• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
44
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 31 BUỔI SÁNG Ngày soạn: 19 / 4 / 2019

Ngày giảng: Thứ Hai 22/ 4 / 2019

Tập đọc

TIẾT 91+ 92: CHIẾC RỄ ĐA TRÒN I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ rõ ý; đọc rõ lời nhân vật trong bài.

- Hiểu ND: Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật

* GDTTĐĐHCM : Giúp HS hiểu được tình yêu thương bao la đối với mọi người, mọi vật. Một chiếc rễ đa rơi xuống đất, Bác cũng muốn trồng lại cho rễ mọc thành cây. Trồng cài rễ cây, Bác cũng nghĩ cách trồng thế nào để cây lớn lên thành chỗ vui chơi cho các cháu thiếu nhi.

* GDBVMT : Việc làm của BH đã nêu tấm gương sáng về việc nâng niu, gìn giữ vẻ đẹp của MT TN, góp phần phục vụ cuộc sống của con người.

* GDQTE: - HS được vui chơi và học tập.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh.

3. Thái độ: Yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1.Giáo viên: Bảng phụ 2. Học sinh: VBT

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định(2')

2. Bài cũ : Cháu nhớ Bác Hồ.(5')

- Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Cháu nhớ Bác Hồ và TLCH về nội dung của bài.

- Nhận xét, đánh giá.

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Luyện đọc (30')

- GV đọc mẫu toàn bài: Giọng người kể chậm rãi. Giọng Bác ôn tồn dịu dàng. Giọng chú cần vụ ngạc nhiên.

* Đọc từng câu trước lớp:

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu cho đến hết bài.

- Hát

- 3 HS lần lượt lên bảng thực hiện yêu cầu.

- HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.

- Theo dõi, lắng nghe GV đọc mẫu.

(2)

* Đọc đoạn trước lớp:

- Gọi HS đọc chú giải. GV có thể giải thích thêm nghĩa các từ này và những từ khác mà HS không hiểu.

- Hướng dẫn HS cách ngắt giọng câu văn dài.

Nói rồi, Bác cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn/ và bảo chú cần vụ buộc nó tựa vào hai cái cọc,/ sau đó mới vùi hai đầu rễ xuống đất.//...

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp, GV và cả lớp theo dõi để nhận xét.

* Đọc đoạn trong nhóm:

- Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc - * Thi đọc

* Cả lớp đọc đồng thanh

Hoạt động 2: Tìm hiểu bài(15') - Gọi 1 HS đọc toàn bài.

- Thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất Bác bảo chú cần vụ làm gì?

- Chú cần vụ trồng chiếc rễ đa ntn?

- Bác hướng dẫn chú cần vụ trồng chiếc rễ đa ntn?

- Chiếc rễ đa ấy trở thành một cây đa có hình dáng thế nào?

- Các bạn nhỏ thích chơi trò gì bên cây đa?

- Gọi HS đọc câu hỏi 5.

- Các con hãy nói 1 câu về tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi, về thái độ của Bác Hồ đối với mọi vật xung quanh.

- Nhận xét, sửa lỗi câu cho HS, nếu có.

- Khen những HS nói tốt.

Hoạt động 3: Luyện đọc lại(23')

- Gọi 3 HS đọc lại bài theo vai (vai người

- Mỗi HS đọc 1 câu, đọc cả bài theo hình thức nối tiếp và luyện phát âm.

- 1 HS đọc. HS lắng nghe.

-1 HS đọc bài.

- 5 - 7 HS đọc.

- HS đọc đoạn

- Lần lượt từng HS đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau.

- Các nhóm cử đại diện thi đọc.

- HS đọc đồng thanh đoạn 3.

HS đọc bài.

- Bác bảo chú cần vụ trồng cho chiếc rễ mọc tiếp.

- Chú xới đất, vùi chiếc rễ xuống.

- HS trả lời - bạn nxét.

- Chiếc rễ đa trở thành một cây đa con có vòng là tròn.

- Các bạn vào thăm nhà Bác thích chui qua lại vòng lá tròn được tạo nên từ rễ đa.

- HS suy nghĩ và nối tiếp nhau phát biểu:

(3)

dẫn chuyện, vai Bác Hồ, vai chú cần vụ).

- Gv nxét, tuyên dương 4. Củng cố – Dặn dò (2')

- Gv tổng kết, GDTGĐĐHCM; GDBVMT - Về nhà chuẩn bị: Cây và hoa bên lăng Bác.

+ Bác Hồ rất yêu quý thiếu nhi./ ...

+ Bác luôn thương cỏ cây, hoa lá./ ...

- Đọc bài theo yêu cầu.

- HS nxét, bình chọn - HS nghe.

--- Toán

TIẾT 151: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết cách làm tính cộng ( không nhớ ) Các số trong phạm vi 1000, cộng có nhớ trong phạm vi 100.

- Biết giải bài toán về nhiều hơn - Biết tính chu vi hình tam giác.

- Ham thích học môn toán.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính toán nhanh cho học sinh.

3. Thái độ: Yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1.Giáo viên: Bảng phụ 2. Học sinh: VBT

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định(1')

- Chuyển tiết

2. Bài cũ(5') : Phép cộng (không nhớ) trong phạm vi 1000.

- Gọi HS lên bảng làm bài tập sau:

Đặt tính và tính:

a) 456 + 123 ; 547 + 311 b) 234 + 644 ; 735 + 142

- Hát

- 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào nháp.

(4)

c) 568 + 421 ; 781 + 118 - Gv nxét, sửa bài

3. Bài mới:(32') Luyện tập Bài 1

- Yêu cầu HS làm bảng con - Nhận xét, tuyên dương.

Bài 2

- Phát phiếu yêu cầu HS tự đặt tính và thực hiện phép tính.

- Chữa bài, nhận xét

Bài 3 H.dẫn HS làm ở nhà Bài 4

- Gọi 1 HS đọc đề bài.

- Giúp HS phân tích đề toán và vẽ sơ đồ:

210 kg Gấu:

18 kg Sư tử:

? kg

- Yêu cầu HS viết lời giải bài toán.

- Chữa bài và nhận xét HS.

 Nhận xét, tuyên dương.

Bài 5 ( phiếu nhóm)

- Gọi 1 HS đọc đề bài toán.

- Y/c HS làm nhóm

- Nhận xét , tuyên dương.

- HS làm bảng con - Bạn nhận xét.

- HS làm phiếu cá nhân - Sửa bài, bạn nhận xét.

245 68 +312 +27 557 95 ...

- HS đọc đề bài

1 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở

Giải Sư tử nặng là:

210 + 18 = 228 ( kg ) Đáp số: 228 kg.

- HS đọc đề

Bài giải

Chu vi của hình tam giác ABC

(5)

4. Củng cố – Dặn dò (2')

- Chuẩn bị: Phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 1000.

- Nhận xét tiết học.

là:

300 + 400 + 200= 900 (cm).

Đáp số: 900 cm.

*************************************************

BUỔI CHIỀU Thực hành Tiếng Việt

Cháu Nhớ Bác Hồ - Chiếc Rễ Đa Tròn I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Củng cố và mở rộng kiến thức cho hs về đọc để hiểu nội dung bài.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh.

3. Thái độ: Yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1.Giáo viên: Bảng phụ 2. Học sinh: VBT

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức

- Giới thiệu nội dung rèn luyện.

- Phát phiếu bài tập.

2. Các hoạt động chính:

a. Hoạt động 1: Luyện đọc (12 phút)

- Giáo viên đưa bảng phụ có viết sẵn đoạn cần luyện đọc:

- Hát

- Lắng nghe.

- Nhận phiếu.

Quan sát, đọc thầm đoạn viết.

a) “Đêm nay / bên bến Ô Lâu, / Cháu ngồi cháu nhớ / chòm râu Bác Hồ. /

Nhớ hình Bác giữa bóng cờ /

b) “Đến gần cây đa, / Bác chợt thấy một chiếc rễ đa nhỏ và dài ngoằn ngoèo / nằm trên mặt đất.

Nói rồi, / Bác cuộn chiếc rễ /

(6)

Hồng hào đôi má, / bạc phơ mái đầu. / Mắt hiền / sáng tựa vì sao / Bác nhìn đến tận / Cà Mau cuối trời. /

Nhớ khi trăng sáng đầy trời /

Trung thu / Bác gửi những lời vào thăm.”

thành một vòng tròn / và bảo chú cần vụ / buộc nó tựa vào hai cái cọc, / sau đó mới vùi hai đầu rễ xuống đất.”

- Yêu cầu hs nêu lại cách đọc diễn cảm.

- GV yêu cầu hs lên bảng gạch dưới (gạch chéo) những từ ngữ để nhấn (ngắt) giọng.

- Tổ chức cho hs luyện đọc theo nhóm đôi rồi thi đua đọc trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương.

