• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
27
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Soạn:………...…..

Giảng:………..

Tiết 13

TỪ GHÉP I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Giúp học sinh nắm được cấu tạo của hai loại từ ghép: Từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập.

- Hiểu được ý nghĩa của các loại từ ghép.

2. Kĩ năng

- Biết nhận diện các loại từ ghép.

- Mở rộng hệ thống hóa vốn từ.

- Sử dụng từ: dùng từ ghép chính phụ khi cần diễn đạt cái cụ thể, dùng từ ghép đẳng lập khi cần diễn đạt khái quát.

- Kĩ năng sống: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng thể hiện sự tự tin.

3. Thái độ

- Có ý thức sử dụng các loại từ ghép đúng hoàn cảnh giao tiếp.

4. Phát triển phẩm chất, năng lực

- Phẩm chất: yêu nước (yêu tiếng Việt, biết giữ gìn và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt)

- Năng lực:

+ Năng lực chung: Tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác

+ Năng lực đặc thù: năng lực ngôn ngữ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ

* Tích hợp kĩ năng sống

- Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng theo những mục đích giao tiếp cụ thể của bảnthân.

- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ quan điểm cá nhân.

* Tích hợp giáo dục đạo đức

- Tôn trọng, lắng nghe và hiểu người khác

- Lựa chọn cách sử dụng tiếng Việt đúng nghĩa, trong sáng, hiệuquả - Giáo dục tình yêu tiếng Việt, yêu tiếng nói của dân tộc

II. Chuẩn bị

- GV: Phiếu học tập, sgk, bài soạn, ứng dụng CNTT, bảng phụ - HS: Trả lời câu hỏi SGK, vở soạn.

III. Phương pháp, kĩ thuật

- Phương pháp: Phân tích, quy nạp, vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: động não, đặt câu hỏi, hoàn tất một nhiệm vụ.

IV. Tiến trình giờ dạy 1. Ổn định tổ chức: 1' 2. Kiểm tra: 3’

GV treo bảng phụ sơ đồ câm về cấu tạo từ. HS lên bảng điền.

(2)

- Gv và hs nhận xét, đánh giá, cho điểm 3. Bài mới

* Hoạt động khởi động - Thời gian: 1 phút

- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý của HS - Phương pháp: Thuyết trình

- Kĩ thuật: Động não

Ở lớp trước, các em đã được học về khái niệm từ ghép. Đó là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa. Vậy từ ghép có mấy loại?

Chúng ta đi vào tìm hiểu bài học ngày hôm nay.

* Hoạt động hình thành kiến thức (35 phút)

- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới về các loại từ ghép, cơ chế tạo nghĩa của chúng và biết sử dụng chúng đúng với mục đích giao tiếp.

- Phương pháp: phát vấn, gợi mở, phân tích, quy nạp, thảo luận nhóm…

- Kĩ thuật: kĩ thuật hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Phương tiện: Máy chiếu, phiếu học tập

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu các loại từ ghép trong tiếng Việt

- Mục tiêu: hs phân biệt được hai loại từ ghép:

ghép chính phụ và đẳng lập - Thời gian: 10’

- Phương pháp vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, quy nạp, phân tích

- Kĩ thuật động não, đặt câu hỏi - Tổ chức hoạt động

+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Gv treo bảng phụ, y/c Hs đọc ngữ liệu chú ý các từ in đậm.

+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

? Các từ trên có tiếng nào là tiếng chính, tiếng phụ?

? Em hãy nhận xét về trật tự các tiếng?

I. Các loại từ ghép 1. Từ ghép chính phụ

1.1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu Từ tiếng Việt

(3)

- Gv giao phiếu học tập cho các nhóm, y/c các nhóm thảo luận trong 4’ (nhóm bàn)

- Phiếu học tập số 1

Tiếng chính

Tiếng phụ

Bà ngoại

Thơm phức

- Phiếu học tập số 2

? Các cặp từ trên có nét nghĩa chung là gì? Khác nhau là gì?

Nét chung Nét riêng

Chỉ bà Ngoại để phân biệt với

nội

Chỉ thơm Phức để phân biệt với ngát

+ Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động (thảo luận) + Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

? Qua phân tích ngữ liệu em rút ra nhận xét chung gì?

- Hs nhận xét, GV chốt : Từ ghép chính phụ - Bà ngoại  So sánh với bà nội

- Thơm phức  Thơm ngát

+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Đọc 2 NL (SGK 14) chú ý những từ in đậm:

Quần/áo Trầm/bổng

+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

? Các tiếng trong 2 từ ghép này có xác định được tiếng chính, tiếng phụ không? Quan hệ giữa các tiếng ra sao?

- Các tiếng không phân ra tiếng C-P mà các tiếng có quan hệ bình đẳng với nhau (quan hệ ngang hàng)

? Qua phân tích các NL trên, em hãy cho biết có mấy loại từ ghép? Chúng có cấu tạo như thế nào?

+ Bước 3. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- Gv nên y/c hs lấy thêm một số từ ghép đẳng lập Hoạt động 2: Hướng dẫn hs tìm hiểu nghĩa của từ ghép

- Xét về cấu tạo: có một tiếng chính và một tiếng phụ.

- Xét về vị trí: tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau. Tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính.

1.2. Ghi nhớ 1- sgk 2. Từ ghép đẳng lập

2.1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu.

- Xét về cấu tạo: các tiếng có quan hệ ngang hàng, bình đẳng với nhau.

- Xét về vị trí: có thể thay đổi vị trí cho nhau.

2.2. Ghi nhớ - sgk (14) II. Nghĩa của từ ghép

(4)

- Mục tiêu; hs hiểu được tính chất phân nghĩa của từ ghép chính phụ và tính chất hợp nghĩa của từ ghép đẳng lập

- Thời gian; 10’

- Phương pháp vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, quy nạp, phân tích

- Kĩ thuật động não, đặt câu hỏi - Tổ chức hoạt động

+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Y/c hs đọc lại ngữ liệu phần I + Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

? Hãy so sánh nghĩa của từ “ bà ngoại” với nghĩa của từ “bà”? “Thơm phức” và “thơm”?

+ Bà: Người đàn bà sinh ra mẹ (hoặc cha) + Bà ngoại : Người đàn bà sinh ra mẹ

+ Thơm phức: Mùi thơm bốc lên mạnh, hấp dẫn.

+ Thơm: mùi như hương của hoa, dễ chịu làm cho thích ngửi

? Qua phân tích em rút ra được KL gì về nghĩa của từ ghép chính phụ?

- Nghĩa của từ ghép CP + Tiếng chính: SV chung

+ Tiếng phụ: phân nghĩa tiếng chính thành nhiều lớp nhỏ  ghép phân nghĩa

? So sánh nghĩa của từ quần áo với nghĩa của mỗi tiếng? trầm bổng với nghĩa của trầm, bổng.

+ Quần áo: Trang phục nói chung

+ Trầm bổng: Âm thanh lúc trầm, lúc bổng nghe rất êm tai.

 Nghĩa của từ chung hơn, KQ hơn nghĩa của từng tiếng  ghép hợp nghĩa.

