• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
27
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 5

Ngày soạn: 4/10/2019

Ngày giảng: Thứ 2 ngày 7 tháng 10 năm 2019

BUỔI SÁNG Tập đọc – kể chuyện

Tiết 13 – 14: NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Hiểu ý nghĩa: Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi, người dám nhận lỗi và sửa lỗi là người dũng cảm.

2. Kĩ năng

- Biết kể lại từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa (HS: Khá giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện.

3. Thái độ

- Yêu thích môn học

*) GDKNS

- Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân.

- Ra quyết định.

- Đảm nhận trách nhiệm.

* BVMT: Có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, tránh những việc làm gây tác hại đến cảnh vật xung quanh.

* QTE: Quyền được kết bạn, được vui chơi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh họa bài đọc sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức (1’):

2. Kiểm tra bài cũ (5’):

- Gọi 3 hs lên bảng đọc bài "Ông ngoại"

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương 3. Bài mới (25’):

a. Giới thiệu bài b. Luyện đọc:

- Gv đọc mẫu TTND bài

- Giới thiệu về nội dung bức tranh.

* Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.

+ Đọc từng câu trước lớp

- Gọi hs tiếp nối nhau đọc từng câu, gv sửa sai cho các em.

+ Đọc từng đoạn: Gv chia đoạn

- Gọi hs đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp - Yêu cầu hs đọc từng đoạn trong nhóm - Yêu cầu các nhóm đọc 4 đoạn của truyện.

- Gọi một học sinh đọc lại cả câu chuyện.

c. Tìm hiểu bài:

- Hs lên bảng đọc bài, mỗi em đọc một đoạn.

- Lớp theo dõi gv đọc mẫu

- Lớp quan sát và khai thác tranh.

- Đọc nối tiếp từng câu, luyện phát âm đúng các từ: loạt đạn, buồn bã...

- Hs theo dõi.

- Nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp, giải nghĩa từ: Thủ lĩnh, quả quyết (SGK).

- Luyện đọc theo nhóm.

- Hs luyện đọc.

- 1 hs đọc lại cả câu chuyện.

(2)

- Gọi 1 hs đọc lại đoạn 1.

? Các bạn nhỏ trong bài...chơi gì? Ở đâu?

- Yêu cầu đọc thầm đoạn 2 trả lời câu hỏi

? Vì sao chú lính... chân rào?

? Việc leo rào của các bạn... hậu quả gì?

* BVMT: Việc leo rào của các bạn nhỏ làm dập cả những cây hoa trong vườn trường.

Chúng ta cần phải có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, tránh những việc làm gây tác hại đến cảnh vật xung quanh.

- Yêu cầu hs đọc to đoạn 3

? Thầy giáo mong chờ gì ở hs...

? Vì sao chú lính nhỏ..nghe thầy giáo hỏi?

- Yêu cầu đọc thầm đoạn 4 và trả lời:

? Phản ứng của chú lính..khi nghe lệnh...

? Thái độ của các bạn ra sao...chú lính..?

? Ai là người lính dũng cảm...? Vì sao?

? Các em có khi nào dũng cảm nhận và...

* QTE: Các em có quyền gì và có bổn phận ntn? Quyền được kết bạn, được vui chơi. Bổn phận phải biết nhận lỗi và sửa lỗi để phát triển tốt hơn.

d. Luyện đọc lại:

- Đọc mẫu đoạn 4 trong bài. Treo bảng phụ đã viết sẵn các câu khó trong đoạn để hướng dẫn - Cho hs thi đọc đoạn văn.

- Gv và lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay nhất.

KỂ CHUYỆN (20’) 1. Nêu nhiệm vụ:

- Dựa vào trí nhớ và các tranh minh họa trong SGK để kể lại

2. Hướng dẫn hs kể theo tranh

- Cứ mỗi lượt kể là tiếp nối kể lại 4 đoạn - Gọi hs kể lại 4 đoạn của câu chuyện.

- Theo dõi gợi ý nếu có hs kể còn chưa tốt - Gv cùng cả lớp nhận xét

4. Củng cố – Dặn dò (3’):

? Qua câu chuyện em hiểu được điều gì qua hành động của người thầy?

- Về nhà tập kể lại nhiều lần.

- Nhận xét tiết học.

- 1 hs đọc, cả lớp đọc thầm

- Chơi trò đánh trận giả trong vườn...

- Đọc thầm đoạn đoạn 2 của bài - Chú lính sợ làm đổ hàng rào của vườn...

- Hàng rào đổ tướng sĩ đè lên hoa mười...

- 1 hs đọc to đoạn 3.

- Thầy mong hs dũng cảm nhận lỗi

- Lớp đọc thầm đoạn 4 và trả lời - Chú nói: Như vậy là hèn

- Mọi người sững nhìn chú rồi bước theo

- Chú lính đã chui qua lỗ hổng dưới hàng rào lại là người dũng cảm.

- Trả lời theo suy nghĩ của bản thân.

- Lắng nghe gv đọc mẫu và hướng dẫn

- Lần lượt 4 - 5 hs thi đọc đoạn 4 - Các nhóm tự phân vai (Người dẫn chuyện, người lính nhỏ, thủ lĩnh và...

- 2 nhóm thi đọc lại truyện

- Lắng nghe gv nêu nhiệm vụ của tiết học.

- Quan sát lần lượt 4 tranh, dựa vào gợi ý của 4 đoạn truyện, nhẩm kể chuyện không nhìn sách.

- 4 hs kể nối tiếp theo đoạn của chuyện.

- 2 hs xung phong kể lại toàn bộ chuyện.

- Người dũng cảm là người dám nhận lỗi và sửa lỗi

(3)

Toán

Tiết 21 : NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (CÓ NHỚ)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức Giúp học sinh.

- Biết làm tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số có nhớ.

- Củng cố về giải toán và tìm số bị chia chưa biết.

2. Kĩ năng

- Vận dụng vào giải bài toán có một phép nhân.

3. Thái độ

- Giáo dục hs tính kiên trì, chịu khó trong học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- ƯDPHTM - Máy tính

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức (1’):

2. Kiểm tra bài cũ (5’):

- Gọi 2 hs lên bảng sửa bài 2 và bài 3.

- Nhận xét, tuyên dương 3. Bài mới (25’):

a. Giới thiệu bài:

- Nêu yêu cầu tiết học

b. Hướng dẫn hs hình thành kiến thức mới:

- Hướng dẫn thực hiện phép nhân: 26 x 3 =?

- Yêu cầu hs tìm kết quả của phép nhân.

- Yêu cầu một học sinh lên bảng đặt tính.

- Hướng dẫn tính có nhớ như SGK.

- Mời vài hs nêu lại cách nhân.

- Hướng dẫn như trên với phép nhân:

54 x 6 =?

c. Luyện tập:

Bài 1: Đặt tính rồi tính.

- Cho hs làm bài vào bảng con.

- Gọi 3 em lên tính, mỗi em một phép tính, vừa tính vừa nêu cách tính như bài học.

- Gv nhận xét đánh giá

Bài 2: Giải bài toán(ƯDPHTM) - GV gửi bài toán tới máy tính hs - Yêu cầu hs nêu yêu cầu đề bài

? Bài toán cho biết gì?

- 2 hs lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

- Lớp gv giới thiệu bài

- Hs tự tìm kết quả phép nhân vào nháp.

- 1 hs thực hiện đặt tính bằng cách dựa vào kiến thức đã học ở

bài trước.

- Lớp theo dõi.

- 2 hs nêu lại cách thực hiện phép nhân.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Cả lớp thực hiện làm vào bảng con.

- 3 hs lên thực hiện - Lớp nhận xét bài bạn.

- 2 hs đọc bài toán.

- Cả lớp cùng thực hiện làm vào vở.