- Nêu lại cách đọc diễn cảm.

- 2 em xung phong lên bảng, mỗi em 1 đoạn, lớp nhận xét.

- Học sinh luyện đọc nhóm đôi - Đại diện lên đọc thi đua trước lớp.

- Lớp nhận xét.

b. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu (15 phút) - Giáo viên yêu cầu học sinh lập nhóm 4,.

- Gọi 1 em đọc nội dung bài tập trên phiếu. 1 em đọc to, cả lớp đọc thầm.

Bài 1. Nối từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B cho đúng với hình ảnh Bác Hồ được miêu tả trong bài : (HS cả lớp)

A B

(a) Đôi má bạc phơ (1)

(b) Mái đầu hiền, sáng tựa vì sao (2)

(c) Đôi mắt rộng (3) (d) Vầng

trán hồng hào (4)

Bài 2. Ghi số vào ô trống (1, 2, 3) sao cho đúng thứ tự các việc Bác Hồ hướng dẫn chú cần vụ trồng chiếc rễ đa : (HS cả lớp)

 Vùi hai đầu rễ xuống đất.

 Cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn.

 Buộc rễ tựa vào hai cái cọc.

- Y’cầu các nhóm thực hiện và nêu kết quả.

- Nhận xét, sửa bài.

- Các nhóm trình bày kết quả.

- Các nhóm khác nhận xét, sửa bài.

Bài 1. a-4; b-1; c-2; d-3. Bài 2. Thứ tự các ô 1 - 3 - 2.

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Nhận xét tiết học. - Học sinh phát biểu.

(7)

- Nhắc nhở học sinh chuẩn bị bài.

--- Mĩ thuật

VẼ THÊM VÀO HÌNH CÓ SẴN (VẼ GÀ) VÀ VẼ MÀU I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS vẽ thêm được các hình thích hợp vào hình có sẵn . 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng vẽ theo mẫu cho học sinh.

3. Thái độ: Yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1.Giáo viên: Bảng phụ 2. Học sinh: VBT

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra đồ dùng HS.

3. Bài mới.

HĐ 1: Quan sát, nhận xét

- GV treo tranh Đàn gà của học sĩ và gợi ý:

+ Trong tranh vẽ hình gì?

+ Hình ảnh chính của tranh là gì?

+ Hình ảnh phụ của tranh là gì?

+ Các con gà đang làm gì?

+ Hình dáng, đặc điểm của các con gà?

+ Màu sắc của các con gà ntn?

- GVTT bổ sung.

GV treo ĐDDH có sẵn hình ở vở tập vẽ:

+ Trong bài đã vẽ hình gì?

+ Bài có thể vẽ thêm các hình ảnh nào khác?

- GV nhận xét ý kiến của HS.

GV nhận mạnh: Các em có thể vẽ thêm các hình ảnh khác cho tranh thêm sinh động; Vẽ

- HS quan sát suy nghĩ trả lời.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

(8)

thêm gà, cây cối, mây, nhà…

- Nhớ lại màu sắc con gà và các hình ảnh khác để vẽ.

HĐ 2: Cách vẽ thêm hình, vẽ màu + Nêu lại cách vẽ gà?

GV hướng dẫn và vẽ mẫu tranh ở VTV2.

+Tìm hình định vẽ: Gà, cây, nhà….

+ Đặt hình vẽ vào vị trí thích hợp trong tranh.

+ Chú ý các hình dáng con gà phải khác nhau bài mới phong phú.

+Dùng màu khác nhau để vẽ các con gà.

Tô màu có đậm, nhạt. Màu nền vẽ nhạt để tranh có không gian.

- GV cho hs quan sát một số bài vẽ màu tốt và chưa tốt của hs khóa trước.

HĐ 3: Thực hành

- GV xuống lớp hướng dẫn HS cách vẽ hình và vẽ màu.

- Vẽ thêm gà có hình dáng khác nhau.

- Vẽ thêm hình ảnh phụ cho sinh động.

- Nhớ đặc điểm của gà để vẽ cho đúng.

- Màu sắc theo ý thích, có đậm nhạt. Tránh dùng màu tối.

HĐ 4: Nhận xét, đánh giá

- GV chọn một số bài tốt và chưa tốt gợi ý HS nhận xét:

+ Hình vẽ thêm cân đối và đẹp chưa?

+ Màu sắc đã nổi rõ hình ảnh chính chưa?

+ Những bài vẽ này có gì khác nhau?

+ Em thích bài vẽ đẹp nào nhất? Vì sao?

- GV nhận xét ý kiến của HS.

- GV đánh giá và xếp loại bài.

- HS trả lời.

- HS quan sát và ghi nhớ.

- HS thực hành cá nhân.

- HS nhận xét bài.

(9)

* Củng cố- dặn dò:

+ Sưu tầm tranh, ảnh về con vật.

+ Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học vẽ cho bài

sau. - HS lắng nghe dặn dò.

=================================

BUỔI SÁNG Ngày soạn: 20/ 4 / 2019

Ngày giảng: Thứ Ba 23 /4 / 2019

Toán

TIẾT 152: PHÉP TRỪ (KHÔNG NHỚ) TRONG PHẠM VI 1000 I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết cách làm tính trừ ( không nhớ ) Các số trong phạm vi 1000.

- Biết trừ nhẩm các số tròn trăm.

- Biết giải bài toán về ít hơn - Ham thích học môn toán.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính toán nhanh cho học sinh.

3. Thái độ: Yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1.Giáo viên: Bảng phụ 2. Học sinh: VBT

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định(2')

2. Bài cũ :(5') Luyện tập.

- Gọi HS lên bảng làm bài tập sau:

Đặt tính và tính:

a) 456 + 124 ; 673 + 216 b) 542 + 157 ; 214 + 585 c) 693 + 104 ; 120 + 805

 Nhận xét, đánh giá.

3. Bài mới:(30')

Hoạt động 1: Hướng dẫn trừ các số có 3 chữ số (không nhớ)

- Hát, báo cáo sĩ số.

- 3 HS làm bài trên bảng, cả lớp làm bài ra giấy nháp.

(10)

a) Giới thiệu phép trừ:

- GV vừa nêu bài toán, vừa gắn hình biểu diễn số như phần bài học trong SGK: Có 635 hình vuông, bớt đi 214 hình vuông. Hỏi còn lại bao nhiêu hình vuông?

- Muốn biết còn lại bao nhiêu hình vuông, ta làm thế nào?

- Nhắc lại bài toán và đánh dấu gạch 214 hình vuông như phần bài học.

b) Đi tìm kết quả:

- Yêu cầu HS quan sát hình biểu diễn phép trừ .

- Phần còn lại có tất cả mấy trăm, mấy chục và mấy hình vuông?

- 4 trăm, 2 chục, 1 hình vuông là bao nhiêu hình vuông?

- Vậy 635 trừ 214 bằng bao nhiêu?

c) Đặt tính và thực hiện tính:

- Dựa vào cách đặt tính cộng các số có 3 chữ số, hãy suy nghĩ và tìm cách đặt tính trừ 635 – 214 ?

- Nếu HS đặt tính đúng, GV cho HS nêu lại cách đặt tính của mình, sau đó cho 1 số em khác nhắc lại. Nếu HS đặt tính chưa đúng, GV nêu cách đặt tính cho HS cả lớp cùng theo dõi.

* Đặt tính:

+ Đặt tính: Viết trăm dưới trăm, chục dưới chục, đơn vị dưới đơn vị.

+ Tính: Trừ từ phải sang trái, đơn vị trừ đơn vị, chục trừ chục, trăm trừ trăm.

Hoạt động 2: Thực hành.

* Bài1:

- Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.

- Nhận xét và chữa bài.

- Theo dõi và tìm hiểu bài toán.

- Lấy số hình vuông có .

- Ta thực hiện phép trừ 635 – 214

- Còn lại 4 trăm, 2 chục, 1 hình vuông.

- Là 421 hình vuông.

- 635 – 214 = 421

- 2 HS lên bảng lớp đặt tính, cả lớp làm bài ra giấy nháp.

-Theo dõi GV hướng dẫn và đặt tính theo.

-2 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài ra giấy nháp.

635 -214 421

Đặt tính rồi tính.

(11)

* Bài 2:

- Cho HS làm bài vào vở - Gọi 2 HS lên làm bài - NX chữa bài

* Bài 3: Tính nhẩm

- Yêu cầu HS nối tiếp nhau tính nhẩm trước lớp, mỗi HS chỉ thực hiện 1 con tính.

 Nhận xét, tuyên dương.

* Bài 4:

- Gọi 1 HS đọc đề bài.

- Yêu cầu 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.

- Sửa bài, nhận xét và tuyên dương.

