• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
22
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: / /2021 Ngày dạy: / /2021

Tiết 11

Tiếng Việt: TỪ GHÉP

Thời gian thực hiện: 1 tiết I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nhận diện được 2 loại từ ghép: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.

- Hiểu được tính chất phân nghĩa của từ ghép chính phụ và tính chất hợp nghĩa của từ ghép đẳng lập.

- Có ý thức trau dồi vốn từ và biết sử dụng từ ghép một cách hợp lí.

- Cấu tạo của từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập.

- Đặc điểm về nghĩa của các từ ghép chính phụ và đẳng lập.

2. Năng lực:

a. Các năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.

b. Các năng lực chuyên biệt:

+ Nhận diện được các loại từ ghép.

+ Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ.

- Sử dụng từ: dùng từ ghép chính phụ khi cần diễn đạt cái cụ thể, dùng từ ghép đẳng lập khi cần diễn đạt cái tổng quát.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Thực hiện đảm bảo các Bài tập GV giao.

- Trách nhiệm: Có thái độ thận trọng trong dùng từ, đặt câu.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học

- Học liệu: phiếu học tập, nhắc học sinh soạn bài 2. Chuẩn bị của học sinh:

- Soạn bài, sưu tầm các từ ghép chính phụ và đẳng lập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU:

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, kích thích sự hứng thú cho HS tìm hiểu bài.

b. Nội dung: GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.

c. Sản phẩm: Phần trình bày trên bảng của HS trước lớp.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- NV 1: dựa vào những hiểu biết của em về từ TV, em hãy lên bảng vẽ sơ đồ cấu tạo của từ TV.

- NV 2: thế nào là từ đơn, thế nào là từ phức.

- Học sinh tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: nắm vững yêu cầu Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ:

- Gv triển khai lần lượt từng nhiệm vụ nêu rõ yêu cầu để HS thực hiện

(2)

- Học sinh trình bày nội dung trước lớp theo đúng nhiệm vụ

* Dự kiến trả lời:

- Từ gồm từ đơn, từ phức (từ ghép, từ láy).

- Từ đơn do 1 tiếng có nghĩa tạo thành, từ ghép do 2 hoặc nhiều tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa hoặc về âm tạo thành.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: HS trình bàyHọc sinh trả lời câu hỏi, làm trên bảng

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung - Giáo viên nhận xét, đánh giá:

+ tinh thần, ý thức Hoạt động học tập + kết quả làm việc

+ bổ sung thêm nội dung (nếu cần)

GV: Ở lớp 6 các em đã học Cấu tạo từ trong đó phần nào các em đã nắm được khái niệm từ ghép (đó là những từ phức được cấu tạo ra bằng cách ghép các tiếng có nghĩa với nhau). Để giúp các em có kiến thức sâu rộng hơn về cấu tạo của từ ghép chúng ta tìm hiểu bài hôm nay.

2. 2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu các loại từ ghép

a. Mục tiêu: Nhận diện được 2 loại từ ghép: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi tìm hiểu ví dụ

c. Sản phẩm: Phần trình bày của HS theo cặp

d.Tổ chức thực hiện:

- Cho HS đọc vd trong sgk.

Chú ý các từ: Bà ngoại, thơm phức, quần áo, trầm bổng

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV yêu cầu HS trao đổi cặp đôi trả lời các câu hỏi sau:

* VD1: Trong 2 từ đó, tiếng nào là tiếng chính, tiếng nào là tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính? Hai tiếng này có quan hệ với nhau như thế nào? Em có nhận xét gì về trật tự của các tiếng trong những từ ấy ?Ý nghĩa của các tiếng?

=> Thế nào là từ ghép chính phụ?

*Bài tập nhanh:

- Tìm từ ghép chính phụ có tiếng chính bà,

I. Các loại từ ghép

(3)

thơm?

*VD2: Các tiếng trong 2 từ ghép trên có phân ra thành tiếng chính, tiếng phụ không? Các tiếng này có quan hệ với nhau như thế nào ? Khi đảo vị trí của các tiếng thì nghĩa của từ có thay đổi không?

=> Từ ghép đẳng lập có cấu tạo như thế nào?

*Bài tập nhanh: Tìm một vài từ ghép đẳng lập chỉ các sự vật xung quanh chúng ta?

- Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ: Lắng nghe yêu cầu.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh làm việc cá nhân, trao đổi cặp với nhau, thống nhất ý kiến.

- Giáo viên quan sát, động viên, hỗ trợ học sinh kịp thời.

* Dự kiến trả lời:

* VD1:

- bà ngoại, thơm phức C P C P

- Tiếng chính là chỗ dựa, tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho t.chính

- Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau

- Các tiếng có ý nghĩa không ngang hàng - Bà cô, bà bác, bà dì; thơm lừng, thơm ngát

*VD2:

Tiếng trong 2 từ trầm bổng, quần áo:

+ không phân ra tiếng chính và tiếng phụ + quan hệ bình đẳng về mặt ngữ pháp + không thay đổi.

=> Các tiếng bình đẳng, ngang hàng - Bàn ghế, sách vở, mũ nón ...

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: HS trình bày

- Học sinh trả lời câu hỏi, làm trên bảng Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung - Giáo viên nhận xét, đánh giá

Yêu cầu học sinh khái quát thế nào là từ ghép CP, ĐL?

1.Từ ghép chính phụ:

a. Ví dụ:

* Xét VD sgk b. Nhận xét:

- bà ngoại, thơm phức C P C P

- > Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính

=> Từ ghép chính phụ 2. Từ ghép đẳng lập a. Ví dụ :

b. Nhận xét:

- Các từ "trầm bổng", "quần áo":

+ không phân ra tiếng chính và tiếng phụ

+ Các tiếng bình đẳng, ngang hàng về mặt ngữ pháp

=> Từ ghép đẳng lập.

(4)

- So sánh từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập, chúng giống và khác nhau ở điểm nào ?