GV: Treo bảng phụ về cơ chế tạo nghĩa của từ ghép Từ ghép C-P: Các tiếng không bắt buộc cùng trường nghĩa.

Tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Nghĩa của từ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.

Từ ghép đẳng lập: Các tiếng cùng trường nghĩa (đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng chỉ sự vật hiện tượng gần gũi nhau). Nghĩa của các tiếng dung hợp để tạo nghĩa của từ ghép. Nghĩa của từ khái quát hơn nghĩa của tiếng.

1. Từ ghép chính phụ

1.1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu - Nghĩa của từ ghép Bà ngoại, thơm phức hẹp hơn nghĩa của tiếng chính từ ghép phân nghĩa.

1.2. Ghi nhớ - sgk (14) 2. Từ ghép đẳng lập

2.1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu - Nghĩa của từ ghép đẳng lập rộng hơn, KQ hơn nghĩa của từng tiếng

từ ghép hợp nghĩa.

2.2. Ghi nhớ - sgk(14)

(5)

+ Bước 3. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

? Từ những ngữ liệu đã phân tích, em hãy cho biết cách phân biệt giữa từ ghép chính phụ và từ nghép đẳng lập?

- Hs trả lời, gv kết luận: để phân biệt được hai loại từ ghép , ta cần dựa vào cấu tạo, vị trí và ý nghĩa của từ đó. Nếu từ đó có 1 tiếng chính, 1 tiếng phụ, tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau và có tính chất phân nghĩa thì đó là từ ghép chính phụ - Hs có ý thức trong học tập, tuy nhiên phân biệt từ ghép chưa được tốt

Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong sgk

- Mục tiêu; hs nhận biết được hai loại từ ghép và biết vận dụng những kiến thức đã học để làm các bài tập trong sgk

- Thời gian: 15’

- Phương pháp tái hiện, nêu và giải quyết vấn đề - Kĩ thuật động não, hoàn tất một nhiệm vụ + Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Y/c hs đọc y/c của các BT + Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Gv chia lớp thành 3 nhóm, y/c các nhóm thảo luận theo kỹ thuật công đoạn. N1 thảo luận phiếu HT số 1, N2 phiếu 2, N3 phiếu 3. Các nhóm thảo luận xong phiếu của mình sẽ trao đổi cho nhau để hoàn thiện. N1 chuyển cho nhóm 2, nhóm 2 chuyển cho nhóm 3, nhóm 3 chuyển cho nhóm 1. Cá nhóm thảo luận trong 5’.

+ Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động (thảo luận) - Phiếu học tập số 1 – BT 1

Chính phụ Đẳng lập

- Phiếu học tập số 2 – BT 2 Tiếng

chính

Tiếng phụ Bút

Thước

III. Luyện tập

Bài tập 1 Chính phụ

Cười nụ, lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn Đẳng

lập

Suy nghĩ, chài lưới, cây cỏ, ẩm ướt, đầu đuôi.

Bài tập 2

(6)

Mưa Làm Ăn Trắng Vui Nhát

- Phiếu học tập số 3 – BT 3 Núi

Ham Xinh Mặt Học Tươi

- Phiếu học tập số 4 – BT 4

? Tại sao có thể nói; 1 cuốn sách, 1 cuốn vở mà không thể nói 1 cuốn sách vở?

- Trả lời:

GV có thể hướng dẫn HS tra từ điển để tìm nghĩa các từ trong bài tập 5. Hướng dẫn HS giải BT theo nội dung sau

a, Hoa hồng (ghép CP): chỉ tên 1 loại hoa b, Áo dài (ghép CP): chỉ tên 1 loại áo c, Cà chua (ghép CP): chỉ tên 1 loại cà

d, Cá vàng (ghép CP): chỉ tên 1 loại cá cảnh, vây to, đuôi lớn và xoè rộng, thân thường hoa mầu vàng, đỏ.

- Phiếu học tập số 5 – BT 6

- Y/c các nhóm thảo luận BT6 trong phiếu HT số 5, thời gian 5’ theo KT các mảnh ghép. Sau khi các nhóm thảo luận xong sẽ ghép lại với nhau thành BT hoàn chỉnh.

- N1: mảnh ghép 1: gang thép

Tiếng chính

Tiếng phụ Bút máy, chì, bi, kim Thước dây, gỗ

Mưa rào, phùn, bụi, xuân Làm nhà, bếp (nấu nướng,

chuẩn bị cho bữa ăn), cỏ, chứng, thuê, dáng

Ăn cơm, phở, bánh Trắng tinh, nõn, hồng

Vui tính, tai, vẻ, nhộn, lòng, miệng

Nhát gan, gái, gừng Bài tập 3

Núi Đồi, non Ham Muốn, thích Xinh Đẹp, tươi Mặt Mũi, mày Học Hành, tập Tươi Đẹp, tốt, vui Bài tập 4

- Một cuốn sách, một cuốn vở vì sách, vở là những danh từ chỉ sự vật tồn tại dưới dạng cá thể, có thể đếm được.

- Sách vở : từ ghép ĐL có nghĩa tổng hợp chỉ chung cả loại nên không thể nói 1 cuốn sách vở .

Bài tập 5

Bài tập 6

Từ Nghĩa

riêng

Nghĩa chung - Thép:

(7)

- N2: mảnh ghép 2: mát tay - N3: mảnh ghép 3: tay chân - N4: mảnh ghép 4: nóng lòng

- Gv nhận xét, chốt trên màn hình để hs theo dõi và so sánh

Từ Nghĩa riêng Nghĩa chung

- Thép: hợp kim bền, cứng, dẻo của sắt với một lượng nhỏ Cacbon.

- Gang: hợp kim của sắt với Cacbon và 1 số nguyên tố.

- Mát: chỉ trạng thái vật lý.

- Tay: bộ phận trên cơ thể người, từ vai  các ngón để cầm, nắm.

- Tay: bộ phận trên cơ thể người, từ vai  các ngón để cầm, nắm.

- Chân: bộ phận dưới cùng của cơ thể người hoặc động vật….

- Nóng: nhiệt độ cao hơn nhiệt độ cơ thể ng- ười hoặc trạng thái thời tiết cao hơn mức TB.

- Lòng: bụng của con người biểu tượng của tâm lý

 Từ ghép ĐL: nghĩa của từ KQ hơn so với nghĩa của từng tiếng

GV (1 số từ ghép do sự phát triển lâu của LS có những tiếng bị mờ nghĩa hoặc mất nghĩa nhưng ta vẫn có thể xác định được đó là loại từ ghép nào nhờ ý nghĩa của nó.

+ Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- Có nhóm chưa giải thích được nghĩa của từ hoặc giải thích sai nghĩa do không nắm rõ nghĩa (không có từ điển)

- Gang:

- Mát:

- Tay:

- Tay:

- Chân:

- Nóng:

- Lòng:

* Hoạt động 4: Vận dụng

- Mục tiêu: Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Thời gian (3’)

? Hãy phân tích cấu tạo của những từ ghép có 3 tiếng: máy hơi nước, than tổ ong, bánh đa nem?

