• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐỀ, ĐÁP ÁN KIỂM TRA CUỐI HK1 HOÁ 12 NĂM HỌC 2021-2022

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ĐỀ, ĐÁP ÁN KIỂM TRA CUỐI HK1 HOÁ 12 NĂM HỌC 2021-2022"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Trang 1/3- Mã đề 101

SỞ GD & ĐT PHÚ YÊN TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ

--- (Đề thi có _03_ trang)

KIỂM TRA CUỐI KÌ I - NĂM HỌC 2021 - 2022 MÔN: HOÁ HỌC LỚP 12

Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ... Số báo danh: ... Mã đề 101

Cho nguyên tử khối(đvC) của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; S = 32; Ag = 108, K=39, Cl=35,5, Ca=40, Cu=64, Zn=65, Fe=56, Ba=137

Câu 1. Cho dãy biến hóa: Xenlulozơ → X → Y → Z → PE (polietilen). Hợp chất X, Y, Z lần lượt là:

A. CH3COOH; C2H5OH; C2H4 B. C6H12O6; C2H5OH; C2H4

C. C6H12O6; CH3COOH; C2H4 D. C2H5OH; CH3CHO; C2H4

Câu 2. Kết luận nào sau đây là sai ?

A. Kim loại nhẹ nhất là liti. B. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là Hg.

C. Kim loại dẻo nhất là natri. D. Kim loại dẫn điện tốt nhất là bạc Câu 3. Este C4H8O2 có phản ứng tráng gương thì công thức của este đó là

A. HCOOCH3 B. HCOOC3H7 C. C3H7COOH D. HCOOC2H5

Câu 4. Este CH3CH2COOCH3 có tên gọi là

A. metylpropionat B. metylaxetat C. etylpropionat D. etylaxetat Câu 5. Ở nhiệt độ thường chất nào sau đây ở trạng thái rắn?

A. (C17H31COO)3C3H5 B. (CH3COO)3C2H4

C. (C17H33COO)3C3H5 D. (C17H35COO)3C3H5

Câu 6. Metylamin có công thức là

A. CH3-NH2. B. C₂H5-NH₂. C. (CH3)3N. D. (CH3)2NH.

Câu 7. Kim loại nào sau đây cứng nhất ?

A. Crom B. Đồng C. Natri D. Magie

Câu 8. Ion kim loại nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất?

A. K+. B. Cu2+ C. Al3+ D. Fe2+

Câu 9. Trong phân tử cacbohiđrat luôn có nhóm chức

A. xeton. B. ancol. C. axit. D. anđehit.

Câu 10. Thủy tinh hữu cơ plexiglas là loại chất dẻo rất bền, trong suốt, có khả năng cho gần 90% ánh sáng truyền qua nên được sử dụng làm kính ô tô, máy bay, kính xây dựng, kính bảo hiểm,.... Polime dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ có tên gọi là

A. poliacrilonitrin. B. poli(metylmetacrylat)

C. poli(vinylmetacrylat) D. poli(hexametylenađipamit).

Câu 11. Khi nấu canh cua thì thấy các mảng "riêu cua” nổi lên là do

A. phản ứng thủy phân của protein. B. sự đông tụ của lipit.

C. sự đông tụ của protein do nhiệt độ. D. phản ứng màu của protein.

Câu 12. Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly và Gly-Ala là

A. dung dịch HCl. B. dung dịch NaOH. C. Cu(OH)2/OH-. D. dung dịch NaCl.

Câu 13. Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ là

A. HOOC-CH2CH2CH(NH2)COOH B. H2N-(CH2)4CH(NH2)COOH C. (CH3)2CH-CH(NH2)COOH D. H2H-CH2-COOH

Câu 14. Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:

Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng

X Quỳ tím Quỳ tím hóa xanh

Y Cu(OH)2 trong môi trường kiềm Có màu tím

Z Dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng Kết tủa Ag trắng sáng

T Nước Br2 Kết tủa trắng

Dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là

A. Lysin, lòng trắng trứng, anilin, glucozơ. B. Anilin, lòng trắng trứng, glucozo, lysin.

(2)

Trang 2/3- Mã đề 101

C. Lysin, anilin, lòng trắng trứng, glucozo. D. Lysin, lòng trắng trứng, glucozơ, anilin.

Câu 15. Tơ nào sau đây có nguồn gốc từ xenlulozơ?

A. Tơ tằm. B. Tơ nilon-6,6. C. Tơ visco. D. Tơ nitron.

Câu 16. Kim loại Ni phản ứng được với tất cả các muối trong dung dịch ở dãy nào sau đây ? A. NaCl, AlCl3, ZnCl2 B. Pb(NO3)2, AgNO3, NaCl

C. MgSO4, CuSO4, AgNO3 D. AgNO3, CuSO4, Pb(NO3)2

Câu 17. Saccarozơ và glucozơ đều có

A. phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit. B. phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường .

