• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng, giáo án - Trường MN Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng, giáo án - Trường MN Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
23
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần 29 TÊN CHỦ ĐỀ LỚN:

Thời gian thực hiện : 3 Tuần Tên chủ đề nhánh Số tuần thực hiện :

A. TỔ CHỨC CÁC HOẠT

ĐỘNG

NỌI DUNG HOAT ĐỘNG

MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ

ĐÓN TRẺ -

THỂ DỤC SÁNG

1. Đón trẻ

2.Trò chuyện

- Trò chuyện hướng dẫn trẻ quan sát tranh trò chuyện về các loại PTGT đường thủy

3.Điểm danh

4. Thể dục sáng:

- Cô đón trẻ đúng giờ.

- Tạo niềm tin ở trẻ khi đến lớp với cô.

- Trẻ biết chào hỏi lễ phép với mọi người. Biết cất đồ dùng đúng nơi quy định.

- Trẻ có thói quen chào hỏi lễ phép với mọi người. Biết cất đồ dùng đúng nơi quy định.

- Trẻ biết tên một số PTGT đường thủy.

- Trẻ chú ý lắng nghe cô, phát triển tư duy, trí tưởng tượng sáng tạo cho trẻ.

- Điểm danh trẻ tới lớp

- Cô biết được số trẻ đi học và vắng mặt trong ngày

- Trẻ biết tập đúng các động tác. Rèn luyện sự khéo léo, dẻo dai, phát triển thể lực cho trẻ.

- Trẻ có ý thức tập thể dục

-Trường lớp sạch sẽ.

- Tranh ảnh về chủ đề - Câu hỏi đàm thoại

- Sổ điểm danh

-Trang phục của cô gọn gàng

Sân tập sạch sẽ

(2)

GIAO THÔNG

Từ ngày Từ ngày 25/05/2020 - 12/06/2020) Một số luật lệ, PTGT đường thủy

1 tuần: Từ ngày: 01/06/2020->05/06/2020

HOẠT ĐỘNG

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Đón trẻ

- Đón trẻ tận tay phụ huynh, thái độ ân cần.

- Cô nhắc trẻ chào cô giáo, bố mẹ, các bạn.

- Trò chuyện cùng phụ huynh về sức khỏe của trẻ.

- Nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân.

2. Điểm danh

- Cô giáo gọi tên từng trẻ theo thứ tự.

- Cô giáo báo xuất ăn cho trẻ 3. Trò chuyện

- Trò chuyện hướng dẫn trẻ quan sát tranh trò chuyện về các loại PTGT đường thủy

+ Đây là PTGT đường gì?

+ Hãy kể tên các PTGT đường thủy mà con biết?

+ PTGT đường thủy hoạt động ở đâu?

+ Tàu thủy chạy được nhờ gì?

-> Giáo dục trẻ một số quy định khi ngồi trên tàu:

Ngồi ngay ngắn, không đứng cạnh mép tàu,…

4.Thể dục sáng a. Khởi động:

- Cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu đi:

Đi kiễng chân, đi bằng gót bàn chân,… Về đội hình 3 hàng dọc tập bài tập phát triển chung b. Trọng động

Tập các động tác bài : Những quả bóng màu - Hô hấp: Gà gáy

- Tay: Tay đưa ra trước, lên cao - Chân: Đưa chân về các phía

- Bụng: Đứng cúi người về phía trước tay chạm ngón chân

- Bật: Bật tách khép chân Mỗi động tác tập 2lx8N c. Hồi tĩnh:

Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân

- Chào cô, chào bố mẹ, - cất đồ dùng vào nơi quy định.

- Trẻ đứng lên dạ cô - Trò chuyện cùng cô.

- Tàu thuyền

- PTGT đường thủy

- Chạy trên sông, trên biển

- Trẻ đứng lên dạ cô - Trẻ khởi động.

- Tập bài tập buổi sáng theo sự hướng dẫn của cô.

- Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng

(3)

HOẠT ĐỘNG

NỌI DUNG HOAT ĐỘNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ

HOẠT ĐỘNG NGOÀI

TRỜI

1.Hoạt động có mục đích

- Quan sát và đàm thoại về PTGT đường thủy, luật lệ PTGT đường thủy

- Xếp hình, vẽ thuyền, các PTGT

2.Trò chơi vận động - TC: Thuyền và bến - TC: Tín hiệu giao thông

3. Chơi tự do - Chơi theo ý thích

- Trẻ vui vẻ linh hoạt trong mọi hoạt động.

- Rèn luyện kỹ năng quan sát cho trẻ

- Trẻ nêu lên được những gì mình quan sát được bằng ngôn từ rõ ràng.

- Biết được đặc điểm của PTGT đường thủy

-Biết về Một số luật lệ PTGT đường thủy

- Trẻ biết xếp hình, vẽ thuyền, các PTGT theo sự sáng tạo của từng trẻ.

- Trẻ biết được cách chơi, luật chơi và hứng thú khi chơi trò chơi.

- Rèn luyện sự nhanh nhẹn khéo léo ở trẻ.

- Phát huy tinh thần đoàn kết, sự hợp tác nhóm.

- Trẻ biết đoàn kết phối hợp nhịp nhàng với bạn trong khi chơi

- Trẻ chơi tự do thoải mái

- Sân chơi, sạch sẽ an toàn

- Tranh, ảnh về PTGT, luật lệ GT đường thủy

- Bộ lắp ghép, phấn,...

Sân chơi sạch sẽ an toàn.

- Sân chơi sạch sẽ an toàn

(4)

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Hoạt động có mục đích

* Dạo chơi, quan sát

- Cho trẻ đi đến địa điểm quan sát + Con biết trong chậu có những gì?

+ Con biết thuyền là phương tiện giao thông đường gì không?

+ Các con đã được đi thuyền chưa?

+ Thuyền có ích gì với con người?

+ Khi đi thuyền các con phải có những trang phục gì?

+ Phải mặc áo phao giúp an toàn khi thuyền gặp sự cố - Cô cho trẻ quan sát thêm một số tranh ảnh về tàu, thuyền ca nô, xuồng, bẻ trên biển

-GD trẻ phải biết tuân thủ luật giao thông khi tham gia giao thông đường thủy. đi trên thuyền, tàu, ca nô....

- Cô cùng trẻ tập gấp thuyền

2.Trò chơi vận động: Hướng dẫn trẻ chơi:

*TC: “Thuyền và bến”

- Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi.

- Tổ chức cho trẻ chơi.