- Dự kiến sản phẩm

+ máy hơi nước than tổ ong bánh đa nem

+ HS nộp sản phẩm, đổi chéo các nhóm chấm đánh giá lẫn nhau

* Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Mục tiêu: Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Thời gian (3’)

? Em hãy tìm những từ ngữ ở địa phương em hoặc tìm trong các văn bản địa phương những từ ghép chính phụ hoặc đẳng lập và cho biết nghĩa của chúng?

- Dự kiến sản phẩm

+ cái đòn (ghế), cái quài (túi, cặp sách), cái tùi (túi nilon)…..

4. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới - GV giao nhiệm vụ cho HS

- Học bài, hoàn thiện lại tất cả các BT.

- Nghiên cứu bài “ Từ láy”.

+ Tìm hiểu khái niệm từ láy.

+ Các loại từ láy.

+ Chuẩn bị bài tập phần luyện tập.

V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

(8)

………………

………

Soạn:………...…..

Giảng:………..

Tiết 14

CA DAO - DÂN CA

NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH I . Mục tiêu

1. Kiến thức Giúp học sinh:

- Hiểu được khái niệm ca dao - dân ca

- Hiểu được nội dung, ý nghĩa sâu xa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của ca dao - dân ca qua những bài thuộc chủ đề tình cảm gia đình

- Thuộc và tìm hiểu thêm 1 số bài ca dao có nội dung thuộc chủ đề trên 2. Kĩ năng

- Biết đọc - hiểu và phân tích ca dao, dân ca trữ tình

- Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, những mô típ quen thuộc trong các bài ca dao trữ tình về tình cảm gia đình

3. Thái độ

- Có ý thức và nâng cao trách nhiệm bảm thân đối với cha mẹ và người thân 4. Phát triển phẩm chất, năng lực

- Phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm - Năng lực:

+ Năng lực chung: Tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Năng lực đặc thù: năng lực ngôn ngữ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ

* Tích hợp kĩ năng sống

- Ra quyết định, lựa chọn cách sử dụng theo những mục đích giao tiếp cụ thể của bản thân

* Tích hợp giáo dục đạo đức

- Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về cách sử dụng câu trên cơ sở sự tôn trọng lẫn nhau

- Trách nhiệm trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt II. Chuẩn bị

- GV: Phiếu học tập, sgk, bài soạn, bảng phụ

- HS: SGK, vở bài tập, đọc và trả lời câu hỏi phần đọc hiểu văn bản, sưu tầm những bài ca dao về tình cảm gia đình

III. Phương pháp, kĩ thuật

- Phương pháp phân tích, bình giảng, đàm thoại nêu và giải quyết vấn đề - Kĩ thật động não, đặt câu hỏi, trình bày một phút, giao nhiệm vụ

IV. Tiến trình giờ dạy 1. Ổn định tổ chức: 1’

2. Kiểm tra bài cũ: 4’

Trình bày những cảm nhận của em về văn bản: Cuộc chia tay của những con búp bê?

(9)

3. Bài mới

* Hoạt động khởi động - Thời gian: 1 phút

- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý của HS - Phương pháp: Thuyết trình

- Kĩ thuật: Động não, hỏi và trình bày

? Em hãy đọc những câu ca dao hoặc hát một bài dân ca mà em biết (thuộc)?

- Hs trình bày, gv nhận xét, giới thiệu vào bài

Ca dao dân ca VN là “Tiếng hát đi từ trái tim lên miệng”. Thơ ca dân gian đang và sẽ mãi mãi ngân vang trong tâm hồn con người VN. Những câu hát về tình cảm gia đình chiếm phần lớn trong kho tàng ca dao dân tộc đã diễn tả chân thực, xúc động những tình cảm thân mật, ấm cúng, thiêng liêng của con người, làm rung động xiết bao trái tim người đọc, người nghe.

* Hoạt động hình thành kiến thức (31 phút)

- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.

- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm…

- Kĩ thuật: Kĩ thuật hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Phương tiện: Máy chiếu, phiếu học tập, sgk, bài soạn

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu về khái niệm ca dao, dân ca VN

- Mục tiêu: hs hiểu được thế nào là ca dao, dân ca - Thời gian: 5’

- Phương pháp vấn đáp - Kĩ thuật động não - Tổ chức hoạt động

+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Gv y/c hs đọc phàn chú thích trong sgk + Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

? Em hiểu thế nào là Ca dao, dân ca? Ví dụ ? - 2, 3 HS trình bày -> GV chốt.

GV: Ca dao còn dùng để chỉ 1 thể thơ dân gian - thể ca dao

“ Tháp mười đẹp nhất…..” ( Bảo Định Giang) “ Trên trời mây trắng….” (Ngô Văn Phú)

GV: Ca dao dân ca thuộc loại trữ tình: Phản ánh tâm tư, tình cảm thế giới nội tâm của con người: những người vợ người mẹ chồng con trong gia đình, những chàng trai, cô gái trong quan hệ tình bạn, tình yêu, người dân lao động, người phụ nữ trong quan hệ xã hội.

I. Giới thiệu chung

1. Dân ca: là những sáng tác kết hợp lời và nhạc

2. Ca dao: là lời thơ của dân ca và những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ dân ca.

(10)

- Ca dao dân ca thường rất ngắn: từ 2-4 dòng viết theo thể 6/8, song thất lục bát

- Đặc trưng tiêu biểu của ca dao là lặp lại.

VD: lặp lại h/a cây đa bến cũ con đò; lặp lại ngôn ngữ:

( Ai về Hậu Lộc Phú Điền/ Ai về Gia Định thì về…) - CD DC là mẫu mực cô đúc về tính chân thực hồn nhiên có sức gợi cảm và khả năng lưu truyền. CD DC giàu cảm xúc nghệ thuật diễn tả màu sắc địa phương, gần lời nói hằng ngày của nhân dân. Vì vậy được nhân dân ưa chuộng.

+ Bước 3: Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ - Bước đầu hs đã phân biệt được ca dao, dân ca VN

- Hướng dẫn tìm hiểu hoạt động tiếp theo: Những câu hát yêu thương, tình nghĩa chiếm một khối lượng lớn thể hiện những tình cảm, chủ đề nổi bật, tiêu biểu trong ca dao, dân ca VN. Đó là tiếng hát yêu thương, tình nghĩa của người lao động trong quan hệ gia đình; tình mẫu tử, tình cảm con cái đối với cha mẹ, của cháu con đối với ông bà, tình cảmvợ chồng, tình anh em ruột thịt. Vậy tình cảm ấy được biểu hiện cụ thể qu những từ ngữ như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung của các bài ca dao trong chủ đề này.

Hoạt động 2: Hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung văn bản qua phần đọc – hiểu

- Thời gian: 26’

- Mục tiêu: Hs hiểu được ý nghĩa của những bài ca dao, dân ca VN qua đó biết trân trọng tình cảm gia đình - Phương pháp: vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, phân tích, quy nạp.

- Kĩ thuật: động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ.

- Tổ chức thực hiện

+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Gọi HS đọc bài ca dao.

+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

? Theo em những bài ca dao này phải đọc với giọng ntn?

- Nhẹ nhàng thiết tha trầm lắng - HS nêu -> GV chốt -> đọc mẫu - Giải thích một số từ khó.

