• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
22
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 26

Ngày soạn: 18/ 5/ 2020

Ngày giảng: Thứ hai ngày 25 tháng 5 năm 2020 Toán

Bài 105: GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN (tiếp theo) I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức:

Giúp hs củng cố kĩ năng giải và trình bày bài giải bài toán có lời văn:

- Tìm hiểu bài toán. (Bài toán đã cho biết những gì? Bài toán hỏi phải tìm gì?) - Giải bài toán. (Thực hiện phép tính để tìm điều chưa biết nêu trong cầu hỏi. Trình bày bài giải).

2. Kĩ năng: Làm làm nhanh các bài tập.

3. Thái độ: Tích cực làm bài, yêu thích tìm hiểu môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Sử dụng các tranh vẽ trong sgk.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

- Gọi hs chữa bài 4, 5 trang 147, sgk.

- Gọi hs nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu cách giải bài toán và cách trình bày bài giải: (15’)

- Cho hs đọc bài toán.

- Gv hỏi: + Bài toán cho biết những gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- Ghi tóm tắt lên bảng: Có : 9 con gà Bán : 3 con gà Còn lại: ... con gà?

- Cho hs tự giải bài toán rồi chữa.

Bài giải Số gà còn lại là:

9 - 3 = 6 (con) Đáp số: 6 con gà.

2. Thực hành a. Bài 1: (7’)

- Cho hs đọc và tìm hiểu bài toán.

- Cho hs nêu tóm tắt bài toán.

- Yêu cầu hs tự điền số vào tóm tắt.

- Cho hs tự giải bài toán.

- Cho hs nhận xét bài giải của bạn.

Hoạt động của hs - 3 hs chữa bài.

- Hs nhận xét.

- Hs đọc.

+ Hs nêu.

+ Hs nêu.

- Hs làm nháp.

- Hs đọc bài giải.

- Hs đọc.

- Hs nêu tóm tắt.

- Hs tự điền số vào tóm tắt.

- Hs tự giải bài toán.

(2)

b. Bài 2 : (7’)Thực hiện tương tự như bài 1.

C. Củng cố- dặn dò: (5’) - Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về làm bài tập.

- Hs nhận xét.

____________________________________________

Tập đọc

Mời vào

I.

MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

1.1. Hs đọc trơn cả bài. Chú ý:

- Phát âm đúng các tiếng, từ khó: kiễng chân, soạn sửa, buồm thuyền.

- Biết nghỉ hơi đúng ở sau mỗi dòng thơ.

1.2.- Hiểu các từ ngữ trong bài.

- Hiểu được nội dung bài: Chủ nhà hiếu khách niềm nở đón những người bạn tốt đến chơi.

- Biết nói tự nhiên, hồn nhiên về những con vật, sự vật yêu thích.

- Học thuộc lòng 2 khổ thơ đầu bài thơ.

2. Kỹ năng:

- Đọc Hs đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các tiếng, từ ngữ khó.

- Hiểu các từ ngữ trong bài, nội dung bài.

3. Thái độ:

- Thấy được sự phong phú của tiếng Việt . - Tự tin trong giao tiếp

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh họa bài đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ: (2’)

- Đọc bài Đầm sen và trả lời các câu hỏi trong sgk.

- Gv nhận xét.

B. Bài mới: (35’)

1. Giới thiệu bài: Gv nêu.

2. Luyện đọc:

a. Gv đọc mẫu bài.

b. Hs luyện đọc:

- Luyện đọc các từ ngữ: kiễng chân, soạn sửa, buồm thuyền.

- Luyện đọc các câu trong bài.

- Luyện đọc cả bài:

+ Đọc nối tiếp các đoạn trong bài.

+ Gọi hs đọc cả bài.

Hoạt động của hs - 3 hs đọc và trả lời câu hỏi.

- Vài hs đọc.

- Hs đọc nt từng dòng thơ.

- Hs đọc nt các khổ thơ.

- Vài hs đọc.

(3)

+ Đọc đồng thanh cả bài.

.3. Tìm hiểu bài và luyện nói:

a. Tìm hiểu bài: (20’) - Cho hs đọc cả bài thơ.

+ Những ai đã đến gõ cửa ngôi nhà?

- Cho hs đọc khổ thơ 3.

+ Gió được chủ nhà mời vào để cùng làm gì?

* Trẻ em có quyền được tham gia (nói lời mời, nhờ, đề nghị).

- Gv đọc diễn cảm cả bài văn.

- Gọi hs đọc phân vai từng khổ thơ.

b. Học thuộc lòng bài thơ. (10’)

- Yêu cầu hs luyện đọc thuộc lòng bài thơ.

- Đọc thuộc lòng bài thơ.

- Gv nhận xét, khen hs thuộc bài tại lớp.

C. Củng cố, dặn dò: (3’) - Đọc lại cả bài.

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà tiếp tục học thuộc lòng.

- Chuẩn bị bài: Chú công.

- Cả lớp đọc.

- Nhiều hs nêu.

- Hs các tổ thi đua nêu.

- 2 hs đọc.

- Cả lớp đọc thầm.

- 1 vài hs nêu.

- 1 hs đọc.

- Vài hs nêu.

- Vài hs đọc.

- Vài nhóm đọc.

_________________________________________

Chính tả

Hoa sen

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hs chép lại chính xác, trình bày đúng bài ca dao Hoa sen.

- Làm đúng các bài tập chính tả: điền vần en hay oen, điền chữ g hay gh.

- Nhớ quy tắc chính tả: gh + i, e, ê.

2. Kĩ năng: Viết đẹp nhanh. Viết đều nét; đưa bút theo đúng quy trình viết; dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ.

3. Thái độ: Yêu thích môn học, thích đọc và viết II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ viêt sẵn bài ca dao Hoa sen.

- Bảng phụ viết bài tập 2, 3 và luật chính tả cần ghi nhớ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Làm lại bài 2, 3 của giờ trước.

- Gv nhận xét.

