• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
11
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Trường TH&THCS Việt Dân Tổ khoa học xã hội

Tiết PPCT: 14-17

Họ và tên giáo viên Nguyễn Thị Huyền

CHỦ ĐỀ: CA DAO-DÂN CA

Môn học/Hoạt động giáo dục: Ngữ văn 7, Lớp: 7A Thời gian thực hiện: (4 tiết)

I. Mục tiêu 1. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết lập và thực hiện kế hoạch học tập; lựa chọn được các nguồn tài liệu học tập phù hợp; lưu giữ thông tin có chọn lọc.

- Năng lực giao tiếp: Biết vận dụng những câu ca dao về các chủ đề khác nhau trong giao tiếp để tạo không khí vui tươi, dí dỏm và cuộc sống thêm ý nghĩa, thú vị.

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Suy nghĩ, phê phán, phân tích và đưa ra ý kiến cá nhân về quá trình tạo lập văn bản; ra quyết định lựa chọn cách lập luận khi tạo lập văn bản.

- Năng lực văn học: Cảm nhận được những ý nghĩa sâu xa, hình ảnh đẹp đẽ của các câu ca dao.

- Năng lực phê phán: Biết phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội 2. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Có ý thức tự giác trong học tập. Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập.

- Yêu nước: Biết thể hiện tình yêu gia đình, yêu quê hương, đất nước con người và biết trân quý tình cảm ấy.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Kế hoạch bài dạy, máy tính, máy chiếu - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.

III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Khởi động

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho hs tìm hiểu bài b. Nội dung: Thực hiện yêu cầu GV đưa ra

- Hoc sinh nghe, xem video sau và trả lời câu hỏi?

? Em có nhận xét gì về những câu từ trong lời bài bài hát?

https://www.youtube.com/watch?

v=6vGvIqeGxPc

(2)

c. Sản phẩm: HS trình bày được đúng yêu cầu.

- Lời bài hát là bài ca dao tát nước đầu đình.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ

Gv chiếu video, hs theo dõi và trả lời câu hỏi Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh suy nghĩ trả lời.

+ HS trả lời theo dòng suy nghĩ GV định hướng Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày trải nghiệm cá nhân

- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Gv nhận xét, dẫn dắt vào bài:

2. Hoạt động 2 Hình thành kiến thức

2.1. Hoạt động 1: Khái niệm ca dao, dân ca

a. Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu khái niệm ca dao, dân ca

b. Nội dung: Vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ.

c. Sản phẩm: Hiểu biết về ca dao, dân ca d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Nhiệm vụ: Hướng dẫn hs tìm hiểu khái niệm ca dao, dân ca

Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ

- Gv y/c hs theo dõi phần chú thích trong sgk và trả lời câu hỏi

? Qua chú thích */35, em hiểu thế nào là ca dao, dân ca?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh suy nghĩ tìm ra câu trả lời

- HS trả lời theo dòng suy nghĩ GV định hướng Bước 3: Báo cáo kết quả

- HS đứng tại chỗ trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá,GV chuẩn kiến thức

- Nội dung ca dao, dân ca chủ yếu phản ánh tâm tư, tình cảm trong tâm hồn của con người (tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu nam nữ, tình bạn, tình vợ chồng, than thân trách phận...). Tình cảm gia đình là 1 trong những chủ đề góp phần thể hiện đời sống tâm hồn, tình cảm của người Việt Nam.

- Thường sử dụng nhiều biện pháp tu từ, phép lặp hình ảnh, từ ngữ; lời ca dao thường ngắn gọn, dễ thuộc, dễ nhớ (2- 4 dòng)

- Dân ca: những sáng tác kết hợp lời và nhạc (những câu hát trong diễn xướng) - Ca dao: lời thơ của dân ca.

- Nội dung: diễn tả đời sống nội tâm của con người.

(3)

- Là mẫu mực về tính hồn nhiên, cô đúc, sức gợi cảm và khả năng lưu truyền.

GV nêu rõ: trong chùm bài ca dao, dân ca: những câu hát về tình cảm gia đình, chỉ tìm hiểu bài ca dao 1 và 4, còn bài 2 và 3 đọc thêm ở nhà.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

Hoạt động 2: Đọc, hiểu văn bản

a. Mục tiêu: Học sinh đọc - hiểu văn bản

- Nội dung, ý nghĩa sâu xa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của ca dao - dân ca qua những bài thuộc chủ đề tình cảm gia đình, quê hương đất nước, con người.