* TC: “Tín hiệu giao thông”

- Cách chơi: Cô sẽ đứng làm cột đèn giao thông, còn trẻ thì giả làm các PTGT, khi cột đèn bật đèn xanh thì PTGT di chuyển qua ngã tư, khi đèn vàng bật các PTGT đi chậm dần, khi đèn đỏ bật các PTGT dừng lại.

- Luật chơi: PTGT nào đi sai quy định thì PTGT đó sẽ phải bị phạt hát một bài hát về các PTGT.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi.

- Cô bao quát quá trình chơi của trẻ.

- Cô quan sát động viên trẻ chơi, nhắc trẻ đoàn kết bạn bè.

3.Chơi tự do:

Cho trẻ chơi theo ý thích trên sân trường

- Cô bao quát, hướng dẫn trẻ chơi theo ý thích của trẻ.

- Trẻ vẽ xong nhắc trẻ làm vệ sinh cá nhân rồi vào lớp.

- Giáo dục trẻ biết giữ gìn, tiết kiệm nguồn nước.

- Trẻ đi dạo cùng cô

- Có thuyền.

-Đường thủy - Trẻ trả lời

-Chở người, hàng hóa - Có áo phao

- Trẻ tập gấp thuyền

- Trẻ chơi

- Chơi theo ý thích

(5)

HOẠT ĐỘNG

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ

HOẠT ĐỘNG GÓC

*Góc đóng vai:

- Người bán vé ô tô, vé tàu

- Hành khách đi tàu

*Góc xây dựng:

- Xếp ô tô, tàu hỏa, máy bay, nhà ga, sân bay

*Góc Nghệ thuật:

- Tô màu, vẽ, nặn, cắt dán một số PTGT đường thủy.

- Hát các bài hát về chủ đề

*Góc sách

- Làm sách tranh về PTGT đường thủy.

- Xem tranh ảnh về PTGT

* Góc Khoa học:

- Chơi với đồ chơi là PTGT đường thủy.

- Biết tự thỏa thuận với nhau để tự phân vai chơi

- Mở rộng sự giao tiếp cho trẻ.

- Rèn kỹ năng xếp chồng cho trẻ

- Trẻ biết ô tô, tàu hỏa, máy bay, nhà ga, sân bay...

- Biết tô màu, vẽ nặn, cắt dán một số PTGT đường thủy.

- Thuộc các bài hát về chủ đề

- Phát triển tư duy, sáng tạo cho trẻ.

- Biết quan sát tranh về PTGT - Biết chơi đoàn kết với các bạn.

- Biết cất đồ chơi ngăn nắp

-Đồ chơi gia đình

- Đồ chơi nấu ăn

- Bộ lắp ghép h×nh khèi, m¶nh ghép cánh bướm,

…gạch

- Bút sáp màu, bút chì, giấy màu, hồ dán

- Dụng cụ âm nhạc

- Sách, tranh về các hoạt động 8/3

- Đồ chơi PTGT đường thủy

(6)

HƯỚNG DẪN CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Thoả thuận trước khi chơi.

- Giới thiệu các góc chơi, đồ dùng chuẩn bị để trẻ chơi.

- Đàm thoại về nội dung các góc chơi

- Cho trẻ tự nhận góc chơi, hướng trẻ vào góc 2. Quá trình chơi.

- Đến từng góc chơi gợi mở, trò chuyện cùng trẻ về nội dung chơi.

* Góc phân vai:

- Cô gợi mở trò chuyện với trẻ xem làm như thế nào khi bán vé ô tô, vé tàu

+ Bác đóng vai gì?

+ Người bán vé làm những công việc gì?

+ Hành khách muốn đi tàu phải làm như thế nào?

+ Khi đi tàu hành khách phải tuân thủ những quy định gì?

* Góc xây dựng:

- Các bác đang xếp gì thế?

+ Bác cần những nguyên liệu gì để xếp?

+ Bác sẽ xếp như thế nào?

-> Giáo dục trẻ biết cất đồ dùng đồ chơi ngăn nắp sau khi chơi xong.

* Góc nghệ thuật:

+ Con tô màu tranh gì đây?

+ Con vẽ tranh về PTGT gì?

+ Con sẽ vẽ như thế nào?

- Gợi ý trẻ hát múa các bài hát về chủ đề

* Góc sách:

+ Con nhìn thấy những gì trong tranh này?

+ Con thích hình ảnh nào nhất?

+ Hướng dẫn trẻ làm sách tranh về PTGT đường thủy - Cho trẻ xem tranh ảnh về PTGT

* Góc khoa học

- Cho trẻ chơi với đồ chơi tàu thủy, thuyền, ca nô

- Giáo dục trẻ chơi đoàn kết, an toàn biết cất đồ chơi ngăn nắp gọn gàng

3. Kết thúc chơi.

- Cho trẻ tham quan góc chơi .

- Mời trưởng nhóm các góc nêu kết quả góc chơi của mình

- Trẻ nghe.

- Đàm thoại cùng cô - Nhận góc, vào góc chơi

- Trẻ nhận vai chơi - Trẻ chơi

- Xếp ô tô, tàu hỏa,...

- Bộ lắp ghép - Gạch , bay xây...

- Tô màu tranh tàu thủy - PTGT đường thủy

- Trẻ kể

- Đàm thoại cùng cô - Làm sách, tranh

- Trẻ chơi

- Thăm quan các góc.

Nêu kết quả góc chơi

A.TỔ CHỨC CÁC

(7)

Hoạt

động Nội dung Mục đích – Yêu cầu Chuẩn bị

Hoạt động ăn

- Trước khi ăn

- Trong khi ăn

- Sau khi ăn

- Trẻ biết các thao tác rửa tay.

- Trẻ hiểu vì sao phải rửa tay đúng cách trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, lau miệng sau khi ăn.

- Trẻ biết tên các món ăn và tác dụng của chúng đối với sức khỏe con người.

- Trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất

- Trẻ biết lấy nước uống, đi vệ sinh sau khi ăn

- Nước sạch bàn ăn, khăn - Bàn ăn, các món ăn

Hoạt động ngủ

- Trước khi ngủ

- Trong khi ngủ

- Sau khi ngủ

- Rèn cho trẻ có thói quen ngủ đúng giờ, đủ giấc.

- Trẻ ngủ ngon đúng tư thế

- Tạo cho trẻ có tinh thần thoải mái sau khi ngủ dậy.

- Phản, chiếu, gối, phòng ngủ

-Trẻ yên tĩnh, phòng ngủ đủ ánh sáng

Bài tập

HOẠT ĐỘNG

(8)

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ

* Trước khi ăn: Vệ sinh cá nhân

- Cô giới thiệu các thao tác rửa tay gồm 5 bước sau:

+ Bước 1: Làm ướt hai bàn tay bằng nước sạch. Thoa xà phòng vào lòng bàn tay. Chà xát hai lòng bàn tay vào nhau.