B. Bài mới:

Hoạt động của hs - 2 hs làm bài.

(4)

1. Giới thiệu bài: Gv nêu. (2’) 2. Hướng dẫn hs tập chép. (15’) - Đọc bài viết.

- Tìm và viết những chữ khó trong bài: trắng, chen, xanh, mùi, ...

- Gv nhận xét, sửa sai.

- Gv cho hs chép bài vào vở.

- Gv đọc lại bài cho hs soát lỗi.

- Yêu cầu hs tự kiểm tra bài.

- Gv nhận xét.

2. Hướng dẫn hs làm bài tập. (12’) a. Điền vần: en hay oen?

- Yêu cầu hs làm bài: (đèn bàn, cưa xoèn xoẹt...) - Nhận xét bài làm.

- Đọc lại bài làm.

b. Điền chữ: g hay gh?

- Yêu cầu hs tự làm bài: (đường gồ ghề, con ghẹ, chiếc ghim áo, tủ gỗ lim...)

- Nhận xét bài làm.

- Đọc lại bài làm đúng.

c. Quy tắc chính tả.

- Gv hướng dẫn hs hiểu và ghi nhớ quy tắc chính tả:

+ Gh+ e, ê, i.

+ G+ a, o, ô, ơ, ư, u...

- Gọi hs nhắc lại quy tắc chính tả.

C. Củng cố, dặn dò: (3’)

*GV: Hoa sen vừa đẹp lại vừa có ý nghĩa, do vậy ai cũng yêu thích và muốn gìn giữ để hoa đẹp mãi.

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà viết lại bài cho đúng, đẹp hơn.

- Vài hs đọc.

- Hs viết bảng con.

- Hs tự viết bài vào vở.

- Hs tự soát lỗi.

- Hs đổi chéo kiểm tra.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs làm bài tập.

- 2 hs lên bảng làm.

- Hs nêu.

- Vài hs đọc.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs làm bài tập.

- 3 hs lên bảng làm.

- Hs nêu.

- Vài hs đọc.

- Hs theo dõi.

- Vài hs nêu lại.

____________________________________

Ngày soạn: 18/ 5/ 2020

Ngày giảng: Thứ ba ngày 26 tháng 5 năm 2020 Tập đọc

Chú công

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

1.1. Hs đọc trơn cả bài. Chú ý:

- Phát âm đúng các tiếng, từ khó: nâu gạch, rẻ quạt, rực rỡ, lóng lánh.

1.2. Ôn các vần oc, ooc; tìm được tiếng có vần oc, ooc.

1.3.- Hiểu các từ ngữ trong bài.

(5)

- Hiểu được đặc điểm đuôi công lúc bé, vẻ đẹp của bộ lông đuôi lúc công trưởng thành.

- Tìm và hát các bài hát về con công.

2. Kỹ năng:

- Đọc Hs đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các tiếng, từ ngữ khó.

- Hiểu các từ ngữ trong bài, nội dung bài.

3. Thái độ:

- Thấy được sự phong phú của tiếng Việt . - Tự tin trong giao tiếp

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh họa bài đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Đọc thuộc lòng bài Mời vào và trả lời các câu hỏi trong sgk.

- Gv nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: Gv nêu. (2’) 2. Luyện đọc: (20’)

a. Gv đọc mẫu bài.

b. Hs luyện đọc:

- Luyện đọc các từ ngữ: nâu gạch, rẻ quạt, rực rỡ, lóng lánh.

- Luyện đọc các câu trong bài.

- Luyện đọc cả bài:

+ Đọc nối tiếp các đoạn trong bài.

+ Gọi hs đọc cả bài.

+ Đọc đồng thanh cả bài.

3. Ôn các vần oc, ooc. (10’) a. Tìm tiếng trong bài có vần oc.

b. Tìm từ chứa tiếng có vần oc, ooc.

c. Nói câu chứa tiếng có vần oc, ooc.

Tiết 2 4. Tìm hiểu bài và luyện nói:

a. Tìm hiểu bài: (20’) - Cho hs đọc đoạn 1

+ Lúc mới chào đời, chú công có bộ lông màu gì?

+ Chú đã biết làm những động tác gì?

- Gọi hs đọc đoạn 2

+ Sau hai, ba năm đuôi công trống thay đổi thế nào?

Hoạt động của hs - 3 hs đọc và trả lời câu hỏi.

- Vài hs đọc.

- Hs đọc nt từng câu.

- Hs đọc nt các đoạn.

- Vài hs đọc.

- Cả lớp đọc.

- 1 vài hs nêu.

- Hs các tổ thi đua nêu.

- Nhiều hs nêu.

- 1 hs đọc.

- Cả lớp đọc thầm.

- 1 vài hs nêu.

- Vài hs nêu.

- 1 hs đọc.

- Vài hs nêu.

(6)

- Gv đọc diễn cảm cả bài văn.

- Gọi hs đọc lại bài.

b. Luyện nói: (15’) - Nêu yêu cầu luyện nói.

- Yêu cầu hs hát bài hát về con công.

- Gv bắt nhịp cho hs hát bài Tập tầm vông.

C. Củng cố, dặn dò: (3’) - Gọi hs đọc lại cả bài.

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài Chuyện ở lớp.

- 3 Hs đọc.

- 1 hs nêu.

- Vài hs hát.

- Cả lớp hát.

_________________________________________

Ngày soạn: 19/ 5/ 2020

Ngày giảng: Thứ tư ngày 27 tháng 5 năm 2020 Toán

Tiết 106: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức:

Giúp hs rèn luyện kĩ năng:

- Giải toán có lời văn.

- Thực hiện phép cộng, phép trừ trong phạm vi 20.

2. Kĩ năng: Vận dụng làm nhanh các bài tập.

3. Thái độ: Tích cực làm bài, yêu thích tìm hiểu môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Cho hs làm bài: giải bài toán theo tóm tắt sau:

Có : 18 quả hồng Ăn : 4 quả hồng Còn lại: … quả hồng?

