• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
14
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 8 Ngày soạn: 16/10/2017

Ngày giảng: Thứ hai ngày 23 tháng 10 năm 2017(4A) KHOA HỌC

BÀI 15: BẠN CẢM THẤY THẾ NÀO KHI BỊ BỆNH I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nêu được những biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh; hắt hơi , sổ mũi, chán ăn mệt mỏi, đâu bụng ,nôn ,sốt...

2. Kĩ năng: - Biết nói với cha mẹ người lớn khi cảm thấy trong người khó chịu, không bình thường.

- Phân biệt được lúc cơ thể khỏe mạnh và khi cơ thể bị bệnh 3. Thái độ: Có ý thức phòng tránh bệnh tật , không dấu bệnh . II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN

- Kĩ năng tự nhận thức để nhận biết một số dấu hiệu không bình thường của cơ thể.

- Kĩ năng tìm kiếm sự giúp đỡ khi có những dấu hiệu bị bệnh.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Hình trang 32 , 33 SGK . IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. KTBC :(5’)

- Nêu lại ghi nhớ bài học trước . - GV nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài: ( 1’) - Ghi tựa bài ở bảng . b. Các hoạt động :(26’)

* Hoạt động 1: Quan sát hình trong SGK và kể chuyện.(10’)

- Lưu ý : Yêu cầu HS quan tâm đến việc mô tả khi Hùng bị bệnh thì Hùng cảm thấy thế nào ?

- Gọi đại diện nhóm kể câu chuyện.

- Gv đặt câu hỏi để HS liên hệ :

+ Kể tên một số bệnh em đã mắc phải . + Khi bị bệnh đó , em cảm thấy thế nào ?

+ Khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu không bình thường , em phải làm gì ? Tại sao ?

? Kể những việc làm để góp phần bảo

- 2 HS nêu - Nhận xét - Lắng nghe

- Từng em thực hiện theo yêu cầu ở mục Quan sát và Thực hành SGK .

- Lần lượt từng em sắp xếp các hình có liên quan ở trang 32 SGK thành câu chuyện và kể lại với các bạn trong nhóm.

- Đại diện các nhóm lên kể chuyện trước lớp , mỗi nhóm chỉ trình bày một câu chuyện .

+Nhóm 1, 2: Câu chuyện thứ nhất gồm các tranh 1, 4, 8. Hùng đi học về, thấy có mấy khúc mía mẹ vừa mua để trên bàn. Cậu ta dùng răng để xước mía vì

(2)

vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ con người?

-GV nhận xét, tuyên dương những HS có hiểu biết về các bệnh thông thường.

*Kết luận: Khi khoẻ mạnh thì ta cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Khi có các dấu hiệu bị bệnh các em phải báo ngay cho bố mẹ hoặc người lớn biết. Nếu bệnh được phát hiện sớm thì sẽ dễ chữa và mau khỏi.

* Hoạt động 2 : Trò chơi đóng vai Mẹ ơi , con … sốt !(13’)

- Nêu nhiệm vụ: Các nhóm sẽ đưa ra tình huống để tập ứng xử khi bản thân bị bệnh

- Nêu ví dụ gợi ý :

+ Tình huống 1 : Bạn Lan bị đau bụng và đi ngoài vài lần khi ở trường . Nếu là Lan , em sẽ làm gì ?

+ Tình huống 2 : Đi học về , Hùng thấy trong người rất mệt và đau đầu , nuốt nước bọt thấy đau họng , ăn cơm không thấy ngon . Hùng định nói với mẹ mấy lần nhưng mẹ mải chăm em không để ý nên Hùng không nói gì . Nếu là Hùng , em sẽ làm gì ?

- Khi cơ thể có những dấu hiệu không bình thường phải báo cho người lớn biết để được giúp đỡ

- Gv kết luận

3. Củng cố , dặn dò (2’)

- Yêu cầu HS nêu nội dung bài.

- Nhận xét tiết học.Nhắc HS học bài và

cậu thấy răng mình rất khỏe, không bị sâu. Ngày hôm sau, cậu thấy răng đau, lợi sưng phồng lên, không ăn hoặc nói được. Hùng bảo với mẹ và mẹ đưa cậu đến nha sĩ để chữa.

