• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
30
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 6

Ngày soạn: 12/10/2018

Ngày giảng: Thứ 2 ngày 15 tháng 10 năm 2018 Toán

SỐ 10

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp hs có khái niệm ban đầu về số 10.

2. Kỹ năng: Biết đọc, viết các số 10. Đếm và so sánh các số trong phạm vi 10; vị trí của số 10 trong dãy số từ 0 đến 10.

3. Thái độ: HS tự giác, tích cực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG

-UDCNTT- máy tính, ti vi- Các nhóm có 10 đồ vật cùng loại.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C:

1. Kiểm tra bài cũ(5’): Số?

- Kể tên các số bé hơn 9?

- 9 lớn hơn những số nào?

- Gv nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới

a. Giới thiệu số 10:(10’)

* Bước 1: Lập số 10.

- Cho hs lấy 9 hình vuông, rồi lấy thêm 1 hình vuông nữa và hỏi: Tất cả có mấy hình vuông?

- Gv cho hs quan sát tranh nêu: Có 9 bạn đang chơi trò chơi Rồng rắn lên mây. + Có mấy bạn làm rắn?

+ Mấy bạn làm thầy thuốc?

+ Tất cả có bao nhiêu bạn?

- Tương tự gv hỏi:

+ 9 chấm tròn thêm 1 chấm tròn là mấy chấm tròn?

+ 9 con tính thêm 1 con tính là mấy con tính?

- Gv hỏi: có mười bạn, mười chấm tròn, mười con tính,

- 2 hs làm bài trên bảng.

- HS kể miệng cá nhân

- Hs tự thực hiện.

- 3 hs nêu.

- Có 9 bạn - Có 1 bạn

- Tất cả có 10 bạn

- ...Là 10 chấm tròn.

- ....là 10 con tính.

1 6

9 5

(2)

các nhóm này đều chỉ số lượng là mấy?

*Bước 2: Gv giới thiệu số 10 in và số 10 viết.

- Gv viết số 10 và hướng dẫn cách viết rồi gọi hs đọc.

* Bước 3: Nhận biết số 10 trong dãy số từ 0 đến 10.

- Cho hs đọc các số từ 0 đến 10 và ngược lại từ 10 đến 0.

- Gv hỏi: Số 10 đứng liền sau số nào?

b. Thực hành(17’) Bài 1: Viết số 10.

Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống:

- Cho HS quan sát hình đếm và điền số thích hợp.

Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống:

- Quan sát giúp đỡ HS làm bài - Chữa bài- yêu cầu đọc kết quả

- Trong dãy số từ 0 đến 10 số nào là số lớn nhất, số nào là số nhỏ nhất?

- 10 lớn hơn những số nào?

Củng cố cho HS thứ tự các số trong dãy số.

Bài 4: Khoanh vào số lớn nhất.

- Cho hs tự làm bài.

- Gọi hs đọc kết quả.

- Nhận xét - chữa bài

- Tất cả đều chỉ số lượng là 10.

- Hs viết bảng con - đọc.

- 5 hs đọc.

- đứng liền sau số 9.

- Hs tự viết.

- HS tự làm bài.

- 1 hs nêu yc.

- Hs tự làm bài.

- Hs đọc kết quả.

- Hs nêu.

- số 10 lớn hơn các số 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9

- 1 hs nêu yc.

- Hs tự làm bài.

- Báo cáo kết quả - Nhận xét - bổ sung 3. Củng cố, dặn dò:(3’) Nhắc lại nội dung bài.

- Nêu lại dãy số từ 0 – 10? Số nào lớn nhất? Số 10 có mấy chữ số?

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà ôn bài. Chuẩn bị bài sau.

__________________________________

Học âm Bài 22: P- PH- NH

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học sinh đọc và viết được: p- ph, nh, phố xá, nhà lá.

Đọc được câu ứng dụng: nhà dì na ở phố, nhà dì có chó xù.

2. Kỹ năng: Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: chợ, phố, thị xã.

3. Thái độ: Học sinh có ý thức tự giác trong học tập.

(3)

II. ĐỒ DÙNG

UDCNTT- Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gọi hs đọc: xe chỉ, củ sả, kẻ ô, rổ khế.

- Gọi hs đọc câu: xe ô tô chở khỉ và sư tử về sở thú.

- GV đọc: xe chỉ, rổ khế

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới : a. Giới thiệu bài: Gv nêu.

b. Dạy chữ ghi âm(17’)

- Giáo viên ghi “p” và giới thiệu đây là âm p - Âm p gồm có mấy nét?

- GV phát âm mẫu: pờ - hướng dẫn Âm ph:

- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra âm mới: ph

- Gv giới thiệu: Chữ ph được ghép từ 2 con chữ p và h.

- Gv phát âm mẫu: ph - So sánh ph với p.

- Gv viết bảng tiếng phố.

- Nêu cấu tạo tiếng phố?

- Cho hs đánh vần và đọc: phờ- ô- phô- sắc- phố.

- Yêu HS ghép từ phố xá?

- Nêu cấu tạo từ phố xá?

- Gọi hs đọc toàn phần: phờ- phờ- ô- phô- sắc- phố- phố xá.

- Cho hs đọc trơn: phố- phố xá.

Âm nh:

(Gv hướng dẫn tương tự âm ph.) - Yêu cầu HS đọc cả bài

*So sánh nh với ph.

- 3 hs đọc.

- 2 hs đọc.

- Lớp viết bảng con

- HS quan sát – ghép âm p - Gồm 2 nét: 1 nét sổ thẳng, 1 nét cong hở trái.

- HS đọc cá nhân - Hs quan sát.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- HS ghép âm ph - đọc cá nhân - HS so sánh

- HS ghép tiếng phố - đọc trơn cá nhân - tập thể.

- Âm ph đứng trước âm ô sau, dấu sắc trên âm ô

HS đánh vần - đọc trơn cá nhân - tập thể

- HS ghép - đọc trơn - HS nêu - đọc cá nhân.

- HS đọc cá nhân - đt - Hs đọc cá nhân, đt.

* Giống nhau: đều có chữ h.

Khác nhau: nh bắt đầu bằng n, ph bắt đầu bằng p

(4)

- GV nhận xét - bổ sung c. Đọc từ ứng dụng:(6’)

- Cho hs đọc các từ : phở bò, nho khô, phá cỗ, nhổ cỏ.

- Gv nhận xét, sửa sai cho hs.

d. Luyện viết bảng con:(7’) - GV viết mẫu

- Gv giới thiệu cách viết chữ: p: Nét xiên phải, nét sổ thẳng, nét móc 2 đầu

- Tương tự hướng dẫn chữ: ph, nh, phố xá, nhà lá.

- Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

Tiết 2:

3. Luyện tập:

a. Luyện đọc:(15’)

- Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1.

- Gv nhận xét đánh giá.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng – Tranh vẽ gì?

- Gv đọc mẫu: nhà dì na ở phố, nhà dì có chó xù.

- Gv nghe sửa phát âm cho HS - Tìm tiếng có âm mới? ( phố, nhà).

- Cho hs đọc toàn bài trong sgk.

- Gv nghe - uốn nắn - sửa phất âm.

- Nhận xét – tuyên dương b. Luyện nói:(6’)

- Gv giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi hs đọc tên bài luyện nói: chợ, phố, thị xã.

+ Trong tranh vẽ những cảnh gì?

+ Nhà em ai hay đi chợ?

+ Em đang sống ở đâu?

+ Hãy kể 1 vài điều em biết về phố hoặc thị xã?

* KL:

c. Luyện viết:(10’)

- Gv nêu lại cách viết các chữ: p, ph, nh, phố xá, nhà lá.

- Gv nhắc lại tư thế ngồi viết và cách cầm bút để vở - Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết .

- HS đánh vần và đọc.

- HS đọc trơn

- Hs quan sát.

- H quan sát, nghe

- Hs luyện viết bảng con.

- 7 hs đọc cá nhân - đt.

- Hs quan tranh- nhận xét.

- Hs theo dõi.

- 5 HS đánh vần và đọc.

- HS đọc trơn cá nhân - HS tìm - nêu.

- Hs đọc cá nhân - tập thể.

* HS đọc trơn cá nhân - Hs qs tranh- nhận xét.

- 5 hs đọc.

+ Vẽ cảnh chợ, phố....

+ 4 hs nêu.