* So sánh từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập:

- Giống: Các tiếng đều có quan hệ với nhau về nghĩa

- Khác :

+ Từ ghép chính phụ: có quan hệ chính- phụ

+ Từ ghép đẳng lập: có quan hệ bình đẳng Gọi HS đọc ghi nhớ sgk

Hoạt động 2: Tìm hiểu nghĩa của từ ghép

a. Mục tiêu: - Hiểu được tính chất phân nghĩa của từ ghép chính phụ và tính chất hợp nghĩa của từ ghép đẳng lập

- Sử dụng từ: dùng từ ghép chính phụ khi cần diễn đạt cái cụ thể, dùng từ ghép đẳng lập khi cần diễn đạt cái khái quát.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thiện phiếu học tập.

c. Sản phẩm: Phiếu học tập được đại diện các nhóm trình bày

d. Tổ chức thực hiện:

- GV treo bảng phụ có chép vd trong sgk - Cho HS đọc vd trên bảng phụ.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:Giáo viên yêu cầu HS làm việc theo nhóm, trình bày kết quả trên phiếu học tập

NV 1: Quan sát VD1 trên bảng

So sánh nghĩa của từ “bà ngoại” với nghĩa của từ “bà” xem nghĩa của từ nào rộng hơn? (lớp 6 đã học cách giải nghĩa). Tương tự so sánh nghĩa của từ “thơm” và “thơm phức”?

- Từ VD trên em có nhận n.xét gì về cách tạo nghĩa của từ ghép chính phụ?

NV 2: Quan sát VD2 trên bảng

- So sánh nghĩa của từ “quần áo” với nghĩa của mỗi tiếng “quần”, “áo”? Tương tự so sánh nghĩa của từ “trầm bổng” với các tiếng "trầm" và "bổng"?

- Vậy từ ghép ĐL có t/c gì?

NV 3: Vận dụng

3. Ghi nhớ 1: SGK/14

II. Nghĩa của từ ghép

(5)

Tình huống

Có 1 bạn nói: “tớ mới mua 1 cuốn sách vở”. Theo em bạn ấy nói “1 cuốn sách vở”

là đúng hay sai. Vì sao? Chữa lại cho đúng?

- Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ: Lắng nghe yêu cầu, tập hợp nhóm

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh làm việc cá nhân, thảo luận nhóm - > thống nhất ý kiến trên phiếu học tập.

- Giáo viên quan sát, động viên, hỗ trợ học sinh kịp thời

* Dự kiến trả lời:

* VD 1:

+ Bà: chỉ người phụ nữ cao tuổi hoặc người sinh ra cha, mẹ mình - > nghĩa rộng + Bà ngoại: chỉ người phụ nữ đẻ ra mẹ - >

nghĩa hẹp

+ Thơm: có mùi như hương của hoa, dễ chịu - > nghĩa rộng

+ Thơm phức : có mùi thơm bốc lên mạnh, hấp dẫn - > nghĩa hẹp

=> TGCP có nghĩa hẹp hơn, cụ thể hơn so víi tiÕng chÝnh

* VD 2:

- Quần: 1 thứ trang phục có 2 ống thường mặc phía dưới cơ thể

- áo: ..., phía trên cơ thể

- > Quần áo: chỉ trang phục nói chung mang nghĩa khái quát

(+ Quần áo : chỉ quần áo nói chung - > hợp nghĩa, có nghĩa khái quát hơn.

+ Quần, áo : chỉ riêng từng loại ) + Trầm: âm thanh ở mức độ thấp + Bổng: âm thanh ở mức độ cao

- >Trầm, bổng : chỉ âm thanh riêng từng loại .

+ Trầm bổng : Miêu tả âm thanh lúc thấp, lúc cao nghe rất êm tai => nghĩa chung, khái quát.

=> Nghĩa của từ ghép ĐL so với nghĩa của từng tiếng:

+ có nghĩa khái quát hơn

1. Nghĩa của từ ghép chính phụ:

a. Ví dụ : b. Nhận xét:

- Nghĩa của từ "bà ngoại" hẹp hơn so với nghĩa của từ "bà"

- Nghĩa của từ "thơm phức" hẹp hơn so với nghĩa của từ "thơm"

=> TGCP có nghĩa hẹp hơn nghĩa của tiếng chính và có tính chất phân nghĩa.

2. Nghĩa của từ ghép đẳng lập : a. Ví dụ:

b. Nhận xét:

- Nghĩa của từ "quần áo” rộng hơn so với nghĩa của từ "quần"

hoặc "áo"

- Nghĩa của từ "trầm bổng" rộng hơn so với nghĩa của từ "trầm"

hoặc "bổng"

=> TGĐL có tính chất hợp nghĩa và có nghĩa khái quát hơn nghĩa của tiếng tạo nên nó

3. Ghi nhớ 2: sgk/14

(6)

+ có tính chất hợp nghĩa

* Vận dụng:

- Sách vở là từ ghép ĐL mang nghĩa k/quát, chỉ chung - > trong trường hợp này dùng để chỉ một cá thể là sai.

- Sách, vở là DT chỉ vật tồn tại dưới dạng cá thể nên có thể đếm được. - > trong giao tiếp phải kết hợp từ cho chính xác, đúng nghĩa.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: HS trình bày

- Gv yêu cầu đại diện 1 số nhóm lên trình bày kết quả thảo luận (mỗi nhóm chỉ cần trình bày 1 nhiệm vụ)

- Học sinh đại diện nhóm trình bày kết quả - Các nhóm khác bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung - Giáo viên nhận xét, đánh giá

- Gv: chốt, những đơn vị kiến thức cần nhớ

- HS - Đọc ghi nhớ SGK

* GV lưu ý các từ giấy má, viết lách, qùa cáp. Các tiếng má, lách, cáp không còn rõ nghĩa nhưng nghĩa của các từ ghép trên khái quát hơn nghĩa từng tiếng nên vẫn là từ ghép đẳng lập.

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Học sinh biết vận dụng những kiến thức vừa tiếp thu về từ ghép để giải quyết các dạng Bài tập liên quan

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS kết hợp Hoạt động cá nhân, Hoạt động cặp đôi, Hoạt động nhóm hoàn thiện yêu cầu các Bài tập trong SGK

c. Sản phẩm:

+ Phần trình bày miệng + Trình bày trên bảng

+ Trình bày trên phiếu học tập d. Tổ chức thực hiện:

(lần lượt thực hiện các Bài tập

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:Giáo viên yêu cầu HS lần lượt làm các Bài tập 1, 2, 3, 5

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ:

* Bài tập 1:

(7)

- HS đọc bài, nêu yêu cầu của các bài tập - Gv treo bảng phụ đã kẻ sẵn

- Gọi 1 HS lên bảng làm, các HS khác làm ra giấy nháp - Gọi HS khác nhận xét, gv chữa nhanh

* Bài tập 2 và 3 giáo viên kết hợp cho HS làm cùng

- Cách thực hiện: Chia làm 3 đội chơi tiếp sức. Đội nào hoàn thành trước và có kết quả tốt hơn sẽ chiến thắng

* Bài tập 5: Cho HS thảo luận trong bàn (3P) - Đại diện bàn trình bày

- Bàn khác nhận xét bổ sung

* Dự kiến trả lời: Bài 1:

TGCP Lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, cây cỏ, cười nụ, TGĐL Suy nghĩ, đầu đuôi, ẩm ướt, chài lưới.