+Nhóm 3, 4: Câu chuyện gồm các tranh 6, 7, 9. Hùng đang tập nặn ô tô bằng đất ở sân thì bác Nga đi chợ về. Bác cho Hùng quả ổi. Không ngần ngại cậu ta xin và ăn luôn. Tối đến Hùng thấy bụng đau dữ dội và bị tiêu chảy. Cậu liền bảo với mẹ. Mẹ Hùng đưa thuốc cho Hùng uống.

+Nhóm 5,6: Câu chuyện gồm các tranh 2, 3, 5. Chiều mùa hè oi bức, Hùng vừa đá bóng xong liền đi bơi cho khỏe. Tối đến cậu hắt hơi, sổ mũi. Mẹ cậu cặp nhiệt độ thấy cậu sốt rất cao. Hùng được mẹ đưa đến bác sĩ để tiêm thuốc, chữa bệnh.

-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS trả lời

- Các nhóm thảo luận đưa ra tình huống.

- Nhóm trưởng điều khiển các bạn phân vai theo tình huống nhóm đã đề ra . - Các vai hội ý lời thoại và diễn xuất . - Các bạn khác góp ý kiến .

- Các nhóm lên đóng vai .

- Cả lớp theo dõi và đặt mình vào nhân vật trong tình huống nhóm bạn đưa ra và cùng thảo luận để đi đến lựa chọn cách ứng xử đúng .

- Đọc mục bạn cần biết SGK.

- Lắng nghe

(3)

thực hiện liên hệ với bản thân cho tốt.

- Xem trước bài “ăn uống khi bị bệnh” .

--- Ngày soạn: 17/10/2017

Ngày giảng: Thứ hai ngày 23 tháng 10 năm 2017(4A,4C)

ĐẠO ĐỨC

BÀI 4: TIẾT KIỆM TIỀN CỦA(Tiết 2) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của.

- Biết được vì sao cần phải tiết kiệm tiền của ? 2. Kĩ năng: Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của.

3. Thái độ: Sử dụng tiền hợp lý.

*GDBVMT: Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng học tập, điện, nước…

trong cuộc sốnghằng ngày cũng là một biện pháp BVMT và tài nguyên thiên nhiên.

*GD SDNLTK & HQ : ( tích hợp bộ phận )

- Sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lựơng như: điện , nước , xăng dầu, than

¸ga… chính là tiết kiệm tiền cho bản thân, gia đình và đất nước.

- Đồng tình với các hành vi, việc làm sử dụng tiết kiệm năng lượng; phản đối không đồng tình với các hành vi sử dụng năng lượng lãng phí.

*GDTTHCM: GD cho hs đức tính tiết kiệm theo gương Bác Hồ: Tiết kiệm tiền của dân, của nước, của bản thân mình, tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ;”không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi, không phô trương, hình thức…”

*giảm tải: Bỏ phương án phân vân và không yêu cầu hs sưu tầm kể về một người tiết kiệm tiền của(Bài 6)

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN - Kỹ năng bình luận, phê phán.

- Kỹ năng lập kế hoạch.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Đồ dùng để chơi đóng vai .

- Mỗi em chuẩn bị 3 tấm bìa : màu đỏ , xanh và trắng . IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. KTBC( 5’ )

- Gọi hs đọc phần ghi nhớ SGK/12 - Em đã làm những việc gì để tiết kiệm tiền của?

- Gv Nhận xét 2.Dạy-học bài mới a. Giới thiệu bài(1’)

Ở tiết học trước các em đã biết cần

- Hs đọc.

- Không xé vở, giữ gìn ĐDHT cẩn thận...

- Lắng nghe

(4)

phải tiết kiệm tiền của như thế nào và vì sao cần phải tiết kiệm tiền của.

Hôm nay, các em sẽ tiếp tục nhận biết những việc làm nào là tiết kiệm tiền của, những việc làm nào là không tiết kiệm tiền của để xử lí tình huống về tiết kiệm tiền của.

b. Bài mới( 26’ )

*Hoạt động 1: Em đã biết tiết kiệm chưa?

- Gọi hs đọc bài tập 4 SGK/13

- Y/c hs thảo luận nhóm đôi để lựa chọn những việc làm nào là tiết kiệm tiền của.