C. phản ứng với H2 (xúc tác, nhiệt độ). D. phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng.

Câu 18. Các este thường có mùi thơm dễ chịu: isoamyl axetat có mùi chuối chín, etyl butirat có mùi dứa chín, etyl isovalerat có mùi táo, …… Este có mùi chuối chín có công thức cấu tạo thu gọn là

A. CH2CH2CH2COOC2H5 B. CH3COOCH2CH(CH3)2

C. CH3COOCH(CH3)CH2CH2CH3 D. CH3COOCH2CH2CH(CH3)2

Câu 19. Cho biết các cặp oxi hoá - khử sau: Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+. Tính oxi hoá tăng dần theo thứ tự A. Fe3+,Cu2+, Fe2+ B. Cu2+, Fe2+, Fe3+ C. Cu2+, Fe3+,Fe2+ D. Fe2+ ,Cu2+, Fe3+

Câu 20. Cặp chất không xảy ra phản ứng là

A. Fe + Cu(NO3)2 B. Zn + Fe(NO3)2. C. Cu + AgNO3. D. Ag + Zn(NO3)2. Câu 21. Những tính chất vật lí chung của kim loại (dẫn điện, dẫn nhiệt, dẻo, ánh kim) gây nên chủ yếu bởi

A. cấu tạo mạng tinh thể của kim loại. B. khối lượng riêng của kim loại.

C. các electron tự do trong tinh thể kim loại. D. các electron độc thân trong tinh thể kim loại Câu 22. Có thể điều chế chất dẻo PVC bằng phản ứng trùng hợp monome nào sau

A. CH2=CH2 B. CH2=CHCH2Cl C. CH3CH=CH2 D. CH2=CHCl Câu 23. Chất nào sau đây không phản ứng với dung dịch FeCl3?

A. NaOH B. Ag C. AgNO3 D. Fe

Câu 24. Chất dùng làm thuốc tăng lực trong y học là

A. glucozơ. B. xenlulozơ. C. mantozơ. D. saccarozơ.

Câu 25. Khi thủy phân đến cùng protein đơn giản sẽ thu được hỗn hợp các

A. β-amino axit. B. -amino axit. C. amin. D. axit.

Câu 26. Phân tử khối trung bình của cao su tự nhiên (C5H8)n là 105000. Tính số mắt xích gần đúng của loại cao

su trên? A. 1460 B. 1454 C. 1544 D. 1640

Câu 27. Hai tơ nào sau đây đều là tơ tổng hợp?

A. Tơ tằm và bông. B. Tơ nilon-6,6 và tơ nitron.

C. Tơ nilon-6,6 và bông. D. Tơ visco và tơ axetat.

Câu 28. Xét phản ứng: Cu + 2Ag+ → Cu2+ + 2Ag. Chất (ion) đóng vai trò oxihoá là

A. Cu2+ B. Ag C. Cu. D. Ag+

Câu 29. Cho 29 gam hỗn hợp gồm Al, Cu và Ag tác dụng vừa đủ với 800 ml dung dịch HNO3 2M, thu được dung dịch chứa m gam muối và 6,72 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm NO và N2O. Tỉ khối của X so với H2 là 16,4.

Giá trị của m gần nhất

A. 105,88 B. 98,2 C. 105,4 D. 106,28

Câu 30. Nhúng một đinh sắt vào 200ml dung dịch CuSO4 1M. Sau một thời gian lấy đinh sắt ra, sấy khô và đem cân thì thấy khối lượng đinh sắt tăng lên 0,4g. Xem như thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể. Vậy nồng độ của CuSO4 còn lại sau phản ứng là:

A. 0,65M B. 0,8M C. 0,75M D. 0,5M

Câu 31. Để tráng bạc một chiếc gương soi, người ta phải đun nóng dung dịch chứa 36g glucozơ với lượng vừa đủ dung dịch AgNO3 trong amoniac. Khối lượng bạc (g) đã sinh ra bám vào mặt kính của gương là (biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn)

A. 10,8. B. 43,2 C. 21,6. D. 32,4.

Câu 32. X và Y lần lượt là tetrapeptit và tripeptit tạo thành từ 1 loại aminoaxit no mạch hở có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH. Đốt cháy 0,1 mol Y thu được CO2, H2O và N2 trong đó tổng khối lượng CO2 và H2O là 36,3 gam. Nếu đốt 0,1 mol X rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào bình nước vôi trong dư thì khối lượng bình tăng bao nhiêu gam?