+ Bước 2: Dùng ngón tay và lòng bàn tay

này cuốn và xoay lần lượt từng ngón của bàn tay kia và ngược lại.

+ Bước 3: Dùng lòng bàn tay này chà xát chéo lên mu bàn tay kia và ngược lại.

+ Bước 4: Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón của bàn tay kia và ngược lại.

+ Bước 5: Chụm 5 đầu ngón tay của tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách xoay đi, xoay lại.

+ Bước 6: Xả cho tay sạch hết xà phòng dưới nguồn nước sạch. Lau khô tay bằng khăn

- Tổ chức cho trẻ rửa tay. ( Trẻ nào chưa thực hiện được cô giúp trẻ thực hiện)

* Cô hướng dẫn trẻ rửa mặt

* Trong khi ăn:

- Cô giới thiệu các món ăn và các chất dinh dưỡng, nhắc trẻ ăn gọn gàng, sạch sẽ và không nói chuyện riêng trong khi ăn, ăn hết xuất sẽ giúp cho cơ thể lớn nhanh và khỏe mạnh.

- Cô mời trẻ, trẻ mời cô và các bạn

- Cô động viên khích lệ trẻ ăn, cô bao quát giúp đỡ những trẻ chưa biết cầm thìa, những trẻ ăn chậm.

* Sau khi ăn:

- Trẻ ăn xong nhắc trẻ uống nước,lau miệng, đi vệ sinh - * Trước khi ngủ: Cô kê phản dải chiếu, cô cho trẻ lấy gối.

- Cô điều chỉnh ánh sáng nhiệt độ phòng ngủ . - Cho trẻ ngủ nằm đúng tư thế.

- Cho trẻ đọc bài thơ giờ đi ngủ.

* Trong khi ngủ:Cô bao quát trẻ ngủ chú ý những tình huống có thể xảy ra.

* Sau khi trẻ ngủ dậy: nhắc trẻ cất gối đi vệ sinh.

- Tổ chức cho trẻ vận động nhẹ nhàng bài: “Đu quay”.- Tổ chức cho trẻ ăn quà chiều.

- Trẻ nghe và thực hành các bước rửa tay cùng cô.

- Trẻ rửa tay.

-Trẻ nghe cô

- Trẻ mời cô và các bạn cùng ăn

-Trẻ uống nước , vệ sinh -Trẻ đọc

-Trẻ ngủ

A.TỔ CHỨC CÁC

(9)

Hoạt

động Nội dung Mục đích – Yêu cầu Chuẩn bị

Chơi, Hoạt động Theo

ý thích

+ Trò chuyện xem tranh ảnh về chủ đề + Trẻ ôn bài thơ, hát, câu truyện đã học.

+ Trẻ vào chơi các góc theo ý thích, sắp xếp đồ chơi gọn gàng .

-Biểu diễn văn nghệ về chủ đề phương tiện giao thông đường thủy

- Nhận xét, nêu gương cuối ngày, cuối tuần

- Trẻ ôn lại bài sáng học

- Trẻ biết vào góc chơi theo ý thích

- giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, khả năng quan sát.

- Trẻ biết xếp đồ chơi gọn gàng sau khi chơi

- Hứng thú tham gia biểu diễn văn nghệ

- Trẻ mạnh dạn tự tin, yêu thích văn nghệ

- Biết nhận xét mình, nhận xét bạn

- Biết 3 tiêu chuẩn bé ngoan

-Bài

hát,thơ,truyện

- Đồ chơi ở các góc

- Dụng cụ âm nhạc

- Cờ, bảng bé ngoan

Trả trẻ

-Vệ sinh cá nhân cho trẻ

-Trẻ ra về

-Trẻ sạch sẽ thoải mái vui sẻ - Trẻ biết chào cô, chào bạn trước khi về

- Trả trẻ tận tay phụ huynh

- Đồ dùng cá nhân của trẻ

(10)

HOẠT ĐỘNG

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ -Ôn lại các hoạt động buổi sáng

+ Hỏi trẻ sáng nay con được học những gì?

+ Nếu trẻ không nhớ cô gợi ý để trẻ nhớ lại.

+ Tổ chức cho trẻ ôn bài.

+ Động viên khuyến khích trẻ - Chơi theo ý thích

+ Cô cho trẻ về góc chơi theo ý thích

+Cô giáo dục trẻ chơi đoàn kết, không tranh giành đồ chơi

+Cô bao quát trẻ, đến chơi cùng trẻ -Con đang chơi trò chơi gì?

- Con nấu món gì vậy? Cô chơi cùng trẻ

+cô giáo dục trẻ chơi đoàn kết, không tranh giành đồ chơi.

- Biểu diễn văn nghệ:

+ Cô cho trẻ hát, biểu diễn các bài hát về chủ đề + Cô động viên khuyến khích trẻ

- Nhận xét – nêu gương cuối ngày- cuối tuần + Cô mời từng tổ đứng lên các bạn nhận xét + Cô nhận xét trẻ

+ Tổ chức cho trẻ cắm cờ cuối ngày + Phát bé ngoan cuối tuần

-Trẻ đọc bài thơ, hát,..về chủ đề - Trẻ trả lời câu hỏi của cô -Trẻ chơi theo ý thích các góc

-Trẻ vui vẻ thoải mái

-Trẻ cắm cờ.

- Vệ sinh cho trẻ sạch sẽ

- Trả trẻ tận tay phụ huynh. Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ trong ngày

- Nhắc trẻ chào cô và các bạn trước khi về

-Trẻ chào cô chào bạn ra về.

B. HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH

(11)

Thứ 2 ngày 01 tháng 06 năm 2020

Tên hoạt động: Thể dục: -VĐCB: Đi thăng bằng trên ghế thể dục - TCVĐ: Thi xem đội nào nhanh

Hoạt động bổ trợ: Hát “ Bạn ơi có biết”

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức

- Trẻ biết đi và giữ thăng bằng cho túi cát không bị rơi.

- Biết tập bài tập phát triển chung đều, đẹp.

- Chơi hứng thú với trò chơi.

2. Kỹ năng

- Phát triển kĩ năng giữ thăng bằng, sự kết hợp khéo léo cho trẻ.

3. Thái độ

- Giáo dục trẻ có tinh thần tập thể.

- Biết tuân theo hiệu lệnh của cô giáo

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng đồ chơi cho cô - Ghế thể dục.