- Gọi đại diện nhóm trả lời

- Gọi đại diện nhóm đã trả lời lên đánh dấu x vào trước việc làm tiết kiệm tiền của.

- Gv khen những hs biết tiết kiệm tiền của

Kết luận: Trong sinh hoạt hàng ngày, ở mọi nơi, mọi lúc, các em cần phải thực hiện những việc làm tiết kiệm tiền của để vừa ích nước, vừa lợi nhà.

*Hoạt động 2: Xử lí tình huống - Gọi hs đọc bài tập 5 SGK/13

- Các em hãy thảo luận nhóm 4, chọn 1 tình huống và bàn bạc cách xử lí - Gọi lần lượt từng nhóm lên đóng vai thể hiện trước lớp.

- Gọi các nhóm khác nhận xét cách giải quyết của nhóm bạn.

- Cần phải tiết kiệm tiền của như thế nào?

- 1 hs đọc bài tập

- HS hoạt động nhóm đôi

- Đại diện nhóm trả lời và lên đánh dấu x trước câu chọn

+ a, b, g, h, k là những việc làm tiết kiệm tiền của

+ c, d, đ, e , i là những việc làm lãng phí tiền của.

- Lắng nghe

- 1 hs đọc bài tập 5 - Lắng nghe, thực hiện

- Lần lượt từng nhóm lên thể hiện

a) Tuấn không xé vở và khuyên bằng chơi trò chơi khác

b) Tâm dỗ em chơi các đồ chơi đã có, như thế mới là bé ngoan

c) Cường nói: Giấy trắng còn nhiều quá sao bạn lại bỏ mà dùng tập mới? Bạn làm như vậy là lãng phí tiền của. Nếu tập còn sử dụng được thì bạn hãy dùng tiếp như vậy là bạn tiết kiệm tiền của.

- HS nhận xét

- Chúng ta cần sử dụng tiền của đúng lúc, đúng chỗ, hợp lí và biết giữ gìn các đồ

(5)

- Tiết kiệm tiền của có lợi gì?

*Hoạt động 3: Liên hệ thực tế.

- Em đã tiết kiệm tiền của như thế nào?

?Gia đình em có tiết kiệm tiền của không? Hãy kể một số việc làm mà em cho rằng gia đình em tiết kiệm?

- Hãy kể một số việc làm mà gia đình em không tiết kiệm tiền của và em sẽ nói với gia đình như thế nào để mọi người tiết kiệm tiền của?

Kết luận: Việc tiết kiệm tiền của là nhiệm vụ của tất cả mọi người, muốn gia đình em tiết kiệm thì bản thân em cũng phải biết tiết kiệm và nhắc nhở mọi người thực hiện tiết tiệm. Có như vậy thì mới ích nước, lợi nhà.

3.Củng cố, dặn dò( 4’)

- Gọi hs đọc lại ghi nhớ SGK/12 - Về nhà thực hành tiết kiệm tiền của, sách vở, đồ dùng, đồ chơi, điện, nước trong cuộc sống hàng ngày.

- Bài sau: Tiết kiệm thời giờ

dùng của mình cũng như của người khác.

- Tiết kiệm tiền của vừa ích nước, vừa lợi nhà.

- Giữ gìn đồ chơi cẩn thận để được chơi lâu, không bỏ trống tập vở, không xé vở làm đồ chơi,...

- HS lần lượt kể trước lớp.

- Hs trả lời theo sự suy nghĩ của mình.

- Lắng nghe

- 1 hs đọc to trước lớp - Lắng nghe, thực hiện

--- Ngày soạn: 17/9/2017

Ngày giảng: Thứ hai ngày 23 tháng10 năm 2017(4C) Thứ năm ngày 26 tháng 10 năm 2017(4A,4B)

KĨ THUẬT

KHÂU ĐỘT THƯA ( tiết 1) I .MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa .

2. Kĩ năng: Khâu được các mũi khâu đột thưa . Các mũi khâu có thể chưa đều nhau . Đường khâu có thể bị dúm .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh quy trình mẫu khâu đột thưa.

- Mẫu vải khâu đột thưa.

- Vải trắng 20 x 30cm, len, chỉ, kim khâu len và kim khâu chỉ, kéo, thước, phấn.