Bài 2:

Bút: chì, mực, bi…

Thước: kẻ, đo độ, dây…

Mưa: xuân, phùn, rào…

Làm: bài tập, văn, toán…

Ăn: cơm, phở, cháo…

Trắng: xóa, phau, toát, bạch, tinh…

Vui: tai, tính…

Nhát gan: chết…

Bài 3: núi sông, núi rừng, mặt mũi, mặt mày, ham chơi, ham muốn….

Bài 5

a) - Không phải vì :

Hoa hồng là một loài hoa như : Hoa huệ, hoa cúc…

- > Có nhiều loại hoa mầu hồng nhưng không phải là hoa hồng như : Hoa giấy, hoa chuối…

b) Nói như thế đúng vì "áo dài" ở đây chỉ một kiểu áo và nó ngắn hơn so với chiều cao của chị Nam

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: HS trình bày - Giáo viên gọi học sinh trình bày

- Học sinh khác bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh nhận xét, đánh giá - Học sinh khác nhận xét, bổ sung

- Giáo viên nhận xét, chốt phương án đúng, hướng dẫn học sinh tiếp tục hoàn thiện nội dung

* Gv kết luận:

- Từ 1 tiếng có nghĩa ta có thể tạo ra rất nhiều từ ghép khác nhau cả ĐL và C- P.

Các tiếng phụ tuy có tác dụng phân nghĩa để cấu tạo từ ghép làm tên gọi của 1 loại sự vật nhưng không nên từ nghĩa của tiếng phụ để suy ra 1 cách máy móc, hiểu sai.

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học về từ ghép để viết đoạn văn.

(8)

b. Nội dung: HS Hoạt động cá nhân viết đoạn văn.

c. Sản phẩm: Phần trình bày của HS d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV nêu yêu cầu: viết đoạn văn từ 3- 5 câu miêu tả quang cảnh trường em, trong đoạn văn có ít nhất 1 từ ghép chính phụ, 1 từ ghép đẳng lập.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ:

- HS suy nghĩ, thực hiện trên giấy (vở)

- Gv quan sát, hướng dẫn cho học sinh (nếu cần).

* Dự kiến trả lời:

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: HS trình bày - GV gọi HS trình bày

- HS trình bày trên bảng - HS khác nhận xét bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: Giáo viên nhận xét, cho điểm

* Hướng dẫn học và làm bài ở nhà (1P)

- Tìm ở mỗi văn bản đã học 10 từ ghép, phân loại chúng.

...

CHỦ ĐỀ : CA DAO, DÂN CA

Thời lượng : 3 tiết

A. XÁC ĐỊNH CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ CỦA CHỦ ĐỀ I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

* Giúp học sinh nắm được:

- Hiểu được khái niệm dân ca, ca dao.

- Nắm được giá trị tư tưởng, nghệ thuật của những câu ca dao, dân ca về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước, con người, hát than thân, châm biếm.

- Biết cách đọc diễn cảm và phân tích ca dao châm biếm.

II. Trọng tâm kiến thức - Khái niệm ca dao, dân ca.

- Nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao về tình cảm gia đình tình yêu quê hương, đất nước, con người.

- Hiện thực về đời sống của người dân lao động qua các bài hát than thân.

- Một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong việc xây dựng hình ảnh và sử dụng ngôn từ của các bài ca dao than thân.

- Hiểu giá trị tư tưởng, nghệ thuật đặc sắc của những câu hát châm biếm.

- Biết cách đọc diễn cảm và phân tích ca dao châm biếm.

III. Kỹ năng

- Đọc - hiểu và phân tích ca dao, dân ca trữ tình, than thân, châm biếm.

- Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, những mô típ quen thuộc trong các bài ca dao trữ tình về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước, con người.

(9)

-Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của những câu hát than thân trong bài học.

IV. Thái độ

- Giáo dục thái độ học tập tích cực, tự giác.

- Thái độ học tập tích cực, biết giữ gìn vẻ đẹp của ca dao dân ca trong nền VHDG Việt Nam.

V. Chuẩn bị :

- Giáo viên : Soạn, thiết kế giáo án theo chuẩn kiến thức kỹ năng, đọc sách giáo viên và sách tham khảo cùng tranh ảnh tư liệu liên quan bài dạy. Phiếu học tập…

phân nhóm, tạo tình huống có vấn đề định hướng để hs phát huy năng lực thảo luận nhóm rèn kĩ năng giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân, giao tiếp tiếng Việt.

- Học sinh: Soạn bài, học bài, SGK, sưu tầm tư liệu theo định hướng của giáo viên.

B. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA CHỦ ĐỀ

TIẾT:12 Ca dao, dân ca

Những câu hát về tình cảm gia đình

TIẾT :13 Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước, con người TIẾT :14 Những câu hát than thân, Những câu hát châm biếm

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

Tiết 12

CA DAO, DÂN CA

NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH A. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức:

- Khái niệm ca dao, dân ca.

- Nội dung ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao về tình

cảm gia đình.

2. Kĩ năng:

- Đọc hiểu và phân tích ca dao, dân ca trữ tình.

- Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh,ẩn dụ, những mô típ quen thuộc trong các

Bài ca dao trữ tình về tình cảm gia đình.

3. Thái độ:

- Thích sưu tầm và đọc thuộc các câu ca dao, dân ca có nội dung tương tự.

B.CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên : Giáo án, SGK, SGV, TLTK 2. Học sinh : Chuẩn bị bài

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức :

2. Kiểm tra bài cũ

? Tóm tắt truyện “ Cuộc chia tay của những con búp bê” ?

(10)

3. Bài mới : Giới thiệu bài: Đối với tuổi thơ mỗi người VN, ca dao – dân ca là dòng sữa ngọt ngào,vỗ về, an ủi tâm hồn chúng ta qua lời ru ngọt ngào của bà, của mẹ, của chị những buổi trưa hè nắng lửa, hay những đêm đông lạnh giá. Đó chính là cái cái đẹp của ca dao, dân ca. Và bây giờ ta cùng đọc lại, lắng nghe và suy ngẫm.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY , TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

*HOẠT ĐỘNG 1 Tìm hiểu khái niệm ca dao-dân ca .