(5)

- Gv kiểm tra một số bài- Nhận xét + 3 hs nêu.

+ 5 hs nêu.

- Hs quan sát chữ mẫu.

- Hs thực hiện.

- Hs viết bài trong vở.

4. Củng cố, dặn dò:(4’) - Trò chơi: Thi tìm tiếng có âm mới.

- Gọi 1 hs đọc lại bài trên bảng.

- Nhận xét chung giờ học.

- Về nhà luyện đọc lại bài. Chuẩn bị bài sau.

_________________________________________________

Ngày soạn: 13/10/2018

Ngày giảng: Thứ 3 ngày 16 tháng 10 năm 2018 Toán

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU: Giúp hs củng cố về:

1. Kiến thức: Nhận biết số lượng trong phạm vi 10.

2. Kỹ năng: Đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 10; cấu tạo của số 10.

3. Thái độ:Tự giác, tích cực trong học tập.

II. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C

1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Gọi hs viết các số từ 0 đến 10 và đọc.

- Gọi hs viết các số từ 10 đến 0 và đọc.

- Gv nhận xét, đánh giá.

2. Luyện tập:(25’)

Bài 1: Nối mỗi nhóm đồ vật với số thích hợp.

- Cho hs quan sát mẫu rồi làm bài.

- Quan sát giúp đỡ hs làm bài.

- Chữa bài - nhận xét

Củng cố cho HS nhận biết nhóm đồ vật có số lượng 10.

Bài 2: Vẽ thêm cho đủ 10

- Hướng dẫn HS làm mẫu: Vẽ thêm que tính vào từng ô

- 1 hs thực hiện.

- 1 hs thực hiện.

- Hs nêu yêu cầu.

- Hs quan sát.

- Hs làm bài.

- 2 hs đọc kết quả.

- 1 hs nêu yc.

- HS tự làm bài.

(6)

vuông cho đủ 10 que tính.

Bài 3: Điền số thích hợp vào ô trống.

- Yêu cầu hs tự đếm và điền số hình tam giác, hình vuông vào ô trống.

- Quan sát – giúp đỡ HSlàm bài.

- Chữa bài - nhận xét

- Hình tam giác (hình vuông) có mấy cạnh?

Bài 4: Điền dấu <, >, = ?.

- Cho hs nêu nhiệm vụ từng phần.

+ Phần a: Điền dấu (>, <, =)? Yêu cầu hs so sánh rồi điền dấu thích hợp.

+ Phần b, c: Yêu cầu hs so sánh rồi tìm số bé (lớn) nhất.

- GV chữa bài - nhận xét.

+ Củng cố về cách so sánh 2 số để điền đấu.

Bài 5: Viết số thích hợp vào ô trống.

- Cho hs quan sát mẫu.

- GV chữa bài - nhận xét.

- Củng cố về cấu tạo số 10: 10 gồm 1 và mấy?...

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs làm bài.

- 3 hs đọc kết quả.

- Hình tam giác có 3 cạnh, HV có 4 cạnh.

- HS nêu yêu cầu - Hs tự làm bài.

- Hs làm bài.

- Chữa bài

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs quan sát.

- HS tự làm bài 3. Củng cố, dặn dò:(5’) - Trong các số từ 0 – 10 số nào bé nhất( lớn nhất)?

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà ôn lại bài. Chuẩn bị bài sau..

___________________________________________

Học âm Bài 23: G - GH

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học sinh đọc và viết được các âm: g, gh, gà ri, ghế gỗ.

- Đọc được câu ứng dụng: nhà bà có tủ gỗ, ghế gỗ.

2. Kỹ năng: Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: gà ri, gà gô.

3. Thái độ: HS tự giác, tích cực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ(5’):

- Gọi hs đọc: phở bò, phá cỗ, nho khô, nhổ cỏ. - 5 HS đọc cá nhân.

(7)

- Gọi hs đọc câu: nhà dì na ở phố, nhà dì có chó xù.

- Gv nghe, uốn nắn sửa phát âm - GV đọc: phá cỗ, nhổ cỏ

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới :

a. Giới thiệu bài:

b. Dạy chữ ghi âm(15’):

Âm g:

- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra âm mới: g - Yêu cầu Hs ghép âm g

- Nêu cấu tạo của âm g?

- Gv phát âm mẫu: g khi phát âm gốc lưỡi nhích về phía ngạc mềm

- Gv nghe - sửa phát âm - Hãy tìm và ghép tiếng gà?

- Nêu cấu tạo của tiếng gà?

- Cho hs đánh vần và đọc: gờ- a- ga- huyền- gà/gà.

- Hãy tìm và ghép từ gà ri?

- Nêu cấu tạo của từ gà ri?

- Gọi hs đọc tổng hợp: g, gờ- a- ga- huyền- gà, gà ri.

*Âm gh: Dạy tương tự âm g So sánh gh với g.

- Gv nhận xét - bổ sung c. Đọc từ ứng dụng:(7’)

- Cho hs đọc các từ: nhà ga, gà gô, gồ ghề, ghi nhớ.

- Gv giải nghĩa 1 số từ cần thiết.

- Gv nhận xét, sửa sai cho hs.

d. Luyện viết bảng:(8’)

- Gv giới thiệu cách viết chữ: g, gh, gà ri, ghế gỗ.

- 2 hs đánh vần và đọc.

- 3 HS đọc trơn cá nhân - Cả lớp viết bảng con

- Hs quan sát tranh.

- Lớp ghép âm g - đọc trơn đt - 2 Hs nêu.

- HS đọc cá nhân – bàn - tập thể.

- HS ghép bảng - đọc trơn

- Âm g trước âm a sau, dấu huyền trên a.

- HS đánh vần - đọc trơn cá nhân- bàn - tập thể

- Lớp ghép bảng - đọc trơn - 5 hs nêu - đọc từ cá nhân - đt.

- 6 hs đọc cá nhân- bàn - cả lớp.

- 1,2 hs nêu.

* Giống: đều có g; khác âm gh thêm h ở sau

- 10 hs đánh vần và đọc.

- 5 HS đọc trơn.

- Hs quan sát.

(8)

- Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

Tiết 2:

3. Luyện tập:

a. Luyện đọc:(14’)

- Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1.

- Gv nhận xét đánh giá.

- Giới thiệu tranh vẽ: Tranh vẽ gì?

- GV đưa câu: nhà bà có tủ gỗ, ghế gỗ.

- Cho hs đọc câu ứng dụng

- Tìm tiếng có âm mới học? ( ghế, gỗ).

- Cho hs đọc toàn bài trong sgk.

- Gv nghe - uốn nắn sửa phát âm cho hs b. Luyện nói(7’)

- Gv giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi hs đọc tên bài luyện nói: gà ri, gà gô.

+ Trong tranh vẽ những con vật nào?

+ Gà gô thường sống ở đâu?Em đã trông thấy nó chưa?

+ Hãy kể tên các loại gà mà em biết?

+ Nhà em có nuôi gà không? Nó là loại gà nào?

+ Gà thường ăn gì?

*LHGD: Cách chăm sóc khi nuôi gà phải giữ vệ sinh chuồng trại, tiêm phòng, khử trùng… để phòng tránh dịch bệnh….

c. Luyện viết:(10’)

- Gv nêu lại cách viết các chữ: g, gh, gà ri, ghế gỗ.

- Gv hướng dẫn hs cách ngồi viết và cách cầm bút để viết bài.

- Gv quan sát giúp đỡ hs viết bài . - Gv chấm một số bài- Nhận xét.

- Hs luyện viết bảng con.

- 5 hs đọc lại bài.

- Hs qs tranh- trả lời.

- 2 HS đọc trơn

- 5 hs đánh vần - đọc trơn.

- 4 hs nêu.

- Hs đọc cá nhân – bàn - lớp.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- 3 hs đọc.

+ 1 con gà ri, 1 con gà gô.

+ 2 hs nêu.

+ 5 hs kể.

+ 3 hs nêu.

+ Gà thường ăn thóc, gạo, cám, cơm....

- HS nghe, nhớ

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

- Hs viết bài vào vở tập viết.

4. Củng cố, dặn dò:(4’) - Trò chơi: Thi tìm tiếng ngoài bài có âm mới học?.

- Gv tổng kết - nhận xét.

- Gọi 1 hs đọc lại bài trên bảng.

(9)

- Gv nhận xét giờ học

.- Về nhà luyện đọc và viết bài; Xem trước bài 24.