(6)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định tổ chức(1’)

2. Kiểm tra bài cũ (5’) - GV nhận xét sản phẩm - Nêu 1 số ứng dụng thực tế - GV nhận xét

3.Bài mới:

a. Giới thiệu bài: Khâu đột thưa(1’) b. Hướng dẫn

Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét mẫu.(10’)

- GV giới thiệu mẫu đường khâu đột thưa, hướng dẫn HS quan sát các mũi khâu ở mặt phải, ở mặt trái kết hợp với quan sát hình 1.

- GV nhận xét và kết luận.

+ Mặt phải : các mũi khâu cách đều nhau giống mũi khâu thường.

+ Mặt trái: Mũi khâu sau lấn lên 1/3 mũi khâu trước liền kề.

- Khâu đột thưa phải khâu từng mũi một (sau mỗi mũi khâu, phải rút chỉ).

Hoạt động 2: Thao tác kĩ thuật(15’) - GV treo tranh quy trình khâu đột thưa.

- GV hướng dẫn thao tác bắt đầu khâu, khâu mũi thứ nhất, mũi thứ hai bằng kim khâu len.

- Nhận xét thao tác HS.

* Lưu ý:

+ Khâu theo chiều từ phải sang trái.

+ Thực hiện theo quy tắc “lùi 1, tiến 3”.

+ Không rút chỉ chặt quá hoặc lỏng quá.

+ Cuối đường khâu xuống kim để kết thúc đường khâu.

- GV kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu, dụng

- Hát

- HS trình bày sản phẩm - 1 -2 em nêu

- HS nhắc lại

- HS trả lời câu hỏi.

- Đặc điểm của mũi khâu đột thưa?

- So sánh mũi khâu ở mặt phải đường khâu đột thưa với mũi khâu thường.

- HS quan sát hình 2, 3, 4 nêu các bước trong quy trình khâu đột thưa.

- HS tự vạch dấu đường khâu (giống vạch dấu đường khâu thường)

- HS đọc mục 2 (SGK) xem hình 3a, b, c, d và nêu cách khâu đột thưa.

- 1, 2 HS quan sát thao tác của GV để thực hiện thao tác khâu lại mũi, nút chỉ cuối đường khâu.

- HS nêu cách kết thúc đường khâu.

(7)

cụ của HS.

- Tổ chức cho HS tập khâu đột thưa trên giấy kẻ ô li.

4. CỦNG CỐ –DĂN DÒ (2’)

- GV nhận xét sự chuẩn bị tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của Hs - Hướng dẫn về nhà đọc trước bài: Khâu đột thưa (tiết 2).

- Đọc mục 2 phần ghi nhớ.

--- Ngày soạn: 18/10/2017

Ngày giảng: Thứ ba ngày 24 tháng 10 năm 2017(4A) LỊCH SỬ

ÔN TẬP I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nắm được tên các giai đoạn lịch sử đã học từ bài 1 đến bài 5:

+ Khoảng năm 700 TCN đến năm 179 TCN: Buổi đầu dựng nước và giữ nước.

+ Năm 197 TCN đến năm 938: Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại nền đọc lập 2. Kĩ năng: Kể lại một số sự kiện tiêu biểu về:

+ Đời sống người lạc Việt dưới thời Văn Lang.

+ Hoàn cảnh , diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

+Diễn biến và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng.

3. Thái độ: Tự hào lịch sử hào hùng của dân tộc ta . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Băng và hình vẽ trục thời gian .

- Một số tranh , ảnh , bản đồ phù hợp với yêu cầu mục I SGK . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. KTBC( 5’ )

- Gọi 2 hs lên bảng TLCH:

+ Em hãy kể lại trận quân ta đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.

+ Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa như thế nào đối với nước ta thời bấy giờ?

- Gv nhận xét.

2.Bài mới ( 27’) a. Giới thiệu bài(1’)

Trong tiết học hôm nay, các em sẽ ôn lại các kiến thức lịch sử đã học từ bài 1 - bài 5

b. Bài mới:

+ Hs kể trước lớp

+ Kết thúc hoàn toàn thời kì đô hộ của PKPB và mở đầu cho thời kì độc lập lâu dài của nước ta.