B. Bài luyện tập:

Bài 1: (7’)

- Yêu cầu hs đọc kĩ bài toán rồi tóm tắt bài toán - Cho cả lớp làm bài.

- Cho hs lên bảng chữa bài tập.

Bài giải

Cửa hàng còn lại số búp bê là:

15- 2= 13 (búp bê) Đáp số: 13 búp bê Bài 2: Thực hiện tương tự như bài 1. (5’)

Hoạt động của hs - 1 hs làm trên bảng.

- Hs đọc bài toán.

- Hs điền số vào tóm tắt rồi làm bài giải.

- 1 hs làm trên bảng.

(7)

- Cho cả lớp làm bài tập - Gọi hs nhận xét.

Bài 3, 4: ( giảm tải)

C. Củng cố, dặn dò: (5’)

- Gv nhận xét giờ học. Cho học sinh nêu lại các bước giải một bài toán có lời văn.

- Dặn hs về nhà làm bài tập vào vở ô li.

- Hs làm bài rồi chữa.

- Hs nhận xét.

_________________________________________

Tập đọc

Chuyện ở lớp

I. MỤC TIÊU:

1. Hs đọc trơn cả bài. Chú ý: - Phát âm đúng các tiếng, từ khó: ở lớp, đứng dậy, trêu, bôi bẩn, vuốt tóc. Biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ.

2. Ôn các vần uôt, uôc; tìm được tiếng có vần uôt, uôc.

3. Hiểu được nội dung bài:

- Em bé kể cho mẹ nghe nhiều chuyện không ngoan của các bạn trong lớp. Mẹ em gạt đi. Mẹ muốn nghe kể ở lớp con ngoan thế nào.

- Kể lại cho bố, mẹ nghe ở lớp em đã ngoan thế nào.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Tranh minh họa bài đọc và phần luyện nói.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của Gv A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Đọc đoạn 1 bài Chú công và trả lời câu hỏi: Lúc mới chào đời, chú công có bộ lông màu gì?

- Đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi: Sau hai, ba năm đuôi chú công có màu sắc thế nào?

- Gv nhận xét, khen ngợi hs.

B. Bài mới: (35’)

1. Giới thiệu bài: Gv nêu.

2. Luyện đọc:

a. Gv đọc mẫu bài.

b. Hs luyện đọc:

- Luyện đọc các từ ngữ:ở lớp, đứng dậy, trêu, bôi bẩn, vuốt tóc.

- Luyện đọc từng dòng thơ trong bài.

- Luyện đọc cả bài:

+ Đọc nối tiếp các khổ thơ trong bài.

+ Gọi hs đọc cả bài.

+ Đọc đồng thanh cả bài.

Hoạt động của hs - Vài hs đọc.

- Hs đọc.

- Hs đọc nối tiếp dòng thơ.

- hs nối tiếp khổ thơ - 1hs đọc.

- Cả lớp đọc.

(8)

3. Ôn các vần uôc, uôt:

a. Tìm tiếng trong bài có vần uôt.

b. Tìm từ chứa tiếng ngoài bài có vần uôt, uôc, c. Nói câu chứa tiếng có vần uôt, uôc.

Tiết 2

4. Tìm hiểu bài và luyện nói: (37’) a. Tìm hiểu bài:

- Đọc khổ thơ 1 và 2.

+ Bạn nhỏ kể cho mẹ nghe những chuyện gì ở lớp?

- Đọc khổ thơ 3.

+ Mẹ nói gì với bạn nhỏ?

- Gv đọc diễn cảm cả bài văn.

- Gọi hs đọc lại bài.

b. Luyện nói:

- Nêu yêu cầu luyện nói: Hãy kể với cha mẹ, hôm nay ở lớp em đã ngoan thế nào?

- Yêu cầu hs hỏi và trả lời theo cặp.

- Nói trước lớp.

- Nhận xét.

5. Củng cố, dặn dò: (3’) - Đọc lại cả bài.

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà kể cho bố, mẹ nghe chuyện ở lớp hôm nay.

- hs đọc.

- 1 vài hs nêu.

- hs đọc.

- Vài hs nêu.

- 3 Hs đọc.

- 1 hs nêu.

- Hs nói theo cặp.

- Vài cặp hs nói.

- Hs nêu.

- 1 hs đọc.

_____________________________________- Chính tả

Chuyện ở lớp

I. MỤC TIÊU:

- Hs chép lại chính xác khổ thơ cuối bài Chuyện ở lớp. Biết cách trình bày thể thơ 5 chữ.

- Điền vần uôt hay uôc, điền chữ c hay k.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ viêt sẵn khổ thơ cuối bài Chuyện ở lớp.

- Bảng phụ viết bài tập 2, 3.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của Gv 1. Giới thiệu bài: (2’) Gv nêu.

2. Hướng dẫn hs tập chép. (20’) - Đọc bài viết.

- Tìm và viết những chữ khó trong bài

Hoạt động của hs

- Vài hs đọc.

- Hs viết bảng con.

(9)

- Gv nhận xét, sửa sai.

- Gv cho hs chép bài vào vở.

- Gv đọc lại bài cho hs soát lỗi.

- Yêu cầu hs tự kiểm tra bài.

- Gv chấm bài, nhận xét.

3. Hướng dẫn hs làm bài tập. (15’) a. Điền vần: uôt hay uôc?

- Yêu cầu hs làm bài: (buộc tóc, chuột đồng) - Nhận xét bài làm.

- Đọc lại bài làm.

b. Điền chữ: c hay k?

- Yêu cầu hs tự làm bài: (túi kẹo, quả cam) - Nhận xét bài làm.

- Đọc lại bài làm đúng.

4. Củng cố, dặn dò: (3’) - Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà viết lại bài cho đúng, đẹp hơn.

- Hs tự viết bài vào vở.

- Hs tự soát lỗi.

- Hs đổi chéo kiểm tra.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs làm bài tập.

- 2 hs lên bảng làm.

- Hs nêu.