2. Đồ dùng đồ chơi cho trẻ:- trang phục gọn gàng. Tranh về hình ảnh thuyền trên biển

3. Địa điểm :- Sân tập

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hướng dẫn của cô Hoạt động của trẻ

1. Ổn định

- Cô kiểm tra sức khỏe: Hôm nay có bạn nào bị ốm, đau chân, đau tay không ?

-Muốn cho cơ thể khỏe mạnh chúng mình phải làm gì ? - Bây giờ chúng mình cùng ra sân tập nhé

2. Giới thiệu bài

- Hôm nay chúng mình cùng thực hiện vận động: Đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát”

3. Hướng dẫn

*Hoạt động 1: Khởi động

- Cho trẻ khởi động theo hiệu lệnh của cô : Đi nhanh, đi chậm, đi bằng gót chân, đi khom...

- Cho trẻ xếp đội hình 2 hàng ngang quay mặt lên phía cô.

* Hoạt động 2: Trọng động

- Tập bài tập phát triển chung: Cô hướng dẫn trẻ tập các động tác:

- Tay: Tay đưa phía trước, lên cao.

- Chân: Đứng quay người sang hai bên - Bụng: Đứng khuỵu 1 chân ra phía trước.

- Bật: Bật tách khép chân(NM)

Mỗi động tác tập 2 lần * 8 nhịp. Động tác nhấn mạnh

- Không ạ - Tập thể dục

- Khởi động

- Xếp đội hình 2 hàng ngang.

- Tập bài tập PTC

(12)

tập 3 lần * 8 nhịp

-Vận động cơ bản: “Đi thăng bằng trên ghế thể dục”

- Cô giới thiệu : Hôm nay cô sẽ hướng dẫn lớp mình cách Đi thăng bằng trên ghế thể dục đầu đội túi cát chúng mình có thích không ?

- Cô tập mẫu lần 1.

- Hỏi trẻ về cách tập của cô

- Cô tập mẫu lần 2+ Giải thích :Tư thế chuẩn bị: Các con đứng ở đầu ghế và thu chân kia đặt sát cạnh chân trước, rồi tiếp tục bước đi đến hết đầu ghể dừng 1-2 s bước xuống đất. Rồi về cuối hàng

- Mời (1-2 trẻ lên tập mẫu ). Cô quan sát, sửa sai cho trẻ ( Nếu có )

- Cho trẻ thực hiện : Cho trẻ thực hiện lần lượt lần 1 - Cô quan sát, động viên trẻ khéo léo

- Cho trẻ thực hiện lần 2

- Lần 3 cho 2 đội thi đua với nhau. Kết thúc bản nhạc đội nào đi nhanh hơn là chiến thắng

- Cô động viên khuyến khích trẻ thực hiện - Trò chơi vận động: “Thi xem đội nào nhanh”

- Hôm nay cô thấy lớp mình thực hiện bài tập rất giỏi cô sẽ thưởng cho chúng mình trò chơi: “Thi xem đội nào nhanh '' . Chúng mình có thích chơi không ?

- Cách chơi: Cô sẽ chia lớp 2 đội các con sẽ thi đua đi trên ghế thể dục để dán tranh về hình ảnh con thuyền trên biển

- Luật chơi: Trong thời gian 3 phút đội nào dán xong nhanh hơn đội đó chiến thắng chú ý phải đi qua ghế thể dục, nếu chưa thực hiện được thì lượt chơi không được tính và quy định mỗi một lượt chỉ được dán 1 miếng ghép

- Tổ chức cho trẻ chơi - Cho trẻ chơi 3-4 lần.

- Động viên khuyến khích trẻ chơi

* Hoạt động 3: Hồi tĩnh

- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng thả lỏng tay, chân 4. Củng cố giáo dục

- Hỏi trẻ hôm nay chúng mình đã tập vận động gì?

- Nhận xét tuyên dương trẻ 5. Kết thúc

- Cho trẻ hát “ Bạn ơi có biết” và ra chơi

- Trả lời theo ý hiểu - Quan sát, lắng nghe

- Xung phong - Thực hiện - Trẻ thi đua

- Có ạ

- Xung phong - Lắng nghe - Trẻ chơi

-Trẻ đi nhẹ nhàng - Đi thăng bằngtrên ghế thể dục

- Hát và ra chơi

(13)

* Đánh giá trẻ hàng ngày: ( Đánh giá những vấn đề nổi bật về tình trạng sức khỏe , trạng thái cảm xúc thái độ và hành vi của trẻ, kiến thức, kĩ năng của trẻ)

………

………

………

………...

Thứ 3

ngày 02 tháng 06 năm 2020 Tên hoạt động: KPXH: Tìm hiểu một số PTGT đường thủy Hoạt động bổ trợ: Hát “ Bạn ơi có biết”

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức

- Nhằm giúp trẻ hiểu biết một số đặc điểm nổi bật của một số ptgt đường thủy.

- Trẻ biết một số từ dùng trong bài: tàu thủy, ca nụ, thuyền buồm, tàu ngầm 2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát, trả lời lưu loát, mạch lạc cho trẻ 3. Giáo dục thái độ

- Giáo dục trẻ biết chấp hành một số qui định khi đi trên các loại phương tiện giao thông đường thủy, có ý thức tiết kiệm năng lượng.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng cho giáo viên

- Side bài giảng có hình ảnh: Ca nô, thuyền buồm, thuyền gỗ, tàu thủy, phà 2. Đồ dùng cho trẻ

- Tranh lô tô: thuyền buồm, tàu thủy, phà 3. Địa điểm

- Trong lớp học

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hướng dẫn của cô Hoạt động của trẻ

1. Ổn định

- Lớp hát bài “ Bạn ơi có biết”

- Trong bài hát nói về những PTGT gì?

- Phương tiện nào là PTGT đường thuỷ?

-Khi đi trên Phương tiện giao thông đường thủy các con nhớ không thò đầu, tay ra ngoài và phải mặc áo phao khi đi có người lớn đi cùng nhé.

2. Giới thiệu bài:

- Cô dẫn dắt giới thiệu vào bài 3. Hướng dẫn

*Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số PTGT đường thủy -> Hát: “Em đi chơi thuyền”

- Cô cho trẻ quan sát hình ảnh “ thuyền buồm”

+ Cô có hình ảnh gì đây?

+ Thuyền buồm là PTGT đường gì?

+ Thuyền có những phần nào?

- Lớp hát - Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời theo hiểu biết

- Hát

- Thuyền buồm - PTGT đường thủy - Trả lời

(14)

+ Thuyền chạy ở đâu?