? Lời của từng bài ca dao là lời của ai nói với ai? Tại sao em lại khẳng định như vậy?

- Bài 1: Lời mẹ ru con.

II. Đọc - hiểu văn bản

1. Đọc - tìm hiểu chú thích

(11)

- Bài 4: Lời ông bà, cô bác, cháu, cha mẹ…nói với nhau - Dựa vào âm điệu, 1 số từ ngữ và hình ảnh…

- Phiếu HT

- Gv hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung bài ca dao số 1 bằng cách điền những thông tin còn thiếu vào phiếu học tập sau :

Tình cảm

Từ ngữ, hình ảnh, âm điệu

Hai câu đầu Nghệ thuật

Tác dụng

Hai câu cuối Nghệ thuật

Tác dụng

- GV chia lớp thành 3 nhóm. Y/c các nhóm hoàn thiện vào phiếu học tập, đại diện nhóm báo cáo kết quả. Gv và hs nhận xét, đánh giá chốt

+ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động - Kết quả dự kiến

Tình cảm - Lời ru của người mẹ nói với đứa con bé bỏng của mình rằng: hãy biết kính trọng, biết ơn công lao trời bể của cha mẹ.

Từ ngữ, hình ảnh, âm điệu

- Âm điệu: lời ru tâm tình, thành kính, sâu lắng

- Hình ảnh so sánh:

- Dùng từ láy, điệp từ mở ra một bức tranh giàu hình ảnh

Hai câu đầu Nghệ thuật - So sánh

+ Công cha - Núi ngất trời + Nghĩa mẹ - Nước biển đông Tác dụng Diễn tả công ơn sinh thành, nuôi dạy

của cha mẹ Hai câu cuối

Nghệ thuật + Sử dụng hình ảnh ẩn dụ “núi cao, biển rộng”

+ Sử dụng thành ngữ “cù lao chín chữ”

Tác dụng - nhấn mạnh công lao to lớn của cha mẹ.

- lời khuyên nhủ con cái phải hiếu

2. Phân tích 2.1. Bài 1

(12)

thảo với cha mẹ

? Em hiểu ntn về 2 hình ảnh: Núi ngất trời – Nước biển đông?

- Núi: Cao tận trời xanh -> hình ảnh của vũ trụ vĩnh hằng vĩ đại

- Nước: bao la, mênh mông, vô tận

GV: Cha uy nghiêm vững chãi được so sánh với núi ngất trời. Mẹ dịu dàng bao dung được so sánh với biển. Cách so sánh phù hợp với tính cách từng người. Điều đó muốn nói công cha, nghĩa mẹ là vô cùng to lớn không thể kể hết được.

? Lời ca “Cù lao chín chữ có ý nghĩa nghĩa khái quát điều gì?

- Công lao cha mẹ nuôi con vất vả nhiều bề, nó vừa cụ thể hóa công cha nghĩa mẹ, vừa thể hiện sự tôn trọng và thông điệp nhắn nhủ của câu hát.

? Em hãy khái quát lại nội dung bài ca dao số 1?

* GV: Bằng nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, từ ngữ đặc tả, từ láy kết hợp với thể thơ lục bát ngọt ngào mà ấm áp thiêng liêng, bài ca dao khẳng định và ca ngợi công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái, là tiếng nói tâm tình truyền cảm lay động trái tim chúng ta, là bài học về đạo làm con vô cùng sâu sa, thấm thía.

HS đọc lại bài ca dao số 4

? Trong bài ca dao số 4 các từ “người xa”, “bác mẹ”,

“cùng thân”có ý nghĩa như thế nào?

- Người xa: người xa lạ - Bác mẹ: cha mẹ

- Cùng thân: cùng là ruột thịt

? Em hãy cho biết tình cảm anh em được cắt nghĩa trên cơ sở nào?

- Anh em không phải người xa - Đều cùng cha mẹ sinh ra

- Đều có quan hệ máu mủ ruột thịt

? Tình cảm anh em được ví như thế nào? Cách ví ấy có gì sâu sắc trong tình cảm anh em ruột thịt?

- Hình ảnh so sánh “như thể tay chân”. Chân tay liền một cơ thể, không thể chia cắt, không bao giờ phụ nhau.

- Điệp từ “ Cùng ” chung bác mẹ -> chung cha mẹ cùng thân: cùng máu mủ, ruột rà.

-> sự gắn bó thiêng liêng của tình anh em như các bộ phận của cơ thể.

? Chính vì lí do gắn bó thân thiết và thiêng liêng ấy, anh

Bằng h/a’ so sánh, NT ẩn dụ và thể thơ lục bát ngọt ngào, bài ca dao k/đ và ca ngợi công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái. Đồng thời nhắc nhở bổn phận làm con phải biết ơn, đền đáp công ơn đó

2.2. Bài 4

- Điệp từ “Cùng”

+ chung bác mẹ: chung cha

(13)

em phải biết làm gì?, nhắc nhở chúng ta điều gì?

-> nhắc nhở anh em phải hoà thuận nương tựa vào nhau ->

là đạo lý đem lại hạnh phúc cho mỗi gia đình.

? Em hãy khái quát lại nội dung bài ca dao số 4?

? Nêu những nét chung của 2 bài ca dao ?

? Những biện pháp NT nào được sử dụng trong 2 bài?

Diễn tả tình cảm gì?

- Thể lục bát, âm điệu tâm tình, hình ảnh truyền thống quen thuộc

- Cả 2 đều là độc thoại, có kết cấu 1 vế lời nhắc nhở nhẹ nhàng thấm thía, có sức truyền cảm…

* GV: Tình cảm gia đình là bài học đạo lí được nói thật bình dị mà thấm thía trong bài ca dao. Chúng ta cần tự hào, trân trọng, giữ gìn và phát triển tình cảm gia đình hơn nữa đặc biệt trong thời đại CNH-HĐH đất nước thì tình cảm đó càng cần được giữ gìn…..

- Đọc ghi nhớ

+ Bước 4: Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ

………

………

* Hoạt động 3: Hướng dẫn hs luyện tập - Thời gian 3’

- Mục tiêu: Củng cố kiến thức bài học và kĩ năng viết bài

- Phương pháp: vấn đáp, phân tích - Kĩ thuật: viết sáng tạo

- Tổ chức hoạt động

+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Y/c hs đọc y/c BT 1 (36)

+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Viết một đoạn văn từ 3-5 câu chủ đề nêu suy nghĩ của em về tình mẫu tử

+ Bước 3: Báo cáo kết quả - Gọi 3 HS trình bày

- 4 HS đọc -> nhận xét

mẹ

+ cùng thân: cùng máu mủ, ruột rà

Bài ca dao là tiếng hát về tình cảm anh em, là lời nhắn nhủ chân thành anh em phải đoàn kết, yêu thương, gắn bó, nương tựa vào nhau.

3. Tổng kết 3.1. Nội dung 3.2. Nghệ thuật

- Sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, ẩn dụ.

- Giọng điệu ngọt ngào mà trang nghiêm.

- Diễn tả tình cảm qua những mô típ quen thuộc.

