đưa hình ảnh thông tin về bệnh tim mạch của Việt Nam và giới thiệu : Ở Việt Nam Những bện liên quan đến tim mạch rất phổ biến. Hôm nay cô cùng các em sẽ cùng đi tìm hiểu các bảo vêh và phòng chống bệnh tim mạch.

Hoạt động 1: Động não

* Mục tiêu: Kể được tên một vài bệnh về tim mạch.

*Cách tiến hành:

- GV yêu cầu mỗi HS kể tên một bệnh tim mạch mà các em biết.

- GV ghi lên bảng tên các bệnh về tim.

- GV có thể giải thích thêm kiến thức về một số bệnh tim mạch.

- GV giới thiệu bệnh thấp tim là bệnh thường gặp ở trẻ em và rất nguy hiểm.

- Yêu cầu đọc đoạn đối thoại (SGK/ 20)

- HS nêu

- Mỗi HS kể tên 1 bệnh.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- 2 HS đọc. Cả lớp đọc thầm.

Hoạt động 2: Đóng vai

* Mục tiêu: Nêu được sự nguy hiểm và nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim ở trẻ em.

* Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát hình 1, 2, 3/

SGK/ 20 và đọc các lời hỏi - đáp của từng nhân vật trong các hình.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm:

+ Ở lứa tuổi nào thường hay bị bệnh T/tim?

+ Bệnh thấp tim nguy hiểm như thế nào?

+ Nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim là gì?

- GV kết luận như SGV/ 40

- HS quan sát và đọc theo cặp.

- HS thảo luận, tập đóng vai HS và bác sĩ để hỏi và trả lời về bệnh thấp tim.

- Các nhóm đóng vai thể hiện trước lớp. HS khác theo dõi, nhận xét.

- Cả lớp lắng nghe, ghi nhớ.

Hoạt động 3: Thảo luận nhóm

* Mục tiêu:

+ Kể được một số cách đề phòng bệnh thấp tim; Có ý thức đề phòng bệnh thấp tim.

* Cách tiến hành

(4)

- GV yêu cầu HS quan sát hình 4, 5, 6/

SGK/ 21.

- Yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận.

- GV kết luận như SGV/ 41.

3. Củng cố, dặn dò

+ Cần làm gì để đề phòng bệnh thấp tim ? - Nhận xét tiết học

- HS quan sát theo cặp, nói với nhau về nội dung và ý nghĩa của các việc làm trong từng hình.

- 1 số HS trình bày kết quả.

- Nhận xét, bổ sung.

- 2, 3 HS nêu

=========================================

BUỔI CHIỀU Tập đọc – kể chuyện

Tiết 13 – 14: NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Hiểu ý nghĩa: Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi, người dám nhận lỗi và

sửa lỗi là người dũng cảm.

2. Kĩ năng

- Biết kể lại từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa (HS: Khá giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện.

3. Thái độ

- Yêu thích môn học

*KNS

- Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân. Ra quyết định. Đảm nhận trách nhiệm.

* BVMT: Có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, tránh những việc làm gây tác hại đến cảnh vật xung quanh.

* QTE: Quyền được kết bạn, được vui chơi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh họa bài đọc sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’):

2. Kiểm tra bài cũ (5’):

- Gọi 3 hs lên bảng đọc bài "Ông ngoại"

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương 3. Bài mới (25’):

a. Giới thiệu bài b. Luyện đọc:

- Gv đọc mẫu TTND bài

- Giới thiệu về nội dung bức tranh.

* Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.

+ Đọc từng câu trước lớp

- Gọi hs tiếp nối nhau đọc từng câu, gv sửa sai

- Hs lên bảng đọc bài, mỗi em đọc một đoạn.

- Lớp theo dõi gv đọc mẫu

- Lớp quan sát và khai thác tranh.

- Đọc nối tiếp từng câu, luyện phát âm đúng các từ: loạt đạn, buồn bã...

(5)

cho các em.

+ Đọc từng đoạn: Gv chia đoạn

- Gọi hs đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp - Yêu cầu hs đọc từng đoạn trong nhóm - Yêu cầu các nhóm đọc 4 đoạn của truyện.

- Gọi một học sinh đọc lại cả câu chuyện.

c. Tìm hiểu bài:

- Gọi 1 hs đọc lại đoạn 1.

? Các bạn nhỏ trong bài...chơi gì? Ở đâu?

- Yêu cầu đọc thầm đoạn 2 trả lời câu hỏi

? Vì sao chú lính... chân rào?

? Việc leo rào của các bạn... hậu quả gì?

* BVMT: Việc leo rào của các bạn nhỏ làm dập cả những cây hoa trong vườn trường.

Chúng ta cần phải có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, tránh những việc làm gây tác hại đến cảnh vật xung quanh.

- Yêu cầu hs đọc to đoạn 3

? Thầy giáo mong chờ gì ở hs...

? Vì sao chú lính nhỏ..nghe thầy giáo hỏi?

- Yêu cầu đọc thầm đoạn 4 và trả lời:

? Phản ứng của chú lính..khi nghe lệnh...

? Thái độ của các bạn ra sao...chú lính..?

? Ai là người lính dũng cảm...? Vì sao?

? Các em có khi nào dũng cảm nhận và...

* QTE: Các em có quyền gì và có bổn phận ntn? Quyền được kết bạn, được vui chơi. Bổn phận phải biết nhận lỗi và sửa lỗi để phát triển tốt hơn.

d. Luyện đọc lại:

- Đọc mẫu đoạn 4 trong bài. Treo bảng phụ đã viết sẵn các câu khó trong đoạn để hướng dẫn - Cho hs thi đọc đoạn văn.

- Gv và lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay nhất.

KỂ CHUYỆN (20’) 1. Nêu nhiệm vụ:

- Dựa vào trí nhớ và các tranh minh họa trong SGK để kể lại

2. Hướng dẫn hs kể theo tranh

- Hs theo dõi.

- Nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp, giải nghĩa từ: Thủ lĩnh, quả quyết (SGK).

- Luyện đọc theo nhóm.

- Hs luyện đọc.

- 1 hs đọc lại cả câu chuyện.

- 1 hs đọc, cả lớp đọc thầm - Chơi trò đánh trận giả trong vườn...

- Đọc thầm đoạn đoạn 2 của bài - Chú lính sợ làm đổ hàng rào của vườn...

- Hàng rào đổ tướng sĩ đè lên hoa mười...

- 1 hs đọc to đoạn 3.

- Thầy mong hs dũng cảm nhận lỗi

- Lớp đọc thầm đoạn 4 và trả lời - Chú nói: Như vậy là hèn

- Mọi người sững nhìn chú rồi bước theo

- Chú lính đã chui qua lỗ hổng dưới hàng rào lại là người dũng cảm.

- Trả lời theo suy nghĩ của bản thân.

- Lắng nghe gv đọc mẫu và

hướng dẫn

- Lần lượt 4 - 5 hs thi đọc đoạn 4 - Các nhóm tự phân vai (Người dẫn chuyện, người lính nhỏ, thủ lĩnh và...

- 2 nhóm thi đọc lại truyện

- Lắng nghe gv nêu nhiệm vụ của tiết học.

- Quan sát lần lượt 4 tranh, dựa vào gợi ý của 4 đoạn truyện,

(6)

- Cứ mỗi lượt kể là tiếp nối kể lại 4 đoạn - Gọi hs kể lại 4 đoạn của câu chuyện.

- Theo dõi gợi ý nếu có hs kể còn chưa tốt - Gv cùng cả lớp nhận xét

4. Củng cố – Dặn dò (3’):

? Qua câu chuyện em hiểu được điều gì qua hành động của người thầy?

- Về nhà tập kể lại nhiều lần.

- Nhận xét tiết học.

nhẩm kể chuyện không nhìn sách.

- 4 hs kể nối tiếp theo đoạn của chuyện.

- 2 hs xung phong kể lại toàn bộ chuyện.