- Vài hs đọc.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs làm bài tập.

- 3 hs lên bảng làm.

- Hs nêu.

- Vài hs đọc.

__________________________________- Thực hành Tiếng Việt

ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Học sinh đọc đúng bài Một cộng một bằng hai

- Luyện đọc các từ: Lựu, sách. Các tiếng chứa vần ưu, oan, uyên.

2. Kĩ năng:

- Luyện ngắt nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy.

- Tìm được các tiếng có vần ưu trong bài và vần ươu ngoài bài.

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Tranh, vở thực hành - HS: bảng con, vở thực hành III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

Hoạt động của giáo viên 1. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gọi học sinh làm bài tập Bài tập: Điền vần ong, oong.

+ HS1: con ong, phong bì

+ HS2: rau cải xoong, boong tàu

Hoạt động của hs

- 2 học sinh làm bài

(10)

- GV nhận xét, tuyên dương 2. Bài mới: (30’)

* Giới thiệu bài:

- GV đưa tranh, yêu cầu học sinh quan sát và trả lời câu hỏi:

+ Bức tranh chụp hình ảnh gì?

- Gv giới thiệu và ghi đầu bài: Một cộng một bằng hai

* Hướng dẫn luyện đọc:

- Giáo viên đọc mẫu bài một cộng một bằng hai

- Hướng dẫn giọng đọc: Đọc bài với giọng thong thả, chậm rãi.

A, Hoạt động 1: Luyện đọc tiếng từ:

- Gv hướng dẫn học sinh luyện đọc các từ khó đọc, dễ lẫn.

+ Lựu, quyển, sách

- Gv hướng dẫn hs phân tích các từ: sách Toán - Gv cùng học sinh giải nghĩa từ:

b, Luyện đọc câu:

- Giáo viên hưỡng dẫn học sinh luyện đọc theo câu:

? Hết 1 câu là dấu gì.

- Giáo viên yêu cầu học sinh dưới lớp luyện đọc theo câu.

- Giáo viên lắng nghe và sửa lỗi cho học sinh.

B, Hoạt động 2 : Luyện đọc đoạn, bài.

- Gv chia đoạn

- Hướng dẫn học sinh luyện đọc theo đoạn.

- Yêu cầu học sinh đọc theo đoạn.

- Gọi học sinh đọc theo đoạn.

- Giáo viên theo dõi sửa lỗi phát âm cho học sinh.

- Gọi 1 vài học sinh đọc trơn toàn bài.

- Gọi học sinh đọc theo tổ, theo nhóm, đọc đồng thanh.

C, Hoạt động 3 : Chọn câu trả lời đúng.

- Yêu cầu hs đọc bài Một cộng một bằng hai - Hd hs trả lời câu hỏi :

a, Lựu muốn mua sách Toán lớp mấy ? - Toán 2

b, Cửa hàng có sách Toán lớp mấy ? - Chỉ có Toán 1

c, Vì sao Lựu muốn mua hai quyển Toán 1 ? - Vì lựu nghĩ : 1 + 1 = 2.

- Gv nhận xét, tuyên dương.

D, Hoạt động 3 : Ôn các vần ưu, ươu.

- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm trong bài có vần ưu, và tiếng ngoài bài có vần ươu.

+ 1 tiếng trong bài có vần ưu : Lựu

- Hs quan sát tranh và trả lời câu hỏi

- HS nghe

- 1 vài học sinh đọc.

- Lớp đọc đồng thanh - Hs lắng nghe

- 1 vài học sinh trả lời - Hs đọc nối tiếp, cá nhân.

- Học sinh quan sát.

- Học sinh nối tiếp đoạn.

- 1 vài học sinh đọc.

- Học sinh đọc theo tổ, theo nhóm,đồng thanh.

- Hs đọc thầm, - 1,2 hs đọc bài - Hs làm bài tập

- 1 vài học sinh trả lời câu hỏi.

- Học sinh tìm vần.

- Hs viết vần ra bảng

(11)

+ 2 tiếng ngoài bài có vần ươu : hươu,rượu - Hướng dẫn học sinh đọc.

- Giáo viên gọi học sinh đọc toàn bộ bài.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

3. Củng cố - dặn dò5’) - Nhận xét tiết học

- Tuyên dương học sinh

con

- 1 số học sinh đọc.

Văn hóa giao thông

BÀI 8:

NHẮC NHỞ NGƯỜI THÂN CHẤP HÀNH TÍN HIỆU ĐÈN GIAO THÔNG

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học sinh biết ý nghĩa các tín hiệu đèn giao thông.

2. Kĩ năng: Học sinh biết nhắc nhở người thân chấp hành tín hiệu đèn giao thông khi tham gia giao thông.

3. Thái độ: Học sinh biết bày tỏ thái độ trước những hành động không chấp hành tín hiệu đèn giao thông.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- Các tranh ảnh trong sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 1.

- 3 tấm bìa cứng hình tròn màu đỏ, xanh, vàng.

III. HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Hằng ngày ba mẹ đưa em đến trường bằng phương tiện gì ?

- Khi đi đến ngã tư có đèn tín hiệu giao thông, em thấy mọi người thường làm gì?

- Nhận xét.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

B. Bài mới: (27’) 1. Giới thiệu bài:

- Để giúp các em hiểu rõ ý nghĩa về các đèn tín hiệu giao thông và việc chấp hành tín hiệu đèn giao thông như thế nào khi đi trên đường phố, cô mời các em đi vào bài học ngày hôm nay: Nhắc nhở người thân chấp hành tín hiệu đèn giao

2. Hoạt động cơ bản:

- Giáo viên treo tranh và kể câu chuyện: - Học sinh lắng nghe.

(12)

“Nhanh vài phút chẳng ích gì”

- Tại sao ở ngã tư thứ nhất, anh Hai không chấp hành đèn tín hiệu giao thông

?

- Mai đã làm gì để nhắc anh Hai chấp hành đèn tín hiệu giao thông?

- Học sinh trả lời.