_____________________________________________________________

Thể dục

BÀI 6 : ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ – TRÒ CHƠI

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: - Ôn một số kỹ năng đội hình đội ngũ.

- Học dàn hàng, dồn hàng.

- Ôn trò chơi "Qua đường lội".

2. Kỹ năng: - Đội hình đội ngũ thực hiện nhanh, trật tự hơn giờ trước.

- Biết dàn hàng, dồn hàng và thực hiện được ở mức cơ bản đúng.

- Tham gia vào trò chơi ở mức tương đối chủ động.

3. Thái độ: - Qua bài học học sinh biết tập hợp độ hình hàng dọc, dóng hàng, dàn hàng, dồn hàng ở các buổi tập chung, các giờ tập thể dục giữa giờ.

- Trò chơi nhằm giúp học sinh biết giữ thăng bằng tập trung chú ý, phối hợp khéo léo chính xác và tính cẩn thận.

II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN:

- Trên sân trường. Dọn vệ sinh nơi tập.

- GV kẻ sân chuẩn bị cho trò chơi và chuẩn bị 1 còi.

I III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

(10)

_____________________________________________________________

Hoạt động của thầy Định

lượng Hoạt động của trò 1. Phần mở đầu:

- GV tập hợp HS thành 2- 4 hàng dọc, sau đó cho quay thành hàng ngang. GV nhắc lại nội quy và cho HS sửa lại trang phục.

- Đứng vỗ tay, hát.

2. Phần cơ bản:

a. . Tập hợp hàng dọc, dóng hàng - GV hướng dẫn cán sự lớp hô khẩu lệnh. GV quan sát sửa sai

GV nhận xét

b. Tư thế nghiêm, nghỉ.

- GV hướng dẫn cán sự lớp hô khẩu lệnh. GV quan sát sửa sai

GV nhận xét

c. Trò chơi: Qua đường lội.

- GV nêu tên trò chơi, sau đó nhắc lại cách chơi.

- Tổ chức chơi thử.

- Giáo viên hướng dẫn và tổ chức học sinh chơi

- Nhận xét

9-10’’

1 lần

1 lần

23-26’

6-7’

7-8’

10-11’

1 lần

1 lần 4-5 lần

- Lớp trưởng tập trung lớp 2 – 4 hàng ngang, báo cáo sĩ số và

Thực hiện theo yêu cầu của GV

HS thực hiện theo hướng dẫn của GV

HS quan sát Gv hướng dẫn cách chơi và luật để tham gia trò chơi một cách chủ động

3. Phần kết thúc:

- Thả lỏng: HS vỗ tay và hát .

- Nhận xét: Nêu ưu – khuyết điểm tiết học.

- Dặn dò HS: Về nhà tập giậm chân theo nhịp, và chuẩn bị tiết học sau.

- GV kết thúc giờ học

3 – 4’

1 lần –Lớp tập trung 2 -4 hàng ngang và hát.

HS lắng nghe và ghi nhớ.

HS hô “ khỏe”

(11)

Thưc hành kiến thức Tiếng Việt

LUYỆN ĐỌC VIẾT 23 G-GH I. MỤC TIÊU:

- Giúp HS nắm chắc âm g, gh, đọc, viết được các tiếng, từ có âm g, gh.

- Rèn ý thức đọc, viết rõ rang Tự giác, tích cực trong học tập

II. ĐỒ DÙNG:

- Vở bài tập .

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của giáo viên 1. Ôn tập: k,kh

- GV ghi bảng: g: gà gô, gà ri, nhà ga Gh: ghi nhớ, gồ ghề, ghé qua nhà

Câu: Chú tư ghé qua nhà cho bé giỏ cá 2. Hướng dẫn hs đọc SGK

Nghe, nhận xét, sửa sai

3. Viết vở

- Lưu ý HS viết đúng theo chữ mẫu.

- GV quan sát, nhắc HS viết đúng.

3. Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét chung tiết học.

- Dặn: luyện đọc, viết bài

- HS luyện đọc: cá nhân, nhóm, lớp.

Đọc cá nhân LĐ nhóm LĐ cả lớp

- HS viết bài: g, gà gô ( 5 dòng) gh, ghi nhớ ( 5 dòng)

- HS nghe và ghi nhớ.

_____________________________________________________________

(12)

Hoạt động ngoài giờ lên lớp

Bài:

NHẬN BIẾT CÂY VÀ HOA Ở SÂN TRƯỜNG

I/ MỤC TIÊU:

- Kể được những cây ở sân trường em có.

- Biết ích lợi của các loại cây ở sân trường

- Có ý thức bảo vệ cây và hoa ở sân trường và nơi công cộng

II/ ĐỊA ĐIỂM

- Sân trường

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C CH Y U Ủ Ế

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ Ổn định lớp:

2/ Các hoạt động chính:

a/ Hoạt động 1: Cho Hs tham quan sân trường

- Gv chia lớp thành 3 tổ.

- Yêu cầu các tổ đi vòng quanh sân trường quan sát xem trong sân trường mình có những cây, hoa gì?

- Sau thời gian 15 phút mỗi tổ trở về vị trí và nêu tên các cây và hoa tổ mình quan sát được.

- Cho đại diện các tổ trình bày ý kiến - GV đưa chữ mẫu: mơ.

- Gv nhận xét tuyên dương.

b/ Hoạt động 2: Thi nói nhanh - Giáo viên hỏi: Sân trường của các em có nhiều cây xanh không?

- Cây xanh mang lại cho các em điều gì?

- Các em sẽ bảo vệ cây như thế nào?

- Nhận xét

c/ Hoạt động 3: Kết thúc

- Cho cả lớp nắm tay nhau hát một bài.

- Nhận xét

- Các tổ thực hiện

- Trình bày ý kiến - Các tổ khác nhận xét.

- Hs thi trả lời nhanh từng câu hỏi

- Hát

(13)

- Dặn học sinh cần phải biết bảo vệ cây xanh

_____________________________________________________________

Ngày soạn: 14/10/2018

Ngày giảng: Thứ 4 ngày 17 tháng 10 năm 2018 Học âm

Bài 24

:

Q- QU- GI

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học sinh đọc và viết được: q- qu, gi, chợ quê, cụ già.

2. Kỹ năng: Đọc được câu ứng dụng: chú tư ghé qua nhà, cho bé giỏ cá.

3. Thái độ: Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: quà quê.

*GD&QTE: Trẻ em có quyền được yêu thương, chăm sóc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- UDCNTT-Máy tính, màn hình tivi, tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C

1. Kiểm tra bài cũ:(5’)

- Gọi hs đọc: nhà ga, gà gô, gồ ghề, ghi nhớ.

- Gọi hs đọc câu: nhà bà có tủ gỗ, ghế gỗ.

- GV đọc: nhà ga, ghi nhớ - Giáo viên nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới :

a. Giới thiệu bài:

b. Dạy chữ ghi âm(15’):

Âm q:

- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra âm mới: q - Yêu cầu Hs ghép âm q

- Nêu cấu tạo của âm q?

* G: Chữ q không bao giờ đứng một mình, bao giờ cũng đi với u. q đọc cu.

- Gv giới thiệu: Chữ qu được ghép từ 2 con chữ q và u.

- So sánh qu với q

- Hãy tìm và ghép tiếng quê?

- 5 HS đọc cá nhân.

- 2 hs đánh vần và đọc.

- 3 HS đọc trơn cá nhân - Cả lớp viết bảng con

- Hs quan sát tranh trên máy chiếu

- Lớp ghép âm q - đọc đt - 2 Hs nêu.

- HS tự so sánh

(14)

- Nêu cấu tạo của tiếng quê?

- Cho hs đánh vần và đọc: quờ-ê-quê/quê - Hãy tìm và ghép từ chợ quê?

- Nêu cấu tạo của từ chợ quê?

- Gọi hs đọc tổng hợp: quờ- quờ- ê- quê- chợ quê.

Âm gi:

(Gv hướng dẫn tương tự âm qu.)

* So sánh gi với g.

- GV nhận xét - bổ sung c. Đọc từ ứng dụng:(7’)

- Cho hs đọc các từ: quả thị, qua đò, giỏ cá, giã giò.

- Giải nghĩa từ:

+ Qua đò: đi đò qua sông.

+ Giỏ cá: GV giới thiệu tranh.