- Người dũng cảm là người dám nhận lỗi và sửa lỗi

Thực hành Tiếng Việt

LUYỆN ĐỌC NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nghe viết đúng chính tả một đoạn trong bài Người lính dũng cảm 2. Kĩ năng

- Làm bài tập chính tả trong vở bài tập trắc nghiệm và tự luận

- Biết xếp từ có nghĩa trái ngược nhau (từ trái nghĩa) theo từng cặp (BT1).

- Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào đoạn văn có chỗ trống (BT2).

3. Thái độ

- Yêu thích môn học

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Giới thiệu bài:

- Nêu mục tiêu bài học 2.Bài mới:

* Hoạt động 1: Luyện viết - Gv chọn đoạn viết,đọc

- Yêu cầu hs đọc bài Người lính dũng cảm - Gv yêu cầu hs đọc và tự tìm từ khó, rèn viết ở vở nháp

- Gv đọc bài

- Gv đọc bài cho hs viết vào vở - Chấm và nhận xét

* Hoạt động 2: Luyện tập

Bài 5: Điền vào chỗ trống s hay x:

- Gọi hs đọc yêu cầu - Hs cả lớp làm

Bài 6: Điền vào chỗ trống uêch hoặc uyu - Gọi hs đọc yêu cầu

- Yêu cầu hs làm vở 4 ý đầu - Nhận xét, chốt lại bài Tiết 3

Bài 1: Tìm từ trái nghĩa:

- 5 hs đọc

- Hs rèn viết từ khó trên vở nháp - Viết vở, kiểm tra chéo

- Hs đọc

- Làm vở, một hs lên bảng - Cả lớp đọc lại

- Hs nêu yêu cầu - Làm vở

- Gọi hs giải thích một số từ

(7)

- Gọi 1 hs đọc yêu cầu.

- Gọi 1 hs đọc phần a.

- Gọi 2 hs lên bảng nhận thẻ từ và làm bằng cách gắn các từ trái nghĩa xuống phía dưới của mỗi từ.

- Gọi hs nhận xét, chữa bài.

- Các câu b, c yêu cầu làm tương tư.

Bài 2: Điền từ:

- Gọi 1 hs đọc yêu cầu.

- Chia lớp thành 2 nhóm, cho hs điền dấu tiếp sức. Nhóm nào nhanh, đúng sẽ thắng cuộc.

- Nhận xét, chữa bài.

3. Củng cố – Dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Dặn hs về nhà học lại bài. Chuẩn bị bài sau

- Đọc, theo dõi.

- Đọc, theo dõi.

- 2 hs lên bảng, hs dưới lớp làm vào VBT

- Hs chữa bài vào vở.

- Cặp đôi

- Hs chú ý lắng nghe

=======================================

NS:03/ 10/ 2020

NG: Thứ 3 ngày 06 tháng 10 năm 2020 Tập đọc

Tiết 10: CUỘC HỌP CỦA CHỮ VIẾT I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, đọc đúng các kiểu câu; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

2. Kĩ năng

- Hiểu tầm quan trọng của dấu chấm nói riêng và câu nói chung.

3. Thái độ

- Giáo dục học sinh khi nói, viết phải hết câu và biết sử dụng dấu câu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh ảnh minh họa SGK.

- 5 hoặc 6 tờ giấy rô ki và bút lông chuẩn bị cho hoạt động nhóm.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’):

2. Kiểm tra bài cũ (5’):

- Gọi hs đọc bài: Người lính dũng cảm và trả lời câu hỏi

- Nhận xét, tuyên dương.

3. Bài mới (25’):

a. Giới thiệu bài:

- Nêu yêu cầu tiết học b. Luyện đọc:

- Gv đọc mẫu

- 3 hs lên bảng đọc.

- Lớp theo dõi.

(8)

- Hướng dẫn hs quan sát tranh minh họa.

- Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.

* Đọc từng câu.

- Gv theo dõi sửa sai.

* Đọc từng đoạn: Gv chia đoạn.

+ Cho hs đọc đoạn trước lớp.

- Hướng dẫn đọc đúng ở các kiểu câu trong bài như câu hỏi, câu cảm …

+ Cho hs đọc từng đoạn trong nhóm - Yêu cầu hs nối tiếp nhau đọc 4 đoạn.

- Cả lớp đọc đồng thanh bài.

c. Hướng dẫn tìm hiểu bài:

- Yêu cầu lớp đọc thầm bài và trả lời câu hỏi

? Các chữ cái và dấu câu họp bàn việc gì ? - Gọi một hs đọc các đoạn còn lại.

? Cuộc họp đề ra cách gì để giúp bạn... ? - 1 hs đọc thành tiếng yêu cầu 3.

- Chia lớp thành các nhóm nhỏ phát cho mỗi nhóm một tờ giấy khổ lớn và yêu cầu hs thảo luận theo nhóm để TLCH 3

- Yêu cầu đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả.

- Yêu cầu lớp quan sát nhận xét.

d. Luyện đọc lại:

- Đọc mẫu lại một vài đoạn văn.

- Hướng dẫn đọc câu khó và ngắt nghỉ đúng cũng như đọc diễn cảm đoạn văn.

- Gọi mỗi nhóm 4 hs thi đọc phân vai.

- Nhận xét đánh giá bình chọn nhóm đọc hay.

4. Củng cố - Dặn dò (3’):

- Gọi 2 hs nêu nội dung bài học.

- Về nhà học bài.

- Gv nhận xét đánh giá.

- Lớp quan sát tranh minh họa.

- Nối tiếp nhau đọc từng câu trước lớp

- 1 hs đọc từ chú giải.

- Đọc nối tiếp từng đoạn của bài.

- Theo dõi gv hướng dẫn để đọc đúng đoạn văn.

- Lần lượt đọc từng đoạn trong nhóm.

- 4 nhóm tiếp nối nhau đọc 4 đoạn.

- Cả lớp đọc đồng thanh cả bài.

- Lớp đọc thầm bài văn.

- Bàn cách giúp đỡ bạn Hoàng do bạn không biết dùng dấu câu nên câu văn.

- 1 hs đọc các đoạn còn lại.

- Giao cho anh dấu Chấm yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn mỗi khi Hoàng...

- 1 hs đọc câu hỏi 3 trong SGK.

- Các nhóm đọc thầm và thảo luận rồi viết vào tờ giấy câu trả lời.

- Đại diện các nhóm lên thi báo cáo.

- Cả lớp theo dõi nhận xét.

- Lớp lắng nghe đọc mẫu bài một lần

- 1 hs khá đọc lại bài.

- Học sinh phân nhóm các nhóm chia ra từng vai thi đua đọc bài văn.

- 2 hs nêu nội dung vừa học ---

Toán

TIẾT 22: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

(9)

1. Kiến thức

- Củng cố phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số có nhớ.

- Ôn tập về th.gian (xem đồng hồ và số giờ trong mỗi ngày) chính xác đến 5 phút.

2. Kĩ năng

- Vận dụng vào làm được các bài tập 3. Thái độ

- Giáo dục học sinh tính kiên trì,cẩn thận, chính xác trong học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Đồng hồ để bàn.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’):

2. Kiểm tra bài cũ (5’):

- Gọi hs lên bảng sửa bài tập về nhà.

- Nhận xét, tuyên dương 3. Bài mới (25’):

a. Giới thiệu bài

b. Hướng dẫn hs làm bài tập:

Bài 1: Tính:

- Yêu cầu hs tự làm bài vào bảng con.

- Gọi hs nêu kết quả và cách tính.

- Gv cùng hs nhận xét đánh giá.

Bài 2: Đặt tính rồi tính.

- Yêu cầu cả lớp cùng thực hiện trên bảng con.

- Gọi 2 hs lên bảng đặt tính rồi tính.

- Gv nhận xét bài làm của hs Bài 3: Giải bài toán:

- Hướng dẫn hs phân tích bài toán rồi tự giải vào vở.

- Nhận xét vở 1 số hs

Bài 4: Vẽ thêm kim phút:

- Yêu cầu cả lớp quay kim đồng hồ với số giờ tương ứng.