- Học sinh trả lời.

- Nếu Mai không nhắc anh Hai chấp hành đèn tín hiệu giao thông thì điều gì có thể xảy ra với anh Hai và Mai?

- Học sinh trả lời.

- Giáo viên: Vì sợ trễ giờ nên khi thấy đèn vàng anh Hai không những không giảm tốc độ mà còn chạy thật nhanh qua. Nhưng bạn Mai đã nhắc anh Hai phải chấp hành đèn tín hiệu giao thông.

Nếu bạn Mai không nhắc anh Hai thì có lẽ cả hai đã bị tai nạn. Vì vậy, chúng ta cần nhớ :

* Câu ghi nhớ:

Nhắc nhau vàng chuẩn bị dừng Đỏ dừng quay lại, xanh cùng nhau đi

Nhanh chân vài phút ích gì Xảy ra tai nạn còn chi cuộc đời.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc lại theo cô.

3. Hoạt động thực hành:

- Sinh hoạt nhóm lớn 5 phút theo yêu cầu sau: Hãy đánh dấu vào dưới hình ảnh thể hiện việc mình không nên làm.

- Em sẽ nói gì với người lớn về các hình ảnh thể hiện điều không nên làm đó.

- Gọi các nhóm trình bày.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương nhóm làm tốt và chốt hình ảnh thể hiện việc mình không nên làm:

+ Hình 1: Người mẹ dắt con qua đường khi xe cộ đi lại như vậy là điều không nên làm vì rất nguy hiểm. Khi đi bộ qua đường chúng ta cần chấp hành theo tín hiệu đèn giao thông, đèn đỏ xe cộ dừng lại hết thì chúng ta mới đi bộ qua đường.

+ Hình 3: Người đàn ông trong hình chở con băng qua gác chắn đường ray xe lửa

- Học sinh thảo luận nhóm và trình bày.

- HS lắng nghe.

(13)

như vậy là điều không nên làm. Khi đi đến đoạn đường có tàu lửa chạy chúng ta cần chú ý chấp hành theo tín hiệu đèn giao thông, không cố vượt qua gác chắn đường ray tàu lửa để tránh nguy hiểm.

4. Hoạt động ứng dụng:

- GV cho HS thảo luận nhóm 2 phút phân công đóng vai các nhân vật trong các hình ảnh thể hiện điều không nên làm ở H1, H3.

- GV gọi 2 nhóm trình bày . - Gv nhận xét tuyên dương.

C. Củng cố, dặn dò: (5’)

- Trò chơi “Chấp hành tín hiệu đèn giao thông”

- GV phổ biến luật chơi: Nếu cô giơ tấm bìa có hình tròn màu đỏ, các em đứng im không nhúc nhích. Nếu tấm bìa màu vàng, các em giậm chân tại chỗ nhẹ nhàng 3 cái rồi dừng lại. Nếu tấm bìa màu xanh, các em giậm chân tại chỗ mạnh hơn.

- Nhận xét, tuyên dương.

- HS thảo luận và phân vai theo nhóm

- Đại diện các nhóm lên trình bày

- HS tham gia trò chơi.

- HS nhận xét.

_______________________________________________

Ngày soạn: 19/ 5/ 2020

Ngày giảng: Thứ năm ngày 28 tháng 5 năm 2020 Tập đọc

Mèo con đi học

I. MỤC TIÊU:

1.Hs đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các tiếng, từ khó: buồn bực,kiếm cớ, cái đuôi, cừu.

Nghỉ hơi sau dấu chấm hỏi.

2. Ôn các vần ưu, ươu.

- Tìm tiếng trong bài có vần ưu.- Tìm tiếng ngoài bài có vần ươu - Nói câu chứa tiếng có vần ưu hoặc vần ươu.

3. Hiểu được nội dung bài: Bài thơ kể chuyện Meò con lươì học, kiếm cớ nghỉ ở nhà.

Cừu dọa cắt đuôi làm mèo sợ ko dám nghỉ nữa.

- Học thuộc lòng bài thơ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Tranh minh họa bài đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

(14)

Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ: (4’)

- Đọc bài thơ Chuyện ở lớp và trả lời câu hỏi: Mẹ muốn em bé kể chuyện gì?

- Gv nhận xét, khen ngợi.

B. Bài mới: (36’)

1. Giới thiệu bài: Gv nêu.

2. Luyện đọc:

a. Gv đọc mẫu bài.

b. Hs luyện đọc:

- Luyện đọc các từ ngữ: buồn bực, kiếm cớ, cái đuôi, cừu.

- Gv giải nghĩa các từ ngữ: buồn bực, kiếm cớ, be toáng.

- Luyện đọc từng dòng thơ trong bài.

- Luyện đọc cả bài.

- Đọc phân vai.

+ Đọc đồng thanh cả bài.

3. Ôn các vần ưu, ươu.

a. Tìm tiếng trong bài có vần ưu.

b. Tìm từ chứa tiếng có vần ưu, ươu.

c. Nói câu chứa tiếng có vần ưu hoặc vần ươu.

Tiết 2 4. Tìm hiểu bài và luyện nói: (37’) a. Tìm hiểu bài:

- Đọc 4 dòng thơ đầu.

+ Mèo kiếm cớ gì để trốn học?

- Đọc 6 dòng thơ cuối.

+ Cừu nói gì khiến Mèo vội xin đi học ngay?

- Gv đọc diễn cảm cả bài văn.

- Đọc lại bài.

- Kể lại nội dung bài.

- Quan sát tranh và cho biết: Tranh vẽ cảnh nào?

b. Học thuộc lòng bài thơ.

- Yêu cầu hs luyện đọc thuộc lòng bài thơ.

- Đọc thuộc lòng bài thơ.

- Gv nhận xét, khen hs thuộc bài tại lớp.

- Các em có nên bắt chước bạn Mèo ko? Vì sao?

c. Luyện nói:

- Nêu yêu cầu luyện nói: Vì sao bạn thích đi học?