- Lắng nghe

(8)

* Hoạt động 1: Hai giai đoạn lịch sử đầu tiên trong lịch sử dân tộc(6’)

- Gọi hs đọc y/c 1 trong SGK/24

- Nêu 2 giai đoạn lịch sử mà các em đã học, nêu thời gian của từng giai đoạn

Kết luận: Các em đã được học hai giai đoạn lịch sử, các em cần ghi nhớ hai giai đoạn này cùng với những sự kiện lịch sử tiêu biểu mà các em nhớ lại trong hoạt động 2

* Hoạt động 2 : Các sự kiện lịch sử tiêu biểu.(7’)

- Gọi hs đọc y/c 2 trong SGK

Treo trục thời gian lên bảng: Các em hãy thảo luận nhóm đôi kẻ trục thời gian vào vở và ghi các sự kiện tiêu biểu đã học tương ứng với các mốc thời gian này.

- Gọi đại diện nhóm lên điền vào trục thời gian và báo cáo kết quả

- Cùng hs nhận xét kết quả thảo luận của nhóm bạn

* Hoạt động 3: Thi thuyết trình(13’) - Chia lớp thành 6 nhóm, 2 nhóm thảo luận 1 câu hỏi trong thời gian 5 phút.

+ Nhóm 1,3: Kể về đời sống người Lạc Việt dưới thời Văn Lang

+ Nhóm 2,5: Kể về khởi nghĩa Hai Bà Trưng

+ Nhóm 4,6: Kể về Chiến thắng Bạch Đằng.

- 1 hs nêu:

+ Giai đoạn thứ nhất là Buổi đầu dựng nước và giữ nước, giai đoạn này bắt đầu từ khoảng 700 năm TCN và kéo dài đến năm 179 TCN;

+ giai đoạn thứ hai là Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập, giai đoạn này bắt đầu từ năm 179 TCN cho đến năm 938

- Lắng nghe

- 1 hs đọc to trước lớp

- Quan sát, thực hành trong nhóm đôi

- 1 hs đại diện nhóm lên điền, 1 bạn báo cáo.

- Nhận xét

- Chia nhóm thảo luận

+ Ngừơi Lạc Việt biết làm ruộng, uơm tơ, dệt lụa, đúc đồng làm vũ khí và công cụ sản xuất. Họ thuờng ở nhà sàn để tránh thú dữ và họp nhau thành các làng bản. Cuộc sống ở làng bản giản dị, vui tươi, hòa hợp với thiên nhiên và có nhiều tục lệ riêng...

- HS trong nhóm lần lượt nêu thời gian, nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của khởi nghĩa Hai Bà Trưng

- HS trong nhóm lần lượt nêu thời gian, nguyên nhân, diễn biến, kết quả

(9)

- Gọi đại diện nhóm lên thi thuyết trình trước lớp (có thể nhóm sẽ thi tiếp sức nhau- mỗi bạn nói 1 phần)

- Cùng hs nhận xét, bình chọn bạn thuyết trình hay nhất.

- Tuyên dương

3. Củng cố, dặn dò( 3’ )

- Dặn hs ghi nhớ các sự kiện lịch sử trong hai giai đoạn lịch sử vừa học

- Bài sau: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.

- Nhận xét tiết học.

và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng.

- Nhận xét.

- Lắng nghe

--- Ngày soạn: 18/10/2017

Ngày giảng: Thứ ba ngày 24 tháng 10 năm 2017(4A) ĐỊA LÍ

HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở TÂY NGUYÊN I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Tây Nguyên

+ Trồng cây nông nghiệp lâu năm( cao su, cà phê, hồ tiêu..) trên đất ba dan.

+ Chăn nuôi trâu bò trên đồng cỏ

2. Kĩ năng: + Dựa vào các bảng số liệu biết loại cây công nghiệp, vật nuôi được nuôi trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên.

+ Quan sát hình, nhận xét về vùng trồng cà phê ở Buôn Ma Thuột.

3. Thái độ: Tự hào về miền đất Tây Nguyên giàu đẹp .

* GDBVMT : Trồng cây công nghiệp trên đất Ba dan vừa mang lại lợi ích chống sói mòn đất và mang lại bầu không khí trong sạch .

* GDSDNLTK : sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ở đây chính là vấn đề bảo vệ nguồn nước, phục vụ cuộc sống.