- HD HS tìm tiếng có âm mới học - Gv nhận xét, sửa sai cho hs.

d. Luyện viết bảng con:(8’)

- Gv giới thiệu cách viết chữ: q- qu, gi, chợ quê, cụ già.

* Viết chữ “qu”: Khi viết qu đặt bút giữa đường kẻ thứ 2 viết nét cong hở phải lia bút viết nét sổ, lia bút viết u.

- Cho hs viết bảng con- Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

Tiết 2 3. Luyện tập:

a. Luyện đọc:(15’)

- Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1.

- Gv nhận xét đánh giá.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- Gv đọc mẫu: chú tư ghé qua nhà, cho bé giỏ cá.

- Cho hs đọc câu ứng dụng

- Tìm tiếng có âm mới? (qua, giỏ).

- Cho hs đọc toàn bài trong sgk.

b. Luyện nói:(6’) GDG&QTE - Gv giới thiệu tranh vẽ.

- HS ghép bảng - đọc trơn - Âm qu trước âm ê sau - HS đánh vần - đọc trơn cá nhân- bàn - tập thể

- Lớp ghép bảng - đọc trơn - 5 hs nêu - đọc từ cá nhân - 6 hs đọc cá nhân- bàn - cả lớp.

*Giống: đều có g; khác âm gi thêm i ở sau

- 5 HS đọc trơn cá nhân - Tập giải nghĩa từ khó - HS tìm – nêu

- Đọc bài cá nhân - đt - Hs quan sát.

- Hs luyện viết bảng con.

- 6 hs đọc cá nhân - đt.

(15)

- Gọi hs đọc tên bài luyện nói: quà quê.

+ Trong tranh vẽ gì?

+ Quà quê gồm những thứ quà gì?

+ Em thích thứ quà gì nhất?

+ Ai hay cho em quà?

* LHGD&QTE: Trẻ em có quyền được yêu thương, chăm sóc, được mọi người chia quà . Tuy nhiên khi được cho quà cần phải biết nói cảm ơn và chia cho mọi người. Không được nhận quà từ người lạ….

c. Luyện viết:(10’)

- Gv nêu lại cách viết các chữ: q- qu, gi, chợ quê, cụ già.

- Gv hướng dẫn hs cách ngồi viết và cách cầm bút để viết bài.

- Gv quan sát kèm giúp đỡ hs viết bài vào vở tập viết . - Gv kiểm tra đánh giá- Nhận xét chữ viết, cách trình bày.

- Hs Quan sát máy chiếu - Hs theo dõi.

- 5 HS đọc trơn.

- 3 hs nêu.

- Hs đọc cá nhân - tập thể.

- Hs qs tranh trên máy chiếu.

- 4 hs đọc.

+ Tranh vẽ mẹ đi chợ về chia quà cho 2 chị em.

+ Bưởi, ổi, bánh đa....

+ 3 hs nêu.

+ 4 hs nêu.

- HS nghe, nhớ để thực hiện.

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

- Hs viết bài.

4. Củng cố, dặn dò:(4’) - Tìm tiếng ngoài bài có âm mới?.

- Gọi 1 hs đọc lại bài trên bảng.

- Gv nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện đọc và viết bài; Xem trước bài 25.

________________________________

Toán

LUYỆN TẬP CHUNG

I- MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:Giúp hs: Nhận biết số lượng trong phạm vi 10.

2. Kỹ năng: Đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 10; thứ tự của mỗi số trong dãy số từ 0 đến 10.

3. Thái độ: GD HS ý thức tự giác tích cực học tập

II. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C

1. Kiểm tra bài cũ: (>, <, =)?(5’)

(16)

- GV ghi bảng:

0 ... 2 10 ... 9 8 ... 5 9 ... 10 6 ... 0 10 ... 10 - Đọc các số từ 0 – 10; từ 10 – 0?

- Gv nhận xét, đánh giá.

2. Làm bài tập:(25’)

*. Bài 1: Nối mỗi nhóm đồ vật với số thích hợp.

- Cho hs quan sát mẫu.

- Quan sát – giúp đỡ cho hs làm bài.

- Gọi hs đọc kết quả.

- Nhận xét - chữa bài

*. Bài 2: Viết số.

- Hướng dẫn hs viết các số từ 0 đến 10.

*. Bài 3: Viết số thích hợp:

- Yêu cầu hs viết các số theo thứ tự từ 10 đến 1 vào ô trống.

- Gọi hs đọc kết quả.

- Nhận xét

- Củng cố thứ tự dãy số, số lớn nhất, bé nhất…

*. Bài 4: Viết các số 8, 2, 1, 5, 10 theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé.

- Gv nêu yêu cầu.

- Quan sát giúp đỡ HS làm bài - Nhận xét - chữa bài.

- Trong các số đó số nào lớn nhất( bé nhất)?

- Số 10 là số có mấy chữ số?

- 2 hs thực hiện.

- Lớp làm nháp

- 2 HS đọc cá nhân - Nhận xét - bổ sung - Hs nêu yêu cầu.

- Hs quan sát.

- Hs làm bài vào vở.

- 2 hs đọc kết quả.

- 1 hs nêu yc.

- Hs tự làm bài.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs làm bài.

- 1 hs làm bảng phụ.

- Nhận xét - chữa bài

- 2 hs đọc yêu cầu.

- Hs tự làm bài.

- 2 hs lên bảng làm.

- Chữa bài.

- Đổi vở kiểm tra chéo - Báo cáo kết quả.

3. Củng cố, dặn dò:(5’) - Đọc các số từ 0 – 10; từ 10 – 0?

- Gv nhận xét giờ học.- Dặn hs về nhà ôn lại bài. Chuẩn bị bài sau..

_____________________________________________________________________

Đạo đức

Bài 3: GIỮ GÌN ĐỒ DÙNG, SÁCH VỞ (Tiết 2)

I- MỤC TIÊU:

(17)

1. Kiêns thức: Hs hiểu

- Trẻ em có quyền được học hành.

- Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập giúp các em thực hiện tốt quyền được học của mình.

2. Kĩ năng: HS biết cách bảo vệ và giữ gìn sách vở đồ dùng học tập một cách tự giác.

3. Thái độ: Hs biết yêu quý và giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập của mình cũng như của bạn.

BVMT Hs hiểu được như vậy là góp phần tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, làm cho môi trường luôn sạch đẹp.

GDTKNL: Giữ gìn sách vở đồ dùng trong học tập… là tiết kiệm năng lượng trong việc sản xuất sách vở đồ dùng học tập.

*GDG&QTE: Trẻ em có quyền được học tập và bổn phận giữ gìn sách vở đồ dùng học tập.

* Giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập cẩn thận, bền đẹp chính là thực hành tiết kiệm theo gương Bác Hồ.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh hoạ các bài tập trong vở bài tập.

- Sách vở và đồ dùng học tập của hs.

- Bài hát: Sách bút thân yêu ơi (Nhạc và lời: Bùi Đình Thảo).

- Điều 28 trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1.Kiểm tra bài cũ(3’) :

- Cần phải làm gì để giữ gìn đồ dùng học tập?

- Em đã làm gì để giữ gìn sách vở đồ dùng học tập?

- Nhận xét 2. Bài mới a,Giới thiệu bài

b,Hoạt động 1(15’): Thi Sách, vở ai đẹp nhất.

- Gv nêu yêu cầu cuộc thi và công bố thành phần ban giám khảo: Giáo viên, lớp trưởng, tổ trưởng.

- Gv tổ chức 2 vòng thi: Vòng 1 thi ở tổ;

Vòng 2 thi ở lớp.

- Gv nêu tiêu chuẩn chấm thi:

+ Có đủ sách, vở, đồ dùng theo quy định.

+ Sách, vở sạch ko bị dây bẩn, quăn mép, xộc xệch.

- Sử dụng đúng mục đích, dùng xong sắp xếp đúng nơi quy định.

- 3 hs nêu

- Hs nhận xét - bổ sung.

- Hs theo dõi

(18)

+ Đồ dùng học tập sạch sẽ, ko dây bẩn, ko xộc xệch, ko cong queo.

- Yêu cầu hs xếp sách, vở, đồ dùng học tập lên bàn.

- Yêu cầu các tổ chấm và chọn ra 1 - 2 bạn khá nhất để thi vòng 2.

- Tổ chức cho hs thi vòng 2.