4. Củng cố – Dặn dị (2') - Chuẩn bị: Luyện tập.

- Nhận xét tiết học.

- 4 HS lên bảng lớp làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.

484 732 592 590

- 241 -201 -222 - 470

243 531 370 120

548 395

- 312 - 23

236 372

700 – 300 = 400 900 –

300 = 600 1000 – 400 = 600 800 – 500 = 300

- 1 HS làm bảng phụ, cả lớp làm vào vở.

Giải:

Đàn gà cĩ số con là:

183 – 121 = 62 (con) Đáp số: 62 con gà.

- Nghe nhận xét tiết học.

---

BUỔI CHIỀU Thực hành tốn

PHÉP CỘNG ( KHÔNG NHỚ ) TRONG PHẠM VI 1000 I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

-HS nắm vững kĩ năng cộng ( không nhớ ), nhẩm, đặt tính đúng trong phạm vi 1000.

-HS giải toán, tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác - Phát triển tư duy toán học.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính tốn nhanh cho học sinh.

(12)

3. Thái độ: Yêu thích mơn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1.Giáo viên: Bảng phụ 2. Học sinh: VBT

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC A. Giáo viên nêu yêu cầu ôn tập B. Cho học sinh làm phiếu .

Bài 1: Đặt tính rồi tính: (HS cả lớp) 354 + 245 803 + 175

264 + 121 915 + 36 622 + 312 537 + 421 Bài 2: Tính nhẩm: (HS cả lớp) 600 + 300 300 + 300 900 + 100 200 + 200 400 + 100 700 + 200 Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3: Tính chu vi hình tam giác ABC biết AB = 210 cm; BC = 115 cm; CA

= 250 cm

Chấm một số bài.

Nhận xét.

Bài 4 : Bao thứ nhất đựng được 125 kg gạo. Bao thứ hai đựng được 130 kg gạo. Hỏi cả hai bao đựng được bao nhiêu ki-lô-gam gạo? (HSNK) Chấm, chữa bài, nhận xét.

C. Dặn dò: Chuẩn bị bài sau.

- Ôn một phần năm.

Làm phiếu.

Thảo luận nhóm đôi.

Tiếp sức kết quả.

2 em đọc lại bài.

(HSNK)

Làm phiếu bài tập Một em làm bảng lớp:

Chu vi của hình tam giác ABC là:

210 + 115 + 250 = 575 (cm) Đáp số: 575 cm

Lớp nhận xét, bổ sung.

Một em giải bảng lớp.

Lớp giải vào phiếu bài tập:

Bài giải

Cả hai bao đựng được số ki-lô-gam gạo là:

125 + 130 = 255 ( kg )

(13)

Đáp số : 255 kg gạo.

Nhận xét tiết học

=============================

Đạo đức

BẢO VỆ LỒI VÂT CĨ ÍCH (Tiết 2) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Kể được lợi ích của một số lồi vật quen thuộc đối với cuộc sống con người - Nêu được những việc cần làm phù bhợp với khả năng để bảo vệ lồi vật cĩ ích - Yêu quý và biết làm những việc phù hợp với khả năng để bảo vệ lồi vật cĩ ích ở nhà

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng sống cho học sinh.

3. Thái độ: Yêu thích mơn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1.Giáo viên: Bảng phụ 2. Học sinh: VBT

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Kiểm tra bài cũ : (4 phút)

-Vì sao cần phải bảo vệ loài vật có ích ? - Nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới :

a/ Giới thiệu bài : “ Bảo vệ loài vật có ích”

b/ Các hoạt động dạy học :

* Hoạt động 1: 10 ph Thảo luận nhóm -GV chia nhóm và nêu yêu cầu từng tính huống

-GV kết luận :Em nên khuyên ngăn các

…người lớn để bảo vệ loài vật có ích.

*Hoạt động 2 : 10 ph Chơi đóng vai -Gv nêu tình huống.

-Hs thảo luận theo nhóm.

-Đại diện nhóm trình bày.

(14)

-Gv nhận xét đánh giá

-GV Kết luận : Trong tình huống đó, An cần khuyên ngăn bạn không trèo cây,…

*Hoạt động 3 : Tự liên hệ -Gv nêu yêu cầu.

-Gv kết luận , tuyên dương những hs biết bảo vệ loài vật có ích.

Kết kuận chung : Hầu hết các loài vật đều có ích cho

4.Củng cố : (4 phút)

Vì sao ta cần phải bảo vệ loài vật có ích ? -GV nhận xét.

con người,…

-Các nhóm lên đóng vai.

-Lớp nhận xét.

-Hs tự liên hệ

====================================

BUỔI SÁNG Ngày soạn: 21/ 4 / 2019

Ngày giảng: Thứ Tư 24/ 4 / 2019

Thủ cơng

LÀM CON BƯỚM ( tiết 1) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết cách làm con bướm bằng giấy.

- Làm được con bướm bằng giấy. Con bướm tương đối cân đối. Các nếp gấp tương đối đều, phẳng.

- Thích làm đồ chơi, rèn luyện đơi tay khéo léo cho học sinh.

* Với HS khéo tay :

- Làm được con bướm bằng giấy .Các nếp đều ,phẳng.

- Cĩ thể làm được con bướm cĩ kích thước khác.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng gấp con bướm cho học sinh.

3. Thái độ: Yêu thích mơn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1.Giáo viên: Bảng phụ

(15)

2. Học sinh: VBT

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Kiểm tra

- Kiểm tra đồ dùng học tập.

2. Dạy bài mới :

a)Giới thiệu bài. Làm con bướm - Nghe – nhắc lại b)Hướng dẫn các ho t đ ngạ :

Hoạt động 1 : Quan sát, nh n xét.ậ + Con bướm làm bằng gì ?

+ Có những bộ phận nào ?

- Làm bằng giấy.

- Cánh bướm, thân, râu.

Hoạt động 2 : Hướng dẫn mẫu trên quy trình

- Hướng dẫn các bước :

Bước 1 : Cắt giấy.

- Cắt m t t giấy hình vuông có c nh 14 ôộ ờ ạ - Cắt m t t giấy hình vuông có c nh 10 ôộ ờ ạ - Cắt m t nan giấy ch nh t khác màu dài 12ộ ữ ậ

ô, r ng gấ&n n a ô đ làm rấu bộ ử ể ướm.

- Bước 1 : Cắt giấy.

Bước 2 : Gấp cánh bướm.

- Tạo các đường nếp gấp:

+ Gấp đôi tờ giấy hình vuông 14 ô theo đường chéo như hình 1 được H2.

+ Gấp liên tiếp 3 lần nữa theo đường dấu gấp ở hình 2,3,4 sao cho các nếp gấp cách đều ta được H5 (chú ý miết kĩ các nếp gấp)

-

- Bước 2 : Gấp cánh bướm

h 2

- Mở hình 5 cho đến khi trở lại tờ giấy hình

Hình 3 Hình 4 Hình 5

(16)

vuông như ban đầu .Gấp các nếp gấp cách đều theo các đường dấu gấp cho đến hết tờ giấy, sau đó gấp đôi lại để lấy giấu giữa (H6) ta được đôi cánh bướm thứ nhất.

Hình 6

- Lấy tờ giấy hình vuông cạnh 10 ô và gấy như tờ giấy hình vuông cạnh 14 ô, ta được đôi cánh bướm thứ hai (H7)

Bước 3 : Buộc thân bướm.

- Dùng chỉ buộc chặt hai đôi cánh bướm ở nếp gấp giữa sao cho hai cánh bướm mở theo hai hướng ngược chiều nhau (H8)

 Chú ý: Sau khi buộc, mở rộng các nếp gấp của cánh bướm cho đẹp.

- Bước 3 : Buộc thân bướm.

Bước 4 : Làm râu bướm.

- Gấp đôi nan giấy làm râu bướm, mặt kẻ ô ra ngoài, dùng thân bút chì hoặc mũi kéo vuốt cong mặt kẻ ô của hai đầu nan râu bướm.

- Dán râu bướm vào thân bướm ta được con bướm hoàn chỉnh (H9)

 Gợi ý: Có thể lấy sợi dây đồng dài 15 cm buộc qua thân bướm một vòng, sau đó quấn một vòng tròn ở mỗi đầu sợi dâu đồng làm râu bướm.

- Bước 4 : Làm râu bướm.

Hoạt động 3 : Thực hành.

- Tổ chức thực hành theo nhóm - Thực hành làm con bướm.

- Nhận xét đánh giá sản phẩm. - Trưng bày sản phẩm.

3. Nhận xét – Dặn dò.

Nhận xét về tinh thần, thái độ, kết quả học tập của HS.

============================

Tập đọc

TIẾT 93: CÂY VÀ HOA BÊN LĂNG BÁC I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Đọc rành mạch toàn bài; biết ngắt nghỉ hơi đúng ở các câu văn dài.