- Gv nhận xét bài làm của hs 4. Củng cố - Dặn dò (3’):

- Về nhà học và làm bài tập.

- Nhận xét đánh giá tiết học.

- 2 hs lên bảng làm bài - Hs 1: làm bài 2 - Hs 2: làm bài 3 - 1hs nêu yêu cầu.

- Cả lớp thực hiện làm vào bảng con.

- Hs nêu kết quả và cách tính.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Cả lớp thực hiện làm vào bảng con.

- 1 hs đọc đề bài.

- Cả lớp cùng thực hiện làm vào vở.

- 1 hs lên bảng thực hiện.

Giải

Trong 2 giờ xe máy chạy được số ki-lô-mét là:

37 x 2 =74(giờ )

Đáp số: 74 giờ - 1 hs nêu đề bài.

- Cả lớp thực hiện quay kim đồng hồ

- 1 hs lên thực hiện cho cả lớp quan sát

- 2 hs nhắc lại nội dung bài học.

---

(10)

HĐNGLL

BÀI 2: BÁT CHÈ SẺ ĐÔI I. MỤC TIÊU

- Cảm nhận được đức tính hòa đồng, luôn chia sẻ với người khác của Bác.

- Nêu được những tác dụng khi sống phải biết chia sẻ với người khác.

- Biết đề cao ý thức chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, đặc biệt lúc người gặp khó khăn

II. CHUẨN BỊ: Tàiliệu về Bác Hồ và những bài học về đạo đức lối sống lớp 3

III. CÁC HOẠT ĐỘNG

1. Bài cũ: Chiếc vòng bạc

Bài học mà em nhận ra qua câu chuyện này là gỉ? 2 HS trả lời - nhận xét 2. Bài mới: Giới thiệu bài : bát chè sẻ đôi.

1. Hoạt động 1 : Đọc hiểu: 8P

- GV đọc chậm câu chuyện “ Bát chè sẻ đôi”( Tài liệu Bác Hồ và những bài về đạo đức , lối sống.)

- Gv cho Hs làm vào phiếu bài tập . Nội dung + Khoanh tròn vào chữ cái trước ý những ý trả lời đúng:

- Đồng chí liên lạc đến gặp bác vào lúc nào?

a) Ban ngày b) Buổi tối c) 10h đêm - Bác đã cho anh thứ gì?

a) Một bát chè sen b) Nửa bát chè đậu xanh b) Nữa bát chè đậu đen.

- Vì sao sau khi ăn xong bát chè sẻ đôi , đồng chí lien lạc lại cảm thấy không sung sướng gì?

a) Vì anh thấy có lỗi b) Vì anh thương Bác b) Vì anh cấp dưỡng trách mắng.

2 - Hoạt động 2: Hoạt động nhóm: 7P Gv chia lớp làm 4 nhóm, thảo luận:

- Em nêu ý nghĩa về hành động sẽ đôi bát chè của Bác?

3- Hoạt động 3: (10P) Thực hành - ứng dụng + Em hiểu thế nào về chia sẻ với người khác?

+ Hãy kể một câu chuyện về bản than hoặc của người khác về việc biết chia sẻ ( hoặc ích kỉ, không chia sẻ)

- Gv treo bảng phụ:

- Tìm những biểu hiện của sự chia sẻ và không chia sẻ điền vào bảng

Biết chia sẻ

Không biết chia sẻ

Ví dụ : Có VD:...

...

- Hs lắng nghe - Hs làm vào phiếu

Hs chia 4 nhóm, thảo luận câu hỏi, ghi vào bảng nhóm.

- Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung.

- Lớp nhận xét.

(11)

món ăn ngon,

quyển sách hay biết chỉa sẻ với bạn bè.

4. Hoạt động 4: (7P) Trò chơi

- GV nhận xét tác phẩm của từng nhóm, khen thưởng nhóm về nhanh nhất, đẹp nhất, phân tích ý nghĩa và tác dụng của sự chia sẻ và cộng tác trong công việc.

5. Cũng cố, dặn dò: 3P

+ Em hiểu thế nào là biết chia sẻ với người khác?

Nhận xét tiêt học.

Hs chia nhóm , mỗi nhóm 5hs chơi theo hướng

======================================

NS: 04 / 9 / 2020

NG: Thứ 4 ngày 07 tháng 10 năm 2020 Toán

Tiết 23: BẢNG CHIA 6 I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Dựa vào bảng nhân 6 để lập bảng chia 6 và học thuộc bảng chia 6.

2. Kĩ năng

- Vận dụng trong giải toán có lời văn (có một phép chia 6).

3. Thái độ

- Giáo dục học sinh có ý thức học tập, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Các tấm bìa mỗi tấm có 6 chấm tròn.

- Vở bài tập Toán

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’):

2. Kiểm tra bài cũ (5’):

- Gọi lên bảng sửa bài tập số 2 cột b và c và

bài 3 tiết trước.

- Nhận xét, tuyên dương 3. Bài mới (25’):

a. Giới thiệu bài...

b. Hướng dẫn học sinh lập bảng chia 6:

- Gv đưa tấm bìa lên và nêu để lập lại công

- 2 hs lên bảng làm bài.

- HS1: làm bài 2, HS2: làm bài 3

- Lớp lần lượt từng hs quan sát

(12)

thức của bảng nhân. Rồi cũng dùng tấm bìa đó để chuyển công thức nhân thành công thức chia.

* Hướng dẫn học sinh lập công thức bảng chia 6 như sách gv

- Yêu cầu hs HTL bảng chia 6.

c. Luyện tập:

Bài 1: Tính nhẩm.

- Gv hướng dẫn phép tính: 42: 6 = 7

- Yêu cầu hs tương tự: đọc rồi điền ngay kết quả ở các ý còn lại.

- Yêu cầu hs nêu miệng - Gv nhận xét đánh giá Bài 2: Tính nhẩm.

- Yêu cầu cả lớp tự làm bài.

- Gọi hs nêu kết quả, cả lớp nhận xét chữa bài.

- Gv nhận xét chung về bài làm của hs.

Bài 3: Giải bài toán:

- Yêu cầu hs đọc thầm và tìm cách giải - Mời hs lên bảng giải.

- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.

Bài 4: Giải bài toán:

- Yêu cầu hs đọc thầm và tìm cách giải - Mời hs lên bảng giải.

- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.

4. Củng cố - Dặn dò (3’):

- 2 hs đọc lại bảng chia 6 - Về nhà học và làm bài tập.

- Nhận xét đánh giá tiết học.

và nhận xét về số chấm tròn trong tấm bìa.

- 2 hs nhắc lại.

- HTL bảng chia 6.

- 2 – 3 hs nhắc lại về bảng chia 6.

- 1 hs nêu yêu cầu

- Cả lớp thực hiện làm mẫu ý 1 - Cả lớp tự làm bài dựa vào bảng chia 6.

- Lần lượt từng học sinh nêu miệng kết quả.

- 1 hs đọc yêu cầu.

- Tự đọc từng phép tính trong mỗi cột, tính nhẩm rồi điền kết quả.

- 1 hs đọc đề bài.

- Cả lớp làm vào vào vở bài tập.

- 1 hs lên bảng giải bài Giải

Mỗi túi có số kg muối là:

30: 6 = 5 (kg)

Đáp số: 5 kg - 1 hs đọc đề bài.

- Cả lớp làm vào vào vở bài tập.

- 1 hs lên bảng giải bài Giải

Có tất cả số túi muối là:

30: 6 = 5 (túi)

Đáp số: 5 túi muối - Đọc bảng chia 6.

- Về nhà học bài và làm bài tập.

--- Chính tả (nghe đọc)

NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM I. MỤC TIÊU

(13)

1. Kiến thức

- Rèn kĩ năng viết chính tả, nghe viết chính xác một đoạn của bài “Người lính dũng cảm“. Trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.

2. Kĩ năng

- Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có vần đễ lẫn en / eng. Ôn bảng chữ: Biết điền đúng 9 chữ và tên chữ vào ô trống trong bảng và học thuộc 9 chữ đó.