- Hiện thực về đời sống của người dân lao động qua các bài hát than thân - Cách ứng xử của tác giả dân gian trước những thói hư tật xấu.

- Thuộc và tìm hiểu thêm 1 số bài ca dao có nội dung thuộc chủ đề trên b. Nội dung: HS vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ, trả lời ra giấy nháp.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

* Nhiệm vụ 1: Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu chú thích

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

? Theo em những bài ca dao này phải đọc với giọng ntn?

? Lời của từng bài ca dao là lời của ai nói với ai?

Tại sao em lại khẳng định như vậy?

- GV hướng dẫn hs cách đọc Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Hs nghiên cứu trả lời.

- Đọc

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động - Học sinh trả lời, nhận xét, bổ sung

Ca dao gia đình, quê hương đất nước và con người, than thân: Giọng dịu nhẹ, chậm êm, tha thiết, tình cảm

- Câu hát châm biếm: Giọng hài hước, mỉa mai, nhấn giọng ở một số từ, câu

Bước 4: Kết luận, nhận định

Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

1. Đọc – chú thích

* Nhiệm vụ 2: Hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung, nghệ thuật các bài ca dao

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV giao Phiếu HT cho hs

- Gv hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung bài ca dao số 1 bằng cách điền những thông tin còn thiếu

2. Phân tích

2.1. Những câu hát về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước

(4)

vào phiếu học tập sau : Tình cảm

Từ ngữ, hình ảnh, âm điệu

Hai câu đầu Nghệ thuật

Tác dụng

Hai câu cuối Nghệ thuật

Tác dụng

1. Em hiểu ntn về 2 hình ảnh: Núi ngất trời – Nước biển đông?

2. Lời ca “Cù lao chín chữ có ý nghĩa nghĩa khái quát điều gì?

3. Em hãy khái quát lại nội dung bài ca dao số 1?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- GV chia lớp thành 3 nhóm. Y/c các nhóm hoàn thiện vào phiếu học tập, đại diện nhóm báo cáo kết quả. Gv và hs nhận xét, đánh giá chốt.

- Hs trả lời cá nhân câu hỏi 1,2,3 Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

- Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận nhóm, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV hỗ trợ.

- Kết quả dự kiến

Tình cảm - Lời ru của người mẹ nói với đứa con bé bỏng của mình rằng: hãy biết kính trọng, biết ơn công lao trời bể của cha mẹ.

Từ ngữ, hình ảnh, âm điệu

- Âm điệu: lời ru tâm tình, thành kính, sâu lắng

- Hình ảnh so sánh:

- Dùng từ láy, điệp từ mở ra một bức tranh giàu hình ảnh

Hai câu đầu Nghệ thuật - So sánh

+ Công cha - Núi ngất trời + Nghĩa mẹ - Nước biển đông

Tác dụng Diễn tả công ơn sinh thành, nuôi dạy của cha mẹ

Hai câu cuối

Nghệ thuật + Sử dụng hình ảnh ẩn dụ

“núi cao, biển rộng”

* Bài 1:

- Lời mẹ ru con, nói với con về công lao cha mẹ và bổn phận của người làm con.

+ Công cha - núi ngất trời + Nghĩa mẹ - nước ngoài biển Đông.

-> Hình ảnh so sánh cụ thể

=>khẳng định công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái.

- "Cù lao 9 chữ ghi lòng con ơi !"

-> Giọng điệu tôn kính, nhắn nhủ, tâm tình.

=> Lời khuyên thấm thía, sâu sắc về bổn phận trách nhiệm của con cái.

(5)

+ Sử dụng thành ngữ “cù lao chín chữ”

Tác dụng - nhấn mạnh công lao to lớn của cha mẹ.

- lời khuyên nhủ con cái phải hiếu thảo với cha mẹ

2. - Núi: Cao tận trời xanh -> hình ảnh của vũ trụ vĩnh hằng vĩ đại

- Nước: bao la, mênh mông, vô tận

3. Công lao cha mẹ nuôi con vất vả nhiều bề, nó vừa cụ thể hóa công cha nghĩa mẹ, vừa thể hiện sự tôn trọng và thông điệp nhắn nhủ của câu hát.

4. Bằng nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, từ ngữ đặc tả, từ láy kết hợp với thể thơ lục bát ngọt ngào mà ấm áp thiêng liêng, bài ca dao khẳng định và ca ngợi công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái, là tiếng nói tâm tình truyền cảm lay động trái tim chúng ta, là bài học về đạo làm con vô cùng sâu sa, thấm thía.

