• Không có kết quả nào được tìm thấy

ÔN TẬP CHƯƠNG II : SỐ NGUYÊN

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ " ÔN TẬP CHƯƠNG II : SỐ NGUYÊN "

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

CHÀO CÁC EM!

HÔM NAY CÁC EM THAM KHẢO KIẾN THỨC VÀ GIẢI BÀI TẬP NHÉ.

Tuần 22: 06/4/2020 đến 11/4/2020

Số học Bài 13: BỘI và ƯỚC CỦA MỘT SỐ NGUYÊN

1/Kiến thức cơ bản:

a) Bội và ước của một số nguyên:

Cho a, b ∈ 𝑍 và b≠ 0. Nếu có số nguyên q sao cho a = b.q thì ta nói a chia hết cho b. Ta còn nói a là bội của b và b là ước của a.

Tóm tắt:

𝑎 ⋮ 𝑏 khi có 𝑞 ∈ 𝑍 sao cho b.q = a Khi đó: a là bội của b

và b là ước của a

Ví dụ: a) 4 là bội của ±1; ±2; ±4 -4 là bội của ±1; ±2; ±4

Nhận xét : a là bội của b thì -a cũng là bội của b.

b) Số 2 là ước của 0; ±2; ±4; ±6; … Số -2 là ước của 0; ±2; ±4; ±6; … Nhận xét: b là ước của a thì -b cũng là ước của a.

♣ Cách tìm ước và bội của số nguyên a Ví dụ:

a) Tìm các ước của -8

Bước 1: Tìm các ước của 8 ( cách tìm ước như số tự nhiên: lấy số 8 chia lần lượt cho các số tự nhiên từ 1 đến 8 để xét xem 8 chia hết cho các số nào,khi đó các số ấy là ước của 8.

Các em biết cách tìm ước bằng cách lập bảng:

8 1 2 3 (8 không chia hết cho 3) 4

8 4 2

Ta có ước của số tự nhiên 8 là: 1;2;4;8

Bước 2: Ta chỉ cần thêm các ước -1;-2;-4;-8 Vậy Ư(-8) = { ±𝟏; ±𝟐; ±𝟒; ±𝟖 }

b) Tìm các bội của 5

Bước 1: Lấy số 5 nhân lần lượt với 0; 1; 2; 3; ….

Ta được 0; 5; 10; 15 ;…

Bước 2: Ta thêm các bội âm -5; -10; -15; … Vậy B(5) = { 0;±𝟓; ±𝟏𝟎; ±𝟏𝟓; …}

(2)

2

* Chú ý:

▪ Nếu a = b.q ( b ≠ 0) thì ta nói a chia hết cho b được q và viết a : b = q

▪ Số 0 là bội của mọi số nguyên khác 0.

▪ Số 0 không phải là ước của bất kì số nguyên nào.

▪ Các số 1 và -1 là ước của mọi số nguyên.

▪ Nếu c vừa là ước của a vừa là ước của b thì c cũng là ước chung của a và b.

b) Tính chất:

▪ 𝑎 ⋮ 𝑏 𝑣à 𝑏 ⋮ 𝑐 ⇒ 𝑎 ⋮ 𝑐 ▪ 𝑎 ⋮ 𝑏 ⇒ 𝑎. 𝑚 ⋮ 𝑏 (𝑚 ∈ 𝑍)

▪ 𝑎 ⋮ 𝑐 𝑣à 𝑏 ⋮ 𝑐 ⇒ (𝑎 + 𝑏) ⋮ 𝑐 𝑣à (𝑎 − 𝑏) ⋮ 𝑐 2/ Bài tập áp dụng:

Bài 1: Tìm tất cả các ước của 6; -10; 3; -7 Bài 2: Tìm năm bội của 3; -5

Bài 3: Tìm các số nguyên x, biết a) 15𝑥 = −75

b) 3|𝑥| = 18

Chúc các em làm bài tốt !!

---

ÔN TẬP CHƯƠNG II : SỐ NGUYÊN

1/Kiến thức cơ bản:

Các em cần nắm các kiến thức:

- Tập hợp Z các số nguyên: Z = { …; -3; -2; -1; 0; 1; 2; 3;….}

- Số đối: Trên trục số các điểm cách đều điểm 0 và nằm hai phía điểm 0 gọi là hai số đối nhau

VD: 1 và -1; 2 và -2; 3 và -3; …là các số đối nhau.

- Giá trị tuyệt đối của số nguyên a: là khoảng cách từ điểm a đến điểm 0 trên trục số. Kí hiệu |𝑎|

VD: |5| = 5 ; |−17 | = 17 ; |0| = 0 - Công hai số nguyên cùng dấu:

▪ Cộng hai số nguyên dương ta cộng như hai số tự nhiên khác 0 VD : (+4) + ( +6) = 4 + 6 = 10

▪ Cộng hai số nguyên âm , ta cộng hai giá trị tuyệt đối của chúng và đặt dấu “ – ” trước kết quả.