3. Thái độ

- Giáo dục học sinh yêu vở sạch chữ đẹp.

* TTHCM: Giáo dục niềm tự hào về phẩm chất cao đẹp của Bác Hồ qua câu thơ:

Tháp Mười đẹp nhất bông sen Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ ghi bài tập 2b

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’):

2. Kiểm tra bài cũ (5’):

- Gọi 3 hs lên bảng viết các từ ngữ thường hay viết sai.

- Yêu cầu đọc thuộc lòng 19 chữ cái đã học 3. Bài mới (25’):

a. Giới thiệu bài

b. Hướng dẫn nghe viết:

- Gv đọc đoạn viết.

? Đoạn văn này kể chuyện gì ?

? Đoạn văn trên có mấy câu?

? Những chữ nào trong đoạn văn được viết..

? Lời các nhân vật được đánh dấu bằng...

- Yêu cầu hs lấy bảng con và viết các tiếng khó.

- Gv nhận xét đánh giá.

* Đọc cho hs viết vào vở

- Đọc lại để hs tự bắt lỗi và ghi số lỗi ra ngoài lề.

* Thu vở hs chữa và nhận xét.

c. Hướng dẫn làm bài tập

- 3 hs lên bảng, cả lớp viết vào bảng con các từ: loay hoay, gió xoáy, nhẫn nại, nâng niu.

- 2 hs đọc 19 chữ và tên chữ đã học.

- Hs theo dõi, 2 hs đọc đoạn chính tả, cả lớp đọc thầm tìm hiểu nội dung bài.

+ Đoạn văn kể lại lớp học tan chú lính nhỏ và viên tướng ra vườn trường sửa...

+ Đoạn văn có 6 câu.

+ Những...là những chữ đầu câu và tên

+Lời các nhân vật viết sau dấu hai chấm.

- Lớp nêu ra một số tiếng khó và

thực hiện viết vào bảng con.

- Cả lớp nghe và viết bài vào vở - Hs nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì.

- Làm vào vở bài tập - 2 hs lên bảng làm bài.

- Cả lớp theo dõi bạn và nhận

(14)

Bài 1b: Điền vào chỗ trống:

- Nêu yêu cầu của bài tập . - Yêu cầu cả lớp làm vào vở.

- Gọi 2 hs lên bảng làm, lớp theo dõi.

* TTHCM: Giáo dục niềm tự hào về phẩm chất cao đẹp của Bác Hồ qua câu thơ

Bài 2: Viết chữ và tên chữ còn thiếu trong bảng:

- Cả lớp tự làm bài vào VBT.

- Gọi 9 hs tiếp nhau lên bảng điền cho đủ 9 chữ và tên chữ.

- Yêu cầu hs học thuộc lòng tại lớp.

- Yêu cầu 2 hs đọc thuộc lòng theo thứ tự 28 tên chữ đã học.

- Gv nhận xét đánh giá.

4. Củng cố – Dặn dò (3’):

- Nhắc lại nội dung bài.

- Về nhà viết lại cho đúng những chữ đã viết sai.

- Nhận xét đánh giá tiết học.

xét.

- 1 hs nêu yêu cầu bài 2.

- Lớp thực hiện làm vào vở bài tập.

- Lần lượt 9 em lên bảng làm bài.

- Lần lượt từng hs nhìn bảng đọc 9 tên chữ.

- Đọc thuộc lòng 28 chữ cái đã học theo thứ tự

- Hs nhắc lại

===========================================

Luyện từ và câu TIẾT 5: SO SÁNH I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nắm được một kiểu so sánh mới, so sánh hơn kém.Nêu được các từ so sánh trong các khổ thơ ở bài tập 2.

-Biết thêm các từ so sánh vào những câu chưa có từ so sánh.

2. Kĩ năng

- Vận dụng vào làm các bài tập thực hành 3. Thái độ

- Giáo dục học sinh có ý thức học tập, vận dụng kiến thức để viết văn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Phông chiếu

- HS: VBT,...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’):

2. Kiểm tra bài cũ (5’):

- Gọi hs làm bài tập 2,3

- Nhận xét phần kiểm tra bài cũ.

3. Bài mới (25’):

- 2 hs lên bảng làm bài.

(15)

a. Giới thiệu bài:

- Nêu yêu cầu tiết học

b. Hướng dẫn hs làm bài tập:

Bài 1: Tìm các hình ảnh so sánh...

- Yêu cầu hs làm bài tập vào nháp.

- Mời 3 hs lên bảng làm bài - Nhận xét chốt lại lời giải đúng.

- Giúp hs phân biệt hai loại so sánh: so sánh ngang bằng và so sánh hơn kém.

Bài 2: Ghi lại các từ so sánh...

- Cho hs tự tìm các từ so sánh trong mỗi khổ thơ.

- Gv chốt lại lời giải đúng.

Bài 3: Tìm những sự vật...

- Gv mời một hs làm

- Yêu cầu hs thực hiện vào vở.

- Gv chốt lại lời giải đúng.

Bài 4: Hãy tìm các từ so sánh có thể...

-GV: Nhắc hs có thể tìm nhiều từ so sánh cùng nghĩa thay cho dấu gạch nối.

- Yêu cầu hs làm bài trên máy. GV đưa ra nhiều đáp án khác nhau - hs sẽ tương tác làm bài trên máy.

- Gv chốt lại ý đúng.

4. Củng cố - Dặn dò (3’):

- Nhắc lại nội dung bài học.

- Về nhà học xem trước bài mới.

- Gv nhận xét đánh giá tiết học.

- 2 hs đọc yêu cầu.

- Thực hành làm bài tập trao đổi trong nhóm.

- 3 hs lên bảng làm bài.

(Các từ được so sánh với nhau:

a. cháu - ông ; ông - buổi trời chiều...

b. trăng - đèn

c. những ngôi sao - mẹ đã thức vì con...)

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs tự làm bài vào vở.

- 3 hs lên bảng lên bảng thi làm bài

- 1 hs đọc yêu cầu đề bài

- 1 hs lên bảng thực hiện làm BT3, lớp nhận xét

(quả dừa-đàn lợn; tàu dừa-chiếc lược)

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- Cả lớp đọc thầm bài tập.

- Hs thực hành làm bài tập trên máy tính, tương tác với gv

- Lớp theo dõi nhận xét.

- 2 hs nhắc lại các kiểu so sánh

--- Đạo đức

BÀI 3- TIẾT 5: TỰ LÀM LẤY VIỆC CỦA MÌNH I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học sinh hiểu thế nào là tự làm lấy việc của mình; ích lợi của việc tự làm láy việc của mình; Tuỳ theo độ tuổi, trẻ em có quyền được quyết định và thực hiện công việc của mình.

2. Kĩ năng: Biết tự làm lấy công việc của mình trong học tập, lao động, sinh hoạt ở trường và ở nhà.; Có thái độ tự giác, chăm chỉ thực hiện công việc của mình.

(16)

*KNS

- Kĩ năng t duy phê phán.

- Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống thể hiện ý thức tự làm lấy việc của mình.

- Kĩ năng lập kế hoạch tự làm lấy công việc của mình.

3. Thỏi độ: Yờu thớch mụn học

* QTE: Trẻ em cú quyền được quyờ́t định và thực hiện cụng việc của mỡnh II. ĐDDH

1- Giỏo viờn: Phụng chiờ́u

2- Học sinh: - Sỏch giỏo khoa, vở bài tập, vở ghi, dụng cụ học tập III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1- Ổn định tụ̉ chức (1') 2- Kiờ̉m tra bài cũ:(3') Gọi học sinh trả lời cõu hỏi:

? Thờ́ nào là giữ lời hứa.

? Người biờ́t giữ lời hứa sẽ được mọi người đỏnh giỏ như thờ́ nào.

? Cần làm gỡ khi khụng giữ được lời hứa.

- GV: nhận xột, ghi điểm.

