• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 6/1/2021 Tiết 37 Ngày giảng:11/1

BÀI 34: THOÁI HOÁ DO TỰ THỤ PHẤN VÀ DO GIAO PHỐI GẦN I/. Mục tiêu bài học

1/. Kiến thức:

- HS nắm được khái niệm thoái hoá giống, trình bày được PP tạo dòng thuần ở cây giao phấn.

- HS hiểu trình bày được nguyên nhân thoái hoá của tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật, vai trò trong chọn giống.

2/. Kĩ năng:

- Kĩ năng giải thích.

- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin.

3/. Thái độ:

- Có niềm tin vào khoa học và niềm say mê yêu thích môn học.

- Xây dựng thói quen học tập, ý thức tìm hiểu những thành tựu KH, lòng say mê môn học.

4/. Giáo dục kĩ năng sống hay các nội dung tích hợp:

- Kĩ năng giải thích vì sao người ta cấm anh em có quan hệ huyết thống gần nhau lấy nhau (có cùng dòng máu trực hệ, có họ trong phạm vi 3 đời): con sinh ra sinh trưởng và phát triển yếu, khả năng sinh sản giảm, quái thai, dị tật bẩm sinh.

- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực.

- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.

5/. Các năng lực hướng tới:

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự học.

- Năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực tư duy, sáng tạo.

b. Năng lực chuyên biệt

- Năng lực nghiên cứu khoa học: Dự đoán, quan sát, thu thập, xử lí kết quả, đưa ra kết luận.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ bộ môn.

- Năng lực tìm mối liên hệ.

II/. Chuẩn bị

* GV: Tranh phóng to hình 34.1 (tr. 99) 34.3 (tr.100).

Tư liệu về sự thoái hoá

(2)

* HS: Nghiên cứu bài trước ở nhà.

Ôn lại bài phép lai một cặp tính trạng.

III/. Phương pháp dạy học

-Vấn đáp - tìm tòi; Trực quan; Hỏi chuyên gia; Giải quyết vấn đề.

IV/. Tiến trình giờ dạy

1/. Ổn định tổ chức lớp (1 phút):

2/. Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra.

3/. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động 1: Tìm hiểu hiện tượng thoái hoá (17 phút).

-Mục tiêu: HS trình bày được hiện tượng thoái hoá ở ĐTV, từ đó hiểu được khái niệm thoái hoá, giao phối cận huyết.

- Phương pháp dạy học: quan sát, nêu vấn đề, giảng giải;vấn đáp - tìm tòi.

- Hình thức tổ chức: hoạt động cá nhân - Kĩ thuật dạy học:đặt câu hỏi

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, nhớ lại kiến thứ đã học, trả lời câu hỏi: Việc thực hiện tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn nhằm mục đích gì?

HS trả lời câu hỏi: Tạo ra dòng thuần.

GV bổ sung dòng thuần là dòng có kiểu gen đồng hợp.

GV Yêu cầu HS quan sát hình 34.1 SGK -> Nhận xét về kiểu hình của ngô khi tự thụ phấn bắt buộc qua 7 thế hệ.

HS: Nhận xét chiều cao của ngô giảm dần.

GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và trả lời câu hỏi.

Hiện tượng thoái hoá ở ĐTV biểu hiện như thế nào?

HS: Ở thế hệ sau phát triển chậm, năng suất, phẩm chất kém, sức sống giảm và xuất hiện những biến dị xấu.

I/. Hiện tượng thoái hoá.

1/. Hiện tượng thoái hoá ở ĐTV:

- Ở TV: Cây ngô tự thụ phấn sau nhiều thế hệ, chiều cao cây giảm, bắp dị dạng, hạt ít.

- Ở ĐV: Thế hệ con cháu sinh trưởng, phát triển yếu, quái thai, dị tật bẩm sinh.

(3)

GV: Tìm VD về hiện tượng thoái hoá?

HS: Lấy VD hồng xiêm thoái hoá quả không ngọt, ít quả. Bởi thoái hoá quả nhỏ, khô.

GV: Thế nào là thoái hoá?