(17)

- Hiểu ND: Cây và hoa đẹp nhất khắp miền đất nước tụ hội bên lăng Bác, thể hiện lòng tôn kính của toàn dân với Bác.

* GDTGĐĐHCM : Giúp HS hiểu : Cây và hoa từ khắp miền đất nước tụ hội bên lăng Bác thể hiện niềm tôn kính thiêng liêng của toàn dân với Bác.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh.

3. Thái độ: Yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1.Giáo viên: Bảng phụ 2. Học sinh: VBT

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định(2')

2. Bài cũ :(5') Chiếc rễ đa tròn

- Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Chiếc rễ đa tròn.

 Nhận xét, đánh giá.

3. Bài mới: (30')

Hoạt động 1: Luyện đọc GV đọc mẫu toàn bài lần 1.

* Đọc từng câu trước lớp

- Yêu cầu HS đọc bài theo hình thức nối tiếp.

Theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của các HS.

* Đọc đoạn trước lớp

- Yêu cầu HS đọc chú giải và chuyển sang đọc đoạn.

- Bài được chia làm 4 đoạn.

+ Đoạn 1: Trên quảng trường … hương thơm.

+ Đoạn 2: Ngay thềm lăng … đã nở lứa đầu.

+ Đoạn 3: Sau lăng … toả hương ngào ngạt.

+ Đoạn 4: Phần còn lại.

- Đọc từng đoạn kết hợp luyện ngắt giọng các câu:

+ Cây và hoa khắp miền đất nước về đây tụ hội,/ đâm chồi,/ phố sắc,/ toả ngát hương thơm.//...

- Hát, báo cáo sĩ số.

- 3 HS đọc bài nối tiếp, mỗi HS một đoạn. 1 HS đọc toàn bài. Sau đó trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 của bài.

- HS theo dõi và đọc thầm theo.

- Mỗi HS đọc 1 câu, đọc từ đầu cho đến hết bài

- Đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ mới.

- HS lắng nghe.

- HS đọc

(18)

- Yêu cầu HS luyện đọc từng đoạn. Sau mỗi lần có 1 HS đọc, GV dừng lại để hướng dẫn ngắt giọng câu văn dài và giọng đọc thích hợp.

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp, GV và cả lớp theo dõi để nhận xét.

* Đọc đoạn trong nhóm

- Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm.

* Thi đọc

 Nhận xét, tuyên dương.

* Cả lớp đọc đồng thanh

 Nhận xét.

Hoạt động 2: Tìm hiểu bài

- GV có thể giải thích thêm về một số loại cây và hoa mà HS của từng địa phương chưa biết.

- Kể tên các loại cây được trồng phía trước lăng Bác?

- Những loài hoa nổi tiếng nào ở khắp mọi miền đất nước được trồng quanh lăng Bác?

- Tìm những từ ngữ hình ảnh cho thấy cây và hoa luôn cố gắng làm đẹp cho lăng Bác?

- Câu văn nào cho thấy cây và hoa cũng mang tình cảm của con người đối với Bác?

4. Củng cố – Dặn dò (2')

Gọi 1 HS đọc toàn bài và hỏi: Cây và hoa bên lăng Bác tượng trưng cho ai?

- Dặn HS về nhà đọc lại bài.

- HS luyện đọc câu dài.

- HS đọc trước lớp

Lần lượt từng HS đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau.

- HS thi đọc.

- HS đọc đồng thanh.

- Theo dõi và đọc thầm theo.

- Cây vạn tuế, cây dầu nước, cây hoa ban.

- Hoa ban, hoa đào Sơn La, hoa sứ đỏ Nam Bộ, hoa dạ hương, hoa nhài, hoa mộc, hoa ngâu.

- Tụ hội, đâm chồi, phô sắc, toả ngát hương thơm.

- Cây và hoa của non sông gấm vóc đang dâng niềm tôn kính thiêng liêng theo đoàn người vào lăng viếng Bác.

- Cây và hoa bên lăng Bác tượng trưng cho nhân dân Việt Nam luôn tỏ lòng tôn kính với Bác.

- Nhận xét tiết học.

(19)

- Chuẩn bị:

- Bảo vệ như thế là rất tốt.

--- Kể chuyện

TIẾT 31: CHIẾC RỄ ĐA TRÒN I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Sắp xếp đúng trật tự các tranh theo nội dung câu chuyện và kể lại được từng đoạn của câu chuyện.

- HS biết kể lại toàn bộ câu chuyện .

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng kể chuyện cho học sinh.

3. Thái độ: Yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1.Giáo viên: Bảng phụ 2. Học sinh: VBT

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định(1')

2. Bài cũ : Ai ngoan sẽ được thưởng.(5')

- Gọi HS kể lại câu chuyện Ai ngoan sẽ được thưởng.

- Qua câu chuyện con học được những đức tính gì tốt của bạn Tộ?

- Nhận xét, đánh giá.

3. Bài mới: Chiếc rễ đa tròn(32')

* Sắp xếp lại các tranh theo trật tự - Gắn các tranh không theo thứ tự.

- Yêu cầu HS nêu nội dung của từng bức tranh. (Nếu HS không nêu được thì GV nói).

- Yêu cầu HS suy nghĩ và sắp xếp lại thứ tự các bức tranh theo trình tự câu chuyện.

- Gọi 1 HS lên dán lại các bức tranh theo đúng thứ tự.

- 3 HS kể nối tiếp, mỗi HS kể một đoạn.

- Khi có lỗi cần dũng cảm nhận lỗi.

- Quan sát tranh.

- Tranh 1: Bác Hồ đang hướng dẫn chú cần vụ cách trồng rễ đa.

- Tranh 2: Các bạn thiếu nhi thích thú chui qua vòng tròn, xanh tốt của cây đa non.

- Tranh 3: Bác Hồ chỉ vào chiếc rễ đa nhỏ nằm trên mặt đất và bảo chú cần vụ đem trồng nó.

(20)

- Nhận xét, tuyên dương.

* Kể lại từng đoạn truyện Bước 1: Kể trong nhóm

- GV yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm.

Khi một HS kể, các HS theo dõi, dựa vào tranh minh hoạ và các câu hỏi gợi ý.

Bước 2: Kể trước lớp

- Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp.

- Sau mỗi lượt HS kể, gọi HS nhận xét.

- Chú ý khi HS kể GV có thể đặt câu hỏi gợi ý nếu thấy các em còn lúng túng.

 Nhận xét, tuyên dương.

* Kể toàn bộ câu chuyện

4. Củng cố – Dặn dò (2') - Cho HS kể chuyện theo vai - Nhận xét.

- Dặn HS về nhà tập kể cho người thân nghe.

- Chuẩn bị: Chuyện quả bầu.

- Đáp án: 3 – 2 – 1

- Mỗi nhóm 4 HS, lần lượt mỗi HS trong nhóm kể lại nội dung một đoạn của câu chuyện. Các HS khác nhận xét, bổ sung của bạn.

- Đại diện các nhóm HS kể. Mỗi HS trình bày một đoạn.

- HS nhận xét theo các tiêu chí đã nêu.

- HS nhớ nội dung kể toàn bộ câu chuyện.

- 3 HS đóng 3 vai: người dẫn chuyện, Bác Hồ, chú cần vụ để kể lại truyện.

- Nghe nhận xét.

--- Toán

TIẾT 153: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết cách làm tính trừ ( không nhớ ) các số trong phạm vi 1000, trừ có nhớ trong phạm vi 1000.

- Biết giải bài toán về ít hơn.

(21)

- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính toán nhanh cho học sinh.

3. Thái độ: Yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1.Giáo viên: Bảng phụ 2. Học sinh: VBT

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định(1')

2. Bài cũ (5'): Phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 1000.

- Gọi HS lên bảng làm bài tập sau:

Đặt tính và tính:

a) 456 – 124 ; 673 – 212 b) 542 – 100 ; 264 – 135

 Nhận xét, bài làm của HS 3. Bài mới;(32') Luyện tập Bài 1:

- Yêu cầu HS làm bài bảng con.

 Nhận xét, tuyên dương.

Bài 2:

- Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc đặt tính và thực hiện tính trừ các số có 3 chữ số.

- Yêu cầu HS cả lớp làm bài.

 Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3:

Chỉ bảng và cho HS đọc tên các dòng trong bảng tính: Số bị trừ, số trừ, hiệu.

- Muốn tìm hiệu ta làm thế nào?

- Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào?

- Muốn tìm số trừ ta làm thế nào?

- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm.

 Nhận xét, tuyên dương.

- 3 HS làm bài trên bảng, cả lớp làm bài ra giấy nháp.

- HS cả lớp làm vào bảng con - HS nxét, sửa bài

- 3 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào vở.

- Nxét, sửa bài

- HS quan sát.