Bước 4: Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ - Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV y/c hs theo dõi bài ca dao số 4 và trả lời các câu hỏi

1. Hai dòng thơ đầu bài 4 có những nét gì đặc biệt về từ ngữ ? Sự đặc biệt đó có tác dụng gì? Ý nghĩa ?

2. Câu 3.4 tả ai?

3. Phân tích hình ảnh cô gái ở 2 dòng cuối ? Chỉ

ra biện pháp nghệ thuật và nêu tác dụng?

4. Bài 4 là lời của ai ? Người ấy muốn biểu hiện tình cảm gì ?

5. Theo em cách hiểu nào hợp lý hơn?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Hs đọc bài

- Trả lời cá nhân các câu hỏi.

- GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động - Hs trả lời, nhận xét, bổ sung

- GV theo dõi, nhận xét.

1.

- Dòng thơ kéo dài 12 tiếng, sử dụng các tính từ:

mênh mông, bát ngát -> gợi sự dài, rộng to lớn của cánh đồng.

- Nghệ thuật : điệp ngữ, đảo ngữ, đối xứng.

Bài 2 (Bài 4 t38)

- Hai dòng đầu kéo dài ra 12 tiếng

+ Sử dụng tính từ mênh mông, bát ngát

+ Sử dụng phép đảo ngữ, điệp ngữ đối xứng

=> Diễn tả cánh đồng đẹp, trù phú, đầy sức sống

- Hai dòng cuối:

+ Cô gái được so sánh - chẽn lúa đòng đòng - Trẻ trung, phơi phới trong nắng hồng ban mai đầy sức sống

(6)

-> Diễn tả cánh đồng đẹp, trù phú, đầy sức sống qua cái nhìn mải mê, sung sướng của người ngắm cảnh.

2.

- Cô gái được so sánh - chẽn lúa đòng đòng - Trẻ trung, phơi phới trong nắng hồng ban mai đầy sức sống.

- Cô gái được so sánh với “chẽn lúa đòng đòng”

và “ngọn nắng hồng ban mai” có sự tương đồng ở nét trẻ trung phơi phới, sức sống đang còn rất trẻ.

Cánh đồng rộng lớn / cô gái bé nhỏ, mảnh mai Khẳng định: Cô gái là chủ nhân, là người làm ra những cánh đồng đó .

 Nt so sánh: Gợi vẻ đẹp trẻ trung, phơi phới, căng tràn sức sống của cô thôn nữ.

3.

- Có hai cách hiểu

+ Lời của cô thôn nữ trước đồng lúa quê hương, vừa ca ngợi vẻ đẹp của cánh đồng, vừa ý thức được vẻ đẹp của chính mình; chẽn lúa đòng đòng là biểu tượng cho tuổi xuân thì, vẻ đẹp của tuổi thanh xuân và tình yêu, sự gắn bó tự nhiên của cô gái với quê hương.

- Lời chàng trai -> ngợi ca cánh đồng và vẻ đẹp của cô gái trẻ trung -> cách bày tỏ tình cảm của chàng trai

Bước 4: Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Y/c hs theo dõi bài cao về những câu hát than thân

- Y/c hs thảo luận nhóm (5 hs một nhóm) 1. Em hiểu cụm từ “Thương thay” như thế nào?

2. Từ “thương thay” được lặp lại mấy lần? Chỉ ra tácdụng bằng việc hoàn thành PHT sau:

2.2. Những câu hát than thân, châm biếm

a. Những câu hát than thân

(7)

3. Tại sao trong bài ca dao, người nông dân thời xưa thường mượn hình ảnh con vật như tằm, kiến, hạc, cuốc để diễn tả cuộc đời, số phận của mình ?

4. Tìm những từ ngữ diễn tả sự tố cáo xã hội phong kiến trong bài ca dao?

5. Chỉ ra tác dụng của biện pháp ghệ thuật được sử dụng trong bài?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Hs thảo luận nhóm

- GV quan sát, khuyến khích hs làm việc Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động.

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. nhóm khác nhận xét, bổ sung.

1. - Là tiếng than biểu hiện sự thương cảm, xót xa ở mức độ cao -> Lời người lao động thương cho thân phận của những người khốn khổ và của chính mình trong xã hội cũ.

2. “Thương thay”: Lặp lại 4 lần.