3.3. Ghi nhớ

III. Luyện tập

* Hoạt động 4: Vận dụng

(14)

- Mục tiêu: Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Thời gian (3’)

? Nếu có một người nào đó nói rằng thứ quan trọng nhất là tiền thì em sẽ nói gì?

+ Kết quả dự kiến: Điều quan trọng nhất không phải là tiền mà là tình cảm giữa con người với con người đặc biệt là tình cảm gia đình. Bởi tiền có thể làm ra nhưng tiền không thể mua được tình cảm khi nó đã bị sứt mẻ….

+ HS nộp sản phẩm, đổi chéo các nhóm chấm đánh giá lẫn nhau

* Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Mục tiêu: Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Thời gian (3’)

? Em hãy tìm những câu ca dao có nội dung tương tự bài ca dao 1 và 4?

+ Dự kiến sản phẩm

- “Công cha như núi Thái Sơn…

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

- “Ơn cha nặng lắm ai ơi

Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang”

- “Anh em cốt nhục một nhà

Kẻ sau, người trước thuận hòa cho vui”

- “Anh em như thể chân tay Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”

4. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới - GV giao nhiệm vụ cho HS

- Học thuộc lòng và phân tích nội dung - nghệ thuật của các bài ca dao.

+ Tìm thêm những những câu ca dao có nội dung tương tự.

+ Phân tích một trong những bài ca dao em sưu tầm được - Chuẩn bị bài: Những câu hát về tình yêu quê hương…

+ Đọc và tìm hiểu nội dung bài ca dao số 1 và 4.

+ Tìm hiểu một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai bài ca dao.

+ Sưu tầm thêm một số bài ca dao về quê hương đất nước.

V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

………

(15)

Soạn:………...…..

Giảng:………..

Tiết 15

NHỮNG CÂU HÁT VỀ

TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI I. Mục tiêu

1. Kiến thức Giúp học sinh :

- Hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của bài ca dao tình yêu quê hương, đất nước, con người

- Mở rộng hiểu biết về các miền quê, giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, con người

2. Kĩ năng

- Biết đọc - hiểu và phân tích ca dao - dân ca trữ tình

- Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh, ẩn dụ những mô típ quen thuộc trong các bài ca dao, dân ca trữ tình về tình yêu quê hương, đất nước và con người

3. Thái độ

- Có ý thức và nâng cao trách nhiệm bản thân đối với quê hương, đất nước 4. Phát triển phẩm chất, năng lực

- Phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm - Năng lực:

+ Năng lực chung: Tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Năng lực đặc thù: năng lực ngôn ngữ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ

* Tích hợp môi trường: sưu tầm những bài ca dao về môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa dân gian.

* Tích hợp kĩ năng sống

- Giao tiếp; phản hồi, lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ ý tưởng, cảm nhận của bản thân về những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ

* Tích hợp giáo dục đạo đức - Tình yêu nước, yêu tự do.

- Rèn luyện phẩm chất tự lập, tự tin, có tinh thần vượt khó, có trách nhiệm với bản thân, với quê hương, đất nước

II. Chuẩn bị

- GV: Phiếu học tập, sgk, bài soạn, bảng phụ

- HS: Đọc và trả lời câu hỏi phần đọc hiểu văn bản, vở soạn III. Phương pháp, kĩ thuật

- Phương pháp vấn đáp, phân tích, giảng bình, nêu và giải quyết vấn đề - Kĩ thuật động não, trình bày một phút, đặt câu hỏi

IV. Tiến trình giờ dạy 1. Ổn định tổ chức: 1’

2. Kiểm tra bài cũ: 4’

? Đọc thuộc lòng 2 bài ca dao phân tích ND - NT 1 bài em hiểu sâu sắc nhất?

3. Bài mới

* Hoạt động khởi động

(16)

- Thời gian: 1 phút

- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý của HS - Phương pháp: Thuyết trình

“VN đất nước ta ơi… sớm chiều”. Ngược dòng thời gian trở về quá khứ ta thực sự rung động trước tình yêu chân chất, niềm tự hào sâu sắc tinh tế về quê hương, đất nước con người của người dân lao động gửi gắm qua những bài ca dao ngắn gọn mà thấm đượm lòng người.

* Hoạt động hình thành kiến thức (30 phút)

- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.

- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm…

- Kĩ thuật: Kĩ thuật hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Phương tiện: Máy chiếu, phiếu học tập, sgk, bài soạn

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung văn bản

- Thời gian: 30’

- Mục tiêu: hs hiểu được nội dung và các giá trị nghệ thuật được sử dụng trong các bài ca dao

- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm…

- Kĩ thuật: Kĩ thuật hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ

- Tổ chức hoạt động

+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV nêu yêu cầu đọc. Gọi 2 HS đ - GV giải thích 1 số từ khó

- Yêu cầu về nhà HS đọc thuộc các bài ca dao trên + Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- GV HD HS phân tích văn bản - Gọi HS đọc bài 1 :

- Gv treo bảng phụ

? Em đồng ý với ý kiến nào sau đây ?

A. Bài ca là lời của 1 người và chỉ có 1 phần

B. Bài ca có 2 phần : - lời hỏi của chàng trai/lời đáp của cô gái.

C. Hình thức đối đáp này có rất nhiều trong ca dao, dân ca

D. Hình thức này không phổ biến trong ca dao, dân ca - ý kiến B, C là đúng vì trong bài ca dao trên có những từ ngữ hô đáp: Nàng ơi: lời chàng trai / Chàng ơi: lời cô gái

I. Đọc, hiểu văn bản

1. Đọc, tìm hiểu chú thích

2. Phân tích văn bản 2.1 .Bài 1

(17)

- GV: Bài hát “ở đâu 5 cửa nàng ơi” có 23 vế - 36 câu nhưng SGK chỉ trích 12 câu lục bát và lục bát phá thể.

? Trong bài có 6 câu hỏi. Mỗi câu là 1 vùng quê hương, đất nước. Tại sao chàng trai - cô gái lại dùng những địa danh đó để hỏi đáp ?

- Vì :

+ Đây là hình thức để trai gái thử tài nhau về kiến thức địa lí, lịch sử …

+ Câu hỏi và lời đáp hướng về nhiều địa danh ở nhiều thời kì của vùng Bắc bộ. Nơi đó còn có nhiều dấu vết lịch sử, văn hoá nổi bật.

+ Để thể hiện, chia sẻ sự hiểu biết cũng như niềm tự hào về quê hương, đất nước => Đây là cánh bày tỏ tình cảm.

? Qua lời hỏi - đáp, em có nhận xét gì về chàng trai, cô gái?

- Là những người hiểu biết, lịch lãm, tế nhị …

GV: Cả chàng trai và cô gái có chung những hiểu biết về những đặc điểm địa lí tự nhiên, những dấu vết lịch sử, văn hoá nổi bật của các địa danh, và cùng thể hiện niềm tự hào, t/y đối với quê hương đất nước.

? Qua bài ca dao này giúp em cảm nhận gì về vùng đồng bằng Bắc bộ nước ta?

- Trả lời, GV khái quát.

- HS đọc bài ca dao số 4.