? Em hiểu thế nào là ca dao – dân ca?

Hs : Phát biểu dựa vào bài soạn.

GV : Giới thiệu thêm về ca dao , dân ca cho hs rõ.

? Theo em , tại sao bốn bài ca dao ,dân ca khác nhau lại có thể kết hợp thành 1 vb ?(Vì cả 4 đều có nd tình cảm gia đình)

*HOẠT ĐỘNG 2 Đặc điểm của ca dao

?- Hãy nêu và chỉ ra các đặc điểm của ca dao, dân ca?

*Ví dụ nh bài ca

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát”

( Trong đó ni= này; tê= kia: tiếng địa phương miền trung).

*Thể vãn là đặc trưng trong hát dặm Nghệ Tĩnh. Mỗi câu thơ thường gồm 4,5,6 chữ và vần chân

*Các bài ca dao chủ yếu là thể lục bát (mỗi câu gồm hai dòng hay hai vế, dòng trên sáu âm tiết, dòng dưới tám âm tiết nên được gọi là

"thượng lục hạ bát"). Đây cũng là thể thơ sở tr- ường nhất của ca dao. Thể thơ này được phân thành hai loại là lục bát chính thể (hay chính thức) và lục bát biến thể (hay biến thức). ở lục bát chính thể, số âm tiết không thay đổi (6+8), vần gieo ở tiếng thứ sáu (thanh bằng), nhịp thơ phổ biến là nhịp chẵn (2/2/2 …), cũng có thể nhịp thay đổi (3/3 và 4/4). ở lục bát biến thể, số tiếng (âm tiết) trong mỗi vế có thể tăng, giảm (thường dài hơn bình thường).

Ví dụ: Con cò chết rũ trên cây,

Cò con mở lịch xem ngày làm ma.

I. Giới thiệu chung:

*. Khái niệm ca dao, dân ca :

- Ca dao, dân ca là tên gọi chung của các thể loại trữ tình dân gian kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người.

+ Dân ca là những sáng tác dân gian kết hợp lời và nhạc.

+ Ca dao là lời thơ của dân ca.

* Tình cảm gia đình là một trong những chủ đề góp phần thể hiện đời sống tâm hồn, tình cảm của con người Việt Nam.

II.Đặc điểm của ca dao

1, Ngôn ngữ trong ca dao

-Ngôn ngữ trong ca dao đậm đà màu sắc địa phương, giản dị, chân thực, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân.

2,Thể thơ trong ca dao

Có thể chia các thể thơ trong ca dao thành bốn loại chính là:

- Các thể vãn - Thể lục bát

- Thể song thất và song thất lục bát

- Thể hỗn hợp (hợp thể)

3.Phư ơng thức thể hiện

- Đối đáp (đối thoại), chủ yếu là bộ phận lời ca đợc sáng tác và sử dụng trong hát đối đáp nam nữ, bao gồm cả đối thoại hai vế và một vế.

Ở đâu năm cửa nàng ơi

Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng?

- Trần thuật (hay kể chuyện trữ tình, khác với trần thuật trong các loại tự sự).

-Miêu tả (theo cảm hứng trữ tình, khác với miêu tả khách quan trong các TL tự sự).

Đường vô xứ Huế quanh quanh, Non xanh nớc biếc như tranh hoạ đồ.

4. Đề tài trong chùm ca dao được học

(11)

Cà cuống uống rợu la đà, Chim ri ríu rít bò ra lấy phần.

Chào mào thì đánh trống quân, Chim chích cởi trần, vác mõ đi giao."

?- Trong chùm ca dao dân ca học ở lớp 7 được học những đề tài nào?

*HOẠT ĐỘNG 3: Đọc và tìm hiểu văn bản.

GV: Đọc 4 bài ca dao sau đó gọi hs đọc lại ( chú ý ngắt nhịp thơ lục bát , giọng đọc dịu nhẹ , chậm êm ..)

? Trong chủ đề chung tình cảm gia đình , mỗi bài có một nội dung tình cảm riêng . Em hãy chỉ ra tình cảm của từng bài ?

- Bài 1: ơn nghĩa công lao cha mẹ.

(Dạy)

-Bài 2 : Nỗi nhớ mẹ nơi quê nhà .(TK) -Bài3:Nỗi nhớ và lòng kinh yêu ông bà. (TK)

- Bài 4 : Tình anh em ruột thịt . (Dạy)

? Có gì giống nhau trong hình thức diễn đạt của 4 bài ca dao?

HS: Thể thơ lục bát , giọng điệu tâm tình, các hình ảnh quen thuộc.

Gv : Gọi hs đọc bài 1

? Bài 1 là lời của ai , nói với ai về việc gì ?

? Theo em , có gì sâu sắc trong cách ví von so sánh ở lời ca: Công cha như núi ngất trời ....biển Đông ?

? Tìm những bài ca dao nói về công cha, nghĩa mẹ như bài1?

Hs: Thảo luận .trình bày.

Gv : Định hướng.

? Bốn bài ca dao , dân ca hợp lại thành một vb tập trung thể hiện tình cảm gia đình . Từ tình cảm ấy em nhận được vẻ đẹp cao quí nào trong đời sống tinh thần của dân tộc ta?

a.Đề tài đời sống riêng tư và gia đình.

-Những câu hát về tình cảm gia đình -Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước và con người

b.Đề tài về đời sống và xã hội.

- Những câu hát thanh thân.

- Những câu hát châm biếm.

III. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 1. Đ ọc – tìm hiểu từ khó

* Giải thích các từ khó trong phần chú thích.Chú ý từ Cù lao chín chữ, phân biệt với Cù lao:bãi nổi trên sông (hòn cù lao,cù lao tràm ).

2. Tìm hiểu văn bản:

a. Bố cục:

- Bài 1: ơn nghĩa công lao cha mẹ.

b. Phương thức biểu đạt:

- Thể thơ lục bát , giọng điệu tâm tình, các hình ảnh quen thuộc.

c. Phân tích :

*Bài 1:

- Lời mẹ ru con , nói với con , về công lao cha mẹ .

- Khẳng định công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái .

- Biểu lộ lòng biết ơn sâu nặng.

và trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ

- Cách so sánh dân dã , quen thuộc dễ nhớ dễ hiểu.