(4)

? Bài toán hỏi gì?

- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở.

- Yêu cầu học sinh trình bày bài trên máy tính - Nhận xét chữa bài.

Bài 3: Tìm x:

- Gọi 2 hs lên bảng, cả lớp làm bài trên bảng con.

- Nhận xét sửa chữa từng phép tính.

Bài 4: Nối mỗi đồng hồ với số chỉ thời gian thích hợp.

- Cho hs làm bài

4. Củng cố – Dặn dò (3’):

- Muốn nhân số có 2...ta làm...

- Về nhà học bài và làm bài tập.

- Nhận xét đánh giá tiết học.

- Hs thực hiện trên máy tính Bài giải

5 phút bạn Hoa đi được số mét là: 54 x 5 = 270 (m)

Đáp số: 270 m

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

a. x: 3 = 25 b, x: 5 = 28 x = 25 x 3 x = 28 x 5 x = 75 x = 140 - Cả lớp cùng thực hiện làm vào vở.

- Vài hs nhắc lại nội dung bài.

--- Buổi chiều:

Đạo đức

BÀI 3- TIẾT 5: TỰ LÀM LẤY VIỆC CỦA MÌNH

I. MỤC TIÊU

- Học sinh hiểu thế nào là tự làm lấy việc của mình; ích lợi của việc tự làm láy việc của mình; Tuỳ theo độ tuổi, trẻ em có quyền được quyết định và thực hiện công việc của mình.

- Biết tự làm lấy công việc của mình trong học tập, lao động, sinh hoạt ở trường và ở nhà.; Có thái độ tự giác, chăm chỉ thực hiện công việc của mình.

*) GDKNS

Kĩ năng tư duy phê phán; Kĩ năng ra quyết định; Kĩ năng lập kế hoạch tự làm lấy công việc của bản thân.

*) QTE: Trẻ em có quyền được quyết định và thực hiện công việc của mình

II. ĐDDH

1- Giáo viên: Phông chiếu

2- Học sinh: - Sách giáo khoa, vở bài tập, vở ghi, dụng cụ học tập

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1- Ổn định tổ chức (1') 2- Kiểm tra bài cũ:(3') Gọi học sinh trả lời câu hỏi:

? Thế nào là giữ lời hứa.

? Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người đánh giá như thế nào.

? Cần làm gì khi không giữ được lời hứa.

- GV: nhận xét, ghi điểm.

(5)

3- Bài mới:

a- Giới thiệu bài: (4')Tiết hôm nay giúp các em hiểu và tự biết làm lấy việc của mình

b- Hoạt động 1: (8')Xử lý tình huống - Nêu tình huống cho học sinh giải quyết.

- Cho học sinh thảo luận, đóng vai tình huống và cách giải quyết.

- Gọi 1 nhóm lên đóng vai để nêu cách giải quyết của mình.

GV Kết luận: Trong cuộc sống ai cũng có công việc của mình và mỗi người cần phải tự làm lấy việc của mình.

c- Hoạt động 2: (10') Thảo luận nhóm.

- Nêu các quyền của trẻ em được quyết định và thực hiện công việc của mình.

- Phát phiếu học tập và yêu cầu các nhóm thảo luận những nội dung và đại diện từng nhóm trình bày ý kiến của nhóm trước lớp.

+ Điền những từ: Tiến bộ, bản thân, cố gắng, làm phiền, dựa dẫm vào chỗ trống trong các câu cho thích hợp.

- GV kết luận, nêu ghi nhớ cuối bài, ghi bảng cho học sinh đọc bài.

Tuỳ theo độ tuổi trẻ em có quyền được qui định và thực hiện công việc của mình.

- Các nhóm thảo luận nội dung bài tập.

- Các nhóm nhận xét bổ sung

Tự làm lấy việc của mình là cố gắng làm lấy công việc của bản thân mà không dựa dẫm vào người khác.

Tự làm lấy việc của mình giúp cho em mau tiến bộ và không làm phiền đến người khác.

d- Hoạt động 3: (10p) Xử lý tình huống.

- Gv đưa tình huống yêu cầu hs đưa ra các cách xử lí.

- Cho học sinh nêu cách xử lý qua trò chơi đóng vai.

* GV kết luận: Đề nghị của Dũng là sai. Hai bạn cần làm lấy việc của mình.

IV. CỦNG CỐ DẶN DÒ (5')

- Học sinh tự làm lấy những công việc hàng ngày của mình ở trường, ở lớp, sưu tầm những mâủ chuyện, tấm gương về việc tự làm lấy việc của mình.

QTE: Trẻ em có quyền gì qua nội dung bài?

- Nhắc học sinh chuẩn bị nội dung bài sau.

Học sinh lắng nghe.

Học sinh nhắc lại tình huống, tìm cách giải quyết các tình huống.

- Thảo luận, đóng vai và nêu cách giải quyết của nhóm.

- Các nhóm khác nhận xét .

- Học sinh trong lớp lựa chọn cách ứng xử đúng: Đại cần tạ làm bài không nên chép bài của bạn vì đó là nhiệm vụ của Đại.

Học sinh nêu.

Hs thảo luận, nêu cách giải quyết của nhóm.

- HS đọc lại tình huống

HS đưa ra các xử lí tình huống khác nhau thể hiện trên máy

Học sinh lắng nghe.

Học sinh nêu.

________________________________________________

Ngày soạn: 4/10/2019

Ngày giảng: Thứ 3 ngày 8 tháng 10 năm 2019

(6)

BUỔI SÁNG

Toán

TIẾT 22: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Củng cố phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số có nhớ.

- Ôn tập về th.gian (xem đồng hồ và số giờ trong mỗi ngày) chính xác đến 5 phút.

2. Kĩ năng

- Vận dụng vào làm được các bài tập 3. Thái độ

- Giáo dục học sinh tính kiên trì,cẩn thận, chính xác trong học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Đồng hồ để bàn.

-UDPHTM, máy tính

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức (1’):

2. Kiểm tra bài cũ (5’):ƯDPHTM - Gửi bài tập tới máy tính hs

a, x:6 = 12 b, x: 4 = 23

- Gv lấy một bài của học sinh chiếu lên màn hình

- Nhận xét, tuyên dương 3. Bài mới (25’):

a. Giới thiệu bài

b. Hướng dẫn hs làm bài tập:

Bài 1: Tính:

- Yêu cầu hs tự làm bài vào bảng con.

- Gọi hs nêu kết quả và cách tính.

- Gv cùng hs nhận xét đánh giá.

Bài 2: Đặt tính rồi tính.

- Yêu cầu cả lớp cùng thực hiện trên bảng con.

- Gọi 2 hs lên bảng đặt tính rồi tính.

- Gv nhận xét bài làm của hs Bài 3: Giải bài toán:

- Hướng dẫn hs phân tích bài toán rồi tự giải vào vở.

- Nhận xét vở 1 số hs

Bài 4: Vẽ thêm kim phút:

- hs nhận bài trên máy tính - hs thực hiện bài tập

- hs theo dõi, nhận xét và so sánh bài tren bảng.

- 1hs nêu yêu cầu.

- Cả lớp thực hiện làm vào bảng con.

- Hs nêu kết quả và cách tính.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Cả lớp thực hiện làm vào bảng con.

- 1 hs đọc đề bài.

- Cả lớp cùng thực hiện làm vào vở.

- 1 hs lên bảng thực hiện.

Giải

Trong 2 giờ xe máy chạy được số ki-lô-mét là:

37 x 2 =74(giờ )

Đáp số: 74 giờ - 1 hs nêu đề bài.

- Cả lớp thực hiện quay kim đồng hồ

(7)

- Yêu cầu cả lớp quay kim đồng hồ với số giờ tương ứng.