3- Bài mới:

a- Giới thiợ̀u bài: (4')Tiờ́t hụm nay giúp cỏc em hiểu và tự biờ́t làm lấy việc của mỡnh b- Hoạt động 1: (8')Xử lý tỡnh huống - Nờu tỡnh huống cho học sinh giải quyờ́t.

- Cho học sinh thảo luận, đúng vai tỡnh huống và cỏch giải quyờ́t.

- Gọi 1 nhúm lờn đúng vai để nờu cỏch giải quyờ́t của mỡnh.

GV Kờ́t luận: Trong cuộc sống ai cũng cú cụng việc của mỡnh và mỗi người cần phải tự làm lấy việc của mỡnh.

c- Hoạt động 2: (10') Thảo luận nhúm.

- Nờu cỏc quyền của trẻ em được quyờ́t định và thực hiện cụng việc của mỡnh.

- Phỏt phiờ́u học tập và yờu cầu cỏc nhúm thảo luận những nội dung và đại diện từng nhúm trỡnh bày ý kiờ́n của nhúm trước lớp.

+ Điền những từ: Tiờ́n bộ, bản thõn, cố gắng, làm phiền, dựa dẫm vào chỗ trống trong cỏc cõu cho thớch hợp.

- GV kờ́t luận, nờu ghi nhớ cuối bài, ghi bảng cho học sinh đọc bài.

Tuỳ theo độ tuổi trẻ em cú quyền được qui

Học sinh lắng nghe.

Học sinh nhắc lại tỡnh huống, tỡm cỏch giải quyờ́t cỏc tỡnh huống.

- Thảo luận, đúng vai và nờu cỏch giải quyờ́t của nhúm.

- Cỏc nhúm khỏc nhận xột .

- Học sinh trong lớp lựa chọn cỏch ứng xử đúng: Đại cần tạ làm bài khụng nờn chộp bài của bạn vỡ đú là

nhiệm vụ của Đại.

Học sinh nờu.

Hs thảo luận, nờu cỏch giải quyờ́t của nhúm.

- HS đọc lại tỡnh huống - HS sử dụng mỏy tớnh bảng.

HS đưa ra cỏc xử lớ tỡnh huống khỏc

(17)

định và thực hiện công việc của mình.

- Các nhóm thảo luận nội dung bài tập.

- Các nhóm nhận xét bổ sung

Tự làm lấy việc của mình là cố gắng làm lấy công việc của bản thân mà không dựa dẫm vào người khác.

Tự làm lấy việc của mình giúp cho em mau tiến bộ và không làm phiền đến người khác.

d- Hoạt động 3: (10p) Xử lý tình huống. - Cho học sinh nêu cách xử lý qua trò chơi đóng vai.

* GV kết luận: Đề nghị của Dũng là sai. Hai bạn cần làm lấy việc của mình.

4. CỦNG CỐ DẶN DÒ (5')

- Học sinh tự làm lấy những công việc hàng ngày của mình ở trường, ở lớp, sưu tầm những mâủ chuyện, tấm gương về việc tự làm lấy việc của mình.

QTE: Trẻ em có quyền gì qua nội dung bài?

- Nhắc học sinh chuẩn bị nội dung bài sau.

nhau thể hiện trên máy Học sinh lắng nghe.

Học sinh nêu.

============================================

BUỔI CHIỀU Tự nhiên xã hội

HOẠT ĐỘNG BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU (BTNB) I. MỤC TIÊU

Nêu được tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu trên tranh vẽ hoặc mô hình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Tranh cơ quan bài tiết nước tiểu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/Ổn định:

2/Kiểm tra bài cũ:

-Gọi HS nêu tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn

-Nhận xét.

3.Dạy bài mới:

a. Giới thiệu bài: Viết tựa bài.

Hát

-Nêu:Gồm tim và các mạch máu

(18)

b.Các hoạt động:

*Hoạt động 1: Biết tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu (PP bàn tay nặn bột) (5 bước)

Mục tiêu: Nêu được tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu trên tranh vẽ

*Cách tiến hành:

Bước 1: Tình huống xuất phát, nêu vấn đề.

- GV hỏi: Hôm trước cô đã yêu cầu các em về nhà thực hành uống nhiều nước và

cảm nhận cơ thể sau khi uống nhiều nước. Bây giờ các em hãy trả lời câu hỏi của cô:

+ Khi chúng ta uống nhiều nước, một lúc sau chúng ta sẽ cảm thấy như thế nào?

- GV gọi một số bạn lên báo cáo sau khi đã thực hành.

- Vậy cơ quan nào trong cơ thể chúng ta thực hiện lọc nước tiểu?

- Gv nhận xét.

Bước 2: Bộc lộ biểu tượng ban đầu của học sinh.

- GV cho HS ngồi theo nhóm 4 HS.

- GV: Dựa vào hiểu biết của mình các hãy mô tả những hiểu biết ban đầu của mình về các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu.

- GV yêu cầu các nhóm cử nhóm trưởng sau đó các tổ viên nói những điều mình biết về cơ quan bài tiết nước tiểu nhóm trưởng tổng hợp ý kiến của các thành viên bằng cách viết, vẽ ra giấy A3.

- GV gọi đại diện từng nhóm HS trình bày quan điểm của nhóm mình về cơ quan bài tiết nước tiểu

- GV tổng hợp nhanh những ý phù hợp với nội dung bài.

- HS lắng nghe.

+ Sau khi uống nhiều nước một lúc thì thường mắc tiểu.

- Cơ quan bài tiết nước tiểu.(CHT)

- HS thực hiện ghi chép khoa học vào về ý tưởng ban đầu của mình về cơ quan bài tiết nước tiểu.

- Mỗi HS thực hiện nêu ý tưởng ban đầu của mình cho nhóm nhận xét và ghi những ý phù hợp mà nhóm thống nhất vào giấy A3.

- Các nhóm trưởng báo cáo:

+ Cơ quan bài tiết nước tiểu có nhiều bộ phận khác nhau.

+ Cơ quan bài tiết nước tiểu có quả thận + Cơ quan bài tiết nước tiểu có một túi lớn để chứa nước tiểu.

+ ….

- HS quan sát và nêu lại.

(19)

Bước 3: Đề xuất câu hỏi phương án tìm tòi.

- Gợi ý để HS đưa ra các câu hỏi lẫn nhau trong nhóm.

- Gợi ý tìm phương án: Làm sao biết Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm mấy bộ phận? Đó là bộ phận nào?

- GV: Bây giờ ở lớp không có mạng, mô hình cũng không có, phim XQ cũng không vậy chúng ta cùng tìm hiểu qua tranh vẽ.

Bước 4: Thực nghiệm phương án

- GV phát cho mỗi HS phiếu học tập để ghi chép khoa học.

- GV yêu cầu HS suy nghĩ trả lời câu hỏi theo ý kiến của bản thân trước rồi mới tổng hợp với nhóm.

Câu hỏi Dự đoán Phương án

TN Kết quả

Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm mấy bộ phận?

Đó là bộ phận nào?

-Yêu cầu học sinh thực hành trên tranh.

- HS thực hiện đặt câu hỏi về các nội dung mà GV tổng hợp.

- Đại diện nhóm đặt câu hỏi – đại diện nhóm khác trả lời.

+ Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm những bộ phận nào?

+ Cơ quan bài tiết nước tiểu có mấy quả thận?

+ Có phải cơ quan bài tiết nước tiểu có thận trái, thận phải, bóng đái, óng đái?

+ Cơ quan bài tiết nước tiểu có ích như thế nào cho cơ thể con người ?

+ Có phải cơ quan bài tiết nước tiểu có hai quả thận không?

+ Có phải cơ quan bài tiết nước tiểu có bóng đái không..?

- Tìm hiểu qua mạng, sách vở, tranh ảnh, vật thật, mô hình, phim XQ.

- HS lắng nghe.

- Hs nhận lấy.

- HS thực hiện ghi chép khoa học.

- Xem tranh, vẽ và chú thích tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu theo nhóm. HS ghi chép khoa học.

- HS thực hiện trình bày.