- Yêu cầu ban giám khảo chấm và công bố kết quả.

- Gv nhận xét và khen thưởng tổ và cá nhân thắng cuộc.

*KL:Cần giữ gìn chúng cho sạch đẹp…

c. Hoạt động 2(5’): Cho hs hát bài: Sách bút thân yêu ơi.

G: Sách, bút là những đồ vật rất gần gũi, cần thiết đối với chúng ta… cần giữ gìn cẩn thận…

d. Hoạt động 3(5’): Gv hướng dẫn hs đọc câu thơ cuối bài.

Kết luận:

- Cần phải giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.

- Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập giúp cho các em thực hiện tốt quyền được học của chính mình.

- HS cả lớp xếp sách vở,… lên mặt bàn.

- Các tổ tiến hành chấm thi và chọn ra 1-2 bạn khá nhất để thi vòng 2

- HS nghe- ghi nhớ.

- Cả lớp hát tập thể 2 lần.

- Hs đọc cá nhân, tập thể.

- Nghe- ghi nhớ.

4. Củng cố, dặn dò:(3’) - Cần phải làm gì để giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập?

- Gv nhận xét giờ học.

- Nhắc hs giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập. Chuẩn bị bài sau.

______________________________________________________________________

Thực hành kiến thức Toán ÔN LUYỆN CÁC SỐ TƯ 0-10

I. MỤC TIÊU:

Giúp HS củng cố về:

- Nhận biết số lượng trong phạm vi 10.

- Đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 10.

- Cấu tạo của số 10.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Vở bài tập toán 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

(19)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ôn số 6:(5’)

- Hớng dẫn cách đọc 0,1,2,3,4,5,6,7,8, 9,10 ,10,9,8,7,6,5,4,3,2,1.0 - Hớng dẫn viết: số 10,0

2. Hớng dẫn làm bài tập (32’)

* Bài 1:

- Cho HS viết số 10,0 - Nhắc nhở HS viết đúng.

* Bài 2: Viết số

- Yêu cầu HS điền số vào ô trống.

* Bài 3: Điền dấu: <, >, = 1…0 10..2 9..9 8….6 5…10 10..10 10…4 4…6 7…0 - HS tự điền.

- GV nhận xột 3. Chữa bài

- Chữa 1 số vở của HS.

- Nhận xét, sửa lỗi sai của HS.

4. Củng cố - Dặn dò:(3’) - GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS xem lại bài.

- HS đọc: cá nhân, lớp.

- HS viết bảng con.

- HS viết số 10 (1 dòng) - HS viết số 0 (1 dòng)

- HS làm bài tập 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9,10 10,9,8,7,6,5,4,3,2,1,0

- HS làm: điền số theo thứ tự:

- 3 HS lờn bảng làm - HS khỏc nhận xột

_____________________________________________________________________

Ngày soạn: 15/10/2018

Ngày giảng: Thứ 5 ngày 18 thỏng 10 năm 2018 Học õm

Bài 25: NG- NGH

I. MỤC TIấU

1. Kiến thức: Học sinh đọc và viết được: ng, ngh, cỏ ngừ, củ nghệ.

(20)

2. Kỹ năng: Đọc được câu ứng dụng: nghỉ hè, chị kha ra nhà bé nga.

3. Thái độ: Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: bê, nghé., bé.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C

1. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gọi hs đọc: quả thị, qua đò, giỏ cá, giã giò.

- Gọi hs đọc câu: chú tư ghé qua nhà, cho bé giỏ cá.

GV đọc: quả thị, giã giò

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới :

a. Giới thiệu bài:

b. Dạy chữ ghi âm( 16’):

Âm ng:

- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra âm mới: ng - Yêu cầu Hs ghép âm ng

- Nêu cấu tạo của âm ng?

- Hãy tìm và ghép tiếng ngừ?

- Nêu cấu tạo của tiếng ngừ?

- Cho hs đánh vần và đọc: ngờ - ư – ngư - huyền - ngừ/ngừ

- Hãy tìm và ghép từ cá ngừ?

- Nêu cấu tạo của từ cá ngừ?

- Gọi hs đọc tổng hợp: ngờ/ngờ - ư – ngư - huyền - ngừ/ cá ngừ

Âm ngh:

( Dạy tương tự âm ng) - So sánh ngh với ng.

c. Đọc từ ứng dụng(7’)

- Cho hs đọc các từ: ngã tư, ngõ nhỏ, nghệ sĩ, nghé ọ.

- Gv giải nghĩa 1 số từ cần thiết.

- Tìm tiếng có âm mới học?

- Gv nhận xét, sửa sai cho hs.

- 5 HS đọc cá nhân.

- 2 hs đánh vần và đọc.

- 3 HS đọc trơn cá nhân - Cả lớp viết bảng con

- Hs quan sát tranh.

- Lớp ghép âm ng - đọc đt - 2 Hs nêu.

- HS ghép bảng - đọc trơn - Âm ng trước âm ư sau, dấu huyền trên âm ư

- HS đánh vần - đọc trơn cá nhân- bàn - tập thể

- Lớp ghép bảng - đọc trơn - 5 hs nêu - đọc từ cá nhân - 6 hs đọc cá nhân- bàn - cả lớp.

*, Giống: đều có ng; khác âm ngh thêm h ở sau

- 5 HS đọc trơn cá nhân - Tập giải nghĩa từ khó

(21)

d. Luyện viết bảng con:(7’)

- Gv giới thiệu cách viết chữ: ng, ngh, cá ngừ, củ nghệ.

- Cho hs viết bảng con- Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

Tiết 2:

3. Luyện tập:

a. Luyện đọc:(15’)

- Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1.

- Gv nhận xét đánh giá.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- Gv đọc mẫu: nghỉ hè, chị kha ra nhà bé nga.

- Cho hs đọc câu ứng dụng

- Tìm tiếng có âm mới học? (nghỉ, nga).

- Cho hs đọc toàn bài trong sgk.

b. Luyện nói:(7’)

- Gv giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi hs đọc tên bài luyện nói: bê, nghé, bé.

+ Trong tranh vẽ những gì?

+ Bê là con của con gì? Nó có màu gì?

+ Nghé là con của con gì? Nó có màu gì?

+ Bê, nghé thường ăn gì?

*, Liên hệ giáo dục: Chăm sóc vật nuôi có ích.

c. Luyện viết:(10’)

- Gv nêu lại cách viết các chữ: ng, ngh, cá ngừ, củ nghệ.

- Gv hướng dẫn hs cách ngồi viết và cách cầm bút để viết bài.

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết . - Gv KT một số bài- Nhận xét bài viết.

- HS tìm – nêu

- Đọc bài cá nhân - đt

- Hs quan sát.

- Hs luyện viết bảng con.

5 hs đọc cá nhân - đt.

- HS quan sát tranh - 3 HS đọc trơn.

- HS đánh vần và đọc cá nhân - tập thể

- HS tìm – nêu - 4 HS đọc toàn bài - 2 HS đọc

- Vẽ 1 em bé đang chăn bê, nghé…

- Con của con bò, màu vàng sậm

- Là con của con trâu, màu đen.

- Thường ăn cỏ

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

(22)

- Hs viết bài.

3. Củng cố, dặn dò:(5) - Tìm tiếng ngoài bài có âm mới?.

- Gọi 1 hs đọc lại bài trên bảng.

- Gv nhận xét giờ học

- Về nhà luyện đọc và viết bài; Xem trước bài 26.

______________________________

Toán

LUYỆN TẬP CHUNG

I- MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp hs củng cố về:

Thứ tự của mỗi số trong dãy số từ 0 đến 10, sắp xếp các số theo thứ tự đã xác định.

2. Kỹ năng: Biết so sánh các số trong phạm vi 10 và nhận biết hình đã học.

3. Thái độ: HS có ý thức trong học tập.

II- CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C

1. Kiểm tra bài cũ:(5’) Xếp các số 8, 2, 1, 5, 10 theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé.

- Yêu cầu HS đọc các số từ 0 - 10; từ 10 - 0 . - Nhận biết thứ tự các số.

- Gv nhận xét, đánh giá.

2. Làm bài tập(25’)

*. Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống:

- Cho hs nêu cách làm.

- Cho hs tự làm bài.

- Gọi hs đọc kết quả.

Củng cố số lớn nhất, bé nhất.