- Yêu cầu hs nhìn tranh nói theo mẫu.

Hoạt động của hs - 2 hs đọc và trả lời câu hỏi.

- Vài hs đọc.

- Hs đọc nt từng dòng thơ.

- Vài hs đọc.

- Vài nhóm đọc.

- Cả lớp đọc.

- Nhiều hs nêu.

- Hs các tổ thi đua nêu.

- Nhiều hs nói.

- 2 hs đọc.

- 1 vài hs nêu.

- 2 hs đọc.

- Vài hs nêu.

- Vài hs đọc.

- 1 hs kể.

- 1 vài hs nêu.

- Hs tự đọc.

- Hs các tổ thi đọc.

- Vài hs nêu.

- 1 hs nêu.

- 2 hs nói mẫu.

(15)

- Gv tổ chức cho hs nói theo cặp.

- Luyện nói trước lớp.

C. Củng cố, dặn dò: (3’) - Đọc lại cả bài.

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà tiếp tục học thuộc lòng; chuẩn bị bài: Ngôi nhà.

- Hs nói theo cặp.

- Nhiều hs nói.

- 1 hs đọc.

______________________________________

Toán

Bài 107: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức:

Giúp hs rèn luyện kĩ năng tự giải toán có lời văn.

2. Kĩ năng: Làm nhanh các bài tập.

3. Thái độ: Tích cực làm bài, yêu thích tìm hiểu môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Cho hs giải bài toán theo tóm tắt sau:

Có : 8 hình tam giác Tô màu : 4 hình tam giác Không tô màu: ... hình tam giác?

- Gọi hs nhận xét.

B. Bài luyện tập:

Bài 1: (10’)

- Cho hs đọc bài toán.

- Yêu cầu hs điền số vào toám tắt và giải bài toán.

Bài giải

Còn lại số cái thuyền là:

14- 4= 10 (cái thuyền) Đáp số: 10 cái thuyền - Cho hs nhận xét.

Bài 2: (5’)

- Gọi hs đọc bài toán.

- Yêu cầu hs tự tóm tắt và giải bài toán.

Tóm tắt Bài giải

Có : 9 bạn Có số bạn nam là:

Số bạn nữ : 5 bạn 9- 5= 4 (bạn)

Số bạn nam: ... bạn? Đáp số: 4 bạn nam.

Hoạt động của hs - 1 hs làm bài.

- Hs đọc.

- Hs tự làm bài.

- 1 hs làm trên bảng.

- Hs nhận xét.

- 1 hs đọc.

- Hs làm bài.

- 2 hs lên bảng làm.

(16)

- Gọi hs đọc bài và nhận xét.

- Cho hs đổi bài kiểm tra.

Bài 3: Thực hiện tương tự như bài 2. (5’) Bài 4: ( Giảm tải)

.

C. Củng cố- dặn dò: (5’) - Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà làm bài tập.

- 2 hs đọc và nhận xét.

- Hs kiểm tra chéo.

- Hs làm như bài 2.

_________________________________________

HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP

TRÒ CHƠI: “THUYỀN TRONG SƯƠNG MÙ”

I.MỤC TIÊU:

- GD HS tinh thần đoàn kết, hợp tác vượt khó khăn.

- GD cho HS kĩ năng truyền thông, kĩ năng lắng nghe tớch cực.

II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN:

- Tổ chức theo quy mụ lớp.

- Sân chơi.

- Phấn hoặc sơn để vẽ ô vuông trên sân III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:

*Cách tiến hành 1. Chuẩn bị:

- GV phổ biến tên trò chơi , cách chơi và luật chơi:

+ Tên trò chơi: “Truyền trong sương mù”.

+ Cách chơi:

Người chơi được chia thành 5 nóm, mỗi nhóm 4 người. Mỗi nhóm là một con thuyền và mang một tên riêng, do HS tự đặt, chẳng hạn: Hải Đăng, Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, …

Ở giữa sân vẽ một ô vuông, tượng trưng cho 1 cảng và trong sân có đặt một số ghế hoặc một số vật nào đó, tượng trưng cho các chướng ngại vật.

Mỗi nhóm sẽ cử một thủy thủ đứng ở cảng để điều khiển cho tàu vào cảng trong sương mù.

Đoàn thủy thủ của mỗi tàu đều phải bịt mắt và đứng theo hàng một, người sau đặt tay lên vai người trước.

Theo hiệu lệnh chỉ dẫn của hoa tiêu, mỗi con tàu tiến vào cảng. Nhóm nào vào cảng trước, nhóm đó sẽ thắng cuộc.

+ Luật chơi: Các hoa tiêu phải hướng dẫn sao cho các tàu không đụng nhau và không đụng và chướng ngại vật. Tàu nào va chạm và tàu khác và

-Hs lắng nghe

(17)

đụng chướng ngại vật sẽ bị trừ điểm (Mỗi lần va chạm sẽ bị trừ một điểm).

- GV tổ chức cho HS chơi thử 2. HS tiến hành chơi:

- GV tổ chức cho HS chơi thật.

3. Đánh giá

- Bình chọn và khen thưởng đội thắng cuộc 4. Thảo luận

- Để giành được chiến thắng trong trò chơi, người hoa tiêu cần phải chỉ dẫn như thế nào? Các thủy thủ cần phải lắng nghe và làm theo chỉ dẫn của hoa tiêu nhứ thế nào?

- GVKL: Để giành thắng lợi trong trò chơi, phải có sự đoàn kết, hợp tác tốt giữa cỏc thành viên,…

3. Tổng kết và đánh giá:

- GV NX và khen các Hs chơi tốt.

Dặn về nhà chuẩn bị nội dung cho tiết sau

-Hs chơi thử -Hs chơi thật

-Bình xét

-Hs lắng nghe

__________________________________________________

Phòng học trải nghiệm

GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH BẢNG, CÁCH SỬ DỤNG MÁY TÍNH BẢNG (Tiết 2) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học sinh biết về máy tính bảng, cách mở, tắt máy, một số biểu tượng trên máy.