HS: Dựa vào ND SGK/99 trả lời câu hỏi.

GV: Nhận xét và giúp HS hoàn thiện kiến thức.

HS: Nghe giảng ghi nhớ Kiến thức vào vở học.

2/. Khái niệm: Thoái hoá là hiện tượng các thế hệ con cháu có sức sống kém dần, bộc lộ tính trạng xấu, năng suất giảm.

- Giao phối gần (cận huyết) là g/phối giữa con cái sinh ra từ 1 cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ với con cái.

Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá (12 phút).

- Mục tiêu: HS giải thích được hiện tượng thoái hoá là do xuất hiện thể đồng hợp gen hoặc hại.

- Phương pháp dạy học: quan sát, nêu vấn đề, giảng giải;vấn đáp - tìm tòi, hỏi chuyên gia

- Hình thức tổ chức: hoạt động cá nhân - Kĩ thuật dạy học:đặt câu hỏi

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức: P: Aa x Aa -> F1? Nhớ lại kiến thức, xác định tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình trong phép lai: F1

KG: 1AA : 2Aa : 1aa KH: 3Trội : 1Lặn

GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, trình bày bảng 34.3:

GV: Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết tỉ lệ động hợp tử và tỉ lệ dị hợp tử biến đổi như thế nào?

HS: Tỉ lệ đồng hợp tăng, tỉ lệ dị hợp giảm. Tỉ lệ đồng hợp trội và tỉ lệ động hợp lặn bằng nhau.

GV: Tại sao thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật lại gây hiện tượng thoái hoá?

HS:+ Gen lặn thường biểu hiện tính trạng xấu.

+ Gen lặn thường không biểu hiện, khụng gây

II/. Nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá.

Nguyên nhân hiện tượng thoái hoá do tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết vì qua nhiều thế hệ tạo ra các cặp gen đồng hợp lặn gây hại.

(4)

hại khi ở thể dị hợp.

+ Các gen lặn gặp nhau (thể đồng hợp) thì biểu hiện ra kiểu hình.

GV sử dụng tranh cho đại diện các nhóm trình bày đáp án bằng cách giải thích hình 34.3 phóng to.

GV: Tỉ lệ kiểu gen AA, Aa, aa như thế nào qua quá trình tự thụ phấn hoặc giao phối qua các thế hệ? - Thế hệ thứ 2?

- Thế hệ thứ n?

HS: Thế hệ thứ 2: KG Aa = 50%; AA= aa = 25%.

Thế hệ thứ n: Aa = (1/2)n

AA= aa = {1 - (1/2)n } : 2

GV yêu cầu HS áp dụng: Tính tỉ lệ kiểu gen của quá trình khi quần thể xuất phát Aa tự thụ phấn qua 5 thế hệ?

Tỉ lệ KG: Aa = (1/2)5 = 1/32 AA = aa = {1 - 1/32} : 2

GV: NX k/quả các nhóm giúp HS hoàn thiện kiến thức.

HS: Nghe giảng ghi nhớ kiến thức vào vở học.

GV mở rộng: Ở một số loài ĐTV cặp gen động hợp không gây hại nên không dẫn tới hiện tượng thoái hoá => vẫn tiến hành giao phối gần.

HS: Nghe giảng ghi nhớ kiến thức vào vở học.

Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của phương pháp tự thụ phấn và giao phối cận huyết trong chọn giống (10 phút).

-Mục tiêu: HS chỉ ra được vai trò của PP tự thụ phấn và giao phối cận huyết trọng chọn giống.

- Phương pháp dạy học: quan sát, nêu vấn đề, giảng giải;vấn đáp - tìm tòi.

- Hình thức tổ chức: hoạt động cá nhân - Kĩ thuật dạy học:đặt câu hỏi

(5)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GV yêu cầu HS Nghiên cứu SGK và tư liệu trả lời

câu hỏi:

? Tại sao tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hoá nhưng những PP này vẫn đư- ợc con người sử dụng trong chọn giống?

HS: + Do xuất hiện cặp gen đồng hợp.

+ Xuất hiện tính trạng xấu.