- Phép đối xứng.

- Âm điệu sâu lắng tình cảm.

*

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật:

- Sử dụng các biện pháp so sánh, ẩn dụ, đối xứng tăng cấp....

- Có giọng điệu ngọt ngào mà trang nghiêm.

- Diễn tả tình cảm qua những mô típ.

- Sử dụng thể thơ lục bát và lục bát biến thể...

2. Ý nghĩa:

-Tình cảm đối với ông bà cha mẹ ,anh em và tìng cảm của ông bà, cha mẹ đối với con cháu luôn là ngững tình cảm sâu

(12)

HS :Dựa vào ghi nhớ trả lời.

Gv :gọi 1 hs thực hiện phần ghi nhớ.

nặng, thiêng liêng nhất trong đời sống mỗi con người

* Ghi nhớ sgk/36

*Hoạt động 3: Củng cố- HD HT a. Củng cố

- Học thuộc khái niệm ca dao,dân ca.

- Học thuộc 4 bài ca dao và nội dung của mội bài , học thuộc phần ghi nhớ.

-Sưu tầm một số bài ca dao, dân ca khác có nội dung tương tự và học thuộc.

b.Dặn dò

- Soạn bài “ Những câu hát về tình yêu quê hương , đất nước , con người

CHỦ ĐỀ : CA DAO, DÂN CA ( Tiếp theo)

Tiết 13 NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG,

ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI

A. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1. Kiến thức:

- Nội dung ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao về

tình yêu quê hương , đất nước , con người . 2. Kĩ năng:

- Đọc hiểu và phân tích ca dao, dân ca trữ tình.

- Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh,ẩn dụ, những mô típ quen thuộc trong

các bài ca dao trữ tình về tình yêu quê hương , đất nước , con người . 3. Thái độ:

- Thuộc những bài ca dao trong vb và biết thêm một số bài CD thuộc hệ thống của chúng.

B. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ôn định tổ chức

2Kiểm tra bài cũ ? Thế nào là cao dao – dân ca ?

? Đọc thuộc lòng bài 1 và 4 bài ca dao về tình cảm gia đình và nêu nội dung từng bài ?

3. Bài mới : GV giới thiệu bài

- Trong kho tàng ca dao - dân ca cổ truyền VN, các bài ca về chủ đề tình yêu quê hương, đất nước, con người rất phong phú . Mỗi miền quê trên đất nước ta đều có không

ít câu ca hay, đẹp, mượt mà , mộc mạc tô điểm cho niềm tự hào của riêng địa phương

mình. Bốn bài dưới đây chỉ là 4 ví dụ tiêu biểu mà thôi .

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY , TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

(13)

* HĐ 1: HDHS Tìm hiểu khái quát văn bản

? Hãy nêu chủ đề của các bài ca dao (1,2,3,4)?

? Hãy nêu thể thơ của các bài ca dao (1,2,3,4)?

*Lục bát biến thểcâu kết hợp nhiều kiểu câu, khuôn lục bát không rõ ràng,

? Hãy nêu kêt cấu của các bài ca dao (1,2,3,4)?

- HDHS đọc, đọc mẫu - Gọi HS đọc VB/37-38 - Nhận xét, uốn nắn.

* HĐ 2: HDHS Đọc hiểu chi tiết văn bản.

- Gọi - Gọi HS đọc bài 4/38.

? Qua hai dòng đầu bài 4, em có nhận xét gì về cấu tạo đặc biệt của hai dòng này trên các phương diện ngôn từ và nhịp điệu?

- cấu tạo đối xứng,hoán đổi

? Phép lặp, đảo, đối đó có tác dụng gì trong việc gợi hình gợi cảm cho bài ca?

- khắc họa không gian rộng lớn…

? Em hãy nhận xét về khả năng gợi tả của hình ảnh so sánh trong hai câu cuối bài?

- gợi lên hình ảnh một cô gái thôn quê mới lớn tràn đầy sức sống

GV:

Mô típ “Thân em” trong ca dao, dân ca.

* HĐ 3: HDHS Luyện tập

? Em có nhận xét gì về thể thơ của bồn bài ca trên?

? Tình cảm chung thể hiện trong bốn bài ca đó?

2- Bài tập 2/ 40:

- Tình cảm chung: Tình yêu quê hương, đất nước, con người.

I – Khái quát văn bản:

1. Chủ đề: Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người.

2. Thể thơ

- Bài 2và 3: Lục bát chính thể .(6-8) - Bài 1và 4: Lục bát biến thể.

3. Kết cấu:

- Lối đối đáp bài:1

- Lối kể chuyện bài: 2,3,4.( Cảm xúc tâm trạng)

4. Đọc văn bản: sgk/37-38 - B1: Hỏi, thách thức, tự hào.

- B4: nhịp chậm 4/4/4.

5. Giải nghĩa từ khó: sgk/38 II – Đọc hiểu chi tiết:

1- Bài số 4 :

- Cấu trúc câu đặc biệt:

+ C1, C2 giãn ra, kéo dài tới 12 tiếng + nhịp 4/4/4 cân đối, đều đặn.

-> Sự đối xứng hoán đổi vị trí nhìn.

- Ngôn ngữ thấm được bản sắc dân tộc vùng miền: ni, tê…

- Điệp ngữ, đảo ngữ

-> Khắc họa không gian rộng lớn mênh mông, bát ngát của cảnh vật qua cái nhìn mải mê, sung sướng của người ngắm cảnh.

- Hình ảnh người con gái

+ So sánh với chẽn lúa đòng đòng, phất phơ dưới nắng…

-> người con gái đang tuổi dậy thì tràn đầy sức sống nhưng mang thân phận mong manh, yêu đuối.

- Hình ảnh ước lệ, tượng trưng: ngọn nắng, tạo lên cái hồn của cảnh vật.

III- Luyện tập 1- Bài tập 1/40:

- Thể thơ: + lục bát 6/8.

+ lục bát biến thể.

+ tự do.

*Hoạt động 4: Củng cố- HD HT a- Củng cố :- Đọc bài đọc thêm/ 40-41

(14)

b- Dặn dò : : - Về nhà học thuộc lòng bài và sưu tầm một số bài ca dao, tục ngữ cùng chủ đề.

? Tìm và phân tích cấu tạo các từ láy có trong bốn bài ca trên?

- Chuẩn bị bài tiếp theo.