- Gv nhận xét bài làm của hs 4. Củng cố - Dặn dò (3’):

- Về nhà học và làm bài tập.

- Nhận xét đánh giá tiết học.

- 1 hs lên thực hiện cho cả lớp quan sát

- 2 hs nhắc lại nội dung bài học.

--- Chính tả

NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Rèn kĩ năng viết chính tả, nghe viết chính xác một đoạn của bài “Người lính dũng cảm“. Trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.

2. Kĩ năng

- Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có vần đễ lẫn en / eng. Ôn bảng chữ: Biết điền đúng 9 chữ và tên chữ vào ô trống trong bảng và học thuộc 9 chữ đó.

3. Thái độ

- Giáo dục học sinh yêu vở sạch chữ đẹp.

* TT HCM: Giáo dục niềm tự hào về phẩm chất cao đẹp của Bác Hồ qua câu thơ:

Tháp Mười đẹp nhất bông sen Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- ƯDPHTM, máy tính

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức (1’):

2. Kiểm tra bài cũ (5’): ƯDPHTM

- GV đọc các từ ngữ hs thường hay viết sai: loay hoay, gió xoáy, nhẫn nại, nâng niu.

- Yên cầu các em viết lại trên máy tính

- Gv chiếu các từ vừa đoc và yêu cầu hs đối chiếu bài

- Yêu cầu đọc thuộc lòng 19 chữ cái đã học

3. Bài mới (25’):

a. Giới thiệu bài

b. Hướng dẫn nghe viết:

- Gv đọc đoạn viết.

? Đoạn văn này kể chuyện gì ?

? Đoạn văn trên có mấy câu?

? Những chữ nào trong đoạn văn được viết..

- hs viết lại các từ đã nghe.

-hs quan sát màn hình và so sánh kết quả.

- 2 hs đọc 19 chữ và tên chữ đã học.

- Hs theo dõi, 2 hs đọc đoạn chính tả, cả lớp đọc thầm tìm hiểu nội dung bài.

+ Đoạn văn kể lại lớp học tan chú lính nhỏ và viên tướng ra vườn trường sửa...

+ Đoạn văn có 6 câu.

+ Những...là những chữ đầu câu và tên

+Lời các nhân vật viết sau dấu

(8)

? Lời các nhân vật được đánh dấu bằng...

- Yêu cầu hs lấy bảng con và viết các tiếng khó.

- Gv nhận xét đánh giá.

* Đọc cho hs viết vào vở

- Đọc lại để hs tự bắt lỗi và ghi số lỗi ra ngoài lề.

* Thu vở hs chữa và nhận xét.

c. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1b: Điền vào chỗ trống:

- Nêu yêu cầu của bài tập . - Yêu cầu cả lớp làm vào vở.

- Gọi 2 hs lên bảng làm, lớp theo dõi.

* TTHCM: Giáo dục niềm tự hào về phẩm chất cao đẹp của Bác Hồ qua câu thơ

Bài 2: Viết chữ và tên chữ còn thiếu trong bảng:

- Cả lớp tự làm bài vào VBT.

- Gọi 9 hs tiếp nhau lên bảng điền cho đủ 9 chữ và tên chữ.

- Yêu cầu hs học thuộc lòng tại lớp.

- Yêu cầu 2 hs đọc thuộc lòng theo thứ tự 28 tên chữ đã học.

- Gv nhận xét đánh giá.

4. Củng cố – Dặn dò (3’):

- Nhắc lại nội dung bài.

- Về nhà viết lại cho đúng những chữ đã viết sai.

- Nhận xét đánh giá tiết học.

hai chấm.

- Lớp nêu ra một số tiếng khó và thực hiện viết vào bảng con.

- Cả lớp nghe và viết bài vào vở

- Hs nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì.

- Làm vào vở bài tập - 2 hs lên bảng làm bài.

- Cả lớp theo dõi bạn và nhận xét.

- 1 hs nêu yêu cầu bài 2.

- Lớp thực hiện làm vào vở

bài tập.

- Lần lượt 9 em lên bảng làm bài.

- Lần lượt từng hs nhìn bảng đọc 9 tên chữ.

- Đọc thuộc lòng 28 chữ cái đã học theo thứ tự

- Hs nhắc lại

____________________________________

Ngày soạn: 4/10/2019

Ngày giảng: Thứ 4 ngày 9 tháng 10 năm 2019

BUỔI SÁNG Toán

Tiết 23: BẢNG CHIA 6

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Dựa vào bảng nhân 6 để lập bảng chia 6 và học thuộc bảng chia 6.

2. Kĩ năng

- Vận dụng trong giải toán có lời văn (có một phép chia 6).

3. Thái độ

- Giáo dục học sinh có ý thức học tập, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

(9)

- Các tấm bìa mỗi tấm có 6 chấm tròn.

- Vở bài tập Toán

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức (1’):

2. Kiểm tra bài cũ (5’):

- Gọi lên bảng sửa bài tập số 2 cột b và c và bài 3 tiết trước.

- Nhận xét, tuyên dương 3. Bài mới (25’):

a. Giới thiệu bài...

b. Hướng dẫn học sinh lập bảng chia 6:

- Gv đưa tấm bìa lên và nêu để lập lại công thức của bảng nhân. Rồi cũng dùng tấm bìa đó để chuyển công thức nhân thành công thức chia.

* Hướng dẫn học sinh lập công thức bảng chia 6 như sách gv

- Yêu cầu hs HTL bảng chia 6.

c. Luyện tập:

Bài 1: Tính nhẩm.

- Gv hướng dẫn phép tính: 42: 6 = 7

- Yêu cầu hs tương tự: đọc rồi điền ngay kết quả ở các ý còn lại.

- Yêu cầu hs nêu miệng - Gv nhận xét đánh giá Bài 2: Tính nhẩm.

- Yêu cầu cả lớp tự làm bài.

- Gọi hs nêu kết quả, cả lớp nhận xét chữa bài.

- Gv nhận xét chung về bài làm của hs.

Bài 3: Giải bài toán:

- Yêu cầu hs đọc thầm và tìm cách giải - Mời hs lên bảng giải.

- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.

Bài 4: Giải bài toán:

- Yêu cầu hs đọc thầm và tìm cách giải - Mời hs lên bảng giải.

- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.

4. Củng cố - Dặn dò (3’):

- 2 hs lên bảng làm bài.

- HS1: làm bài 2, HS2: làm bài 3

- Lớp lần lượt từng hs quan sát và nhận xét về số chấm tròn trong tấm bìa.

- 2 hs nhắc lại.

- HTL bảng chia 6.

- 2 – 3 hs nhắc lại về bảng chia 6.

- 1 hs nêu yêu cầu

- Cả lớp thực hiện làm mẫu ý 1 - Cả lớp tự làm bài dựa vào bảng chia 6.

- Lần lượt từng học sinh nêu miệng kết quả.

- 1 hs đọc yêu cầu.

- Tự đọc từng phép tính trong mỗi cột, tính nhẩm rồi điền kết quả.

- 1 hs đọc đề bài.

- Cả lớp làm vào vào vở bài tập.

- 1 hs lên bảng giải bài Giải

Mỗi túi có số kg muối là:

30: 6 = 5 (kg)

Đáp số: 5 kg - 1 hs đọc đề bài.

- Cả lớp làm vào vào vở bài tập.

- 1 hs lên bảng giải bài Giải

Có tất cả số túi muối là:

(10)

- 2 hs đọc lại bảng chia 6 - Về nhà học và làm bài tập.

- Nhận xét đánh giá tiết học.

30: 6 = 5 (túi)

Đáp số: 5 túi muối - Đọc bảng chia 6.

- Về nhà học bài và làm bài tập.

