• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 27/12/2019 Tiết 37 Ngày giảng:31/12/2019

BÀI 34: THOÁI HOÁ DO TỰ THỤ PHẤN VÀ DO GIAO PHỐI GẦN I/. Mục tiêu bài học

1/. Kiến thức:

- HS nắm được khái niệm thoái hoá giống, trình bày được PP tạo dòng thuần ở cây giao phấn.

- HS hiểu trình bày được nguyên nhân thoái hoá của tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật, vai trò trong chọn giống.

2/. Kĩ năng:

- Kĩ năng giải thích.

- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin.

3/. Thái độ:

- Có niềm tin vào khoa học và niềm say mê yêu thích môn học.

- Xây dựng thói quen học tập, ý thức tìm hiểu những thành tựu KH, lòng say mê môn học.

4/. Giáo dục kĩ năng sống hay các nội dung tích hợp:

- Kĩ năng giải thích vì sao người ta cấm anh em có quan hệ huyết thống gần nhau lấy nhau (có cùng dòng máu trực hệ, có họ trong phạm vi 3 đời): con sinh ra sinh trưởng và phát triển yếu, khả năng sinh sản giảm, quái thai, dị tật bẩm sinh.

- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực.

- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.

5/. Các năng lực hướng tới:

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự học.

- Năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực tư duy, sáng tạo.

b. Năng lực chuyên biệt

- Năng lực nghiên cứu khoa học: Dự đoán, quan sát, thu thập, xử lí kết quả, đưa ra kết luận.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ bộ môn.

- Năng lực tìm mối liên hệ.

II/. Chuẩn bị

* GV: Tranh phóng to hình 34.1 (tr. 99) 34.3 (tr.100).

Tư liệu về sự thoái hoá

* HS: Nghiên cứu bài trước ở nhà.

Ôn lại bài phép lai một cặp tính trạng.

(2)

III/. Phương pháp dạy học

-Vấn đáp - tìm tòi; Trực quan; Hỏi chuyên gia; Giải quyết vấn đề.

IV/. Tiến trình giờ dạy

1/. Ổn định tổ chức lớp (1 phút):

2/. Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra.

3/. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động 1: Tìm hiểu hiện tượng thoái hoá (17 phút).

-Mục tiêu: HS trình bày được hiện tượng thoái hoá ở ĐTV, từ đó hiểu được khái niệm thoái hoá, giao phối cận huyết.

- Phương pháp dạy học: quan sát, nêu vấn đề, giảng giải;vấn đáp - tìm tòi.

- Hình thức tổ chức: hoạt động cá nhân - Kĩ thuật dạy học:đặt câu hỏi

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, nhớ lại kiến thứ đã học, trả lời câu hỏi: Việc thực hiện tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn nhằm mục đích gì?

HS trả lời câu hỏi: Tạo ra dòng thuần.

GV bổ sung dòng thuần là dòng có kiểu gen đồng hợp.

GV Yêu cầu HS quan sát hình 34.1 SGK -> Nhận xét về kiểu hình của ngô khi tự thụ phấn bắt buộc qua 7 thế hệ.

HS: Nhận xét chiều cao của ngô giảm dần.

GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và trả lời câu hỏi.

Hiện tượng thoái hoá ở ĐTV biểu hiện như thế nào?

HS: Ở thế hệ sau phát triển chậm, năng suất, phẩm chất kém, sức sống giảm và xuất hiện những biến dị xấu.

GV: Tìm VD về hiện tượng thoái hoá?

HS: Lấy VD hồng xiêm thoái hoá quả không ngọt, ít quả. Bởi thoái hoá quả nhỏ, khô.

GV: Thế nào là thoái hoá?

HS: Dựa vào ND SGK/99 trả lời câu hỏi.

I/. Hiện tượng thoái hoá.

1/. Hiện tượng thoái hoá ở ĐTV:

- Ở TV: Cây ngô tự thụ phấn sau nhiều thế hệ, chiều cao cây giảm, bắp dị dạng, hạt ít.

- Ở ĐV: Thế hệ con cháu sinh trưởng, phát triển yếu, quái thai, dị tật bẩm sinh.

2/. Khái niệm: Thoái hoá là hiện tượng các thế hệ con cháu có sức sống kém dần, bộc lộ tính trạng xấu, năng suất giảm.

- Giao phối gần (cận huyết) là

(3)

GV: Nhận xét và giúp HS hoàn thiện kiến thức.

HS: Nghe giảng ghi nhớ Kiến thức vào vở học.

g/phối giữa con cái sinh ra từ 1 cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ với con cái.

Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá (12 phút).

- Mục tiêu: HS giải thích được hiện tượng thoái hoá là do xuất hiện thể đồng hợp gen hoặc hại.

- Phương pháp dạy học: quan sát, nêu vấn đề, giảng giải;vấn đáp - tìm tòi, hỏi chuyên gia

- Hình thức tổ chức: hoạt động cá nhân - Kĩ thuật dạy học:đặt câu hỏi

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức: P: Aa x Aa -> F1? Nhớ lại kiến thức, xác định tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình trong phép lai: F1

KG: 1AA : 2Aa : 1aa KH: 3Trội : 1Lặn

GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, trình bày bảng 34.3:

GV: Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết tỉ lệ động hợp tử và tỉ lệ dị hợp tử biến đổi như thế nào?

