• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TIẾT 40 TUẦN 20 Bài 34: THOÁI HOÁ DO

TỰ THỤ PHẤN VÀ DO GIAO PHỐI GẦN I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Định nghĩa được hiện tượng thoái hóa giống.

- Học sinh hiểu được nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa giống.

- Trình bày được phương pháp tạo dòng thuần ở cây giao phấn ứng dụng tronng sản xuất.

2. Năng lực

Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt

N¨ng lùc chung N¨ng lùc chuyªn biÖt - Năng lực phát hiện vấn đề

- Năng lực giao tiếp - Năng lực hợp tác - Năng lực tự học

- N¨ng lùc sö dông CNTT vµ TT

- Năng lực kiến thức sinh học - Năng lực thực nghiệm

- Năng lực nghiên cứu khoa học

3. Về phẩm chất

Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên:

- Giáo án, SGK, Tranh vẽ như SGK, tiêu bản mẫu vật, tranh ảnh.

2. Học sinh

- Vở ghi, SGK, Nêu và giải quyết vấn đề kết hợp hình vẽ và làm việc với SGK.

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1. Ổn định (1p):

2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới:

Họat động của giáo viên Họat động của học sinh Nội dung HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu(5’)

a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học.

c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập.

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp.

- GV nêu vấn đề: Vì sao sau mỗi vụ bà con nông dân lại phải đi mua lúa giống mà không sử

(2)

dụng lúa vụ trước làm giống?

- GV: Để kiểm tra câu trả lời của bạn đúng hay sai chúng ta nghiên cứu bài mới: “Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần”.

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức a) Mục tiêu: nguyên nhân của sự thoái hóa giống.

b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.

c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.

d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

- Yêu cầu HS nghiên cứu SGK mục I

? Hiện tượng thoái hoá do tự thụ phấn ở cây giao phấn biểu hiện như thế nào?

- Cho HS quan sát H 34.1 minh hoạ hiện tượng thoái hoá ở ngô do tự thụ phấn.

- HS tìm hiểu mục 2 và trả lời câu hỏi:

- Yêu cầu HS đọc tìm hiểu mục 2 trả lời câu hỏi:

? Giao phối gần là gì? Gây ra hậu quả gì ở sinh vật?

- GV nhận xét, chốt ý.

- HS nghiên cứu SGK để trả lời câu hỏi, rút ra kết luận.

- HS quan sát H 34.1 đề xuất hiện tượng thoái hoá ở ngô.

VD: hồng xiêm, bưởi, vải thoái hoá quả nhỏ, ít quả, không ngọt.

- Dựa vào thông tin ở mục 2 để trả lời.

- HS quan sát H34.2 và nêu lên được hậu quả do giao phối gần ở động vật.

I. Hiện tượng thoái hoá (19).

1. Hiện tượng thoái hoá do tự thụ phấn ở cây giao phấn.

- Dùng hạt phấn của cây nào đó thụ phấn cho chính cây đó qua nhiều thế hệ.

- Biểu hiện của hiện tượng thoái hoá: Các cá thể của thế hệ sau có sức sống kém dần, phát triển chậm, chiều cao, năng suất giảm, nhiều cây bị chết.

2. Hiện tượng thoái hoá do giao phối gần ở động vật.

a. Giao phối gần: là sự giao phối giữa con cái sinh ra từ cùng một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ và con cái.

b. Thoái hoá do giao phối gần: Các thế hệ sau sinh trưởng và phát triển yếu, khả năng sinh sản giảm, quái thai, dị tật bẩm sinh, chết non.

- GV giới thiệu H 34.3 ; màu xanh biểu thị thể đồng hợp

- Yêu cầu HS quan sát H 34.3 thảo luận nhóm và trả lời:

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS nghiên cứu kĩ H 34.3, thảo luận nhóm. Đại diện

II. Nguyên nhân của sự thoái hoá (11p).

- Qua các thế hệ tự thụ

(3)

? Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết, tỉ lệ thể đồng hợp và dị hợp biến đổi như thế nào?

? Tại sao tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật lại gây ra hiện tượng thoái hoá?

- GV giúp HS hoàn thiện kiến thức.

- GV mở rộng: ở một số loài động vật, thực vật cặp gen đồng hợp không gây hại nên không dẫn đến hiện tượng thoái hoá  có thể tiến hành giao phối gần.

HS trả lời và hiểu được : + Tỉ lệ đồng hợp tăng, tỉ lệ dị hợp giảm.

+ Các gen lặn ở trạng thái dị hợp chuyển sang trạng thái đồng hợp  các gen lặn có hại gặp nhau biểu hiện thành tính trạng có hại, gây hiện tượng thoái hoá.

phấn hoặc giao phối gần thì thể dị hợp tử giảm dần, thể đồng hợp tử tăng dần.

- Tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật gây ra hiện tượng thoái hoá vì: Trong các quá trình đó thể đồng hợp ngày càng tăng , tạo điều kiện cho các gen lặn gây hại biểu hiện ra kiểu hình.

- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK và

trả lời câu hỏi:

? Tại sao tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hoá xong những phương pháp này vẫn được người ta sử dụng trong chọn giống?

- GV nhận xét và chốt kiến thức mục III.

- HS nghiên cứu SGK mục III và trả lời câu hỏi.

- HS trả lời: Dùng để củng cố và giữ gìn tính ổn định của một số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần, thuận lợi cho sự đánh giá kiểu gen từng dòng, phát hiện các gen xấu để loại ra khỏi quần thể.

III. Vai trò của phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần trong chọn giống (7p).

- Củng cố và giữ gìn tính ổn định của một số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần, thuận lợi cho sự đánh giá kiểu gen từng dòng.