*. Bài 2: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm:

- Yêu cầu hs tự so sánh các số rồi điền dấu cho phù hợp.

- Gọi hs đọc bài và nhận xét.

- Để điền được dấu đúng con phải làm gì?

*. Bài 3: Điền số thích hợp vào ô trống:

- Yêu cầu hs viết các số vào ô trống cho phù hợp.

- Gọi hs đọc kết quả.

Lớp xếp vào bảng con - 2 hs đọc.

- 2 HS trả lời

- Hs nêu yêu cầu.

- 1 hs nêu.

- 2 hs lên bảng làm.

- Hs làm bài.

- 3 hs đọc.

- 1 hs nêu yc.

- Hs tự làm bài.

- 2,3 hs đọc, nhận xét.

- So sánh số rồi điền dấu.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs làm bài.

- 2 hs làm bảng phụ.

- 3 hs đọc.

- Đổi chéo bài kiểm tra –

(23)

- Nhận xét - chữa bài

*. Bài 4: Sắp xếp các số cho trước theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé.

- Gv nêu yêu cầu.

- Cho hs làm bài, rồi chữa.

a, 2, 5, 6, 8, 9 b, 9, 8, 6, 5, 2

- Gv chữa bài và nhận xét.

*. Bài 5: Nhận dạng và tìm số hình tam giác. (Nếu hết thời gian để làm buổi chiều)

- Cho hs quan sát hình .

- Yêu cầu hs tìm trên hình đó có mấy hình tam giác.

- Gọi hs nêu kết quả và cách tìm.

- Gv nhận xét, bổ sung.

báo cáo kết quả.

- Hs tự làm bài.

- 2 hs lên bảng làm.

- Đổi chéo kiểm tra- báo cáo

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs quan sát.

- Hs tự làm bài.

- 3 hs nêu.

3. Củng cố, dặn dò:(5’) - HS đọc các số từ 0 - 10; từ 10 – 0?.

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà ôn lại bài. Chuẩn bị bài sau

____________________________________________

Thưc hành kiến thức Tiếng Việt

LUYỆN ĐỌC VIẾT 25 NG- NGH I. MỤC TIÊU:

- Giúp HS nắm chắc âm ng-ngh đọc, viết được các tiếng, từ có âm ng-ngh - Rèn ý thức đọc, viết rõ ràng

Tự giác, tích cực trong học tập

II. ĐỒ DÙNG:

- Vở bài tập .

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của giáo viên 1. Ôn tập:

(24)

- GV ghi bảng: cá ngừ, củ nghệ, ngã tư, ngõ nhỏ, nghệ sĩ, nghé ọ

Câu: Nghỉ hè chị kha ra nhà bé nga 2. Hướng dẫn hs đọc SGK

Nghe, nhận xét, sửa sai

3. Viết vở

- Lưu ý HS viết đúng theo chữ mẫu.

- GV quan sát, nhắc HS viết đúng.

3. Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét chung tiết học.

- Dặn: luyện đọc, viết bài

- HS luyện đọc: cá nhân, nhóm, lớp.

Đọc cá nhân LĐ nhóm LĐ cả lớp

- HS viết bài: cá ngừ, ngõ nhỏ ( 5 dòng) Nghệ sĩ, củ nghệ ( 5 dòng)

- HS nghe và ghi nhớ.

_____________________________________________________________

Ngày soạn: 16/10/2018

Ngày giảng: Thứ 6 ngày 19 tháng 10 năm 2018 Thực hành kiên thức Toán ÔN LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU:

Giúp HS củng cố về:

- Nhận biết số lượng trong phạm vi 10.

- Đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 10.

- Cấu tạo của số 10.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Vở bài tập toán 1.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Dạy - học bài mới:

(25)

1. Giới thiệu bài:

2. Hướng dẫn luyện tập:

*Bài 1:

-Nêu cấu tạo số 10 - Nhận xét, đánh giá

*Bài 2: Đếm các số từ 0-10; từ 10-0 - Nhận xét, đánh giá

*Bài 3: 0, 5, 3, 7,10

A,Sắp xếp các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn

B, Sắp xếp các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé.

- Nhận xét và đánh giá 3. Củng cố - dặn dò:

- Nhận xét chung giờ học.

Cá nhân hs nêu

10 gồm 1va 9, 10 gồm 2 và 8, 10 gồm 3 và 7, 10 gồm 4 và 6, 10 gồm 5 và 5..

Cá nhân hs thực hiện

- Dưới lớp nghe và nhận xét.

- Nêu yêu cầu bài.

- Nêu cách làm

- Làm bài và nêu kết quả . - HS lên bảng chữa.

- Nghe và ghi nhớ.

_____________________________________________________________

Bồi dưỡng âm nhạc

TRÒ CHƠI ÂM NHẠC: Ồ SAO BÉ KHÔNG LẮC I . Mục tiêu

1. Kiến thức: - Học sinh biết cách chơi trò chơi.

2. Kỹ năng:- Học sinh chơi được trò chơi ở mức tương đối đúng.

3. Thái độ: - Tạo không khí vui tươi thoải mái trong học tập và hoạt động, thông qua trò chơi giúp các em thêm yêu thích môn học..

II. Chuẩn bị đồ dùng

1. GV: - Nhạc cụ quen dùng 2. HS : - SGK

III. Các hoạt động dạy - học 1. ổn định lớp ( 1p )

2. Kiểm tra bài cũ ( 5p )

- 1 HS nhắc lại tên bài hát đã học giờ trước - HS khác nhận xét , bổ sung

- 2 HS lên bảng trình bày lại bài và gõ đệm theo y/c của GV - GV nhận xét , đánh giá.

3. B i m ià

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

(26)

HĐ1 ( 25p) Thực hiện trò chơi

- Giới thiệu nội dung trò chơi, cách thực hiện.

- Hướng dẫn: Khi quản trò hát “ ồ sao bé không lắc” – Tập thể hát đáp lại “ lắc thì lắc ” 3 lần và lắc theo lời ca.

- Quản trò hát “ giơ tay ra nào nắm lấy cái hông nào”- Tập thể giơ tay ra nắm vào hông và lắc theo.

- Tương tự: Quản trò hát nắm lấy cái tai,chân ,đầu...

- Theo dõi sửa sai.

- Nhận xét ,đánh giá.

Củng cố- Dặn dò( 4p )

- 1 HS đóng vai quản trò hướng dẫn lớp thực hiện lại trò chơi1 lần.

- GV nhận xét , đánh giá ,RKN qua giờ học - HS thực hiện trò chơi vào các buổi sinh hoạt ngoài giờ.

- Chú ý lắng nghe và nắm được luật chơi

- Lớp thực hiện theo quản trò ( Chú ý đọc đồng thanh rõ ràng ) - Cá nhân không thực hiện theo lời hát của quản trò sẽ bị phạt nhảy cò hoặc hát , đọc thơ cho lớp nghe.

HS thực hiện HS lắng nghe

_____________________________________________________________

Học âm Bài 26: Y- TR

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:Học sinh đọc và viết được: y, tr, y tá, tre ngà.Đọc được câu ứng dụng: bé bị ho, mẹ cho bé ra y tế xã.

2. Kỹ năng: - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: nhà trẻ.

3. Thái độ: Tự giác tích cực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG

- Bộ đồ dùng

- Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG CH Y UỦ Ế

1. Kiểm tra bài cũ: (4’)

- Gọi hs đọc: ngã tư, ngõ nhỏ, nghệ sĩ, nghé ọ.

- Gọi hs đọc câu: nghỉ hè, chị kha ra nhà bé nga.

- GV đọc: nghỉ hè, ngõ nhỏ - Giáo viên nhận xét, đánh giá.

- 5 HSđọc cá nhân.

- 2 hs đánh vần và đọc.

- 3 HS đọc trơn cá nhân - Cả lớp viết bảng con

(27)

2. Bài mới :

a. Giới thiệu bài:

b. Dạy chữ ghi âm:

Âm y:

- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra âm mới: y - Yêu cầu Hs ghép âm y

- Nêu cấu tạo của âm y?

- Hãy tìm và ghép từ y tá?

- Nêu cấu tạo của từ y tá?

- Gọi hs đọc tổng hợp: y/ y tá Âm tr:

( Dạy tương tự âm y) - So sánh tr với t

c. Đọc từ ứng dụng:(6)

- Cho hs đọc các từ ứng dụng: y tế, chú ý, cá trê, trí nhớ.