? Hai dòng thơ đầu bài 4 có những nét gì đặc biệt về từ ngữ ? Sự đặc biệt đó có tác dụng gì? Ý nghĩa ?

- Dòng thơ kéo dài 12 tiếng, sử dụng các tính từ: mênh mông, bát ngát -> gợi sự dài, rộng to lớn của cánh đồng.

- Nghệ thuật : điệp ngữ, đảo ngữ, đối xứng.

-> Diễn tả cánh đồng đẹp, trù phú, đầy sức sống.

? Phân tích hình ảnh cô gái ở 2 dòng cuối ? Chỉ ra biện pháp nghệ thuật và nêu tác dụng?

- Cô gái được so sánh - chẽn lúa đòng đòng - Trẻ trung, phơi phới trong nắng hồng ban mai đầy sức sống.

- Cô gái được so sánh với “chẽn lúa đòng đòng” và

“ngọn nắng hồng ban mai” có sự tương đồng ở nét trẻ trung phơi phới, sức sống đang còn rất trẻ.

Cánh đồng rộng lớn / cô gái bé nhỏ, mảnh mai Khẳng định: Cô gái là chủ nhân, là người làm ra những cánh đồng đó .

GV: 2 câu đầu chỉ có cánh đồng bao la, chưa thấy cái

Bài dân ca mượn hình thức đối đáp để thể hiện tình yêu quê hương, đất nước và niềm tự hào dân tộc, giúp ta có hiểu biết thêm về vùng Bắc bộ nước ta.

2.2. Bài 4

- Hai dòng đầu kéo dài ra 12 tiếng

+ Sử dụng tính từ mênh mông, bát ngát

+ Sử dụng phép đảo ngữ, điệp ngữ đối xứng

=> Diễn tả cánh đồng đẹp, trù phú, đầy sức sống

- Hai dòng cuối:

+ Cô gái được so sánh - chẽn lúa đòng đòng - Trẻ trung, phơi phới trong nắng hồng ban mai đầy sức sống

(18)

hồn của cảnh. 2 câu cuối xuất hiện cô thôn nữ mảnh mai đầy sức sống làm hồn cho cảnh.

? Bài 4 là lời của ai ? Người ấy muốn biểu hiện tình cảm gì ? - Có hai cách hiểu

+ Lời của cô thôn nữ trước đồng lúa quê hương, vừa ca ngợi vẻ đẹp của cánh đồng, vừa ý thức được vẻ đẹp của chính mình; chẽn lúa đòng đòng là biểu tượng cho tuổi xuân thì, vẻ đẹp của tuổi thanh xuân và tình yêu, sự gắn bó tự nhiên của cô gái với quê hương.

- Lời chàng trai -> ngợi ca cánh đồng và vẻ đẹp của cô gái trẻ trung -> cách bày tỏ tình cảm của chàng trai

? Theo em cách hiểu nào hợp lý hơn?

- GV để HS tự do phát biểu theo quan điểm của bản thân

GV nói thêm

- Có thể hiểu đây là lời cô gái : hình ảnh đối lập : Cánh đồng mênh mông >< Thân em bé nhỏ -> Cô gái than thở lo lắng về thân phận của mình, dự cảm một tương lai trắc trở…-> Tâm trạng lo âu. Các em sẽ học bài ca dao than thân

GV chốt lại

Có thể thấy đối với người VN, quê hương là nơi quê cha đất mẹ, là cái nôi thân thiết yêu thương. Quê hương là mái nhà, lũy tre, cái ao tắm mát, là sân đình, cây đa, giếng nước, con đò… Đất nước với quê hương chỉ là một, là cơ đồ mà ông cha ta để lại, là núi sông hung vĩ thiêng liêng. Quê hương đất nước được nói đến trong bài ca dao, dân ca đã thể hiện biết bao tình cảm yêu thương, tự hào của nhân dân ta từ bao đời nay.

Tích hợp kĩ năng sống

- Giao tiếp; phản hồi, lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ ý tưởng, cảm nhận của bản thân về những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

? Em hãy cho biết giá trị nội dung và nghệ thuật của bài ca dao?

- Hs trả lời

? Tình cảm chung trể hiện trong 2 bài ca dao là gì?

- Tình yêu quê hương, đất nước, con người

? Em có nhận xét gì về thể thơ trong 4 bài ca dao?

- Lục bát, lục bát biến thể, thơ tự do (2 dòng đầu bài 4) BP so sánh, gợi nhiều hơn tả.

Bằng nghệ thuật so sánh điệp ngữ, đảo ngữ, phép đối xứng, bài ca dao ngợi ca cánh đồng lúa và cô gái đầy sức sống đồng thời khẳng định cuộc sống trù phú ấm no.

3. Tổng kết 1. 3.1. Nội dung 2. 3.2. Nghệ thuật

- Sử dụng kết cấu lời hỏi đáp, lời chào mời, lời nhắn gửi.

- Giọng điệu tha thiết tự hào.

- Cấu tứ đa dạng độc đáo.

- Sử dụng thể thơ lục bát và lục bát biến thể

(19)

- HS đọc ghi nhớ

+ Bước 3: đánh giá hoạt động

………...…

………...…

3.3. Ghi nhớ

* Hoạt động 4: Vận dụng

- Mục tiêu: Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Thời gian (3’)

? Hãy viết đoạn văn từ 5-7 câu, nêu cảm nhận của em về một bài ca dao mà em thích?

+ Kết quả dự kiến: hs tự chọn bài cao và viết thành đoạn văn hàn chỉnh về nội dung và hình thức

+ HS nộp sản phẩm

* Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Mục tiêu: Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Thời gian (3’)

? Em hãy tìm những câu ca dao có nội dung tương tự bài ca dao 1 và 4?

+ Dự kiến sản phẩm

- Ta về ta tắm ao ta Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn.

- Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.

- Trên trời có đám mây xanh

Ở giữa mây trắng, chung quanh mây vàng - Ước gì anh lấy được nàng

Để anh mua gạch Bát Tràng về xây Xây dọc rồi lại xây ngang

Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân.

4. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới : 2’

- GV giao nhiệm vụ cho HS

- Học thuộc lòng và phân tích nội dung - nghệ thuật của các bài ca dao.

- Chuẩn bị bài : Những câu hát than thân và những câu hát châm biếm + Đọc và tìm hiểu ý nghĩa của các bài ca dao số

+ Phân tích các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài ca dao + Những hình ảnh nào được sử dụng để ví von?

+ Tại sao tác giả dân gian lại lấy những hình ảnh đó để ví von?

+ Từ đó em hiểu gì về số phận con người trong xã hội cũ?

+ Sưu tầm thêm những câu ca dao có nội dung tương tự.

V. Rút kinh nghiệm

(20)

………

………

………

Soạn:………...…..

Giảng:………..