A. 17,6 gam B. 36,3 gam C. 26,4 gam D. 47,8 gam

(3)

Trang 3/3- Mã đề 101

Câu 33. Đun 3 gam CH3COOH với C2H5OH dư (xúc tác H2SO4 đặc), thu được 1,1 gam CH3COOC2H5. Hiệu suất của phản ứng este hóa tính theo axit là

A. 36,67%. B. 25,00%. C. 20,75%. D. 50,00%.

Câu 34. Cho các sơ đồ phản ứng sau (theo đúng tỉ lệ mol):

C7H18O2N2 (X) + NaOH → X1 + X2 + H2O X1 + 2HCl → X3 + NaCl X4 + HCl → X3 X4 → tơ nilon-6 + H2O Phát biểu nào sau đây đúng

A. Các chất X, X4 đều có tính lưỡng tính. B. X2 làm quỳ tím hóa hồng

C. Nhiệt độ nóng chảy của X1 nhỏ hơn X4. D. Phân tử khối của X lớn hơn so với X3.

Câu 35. Một α- amino axit X chỉ chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl. Cho 5,34 gam X tác dụng với HCl dư thu được 7,53 gam muối. Công thức cấu tạo của X là

A. H2N-CH2CH2COOH. B. H2N-CH2-COOH

C. CH3CH(NH2)COOH D. (CH3)2CH(NH2)COOH

Câu 36. Tiến hành thí nghiệm xà phòng hóa chất béo:

Bước 1: Cho vào bát sứ khoảng 3 gam mỡ lợn và 6 ml dung dịch NaOH 40%.

Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp và liên tục khuấy bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút, thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất vào để giữ cho thể tích của hỗn hợp không đổi rồi để nguội.

Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 9 – 12 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ rồi để yên hỗn hợp.

Phát biểu nào sau đây sai?

A. Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa vào là để tăng hiệu suất phản ứng.

B. Sau bước 3, có chất rắn màu trắng nổi lên là xà phòng tạo thành.

C. Sau bước 3, chất lỏng trong bát sứ hòa tan được Cu(OH)2.

D. Ở bước 1, nếu thay mỡ lợn bằng dầu ăn thì hiện tượng thí nghiệm sau bước 3 vẫn xảy ra tương tự.

Câu 37. Cho các nhận xét sau đây:

(a) Hợp chất CH3COONH3CH3 có tên gọi là metyl aminoaxetat.

(b) Glucozơ thuộc loại monosaccarit

(c) Dung dịch anilin làm quỳ tím chuyển sang màu xanh.

(d) Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được hỗn hợp các α-aminoaxit.

(e) Hiđro hóa hoàn toàn triolein (bằng H2, xúc tác Ni, đun nóng) thu được tristearin.

Số nhận xét sai là A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.

Câu 38. Hòa tan hỗn hợp bột kim loại gồm 8,4 gam Fe và 6,4 gam Cu vào 350 ml dung dịch AgNO3 2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:

A. 64,8 gam B. 70,2 gam C. 75,6 gam D. 54 gam

Câu 39. Cho m gam Zn vào dung dịch chứa 0,07 mol FeCl3 và 0,05 mol CuCl2. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 5,16 gam chất rắn. Giá trị của m là?

A. 8,4. B. 10,4. C. 7,8. D. 9,1.

Câu 40. Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư (b) Dẫn khí CO qua bột Al2O3 nung nóng.

(c) Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng (d) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư (e) Điện phân dung dịch AgNO3

Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiện thu được kim loại là:

A. 2 B. 4 C. 3 D. 5

--- HẾT ---

ĐÁP ÁN

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

B C B A D A A B B B C C A D C D B D D D

21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40

C D B A B C B D C C B D B A C A D B C A

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Dạng II: Bài tập về phản ứng cháy của kim loại, phi kim, hợp chất trong oxi.. Tính khối lượng oxit

Hỗn hợp X gồm 3 este đơn chức, tọ thành từ cùng một ancol Y với 3 axit cacboxylic (phân tử chỉ có nhóm COOH); trong đó, có hai axit no là đồng đẳng kế tiếp nhau

[r]

Mặt khác, đun nóng m gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol hơn kém nhau một nguyên tử cacbon và 22,54 gam hỗn hợp Z gồm hai muối của hai axit

Dung dịch HCl phản ứng đƣợc với tất cả các kim loại trong nhóm nào sau đây.. chất

Dung dịch HCl phản ứng đƣợc với tất cả các kim loại trong nhóm nào sau đâyA. Để phân biệt oxi và ozon ngƣời ta dùng thuốc thử nào

Sau phản ứng cho thêm dd NaOH dư vào và lọc lấy kết tủa nung trong điều kiện không có không khí được chất rắn A. Cho CO dư đi qua A nung nóng để phản ứng hoàn toàn thu

Hợp chất nào sau đây của sắt vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hóaA. Hợp kim