+ Con người dễ dàng loại bỏ tính trạng xấu + Giữ lại TT mong muốn nên tạo được giống thuần chủng.

- HS: Trình bày => lớp nhận xét.

GV:Hoàn thiện kiến thức.

HS: Nghe giảng ghi nhớ kiến thức vào vở học.

III/. Vai trò của PP tự thụ phấn và giao phối cận huyết trọng chọn giống.

- Vai trò của PP tự thụ phấn giao phối cận huyết trong chọn giống + Củng cố đặc tính mong muốn.

+ Phát hiện gen xấu để loại bỏ ra khỏi quần thể.

+ Chuẩn bị lai khác dòng để tạo ưu thế lai.

4/. Củng cố (4 phút):

GV nhắc lại kiến thức cơ bản trong bài cho HS khắc sâu kiến thức bài học.

Tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở ĐV gây nên hiện tượng gì? Giải thích nguyên nhân?

5/. Hướng dẫn HS học ở nhà (1 phút):

GV yêu cầu HS học về nhà học bài theo câu hỏi, làm bài tập SGK/ 102.

GV yêu cầu HS về nhà đọc mục”em có biết, nghiên cứu trước tiết 38.

VI. Rút kinh nghiệm

...

...

...

...

...

...

...

(6)

Ngày soạn: 6/1/2021 Ngày giảng:12/1

Tiết 38

BÀI 35: ƯU THẾ LAI I/. Mục tiêu bài học

1/. Kiến thức:

- HS nắm được 1 số khái niệm: ưu thế lai, lai kinh tế.

- HS hiểu, trình bày được cơ sở DT của hiện tượng ưu thế lai, lí do không dùng cơ thể F1 để nhân giống

- HS hiểu và trình bày được các biện pháp duy trì ưu thế lai, PP tạo ưu thế lai.

- HS hiểu và trình bày được các PP thường dùng để tạo ưu thế lai kinh tế ở nước ta.

- Hiểu và trình bày được phương pháp thường dùng để tạo con lai kinh tế ở nước ta.

2/. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng giải thích hiện tượng thoái hoá bằng khoa học, phân tích tổng hợp.

- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, quan sát tranh hình tìm kiếm kiến thức.

3/. Thái độ:

- Xây dựng ý thức và thói quen học tập, ý thức tìm hiểu những thành tựu khoa học.

- Giáo dục HS lòng say mê môn học.

4/. Giáo dục kĩ năng sống hay các nội dung tích hợp:

- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực.

- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.

5/. Các năng lực hướng tới:

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự học.

- Năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực tư duy, sáng tạo.

b. Năng lực chuyên biệt

- Năng lực nghiên cứu khoa học: Dự đoán, quan sát, thu thập, xử lí kết quả, đưa ra kết luận.

- Năng lực kiến thức sinh học.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ bộ môn.

- Năng lực tìm mối liên hệ.

(7)

II/. Chuẩn bị

* GV: Tranh H 35 SGK; Tranh 1 số giống động vật.

Kết quả của phép lai kinh tế.

Biểu đồ sự biến đổi tỉ lệ thể dị hợp và thể đồng hợp do tự thụ phấn.

* HS: Nghiên cứu bài trước ở nhà.

III/. Phương pháp dạy học Quan sát tìm tòi.

Hỏi đáp nêu vấn đề; Thảo luận nhóm.

IV/. Tiến trình giờ dạy

1/. Ổn định tổ chức lớp (1phút):

2/. Kiểm tra bài cũ (4 phút): Trong chọn giống người ta dùng 2 PP tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần nhằm mục đích gì?

Trả lời: Trong chọn giống người ta dùng 2 PP tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần nhằm mục đích:

+ Củng cố đặc tính mong muốn.

+ Phát hiện gen xấu để loại bỏ ra khỏi quần thể.

+ Chuẩn bị lai khác dòng để tạo ưu thế lai.

3/. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động 1: Tìm hiểu hiện tượng ưu thế lai (20 phút)

-Mục tiêu: HS nắm được k/n ưu thế lai, trình bày được cơ sở DT của hiện tượng ưu thế lai.