+ Tây Nguyên có nguồn tài nguyên rừng hết sức phong phú, cuộc sống của người dân nơi đây dựa nhiều vào rừng: củi đun, thực phẩm...Bởi vậy, cần giáo dục học sinh tầm quan trọng của việc bảo vệ và khai thác hợp lí rừng, đồng thời

tích cực tham gia trồng rừng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bản đồ địa lí Tự nhiên VN .

- Tranh , ảnh về vùng trồng cây cà phê , một số sản phẩm cà phê Buôn Ma Thuột . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

(10)

1. KTBC (5’)

- Nêu lại ghi nhớ và một số đặc điểm ở bài học trước .

- GV nhận xét . 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (2’) - Ghi tựa bài ở bảng . b. Các hoạt động(25’)

* Hoạt động 1 : Trồng cây công nghiệp trên đất ba dan(13’)

- Dựa vào kênh chữ ở mục I , thảo luận nhóm theo các câu hỏi sau :

+ Kể tên những cây trồng chính ở Tây Nguyên . Chúng thuộc loại cây gì ? + Cây công nghiệp lâu năm nào được trồng nhiều nhất ở đây ?

+ Tại sao ở Tây Nguyên lại thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp ?

- Sửa chữa , giúp các nhóm hoàn thiện phần trình bày .

- Gv giải thích thêm về sự hình thành đất đỏ ba dan : Xưa kia , nơi này đã từng có núi lửa hoạt động . Đó là hiện tượng vật chất nóng chảy từ lòng đất phun trào ra ngồi ( gọi là dung nham ) nguội dần , đông cứng lại thành đá ba dan . Trải qua hàng triệu năm, dưới tác dụng của nắng mưa , lớp đá ba dan trên mặt vụn bở tạo thành đất đỏ ba dan . + Không chỉ Buôn Ma Thuột mà hiện nay ở Tây Nguyên có những vùng chuyên trồng cây cà phê và những cây công nghiệp lâu năm khác như : cao su , chè , hồ tiêu …

- Hỏi : Các em biết gì về cà phê Buôn Ma Thuột ?

- Cho xem một số tranh , ảnh về sản phẩm cà phê của Buôn Ma Thuột .

? Hiện nay , khó khăn lớn nhất trong việc trồng cây ở Tây Nguyên là gì ?

? Người dân ở Tây Nguyên đã làm gì để khắc phục khó khăn này ?

- 2 Hs

- Lắng nghe

- Dựa vào kênh chữ ở mục I , thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi.

- Cao su , cà phê , chè ,hồ tiêu

…..Chúng thuộc loại cây công nghiệp - Cây cà phê được trồng nhiều nhất . - Do đất màu nâu xốp phì nhiêu thuận lợi cho việc trồng cây cà phê

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp .

- Quan sát tranh , ảnh vùng trồng cây cà phê ở Buôn Ma Thuột ; nhận xét vùng trồng cà phê ở đây .

- Lên bảng chỉ vị trí Buôn Ma Thuột trên bản đồ .

- Tình trạng thiếu nước vào mùa khô . - Làm thủy lợi . Người dân phải dùng máy bơm nước ngầm để tưới cho cây.

(11)

? Cần phải làm gì để bảo vệ đất đai?

* Hoạt động 2 : Chăn nuôi trên đồng cỏ(12’)

- Yêu cầu HS dựa vào hình 1 , bảng số liệu , mục II SGK trả lời các câu hỏi.

+ Kể tên những vật nuôi chính ở Tây Nguyên .

+ Con vật nào được nuôi nhiều ở Tây Nguyên ?

+ Tây Nguyên có những thuận lợi nào để phát triển chăn nuôi trâu , bò ?

+ Ở Tây Nguyên , voi được nuôi để làm gì ? ( Để chuyên chở người , hàng hóa ) - Sửa chữa , giúp HS hoàn thiện câu trả lời

3. Củng cố, dặn dò (3’)

- Trình bày tóm tắt lại những đặc điểm tiêu biểu về hoạt động trồng cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn ở Tây Nguyên .

- Nhận xét tiết học.

- Sửa chữa , giúp HS hoàn thiện câu trả lời

- HS trả lời.

- Con trâu , bò, voi

- Con bò được nuôi nhiều

- Voi được nuôi để chuyên chở hàng hoá ,người .