CHỦ ĐỀ : CA DAO, DÂN CA ( Tiếp theo)

Tiết 14 NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN, NHỮNG CÂU HÁT CHÂM BIẾM A. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức:

- Nội dung ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao về chủ đè

than thân 2. Kĩ năng:

- Đọc hiểu và phân tích ca dao, dân ca trữ tình.

- Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh,ẩn dụ, những mô típ quen thuộc trong

các bài ca dao trữ tình về chủ đề than thân 3. Thái độ:

- Thuộc những bài ca dao trong vb và biết thêm một số bài ca dao thuộc hệ thống của chúng

B. CHUẨN BỊ.

1. GV: SGK, bài soạn, sách GV, tranh SGK 2. HS:SGK, bài soạn

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định tổ chức

2 Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới :

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY , TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

HĐ 1: Tìm hiểu khái quát văn bản - HDHS đọc, đọc mẫu.

- Gọi HS đọc,nhận xét.

 ? Nhắc lại khái niệm về thể loại Ca dao, dân ca?

* HĐ 2: HDHS Đọc hiểu chi tiết văn bản - Gọi HS đọc Bài số 2/ 48.

? Em hiểu như thế nào về cụm từ “thương thay”?

- là tiếng than biểu hiện sự thương cảm.

? Hãy chỉ ra ý nghĩa của sự lặp lại trong cụm từ “thương thay”?

? Hãy chỉ ra những hình ảnh ẩn dụ có trong

I.Những câu hát than thân 1- Bài số 2 :

Lời của người lao động thương cho thân phận của những người khốn khổ trong xã hội cũ và thương cho chính mình.

- Điệp ngữ : “thương thay”

+ tô đậm thêm mối thương cảm, xót xa cho cuộc đời cay đắng nhiều mặt của người nông dân.

+ kết nối và mở ra những mối thương cảm khác

- Hình ảnh ẩn dụ:

+ con tằm: Thương cho thân phận

(15)

bài ca?

- nỗi khổ nhiều bề của những kiếp người trong xã hội.

? Những hình ảnh ẩn dụ trên thể hiện điều gì qua nỗi thương thân của người dân lao động?

? Ý nghĩa của bài ca trên?

- Tố cáo XHPK nhấn chìm con người.

? Mootip quen thuộc nào của thể loại được sử dụng trong bài?

- Motip “thân em”.

? Hình ảnh so sánh ở trong bài có gì đặc biệt?

- So sánh trái bần trôi với thân phận của người phụ nữ.

? Qua bài ca trên em có nhận xét gì về cuộc đời phụ nữ trong xã hội phong kiến như thế nào?

- số phận mỏng manh, lệ thuộc không tự mình quyết định cuộc đời.

- Gọi HS đọc bài số 1/ 51

? Bức chân dung chú tôi được giới thiệu là người như thế nào?

? Bài ca đã dùng thủ pháp nghệ thuật gì?

Dùng như vậy với mục đích gì?

- thủ pháp nói ngược để chế giễu châm biếm nhân vật.

? Hình ảnh “cái cò” có gì giống và khác so với “thân cò” ở bài trước?

- cùng thân phận chịu khó, vất vả.

? Hai câu đầu có ý nghĩa gì?

- sự đối lập của hai tuyến nhân vật.

? Ngoài mục đích châm biếm, bài ca dùng để làm gì nữa?

* HĐ 3: HDHS Luyện tập

? Làm bài tập 1/50.

? chọn phương án đúng/53?

- Gọi HS đọc bài đọc thêm

suốt đời bị kẻ khác bòn rút sức lao động.

+ Lũ kiến: Thương nỗi khổ chung của những thân phận nhỏ nhoi suốt đời xuôi ngược vất vả làm ăn mà vẫn nghèo khổ.

+ hạc: Thương cuộc đời phiêu bạt lận đận và những cố gắng vô vọng của người lao động trong xã hội cũ.

+ con cuốc: Thương thân phận thấp cổ bé họng, nỗi khổ đau không được lẽ công bằng của người lao động.

=> Nỗi khổ nhiều bề của người nông dân và nhiều phận người trong xã hội cũ.

II. Những câu hát châm biếm 1. . Bài số 1:

Giới thiệu chân dung “chú tôi”

của “cái cò”:

+ hay tửu hay tăm: nghiện rượu + hay nước chè đặc: nghiện chè + hay nằm ngủ trưa: lười biếng + ngày thì ước những ngày mưa, đêm thì ước những đêm thừa trống canh: tính nết thì lười lao động, chỉ thích ăn chơi, hưởng thụ.

-> Dùng hình ảnh nói ngược và phép đối lập để giễu cợt châm biếm nhân vật “ chú tôi”.

- “cái cò lặn lội bờ ao”: thân phận vất vả của người cháu gái.

- “cô yếm đào”: người phụ nữ xinh đẹp, giỏi giang.

-> đối lập với chú tôi.

=> Bài ca chế giễu những hạng người nghiện ngập và lười biếng trong xã hội và họ đáng cười chê, nhắc nhở, phê phán để thay đổi.

* Ghi nhớ : (SgkT49) III. Luyện tập :

(16)

1- Bài tập 1/ 50:

- Về nội dung:

+ Đều diễn tả cuộc đời than phận con người trong xã hội cũ.

+ bên cạnh ý chính là than thân còn mang ý nghĩa phản kháng.

- Về nghệ thuật:

+ sử dụng thể thơ lục bát.

+ hình ảnh so sánh và ẩn dụ mang tính truyền thống.

+ hình thức câu hỏi tu từ.

*Hoạt động 4: Củng cố- HD HT a- Củng cố:- Đọc bài đọc thêm/ t 50

b- Dặn dò:: - Về nhà học thuộc lòng bài và sưu tầm một số bài ca dao, tục ngữ cùng chủ đề.

KIỂM TRA CHỦ ĐỀ 1 – 15 PHÚT Câu 1. Hãy nêu khái niệm về ca dao, dân ca?

Câu 2. Hãy sưu tầm một bài ca dao đối đáp tương tự, như bài ca dao được học trong chương trình Ngữ Văn 7 ?

Câu 3. Viết một đoạn văn( dài từ 8-10 ) câu nêu cảm nghĩ của em về hai câu ca dao sau:

“ Thân em như chẽn lúa đòng đòng, Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai”

Em đố anh : Sông nào là sông sâu nhất ? Núi nào là núi cao nhất nước ta ?

Anh mà giảng được cho ra Thì em kết nghĩa giao hòa cùng anh.