- Muốn tìm hiệu ta lấy số bị trừ trừ đi số trừ.

- Ta lấy hiệu cộng với số trừ.

- Ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu.

- HS làm bài theo nhóm.

- Nxét, sửa bài

- HS làm vở

(22)

Bài 4:

- Gọi HS đọc đề bài.

- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 Hs lên làm ở bảng phụ.

 Nhận xét, tuyên dương.

4. Củng cố – Dặn dò (2') - Chuẩn bị: Luyện tập chung.

- Nhận xét tiết học.

Giải:

Trường Tiểu học Hữu Nghị có số học sinh là:

865 – 32 = 833 ( HS ) Đáp số: 833 học sinh.

- HS nghe.

Nhận xét tiết học.

---

BUỔI CHIỀU Thực hành Tiếng Việt

LUYỆN VIẾT CHỮ HOA: N( Kiểu 2) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Viết đúng chữ hoa N( kiểu 2) ; chữ và câu ứng dụng: Người:

Người ta là hoa đất(1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ) 2. Kỹ năng: Biết viết đúng cỡ chữ, trình bày sạch đẹp.

3.Thái độ: HS có tính cẩn thận trong khi viết, ngồi đúng tư thế.

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Mẫu chữ N( Kiểu 2); bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Bài mới; 2p

2.Giới thiệu bài: 2p 3. Hướng dẫn tv: 30p a) HDHS viết chữ hoa

- HD HS quan sát nhận xét chữ N - HD HS cách viết. Viết mẫu lên bảng - Cho HS tập viết bảng con

- Sửa lỗi cho HS.

b) HD viết câu ứng dụng

- Gọi 1 HS đọc câu ứng dụng trên bảng

- HS quan sát nhận xét - HS quan sát

- HS viết bảng con

(23)

phụ: Người ta là hoa đất.

- GV giải nghĩa câu ứng dụng

- Cho HS nhận xét câu ứng dụng trên bảng, nêu nhận xét

- GV viết mẫu câu ứng dụng và HD HS cách viết.

- HD viết bảng con - Nhận xét chữa lỗi.

c) HD HS viết vào vở - GV nêu y/c viết

- Cho HS viết bài vào vở, theo dõi uốn nắn

- Thu 5 đến 7 bài, nhận xét 4. Củng cố: 3p

- Hệ thống nội dung bài.Nhận xét tiết học.

- HS về luyện viết tiếp ở nhà.

-1 HS đọc cả lớp theo dõi.

- HS nghe

- HS nghe, theo dõi - Viết bảng con - HS theo dõi - HS viết bài - HS nghe.

======================================

Chính tả

TIẾT 61:VIỆT NAM CÓ BÁC I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nghe - viết đúng bài CT, trình bày đúng bài thơ lục bát Việt Nam có Bác.

- Làm được BT2 và BT (3) a.

* GDTGĐĐHCM : HS hiểu nội dung bài CT : Ca ngợi BH là người tiêu biểu cho dân tộc VN.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh.

3. Thái độ: Yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1.Giáo viên: Bảng phụ 2. Học sinh: VBT

(24)

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định(1')

- Chuyển tiết

2. Bài cũ:(5') Cháu nhớ Bác Hồ.

Gọi 5 HS lên bảng đặt câu có từ chứa tiếng bắt đầu bằng c h/tr hoặc từ chứa tiếng có vần êt/êch.

Nhận xét, chữa bài.

3. Bài mới:(32') Việt Nam có Bác Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả GV đọc toàn bài thơ.

Gọi 2 HS đọc lại bài.

Bài thơ nói về ai?

Công lao của Bác Hồ được so sánh với gì?

Nhân dân ta yêu quý và kính trọng Bác Hồ như thế nào?

* GDTGĐĐHCM

Bài thơ có mấy dòng thơ?

Đây là thể thơ gì? Vì sao em biết?

- Các chữ đầu dòng được viết như thế nào?

Ngoài các chữ đầu dòng thơ, trong bài chúng ta còn phải viết hoa những chữ nào?

Yêu cầu HS đọc các tiếng khó viết.

Yêu cầu HS viết các từ này.

Chỉnh sửa lỗi cho những HS viết sai chính tả.

- 5 HS thực hiện yêu cầu của GV - Theo dõi và đọc thầm theo.

2 HS đọc lại bài.

Bài thơ nói về Bác Hồ.

Công lao của Bác Hồ được so sánh với non nước, trời mây và đỉnh Trường Sơn.

Nhân dân ta coi Bác là Việt Nam, Việt Nam là Bác.

Bài thơ có 6 dòng thơ.

Đây là thể thơ lục bát vì dòng đầu có 6 tiếng, dòng sau có 8 tiếng.

Các chữ đầu dòng thì phải viết hoa, chữ ở dòng 6 tiếng lùi vào 1 ô, chữ ở dòng 8 tiếng viết sát lề.

Viết hoa các chữ Việt Nam, Trường Sơn vì là tên riêng. Viết hoa chữ Bác để thể hiện sự kính trọng với Bác.

Tìm và đọc các từ ngữ: non nước, Trường Sơn, nghìn năm, lục bát.

2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào nháp.

HS theo dõi.

HS viết.

HS đổi chéo vở kiểm tra.

HS lắng nghe.

(25)

- GV đọc bài cho HS viết.

- Soát lỗi

- Chấm chữa bài

Hoạt động 2: Luyện tập * Bài 2

Gọi HS đọc yêu cầu.

Gọi HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 đoạn thơ.

Gọi HS nhận xét, sau đó chữa bài cho HS.

* Bài 3a

Gọi HS đọc yêu cầu.

Dán 2 tờ giấy có ghi đề bài lên bảng, yêu cầu 2 nhóm thi làm bài theo hình thức nối tiếp. Mỗi HS chỉ điền 1 từ rồi đưa phấn cho bạn. Nhóm nào nhanh và đúng sẽ thắng.

 Nhận xét, tuyên dương.

4. Củng cố – Dặn dò(2')

Dặn HS về nhà làm bài tập chính tả.

Chuẩn bị: Cây và hoa bên lăngBác.

-1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.

- HS làm bài nối tiếp, HS dưới lớp làm vào Vở Bài tập Tiếng Việt 2, tập hai.

Có bưởi cam thơm, mát bóng dừa Có rào râm bụt đỏ hoa quê....

-Điền tiếng thích hợp vào chỗ trống.

2 nhóm cùng làm bài.

a) Tàu rời ga

Sơn Tinh dời từng dãy núi đi Hổ là loài thú dữ

Bộ đội canh giữ biển trời.

Nhận xét tiết học.

=================================

BUỔI SÁNG Ngày soạn: 22/ 4 / 2019

Ngày giảng: Thứ Năm 25/ 4/ 2019

Toán

TIẾT 154: LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết làm tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100; làm tính cộng, trừ không nhớ các số có đến ba chữ số.

- Biết cộng, trừ nhẩm các số tròn trăm.

- Giáo dục học sinh yêu thích học môn toán.

(26)

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính toán nhanh cho học sinh.

3. Thái độ: Yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1.Giáo viên: Bảng phụ 2. Học sinh: VBT

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định(2')

- Cho HS hát, kiểm tra sĩ số.

2. Bài cũ : Luyện tập (5')

- Gọi HS lên bảng làm bài tập sau:

Đặt tính và tính:

a) 457 – 124 ; 673 + 212 b) 542 + 100 ; 264 – 153 c) 698 – 104 ; 704 + 163 - Nhận xét, bài làm của HS 3. Bài mới: Luyện tập chung(32') * Bài 1, 2, 3:

- Yêu cầu HS tự làm bài. Sau đó gọi HS nối tiếp nhau đọc kết quả của bài toán.

 Nhận xét, tuyên dương.

* Bài 4:

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - Yêu cầu HS tự làm bài.

- Chữa bài, sau đó yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính.

 Nhận xét.

4. Củng cố – Dặn dò(1')

- GV cho HS làm bài tập bổ trợ những phần kiến thức còn yếu.

- Hát, báo cáo sĩ số.

- 3 HS lần lượt làm bài trên bảng, cả lớp làm bài ra giấy nháp.

- HS cả lớp làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.

- Đặt tính rồi tính.

- 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.

- HS nxét tiết học

=========================================

Luyện từ và câu

TIẾT 31: TỪ NGỮ VỀ BÁC HỒ. DẤU CHẤM, DẤU PHẨY.

I. MỤC TIÊU

(27)

1. Kiến thức

- Chọn được từ ngữ cho trước để điền đúng vào đoạn văn (BT1) tìm được một vài từ ngữ ca ngợi Bác Hồ ( BT2)

- Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào đoạn văn có chỗ trống ( BT3)

* GDTGĐĐHCM: Qua bài học, giúp HS biết thêm 1 số từ ngữ ca ngợi BH.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng mở rộng vốn từ cho học sinh.