--- Tập đọc

Tiết 10: CUỘC HỌP CỦA CHỮ VIẾT

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, đọc đúng các kiểu câu; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

2. Kĩ năng

- Hiểu tầm quan trọng của dấu chấm nói riêng và câu nói chung.

3. Thái độ

- Giáo dục học sinh khi nói, viết phải hết câu và biết sử dụng dấu câu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh ảnh minh họa SGK.

- 5 hoặc 6 tờ giấy rô ki và bút lông chuẩn bị cho hoạt động nhóm.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức (1’):

2. Kiểm tra bài cũ (5’):

- Gọi hs đọc bài: Người lính dũng cảm và trả lời câu hỏi

- Nhận xét, tuyên dương.

3. Bài mới (25’):

a. Giới thiệu bài:

- Nêu yêu cầu tiết học b. Luyện đọc:

- Gv đọc mẫu

- Hướng dẫn hs quan sát tranh minh họa.

- Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.

* Đọc từng câu.

- Gv theo dõi sửa sai.

* Đọc từng đoạn: Gv chia đoạn.

+ Cho hs đọc đoạn trước lớp.

- Hướng dẫn đọc đúng ở các kiểu câu trong bài như câu hỏi, câu cảm …

+ Cho hs đọc từng đoạn trong nhóm - Yêu cầu hs nối tiếp nhau đọc 4 đoạn.

- Cả lớp đọc đồng thanh bài.

c. Hướng dẫn tìm hiểu bài:

- Yêu cầu lớp đọc thầm bài và trả lời câu hỏi

? Các chữ cái và dấu câu họp bàn việc gì ?

- 3 hs lên bảng đọc.

- Lớp theo dõi.

- Lớp quan sát tranh minh họa.

- Nối tiếp nhau đọc từng câu trước lớp

- 1 hs đọc từ chú giải.

- Đọc nối tiếp từng đoạn của bài.

- Theo dõi gv hướng dẫn để đọc đúng đoạn văn.

- Lần lượt đọc từng đoạn trong nhóm.

- 4 nhóm tiếp nối nhau đọc 4 đoạn.

- Cả lớp đọc đồng thanh cả bài.

- Lớp đọc thầm bài văn.

(11)

- Gọi một hs đọc các đoạn còn lại.

? Cuộc họp đề ra cách gì để giúp bạn... ? - 1 hs đọc thành tiếng yêu cầu 3.

- Chia lớp thành các nhóm nhỏ phát cho mỗi nhóm một tờ giấy khổ lớn và yêu cầu hs thảo luận theo nhóm để TLCH 3

- Yêu cầu đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả.

- Yêu cầu lớp quan sát nhận xét.

d. Luyện đọc lại:

- Đọc mẫu lại một vài đoạn văn.

- Hướng dẫn đọc câu khó và ngắt nghỉ đúng cũng như đọc diễn cảm đoạn văn.

- Gọi mỗi nhóm 4 hs thi đọc phân vai.

- Nhận xét đánh giá bình chọn nhóm đọc hay.

4. Củng cố - Dặn dò (3’):

- Gọi 2 hs nêu nội dung bài học.

- Về nhà học bài.

- Gv nhận xét đánh giá.

- Bàn cách giúp đỡ bạn Hoàng do bạn không biết dùng dấu câu nên câu văn.

- 1 hs đọc các đoạn còn lại.

- Giao cho anh dấu Chấm yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn mỗi khi Hoàng...

- 1 hs đọc câu hỏi 3 trong SGK.

- Các nhóm đọc thầm và thảo luận rồi viết vào tờ giấy câu trả lời.

- Đại diện các nhóm lên thi báo cáo.

- Cả lớp theo dõi nhận xét.

- Lớp lắng nghe đọc mẫu bài một lần

- 1 hs khá đọc lại bài.

- Học sinh phân nhóm các nhóm chia ra từng vai thi đua đọc bài văn.

- 2 hs nêu nội dung vừa học

………

HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP VĂN HÓA GIAO THÔNG

LÊN XUỐNG XE BUÝT, XE LỬA AN TOÀN

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS hiểu biết một số quy định lên xuống xe buýt, xe lửa an toàn.

2. Kĩ năng:

- HS thực hiện lên xuống xe buýt, xe lửa đúng và an toàn.

3. Thái độ:

- HS thực hiện và nhắc nhở bạn bè, người thân thực hiện việc lên xuống xe buýt, xe lửa an toàn.

II. CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên:

- Tranh ảnh về các hình ảnh lên xuống xe buýt của mọi người để trình chiếu minh họa.

- Các tranh ảnh trong sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 3 2. Học sinh

- Sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 3.

- Đồ dùng học tập sử dụng cho giờ học theo sự phân công của GV.

(12)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

1. Trải nghiệm:

- H: Em hãy kể tên một số loại phương tiện giao thông công cộng mà em biết?

- H: Trong lớp mình đã có bạn nào từng đi xe buýt, xe lửa?

- H: Khi lên xuống xe buýt, xe lửa em thực hiện như thế nào?

2. Hoạt động cơ bản: Thực hiện lên xuống xe buýt, xe lửa an toàn

- GV yêu cầu 1 HS đọc truyện ” Đừng vội vã”.

H: Tuấn và chị Thảo đi thăm ông bà nội bằng phương tiện gì?

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi các câu hỏi sau:

+ Khi xe buýt đến, tại sao chị Thảo ngăn không cho Tuấn lên xe ngay? (Tổ 1+2)

+ Tại sao Tuấn bị ngã? (Tổ 3+4)

- GV mời đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến.

- GV nhận xét.

H: Khi đi xe buýt, xe lửa chúng ta phải lên xuống như thế nào cho an toàn?

- GV nhận xét, chốt ý: Khi đi xe buýt hay xe lửa, chúng ta nên lên xuống một cách trật tự và an toàn.

- GV cho HS xem một số tranh, ảnh minh họa.

3. Hoạt động thực hành

- GV cho HS quan sát hình trong sách và yêu cầu HS và xác định hành vi đúng, sai của các bạn khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng bằng hình thức giơ thẻ Đúng/ Sai.

- GV nhận xét.

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi câu hỏi:

H: Những người thực hiện lên xuống xe buýt, xe lửa ở tranh 2,4,5 thể hiện điều gì? Là người văn minh, lịch sự, có

- HS trả lời: xe buýt, taxi, xe lửa, máy bay….

- HS: Xe buýt

- Thảo luận nhóm đôi

- Đại diện các nhóm trình bày

- Khi đi xe buýt hay xe lửa, chúng ta nên lên xuống một cách trật tự và an toàn.

- Hs thực hành theo hướng dẫn

- Hs trả lời

- Hs đọc yêu cầu bài tập 1 - Hs trả lời

(13)

văn hóa giao thông.

GV chốt ý: Người có văn hóa giao thông luôn cư xử lịch sự khi tham gia giao thông.

4. Hoạt động ứng dụng: Bày tỏ ý kiến - GV gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1 H: Tại sao các hành vi ở tranh 1, 3, 6 của phần thực hành không nên làm?

H: Em sẽ nói gì với những người có hành động không nên làm ở tranh 1,3,6?

-GV nhận xét.

-GV liên hệ giáo dục: Khi lên xuống xe buýt, xe lửa các em phải chú ý cẩn thận và chấp hành đúng các quy định chung.

- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2:

- GV cho HS thảo luận nhóm 5 viết tiếp câu chuyện. HS thảo luận trong vòng 5’

- GV gọi đại diện 3 nhóm trình bày câu chuyện của nhóm mình.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

-GV nhận xét, tuyên dương những nhóm có câu chuyện hay.

-GV chốt ý:

Lên xe hay xuống tàu Em luôn luôn ghi nhớ Phải dành phần ưu ái Cho phụ nữ mang thai Cho người già, em nhỏ.