Tiết 16

TỪ LÁY I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Giúp học sinh hiểu khái niệm từ láy và các loại từ láy, cấu tạo của 2 loại từ láy: Từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận

- Hiểu được cơ chế nghĩa của từ láy tiếng Việt 2. Kĩ năng

- Phân tích cấu tạo từ, giá trị tu từ của từ láy trong văn bản

- Hiểu nghĩa và biết cách sử dụng một số từ láy quen thuộc để tạo giá trị gợi hình, gợi tiếng, biểu cảm, để nói giảm hoặc nhấn mạnh

3. Thái độ

- Có ý thức sử dụng từ láy phù hợp với văn cảnh 4. Phát triển năng lực

- Phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm - Năng lực:

+ Năng lực chung: tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Năng lực đặc thù: năng lực ngôn ngữ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ

* Tích hợp kĩ năng sống

- Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng theo những mục đích giao tiếp cụ thể của bản thân - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ quan điểm cá nhân

* Tích hợp giáo dục đạo đức

- Tôn trọng, lắng nghe và hiểu người khác

- Lựa chọn cách sử dụng tiếng Việt đúng nghĩa, trong sáng, hiệu quả - Giáo dục tình yêu tiếng Việt, yêu tiếng nói của dân tộc

II. Chuẩn bị

- GV: sgk, bài soạn, bảng phụ - HS: sgk, vở soạn

III . Phương pháp, kĩ thuật

- Phương pháp phát vấn, gợi mở, phân tích, quy nạp, thảo luận nhóm…

- Kĩ thuật hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ IV. Tiến trình giờ dạy

1. Ổn định tổ chức : 1’

2. Kiểm tra bài cũ : 3’

(21)

? Em hiểu ntn về cấu tạo và nghĩa của các loại từ ghép? Ví dụ?

3. Bài mới

* Hoạt động khởi động - Thời gian: 2 phút

- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý của HS - Phương pháp: vấn đáp

- Kĩ thuật: động não, hỏi và trả lời

- GV chiếu các từ sau lên màn hình và yêu cầu hs lên bảng điền từ ngữ vào cột tương ứng + Mếu máo, liêu xiêu, thăm thẳm, tươi tốt, chùa chiền, mặt mũi, mệt mỏi, tiêu điều, dẻo dai

Từ ghép Từ láy

Tươi tốt, mặt mũi, mệt mỏi, dẻo dai, chùa chiền

Mếu máo, liêu xiêu, thăm thẳm, tiêu điều

? Dựa vào đâu em biết được đó là từ láy HS: Đặc điểm của nó

Giới thiệu bài

Ở tiểu học em đã được học về từ láy, em hiểu thế nào là từ láy ? Những từ láy trên có đặc điểm gì? Có mấy loại từ láy, bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.

* Hoạt động hình thành kiến thức (31 phút)

- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới về các loại từ ghép, cơ chế tạo nghĩa của chúng và biết sử dụng chúng đúng với mục đích giao tiếp.

- Phương pháp: pháp vấn, gợi mở, phân tích, quy nạp, thảo luận nhóm…

- Kĩ thuật: kĩ thuật hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Phương tiện: Máy chiếu, phiếu học tập

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu các loại từ láy - Thời gian 8’

- Mục tiêu: Học sinh hiểu được khái niệm từ láy, phân biệt các loại từ láy

- Phương pháp vấn đáp, phân tích, quy nạp, thảo luận - Kĩ thuật chia nhóm, trình bày 1 phút

- Tổ chức hoạt động

+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV treo bảng phụ

- Gọi 1 HS đọc ngữ liệu trên bảng phụ + Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Phiếu HT số 1

? Những từ láy: đăm đăm, mếu máo, liêu xiêu có đặc điểm âm thanh gì giống nhau, khác nhau?

Từ Giống nhau Khác nhau

đăm đăm

mếu máo, liêu

I. Các loại từ láy

1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu

- đăm đăm: giống nhau về âm thanh (láy toàn bộ) - liêu xiêu, mếu máo: giống

(22)

xiêu

+ Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ - Kết quả dự kiến

Từ Giống nhau Khác nhau

đăm đăm 2 tiếng phát âm như nhau, giống nhau về cấu tạo =>

từ láy toàn bộ mếu máo,

liêu xiêu

giống phụ âm đầu Khác phần vần

=> Láy bộ phận

* Tích hợp kĩ năng sống

Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng theo những mục đích giao tiếp cụ thể của bản thân.

? Vì sao các từ láy “bần bật”, “thăm thẳm” lại không nói được là “bật bật”, “thẳm thẳm”?

- Để cho dễ nói, xuôi tai nên đã biến đổi thanh điệu, phụ âm cuối.

GV: Như vậy láy toàn bộ có thể thay đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối

? Thử lấy ví dụ về từ láy toàn bộ có biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối ?

- Đo đỏ, Láy toàn bộ - Xôm xốp, hồi hộp

? Qua phân tích VD: Từ láy được chia làm mấy loại?

- GV chốt bằng ghi nhớ, gọi 2 HS đọc ghi nhớ 1 + Bước 4: Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ

………

………

Hoạt động 2: Hướng dẫn hs tìm hiểu về nghĩa của từ láy - Thời gian: 12’

- Mục tiêu: Học sinh hiểu được nghĩa của từ láy - Phương pháp vấn đáp, phân tích, thảo luận - Kĩ thuật hỏi trả lời, chia nhóm

* Kĩ năng sống

Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ quan điểm cá nhân.

- Tổ chức hoạt động

+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Y/c hs đọc ngữ liệu trong sgk + Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

? Nghĩa của các từ láy: ha hả, oa oa, tích tắc, gâu gâu được tạo thành do đặc điểm gì về âm thanh?

- Do sự mô phỏng âm thanh (tiếng cười, tiếng khóc, tiếng

nhau phần vần hoặc phụ âm đầu (láy bộ phận)

- Các từ láy có sự biến đổi về âm cuối và thanh điệu cho dễ nói và câu văn nghe xuôi tai.

2. Ghi nhớ sgk 1 (42)

II. Nghĩa của từ láy

1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu

- Nghĩa từ láy tạo thành

(23)

đồng hồ, tiếng chó sủa) - Phiếu HT số 2

Nhiệm vụ: Các từ láy:

a) Lí nhí, li ti, ti hí

b) Nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh có đặc điểm gì chung về âm thanh và nghĩa?

a) Lí nhí, li ti, ti hí

b) Nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh

- Kết quả dự kiến a) Lí nhí, li ti, ti hí

- Tạo nghĩa dựa vào đặc tính âm thanh của vần

+ Vần (i): Độ mở âm lượng nhỏ nhất -> biểu thị tính chất nhỏ bé, nhỏ nhẹ về âm thanh, hình dáng.

b) Nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh

+ Các từ láy trong phần b có tiếng gốc thì tạo nghĩa bằng cách dựa vào nghĩa của tiếng gốc và sự hoà phối âm thanh giữa các tiếng (tiếng gốc đứng sau) biểu thị sắc thái vận động:

khi nhô lên, khi hạ xuống, khi phồng khi xẹp…

- Phiếu HT số 3

Nhiệm vụ: ? So sánh nghĩa của các từ láy: mềm mại, đo đỏ với nghĩa của các tiếng gốc làm cơ sở cho chúng?

- Mềm - Mềm mại - Đỏ

- Đo đỏ

- Kết quả dự kiến:

- Mềm dễ biến dạng dưới tác dụng của lực cơ học.