3. Thái độ: Yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1.Giáo viên: Bảng phụ 2. Học sinh: VBT

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1 Ổn định(1')

- Chuyển tiết

2. Bài cũ :(5') Từ ngữ về Bác Hồ.

- Gọi 3 HS lên viết câu của bài tập 3 tuần 30.

- GV nhận xét.

3. Bài mới: (32')

Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập Bài 1

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.

- Gọi 2 HS đọc các từ ngữ trong dấu ngoặc.

- Gọi 1 HS lên bảng gắn các thẻ từ đã chuẩn bị vào đúng vị trí trong đoạn văn.

- Nhận xét chốt lời giải đúng.

Bài 2: GV yêu cầu: Tìm một vài từ ngữ ca ngợi Bác Hồ.

GV chốt ý. GDTGĐĐHCM.

Bài 3

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Treo bảng phụ.

- Yêu cầu HS tự làm.

- 3 HS thực hiện yêu cầu của GV.

- 1 HS đọc yêu cầu của bài.

- 2 HS đọc từ.

- HS làm bài theo yêu cầu.

- HS đọc đoạn văn sau khi đã điền từ:

HS tìm từ (theo cặp) rồi trình bày trước lớp.

Cả lớp nhận xét, bổ sung.

- Bài tập yêu cầu chúng ta điền dấu chấm, dấu phẩy vào ô trống.

- 1 HS lên bảng, HS dưới lớp làm vào Vở

(28)

-Vì sao ô trống thứ nhất điền dấu phẩy?

- Vì sao ô trống thứ hai điền dấu chấm?

- Vậy còn ô trống thứ 3 điền dấu gì?

 Dấu chấm được viết ở cuối câu.

4. Củng cố – Dặn dò(1')

- Dặn dò HS về nhà tìm thêm các từ ngữ về Bác Hồ, tập đặt câu với các từ này.

Chuẩn bị: Từ trái nghĩa. Dấu chấm, dấu phẩy.

Một hôm, Bác Hồ đến thăm một ngôi chùa. Lệ thường, ai vào chùa cũng phải bỏ dép. Nhưng vị sư cả mời Bác đi cả dép vào. Bác không đồng ý. Đến thềm chùa, Bác cởi dép để ngoài như mọi người, xong mới bước vào.

- Vì “Một hôm” chưa thành câu.

- Vì Bác không đồng ý đã thành câu và chữ đứng liền sau đã viết hoa.

- Điền dấu phẩy vì Đến thềm chùa chưa thành câu.

- HS nghe.

- Nhận xét tiết học.

--- Tự nhiên xã hội

Bài 31 : MẶT TRỜI I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

– Nêu được hình dạng, đặc điểm và vai tró của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất.

– Hình dung (tưởng tượng) được điều gì xảy ra nếu Trái Đất không có Mặt Trời.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tốt cho học sinh.

3. Thái độ: Yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1.Giáo viên: Bảng phụ 2. Học sinh: VBT

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Khởi động

2. Bài cũ Nhận biết cây cối và các con vật.

- Hát

- HS trình bày. Bạn nhận xét

(29)

+Kể tên các hành động không nên làm để bảo vệ cây và các con vật?

+Kể tên các hành động nên làm để bảo vệ cây và các con vật?

-GV nhận xét.

3. Bài mới

a/Giới thiệu: -Mặt Trời.

b/Phát triển các hoạt động

 Hoạt động 1: Hát và vẽ về Mặt Trời theo hiểu biết.

-Gọi HS lên bảng vẽ ông mặt trời, cả lớp hát bài

“Cháu vẽ ông Mặt Trời”

 Hoạt động 2: Em biết gì Mặt Trời?

+Em biết gì Mặt Trời?

-GV ghi nhanh các ý kiến (không trùng lặp) lên bảng và giải thích thêm:

1. Mặt Trời có dạng hình cầu giống quả bóng.

2. Mặt Trời có màu đỏ, sáng rực, giống quả bóng lửa khổng lồ.

3. Mặt Trời ở rất xa Trất Đất.

+Khi đóng kín cửa lớp, các em có học được không? Vì sao?

+Vào những ngày nắng, nhiệt độ cao hay thấp, ta thấy nóng hay lạnh?

+Vậy Mặt Trời có tác dụng gì?

 Hoạt động 3: Thảo luận nhóm.

-Nêu 4 câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận:

1. Khi đi nắng, em cảm thấy thế nào?

2. Em nên làm gì để tránh nắng?

3. Tại sao lúc trời nắng to, không nên nhìn trực tiếp vào Mặt Trời?

4. Khi muốn quan sát Mặt Trời, em làm thế nào?

-Yêu cầu HS trình bày.

-Kết luận: Không được nhìn trực tiếp vào Mặt Trời, phải đeo kính râm hoặc nhìn qua chậu nước,

-5 HS lên bảng vẽ (có tô màu) về

Mặt Trời theo hiểu biết của mình. Trong lúc đó, cả lớp hát bài “Cháu vẽ

ông Mặt Trời”

-HS dưới lớp nhận xét hình vẽ của bạn đẹp/ xấu, đúng/ sai.

+Cá nhân HS trả lời.Mỗi HS chỉ nêu 1 ý kiến.

- HS nghe, ghi nhớ

+Không, rất tối. Vì khi đó không có Mặt Trời chiếu sáng.

+Nhiệt độ cao ta thấy nóng vì Mặt Trời đã cung cấp sức nóng cho Trái Đất.

+Chiếu sáng và sưởi ấm.

-HS thảo luận và thực hiện nhiệm vụ đề ra.

-1 nhóm xong trước trình bày. Các nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung.

-Trả lời theo hiểu biết.

+ Xung quanh Mặt Trời có mây.

+Xung quanh Mặt Trời có các hành tinh khác.

+ Xung quanh Mặt Trời không có gì

(30)

phải đội mũ khi đi nắng.

 Hoạt động 4: Trò chơi: Ai khoẻ nhất -Hỏi: Xung quanh Mặt Trời có những gì?

-GV giới thiệu các hành tinh trong hệ Mặt Trời.

-Tổ chức trò chơi: “Ai khoẻ nhất?”

-1 HS làm Mặt Trời, 7 HS khác làm các hành tinh, có đeo các biển gắn tên hành tinh. Mặt Trời đứng tại chỗ, quay tại chỗ. Các HS khác chuyển dịch mô phỏng hoạt động của các hành tinh trong hệ Mặt Trời. Khi HS Chuẩn bị xong, HS nào chạy khoẻ nhất sẽ là người thắng cuộc.

-GV chốt kiến thức: Quanh Mặt Trời có rất nhiều hành tinh khác, trong đó có Trái Đất. Các hình tinh đó đều chuyển động xung quanh Mặt Trời và được Mặt Trời chiếu sáng và sưởi ấm. Nhưng chỉ có ở Trái Đất mới có sự sống.

 Hoạt động 5: Đóng kịch theo nhóm.

-Yêu cầu: Các nhóm hãy thảo luận và đóng kịch theo chủ đề: Khi không có Mặt Trời, đều gì sẽ xảy ra?

-Hỏi: Vào mùa hè, cây cối xanh tươi, ra hoa kết quả nhiều – Có ai biết vì sao không?

-Hỏi: Vào mùa đông, thiếu ánh sáng Mặt Trời, cây cối thế nào?

-Chốt kiến thức: Mặt Trời rất cần thiết cho sự sống. Nhưng chúng ta phải biết bảo vệ mình để tránh ánh nắng Mặt Trời làm ta bị cảm, sốt và tổn thương đến mắt.

4. Củng cố – Dặn dò

-Yêu cầu HS về nhà sưu tầm thêm những tranh ảnh về Mặt Trời để giờ sau triển lãm.

-Chuẩn bị: Mặt Trời và phương hướng

cả.

-HS đóng kịch dưới dạng đối thoại (1 em làm người hỏi, các bạn trong nhóm

lần lượt trả lời).

- Vì có Mặt Trời chiếu sáng, - cung cấp độ ẩm.

- Rụng lá, héo khô.

- 2 HS nhắc lại.

====================================

Ngày soạn: 23/ 4 / 2019

(31)

Ngày giảng: Thứ Sáu 26/ 4 / 2019

Toán

ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG, TRỪ CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 1000 I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Củng cố về các phép tính cộng, trừ các số trong phạm vi 1000 - HS có ý thức trong học tập

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính toán nhanh cho học sinh.

3. Thái độ: Yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1.Giáo viên: Bảng phụ 2. Học sinh: VBT

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Ổn định:(2')

- Cho HS hát đầu giờ, báo cáo sĩ số.

2. Bài cũ(5') - Đặt tính rồi tính:

673 – 562 ; 437 + 542 796 – 254 ; 372 + 527 139 + 460 ; 875 – 575 - NX, đánh giá.