3. Vì các con vật đó có nhiều đặc điểm giống cuộc đời, phẩm chất người nông dân chịu khó vất vả kiếm sống.

4. - Kiếm ăn được mấy, biết ngày nào thôi, có người nào nghe + Điệp từ => giá trị tố cáo, phản kháng….

Bước 4: Đánh giá, kết luận, nhận định - Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Y/c hs theo dõi câu hát châm biếm

1. Hai dòng đầu của bài ca dao giới thiệu về ai?

Cách giới thiệu đó có ý nghĩa gì?

2. Hình ảnh “con cò” và “cô yếm đào” nói tới ai?

Mục đích của việc đó là gì?

3. Đối tượng bị châm biếm là ai? Về điều gì?

Phân tích?

4. Điều ước của chú tôi rất lạ và phi lý? Chỉ rõ

b. Những câu hát châm biếm

- Chân dung chú cái cò có những thói quen xấu và lười biếng

- Sử dụng điệp từ “hay” và cách nói ngược chế giễu,

(8)

điều ước của chú tôi?

5. Tác dụng của các điệp ngữ ? Cách nói ngược?

6. Trong xã hội ta còn có những người như thế không? Chúng ta cần phải có thái độ như thế nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Hs đọc bài

- Nghiên cứu nội dung và trả lời các câu hỏi để tìm hiểu nộ dung của bài.

- GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động - Hs trả lời, nhận xét, bổ sung

1. - Giới thiệu nhân vật chú, cái cò và cô yếm đào, sự đối lập giữa cô yếm đào với chú tôi 2. - Con cò : người lao động

- Cô yếm đào: người con gái trẻ đẹp

=> Là hình ảnh tượng trưng, đưa ra tình huống để giới thiệu nhân vật.

3. Là chú tôi với những nét đặc biệt

+ Hay ( Động từ) Tửu, tăm Thói quen Nước chè đặc đã thành Ngủ trưa nghiện || rượu và Lười biếng chè 4.- Ước – Những ngày mưa -> khỏi phải làm Đêm thừa trống canh -> ngủ nhiều => thích ăn no, ngủ kĩ mà lại lười biếng.

5. Gợi cảm giác kéo dài, quanh quẩn, rất bức bối, khó chịu => Giễu cợt, chê trách và phê phán sâu cay.

Bước 4: Đánh giá, kết luận, nhận định - Gv nhận xét, bổ sung, chốt kiên thức.

châm biếm nhân vật chú tôi

--> Bằng 2 hình ảnh tượng trưng, cách nói ngược bài ca dao chế giễu, phê phán những người nghiện ngập, lười biếng trong xã hội.

3. Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.

b. Nội dung:

Hs thảo luận nhóm đôi và hoàn thành phiếu học tập

Câu 1. Những bài ca dao châm biếm có gì giống và khác với những bài ca có chủ đề về gia đình; về tình yêu quê hương, đất nước con người ? (về nhân vật trữ tình, nghệ thuật nổi bật)

Ca dao về chủ đề gia đình, tình yêu

quê hương đất nước, con người Ca dao châm biếm Giống

Khác

(9)

Câu 2: Em là nhà văn

- HS lựa chọn các chủ đề phù hợp dưới đây viết những câu ca dao Gợi ý:

+ Về tình bạn, tình yêu…

+ Hài hước phê phán thói lười nhác, điểm kém…

+ Nỗi buồn, thất vọng trong cuộc sống.

c. Sản phẩm Câu 1:

Ca dao về chủ đề gia đình, tình yêu quê

hương đất nước, con người Ca dao châm biếm Giống Nhân vật trữ tình và đối tượng trữ tình: Nhân vật trữ tình đều là người

lao động thể hiện thể hiện thế giới nội tâm, tình cảm, thái độ đánh giá đối với gia đình.

+ Phương tiện nghệ thuật nổi bật: so sánh, ẩn dụ.

Khác Tình cảm được bày tỏ kín đáo, bày tỏ niềm tự hào về quê hương đất nước conngười và thể hiện sự kính trọng, biết ơn, yêu thương gắ bó với ông bà cha mẹ…

Bày tỏ thái độ mỉa mai, phê phán, chế giễu đối với đối tượng nào đó.

Câu 2:

Vd tham khảo:

Đêm qua mải mê “game cày”

Sáng nay thức dạy mặt mày nhó nhăn Thầy gọi trả bài khó khăn

Xơi ngay trứng ngỗng lăn tăn nỗi gì.

2.

Kiến thức không để trong đầu

Để quên trong vở nhét sâu gầm bàn.