5. Củng cố, dặn dò:

- Cho HS chơi trò chơi Rung chuông vàng, bằng cách trả lời các câu hỏi để củng cố kiến thức cho học sinh.

- GV dặn dò học sinh tham gia giao thông an toàn và tuyên truyền cho mọi người cùng tham gia. Chuẩn bị bài “ An toàn khi đi trên các phương tiện giao thông đường thủy”

-

- Hs đọc yêu cầu bài tập 2 - Thảo luận nhóm 5

- Đại diện các nhóm trình bày.

- Hs tham gia trò chơi.

………..

(14)

BUỔI CHIỀU THỰC HÀNH TOÁN_ PHÒNG HỌC TRẢI NGHIỆM

--- Ngày soạn: 4/10/2019

Ngày giảng: Thứ 5 ngày 10 tháng 10 năm 2019

BUỔI SÁNG Toán

TIẾT 24: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Củng cố việc thực hiện phép nhân, chia trong phạm vi 6.

2. Kĩ năng

- Vận dụng trong giải toán có lời văn. Biết xác định 6

1

của một hình đơn giản.

3. Thái độ

- Giáo dục học sinh tính kiên trì, chịu khó trong học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bộ đồ dùng học toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức (1’):

2. Kiểm tra bài cũ (5’):

- Gọi hs lên bảng làm BT3.

- Gọi 3 hs đọc bảng chia 6.

- Gv nhận xét, đánh giá.

3. Bài mới (25’):

a. Giới thiệu bài

b. Hướng dẫn hs làm bài tập Bài 1: Tính nhẩm.

- Yêu cầu tự nêu kết quả tính nhẩm.

- Gọi hs khác nhận xét bài bạn - Viết số thích hợp vào chỗ trống.

- Yêu cầu lớp thực hiện tính nhẩm - Gọi 3 hs nêu miệng kết quả nhẩm.

- Gọi hs khác nhận xét - Nhận xét bài làm của hs Bài 2:Giải bài toán:

- Yêu cầu nêu dự kiện và yêu cầu đề bài.

- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở

- Gọi 1 hs lên bảng giải.

- Chấm vở 1 số em nhận xét chữa bài.

Bài 3: Khoanh vào đáp án đúng:

- Cho hs quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi

? Đã tô màu vào 1/6 hình nào?

- Gv cùng cả lớp nhận xét bổ sung.

4. Củng cố - Dặn dò (3’):

- 1 hs lên bảng làm bài.

- 3 hs đọc bảng chia 6.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Cả lớp cùng thực hiện nhẩm tính.

- 3 hs nêu miệng

- 1 hs đọc bài toán.

Giải

Mỗi can có số lít dầu lạc là:

30: 6 = 5(l)

Đáp số: 5 l dầu - 1 hs nêu yêu cầu.

- 3 hs nêu miệng kết quả, lớp nhận xét.

(15)

- Nhắc lại nội dung bài.

- Liên hệ – giáo dục.

- Về nhà xem lại các BT đã làm - Nhận xét tiết học, tuyên dương.

- Đã tô màu 1/6 vào hình 2 và 3.

………..

LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 5:

SO SÁNH I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Nắm được một kiểu so sánh mới, so sánh hơn kém.

-Biết thêm các từ so sánh vào những câu chưa có từ so sánh

2. Kĩ năng: Nêu được các từ so sánh trong các khổ thơ ở bài tập 2.

3. Thái độ: - Giáo dục học sinh có ý thức học tập, vận dụng kiến thức để viết văn.

II. CHUẨN BỊ.

- GV: Bảng phụ viết sẵn nội dung khổ thơ trong bài tập 3 - HS: VBT Tiếng Việt 3

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ. ( 4’)

Gọi HS đặt câu theo mẫu Ai là gì? ở BT3 tiết trước

- Y/C HS nhận xét - Nhận xét đánh giá B. Bài mới.

1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và ghi tự đề

2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập:

* Bài 1: Tìm các hình ảnh so sánh...

- Gọi HS đọc Y/C bài tập

- Yêu cầu học sinh làm bài tập vào nháp.

- Mời 3 học sinh lên bảng làm bài - Nhận xét chốt lại lời giải đúng.

- Giúp học sinh phân biệt hai loại so sánh:

so sánh ngang bằngcó sử dụng từ ngữ như từ: là. So sánh hơn kém sử dụng từ ngữ như từ hơn, chẳng bằng

* Bài 2: Ghi lại các từ so sánh...

- Gọi HS đọc Y/C bài tập

- 2HS lên bảng làm bài.

- HS nhận xét

- HS nhắc lại

- Hai em đọc yêu cầu.

- Thực hành làm bài tập trao đổi trong nhóm.

- 3HS lên bảng làm bài.

(Các từ được so sánh với nhau:

a. cháu - ông ; ông - buổi trời chiều...

b. trăng - đèn

c. những ngôi sao - mẹ đã thức vì con...)

- 1 em nêu yêu cầu.

(16)

- GV hướng dẫn, gợi để HS tìm từ so sánh - Cho HS tự tìm các từ so sánh trong mỗi khổ thơ.

- Y/C HS nhận xét bài làm

- Giáo viên chốt lại lời giải đúng.

* Bài 3 : Tìm những sự vật...

- Gọi HS đọc Y/C bài tập

- GV hướng dẫn HS tìm các sự vật được so sánh

- Giáo viên mời một học sinh làm - Yêu cầu học sinh thực hiện vào vở.

- Gọi HS nhận xét

- Giáo viên chốt lại lời giải đúng.

* Bài 4: Hãy tìm các từ so sánh có thể...

- Gọi HS đọc Y/C bài tập

- Nhắc học sinh có thể tìm nhiều từ so sánh cùng nghĩa thay cho dấu gạch nối.

- Yêu cầu HS làm bài vào VBT.

- Mời 2HS lên bảng làm bài sau đó đọc kết quả.

- Y/C HS nhận xét các câu - Giáo viên chốt lại ý đúng.

C. Củng cố - dặn dò. ( 4’) Nhắc lại nội dung bài học.

- GV nhận xét tiết học

- Dặn HS về nhà học xem trước bài mới.

- HS theo dõi hướng dẫn - Học sinh tự làm bài vào vở.

- 3 em lên bảng lên bảng thi làm bài.

- (a. hơn - là - là ; b. hơn; c.

chẳng bằng - là) - HS nhận xét bài

- Một em đọc yêu cầu đề bài - HS nghe GV hướng dẫn

- 1 em lên bảng thực hiện làm BT3 lớp n/xét.

(quả dừa-đàn lợn; tàu dừa-chiếc lược)

- HS nhận xét bài làm

1 em đọc yêu cầu bài.

- Cả lớp đọc thầm bài tập.

- Học sinh thực hành làm bài tập - Cả lớp làm bài vào vở.

- 2 học sinh lên bảng lên bảng sửa bài

+ Quả dừa tự như đàn lợn con nằm trên cao

Quả dừa giống như đàn lợn con nằm trên cao

Quả dừa hệt như đàn lợn con nằm trên cao

+ Tàu dừa giống chiếc lược chải vào mây xanh.

Tàu dừa tựa chiếc lược chải vào mây xanh.

- HS nhận xét bài làm - Lớp theo dõi nhận xét.

- Hai học sinh nhắc lại các kiểu so sánh …

(17)

- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học.

………..

BUỔI CHIỀU THỰC HÀNH TOÁN

TIẾT 1 I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Giúp HS củng cố về cách thực hiện phép nhân số có ba chữ số với số có một chữ số.

2. Kĩ năng:

- Vận dụng phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số vào giải toán có lời văn.

- Có kĩ năng xem đồng hồ tốt.

3. Thái độ:

- HS có ý thức học toán.

II. CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên: Bảng phụ.

2. Học sinh: Sách Thực hành Tiếng Việt và Toán 3.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ. ( 5’):

Gọi 3 H lên bảng thực hiện các phép tính:

24 x 2 31 x 3 40 x 2 - Lớp nx, Gv nx và đánh giá.

B. Bài mới ( 30’) 1. Giới thiệu bài ( 1’ )

2. Luyện tập thực hành ( 29’ )

*Bài 1: Đặt tính rồi tính.(HS cả lớp) 36 x 3 48 x 2 24 x 5 37 x 4 88 x 6 - Gọi H nêu y/c của bài.

- Gọi 1 H nhắc lại cách đặt tính và tính - Gọi Hs lên bảng làm bài.

- Gv nx và đánh giá, củng cố.

*Bài 2: Tính.(HS cả lớp)

a) 23 x 4 + 8 b) 18 x 6 – 8 - Gọi H nêu y/c của bài.

- Y/c H làm bài cá nhân, gọi 2 H lên bảng làm.

3 HS lên bảng làm bài

HS dưới lớp làm bài vào bảng con - HS nhận xét bài làm

-Hs đọc yêu cầu

- Hs nhắc lại cách đặt tinh

- 5 Hs nối tiếp nhau lên bảng làm, dưới lớp làm bài cá nhân lần lượt vào bảng con.

-Hs đọc yêu cầu -Hs làm bài

a) 23 x 4 + 8 = 92 + 8 = 100

(18)

- Gọi Hs nx,

- Gv nx và đánh giá, củng cố.

*Bài 3: Giải toán.(HSNK) - Gọi 1 H đọc đề bài toán.

? Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

? Tìm số nho trong 6 thùng ntn?

- Y/c H làm bài cá nhân, 1 H làm trên bảng phụ.

- Gọi H nx,

- Gv nx, đánh giá.

*Bài 4: Đồng hồ chỉ mấy giờ?

- Gọi H nêu y/c của bài.

- Hs làm bài theo nhóm 3 sau đó Gv cử 3 nhóm lên thi đọc nhanh số giờ trên 3 đồng hồ.

- Gv nx, đánh giá, tuyên dương.

C. Củng cố - dặn dò ( 5’ ) - Nhận xét tiết học

- Dặn HS về nhà ôn bài và chuẩn bị bài học sau

b) 18 x 6 - 8 = 108 - 8 = 100 -Hs nhận xét

-Hs đọc đề bài toán - Hs trả lời

Bài giải

6 thùng có tất cả số ki-lô-gam nho là:

15 x 6 = 90 (kg)

Đáp số: 90 kg nho

-Hs đọc yêu cầu -Hs làm bài

4giờ 30 phút (4 giờ rưỡi) 1 giờ 25 phút

8 giờ 55 phút (9 giờ kém 5 phút)

- Lắng nghe.

---    --- THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

TIẾT 1 I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS hiểu nghĩa từ (nghe lỏm, trôi chảy, trung nghĩa, sáng dạ). Hiểu ND của bài (ca ngợi tinh thần ham học của ông Vũ Duệ).

- Ôn tập câu hỏi Ai – là gì?.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng đọc: đọc đúng các từ khó (Vũ Duệ, nghe lỏm, tài năng), câu khó.

3. Thái độ:

- HS có tinh thần ham học, luôn mong muốn lĩnh hội kiến thức II. CHUẨN BỊ.

- GV: Tranh minh hoạ. Bảng viết sẵn câu, đoạn văn dài cần hướng dẫn.

- HS: Sách thực hành Tiếng Việt và Toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

(19)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Giáo viên gọi 2 học sinh đọc bài

Ba con búp bê và trả lời câu hỏi trong bài.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới ( 30’ ) a) Giới thiệu bài

- GV nêu nhiệm vụ bài học b) Hướng dẫn HS thực hành

Bài tập 1: Đọc truyện Cậu bé đứng ngoài lớp học.(HS cả lớp)

- GV đọc mẫu, HD chung cách đọc.

- Đọc nối tiếp câu: 2 lượt, kết hợp chỉnh sửa phát âm.

- Đọc đoạn: 4 đoạn

- Y/c H đặt câu với từ tài năng.

- Hs đọc từng đoạn trong nhóm - 1 H đọc cả bài.

Bài tập 2: (HSNK)

Đánh dấu √ vào thích hợp: đúng hay sai?

- Gv HD Hs dựa vào ND truyện để làm bài.

? Hoàn cảnh nhà Duệ ntn? Duệ có đến trường học k?

? Duệ đã học bằng cách nào?

? Cách học như thế cho thấy Duệ là cậu bé ntn?

? Thấy Duệ ham học, thầy giáo có cho Duệ vào học không? Duệ đã được đi học bằng cách nào?

? Nhờ đâu mà Duệ xóa được nợ cho bố mẹ?

? Về sau Duệ trở thành người ntn?

- T/c cho H làm bài cá nhân, một H làm trên bảng phụ.

- Gọi H nx bài,

- Gv chữa bài, sau đó liên hệ cho HS cậu

- 2 học sinh đọc và trả lời câu hỏi.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

-Hs lắng nghe

-Hs đọc nối tiếp

-Hs đọc nối tiếp đoạn 2 lượt, kết hợp giải nghĩa từ Vũ Duệ, nghe lỏm, trôi chảy, tài năng.

-Hs đặt câu

2- 3 nhóm đọc trước lớp.

- Hs đọc yêu cầu

HS trả lời câu hỏi theo hướng dẫn

-Hs làm bài -Hs nhận xét -Hs lắng nghe.

(20)

bé Duệ là một tấm gương ham học cho các em noi theo. Vậy các em cần học tập theo tấm gương này.

Bài tập 3: Chọn câu trả lời đúng.

- Gọi H nêu y/c của bài,

- T/c cho HS làm bài cá nhân, sau đó mời đại diện 3 tổ lên thi điền nhanh, điền đúng và giải thích vì sao chọn đáp án đó.

a) Em hiểu thế nào là sáng dạ?

b) Vũ Duệ thành tài nhờ đâu?

c) Bộ phận in đậm trong câu “Vũ Duệ là vị quan tài năng trung nghĩa.” Trả lời câu hỏi nào?

- Gọi Hs nhận xét

- Gv nx và KL, mở rộng cho H đặt câu với từ sáng dạ và mẫu câu Ai là gì?

C. Củng cố - Dặn dò : (5’)

- Liên hệ cho HS tấm gương ham học của Vũ Duệ và trên thực tế các em biết.

- TH: Quyền được học hành….

- GV nhận xét tiết học, dặn HS về nhà ôn bài và chuẩn bị bài học sau

- 2 Hs đọc nội dung của bài.

-Hs làm bài

a) Sáng dạ: là thông minh, hiểu nhanh

b) Nhờ ham học hỏi, sáng dạ, có chí vươn lên.

c) Là gì?

-Hs nhận xét

- Lắng nghe.

---    --- THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

TIẾT 2 I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết điền l hoặc n? en hoặc eng? (BT1). Giúp HS làm đúng bài tập có vần oam, oap (BT2) và biết gạch chân các sự vật được so sánh với nhau ( BT3)

2. Kĩ năng:

- Luyện tập cho hs kĩ năng điền đúng các bài tập chính tả, gạch chân các sự vật được so sánh trong câu văn.

3. Thái độ:

- Giáo dục Hs có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

II. CHUẨN BỊ

- GV: Bảng lớp viết sẵn đọan thơ. Bảng phu ghi nội dung BT3.

-HS: Sách Thực hành Tiếng Việt và Toán III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

(21)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. KTBC: (3’)

- Mời HS lên bảng làm BT 2,3 - Y/C HS nhận xét

- GV nhận xét, đánh giá B. Dạy bài mới ( 30’ )

a. Hướng dẫn Hs làm bài tập Bài tập 1: (HS cả lớp)

Gv mời một Hs đọc yêu cầu đề bài.