2. Kĩ năng: Biết cách vận dụng, áp dụng vào trong cuộc sống.

3. Thái độ: Nghiêm túc, tôn trọng các quy định của lớp học.

- Hòa nhã, có tinh thần trách nhiệm đối với nhiệm vụ chung của nhóm.

- Nhiệt tình, năng động trong quá trình học tập.

II. CHUẨN BỊ - Máy tính bảng.

III. TIẾN TRÌNH

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định:(3’)

- Giáo viên yêu cầu học sinh vào vị trí nhóm mình.

- Yêu cầu các nhóm trưởng lên nhận máy tính bảng.

2. Kiểm tra bài cũ:(5’)

- YC học sinh nêu một số chức năng của máy tính bảng

- Cách sử dụng máy tính - Nhận xét.

- Hs thực hiện.

- Nhận thiết bị.

- 3 – 4 hs nhắc lại.

(18)

3. Giới thiệu máy tính bảng: (30’)

- Giáo viên giới thiệu cách tắt mở và một số biểu tượng trên máy tính bảng.

- Yêu cầu học sinh quan sát máy tính bảng và giáo viên giới thiệu đến phần nào thì yêu cầu học sinh thực hành thao tác các phần đó.

- Tổ chức cho học sinh thực hành trước lớp.

- Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, tuyên dương.

4. Nhận xét tiết học – HD tiết sau:(2’)

- Gọi học sinh nhắc lại cách tắt mở và một số biểu tượng trên máy tính bảng.

- Giáo viên tổng hợp kiến thức.

- Hs quan sát, nghe cô giới thiệu.

- Hs thực hiện.

- Đại diện hs lên thao tác trước lớp.

- Hsnx, bổ sung.

- Hs nhắc lại kiến thức có trong bài mà các con nhớ được.

_____________________________________

Ngày soạn: 20/ 5/ 2020

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 29 tháng 5 năm 2020 Toán

Bài 108: LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức:

Giúp hs rèn luyện kĩ năng lập đề bài toán rồi tự giải và viết bài giải của bài toán.

2. Kĩ năng: Vận dụng làm nhanh các bài tập.

3. Thái độ: Tích cực làm bài, yêu thích tìm hiểu môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Sử dụng các hình vẽ trong sgk.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gọi hs giải bài toán 3, 4 sgk (trang 151).

- Nhận xét.

B. Bài luyện tập chung:

Bài 1: (15’)

Nhìn tranh vẽ, viết tiếp vào chỗ chấm để có bài toán rồi giải bài toán đó:

- Hỏi hs: Bài toán còn thiếu những gì?

- Yêu cầu hs tự viết tiếp vào bài toán cho hoàn chỉnh đề bài.

- Gọi hs đọc bài toán đã hoàn chỉnh.

- Yêu cầu hs tự giải bài toán đó.

Bài giải a:

Trong bến có tất cả số ô tô là:

Hoạt động của hs - 2 hs làm bài trên bảng.

- 1 hs đọc yêu cầu.

- 1 vài hs nêu.

- Hs tự làm bài.

- Vài hs đọc.

- Hs tự giải bài toán.

- 1 hs lên bảng làm.

(19)

5+ 2= 7 (ô tô) Đáp số: 7 ô tô

Bài giải b:

Trên cành còn lại số con chim là:

6- 2= 4 (con chim) Đáp số: 4 con chim - Cho hs nhận xét bài giải.

Bài 2: (15’)

Nhìn tranh vẽ, nêu tóm tắt bài toán, rồi giải bài toán đó.

- Yêu cầu hs quan sát tranh, nêu tóm tắt bài toán.

Tóm tắt:

Có : 8 con thỏ Chạy đi : 3 con thỏ Còn lại : ... con thỏ?

- Cho hs giải bài toán.

Bài giải

Số con thỏ còn lại là:

8- 3= 5 (con thỏ) Đáp số: 5 con thỏ - Gọi hs nhận xét.

- Gv nhận xét.

C. Củng cố- dặn dò: (5’) - Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà làm bài tập.

- 1 hs làm trên bảng.

- Hs nhận xét.

- 1 hs đọc lệnh đề.

- 1 vài hs nêu.

- Hs giải bài toán.

- 1 hs lên bảng làm.

- Hs nhận xét.

_________________________________________

Tập đọc

Người bạn tốt

I. MỤC TIÊU:

1. Hs đọc trơn cả bài. Luyện đọc các từ ngữ: liền, sửa lại, nằm, ngượng nghịu. Tập đọc các đoạn đối thoại.

2. Ôn các vần uc, ut;

- Tìm được tiếng có vần uc, ut.

- Nói câu chứa tiếng chứa vần uc hoặc ut.

3.- Hiểu nội dung bài.

Nhận ra cách cư xử ích kỉ của Cúc; thái độ giúp đỡ bạn hồn nhiên, chân thành của Nụ và Hà. Nụ và Hà là những người bạn tốt.

* QTE: Quyền được học tập. Bổn phận chăm học tập II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Tranh minh họa bài đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

(20)

Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Đọc thuộc lòng bài Mèo con đi học và trả lời các câu hỏi:

+ Mèo con kiếm cớ gì để định trốn học?

+ Vì sao Mèo con lại đồng ý đi học?

- Gv nhận xét, khen ngợi hs.

B. Bài mới: (35’)

1. Giới thiệu bài: Gv nêu.

2. Luyện đọc:

a. Gv đọc mẫu bài.

b. Hs luyện đọc:

- Luyện đọc các từ ngữ: liền, sửa lại, nằm, ngượng nghịu.

+ Cho hs ghép từ: Ngượng nghịu.

- Luyện đọc các câu trong bài.

- Đọc câu dề nghị của Hà và câu trả lời của cúc.

- Tập đọc câu: Hà thấy vậy... trên lưng bạn và câu:

Cúc đỏ mặt... cảm ơn Hà.

- Luyện đọc cả bài:

+ Đọc nối tiếp các đoạn trong bài.