VD: (-10) + ( -8) = - (|−10| + |−8|) = - ( 10 + 8)

= -18 - Cộng hai số nguyên khác dấu:

▪ Hai số nguyên đối nhau có tổng bằng 0 VD: ( -6 ) + 6 = 0

(3)

3

▪ Muốn cộng hai số nguyên không đối nhau, ta tìm hiệu hai giá trị tuyệt đối của chúng ( số lớn trừ số nhỏ) rối đặt trước kết quả tìm được dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn.

VD: ( -12) + 2 = - ( |−𝟏𝟐| − |𝟐| ) = - ( 12 – 2 )

= -10

- Phép trừ hai số nguyên: Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b, ta cộng a với số đối của b

a - b = a + ( -b)

VD: 4 – 14 = 4 + ( -14 ) = -10

- Quy tắc chuyển vế ( thường áp dụng trong dạng toán tìm x): Khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức, ta phải đổi dấu số hạng đó:

dấu “ + ” thành “ - ” và dấu “ –” thành “ + ’’

VD: Tìm số nguyên x, biết:

a) x + 16 = 10 x = 10 -16 x = -6

b) x - 8 = -18 x = -18 + 8 x = -10 - Nhân hai số nguyên cùng dấu, nhân hai số nguyên khác dấu

♣ Cách nhận biết dấu của tích ( + ) . ( + ) → (+)

( - ) . ( - ) → (+) ( + ) . ( - ) → ( - ) ( - ) . ( + ) → ( - ) 2/ Bài tập áp dụng:

Bài 1:

a) Sắp xếp các số nguyên sau theo thứ tự tăng dần ( từ nhỏ đến lớn):

14; -37 ; 20 ; 0; -3 b) Tính

a. 42 b.17 c. |0|

Bài 2: Thực hiện phép tính

a) ( -4). (-5) . ( -6 ) b) ( - 3 + 6). (-4 ) c) ( -3 -5 ) . ( -3 + 5 ) d) ( -5 -13 ) : ( -6) Bài 3: Thực hiện phép tính

a) -70 + (-25).(-2) b) ( -3)2.(-2)5

c) ( 8 - 12) . 7 d) (-197).36 + 97. 36 Bài 4: Liệt kê và tính tổng tất cả các số nguyên x ,thỏa mãn:

a) - 4 < x ≤ 4 b) −5 ≤ 𝑥 < 5 Bài 5 : Tìm số nguyên x, biết:

a/ x - 15 = -10 b/ x + 19 = 7 c) 27 + 3.(x-2) = 6 Bài 6: a)Tìm tất cả các ước của 12

b) Tìm bảy bội của -2 Bài 7 : Tìm 𝑎 ∈ 𝑍 , biết:

𝑎) |𝑎| = 7 𝑏) |𝑎| = 0 𝑐) |𝑎| = |−8| 𝑑) |𝑎| = −3

Chúc các em làm bài tốt !!

(4)

4

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Quan sát Hình 8, ta thấy cứ mỗi đoạn thẳng trên trục số sẽ biểu diễn khoảng cách 10 km. Luyện tập 1 trang 45 Sách giáo khoa Toán lớp 7 Tập 1: So sánh giá trị tuyệt đối

Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ x, kí hiệu |x| là khoảng cách từ điểm x đến điểm 0 trên trục số.. CÁC DẠNG BÀI TẬP

Gọi S là tập hợp tất cả các giá trị nguyên dương m để hàm số đã cho đồng biến trên khoảng (4; +∞)... Do đó trường hợp 2 không tồn tại giá trị nào của m thỏa

Để cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân, ta có thể viết chúng dưới dạng phân số thập phân rồi làm theo quy tắc phép tính đã biết về phân số.. Khi chia số thập phân

+ Muốn cộng hai số nguyên khác dấu (không đối nhau), ta tìm hiệu hai phân số tự nhiên của chúng (số lớn trừ số nhỏ) rồi đặt trước hiệu tìm được dấu của số có phần

+ Muốn cộng hai số nguyên khác dấu (không đối nhau), ta tìm hiệu hai phân số tự nhiên của chúng (số lớn trừ số nhỏ) rồi đặt trước hiệu tìm được dấu của số có phần số tự

Muốn cộng hai số nguyên âm ta cộng các giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu trừ trước kết quả..

Muốn cộng 2 số nguyên khác dấu không đối nhau, ta tìm hệu 2 giá trị tuyệt đối của chúng (số lớn trừ số nhỏ) rồi đặt trước kết quả tìm được dấu của số giá trị tuyệt