3. Bài mới Bài 1:Tính

-Yêu cầu HS tự làm bài, gọi 1 HS đọc bài trước lớp.

-Nhận xét bài làm của HS.

Bài 2.Đặt tính rồi tính:

a) 245+ 312 665+214 217+752

- Hát

- 3 HS lên bảng đặt tính thực hiện mỗi HS 2 phép tính.

- HS làm bài 215 + 354 569

313 + 426 739

626 - 213 839

512 + 224 736 -HS đặt tính và thực hiện phép tính. Sửa

(32)

b) 986 - 264 758 - 354 831- 120

-Yêu cầu HS tự đặt tính và thực hiện phép tính.

-Chữa bài, nhận xét bài của HS.

Bài 3:

-Gọi 1 HS đọc đề bài.

-Giúp HS phân tích đề toán và vẽ sơ đồ:

- Yêu cầu HS viết lời giải bài toán

Chữa bài và nhận xét bài làm của HS.

4. Củng cố – Dặn dò -Nhận xét tiết học.

-Chuẩn bị: Phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 1000

bài, bạn nhận xét.

-Bạn Lan cao 94cm, bạn Hương cao hơn Lan 4cm . Hỏi bạn Hương cao bao nhiêu cm?

-1 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở bài tập.

Bài giải Bạn Hương cao là:

94+ 4= 98(cm) Đáp số: 98cm

--- Chính tả (nghe viết)

TIẾT 62: CÂY VÀ HOA BÊN LĂNG BÁC I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nghe - viết chính xác bài CT, trình bày đúng đoạn văn xuôi.

- Làm được BT(2) a.

- Ham thích môn học.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh.

3. Thái độ: Yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1.Giáo viên: Bảng phụ 2. Học sinh: VBT

(33)

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định(1')

- Chuyển tiết

2. Bài cũ :(5') Việt Nam có Bác.

- Gọi 3 HS lên bảng. Mỗi HS tìm 3 từ ngữ.

- Nhận xét, đánh giá.

3. Bài mới: (32')

Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả - GV đọc bài lần 1.

- Gọi 2 HS đọc bài.

- Đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở đâu?

- Những loài hoa nào được trồng ở đây?

- Mỗi loài hoa có một vẻ đẹp riêng nhưng tình cảm chung của chúng là gì?

- Bài viết có mấy đoạn, mấy câu?

- Câu văn nào có nhiều dấu phẩy nhất, em hãy đọc to câu văn đó?

- Chữ đầu đoạn văn được viết như thế nào?

- Tìm các tên riêng trong bài và cho biết chúng ta phải viết như thế nào?

- Nêu những từ khó viết có trong bài  Ghi bảng.

- Yêu cầu HS viết các từ này.

- Chữa cho HS nếu sai.

- GV đọc chính tả cho HS viết.

- Yêu cầu HS đổi chéo vở kiểm tra lỗi.

- GV chấm bài.

Hoạt động 2: Luyện tập

* Bài 2a

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Tìm từ.

- 3 HS lên tìm 3 từ ngữ có tiếng chứa âm đầu r/d/gi, 3 từ có tiếng chứa dấu hỏi/ dấu ngã.

- HS dưới lớp viết vào bảng.

- Theo dõi.

- 2 HS đọc bài.

- Cảnh ở sau lăng Bác.

- Hoa đào Sơn La, sứ đỏ Nam Bộ, hoa dạ hương, hoa mộc, hoa ngâu.

- Chúng cùng nhau toả hương thơm ngào ngạt, dâng niềm tôn kính thiêng liêng theo đoàn người vào lăng viếng Bác.

- Có 2 đoạn, 3 câu.

- Trên bậc tam cấp, hoa dạ hương chưa đơm bông, nhưng hoa nhài trắng mịn, hoa mộc, hoa ngâu kết chùm đang toả hương ngào ngạt.

- Viết hoa, lùi vào 2 ô.

- Chúng ta phải viết hoa các tên riêng: Sơn La, Nam Bộ. Viết hoa chữ Bác để tỏ lòng tôn kính.

- Sơn La, khoẻ khoắn, vươn lên, Nam Bộ, ngào ngạt, thiêng liêng,…

- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào nháp.

- HS viết bài.

- HS đổi chéo vở kiểm tra lỗi.

- HS lắng nghe nhận xét của GV.

- HS tham gia chơi trò chơi.

Đáp án:

(34)

GV tiến hành chia lớp thành 2 nhóm. Mỗi nhóm có một nhóm trưởng cầm cờ. Khi GV đọc yêu cầu nhóm nào phất cờ trước sẽ được trả lời. Trả lời đúng được 10 điểm, trả lời sai trừ 5 điểm.

- Tổng kết trò chơi, tuyên dương nhóm thắng cuộc.

4. Củng cố – Dặn dò (1') - Nhận xét tiết học

Chuẩn bị: Chuyện quả bầu.

a) dầu, giấu, rụng.

- -Nghe nhận xét tiết học.

--- Tập làm văn

TIẾT 31: ĐÁP LỜI KHEN NGỢI.TẢ NGẮN VỀ BÁC HỒ I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Đáp lại được lời khen ngợi theo tình huống cho trước (BT1); quan sát ảnh Bác Hồ, trả lời được các câu hỏi về ảnh Bác ( BT2).

- Viết được một vài câu ngắn về ảnh Bác Hồ ( BT3)

* GDTGĐĐHCM (Toàn phần): Bồi dưỡng tình cảm của thiếu nhi đối với BH.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết văn cho học sinh.

* GDKNS: KN Giao tiếp ; KN Tự nhận thức 3. Thái độ: Yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1.Giáo viên: Bảng phụ 2. Học sinh: VBT

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định

2. Bài cũ : Nghe – Trả lời câu hỏi.

- Gọi 3 HS kể lại câu chuyện Qua suối.

- Qua câu chuyện Qua suối con hiểu điều gì về Bác Hồ.

- Nhận xét bài làm của HS.

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Đáp lời khen ngợi

- Hát.

- 3 HS lên bảng kể chuyện. Cả lớp theo dõi nhận xét.

- HS trả lời, bạn nhận xét.

(35)

* Bài 1:

- Gọi 1 HS đọc đề bài.

- Yêu cầu HS đọc lại tình huống 1.

- Khi em quét dọn nhà cửa sạch sẽ, bố mẹ có thể dành lời khen cho em. Chẳng hạn:

Con ngoan quá!/ Con quét nhà sạch lắm./

Hôm nay con giỏi lắm./ … Khi đó em sẽ đáp lại lời khen của bố mẹ như thế nào ?

- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp để nói lời đáp cho các tình huống còn lại.

 Khi đáp lại lời khen của người khác, chúng ta cần nói với giọng vui vẻ, phấn khởi nhưng khiêm tốn, tránh tỏ ra kiêu căng.

 Nhận xét, tuyên dương.

Hoạt động 2: Tả ngắn về Bác Hồ

* Bài 2:

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.

- Cho HS quan sát ảnh Bác Hồ.

- Ảnh Bác được treo ở đâu?

- Trông Bác như thế nào? (Râu, tóc, vầng trán, đôi mắt…)

- Em muốn hứa với Bác điều gì?

- Chia nhóm và yêu cầu HS nói về ảnh Bác trong nhóm dựa vào các câu hỏi đã được trả lời.

- Gọi các nhóm cử đại diện lên trình bày.

 Nhận xét, tuyên dương nhóm nói lời hay nhất.

* Bài 3:

- Gọi HS đọc yêu cầu và tự viết bài.

- Gọi HS trình bày (5 HS).

 Nhận xét, tuyên dương.

*GDKNS: Khi có người khen ngợi em, em sẽ nói gì?

4. Củng cố – Dặn dò - Dặn HS về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.

- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi bài trong SGK.

- Em quét dọn nhà cửa sạch sẽ được cha mẹ khen.

- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến. Ví dụ: Tình huống a:

Con cảm ơn bố mẹ./ Con đã làm được gì giúp bố mẹ đâu./ Có gì đâu ạ./ Từ hôm nay con sẽ quét nhà hằng ngày giúp bố mẹ./…

- HS nxét, sửa

- Đọc đề bài trong SGK.

- HS quan sát.

- Ảnh Bác được treo trên tường.

- Râu tóc Bác trắng như cước.

Vầng trán cao và đôi mắt sáng ngời…

- Em muốn hứa với Bác là sẽ chăm ngoan học giỏi.

- Các HS trong nhóm nhận xét, bổ sung cho bạn.

- Ví dụ: Trên bức tường chính giữa lớp học em treo một tấm ảnh Bác Hồ. Bác lúc nào cũng mỉm cười với chúng em. Râu tóc Bác trắng như cước, vầng trán cao, đôi mắt sáng ngời. Em nhìn ảnh Bác và luôn hứa sẽ chăm ngoan, học giỏi để cha mẹ và thầy cô vui lòng.