- Quan sát, so sánh với kiến thức ở

(20)

- GV yêu cầu các nhóm trình bày.

Bước 5: Kết luận, hợp thức hóa kiến thức.

- Giáo viên cho HS xem tranh cơ quan bài tiết nước tiểu có chú thích đủ các bộ phận.

- GV: Như vậy thận cơ quan bài tiết nước tiểu có mấy bộ phận?

- Đó là những bộ phận nào ? - Giáo viên chốt lại.

- GV yêu cầu 2HSHT lên bảng chỉ và nói tóm tắt lại hoạt động cơ quan bài tiết nước tiểu.

*Hoạt động 2: Chức năng các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu.

Mục tiêu: HS biết chức năng của từng bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu.

*Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc cá nhân.

-Yêu cầu HS quan sát tranh 2 SGK trang 23, đọc lời của các nhân vật trong tranh.

Bước 2: Làm việc theo nhóm.

-Yêu cầu HS thực hiện Trò chơi “ Tập làm phóng viên “ bằng cách hỏi và trả lời các câu hỏi về chức năng của từng bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu.

- Gợi ý:

+ Thận làm nhiệm vụ gì?

+ Nước tiểu được chứa ở đâu?

+ Nước tiểu đưa xuống bóng đái bằng đường nào?

+ Nước tiểu được thải ra ngoài bằng đường nào?

+ Mỗi ngày mỗi người thải ra ngoài bao nhiêu lít nước tiểu?

Bước 3: Thảo luận cả lớp.

- Nhận xét và Kết luận:

- Thận có chức năng lọc máu, lấy ra các chất thải độc hại có trong máu tạo thành nước tiểu.

bước 2 để rút ra kết luận:

- Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm 5 bộ phận.

- Đó là: thận trái, thận phải, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, óng đái.

- HS ghi chép khoa học.

- 2 HS thực hiện.

-Đọc lời các nhân vật.

-Thảo luận nhóm và thực hiện trò chơi.

+ Lọc máu, lấy ra các chất thải độc hại có trong máu tạo thành nước tiểu. (HT) + Ở bóng đái. (CHT)

+ Ống dẫn nước tiểu.

+ Ống đái. (CHT)

+ Từ một đến một lít rưỡi. (HT) - Các nhóm trình bày.

- Nhận xét – bổ sung.

- Đọc lại kết luận

(21)

- Ống dẫn nước tiểu cho nước tiểu đi từ thận xuống bóng đái.

- Bóng đái có chức năng chứa nước tiểu.

- Ống đái có chức năng dẫn nước tiểu từ bóng đái ra ngoài.

===============================

Thực hành Toán LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về bảng nhân 6;

giải toán có lời văn.

2. Kĩ năng: Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng.

3. Thái độ: Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.

2. Học sinh: Đồ dung học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức.

- Giới thiệu nội dung rèn luyện.

2. Các hoạt động rèn luyện:

a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):

- Giáo viên giới thiệu các bài tập, yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài.

- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.

- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.

- Hát

- Lắng nghe.

- Học sinh quan sát và chọn đề bài.

- Học sinh lập nhóm.

- Nhận phiếu và làm việc.

b. Hoạt động 2: Ôn luyện (20 phút):

Bài 1. Đặt tính rồi tính (HS cả lớp)

34 x 2 23 x 3

Đáp án:

21

34

x 2 23

x 3 69

(22)

………...

………...

………...

Bài 2. Tính nhẩm (HS cả lớp) 6 x 2 = ….. 0 x 6 = …..

6 x 10 = ….. 6 x 7 = …..

6 x 3 = ….. 6 x 6 = …..

6 x 1 = ….. 6 x 4 = …..

6 x 0 = ….. 6 x 8 = …..

6 x 5 = ….. 6 x 9 = …..

Đáp án:

6 x 2 = 12 0 x 6 = 0 6 x 10 = 60 6 x 7 = 42 6 x 3 = 18 6 x 6 = 36 6 x 1 = 6 6 x 4 = 24 6 x 0 = 0 6 x 8 = 48 6 x 5 = 30 6 x 9 = 54 Bài 3. Nối (theo mẫu):(HSNK)

Bài 4. Mỗi hộp có 6 cái cốc. Hỏi 8 hộp như thế có bao nhiêu cái cốc? (HSNK)

Giải

...

...

...

Giải

Số cóc trong 8 hộp có là:

6 x 8 = 48 (cái cốc) Đáp số: 48 cái cốc c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):

- Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng sửa bài.

- Giáo viên chốt đúng - sai.

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn

- Đại diện các nhóm sửa bài trên bảng lớp.

- Học sinh nhận xét, sửa bài.

- Học sinh phát biểu.

6  3 6  2 6  5 6  4

5  6 3  6 4  6 2  6

(23)

luyện.

- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.

==================================

NS: 05 / 10 / 2020 NG: Thứ 5 ngày 08 tháng 10 năm 2020

Toán

TIẾT 24: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Củng cố việc thực hiện phép nhân, chia trong phạm vi 6.

2. Kĩ năng

- Vận dụng trong giải toán có lời văn. Biết xác định

6

1 của một hình đơn giản.

3. Thái độ

- Giáo dục học sinh tính kiên trì, chịu khó trong học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bộ đồ dùng học toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’):

2. Kiểm tra bài cũ (5’):

- Gọi hs lên bảng làm BT3.

- Gọi 3 hs đọc bảng chia 6.

- Gv nhận xét, đánh giá.

3. Bài mới (25’):

a. Giới thiệu bài

b. Hướng dẫn hs làm bài tập Bài 1: Tính nhẩm.

- Yêu cầu tự nêu kết quả tính nhẩm.

- Gọi hs khác nhận xét bài bạn - Viết số thích hợp vào chỗ trống.

- Yêu cầu lớp thực hiện tính nhẩm - Gọi 3 hs nêu miệng kết quả nhẩm.

- Gọi hs khác nhận xét - Nhận xét bài làm của hs Bài 2:Giải bài toán:

- Yêu cầu nêu dự kiện và yêu cầu đề bài.

- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở - Gọi 1 hs lên bảng giải.

- Chấm vở 1 số em nhận xét chữa bài.

Bài 3: Khoanh vào đáp án đúng:

- Cho hs quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi

? Đã tô màu vào 1/6 hình nào?

- 1 hs lên bảng làm bài.

- 3 hs đọc bảng chia 6.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Cả lớp cùng thực hiện nhẩm tính.

- 3 hs nêu miệng

- 1 hs đọc bài toán.

Giải

Mỗi can có số lít dầu lạc là:

30: 6 = 5(l)

Đáp số: 5 l dầu - 1 hs nêu yêu cầu.

(24)

- Gv cùng cả lớp nhận xét bổ sung.

4. Củng cố - Dặn dò (3’):

- Nhắc lại nội dung bài.

- Liên hệ – giáo dục.

- Về nhà xem lại các BT đã làm - Nhận xét tiết học, tuyên dương.

- 3 hs nêu miệng kết quả, lớp nhận xét.

- Đã tô màu 1/6 vào hình 2 và 3.

BUỔI CHIỀU Tập làm văn

TIẾT 5: KỂ VỀ GIA ĐÌNH.

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Kể được một cách đơn giản về gia đình với một người bạn mới quen theo gợi ý.

2. Kĩ năng

- Vận dụng viết được hoàn chỉnh đoạn văn kể về gia đình 3. Thái độ

- Yêu thương những người thân trong gia đình mình

* GDBVMT: Giáo dục tình cảm đẹp đẽ trong gia đình II. ĐỒ DÙNG

- Bảng phụ.

- VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định (1’):

2. KTBC (5’) :

- Con hãy kể về gia đình của mình.

- Gia đình con có mấy thành viên

- Tình cảm của các thành viên trong gia đình con thế nào?