+ Gọi hs đọc cả bài.

+ Đọc đồng thanh cả bài.

3. Ôn các vần uc, ut.

a. Tìm tiếng trong bài có vần uc, ut.

b. Nói câu chứa tiếng có vần uc, vần ut.

Tiết 2 4. Tìm hiểu bài và luyện nói: (37’) a. Tìm hiểu bài:

- Đọc đoạn 1

+ Hà hỏi mượn bút, ai đã giúp Hà?

- Đọc đoạn 2

+ Bạn nào giúp Cúc sửa dây đeo cặp?

- Gọi hs đọc lại bài.

+ Em hiểu thế nào là người bạn tốt?

b. Luyện nói:

- Nêu yêu cầu luyện nói: Kể về người bạn tốt của em.

- Cho hs tập kể theo cặp.

- Gọi hs kể trước lớp.

5. Củng cố, dặn dò: (3’) - Đọc lại cả bài.

Hoạt động của hs - 2 hs đọc và trả lời câu hỏi.

- Vài hs đọc.

- Hs tự ghép.

- Hs đọc nt từng câu.

- Vài hs đọc.

- Vài hs đọc.

- Vài hs đọc.

- 3 hs đọc.

- Cả lớp đọc.

- 1 vài hs nêu.

- Hs các tổ thi đua nêu.

- 1 hs đọc.

- Cả lớp đọc thầm.

- 1 vài hs nêu.

- 1 hs đọc.

- Vài hs nêu.

- 1 hs đọc.

- Vài hs nêu.

- 1 hs nêu.

- Hs kể theo cặp.

- Vài hs kể trước lớp.

- 1 hs đọc.

(21)

- Gv nhận xét giờ học.

* Quyền được học tập. Bổn phận chăm học tập

- Dặn hs về nhà, nhìn tranh minh họa, kể lại các việc 2 bạn nhỏ đã giúp nhau như thế nào..

_____________________________________

SINH HOẠT LỚP TUẦN 26 I. MỤC TIÊU

- Kiểm điểm các hoạt động trong tuần.

- Phát huy những ưu điểm đã đạt được, khắc phục những mặt còn tồn tại.

- Tiếp tục thi đua vươn lên trong học tập, nề nếp.

II. NỘI DUNG

1. Tổ trưởng nhận xét các thành viên trong tổ. (7’) - Tổ: 1, 2, 3.

- Gv căn cứ vào nhận xét, xếp thi đua trong tổ.

2. GV nhận xét chung (8’)

* Ưu điểm:

...

...

...

...

* Tồn tại

...

...

...

...

3. Phương hướng hoạt động tuần tới (5’)

- Khắc phục những mặt còn hạn chế, phát huy những ưu điểm đã đạt được.

- Tiếp tục duy trì nề nếp và các quy định trường đã đề ra.

- Phát huy tinh thần học nhóm, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập.

- Tiếp tục thực hiện tốt luật an toàn giao thông và phòng chống dịch bệnh.

________________________________________________

Kĩ năng sống

BÀI 10: KĨ NĂNG BẢO VỆ CÂY XANH (TIẾT 1) I. Mục tiêu:

- Biết được lợi ích của việc bảo vệ cây xanh.

- Hiểu được một số yêu cầu của việc bảo vệ cây xanh ở xung quanh.

- Tích cực hành động bảo vệ cây xanh ở xung quanh.

II. Đồ dùng dạy - học - Vở BT Kĩ năng sống.

III. Hoạt động dạy - học:

Hoạt động của gv Hoạt động của gv

(22)

A. Khởi động:

Lớp phó văn nghệ cho cả lớp hát bài: " Cái cây xanh xanh”

-GV giới thiệu bài, ghi mục bài lên bảng.

2. Các hoạt động:

* Hoạt động 1: Hoạt động cơ bản.

Trải nghiệm: Hãy đánh dấu v vào ở sự vật đem đến bóng mát cho em cả khi ở nhà, ở trường và ngoài phố.

- HS xem tranh và đánh dấu vào.

- Nhận xét, chốt ý đúng.

* Hoạt động 2: Hoạt động chia sẻ -Kể tên các loài cây trồng ở trường em.

- GV nhận xét.

- HS viết vào vở.

* Hoạt động 2: Xử lí tình huống

-Hãy gọi tên các việc làm bảo vệ cây xanh trong các hình

-HS gọi tên, ghi tên vào vở. GV nhận xét.

- Tổng kết tiết học.

- Cả lớp hát.

- Lắng nghe.

- Hs thực hiện.

- HS kể (5 - 6 em).

-Hs viết

- HS tự làm lá phiếu theo hướng dẫn của cô.

- Nhận xét bài viết của bạn.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

KT: - Học sinh hiểu được hành động của nhân vật thể hiện tính cách của nhân vật;.. nắm được cách kể hành động của nhân vật (ND

+ ĐBNB là đồng bằng lớn nhất nước ta, do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp.. + ĐBNB có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng

Kiến thức: Nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch3. - Cam kết thực hiện bảo vệ bầu không khí

KT: Nắm được hai cách mở bài (trực tiếp, gián tiếp) trong bài văn miêu tả cây cối ; vận dụng kiến thức đã biết để viết được đoạn mở bài cho bài văn tả một

- Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối đã học để viết được các đoạn văn trong phần thân bài của bài văn tả một

- Hướng dẫn các nhóm phân chia các thành viên của nhóm phối hợp thực hiện đảm bảo tiến độ thời gian cho phép.. Ví dụ: 1 học sinh thu nhặt các chi tiết cần lắp

KN: Vận dụng phép cộng, trừ, nhân và chia phân số, tìm phân số của một số để làm đúng, nhanh các bài tập.. TĐ: GD học sinh tính kiên trì, chịu

- Mở rộng được một số từ ngữ thuộc chủ điểm Dũng cảm qua việc tìm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa (BT1); biết dùng từ theo chủ điểm để đặt câu hay kết hợp