--- Ngày soạn: 18/10/2017

Ngày giảng: Thứ ba ngày 24 tháng 10 năm 2017(4A) KHOA HỌC

BÀI 16: ĂN UỐNG KHI BỊ BỆNH I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Nêu được chế độ ăn uống khi bị một số bệnh thông thường và đặc biệt khi bị bệnh tiêu chảy.

2.Kĩ năng: Biết cách chăm sóc người thân khi bị ốm.

3.Thái độ: Có ý thức tự chăm sóc mình và người thân khi bị bệnh.

* GDBVMT: GD học sinh biết được mối quan hệ giữa môi trường đối với sức khoẻ con người vì vậy ta cần bảo vệ MT để con người được sống khoẻ mạnh.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN

- Kĩ năng tự nhận thức về chế độ ăn, uống khi bị bệnh thông thường.

- Kĩ năng ứng xử phù hợp khi bị bệnh.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Hình trang 34 , 35 SGK .

(12)

- Chuẩn bị theo nhóm : 1 gói ô-rê-dôn , 1 cốc có vạch chia , 1 bình nước hoặc 1 nắm gạo , 1 ít muối , 1 bình nước , 1 cái bát ăn cơm .

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. KTBC ( 5’)

- Gọi hs lên bảng trả lời

? Khi khỏe mạnh ta cảm thấy thế nào?

? Những dấu hiệu nào cho biết cơ thể bị bệnh?

? Khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bị bệnh eam phải làm gì? Tại sao phải làm như vậy?

- Gv nhận xét.

2. Dạy-học bài mới ( 25’) a. Giới thiệu bài ( 1’)

? Em đã làm gì khi người thân bị ốm?

Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.

b Bài mới

* Hoạt động 1: Thảo luận về chế độ ăn uống khi mắc các bệnh thông thường(8’)

- Hãy quan sát tranh trong SGK/34,35 thảo luận nhóm 6 để TL các câu hỏi sau (mỗi nhóm 1 câu hỏi)

? Kể tên các thức ăn cần cho người mắc các bệnh thông thường?

+ Đối với người bị bệnh nặng nên cho ăn món ăn đặc hay lỗng? Tại sao?

+ Đối với người không muốn ăn hoặc ăn quá ít nên cho ăn thế nào?

+ Đối với người bệnh cần ăn kiêng thì nên cho ăn thế nào?

+ Làm thế nào để chống mất nước cho bệnh nhân khi bị tiêu chảy?

- Gọi đại diện nhóm lên trả lời

- 3 Hs lần lượt lên bảng trả lời

+ Khi khỏe mạnh ta cảm thấy thoải mái dễ chịu, ăn ngon

+ Hắt hơi, sổ mũi, chán ăn, mệt mỏi, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, sốt cao.

+ Báo ngay cho ba mẹ hoặc người lớn biết để kịp thời phát hiện bệnh và chữa trị. Vì người lớn biết cách giúp em khỏi bệnh.

- Học sinh lần lượt trả lời - Lắng nghe

- 1 hs đọc lại các câu hỏi

- Quan sát tranh, chia nhóm thảo luận + Các thức ăn có chứa nhiều chất như thịt, cá, trứng, sữa, uống nhiều chất lỏng có chứa các loại rau xanh, hoa quả, đậu nành.

+ Nên cho ăn thức ăn lỗng như cháo thịt băm nhỏ, cháo cá, cháo trứng, nước cam, nước chanh, sinh tố. Vì những thức ăn này dễ nuốt không làm cho người bệnh sợ ăn

+ Ta nên dỗ dành, động viên ăn nhiều bữa trong ngày

+ Cần phải tuyệt đối cho ăn theo hướng dẫn của bác sĩ

+ Cho ăn bình thường, đủ chất, ngồi ra cho uống dung dịch ô-rê-dôn, nước cháo muối.

- Đại diện nhóm trả lời

(13)

- Nhận xét, tổng hợp của các nhóm Kết luận: Mục bạn cần biết sgk/T35 - Gọi hs đọc mục bạn cần biết

*Hoạt động 2: Thực hành pha dung dịch ô-rê-dôn và chuẩn bị vật liệu để nấu cháo muối.(10’)

- Y/c hs quan sát tranh trang 34,35 - Gọi hs đọc 3 lời thoại trong sách - Bác sĩ đã khuyên người bị bệnh tiêu chảy cần phải ăn uống như thế nào?