- Mềm mại mềm và gợi cảm giác dễ chịu trông đẹp mắt, dễ nghe (mang sắc thái biểu cảm) - Đỏ có màu như màu của son, của máu.

- Đo đỏ có màu hơi đỏ (mang sắc thái giảm nhẹ) + Bước 3: Báo cáo kết quả

? Vậy em có nhận xét gì về nghĩa của từ láy?

- Gọi 2 HS trình bày -> GV chốt HS đọc ghi nhớ

+ Bước 4: Đánh giá kết quả hoạt động

………

………

Hoạt động 3: Hướng dẫn hs làm bài tập phần luyện tập

nhờ:

+ Đặc điểm âm thanh của tiếng và sự hoà phối âm thanh giữa các tiếng

- Từ láy mang sắc thái biểu cảm, giảm nhẹ, nhấn mạnh.

2. Ghi nhớ 2 sgk (42)

(24)

- Thời gian: 11’

- Mục tiêu: Giúp hs củng cố lại kiến thức lý thuyết và biết vận dụng để làm bài tập

- Phương pháp vấn đáp, thực hành, phân tích, thảo luận - Kĩ thuật hỏi trả lời, chia nhóm

- Tổ chức hoạt động

+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Y/c hs đọc phần bài tập

+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Gv chia lớp thành nhóm, y/c mỗi nhóm làm một bài tập vào phiếu học tập

Nhóm 1: Phiếu HT số 1 (Bài 1) a) Láy toàn bộ

b) Láy bộ phận - Kết quả dự kiến:

Nhóm 1: Phiếu HT số 1

a) Láy toàn bộ bần bật, thăm thẳm, chiêm chiếp…

b) Láy bộ phận nức nở, tức tưởi, rón rén, lặng lẽ, rực rỡ, ríu ran, nặng nề, nhảy nhót.

Nhóm 2: Phiếu HT số 2 (Bài 2) - Điền tiếng để tạo các từ láy:

…..ló, …..nhỏ, nhức….., ….khác, …..thấp, …..chếch,

…..ách

- Kết quả dự kiến

Nhóm 2: Phiếu HT số 2 - Điền tiếng để tạo các từ láy:

Lấpló, nho nhỏ, nhức nhối, khang khác, thâm thấp, chênh chếch, anh ách

Nhóm 3: Phiếu HT số 3 (Bài 3) - nhẹ nhàng, nhẹ nhõm

a. Bà mẹ…….khuyên bảo con

b. Làm xong công, việc nó thở phào………như trút được gánh nặng

- xấu xí, xấu xa

a. Mọi người đều căm phẫn hành động ……..của tên phản bội.

b. Bức tranh của nó vẽ nguệch ngoạc…..

- tan tành, tan tác

a. Chiếc lọ rơi xuống đất vỡ………

b. Giặc đến, dân làng………mỗi người một ngả - Kết quả dự kiến

Nhóm 3: Phiếu HT số 3 (Bài 3)

III. Luyện tập

(25)

- nhẹ nhàng, nhẹ nhõm

a. Bà mẹ nhẹ nhàng khuyên bảo con

b. Làm xong công, việc nó thở phào nhẹ nhõm như trút được gánh nặng

- xấu xí, xấu xa

a. Mọi người đều căm phẫn hành động xấu xa của tên phản bội.

b. Bức tranh của nó vẽ nguệch ngoạc xấu xí - tan tành, tan tác

a. Chiếc lọ rơi xuống đất vỡ tan tành

b. Giặc đến, dân làng tan tác mỗi người một ngả - Bài tập 4: Y/c các nhóm đặt câu vào phiếu HT

Phiếu HT số 4 (Bài 4) Nhỏ nhắn

Nhỏ nhặt Nhỏ nhẻ Nhỏ nhen Nhỏ nhoi - Kết quả dự kiến

Nhóm 4: Phiếu HT số 4 (Bài 4)

Nhỏ nhắn - Cô ấy có thân hình nhỏ nhắn.

Nhỏ nhặt - Bạn không nên nhỏ nhặt như thế.

Nhỏ nhẻ - An là người ăn nói nhỏ nhẻ.

Nhỏ nhen - Lý Thông là một tên nhỏ nhen.

Nhỏ nhoi - Tôi chỉ có chút tiền nhỏ nhoi này thôi.

- Các nhóm trình bày kết quả

- Gv và hs nhận xét, sửa chữa, chốt trên màn hình - GV hướng dẫn học sinh làm bài tập 5

+ Bước 4: Đánh giá kết quả hoạt động

………

………

Bài 5: Các từ đã cho đều là từ ghép.

* Hoạt động 4: Vận dụng

- Mục tiêu: Giúp HS vận dụng được các KT-KN để viết đoạn văn hoàn chỉnh về nội dung và hình thức

- Thời gian (5’)

(26)

? Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) chủ đề tự chọn, trong đoạn văn có sử dụng từ láy. Chỉ ra từ láy được sử dụng trong đoạn?

- Dự kiến sản phẩm

+ HS nộp sản phẩm, đổi chéo trong bàn chấm đánh giá lẫn nhau

* Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Mục tiêu: Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Thời gian (3’)

? Các tiếng nê trong no nê, rớt trong rơi rớt, hành trong học hành có nghĩa là gì?

Chúng là từ láy hay từ ghép?

- Dự kiến sản phẩm

- No nê ( Nghệ Tĩnh): nê có nghĩa là bụng đầy căng, khó tiêu, gây khó chịu.

- Rơi rớt: Rớt có nghĩa là rơi.

- Học hành: Hành có nghĩa là học

=> Các từ đã cho đều là từ ghép 4. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới

- GV giao nhiệm vụ cho HS

- Học bài, hoàn thiện lại tất cả các BT.

- Chuẩn bị bài Đại từ

+ Tìm hiểu khái niệm đại từ

+ Tìm hiểu các loại đại từ, lấy ví dụ + Trả lời các câu hỏi trong sgk + Chuẩn bị bài tập phần luyện tập

+ Chuẩn bị một đoạn văn chủ đề tự chọn trong đoạn văn có sử dụng đại từ V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Giáo án này trình bày kiến thức cơ bản về phương trình bậc hai một ẩn, các dạng đặc biệt và phương pháp giải các dạng phương trình

CÔNG THỨC NGHIỆM CỦA PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAII. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC

a) Mục tiêu: Hs vận dụng tốt các kiến thức đã học để giải các pt bậc hai b) Nội dung: Làm các bài tập. c) Sản phẩm: Bài làm

- Có kỹ năng vận dụng các quy tắc khai phương của một thương và chia các căn bậc hai trong tính toán và biến đổi biểu thứcB. Năng lực

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM SỰ KIẾN a.. HOẠT ĐỘNG

Giáo án này hướng dẫn giáo viên ôn tập kiến thức đại số chương IV cho học sinh lớp

Bài soạn này hướng dẫn giáo viên tiến trình dạy học tiết ôn tập cuối năm, tập trung vào việc củng cố kiến thức về lập phương trình để giải

Kế hoạch bài giảng kiểm tra học kỳ II môn Toán lớp 9 nhằm đánh giá kiến thức, phát hiện lỗi sai và phân loại học