- GV hướng dẫn Hs điển l hay n, en hay eng?

- Gv cho Hs trao đổi theo từng cặp để làm bài tập.

- Gv nhận xét nhanh các câu Hs vừa đặt.

- Gv chữa lỗi - Gv nhận xét

Bài tập 2: Điền vần: oam hay oap vào chỗ trống :

- Gv cho Hs nêu yêu cầu của đề bài.

- Gv yc hs làm bt vào vở.

- Cho HS đọc đoạn thơ đã hoàn thành Gv nhận xét, sửa sai.

Bài tập 3:(HSNK)

- Gv cho Hs đọc yêu cầu của bài.

- Gạch chân các sự vật được so sánh với nhau trong các câu văn, câu thơ.

- GV hướng dẫn học sinh làm bài.

- Gv yêu cầu học sinh làm bt vào vở

- Gv nhận xét, sửa sai.

C. Củng cố, dặn dò: ( 5’) - Nhận xét tiết học

- Dặn hs về nhà làm bài và xem lại bài - Chuẩn bị giờ sau

- HS lên bảng làm bài - HS nhận xét

-1Hs đọc yêu cầu bài:

- Hs trao đổi theo cặp.

- Hs tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.

- Cả lớp làm vào VBT.

- 3 hs lên bảng sửa bài.

- Hs nhận xét.

- Hs đọc yêu cầu của bài.

- HS lên bảng theo yêu cầu của GV.

- HS sửa bài vào vở bt.

- 1hs đọc.

- Cả lớp đọc thầm.

- Hs lên bảng làm mẫu - Hs thực hành vào vở.

- 2 hs làm bài trên bảng.

- Cả lớp chữa bài trong VBT.

_____________________________________________________________________________________

Ngày soạn: 4/10/2019

Ngày giảng: Thứ 6 ngày 11 tháng 10 năm 2019 Toán

Tiết 25: TÌM MỘT TRONG CÁC PHẦN BẰNG NHAU CỦA MỘT SỐ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Biết cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số.

(22)

2. Kĩ năng

- Vận dụng để giải các bài toán có lời văn.

3. Thái độ

- Giáo dục hs tính kiên trì, chịu khó trong học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- 12 cái kẹo, 12 que tính

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức (1’):

2. Kiểm tra bài cũ (5’):

- Gọi hs lên bảng làm bài 2,3.

- Nhận xét đánh giá.

3. Bài mới (25’):

a. Giới thiệu bài...

b. Hướng dẫn hs tìm một trong các phần bằng nhau của một số.

- Gv nêu bài toán như sách giáo khoa.

- Yêu cầu hs nêu lại yêu cầu bài tập.

? Làm thể nào để tìm 3

1

của 12 cái kẹo?

- Gv vẽ sơ đồ để minh họa.

- Yêu cầu 1 hs lên thực hiện chia 12 cái kẹo thành 3 phần bằng nhau. Sau đó 1 hs khác lên bảng giải.

- Gv hỏi thêm: Muốn tìm 4

1

của 12 cái kẹo ta làm như thế nào?

c. Thực hành:

Bài 1: Viết số thích hợp nào vào chỗ chấm.

- Cho hs làm vào vbt,4 hs lên bảng làm.

- Gv nhận xét đánh giá.

Bài 2: Giải bài toán:

- Yêu cầu cả lớp làm vào vở.

- Gọi 1 hs lên bảng làm bài.

- Gv chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.

4. Củng cố – Dặn dò (3’):

- Muốn tìm 1 trong các phần...

- Về nhà học và làm bài tập.

- Hs 1 lên bảng làm bài tập 2 - Hs 2 làm bài 3

- Hs quan sát sơ đồ minh họa và nêu

+ Ta lấy 12 cái kẹo chia thành 3 phần bằng nhau,mỗi phần chính là 3

1

số kẹo...

- 1 hs lên chia 12 cái kẹo thành 3 phần...

- 1 em lên bảng trình bày bài giải.

Giải

Chị cho em số kẹo là:

12: 3 = 4(cái)

Đáp số: 4 cái kẹo + Ta chia 12 cái kẹo thành 4 phần bằng nhau mỗi phần chính là 4

1

số kẹo cần tìm.

- 1 hs nêu đề bài.

- Cả lớp làm vào vbt, 4hs lên bảng làm.

- 1 hs đọc bài toán.

Giải

Số kg táo cửa hàng đã bán là:

42: 6 = 7 ( kg )

Đáp số: 7 kg táo - Vài hs nhắc cách tìm

(23)

- Gv nhận xét tiết học.

========================================

Tập làm

TIẾT 5: KỂ VỀ GIA ĐÌNH.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Kể được một cách đơn giản về gia đình với một người bạn mới quen theo gợi ý.

2. Kĩ năng

- Vận dụng viết được hoàn chỉnh đoạn văn kể về gia đình 3. Thái độ

- Yêu thương những người thân trong gia đình mình

* GDBVMT: Giáo dục tình cảm đẹp đẽ trong gia đình

II. ĐỒ DÙNG:

- Bảng phụ.

- VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định (1’):

2. KTBC (5’) :

- Con hãy kể về gia đình của mình.

- Gia đình con có mấy thành viên

- Tình cảm của các thành viên trong gia đình con thế nào?

- Gv nhận xét chung 3. Bài mới (25’):

a. Giới thiệu bài:

- Gv giới thiệu bài

*Gv hướng dẫn hs làm bài tập theo SGK và VBT

- Gv giúp hs nắm vững yêu cầu của bài tập b. Thực hành:

Bài 1: Kể về gia đình mình:

- Gv yêu cầu hs biết kể về gia đình mình cho một người bạn mới (mới đến lớp, mới quen…) - Yêu cầu hs chỉ cần nêu 5 đến 7 câu giới thiệu về gia đình của em

Ví dụ: Gia đình em có những ai, làm công việc gì, tính tình thế nào?

- Gv nhận xét bình chọn những em kể tốt nhất, kể đúng yêu cầu của bài, lưu loát, chân thật.

4. Củng cố - Dặn dò (3’):

- Hs kể lại

- 1 hs đọc lại yêu cầu bài

- Hs kể về gia đình theo bàn, nhóm nhỏ (cặp đôi )

- Đại diện mỗi nhóm lên báo cáo trước lớp

+ Ví dụ: Nhà tớ chỉ có bốn người. Bố mẹ tớ, tớ và cu Thắng 5 tuổi. Bố mẹ tớ hiền lắm, bố tớ làm ruộng, bố chẳng lúc nào ngơi tay. Mẹ tớ cũng làm ruộng.

Những lúc nhàn rỗi, mẹ khâu vá áo quần. Gia đình tớ lúc nào cũng vui vẻ.

(24)

- Gv yêu cầu hs nêu lại nội dung bài học.

- Yêu cầu hs đọc lại bài làm của mình

- Gv NX và tuyên dương 1 số hs làm bài tốt.

--- Chính tả

Tiết 10: MÙA THU CỦA EM

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Chép và trình bày đúng bài chính tả.

2. Kĩ năng

-Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có vần khó ( oam) và en / eng.

3. Thái độ

- Giáo dục hs viết đúng đẹp, biết giữ vở sạch.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Chép lên bảng bài thơ: Mùa thu của em. - Bảng phụ viết bài tập 2.

- HS: Vở viết, vbt

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ

2. Dạy học bài mới a. Giới thiệu bài b. Dạy bài mới

- Yêu cầu hs nhìn bảng chép bài vào vở

- Theo dõi uốn nắn cho hs

* Thu vở hs chấm và nhận xét.

c. Hướng dẫn làm bài tập:

Bài 2: Tìm tiếng có vần oam thích hợp với...