* Để chống mất nước cho người bị tiêu chảy cần cho người bệnh uống dung dịch ô-rê-dôn hoặc nước cháo muối. Bây giờ chúng ta sẽ pha dung dịch ô-rê-dôn và thực hành cách nấu nước cháo muối.

- Gọi hs nêu những dụng cụ để pha - Gọi hs nêu cách pha ở phía sau gói ô-rê-dôn.

- Gọi hs giới thiệu những dụng cụ để nấu cháo muối.

- Nấu cháo muối như thế nào? Các em hãy quan sát hình 7 SGK để trả lời.

Kết luận: Người bị tiêu chảy bị mất rất nhiều nước, ta phải cho uống thêm dung dịch ô-rê-dôn và nước cháo muối để chống mất nước.

* Hoạt động 3: Đóng vai(9’)

- Hoạt động nhóm 4 thảo luận đưa ra tình huống tìm cách giải quyết, tập vai diễn và diễn trong nhóm để vận dụng những điều đã học vào cuộc sống.

- Gọi các nhóm lên trình diễn

- Cùng hs nhận xét, tuyên dương

- Nhận xét - Lắng nghe

- 3 hs đọc to trước lớp.

- HS quan sát tranh

- 3 hs nối tiếp nhau đọc 3 lời thoại - HS trả lời, vài hs lặp lại

- Lắng nghe

- Một gói dung dịch ô-rê-dôn và một cái ly

- 2 hs nêu : Cho nước vào cốc với lượng vừa uống. Dùng kéo sạch cắt đầu gói dung dịch và đổ vào ly có nước. Lấy muỗng khuấy đều cho tan ô-rê-dôn và cho người bệnh uống.

- HS nêu

- Cho một nắm gạo, 1 ít muối và bốn bát nước vào nồi, đun nhỏ lửa đến khi thấy gạo nở bung thì dùng muỗng đánh lõng và múc ra chén để nguội và cho người bị bệnh ăn.

- Lắng nghe

- Thảo luận nhóm và tập vai diễn

- Các nhóm lên trình diễn

(14)

nhóm có cách giải quyết hợp lí và diễn hay.

3. Củng cố, dặn dò (2’)

- Gọi hs đọc lại bạn mục cần biết

? Khi bị bệnh em cần có chế độ ăn uống ntn?

- Các em phải có ý thức tự chăm sóc mình và người thân khi bị bệnh

- Bài sau: Phòng tránh tai nạn đuối nước

- Nhận xét tiết học

- Nhận xét

- 1 hs đọc to trước lớp - HS trả lời

- Lắng nghe

---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Những người biết tiết kiệm tiền, sử dụng tiền vào những việc cần thiết, không tiêu xài lãng phí là những người biết sử dụng

Chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn là hai khái niệm khác nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong nghiên cứu về dịch vụ. Các nghiên cứu trước đây cho thấy

Như vậy, mô hình nghiên cứu được sử dụng để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng VietinBank

- Em sẽ chọn phướng án d là cất hộp mới để dành lúc khác và dùng nốt hộp màu cũ. - Hoặc phương án c Hà có thể mang cho hộp bút cũ cho người khác không có hộp bút và

a) Không tán thành. Cần tiết kiệm tiền bạc, của cải của bất kì ai hay xã hội để tạo thành thói quen tiết kiệm. Nếu không tiết kiệm, giàu có đến mấy cũng phung phí hết

- - Kết luận về cách ứng xử trong các tình huống: Các em thực hiện như vậy là đúng vì làm như thế sẽ tiết kiệm được tiền của và không hoang phí?. - Cần phải tiết kiệm

Không chỉ tự mình thực hành tiết kiệm mà chúng ta nên vận động mọi người cùng hưởng ứng chủ trương tiết kiệm, chống lãng phí tiền của Nhà nước, nhất là lãng phí

HS biết tiết kiệm, giữ gìn sách vở, đồ dùng, đồ chơi trong sinh hoạt hằng ngày.. Bình luận, phê phán việc lãng phí