Láo liên lấm lét đến gian

Kiểm tra mắt liếc chép tràn cung mây.

3.

- Bạn ơi, tớ bảo cái này

Không lo mà học có ngày lưu ban.

- Lưu ban mặc kệ lưu ban Hai năm một lớp ấy hay mới tài d. Đánh giá kết quả hoạt động

+ GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn đáp án 4. Hoạt động 4: Vận dụng

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.

b. Nội dung:

- HS thảo luận nhóm học tập

- Sưu tầm các bài ca dao có nội dung liên quan:

+ Nhóm 1: Ca dao về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước.

+ Nhóm 2: Ca dao than thân

(10)

+ Nhốm 3: Ca dao châm biếm.

- Nêu cảm nhận về một bài ca dao mà em thích nhất c. Sản phẩm học tập: Sản phẩm của HS d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - HS thảo luận nhóm học tập

- Sưu tầm các bài ca dao có nội dung liên quan:

+ Nhóm 1: Ca dao về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước.

+ Nhóm 2: Ca dao than thân + Nhốm 3: Ca dao châm biếm.

- Nêu cảm nhận về một bài ca dao mà em thích nhất Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh thảo luận nhóm

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh cử đại diện lần lượt trình bày các câu trả lời.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

* Sản phẩm

Ca dao tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước:

- Gió mùa thu mẹ ru con ngủ Năm canh dài, mẹ thức đủ năm canh.

- Gió thúc cội dinh nhánh tùng khua rúc rắc Nhớ cha mẹ ruột da thắt gan teo.

Về nhà thấy mẹ công phu chưa đền.

- Chiều chiều ra đứng ngõ sau, Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.

- Đầm sen, bãi sậy, rừng tràm, Kinh dài xé đất, cây xanh rợp trời.

- Đường đi xa lắm ai ơi,

Nước non ngàn dặm, bể trời mênh mông.

Đi qua muôn chợ vạn rừng,

Thuyền con một chiếc vẫy vùng biển khơi...

- Nhà tôi nghề giã, nghề sông, Lặng thì tôm cá đầy trong, đầy ngoài, Cá trắng cho chí cá khoai,

Còn như cá lẹp cá mai cũng nhiều.

(11)

Ca dao than thân:

- Nước non lận đận một mình, Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.

Ai làm cho bể kia đầy, Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?

- Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen Ai ơi, nếm thử mà xem

Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi - Thân em như giếng giữa đàng,

Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.

- Thân em như miếng cau khô,

Người thanh tham mỏng, kẻ thô tham dày.

- Thân em như hạt mưa rào,

Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa.

- Thân em như hạt mưa sa, Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.

- Thân em như củ ấu gai,

Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen.

- Ai ởi nếm thử mà xem, Nếm rồi mới biết rằng em ngọt bùi.

Ca dao châm biếm:

- “Còn duyên, kén cá chọn canh Hết duyên, ếch đực cua kềnh cũng vơ”

- “Làm trai cho đáng nên trai

Khom lưng, chống gối gánh hai hạt vừng”

- “ Hai tay cầm hai quả hồng

Quả chát phần chồng, quả ngọt phần trai.

Đêm nằm vuốt bụng thở dài Thương chồng thì ít, nhớ trai thì nhiều.”

- “Học hành ba chữ lem nhem

Thấy gái thì thèm như chửa thèm chua”

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn đáp án.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Giáo án này trình bày kiến thức cơ bản về phương trình bậc hai một ẩn, các dạng đặc biệt và phương pháp giải các dạng phương trình

CÔNG THỨC NGHIỆM CỦA PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAII. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC

a) Mục tiêu: Hs vận dụng tốt các kiến thức đã học để giải các pt bậc hai b) Nội dung: Làm các bài tập. c) Sản phẩm: Bài làm

- Có kỹ năng vận dụng các quy tắc khai phương của một thương và chia các căn bậc hai trong tính toán và biến đổi biểu thứcB. Năng lực

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM SỰ KIẾN a.. HOẠT ĐỘNG

Giáo án này hướng dẫn giáo viên ôn tập kiến thức đại số chương IV cho học sinh lớp

Bài soạn này hướng dẫn giáo viên tiến trình dạy học tiết ôn tập cuối năm, tập trung vào việc củng cố kiến thức về lập phương trình để giải

Kế hoạch bài giảng kiểm tra học kỳ II môn Toán lớp 9 nhằm đánh giá kiến thức, phát hiện lỗi sai và phân loại học