- Gv giải nghĩa 1 số từ cần thiết.

- Gv nhận xét, sửa sai cho hs.

d. Luyện viết bảng con:(8)

- Gv giới thiệu cách viết chữ: y, tr, y tá, tre ngà - Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

Tiết 2:

3. Luyện tập:

a. Luyện đọc:(15’)

- Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1.

- Gv nhận xét đánh giá.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- Gv đọc mẫu: bé bị ho, mẹ cho bé ra y tế xã.

- Cho hs đọc câu ứng dụng - Tìm tiếng có âm mới học?

- Cho hs đọc toàn bài trong sgk.

b. Luyện nói:(6’)

- Gv giới thiệu tranh vẽ.

- Hs quan sát tranh.

- Lớp ghép âm y - đọc đt - 2 Hs nêu.

- HS ghép bảng - đọc trơn - Lớp ghép bảng - đọc trơn - 5 hs nêu - đọc từ cá nhân - 6 hs đọc cá nhân- bàn - cả lớp.

*, Giống: đều có t; khác âm tr có r ở sau t.

- 5 HS đọc trơn cá nhân - Tập giải nghĩa từ - Đọc cá nhân - tập thể

- Hs quan sát.

- Hs luyện viết bảng con.

- 3 hs đọc.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Hs theo dõi.

- 5 HS đọc trơn, HS, đánh

(28)

- Gọi hs đọc tên bài luyện nói: nhà trẻ.

+ Trong tranh vẽ gì?

+ Các em bé đang làm gì?

+ Hồi bé em có đi nhà trẻ ko?

+ Người lớn duy nhất trong tranh được gọi là gì?

+ Em còn nhớ bài hát nào được học từ nhà trẻ hoặc mẫu giáo ko? Em hát cho các bạn nghe.

c. Luyện viết:(10’)

- Gv nêu lại cách viết các chữ: y, tr, y tá, tre ngà - Gv hướng dẫn hs cách ngồi viết và cách cầm bút để viết bài.

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết . - Gv Nhận xét bài viết.

vần - đọc trơn cá nhân.

- 2 hs nêu.

- 5 Hs đọc cá nhân - tập thể.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- 3 hs đọc.

+ Các em bé ở nhà trẻ.

+ Các em đang vui chơi.

+ 5 hs nêu.

+ Cô trông trẻ.

+ 2 hs nêu.

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

- Hs viết bài.

4. Củng cố, dặn dò:(4’)

- Tìm tiếng ngoài bài có âm mới?.

- Gv tổng kết.

- Gọi 1 hs đọc lại bài trên bảng.

- Gv nhận xét giờ học.- Về nhà luyện đọc và viết bài; Xem trước bài 27.

______________________________________

Thưc hành kiến thức Tiếng Việt

LUYỆN ĐỌC VIẾT 26 Y- TR I. MỤC TIÊU:

- Giúp HS nắm chắc âm Y- TR đọc, viết được các tiếng, từ có âm Y- TR - Rèn ý thức đọc, viết rõ ràng

Tự giác, tích cực trong học tập

II. ĐỒ DÙNG:

- V b i t p .ở à ậ

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của giáo viên 1. Luyện đọc trên bảng

- GV ghi bảng: y ta, y tế, ý nghĩ, tre ngà, - HS luyện đọc: cá nhân, nhóm, lớp.

(29)

cỏ trờ, nhà trọ

Cõu: bộ bị ho, mẹ cho bộ ra y tế xó 2. Hướng dẫn hs đọc SGK

Nghe, nhận xột, sửa sai

3. Viết vở

- Lưu ý HS viết đỳng theo chữ mẫu.

- GV quan sỏt, nhắc HS viết đỳng.

3. Củng cố, dặn dũ:

- GV nhận xột chung tiết học.

- Dặn: luyện đọc, viết bài

Nhận xột sửa sai giỳp bạn

Đọc cỏ nhõn LĐ nhúm LĐ cả lớp

- HS viết bài: tre ngà ( 5 dũng) y tế, chỳ ý ( 5 dũng)

- HS nghe và ghi nhớ.

_____________________________________________________________

Bồi dưỡng mĩ thuật VẼ QUẢ DẠNG TRềN

I. Mục tiêu:

- HS cũng cố lại kiến thức ở tiết 1 - Nặn đợc một số quả theo ý thích

II. Chuẩn bị:

- Gv chuẩn bị một số quả dạng tròn - Bài Hs năm trớc

- Một số tranh ảnh về quả dạng tròn Hs.

Đất nặn, dao gọt và một số quả có sẵn

III. Các hoạt động dạy học:

1.ổn định chức dạy 2.Bài mới :

* Hoạt động 1: Quan sát nhận xét

GV đa ra một số bài cảu hs năm trớc cho hs quan sát các nặn ? Kể tên các loại quả cây trên?

? màu sắc của các quả cây?

? Các bạn nặn có giống mẫu không?

? Các em có nặn đợc đẹp nh các bạn không?

* Hoạt động 2: Hớng dẫn cách nặn

(30)

- Gv nặn minh hoạ hs theo giỏi các nặn - Các em nhào đất thật kỹ

- Quan sát quả mình định nặn

- Nặn hình khối quả trớc sau đó thêm các chi tiết khác cho giống với mẫu.

(cuống ,lá vv..)

- Hs lên bảng thực hiện lại.

* Hoạt động 3: Thực hành.

- Hs vẽ bài theo nhóm 4

-Gv hớng dẫn theo giỏi các nhóm * Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá

- Các nhóm tự nhận xét đánh giá bài của nhóm mình , nhóm khác bổ sung – xếp loại .

- Gv nhận xét –tuyên dơng

 Dặn dò chuẩn bị bài sau.

Kĩ năng sống + Sinh hoạt A. Kĩ năng sống

Chủ đề 2: KỸ NĂNG QUẢN Lí THỜI GIAN( Tiết 1)

I.MỤC TIấU:

Giỏo dục kĩ năng xem đồng hồ

Hs cú thúi quen quản lý thời gian của mỡnh

Giỏo dục HS cú thúi quen tự chủ độngthời gian của mỡnh II. CHUẨN BỊ

Vở BTTH KNS Đồng hồ treo tường

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ

Gọi 1 HS lờn tự mặc ỏo của mỡnh 2. Cỏc hoạt động

a. HS làm cỏc bài tập Bài 1: HS thực hành xem đồng hồ GV giới thiệu tranh BT1 HS thảo luận nhúm đụi

(31)

? Đồng hồ trong mỗi tranh dưới đây chỉ mấy giờ?

Đại diện nhóm trả lời Các nhóm khác nhận xét GV nhận xét và kết luận Bài 2: Hoạt động cá nhân

HS quan sát các bức tranh và trả lời câu hỏi

Em thường làm những công việc trong những bức tranh dưới đây vào lúc mấy giờ?

HS làm vào vở thực hành

Gv gọi học sinh lên bảng chữa bài HS khác nhận xét

GV nhận xét và kết luận

Bài 3: Em đồng ý với những ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

( đánh dấu x vào trước ý kiến tán thành ) HS thảo luận nhóm đôi

Đại diện nhóm trả lời Các nhóm khác nhận xét GV nhận xét và kết luận.

B.SINH HOẠT TUẦN 6

I.MỤC TIÊU:

-Giúp cho hs thấy được những ưu, khuyết điểm trong tuần qua ,từ đó có hướng khắc phục.

-Giáo dục hs có tinh thần phê và tự phê.

II.LÊN LỚP:

1.Lớp sinh hoạt văn nghệ

2.GVCN đánh giá các hoạt động trong tuần:

*Lớp trưởng nhận xét tình hình lớp

* Ý kiến của hs trong lớp

………

………

………

………

………

(32)

………

………

………

………

………..

3. Kế hoạch tuần tới

- Thi đua học tốt chào mừng ngày lễ trong tháng 10

-Tiếp tục duy trì nề nếp đã có. Mặc đồng phục đầy đủ, đúng quy định. Chú ý việc xếp hàng ra vào lớp, xếp hàng thể dục…

- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, sách vở trước khi đến lớp.

- Trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.

- Tăng cường luyện chữ viết trong mọi giờ học. Tập luyện viết bút mực vào vở ô ly - Tiếp tục xây dựng, duy trì các đôi bạn học tốt để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

- Thực hiện ATGT như đã kí cam kết trên đường đi học. Đội mũ bảo hiểm đầy đủ khi đi xe máy.