- Phương pháp dạy học: quan sát, nêu vấn đề, giảng giải;vấn đáp - tìm tòi.

- Hình thức tổ chức: hoạt động cá nhân, nhóm - Kĩ thuật dạy học:đặt câu hỏi

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và tư liệu, hỏi:

So sánh cây và bắp ngô ở 2 dòng tự thụ phấn với cây và bắp ngô ở cơ thể lai F1 hình 35 SGK.

HS: Q/s hình phóng to hoặc hình SGK chú ý điểm sau:

+ Chiều cao thân cây ngô

I/. Hiện tượng ưu thế lai.

1/. Khái niệm:

(8)

+ Chiều dài bắp, số lượng hạt

=> Cơ thể lai F1 có nhiều đặc điểm trội hơn cây bố mẹ.

GV: nhận xét ý kiến của HS và dẫn dắt => hiện tượng trên được gọi là ưu thế lai.

GV: Ưu thế lai là gì? cho VD về ưu thế lai ở ĐV và TV?

HS: Dựa vào ND SGK/102 trả lời câu hỏi.

GV: Tại sao khi lai 2 dòng thuần chủng ưu thế lai thể hiện rõ nhất?

HS: Vì hầu hết các cặp gen ở trạng thái dị hợp.

GV: Tại sao ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở thế hệ F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ?

HS: Các thế hệ sau giảm do tỉ lệ gen di hợp giảm nên dẫn đến hiện tượng thoái hoá.

GV: Đánh giá kết quả và bổ sung kiến thức về hiện tượng nhiều gen qui định 1 tính trạng để giải thích GV: Muốn duy trì ưu thế lai con người đã làm gì?

HS: Dựa vào ND SGK/102 trả lời câu hỏi.

HS: áp dụng nhân giống vô tính GV:Hoàn thiện kiến thức.

HS: Nghe giảng ghi nhớ kiến thức vào vở học.

* Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có ưu thế hơn hẳn so với bố mẹ về sự sinh trưởng và phát triển, khả năng chống chịu, năng suất, chất lượng tốt.

2/. Cơ sở DT của hiện tượng ưu thế lai

- Lai 2 dòng thuần (kiểu gen đồng hợp) con lai F1 có hầu hết các cặp gen ở trạng thái dị hợp => chỉ biểu hiện tính trạng của gen trội.

- TT số lượng, hình thái, năng suất do nhiều gen trội qui định.

VD: P: AA bbcc x aaBBCC F1: AaBbCc

- Muốn duy trì ưu thế lai con người dùng phương pháp nhân giống vô tính, chiết ghép, vi nhân giống.

Hoạt động 2: Tìm hiểu các phương pháp tạo ưu thế lai (15 phút).

- Mục tiêu: HS nắm được khái niệm lai kinh tế, trình bày được các PP tạo ưu thế lai.

- Phương pháp dạy học: quan sát, nêu vấn đề, giảng giải;vấn đáp - tìm tòi.

- Hình thức tổ chức: hoạt động cá nhân, nhóm - Kĩ thuật dạy học:đặt câu hỏi , giao nhiệm vụ

(9)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GV: Giới thiệu: người ta có thể tạo ưu thế lai ở cây

trồng và vật nuôi

GV yêu cầu HS Nghiên cứu thông tin SGK, hỏi:

Con người đã tiến hành tạo ưu thế lai ở cây trồng bằng PP nào?

HS: 3 phương pháp lai khác dòng, khác thứ.

GV: Con người đã tiến hành tạo ưu thế lai ở vật nuôi bằng PP nào?

HS: Phép lai KT, đã được áp dụng ở lợn, bò.

GV: Tại sao không dùng con lai KT để nhân giống?

HS: Nếu nhân giống thì các thế hệ sau các gen lặn ở trạng thái đồng hợp sẽ được biểu hiện tính trạng.

GV: Mở rộng:

+ Lai KT thường dùng con cái là giống trong nước.