- Gv nhận xét chung 3. Bài mới (25’):

a. Giới thiệu bài:

- Gv giới thiệu bài

*Gv hướng dẫn hs làm bài tập theo SGK và

VBT

- Gv giúp hs nắm vững yêu cầu của bài tập b. Thực hành:

Bài 1: Kể về gia đình mình:

- Gv yêu cầu hs biết kể về gia đình mình cho một người bạn mới (mới đến lớp, mới quen…) - Yêu cầu hs chỉ cần nêu 5 đến 7 câu giới thiệu về gia đình của em

- Hs kể lại

- 1 hs đọc lại yêu cầu bài

- Hs kể về gia đình theo bàn, nhóm nhỏ (cặp đôi )

- Đại diện mỗi nhóm lên báo cáo

(25)

Ví dụ: Gia đình em có những ai, làm công việc gì, tính tình thế nào?

- Gv nhận xét bình chọn những em kể tốt nhất, kể đúng yêu cầu của bài, lưu loát, chân thật.

4. Củng cố - Dặn dò (3’):

- Gv yêu cầu hs nêu lại nội dung bài học.

- Yêu cầu hs đọc lại bài làm của mình

- Gv NX và tuyên dương 1 số hs làm bài tốt.

trước lớp

+ Ví dụ: Nhà tớ chỉ có bốn người. Bố mẹ tớ, tớ và cu Thắng 5 tuổi. Bố mẹ tớ hiền lắm, bố tớ làm ruộng, bố chẳng lúc nào ngơi tay. Mẹ tớ cũng làm ruộng.

Những lúc nhàn rỗi, mẹ khâu vá áo quần. Gia đình tớ lúc nào cũng vui vẻ.

--- Chính tả ( tập chép)

Tiết 10: MÙA THU CỦA EM I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Chép và trình bày đúng bài chính tả.

2. Kĩ năng

-Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có vần khó ( oam) và en / eng.

3. Thái độ

- Giáo dục hs viết đúng đẹp, biết giữ vở sạch.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Chép lên bảng bài thơ: Mùa thu của em. - Bảng phụ viết bài tập 2.

- HS: Vở viết, vbt

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ

2. Dạy học bài mới a. Giới thiệu bài b. Dạy bài mới

- Yêu cầu hs nhìn bảng chép bài vào vở - Theo dõi uốn nắn cho hs

* Thu vở hs chấm và nhận xét.

c. Hướng dẫn làm bài tập:

Bài 2: Tìm tiếng có vần oam thích hợp với...

- Treo bảng phụ đã chép sẵn bài tập 2 lên.

- Giúp hs hiểu yêu cầu

- Yêu cầu 1 hs làm bài trên bảng.

- Cả lớp cùng thực hiện vào vở

- Gv cùng cả lớp nhận xét và chốt ý đúng.

Bài 3b: Tìm các từ:

- Yêu cầu thực hiện vào vở.

- Gọi vài hs nêu kết quả.

- Ta phải viết hoa chữ cái đầu.

- Lớp nêu ra một số tiếng khó và

thực hiện viết vào bảng con.

- Cả lớp chép bài vào vở.

- 1 hs nêu yêu cầu

- 1 hs làm mẫu trên bảng a, Sóng vỗ oàm oạp. … b, Mèo ngoạm miếng thịt.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Cả lớp làm vào vở.

(26)

- Lớp cùng gv nhận xét, chốt ý đúng.

3. Củng cố - Dặn dò (3’):

- Nhắc lại nội dung bài.

- Về nhà viết lại các từ viết sai.

- Nhận xét tiết học, tuyên dương, nhắc nhở.

- 2 hs nêu kết quả

- Các từ cần điền: Kèn – kẻng – chén.

===============================================

Tập viết

TIẾT 5: ÔN CHỮ HOA C I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Viết đúng chữ hoa, tên riêng, câu ứng dụng.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng viết đúng mẫu, giữ vở sạch đẹp.

3. Thái độ

- Giáo dục học sinh tính cẩn thận trong khi viết bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Mẫu chữ viết hoa Ch, mẫu tên riêng Chu Văn An trên dòng kẻ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức (1’):

2. Kiểm tra bài cũ (5’):

- Kiểm tra bài viết ở nhà của hs.

- Gv nhận xét đánh giá 3. Bài mới (25’):

a. Giới thiệu bài:

- Nêu mục tiêu bài học

b. Hướng dẫn viết trên bảng con

* Luyện viết chữ hoa:

- Gv viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ.

-Yêu cầu hs tập viết vào bảng con các chữ vừa nêu.

* Luyện viết từ ứng dụng:

- Giới thiệu về thầy giáo Chu Văn An là nhà

giáo nổi tiếng đời Trần,ông có nhiều trò..

* Luyện viết câu ứng dụng:

- Hướng dẫn hiểu nội dung câu tục ngữ:

Chúng ta phải biết nói năng dịu dàng, lịch sự c. Hướng dẫn viết vào vở:

- Gv nêu yêu cầu:

- 2 hs lên bảng viết các tiếng - Lớp viết vào bảng con

- Hs theo dõi gv

- Cả lớp tập viết trên bảng con

- 1 hs đọc từ ứng dụng

- 2 hs đọc câu ứng dụng.

- Lớp thực hành viết vào vở theo hướng dẫn của gv

(27)

+ Viết chữ Ch 1 dòng cỡ nhỏ, viết tên riêng Chu Văn An 2 dòng cỡ nhỏ,viết câu tục ngữ hai lần.

* Chấm chữa bài:

- Gv chấm từ 5- 7 bài.

- Nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm 4. Củng cố - Dặn dò (3’):

- Hệ thống lại nội dung bài.

- Về nhà viết phần bài ở nhà.

- Gv nhận xét đánh giá tiết học.

- Hs nộp vở

================================================

NS: 06 / 10 / 2020

NG: Thứ 6 ngày 09 tháng 10 năm 2020

BUỔI SÁNG Toán

Tiết 25: TÌM MỘT TRONG CÁC PHẦN BẰNG NHAU CỦA MỘT SỐ I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Biết cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số.

2. Kĩ năng

- Vận dụng để giải các bài toán có lời văn.

3. Thái độ

- Giáo dục hs tính kiên trì, chịu khó trong học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- 12 cái kẹo, 12 que tính

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức (1’):

2. Kiểm tra bài cũ (5’):

- Gọi hs lên bảng làm bài 2,3.

- Nhận xét đánh giá.

3. Bài mới (25’):

a. Giới thiệu bài...

b. Hướng dẫn hs tìm một trong các phần bằng nhau của một số.

- Gv nêu bài toán như sách giáo khoa.

- Yêu cầu hs nêu lại yêu cầu bài tập.

? Làm thể nào để tìm

3

1 của 12 cái kẹo?

- Gv vẽ sơ đồ để minh họa.

- Yêu cầu 1 hs lên thực hiện chia 12 cái kẹo thành 3 phần bằng nhau. Sau đó 1 hs khác lên bảng giải.

- Hs 1 lên bảng làm bài tập 2 - Hs 2 làm bài 3

- Hs quan sát sơ đồ minh họa và

nêu

+ Ta lấy 12 cái kẹo chia thành 3 phần bằng nhau,mỗi phần chính là 3

1 số kẹo...

- 1 hs lên chia 12 cái kẹo thành 3 phần...

- 1 em lên bảng trình bày bài

(28)

- Gv hỏi thêm: Muốn tìm

4

1 của 12 cái kẹo ta làm như thế nào?

c. Thực hành:

Bài 1: Viết số thích hợp nào vào chỗ chấm.

- Cho hs làm vào vbt,4 hs lên bảng làm.

- Gv nhận xét đánh giá.

Bài 2: Giải bài toán:

- Yêu cầu cả lớp làm vào vở.

- Gọi 1 hs lên bảng làm bài.

- Gv chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.

4. Củng cố – Dặn dò (3’):

- Muốn tìm 1 trong các phần...

- Về nhà học và làm bài tập.

- Gv nhận xét tiết học.

giải.

Giải

Chị cho em số kẹo là:

12: 3 = 4(cái)

Đáp số: 4 cái kẹo + Ta chia 12 cái kẹo thành 4 phần bằng nhau mỗi phần chính là 4

1 số kẹo cần tìm.