+ Thuyền chạy được trên mặt nước là nhờ gì?

-> Cô giới thiệu một số quy định khi đi thuyền: Ngồi ngay ngắn, không đưa tay ra ngoài, mặc áo phao. Và khi di phải có người lớn kèm

- Cô cho quan sát hình ảnh “tàu thủy”

+ Cô có hình ảnh gì?

+ Tàu thủy chạy ở đâu?

+ Hình dáng tàu thủy như thế nào?

+ Tàu thủy chạy được nhờ gì?

+ Tàu thủy được làm bằng nguyên liệu gì?

+ Khi đi tàu thủy chúng ta phải tuân thủ quy định gì?

-> Cô giới thiệu quy định: Ngồi ngay ngắn, mặc áo phao - Cô cho trẻ quan sát chiếc phà

+ Đây là gì?

+ Nếu trẻ không biết cô sẽ giới thiệu đây là chiếc phà và cho trẻ tìm hiểu về chiếc phà, quy định khi đi phà.

*Hoạt động 2: So sánh PTGT

- Cô cho hình ảnh thuyền buồm và tàu thủy chạy ra + Hãy nêu điểm giống và khác nhau của hai PTGT này?

- Giống: Đều là PTGT đường thủy, để chở người và hàng hóa...

- Khác nhau: + Thuyền chạy bằng sức gió, sức người nên chở được ít hàng hóa

+ Tàu thủy: Chạy bằng động cơ, chở được nhiều hàng hóa.

* Phân loại:

- PTGT đường thủy chạy bằng động cơ: Tàu thủy, phà, ca nô, tàu đánh cá...

- PTGT đường thủy chạy bằng sức người: Bè mảng, thuyền thúng, thuyền mui, thuyền không mui...

* Hoạt động 3: Luyện tập Bật nhanh chọn đúng

- Cô chia trẻ thành 2 đội và yêu cầu mỗi đội lần lượt sẽ bật qua 2 vòng thể dục sẽ lên lấy một loại PTGT khác nhau, sau khoảng thời gian quy định đội nào lấy được nhiều và đúng yêu cầu thì đội đó thắng.

- Cô cho trẻ chơi

- Trò chơi 1: Tô màu tranh biển báo PTGT Đường thủy -Cô phát tranh các biển báo, giấy màu cho trẻ ổn định ngồi tô màu

-Động viên khuyến khích tô màu -Cô cho trẻ nhận xét sản phẩm - Cô nhận xét -Tuyên dương trẻ 4. Củng cố giáo dục

- Chạy trên sông, biển - Sức gió

- Tàu thủy - Trên biển

- Nhờ động cơ, dầu...

- Gỗ và sắt

- Ngồi ngay ngắn - Phà

- Trẻ nêu

- Lắng nghe

- Lắng nghe - Lắng nghe

- Trẻ tô màu

(15)

- Mình vừa tìm hiểu về PTGT gì?

- Khi ngồi trên PTGT đường thủy các con phải làm theo quy định gì?

-> Giáo dục trẻ về các quy định khi đi trên PTGt đường thủy.

5. Kết thúc

- Chuyển hoạt động: - Cho trẻ hát và vận động bài : “lá thuyền ước mơ”

- Tìm hiểu về một số PTGT đường thủy - Không bám vào mạn thuyền,...

- Hát

* Đánh giá trẻ hàng ngày: ( Đánh giá những vấn đề nổi bật về tình trạng sức khỏe , trạng thái cảm xúc thái độ và hành vi của trẻ, kiến thức, kĩ năng của trẻ)

………

………

………

………

Thứ 4 ngày 03 tháng 06 năm 2020 Tên hoạt động: Chữ cái: Làm quen chữ cái p, q

Hoạt động bổ trợ: Hát “Em đi chơi thuyền”

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Trẻ nhận biết và phát âm đứng chữ cái p, q

- Trẻ nhận biết âm và chữ cái p, q trong từ chọn vẹn 2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng phân biệt thông qua trò chơi.

- Rèn kỹ năng phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 3. Giáo dục thái độ:

- Trẻ biết chăm ngoan , có nền nếp trong giờ học.trong các trò chơi

II. CHUẨN BỊ:

1.Đồ dùng của cô:

-Tranh kèm từ có chứa chữ cái p, q Trên máy tính: Từ xe đạp, xe quân đội 2. Đồ dùng của trẻ:.Thẻ chữ p, q, Tranh PTGT, Các biển báo giao thông

-2 vòng tròn trên sân dán chữ p, q -Nhạc bài em tập lái ô tô

- Que tre dài 25- 30 cm, các nét cong cắt bằng bìa tạo nét cong

- Hồ dán băng dính, giấy màu, cắt thành dải để trẻ cuốn vào que, lô tô chủ đề giao thông

3. Địa điểm tổ chức: Trong lớp học.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

Hướng dẫn của cô Hoạt động của trẻ

1: Ổn định:

Cho trẻ hát bài : Em đi chơi thuyền -Các con vừa hát bài gì?

-Trẻ hát

(16)

-Bài hát nói điều gì?

+ Bµi h¸t nãi vÒ phương tiện giao thông nào ? + Thuyền là phương tiện giao thông đường gì ?

+ C¸c con hãy kể những loại giao thông mà mình biết ? - Giáo dục trẻ biết chấp hành đúng luật lệ giao thông

- Nói về thuyền - Đường thủy - TrÎ kÓ

2.Giới thiệu bài:

-Hôm nay cô cùng các con học bài chữ cái p, q 3.Hướng dẫn:

* Hoạt động 1: Làm quen chữ cái p trong từ xe đạp Giai đố: Xe gì 2 bánh

Đạp chạy bon bon Chuông kêu kính coong

Đứng yên thì đổ -Cô cho trẻ xem ảnh từ xe đạp

-Cô đọc mẫu từ xe đạp 3 – 4 lần -Trẻ đọc

Cho trẻ tìm chữ đã học

-Cô giới thiệu chữ p bật hình ảnh chữ p -Cô phát âm mẫu

Cho trẻ phát âm nhiều hình thức: cả lớp, nhóm....