- Em hỏi thì anh xin trả lời : Sâu nhất là sông Bạch Đằng Ba lần giặc đến, ba lần giặc tan

Cao nhất là núi Lam Sơn Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra

Anh đà giảng được cho ra Em mau kết nghĩa giao hòa cùng anh.

---

(17)

Ngày soạn: / /2021 Ngày dạy: / /2021

Tiết 15 Tiếng Việt:

TỪ LÁY I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Khái niệm từ láy.

- Các loại từ láy.

2. Năng lực

a. Các năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.

b. Các năng lực chuyên biệt:

- Phân tích cấu tạo từ, giá trị tu từ của từ láy trong văn bản.

- Hiểu nghĩa và biết cách sử dụng một số từ láy quen thuộc để tạo giá trị biểu cảm, để nói giảm hoặc nhấn mạnh.

- Sử dụng từ láy trong tạo lập văn bản.

3.Phẩm chất

- Chăm chỉ: Vận dụng vốn từ đã được học vào cuộc sống, giao tiếp hàng ngày.

- Biết tìm tòi thông tin trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1.Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học

- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập 2.Chuẩn bị của học sinh:

- Soạn bài - Phiếu học tập

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, kích thích sự hứng thú cho HS tìm hiểu bài b. Nội dung: HS trả lời câu hỏi kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS

c. Sản phẩm: HS trả lời miệng, phiếu học tập d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

? E hãy cho biết những từ gạch chân trong bài ca dao sau thuộc loại từ gì:

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng mênh mông, bát ngát Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát, mênh mông Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ:

- GV quan sát, định hướng, giúp đỡ cho HS

* Dự kiến trả lời: Từ láy

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: HS trình bày - GV gọi HS trả lời

- HS trả lời

(18)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung

- Giáo viên nhận xét, đánh giá:

+ Tinh thần, ý thức Hoạt động học tập + Kết quả làm việc

+ Bổ sung thêm nội dung (nếu cần)

Giáo viên giới thiệu bài: Các em ạ, trong khi nói và viết chúng ta rất thường hay sử dụng từ láy . Vậy từ láy chia ra làm mấy loại, nghĩa của từ láy được hình thành như thế nào? Sử dụng từ láy có tác dụng gì….Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu các vấn đề trên

2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động của thầy - trò Nội dung bài học Hoạt động 1: Các loại từ láy

a. Mục tiêu: Giúp HS phân loại các loại từ láy

b. Nội dung: HS tìm hiểu VD theo yêu cầu của GV

c. Sản phẩm: phân loại từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Giáo viên yêu cầu:

HS đọc VD 1 - SGK (41) - Chú ý những từ in đậm.

? Những từ láy: đăm đăm, mếu máo, liêu xiêu có đặc điểm âm thanh gì giống nhau, khác nhau

? Dựa vào kết quả phân tích trên, hãy phân loại các từ láy ở mục 1

? Vì sao các từ láy im đậm không nói được là:

bật bật, thăm thẳm mà lại nói bần bật, thăm thẳm ?

- Học sinh tiếp nhận: Lắng nghe yêu cầu và thực hiện

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh: Làm việc cá nhânthảo luận nhóm- >thống nhất ý kiến

- Giáo viên: Quan sát, hỗ trợ học sinh nếu cần

* Dự kiến trả lời:

+ Đăm đăm: giống nhau cả âm lẫn tiếng.

Mếu máo: giống nhau ở phụ âm đầu.

Liêu xiêu : giống nhau ở phần vần.

I- Các loại từ láy:

1/ VD:

(19)

+ Đăm đăm - > từ láy toàn bộ

Liêu xiêu, mếu máo - > từ láy bộ phận

+ Nếu nói bật bật, thẳm thẳm => Không tạo ra sự hòa phối về âm thanh

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: HS trình bày

- Tổ chức cho học sinh trình bày, báo cáo kết quả

- Cách thực hiện: Giáo viên yêu cầu 1 hoặc 2 nhóm lên trình bày kết quả

- Học sinh nhóm khác bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung - Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV : Thực chất từ bần bật, thăm thẳm là những từ láy toàn bộ nhưng có sự biến đổi thanh điệu và phụ âm cuối là do sự hoà phối âm thanh cho nên chỉ có thể nói : bần bật, thăm thẳm

- > Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

HS đọc ghi nhớ

Hoạt động 2: Nghĩa của từ láy

a. Mục tiêu: Giúp HS thấy được nghĩa của từ láy được hình thành từ đâu

b. Nội dung: HS tìm hiểu VD theo yêu cầu của GV

c. Sản phẩm:

- Trình bày bằng miệng

- Trình bày bằng phiếu học tập d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- HS đọc ví dụ – sgk (42 ).

? Nghĩa của từ láy: Ha hả, oa oa, tích tắc, gâu gâu được tạo thành do đặc điểm gì về âm thanh ?

? Các từ láy trong mỗi nhóm sau đây có đặc điểm gì chung về âm thanh và về nghĩa ? a. Lí nhí, li ti, ti hí.

2/ Nhận xét

*Từ láy: có 2 loại

- Láy toàn bộ: Đăm đăm, bần bật, thăm thẳm - >các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn cả phần âm và phần vần ( tiếng đứng trước có sự biến đổi về thanh điệu hoặc phụ âm cuối để tạo nên sự hài hòa về âm thanh)

- Láy bộ phận:

+ Láy bộ phận phụ âm đầu:

mếu máo, ngơ ngác

+ Láy bộ phận vần : liêu xiêu, lôi thôi

- >Các tiếng có sự giống nhau về phần âm hoặc phần vần.

3.Ghi nhớ 1: SGK (42) II- Nghĩa của từ láy 1. Ví dụ :

(20)

b. Nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh

? So Sánh nghiã của các từ láy : mềm mại, đo đỏ, với nghĩa của các tiếng gốc: mềm, đỏ làm cơ sở cho chúng

? Qua sự phân tích trên, hãy cho biết nghĩa của từ láy được hình thành từ đâu

- Học sinh tiếp nhận: Lắng nghe yêu cầu và thực hiện

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh: Làm việc cá nhânthảo luận nhóm- >thống nhất ý kiến

- Giáo viên: Quan sát, hỗ trợ học sinh nếu cần

* Dự kiến trả lời:

+ Các từ láy : Ha hả, oa oa, tích tắc, gâu gâu được tạo thành dựa vào đặc điểm âm thanh của người và vật ( tiếng cười, khóc, đồng hồ…)

+ Các nhóm từ láy:

a. Lí nhí, li ti, ti hí. - >lặp lại phần vần, chỉ sự nhỏ bé không bộc lộ ra bên ngoài.

b. Nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh- >Lặp phụ âm đầu, chỉ những gì trôi nổi có sự thay đổi về hình dạng, vị trí.