- 1 hs nêu đề bài.

- Cả lớp làm vào vbt, 4hs lên bảng làm.

- 1 hs đọc bài toán.

Giải

Số kg táo cửa hàng đã bán là:

42: 6 = 7 ( kg )

Đáp số: 7 kg táo - Vài hs nhắc cách tìm

========================================

An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ ( 20p) BÀI 8: BIỂN BÁO HIỆU ÐƯỜNGBỘ I. MỤC TIÊU

- Học sinh nhận biết được tầm quan trong của việc tuân thủ biển báo hiệu đường bộ.

- Giúp học sinh thấy được ý nghĩa một số biển báo hiệu đường bộ thường gặp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh, ảnh liên quan đến bài học.

- Giáo viên chuẩn bị thêm một số biển báo hiệu đường bộ (nếu có).

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Kiểm tra bài cũ:3P

- GV đặt câu hỏi gọi HS trả lời:

+ Em hãy cho biết mũ bảo hiểm có tác dụng gì?

+ Em cần phải đội mũ bảo hiểm khi nào?

+ Đội mũ bảo hiểm như thế nào là đúng cách?

2. Bài mới:

2.1. Giới thiệu: Ghi bảng

- HS lắng nghe trả lời:

+ Giúp bảo vệ vùng đầu, giảm nguy cơ chấn thương sọ não...

+ Khi ngồi trên mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện và xe đạp...

+ Nhiều HS trả lời.

(29)

2.2. Các hoạt động - Lắng nghe Hoạt động 1: Xem tranh và trả lời câu hỏi

(5 – 7P).

* Bước 1: Xem tranh

- Cho học sinh xem tranh ở trang trước bài học và hỏi:

+ Khi đi từ nhà đến trường, em thường gặp các biển báo hiệu có hình dạng và màu sắc như thế nào?

* Bước 2: Thảo luận nhóm

- Chia lớp thành các nhóm,yêu cầu thảo luận về ý nghĩa của từng biển báo.

- Sau thời gian thảo luận,đại diện nhóm trả lời.

* Bước 3: GV bổ sung và nhấn mạnh các loại biển báo:

* Thực hành trò chơi

- Chia lớp thành 3 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 bộ gồm 6 biển báo cỡ nhỏ.

- Yêu cầu 1 nhóm giơ 1biển bất kỳ Iên và

2 nhóm kia đưa ra câu trả lời về ý nghĩa của biển báo.

- Nhóm nào đưa ra câu trả lời đúng và nhanh hơn sẽ chiếnthắng.

* Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa các biển báo thường gặp (5 – 7p)

- Biển báo hiệu đường bộ có tác dụng gì?

- Biển báo hiệu đường bộ được chia làm mấy nhóm?

* GV nhận xét và bổ sung:

4nhómbiểnbáochínhvà

1nhómbiểnphụ.4nhómbiểnbáochínhcóhình dạngvàýnghĩanhưsau:

1. Nhóm biển báo cấm:

- HS quan sát tranh - HS trả lời

- Hs thảo luận nêu tên và ý nghĩa biển báo:

1. Biển báo “Cấm người đi bộ”;

2. Biển báo “Cấm đi ngược chiều”;

Biển báo “Cấm đi xe đạp”;

3.Biển báo nguy hiểm “Giao nhau với đường sắt không có rào chắn”:

4. Biển báo “Ðường dành cho xe thô sơ và người đi bộ”;

5. Biển báo “Nơi đỗxe”;

6. Biển báo “Ðường người đi bộ sang ngang”.

- Dùng để báo hiệu, cung cấp thông tin cụ thể cho người tham gia giao thông, hướng dẫn mọi người chấp hành luật giao thông đường bộ

- Biểnbáohiệuđườngbộđượcchialàm 5 nhóm:

1. Nhóm biển báo cấm:

2. Nhóm biển báo nguy hiểm:

3. Nhómbiển hiệu lệnh:

(30)

2. Nhóm biển báo nguy hiểm:

3. Nhómbiển hiệu lệnh:

4. Nhóm biển chỉ dẫn:

4. Nhóm biển chỉ dẫn:

5. Nhóm biển báo phụ:

Hoạt động 3: Góc vui học (5P)

*Bước1:Thảo luận nhóm

Chia lớp thành các nhóm, yêu cầu xem biển báo và giải thích ý nghĩa của các biển báo.

*Bước 2: GV giảithích A: Biển “Dừng lại”

B: Biển (Không thông dụng) thay bằng biển Giao nhau với đường sắt có rào chắn.

- HS suy nghĩ nêu ý kiến.

C: Biển “nguy hiểm nơi có trường học trẻ em đông người”

D: Biển “Cầu vượt qua đường”

E: Biển “Cấm đi ngược chiều”

F: Biển “Đường đi bộ”

- Gv cho HS xem video giới thiệu thêm một số biển báo thường gặp.

- Khi đi học từ nhà đến trường con gặp những biển báo nào? Biển báo đó có tác dụng gì?

- HS xem video - Nhiều HS trả lời 2.3. Ghi nhớ và dặn dò:3P

- Yêu cầu 1 hoặc 2 học sinh nhắc lại nội dung Ghinhớ

- GV nhấn mạnh giảng thêm.

- Dặn dò: Dặn về nhà

-Ðể bảo đảm an toàn giao thông, tất cả mọi người khi tham gia giao thông đều phải chấp hành đúng hiệu lệnh của biển báo hiệu đường bộ. Vì vậy, các em nhỏ luôn chấp hành đúng hiệu lệnh của biển báo hiệu đường bộ.

2.4. Bài tập về nhà:2P

- Yêu cầu học sinh khi tham gia giao thông cần chấp hành đúng các quy định của biển báo hiệu đường bộ để đảm báo an toàn.

- Tài liệu tham khảo: GV dựa điều lệ luật giao thông đường bộ 2008 nêu các hình thức xử lí và

hậu quả có thể xảy ra nếu không thực hiện theo hiệu lệnh của một số biển báo hiệu đường bộ khi tham gia giao thông.

- HS thực hiện ngay sau tiết học khi đi học về. Và báo cáo vào tiết học sau.

- Lắng nghe

SINH HOẠT TUẦN 5( 20p) I, MỤC TIÊU

- Học sinh nắm được yêu nhược điểm của bản thân cũng như của các thành viên trong lớp từ đó có hướng khắc phục.

(31)

1. Gv nhận xét các hoạt động trong tuần

...

...

2. Kế hoạch tuần tới

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Tự làm lấy công việc của mình trong học tập, lao động, sinh hoạt ở trường và ở nhà và có thái độ tự giác, chăm chỉ thực hiện công việc của mình.... - Phát

2.Kỹ năng: Biết tự làm lấy công việc của mình trong học tập, lao động, sinh hoạt ở trường và ở nhà3. Thái độ tự giác, chăm chỉ thực hiện

- Tự làm lấy công việc của mình trong học tập, lao động, sinh hoạt ở trường và ở nhà và có thái độ tự giác, chăm chỉ thực hiện công việc của mình và khuyến

- Tự làm lấy công việc của mình trong học tập, lao động, sinh hoạt ở trường và ở nhà và có thái độ tự giác, chăm chỉ thực hiện công việc của mình và khuyến

- Tự làm lấy công việc của mình trong học tập, lao động, sinh hoạt ở trường và ở nhà và có thái độ tự giác, chăm chỉ thực hiện công việc của mình và

- Biết tự làm lấy công việc của mình trong học tập, lao động, sinh hoạt ở trường và ở nhà.; Có thái độ tự giác, chăm chỉ thực hiện công

- Biết tự làm lấy công việc của mình trong học tập, lao động, sinh hoạt ở trường và ở nhà.; Có thái độ tự giác, chăm chỉ thực hiện công

- Biết tự làm lấy công việc của mình trong học tập, lao động, sinh hoạt ở trường và ở nhà.; Có thái độ tự giác, chăm chỉ thực hiện công việc của mình.?.