- Tham gia luyện thi : Giải toán trên mạng.

_______________________________________________________

(33)

Tự nhiên và xã hội

CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ RĂNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

Giúp hs biết giữ vệ sinh răng miệng để phòng sâu răng và có hàm răng khoẻ, đẹp.

2. Kỹ năng: Biết chăm sóc răng đúng cách.

3. Thái độ: Tự giác súc miệng sau khi ăn và đánh răng hằng ngày.

II . CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

Kĩ năng tự bảo vệ: Chăm sóc răng

Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ răng.

Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập.

III- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh trong sgk.

- Bàn chải và kem đánh răng người lớn, trẻ em.

- Mô hình răng.

- 10 vòng tròn nhỏ, 10 ống nhựa bé.

IV- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

(34)

1.Kiểm tra bài cũ(4’) :

- Em đã làm gì hàng ngày để giữ vệ sinh thân thể?

- Nêu các việc nên làm để giữ da sạch sẽ?

- Nêu những viêc không nên làm.

- Nhận xét – đánh giá 2.Dạy và học bài mới:

* Khởi động:(5’) Trò chơi: Ai nhanh, ai khéo - Gv hướng dẫn và phổ biến cách chơi.

- Tổ chức cho hs chơi.

- Gv tổng kết cuộc chơi và giới thiệu bài.

*, Hoạt động 1:(12’) Ai có hàm răng đẹp

- Cho hs quan sát răng của nhau. Nhận xét xem răng của bạn như thế nào?

- GV nhận xét.

- Kết luận: Răng trẻ em có đầy đủ là 20 chiếc- gọi là răng sữa. khi răng sữa hỏng hay đến tuổi thay, răng sữa sẽ bị rụng (khoảng 6 tuổi), khi đó răng mới sẽ mọc lên, chắc chắn hơn, gọi là răng vĩnh viễn...

*. Hoạt động 2:(14’) Làm việc với sgk

- Cho hs quan sát hình trang 14, 15 sgk. Yêu cầu hs thảo luận theo nhóm.

- Hướng dẫn:

+ Các bạn trong từng hình đang làm gì?

+ Việc làm nào đúng, việc làm nào sai?Vì sao?

- Gv hỏi:

+ Nên đánh răng, súc miệng vào lúc nào là tốt nhất?

+ Tại sao ko nên ăn nhiều bánh kẹo, đồ ngọt?

+ Phải làm gì khi răng bị đau hoặc răng bị lung lay?

- Không nghịch bẩn , tắm rửa thường xuyên bằng xà phòng.

- Không đi chân đất, ăn bốc , cắn , móng tay …

- Hs theo dõi.

- Hs đại diện tham gia chơi.

- Làm việc theo cặp. Học sinh thảo luận về răng của bạn : trắng đẹp hay bị sâu sún

- Học sinh trình bày về kết qủa quan sát của mình.

- Hs quan sát và thảo luận theo nhóm 4.

- Nhóm trưởng tổ chức thảo luận.

- Hs đại diện nhóm trình bày.

- Các nhóm khác n. xét – bs - Nên đánh răng, súc miệng sau khi ăn và trước khi đi ngủ.

- Vì bánh kẹo, đồ ngọt dễ làm chúng ta bị sâu răng

- Phải đi khám răng - HS nghe

(35)

*,Kết luận: - Cần đánh răng súc miệng sau khi ăn và trước khi đi ngủ.

- Không được ăn nhiều bánh kẹo, đồ ngọt.

- Phải khám răng định kỳ

*,Gv giới thiệu bàn chải và kem đánh răng trẻ em khác với của người lớn.

- Hs quan sát.

3- Củng cố, dặn dò (4) - Nên đánh răng, súc miệng vào lúc nào là tốt nhất?

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs chuẩn bị bàn chải và kem đánh răng để giờ sau thực hành.

__________________________________

Thủ công

BÀI 4: XÉ DÁN HÌNH QUẢ CAM (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết cách xé, dán hình quả cam.

2. Kĩ năng: Xé, dán được hình quả cam. Đường xé có thể bị răng cưa. Hình dán tương đối phẳng. Có thể dùng bút màu để vẽ cuống lá.

3. Thái độ: Có ý thức tiết kiệm giấy và giữ vệ sinh sau giờ học.

II. ĐỒ DÙNG

- Bài mẫu về xé, dán hình quả cam.

- Giấy màu khác nhau, giấy trắng, hồ dán...

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y – H C

1.Kiểm tra bài cũ (5’)

- Kiểm tra HS bài Xé dán hình vuông, hình tròn - KT dụng cụ của HS

2. Bài mới

a. Quan sát và nhận xét (5’)

- Gv cho hs quan sát bài mẫu và nhận xét về đặc điểm, hình dáng, màu sắc của quả cam.

- Còn có những quả nào có hình dáng giống quả cam?

- Nhận xét – bổ sung

b. Hướng dẫn hs xé, dán (10’) b.1. GV làm mẫu lần 1

b.2. GV làm mẫu lần 2 vừa làm vừa nêu cách làm

- HS để bài đã làm lên bàn - Đặt dụng cụ lên bàn

- Hs quan sát và nêu: quả cam có dạng hình tròn, khi chín có màu vang..

- 5 hs kể: quả táo, quả lựu…

- Hs quan sát.

(36)

* Xé hình quả cam:

- Gv đánh dấu và vẽ hình vuông rồi xé theo nét vẽ.

- Từ hình vuông xé 4 góc theo nét vẽ.

- Xé chỉnh sửa cho giống hình quả cam.

* Xé hình lá:

- Lấy mảnh giấy màu xanh, vẽ 1 hình chữ nhật dài 4 ô, rộng 2 ô.

- Xé hình chữ nhật, rồi xé 4 góc của hình chữ nhật theo đường vẽ.

- Xé chỉnh sửa cho giống hình chiếc lá.

* Xé hình cuống lá:

- Xé 1 hình chữ nhật màu xanh cạnh dài 4 ô, cạnh ngắn 1 ô.

- Xé đôi hình chữ nhật, lấy 1 nửa để làm cuống.

* Dán hình:

- Hướng dẫn hs lần lượt dán hình quả trước rồi dán cuống và lá lên trên.

c. Thực hành (16’)

- Để có hình quả cam hoàn chỉnh ta phải làm như thế nào?

- Nhận xét – bổ sung

- Cho hs vẽ hình vuông và từ hình vuông xé hình quả cam.

- Cho hs thực hành từng thao tác bằng giấy nháp.

- Gv quan sát giúp đỡ hs .

- Nhận xét – tuyên dương HS thực hành nhanh.

- Hs quan sát.

- Hs quan sát.

- Hs quan sát.

- HS quan sát

- Xé hình quả cam, xé hình lá, xé cuống lá rồi dán…

- Hs làm nháp.

3. Củng cố, dặn dò (4’) - Nhắc lại nội dung bài.

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs Vn tập xé dán quả cam, chuẩn bị đồ dùng cho giờ sau

______________________________________________________________________

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Giữ gìn đồ dùng học tập chính là giúp các em thực hiện tốt quyền được học tập

- GV nhắc lại kiến thức trọng tâm của bài học: Cách tập trang trí đầu báo tường.. - Giáo dục HS giữ gìn sách vở đồ dùng, có ý thức rèn luyện chữ

- Kĩ năng: Giữ gìn sách vở , đồ dùng học tập giúp các em thực hiện tốt quyền được học của mình. Cả em trai và em gái đều phải giữ gìn sách

Kĩ năng: HS biết cách bảo vệ và giữ gìn sách vở đồ dùng học tập một cách tự giác2. Thái độ: Hs biết yêu quý và giữ gìn sách vở, đồ dùng học

- Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập giúp cho các em thực hiện tốt quyền được học của chính mình.. Thái độ: GDHS có ý thực tự giác, tích

- Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập giúp các em thực hiện tốt quyền được học của mình..

- Giữ gìn sách vở , đồ dùng học tập giúp các em thực hiện tốt quyền được học của mình.. Cả em trai và em gái đều phải giữ gìn sách vở, đồ

Giữ gìn đồ dùng học tập chính là giúp các em thực hiện tốt quyền được học tập của mình.. * ND tích hợp: Giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập cẩn thận, bền đẹp chính