-Cô phân tích nét chữ: Chữ p gồm 2 nét: 1 nét sổ thẳng dài ở bên trái, 1 nét cong tròn khép kín ở bên phải

- Gọi 1-2 trẻ phân tích nét chữ

-Cô giới thiệu 3 kiểu chữ p: in hoa, in thường, viết thường - Cô cho trẻ chơi trò chơi chữ gì biến mất: Cô nhấn chuột vào chữ nào thì cho trẻ phát âm chữ đó

-Trẻ giải đố

-Trẻ xem -Lắng nghe -Trẻ phát âm -Trẻ tìm -Lắng nghe -Phát âm -Lắng nghe -Trẻ chơi

Hoạt động 2 : Làm quen chữ q Trong từ xe quân đội - Cô cho trẻ xem ảnh từ xe quân đội

-Cô đọc mẫu từ xe quân đội 3 – 4 lần -Trẻ đọc từ xe quân đội 3-4 lần

Cô hỏi trẻ xe quân đội có mấy tiếng, mấy chữ cái

- Các con xem cô ghép từ xe quân đội từ các chữ cái nhé Cho trẻ so sánh từ xe quân đội dưới tranh với từ vừa ghép có gì giống và khác nhau

- Cô nhấn chuột vào chữ : e, u.,â, n, đ, ô, i cho trẻ phát âm -Cô giới thiệu chữ q bật hình ảnh chữ q

-Cô phát âm mẫu

Cho trẻ phát âm nhiều hình thức: cả lớp, nhóm....

-Cô phân tích nét chữ: Chữ q gồm 2 nét: 1 nét cong tròn khép kín ở bên trái, 1 nét sổ thẳng dài ở bên phải

- Gọi 1-2 trẻ phân tích nét chữ

-Cô giới thiệu 3 kiểu chữ p: in hoa, in thường, viết thường - Cô cho trẻ chơi trò chơi chữ gì biến mất: Cô nhấn chuột vào chữ nào thì cho trẻ phát âm chữ đó

-Trẻ xem -Trẻ đọc -Trẻ so sánh -Trẻ phát âm -Lắng nghe cô -Lắng nghe cô -Trẻ chơi

*So sánh : chữ p, q

(17)

Cô cho trẻ sờ các viền nhìn 2 chữ , phát âm -Cho trẻ so sánh 2 chữ : giông khác nhau

-Cô kết luận : giông nhau có 1 nét cong tròn khép kín Khác nhau 2 chữ chữ p 1 nét cong tròn khép kín ở bên phải còn chữ q nét cong tròn khép kín ở bên trái,

Hoạt động 3: Luyện tập .

* Trò chơi 1 : Thử trí thông minh

- Cô cho trẻ tạo chữ p, q Qua bộ phận cơ thể , ( Ngón tay) hoặc nhóm bạn

- Cô gợi ý trẻ sáng tạo xong cô vẽ chữ, q, q cho trẻ nhận xét

* Trò chơi 2: Ai khéo tay hơn

-Cho trẻ sử dụng nguyên liệu làm mô hình chữ p, q Cho trẻ cuốn giấy màu vào que

-Dùng giấy màu cắt sẵn theo đường cong tạo thành gắn p, q

- Chữ p quay lật mặt sau thành chữ gì?

-Chữ p khi lật ngược cho nét thẳng nên trên thành chữ gì?

- Chữ q quay lật mặt sau thành chữ gì?

-Chữ q khi lật ngược cho nét thẳng nên trên thành chữ gì?

* Trò chơi 2: Nhìn tinh chọn đúng

-Trên sàn cô dán 2 chữ p, q ở 2 vòng tròn

Khi chơi trẻ chọn tranh về PTGT, biển báo giao thông có chứa chữ p, q đứng thành vòng tròn.

Cách chơi: Cô nói PTGT nào, Biển báo gì, hoặc cô miêu tả đặc điểm PTGT, Thì ban có PTGT Hoặc biển báo GT đúng yêu cầu của cô nhảy vào vòng tròn có chữ p hoăc q và nói tên PTGT, biển báo GT đó

-Cô tuyên dương khuyến khích trẻ chơi - Cô nhận xét sau khi chơi

4. Củng cố - giáo dục -Hôm nay các con học gì?

-Giao dục trẻ chăm ngoan, học đọc chữ cái hiểu chữ cái 5. Kết thúc

-Trẻ thực hành

-Trẻ tạo thành hình

- Thành q - chữ b - chữ p - Chữ d

-Trẻ chơi trò chơi

-Học chữ p, q

* Đánh giá trẻ hàng ngày: ( Đánh giá những vấn đề nổi bật về tình trạng sức khỏe , trạng thái cảm xúc thái độ và hành vi của trẻ, kiến thức, kĩ năng của trẻ)

………

………

………

………....

(18)

Thứ 5 ngày

04 tháng 06 năm 2020 Tên hoạt động:Toán: Mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 10 Hoạt động bổ trợ: xem hình ảnh về các mùa

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết tạo nhóm thêm bớt trong phạm vi 10 2. Kĩ năng:

- Rèn kỹ năng so sánh, thêm bớt và tạo nhóm có 10 đối tượng 3. Giáo dục Thái độ:

- Trẻ tích cực hứng thú tham gia hoạt động . - Trẻ ý thức trật tự trong giờ học , giờ chơi.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng của cô và trẻ :

- 10 con thỏ, 10 củ cà rốt, chữ số từ 1→9 và hai số 10 đúng kích cỡ đủ cho cô và trẻ .

- 10 con vịt, 10 con gà có gắn chữ số từ 1→ 10.

- Một số con vật trưng bày xung quanh lớp có số lượng 7, 8,9 , 10 .

- Tranh vẽ một số con vật có số lượng trong phạm vi 10 : 10 con mèo, 10 con chim bồ câu, 10 con chó, 10 con bò, 10 con nai, 10 con sóc, 10 gấu , 10 con ếch , 10 con chim và bên cạnh các con vật có gắn chữ số 9 , 8 ,7,6,5,4,3,2,1 . bút lông ( 4 cây) - Tranh con bướm, chuồn chuồn, ong, kiến, bọ ngựa , ( mỗi loại 2 tranh) + màu tô cho cháu tô.

2. Địa điểm tổ chức: Trong lớp học.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

HƯỚNG DẪN CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. 1.Ổn định:

- Cho trẻ xem một số hình ảnh vềPTGT Đường thủy + Các con vừa xem hình ảnh gì ?

+ Giáo dục trẻ : Tàu thuyền là PTGT Đường thủy rất hữu ích nó di chuyển dưới nước và chở hàng hóa con người, dùng để đánh bắt cá

-Trẻ xem

- Đàm thoại về nội dung hình ảnh được xem cùng cô.

2.Giới thiệu bài:

- Hôm nay cô cùng chúng mình sẽ học bài mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 10

3.Hướng dẫn:

*Hoạt động 1: Ôn nhận biết nhóm đồ vật có số lượng 10.

- Cả lớp hát bài “ Vì sao chim hay hót” ( trẻ hát).

- Bài hát nói về con gì? ( con lợn, con vịt, con chim).