( Đây là nhóm từ láy bộ phận, có tiếng gốc đứng sau, tiếng đứng trước lặp lại phụ âm đầu của tiếng đứng sau)

+ So sánh nghiã của các từ láy : mềm mại, đo đỏ, với nghĩa của các tiếng gốc: mềm, đỏ làm cơ sở cho chúng:

- mềm mại: từ láy mang sắc thái biểu cảm.hơn so với từ mềm > mức độ mềm tăng lên tạo cảm giác nhẹ nhàng, mềm mại, uyển chuyển hơn

- Đo đỏ : từ láy có nghĩa giảm nhẹ mức độ của màu đỏ

- Đỏ đỏ: sắc thái mạnh hơn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: HS trình bày

- Tổ chức cho học sinh trình bày, báo cáo kết quả

- Cách thực hiện: Giáo viên yêu cầu 1 hoặc 2 nhóm lên trình bày kết quả

- Học sinh nhóm khác bổ sung

2. Nhận xét

* Nghĩa của từ láy: Ha hả, oa oa, tích tắc, gâu gâu: => mô phỏng âm thanh.

* Lí nhí, li ti, ti hí: gợi tả những hình dáng âm thanh nhỏ bé.

* Nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh: Biểu thị một trạng thái vận động khi nhô lên, khi hạ xuống, khi phồng, khi xẹp, khi nổi, khi chìm.

* Mềm mại, đo đỏ: Mang sắc thái biểu cảm, sắc thái giảm nhẹ so với tiếng gốc.

=>+ nghĩa của từ láy được tạo thành nhờ đặc điểm âm thanh của tiếng và sự hoà phối âm thanh giữa các tiếng.

+ Nghĩa của từ láy có thể có sắc thái riêng so với tiếng gốc (

(21)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung - Giáo viên nhận xét, đánh giá

- > Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng?

Gọi HS đọc ghi nhớ 2

giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh ) 3. Ghi nhớ 2: SGK (42)

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Giúp học sinh xác định từ láy và biết phân loại từ láy b. Nội dung:

HS thực hiện nhiệm vụ Bài tập theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Nội dung và nghệ thuật bài ca dao d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV nêu yêu cầu:

? Tìm từ láy và phân loại từ láy ( Bài tập 1)

? Điền vào chỗ trống …..( Bài tập 2)

? Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống (Bài tập 3) Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ:

- HS Hoạt động cá nhân, trao đổi cặp đôi, nhóm, thống nhất lựa chọn đáp án - GV lắng nghe

* Dự kiến trả lời:

1- Bài 1:

- Từ láy toàn bộ: thăm thẳm, bần bật, chiêm chiếp

- Từ láy bộ phận: Nức nở, tức tưởi, lặng lẽ, rực rỡ, ríu ran, nhảy nhót, nặng nề.

2- Bài 2:

- Lấp ló, nho nhỏ, nhức nhối, khang khác, thâm thấp, chênh chếch, anh ách.

3- Bài 3:

a, Bà mẹ nhẹ nhàng khuyên con.

b, Làm xong công việc nó thở phào nhẹ nhõm như trút đựơc gánh nặng.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: HS trình bày - GV gọi cá nhân, các cặp đôi, nhóm trình bày

- Các cặp khác nhận xét bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:

- Giáo viên nhận xét, cho điểm

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Học sinh viết một đoạn văn từ 7 – 10 câu về chủ đề gia đình trong đó có sử dụng từ láy bộ phận và toàn bộ

b. Nội dung:

- Học sinh Hoạt động cá nhân

c. Sản phẩm: Các đoạn văn của HS

(22)

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV nêu yêu cầu: Viết một đoạn văn ngắn khoảng 7 – 10 câu về chủ đề gia đình trong đó có sử dụng từ láy bộ phận và toàn bộ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ:

- HS suy nghĩ viết đoạn văn - GV quan sát

* Dự kiến trả lời:

- Đoạn văn viết về chủ đề gia đình - Có sử dụng 2 loại từ láy

- Số câu : từ 7 – 10 câu

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: HS trình bày - GV gọi HS trình bày

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:

- HS nhận xét, bổ sung

- Giáo viên nhận xét, cho điểm

* Hướng dẫn học và làm bài ở nhà (1P)

- GV nêu yêu cầu : đọc các văn bản Mẹ tôi, Cổng trường mở ra rồi chỉ ra và phân loại từ láy được sử dụng trong 2 VB trên

- GV yêu cầu HS trình bày vào tiết học sau

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Năng lực giao tiếp: Khi cảm nhận được không khí trang nghiêm khi chào cờ và nghe bài hát Quốc ca.. - Các em biết được tình yêu quê hương đất nước,

- Suy nghĩ, thảo luận, cảm nhận về giá trị nội dung, nghệ thuật; về ý nghĩa các tình tiết trong tác phẩm hoặc bài học

- Nhận thấy được việc trân trọng, giữ gìn những giá trị văn hóa dân tộc là một cách thể hiện tình yêu quê hương, đất nước.. - Biết cách thể hiện tình yêu quê hương

Kiến thức: HS hiểu được nội dung ý nghĩa bài thơ : Tình cảm của bạn nhỏ với những sắc màu, những con người và sự vật xung quanh, qua đó thể hiện tình yêu của

c) Thái độ: Giáo dục tình cảm tự hào và yêu quý cảnh đẹp quê hương đất nước. *GDMT: HS cảm nhận đc nd bài và thấy đc ý nghĩa, mỗi vùng trời đất nước ta

Đây là đoạn văn diễn tả cảm động, sinh động nỗi lòng sâu sa, bền chặt của Ông Hai- 1 người nông dân có tình yêu sâu sắc với quê hương, đất nước, cách mạng, kháng chiến..

c) Thái độ: Giáo dục tình cảm tự hào và yêu quý cảnh đẹp quê hương đất nước.. *GDMT: HS cảm nhận đc nd bài và thấy đc ý nghĩa, mỗi vùng trời đất nước ta đều có

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: nhận biết các nhân vật, diễn biến các sự vật trong chuyện.. - Có tình cảm biết yêu quê hương đất nước; rèn kĩ năng