+ Áp dụng kĩ thuật giữ tinh đông lạnh

+ Lai bò vàng thanh hoá với bò Honsten Hà Lan =>

con lai F1 chịu được nóng, lượng sữa phát triển.

+ Người ta sử dụng lai xa (lai khác loài) -> tạo ưu thế lai.

VD: Vịt + ngan -> cà sáy.

♂ ngựa + ♀lừa -> La

♂ Lừa + ♀ngựa -> Boócđô

Con lai có năng suất cao nhưng bất thụ.

II/. Các PP tạo ưu thế lai

1/. PP tạo ưu thế lai ở cây trồng.

- Lai khác thứ: kết hợp giữa tạo ưu thế lai và tạo giống mới

* VD: Tạo được ngô lai F1 n/s cao hơn từ 25-30% so với giống hiện có - Lai khác dòng: kết hợp giữa tạo ưu thế lai và tạo giống mới

2/. PP tạo ưu thế lai ở vật nuôi

* Lai KT: Là cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc 2 dòng khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sp.

*VD lợn ỉ Móng cái x lợn Đại bạch

=> lợn con mới sinh nặng 0,8 kg, phát triển nhanh, tỉ lệ nạc cao.

- Ngày nay nhờ kiến thức giữ tinh đông lạnh, thụ tinh nhân tạo và kiến thức kích thích nhiều trứng cùng rụng 1 lúc để thụ tinh nên việc tạo con lai KT đối với bò, lợn, có rất nhiều thuận lợi.

4/. Củng cố (4phút):

Ưu thế lai là gì? cho biết cơ sở di truyền của hiện tượng trên? Tại sao không dùng cơ thể lai F1

để nhân giống?

Đáp án:

(10)

Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, có tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa 2 bố mẹ hoặc vượt trội cả 2 bố mẹ.

Cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai F1 để nhân giống; sự tập trung của gen trội có lợi ở cơ thể lai F1.

Không sở dụng cơ thể lai F1 để nhân giống vì ưu thế lai cao nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ vì tăng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp lặn có hại.

5/. Hướng dẫn HS học ở nhà (1phút):

GV yêu cầu HS học về nhà học bài, làm bài tập SGK/ 103.

GV yêu cầu HS học về nhà đọc mục”em có biết SGK/ 103, nghiên cứu lại nội dung ưu thế lai và thoái hoá giống.

VI. Rút kinh nghiệm

...

...

...

...

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Ong lấy phấn hoa sẽ giúp cho sự thụ phấn của hoa, quả đậu nhiều, làm cho cây sai quả. - Ong lấy phấn hoa sẽ giúp cho sự thụ phấn của hoa, quả đậu

Hoạt động 1: Tìm hiểu hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn(8’) - Mục tiêu: Học sinh nêu được : Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.. Nêu được các bộ phận

+ Sự tôn trọng giá trị bản thân, sự độc lập trong cuộc sống thông qua vai trò của sự tạo thành giao tử đực, giao tử cái, sự thụ tinh.. + Qua ý nghĩa

- GV nêu vấn đề: Ở sinh học lớp 6, chúng ta đã được tìm hiểu về đặc điểm cây tự thụ phấn và cây giao phấn-> Yêu cầu HS nhắc lại?. - GV nhận xét. Hôm nay, chúng ta

Giao phối gần hoặc tự thụ phấn qua nhiều thế hệ sẽ dẫn đến hiện tượng thoái hóa giống vì giao phối gần tạo điều kiện cho các alen lặn có hại tổ hợp với nhau

HS phân biệt được thụ phấn và thụ tinh, mối quan hệ giữa chúng.Trình bày được quá trình thụ tinh kết hạt và tạo quả, phân biệt được dấu hiệu cơ bản của sinh sản

Tự thụ phấn và giao phối gần đưa đến thoái hóa giống nhưng chúng vẫn được dùng trong chọn giống vì: các phương pháp này giúp củng cố và duy trì một số tính trạng

- Học sinh giải thích được tác dụng của những đặc điểm có ở hoa thụ phấn nhờ gió, so sánh với thụ phấn nhờ sâu bọ.. - Hiểu hiện tượng