- Treo bảng phụ đã chép sẵn bài tập 2 lên.

- Giúp hs hiểu yêu cầu

- Yêu cầu 1 hs làm bài trên bảng.

- Cả lớp cùng thực hiện vào vở

- Gv cùng cả lớp nhận xét và chốt ý đúng.

Bài 3b: Tìm các từ:

- Yêu cầu thực hiện vào vở.

- Gọi vài hs nêu kết quả.

- Lớp cùng gv nhận xét, chốt ý đúng.

3. Củng cố - Dặn dò (3’):

- Nhắc lại nội dung bài.

- Về nhà viết lại các từ viết sai.

- Nhận xét tiết học, tuyên dương, nhắc nhở.

- Ta phải viết hoa chữ cái đầu.

- Lớp nêu ra một số tiếng khó và thực hiện viết vào bảng con.

- Cả lớp chép bài vào vở.

- 1 hs nêu yêu cầu

- 1 hs làm mẫu trên bảng a, Sóng vỗ oàm oạp. … b, Mèo ngoạm miếng thịt.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Cả lớp làm vào vở.

- 2 hs nêu kết quả

- Các từ cần điền: Kèn – kẻng – chén.

………..

Tập viết

TIẾT 5: ÔN CHỮ HOA C

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Viết đúng chữ hoa, tên riêng, câu ứng dụng.

(25)

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng viết đúng mẫu, giữ vở sạch đẹp.

3. Thái độ

- Giáo dục học sinh tính cẩn thận trong khi viết bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Mẫu chữ viết hoa Ch, mẫu tên riêng Chu Văn An trên dòng kẻ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức (1’):

2. Kiểm tra bài cũ (5’):

- Kiểm tra bài viết ở nhà của hs.

- Gv nhận xét đánh giá 3. Bài mới (25’):

a. Giới thiệu bài:

- Nêu mục tiêu bài học

b. Hướng dẫn viết trên bảng con

* Luyện viết chữ hoa:

- Gv viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ.

-Yêu cầu hs tập viết vào bảng con các chữ vừa nêu.

* Luyện viết từ ứng dụng:

- Giới thiệu về thầy giáo Chu Văn An là nhà giáo nổi tiếng đời Trần,ông có nhiều trò..

* Luyện viết câu ứng dụng:

- Hướng dẫn hiểu nội dung câu tục ngữ:

Chúng ta phải biết nói năng dịu dàng, lịch sự c. Hướng dẫn viết vào vở:

- Gv nêu yêu cầu:

+ Viết chữ Ch 1 dòng cỡ nhỏ, viết tên riêng Chu Văn An 2 dòng cỡ nhỏ,viết câu tục ngữ hai lần.

* Chấm chữa bài:

- Gv chấm từ 5- 7 bài.

- Nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm 4. Củng cố - Dặn dò (3’):

- Hệ thống lại nội dung bài.

- Về nhà viết phần bài ở nhà.

- Gv nhận xét đánh giá tiết học.

- 2 hs lên bảng viết các tiếng - Lớp viết vào bảng con

- Hs theo dõi gv

- Cả lớp tập viết trên bảng con

- 1 hs đọc từ ứng dụng

- 2 hs đọc câu ứng dụng.

- Lớp thực hành viết vào vở theo hướng dẫn của gv

- Hs nộp vở

………

SINH HOẠT TUẦN 5_ AN TOÀN GIAO THÔNG I. MỤC TIÊU:

(26)

- Nhận xét, đánh giá tình hình học tập của lớp trong tuần 5 - Lên kế hoạch cho tuần tới, cho hs học nội quy trường lớp.

- Nắm được nội dung tiết sinh hoạt

II. NỘI DUNG:

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………..

An toàn giao thông ( 20p)

BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Hs nhận biết được đặc điểm, nội dung của biển báo: 204; 210; 423(a,b); 434; 443;

2. Kĩ năng- Vận dụng hiểu biết về biển báo khi tham gia giao thông.

3. Thái độ- Giáo dục ý thức khi tham gia giao thông.

II. ĐỒ DÙNG:

- Các loại biển báo:

+ Biển báo nguy hiểm: 203; 210; 211.

+ Biển báo chỉ dẫn: 423(a, b); 424; 434; 443.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ

- Vì sao tàu hỏa lại có đường riêng 2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài - Ôn biển báo đã học

- Gv củng cố lại kiến thức đã học.

+ Cách tiến hành:

- Nêu các biển báo đã học?

- Nêu đặc đIểm, nội dung của từng biển báo?

* Hoạt động 1: Học biển báo mới:

- Nắm được đặc điểm, nội dung của biển báo:

+ Biển báo nguy hiểm: 204; 210; 211.

+ Biển báo chỉ dẫn: 423(a, b); 424; 434; 443.

- Cách tiến hành:

- Chia nhóm.

- Giao việc:

- Hs trả lời - Hs nêu.

- Cử nhóm trưởng.

- Hs thảo luận.

- Đại diện báo cáo kết quả.

+ Biển 204: Đường 2 chiều

+ Biển 210: Giao nhau với đường sắt có rào chắn.

+ Biển 211: Giao nhau với đường sắt không có rào chắn.

+ Biển 423a,b: Đường người đi bộ sang ngang

+ Biển 434: Bến xe buýt.

+ Biển 443: Có chợ

(27)

- Treo biển báo.

+ Biển nào có đặc đIểm giống nhau?

+Thuộc nhóm biển báo nào?

+ Đặc điểm chung của nhóm biển báo đó?

*KL: Nhóm biển báo nguy hiểm: Hình tam giác, viền đỏ, nền vàng, hình vẽ biểu thị nội dung mầu đen.

Nhóm biển báo chỉ dẫn: Hình vuông, nền mầu xanh, hình vẽ biểu thị nội dung mầu đen.

* Hoạt động 2: Trò chơi biển báo

- Chia nhóm.Phát biển báo cho từng nhóm.

- Giao việc: Gắn biển báo vào đúng vị trí nhóm ( trên bảng)

3. Củng cố - Dặn dò

- Hệ thống kiến thức- Thực hiện tốt luật GT.

- Hs trả lời

- Hs chơi trò chơi

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Tự làm lấy công việc của mình trong học tập, lao động, sinh hoạt ở trường và ở nhà và có thái độ tự giác, chăm chỉ thực hiện công việc của mình.... - Phát

2.Kỹ năng: Biết tự làm lấy công việc của mình trong học tập, lao động, sinh hoạt ở trường và ở nhà3. Thái độ tự giác, chăm chỉ thực hiện

- Tự làm lấy công việc của mình trong học tập, lao động, sinh hoạt ở trường và ở nhà và có thái độ tự giác, chăm chỉ thực hiện công việc của mình và khuyến

- Tự làm lấy công việc của mình trong học tập, lao động, sinh hoạt ở trường và ở nhà và có thái độ tự giác, chăm chỉ thực hiện công việc của mình và khuyến

- Tự làm lấy công việc của mình trong học tập, lao động, sinh hoạt ở trường và ở nhà và có thái độ tự giác, chăm chỉ thực hiện công việc của mình và

- Biết tự làm lấy công việc của mình trong học tập, lao động, sinh hoạt ở trường và ở nhà.; Có thái độ tự giác, chăm chỉ thực hiện công

Kĩ năng: Biết tự làm lấy công việc của mình trong học tập, lao động, sinh hoạt ở trường và ở nhà.; Có thái độ tự giác, chăm chỉ thực hiện công việc

- Biết tự làm lấy công việc của mình trong học tập, lao động, sinh hoạt ở trường và ở nhà.; Có thái độ tự giác, chăm chỉ thực hiện công việc của mình.?.