- Phát hiện các gen xấu để loại ra khỏi quần thể.

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')

a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.

d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ.

Câu 1:

Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa giống ở cây giao phấn là:

 A. Do giao phấn xảy ra ngẫu nhiên giữa các loài thực vật

 B. Do lai khác thứ

 C. Do tự thụ phấn bắt buộc

 D. Do lai giữa các dòng thuần có kiểu gen khác nhau

(4)

Câu 2:

Tự thụ phấn là hiện tượng thụ phấn xảy ra giữa:

 A. Hoa đực và hoa cái của các cây khác nhau

 B. Hoa đực và hoa cái của các cây khác nhau và mang kiểu gen khác nhau

 C. Hoa đực và hoa cái trên cùng một cây

 D. Hoa đực và hoa cái của các cây khác nhau nhưng mang kiểu gen giống nhau Câu 3:

Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa giống ở động vật là:

 A. Do giao phối xảy ra ngẫu nhiên giữa các loài động vật

 B. Do giao phối gần

 C. Do lai giữa các dòng thuần có kiểu gen khác nhau

 D. Do lai phân tích

Câu 4:

Giao phối cận huyết là:

 A. Giao phối giữa các cá thể khác bố mẹ

 B. Lai giữa các cây có cùng kiểu gen

 C. Giao phối giữa các cá thể có kiểu gen khác nhau

 D. Giao phối giữa các cá thể có cùng bố mẹ hoặc giao phối giữa con cái với bố hoặc mẹ chúng

Câu 5:

Khi tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn, thế hệ sau thường xuất hiện hiện tượng:

 A. Có khả năng chống chịu tốt với điều kiện của môi trường

 B. Cho năng suất cao hơn thế hệ trước

 C. Sinh trưởng và phát triển chậm, bộc lộ những tính trạng xấu

 D. Sinh trưởng và phát triển nhanh, bộc lộ những tính trạng tốt Câu 6:

Biểu hiện của hiện tượng thoái hóa giống là:

 A. Con lai có sức sống cao hơn bố mẹ

 B. Con lai sinh trưởng mạnh hơn bố mẹ

 C. Năng suất thu hoạch luôn tăng lên

 D. Con lai có sức sống kém dần Câu 7:

Trong chọn giống cây trồng, người ta không dùng phương pháp tự thụ phấn để:

 A. Duy trì một số tính trạng mong muốn

 B. Tạo dòng thuần

(5)

 C. Tạo ưu thế lai

 D. Chuẩn bị cho việc tạo ưu thế lai Câu 8:

Giao phối gần và tự thụ phấn qua nhiều thế hệ có thể dẫn đến hiện tượng thoái hóa giống là do:

 A. Tạo ra các cặp gen lặn đồng hợp gây hại

 B. Tập trung những gen trội có hại cho thế hệ sau

 C. Xuất hiện hiện tượng đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể

 D. Tạo ra các gen lặn có hại bị gen trội át chế

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.

d. Tổ chức thực hiện:GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan.

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp thành nhiều nhóm

( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập

Câu1/ Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật qua nhiều thế hệ có thể gây ra hiện tượng thoái hóa? Cho ví dụ? (MĐ2)

Câu2/ Trong chọn giống, người ta dùng hai phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần nhằm mục đích gì? (MĐ1)

2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trả lời.

- HS nộp vở bài tập.

- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.

Đáp án:

Câu1/ Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật dẫn đến thoái hóa là do các gen lặn có hại chuyển từ trạng thái dị hợp sang trạng thái đồng hợp gây hại.

Câu2/ Trong chọn giống người ta thường dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật để củng cố và giữ tính ổn định của một số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần đánh giá kiểu gen từng dòng, phát hiện các gen xấu để loại ra ngoài .

* Giải thích vì sao anh em họ hàng trong vòng 3 đời không được lấy nhau (MĐ3)

- Con sinh ra sinh trưởng và phát triển yếu, khả năng sinh sản giảm, quái thai, dị tật bẩm sinh.

3. Dặn dò (1p):

- Học bài theo nội dung SGK và vở ghi - Trả lời các câu hỏi SGK

(6)

- Đọc mục “ Em có biết.”

- Đọc và soạn trước bài 35. “Ưu thế lai”. Tìm hiểu một số giống lúa lai, ngô lai ở địa phương.

*******************************************************

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

* HS hoàn thành một đoạn văn khoảng 10 câu để làm rõ tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng buổi đầu đầy gian khổ, trong đó

- Năng lực tự học: tự nhận thức, xác định giá trị của các biện pháp nghệ thuật đối lập, ẩn dụ, hình ảnh giản dị từ đó thấy được tâm tư, tình cảm của người

GV giới thiệu bài: Các em vừa được ôn lại về Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt, Một số biện pháp tu từ (so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ), Câu phân loại theo mục

- Mục tiêu: Trình bày được những đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng.. - Phương pháp – KT: Hoạt động nhóm, nêu và

Câu 5: Trong từng bước phân loại bằng khóa lưỡng phân từ đầu đến cuối người ta luôn phân loại các loài sinh vật thành mấy nhóm..

Khi thử máu để truyền, với máu của vợ bác sĩ thì bị kết dính, với máu bác sĩ thì không bị kết dính.. Nhóm máu O

Trong môi trường có nhiều tác nhân gây hại cho hệ hô hấp, mỗi chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ môi trường và bảo vệ chính mình. Hút thuốc lá có hại

1.Kiến thức : Giúp HS nắm được các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông - Biết vận dụng các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông để chứng minh tam