-Cháu hãy tìm xung quanh lớp có những con gì?( con bò sữa, con voi, con cá, con ngựa ,con rùa, con tôm ).

- Cho trẻ đếm số lượng các con vật ở mỗi nhóm và gắn chữ số tương ứng

- Trẻ hát

- Trẻ tìm , đếm

(19)

* Chơi : “ Ai biết đếm thêm nữa”

Chia trẻ thành 2 đội ( Nam- Nữ), cho trẻ chơi thi đua.

Đội nào đếm đúng và xếp đúng theo số thứ tự từ 1→ 10 là đội đó thắng .

* Hoạt động 2 : Mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 10

Kết thúc trò chơi cho trẻ về chổ ngồi xem trong rổ có những gì?( thỏ, cà rốt, chữ số)

- Cho trẻ xếp ra bàn 10 con thỏ và lấy 9 củ cà rốt xếp cho mỗi chú thỏ 1 củ. ( Cô và trẻ cùng xếp thi đua)

- Lớp đồng thanh đếm số lượng 2 nhóm .

- Cho trẻ nhận xét về số lượng 2 nhóm ( cháu nhận xét theo nhiều cách khác nhau : ít hơn; nhiều hơn; không bằng nhau).

- Bằng cách nào con biết số thỏ nhiều hơn số cà rốt ? số cà rốt ít hơn số thỏ?( Vì nó dư ra 1 con thỏ; Vì nó thiếu đi 1 củ cà rốt ).

- Làm thế nào để 2 nhóm bằng nhau? ( Bớt đi 1 con thỏ hoặc thêm vào 1 củ cà rốt).

- Để 2 nhóm bằng nhau và cùng bằng 10 thì phải làm sao? ( Thêm vào 1 củ cà rốt nữa)

- Cho trẻ thêm vào, sau đó cô gắn cho trẻ kiểm tra . -Hai nhóm lúc này như thế nào với nhau ? Hai nhóm bằng nhau và cùng bằng mấy? ( bằng 10).

- Lớp đồng thanh đếm số lượng 2 nhóm .

- 9 củ cà rốt thêm 1 củ cà rốt bằng mấy củ cà rốt ?( lớp đồng thanh 9 thêm 1 là 10 )

- Cho trẻ tìm số 10 gắn vào số lượng 2 nhóm ( trẻ thực hiện sau đó đồng thanh đếm đọc số lượng 2 nhóm)

- Các chú thỏ ăn hết 2 củ cà rốt còn lại mấy củ cà rốt ? ( 8 củ cà rốt

- Trẻ bớt và gắn chữ số tương ứng với nhóm cà rốt còn lại)

- Lúc này số thỏ và số cà rốt như thế nào với nhau ? - Muốn số thỏ bằng số cà rốt ta phải làm sao?( trẻ trả lời , cô kết hợp cho trẻ gắn thêm 2 củ cà rốt nữa và gắn chữ số tương ứng với nhóm cà rốt mới gắn vào).

- 8 củ cà rốt thêm 2 củ cà rốt bằng mấy củ cà rốt? ( lớp đồng thanh 8 thêm 2 là 10 ).

- Thứ tự cô bớt dần số cà rốt : 3, 5, 6 ,8 , 2 cháu làm

- Trẻ chơi

-Trẻ xếp -Trẻ đếm

- Không bằng nhau

- Dư 1 chú thỏ

-Thêm 1 củ cà rốt -Bằng nhau là 10 -Trẻ đếm

-Trẻ gắn số tương ứng -Còn 8 ạ

-Trẻ thực hành -Không bằng nhau -Thêm 2 cà rốt

-10 ạ

-Trẻ thực hành cùng cô

(20)

theo rồi đọc kết quả và gắn chữ số tương ứng.

- Hết nhóm cà rốt cô cho cháu bớt dần số thỏ và gắn chữ số tương ứng.

* Hoạt động 3: Trò chơi luyện tập.

“ Tô thêm cho đủ số lượng 10 ”

Cô chia trẻ thành 2 đội , cô dán mỗi đội 5 bức tranh đã vẽ một số con vật cô tô chưa đủ số lượng 10.

- Cách chơi : Khi có hiệu lệnh “ bắt đầu” 2 cháu đứng đầu 2 đội chạy lên lấy màu tô tô các con vật còn lại ( mỗi cháu chỉ tô một con vật), rồi chạy về đứng cuối hàng . Khi bạn thứ nhất chạy về thì bạn thứ 2 chạy lên tô . cứ thế các cháu chạy lên tô cho hết các con vật còn lại trong 5 bức tranh. Đội nào tô xong trước là thắng.

- Cô cho trẻ chơi .

-Chơi xong cho trẻ kiểm tra kết quả giữa hai đội và tuyên dương đội thắng.

* TC: “ Gạch bỏ bớt để còn số lượng tương ứng với chữ số” .

Cô gắn , mỗi bức tranh có vẽ hình ảnh các con vật có số lượng 10 : con mèo, chim bồ câu, chó, bò, nai, sóc, gấu , ếch , chim và bên cạnh các con vật có gắn các chữ số 9, 8 ,7,6,5,4,3,2,1. Cho hai đội chơi thi đua , , mỗi cháu chỉ được gạch bỏ bớt 1 nhóm để còn lại số lượng con vật tương ứng với chữ số bên cạnh . Đội nào bớt đúng nhanh là thắng.

- Cho cháu chơi, kết thúc trò chơi cho trẻ kiểm tra kết quả 2 đội bớt được và tuyên dương đội thắng cuộc.

-Trẻ chơi trò chơi

-Trẻ chơi đoàn kết

4.Củng cố:

-Hôm nay chúng mình đã học gì ?

- Giáo dục trẻ hãy tập tách gộp với các số lượng khác nhau. -So sánh dung tích của ba đối tượng

5.Kết thúc:

- Cô nhận xét giờ học.Cho trẻ thu đồ dùng

Đánh giá trẻ hằng ngày ( Đánh giá những vấn đề nổi bật về tình trạng sức khỏe, trạng thái, cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ; kiến thức, kỹ năng của trẻ):

………

………...

...

Thứ 6 ngày

05 tháng 06 năm 2020 Tên hoạt động: Tạo hình: Cắt dán thuyền trên biển

Hoạt động bổ trợ: - Đ

(21)

ọc thơ: “Quê em vùng biển”

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức:

- Trẻ biết cách cắt dán những con thuyền có cánh buồm, sóng biển,… biết tạo nên bức tranh thuyền trên biển: thuyền to, nhỏ. Các màu khác nhau .