HS: Tỉ lệ đồng hợp tăng, tỉ lệ dị hợp giảm. Tỉ lệ đồng hợp trội và tỉ lệ động hợp lặn bằng nhau.

GV: Tại sao thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật lại gây hiện tượng thoái hoá?

HS:+ Gen lặn thường biểu hiện tính trạng xấu.

+ Gen lặn thường không biểu hiện, khụng gây hại khi ở thể dị hợp.

+ Các gen lặn gặp nhau (thể đồng hợp) thì biểu hiện ra kiểu hình.

GV sử dụng tranh cho đại diện các nhóm trình bày đáp án bằng cách giải thích hình 34.3 phóng to.

GV: Tỉ lệ kiểu gen AA, Aa, aa như thế nào qua quá trình tự thụ phấn hoặc giao phối qua các thế hệ? - Thế hệ thứ 2?

II/. Nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá.

Nguyên nhân hiện tượng thoái hoá do tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết vì qua nhiều thế hệ tạo ra các cặp gen đồng hợp lặn gây hại.

(4)

- Thế hệ thứ n?

HS: Thế hệ thứ 2: KG Aa = 50%; AA= aa = 25%.

Thế hệ thứ n: Aa = (1/2)n

AA= aa = {1 - (1/2)n } : 2

GV yêu cầu HS áp dụng: Tính tỉ lệ kiểu gen của quá trình khi quần thể xuất phát Aa tự thụ phấn qua 5 thế hệ?

Tỉ lệ KG: Aa = (1/2)5 = 1/32 AA = aa = {1 - 1/32} : 2

GV: NX k/quả các nhóm giúp HS hoàn thiện kiến thức.

HS: Nghe giảng ghi nhớ kiến thức vào vở học.

GV mở rộng: Ở một số loài ĐTV cặp gen động hợp không gây hại nên không dẫn tới hiện tượng thoái hoá => vẫn tiến hành giao phối gần.

HS: Nghe giảng ghi nhớ kiến thức vào vở học.

Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của phương pháp tự thụ phấn và giao phối cận huyết trong chọn giống (10 phút).

-Mục tiêu: HS chỉ ra được vai trò của PP tự thụ phấn và giao phối cận huyết trọng chọn giống.

- Phương pháp dạy học: quan sát, nêu vấn đề, giảng giải;vấn đáp - tìm tòi.

- Hình thức tổ chức: hoạt động cá nhân - Kĩ thuật dạy học:đặt câu hỏi

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

GV yêu cầu HS Nghiên cứu SGK và tư liệu trả lời câu hỏi:

? Tại sao tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hoá nhưng những PP này vẫn đư- ợc con người sử dụng trong chọn giống?

HS: + Do xuất hiện cặp gen đồng hợp.

+ Xuất hiện tính trạng xấu.

+ Con người dễ dàng loại bỏ tính trạng xấu + Giữ lại TT mong muốn nên tạo được giống

III/. Vai trò của PP tự thụ phấn và giao phối cận huyết trọng chọn giống.

- Vai trò của PP tự thụ phấn giao phối cận huyết trong chọn giống + Củng cố đặc tính mong muốn.

+ Phát hiện gen xấu để loại bỏ ra khỏi quần thể.

+ Chuẩn bị lai khác dòng để tạo ưu

(5)

thuần chủng.

- HS: Trình bày => lớp nhận xét.

GV:Hoàn thiện kiến thức.

HS: Nghe giảng ghi nhớ kiến thức vào vở học.

thế lai.

4/. Củng cố (4 phút):

GV nhắc lại kiến thức cơ bản trong bài cho HS khắc sâu kiến thức bài học.

Tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở ĐV gây nên hiện tượng gì? Giải thích nguyên nhân?

5/. Hướng dẫn HS học ở nhà (1 phút):

GV yêu cầu HS học về nhà học bài theo câu hỏi, làm bài tập SGK/ 102.

GV yêu cầu HS về nhà đọc mục”em có biết, nghiên cứu trước tiết 38.

VI. Rút kinh nghiệm

...

...

...

...

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. Hình

- Ong lấy phấn hoa sẽ giúp cho sự thụ phấn của hoa, quả đậu nhiều, làm cho cây sai quả. - Ong lấy phấn hoa sẽ giúp cho sự thụ phấn của hoa, quả đậu

- Năng lực thí nghiệm: Làm thí nghiệm tìm hiểu nhu cầu của nước và muối khoáng đối với cây.Thiết kế thí nghiệm chứng minh nhu cầu một số loại muối khoáng đối

- Nhận xét sự hoạt động của cá nhân, của nhóm. Mục tiêu: Quan sát được hình dạng và bước đầu phân nhóm các loại thân biến dạng, thấy được chức năng đối với

- Trung thực, khách quan, nghiêm túc trong làm việc và nghiên cứu khoa học -Tích hợp GDBĐKH: Giun đốt có vai trò làm thức ăn cho người và động vật, làm cho

Vận dụng kiến thức: Biết vai trò của các ngành động vật đã học. Tìm các biện pháp khai thác mặt có lợi và các biện pháp hạn chế mặt có hại... HS: Ôn lại

- Hiểu được cách dinh dưỡng, cách sinh sản của trai sông thích nghi với lối sống thụ động, ít di chuyển2. Năng lực

Câu 2: Kanguru có cấu tạo như thế nào để phù hợp với đời sống của nó chạy nhảy trên đồng cỏ.. Câu 3: Nêu đặc điểm sinh sản, tập tính