- 5 HS đứng lên đọc bài viết của mình.

- HS nxét, sửa bài - Nhận xét tiết học.

(36)

Chuẩn bị: Đỏp lời từ chối. Đọc sổ liờn lạc.

---

SINH HOẠT (20p)

KIỂM ĐIỂM TUẦN 31 –PHƯƠNG HƯỚNG TUẦN 32 I/ MỤC TIấU

- HS thấy đợc những u điểm, nhợc điểm của mình trong tuần vừa qua - Đề ra phơng hớng và biện pháp trong tuần tới

- Giáo dục HS có ý thức vơn lên trong học tập II/ CHUẨN BỊ

A. Đỏnh giỏ cỏc hoạt động của tuần 31 1. Ưu điểm:

………

………

………

………

2. Nhược điểm:

………

………

………

………

B. Phương hướng tuần tới

………

……….

BUỔI CHIỀU Tập viết

TIẾT 31: CHỮ HOA N (Kiểu 2) I. MỤC TIấU

1. Kiến thức

- Viết đỳng chữ hoa N - kiểu 2 ( 1 dũng cỡ vừa, 1 dũng cỡ nhỏ ), chữ và cõu ứng dụng: Người ( 1 dũng cỡ vừa, 1 dũng cỡ nhỏ ) Người ta là hoa đất (3 lần )

- Gúp phần rốn luyện tớnh cẩn thận

2. Kĩ năng: Rốn kĩ năng viết đỳng mẫu cho học sinh.

3. Thỏi độ: Yờu thớch mụn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1.Giỏo viờn: Bảng phụ 2. Học sinh: VBT

(37)

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định(1')

2. Bài cũ :(5') Chữ hoa: M (kiểu 2) - Kiểm tra vở viết.

- Hãy nhắc lại câu ứng dụng.

- Yêu cầu HS viết: Mắt sáng như sao.

- GV nhận xét, bài viết của HS 3. Bài mới:(32') Chữ hoa: N (kiểu 2) Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ cái hoa - Gắn mẫu chữ N kiểu 2

- Chữ N kiểu 2 cao mấy li?

- Viết bởi mấy nét?

- GV chỉ vào chữ N kiểu 2 và miêu tả:

Gồm 2 nét giống nét 1 và nét 3 của chữ M kiểu 2.

- GV viết bảng lớp.

- GV hướng dẫn cách viết:

Nét 1: Giống cách viết nét 1 chữ M kiểu 2.

Nét 2: Giống cách viết nét 3 của chữ M kiểu 2.

- GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết.

- HS viết bảng con.

- GV yêu cầu HS viết 2, 3 lượt.

- GV nhận xét uốn nắn.

Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng - Giới thiệu câu: Người ta là hoa đất.

- Nêu độ cao các chữ cái?

- Hãy nêu cách đặt dấu thanh ở các chữ ? - Các chữ viết cách nhau khoảng chừng nào?

- Yêu cầu HS viết bảng con chữ Người.

- GV nhận xét và uốn nắn.

-

- HS viết bảng con.

- HS nêu câu ứng dụng.

- - 3 HS viết bảng lớp. Cả lớp viết bảng con.

-

- HS quan sát

-5 li.

- - 2 nét

- - HS quan sát - HS quan sát.

- HS tập viết trên bảng con

- HS quan sát, nhận xét.

- N, g, h : 2,5 li; t : 1,5 li - ư, ơ, i, a, o, : 1 li

- Dấu huyền (`) trên ơ và a

(38)

Hoạt động 3: Viết vở

- GV yêu cầu HS nêu yêu cầu khi viết.

- Yêu cầu HS viết: 1 dịng N cỡ vừa, 1 dịng N cỡ nhỏ; 1 dịng Người cỡ vừa, 1 dịng Người cỡ nhỏ; 3 lần cụm từ ứng dụng cỡ nhỏ.

- GV theo dõi, giúp đỡ HS.

- Chấm, chữa bài.

- GV nhận xét chung.

4. Củng cố – Dặn dị(2')

- Nhắc HS hồn thành nốt bài viết.

- Chuẩn bị: Chữ hoa Q ( kiểu 2).

GV nhận xét tiết học.

- Dấu sắc (/) trên â.

- Khoảng chữ cái o - HS viết bảng con

- - HS viết

- Nghe nhận xét.

--- Thực hành tốn

PHÉP TRỪ ( KHÔNG NHỚ ) TRONG PHẠM VI 1000 I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Làm tính đúng với đơn vị km, mm.

- Phát triển tư duy toán học.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính tốn nhanh cho học sinh.

3. Thái độ: Yêu thích mơn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1.Giáo viên: Bảng phụ 2. Học sinh: VBT

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC A/ Giáo viên nêu yêu cầu ôn tập.

B/ Cho học sinh làm bài tập ôn.

Bài 1 : Tính nhẩm: (HS cả lớp) 500 – 200 = 100 – 700 = 700 – 600 = 800 – 400 = 900 – 100 = 300 - 300 = -Làm vào phiếu bài tập.

-Một số em nêu miệng kết quả:

GV nhận xét, sửa sai.

*Bài 1 : Tính:

395 867 978 796

(39)

Bài 2: Thùng to đựng 176l dầu, thùng bé đựng ít hơn thùng to 43 l.

Hỏi thùng bé đựng bao nhiêu lít dầu?(HSNK)

HS làm vào phiếu bài tập.

1 em lên bảng lớp làm:

Bài giải

Thùng bé đựng được số lít dầu là:

176 - 43 = 133 ( l ) Đáp số: 133 l dầu -Chấm bài, nhận xét.

C/ Dặn dò:

-Nhận xét giờ học.

-Chuẩn bị bài sau.

- 215 - 454 - 772 - 583 HS làm vào PBT.

GV chấm một số bài.

2 em lên bảng chữa bài:

Bài 2:

Lan có 245 hòn bi, Hà có ít hơn Lan 35 hòn bi. Hỏi cả hai bạn có bao nhiêu hòn bi?

Làm vào phiếu bài tập:

em lên bảng lớp làm:

Bài giải

Số hòn bi của Hà có là:

245 – 35 = 215 ( hòn bi ) Cả hai bạn có số hòn bi là:

245 + 215 = 460 ( hòn bi ) Đáp số: 460 hòn bi GV chấm một số bài, nhận xét

==================================

HĐNGLL - SHTCĐ

CHỦ ĐIỂM THÁNG 4: HỊA BÌNH VÀ HỮU NGHỊ Thời lượng: 40 phút

1.Tên hoạt động: Hịa bình và hữu nghị 2. Mục tiêu hoạt động

2.1. Mục tiêu kiến thức

- Nâng cao hiểu biết về vấn đề "Hồ bình và hữu nghị”, ý nghĩa của hồ bình và hữu nghị đối với cuộc sống của nhân loại nĩi chung và đối với trẻ em thực hiện các quyền của mình nĩi riêng.

- Yêu hồ bình và hữu nghị, ghét bạo lực, chiến tranh, thơng cảm với nhân dân và trẻ em ở các nước cĩ chiến tranh, tơn trọng ý kiến quan điểm của bạn.

2.2. Mục tiêu thái độ - Mạnh dạn ,tự tin.

2.3. Mục tiêu kĩ năng

(40)

- Biết trình bày ý kiến, quan

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Đạo đức: BẢO VỆ LOÀI VẬT CÓ ÍCH (Tiết 1) Một số ích lợi của động vật có ích.

mấy bạn nhỏ dùng gậy trêu chọc các con vật trong chuồng thú. a) Mặc các bạn, không quan tâm.. a) Chỉ những vật nuôi mới có ích. b) Tất cả các con vật đều cần

Trả lời: Giúp đỡ người khuyết tật bằng nhiều cách khác nhau như: Đẩy xe lăn, dẫn người mù qua đường, vui chơi với các bạn tàn tật, quyên góp ủng hộ nạn

Hãy bày tỏ ý kiến trước cách ứng xử đúng nhất trong trường hợp em thấy mấy bạn nhỏ dùng gậy trêu chọc các con vật trong chuồng thú.. Mặc các

Với những phân tích ở các phần trên, ta có thể thấy rằng tính đến thời điểm hiện tại thì các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế đã và đang đón

Đoán xen con vật nào có ích, con vật nào

- Kể được một vài lợi ích của cây và hoa nơi công cộng đối với cuộc sống của con người.. - Nêu được một vài việc cần làm để bảo vệ cây

Kiến thức: - Kể được một vài lợi ích của cây và hoa nơi công cộng đối với cuộc sống của con người1. Kĩ năng: - Nêu được một vài việc cần làm để bảo vệ cây