- Giúp trẻ cách trình bố cục bức tranh (Thuyền to ở gần, thuyền nhỏ ở xa và xen kẽ các màu cho đẹp để dán.

2.Kỹ năng:

- Luyện 1 số kỹ năng cắt đã học ( cắt dải, cắt lượn tròn ) để trẻ có thể cắt được các hình tam giác, hình chữ nhật, hình thang có độ to nhỏ khác nhau, tạo thành thuyền buồm.

3. Giáo dục thái độ:

- Cho trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên đó thể hiện tình yêu thiên nhiên mong muốn được bảo vệ giữ gìn thiên nhiên.

- Trẻ biết thận trọng và giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng đồ chơi

- Tranh cắt dán về biển và tàu đánh cá, cánh buồm - Giấy A4, giấy màu thủ công các loại màu, kéo.

2. Địa điểm

- Trong lớp học.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hướng dẫn của cô. Hoạt động của trẻ

1. Ổn định tổ chức

Cho trẻ đọc bài thơ : "Quê em vùng biển"

- Cô hỏi trẻ có ai đi biển chưa ?

- Các con được bố mẹ đưa đi nghỉ mát ở biển nào ? - Khi ra biển con nhìn thấy gì?

- Cô giáo dục trẻ khi đi biển phải có người lớn ngồi trên tàu thuyền phải tuân thủ luật giao thông không thò đầu tay ra ngoài...

2. Giới thiệu bài: Hôm nay cô và các con sẽ cắt dán những chiếc thuyền thật đẹp cho thuyền ra khơi đánh cá nhé.

- Cô đàm thoại cùng trẻ gợi ý cho trẻ kể về những con thuyền mà trẻ biết .

- Cho cả lớp chơi trò chơi: " Chèo thuyền "

3. Hướng dẫn

* Hoạt động 1: Quan sát tranh

* Cho trẻ quan sát 2 bức tranh :

Cô gợi ý và cùng đàm thoại với trẻ về các bức tranh này.

- Cô có bức tranh gì đây?

+ Ai có thể đặt tên cho bức tranh? vì sao con đặt tên

- Trẻ đọc thơ

- Trẻ trả lời - Trẻ chú ý cô

- Trẻ quan sát và đàm thoại cùng cô.

- Tranh có nhiều thuyền (tranh vẽ biển và tàu đánh

(22)

như vậy?

+ Trong hai bức tranh của cô những chiếc thuyền buồm có hình dáng như thế nào?

+ Tại sao các con thuyền lại khác nhau.

- Các con định cắt dán thuyền hình gì? Muốn cắt dán được những chiếc thuyền con phải làm như thế nào?

- Cô chính xác và bổ sung thêm: thuyền đang trên biển thì có cánh buồm, có cá đang bơi, sóng nước cuồn cuộn.

* Hoạt động 2: Trẻ thực hiện

- Cô gợi ý trẻ cắt thuyền bằng giấy màu khác nhau.

- Cách sắp xếp thuyền buồm, cá, sóng nước. To, nhỏ, xếp thưa trên vở.( Gợi ý cho những trẻ còn lúng túng)

* Hoạt động 4: Nhận xét sản phẩm

- Cô hướng dẫn trẻ mang tranh lên trưng bày.

- Gợi ý trẻ giới thiệu về bức tranh của mình.

+ Con đã làm được những gì?

+ Con cắt và dán được bao nhiêu chiếc thuyền?

+ Con thích bức tranh nào nhất?

+ Tại sao con thích bức tranh này?

- Cô nhận xét nêu lên những bài đẹp, nét sáng tạo trong bài của trẻ. Động viên những trẻ chậm, kém để trẻ cố gắng những lần sau.

- Lựa chọn những sản phẩm đẹp để trưng bày.

4. Củng cố giáo dục

- Hôm nay chúng mình đã làm gì?

- Cô giáo dục trẻ biết cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên đó thể hiện tình yêu thiên nhiên mong muốn được bảo vệ giữ gìn thiên nhiên.

5. Kết thúc: Nhận xét tuyên dương

- Cô và trẻ đi vòng tròn vừa hát và vỗ tay bài: “Em đi chơi thuyền”

- Sau đó từng trẻ giả làm chiếc thuyền cô tổ chức cho trẻ chơi từng nhóm: Thuyền ra khơi

cá, cánh buồm,…) - Trẻ đặt tên

- Trẻ trả lời

- Cá nhân 3 –4 trẻ trả lời

- Trẻ thực hiện - Ngồi theo nhóm

- Trẻ tự nhận xét.

- Cắt dán tàu thuyền

- Cả lớp hát 1 lần - Trẻ chơi

* Đánh giá trẻ hàng ngày: ( Đánh giá những vấn đề nổi bật về tình trạng sức khỏe , trạng thái cảm xúc thái độ và hành vi của trẻ, kiến thức, kĩ năng của trẻ)

………

………

………

………

(23)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Cô chia lớp 2 đội chơi nhiệm vụ 2 đội chơi sẽ bật thật nhanh qua các ô rồi lên lấy các con chim hoặc côn trùng về cho đội của mình chú ý không chạm vào vòng, đội

- Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội thi đua qua đường dích dắc để lên lấy các phương tiện giao thông mang về cho đội của mình, đội nào lấy được nhiều các phương

- Cách chơi: Cô sẽ chia lớp 2 đội các con sẽ thi đua đi trên ghế thể dục để dán tranh về hình ảnh con thuyền trên biển.. - Luật chơi: Trong thời gian 3 phút đội nào dán

- Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội thi đua thạy theo đường dích dắc để lên lấy các phương tiện giao thông mang về cho đội của mình, đội nào lấy được nhiều các

Hoạt động 3 : Trò chơi: Đội nào thông minh hơn - Cách chơi: Cô chia trẻ làm 2 đội chơi, các con sẽ bật qua 3 vòng thể dục để đi lên trên rổ và chọn lấy bức tranh mà

Hoạt động 3 : Trò chơi: Đội nào thông minh hơn - Cách chơi: Cô chia trẻ làm 2 đội chơi, các con sẽ bật qua 3 vòng thể dục để đi lên trên rổ và chọn lấy bức tranh mà

+ Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội chơi nhiệm vụ của các đội chơi bật qua 3 vòng thể dục để lên lấy cờ để vào giỏ của đội mình sau đó đi về cuối hàng đứng ( trong

+ Cô chia lớp làm 2 đội chơi, nhiệm vụ của các đội chơi sẽ phải làm bác nông dân để bật qua 3 vòng thể dục để lên lấy các loại rau củ quả về cho đội của mình.. +