• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:6/12/2020 Ngày dạy:...

Khối lớp (đối tượng):6

CHỦ ĐỀ: HOA VÀ SINH SẢN HỮU TÍNH I. Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học

Tên chủ đề: Hoa và sinh sản hữu tính II. Xây dựng nội dung bài học

- Nội dung 1 - Cấu tạo và chức năng của hoa - Nội dung 2 - Các loại hoa

- Nội dung 3 - Thụ phấn

- Nội dung 4 - Thụ tinh, kết hạt và tạo quả III. Xác định mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

- Học sinh biết và phân biệt được các bộ phận chính của hoa, nêu các chức năng của mỗi bộ phận đó. Vai trò của hoa : Thực hiện chức năng sinh sản.

- Giải thích được vì sao nhị và nhuỵ là những bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa.

- Học sinh phân biệt được 2 loại hoa: đơn tính và hoa lưỡng tính.

- Phân biệt được 2 cách xếp hoa trên cây biết được ý nghĩa sinh học của cách xếp hoa thành cụm.

- Học sinh nêu được : Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy. Nêu được các bộ phận tham gia, mô tả hiện tượng và ví dụ.

- Phân biệt hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn. Dựa vào khái niệm, thời gian chín của nhị so với nhụy và lấy được ví dụ.

- Học sinh giải thích được tác dụng của những đặc điểm có ở hoa thụ phấn nhờ gió, so sánh với thụ phấn nhờ sâu bọ.

- Hiểu hiện tượng giao phấn.

- Biết được vai trò của con người từ thụ phấn cho hoa góp phần nâng cao năng suất và phẩm chất cây trồng.

- Khái niệm thụ phấn, hoa tự thụ phấn, hoa giao phấn.

- Nêu được đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ, thụ phấn nhờ gió.

- Biết được vai trò của con người trong thụ phấn cho hoa góp phần nâng cao năng suất, phẩm chất cây trồng.

- Nêu được khái niệm thụ tinh.

- Biết được mối quan hệ giữa thụ phấn và thụ tinh.

- Nêu được dấu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính.

- Biết được quá trình kết hạt, tạo quả.

- Giải thích được tác dụng của những đặc điểm có ở hoa thụ phấn nhờ gió, so sánh với thụ phấn nhờ sâu bọ.

- Phân biệt được thụ phấn và thụ tinh.

(2)

2. Kĩ năng

- Quan sát các bộ phận của hoa bằng mắt thường hoặc kính lúp.

- Quan sát mẫu 3. Thái độ

- Giáo dục ý thức học tập, thái độ yêu thích môn học.

- Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ sự đa dạng của thực vật.

4. Định hướng phát triển các năng lực cho học sinh

* Các năng lực chung:

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy sáng tạo; năng lực quản lí; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

* Các năng lực chuyên biệt

- Năng lực quan sát; năng lực tìm mối liên hệ; năng lực so sánh; năng lực tri thức sinh học; năng lực đưa ra các định nghĩa.

IV. Xác định và mô tả mức độ yêu cầu

BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC YÊU CẦU CẦN ĐẠT CHO CHỦ ĐỀ

Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Nội dung 1:

Cấu tạo và chức năng của hoa

- Kể tên và phân biệt được các bộ phận chính của một bông hoa đi ển hình

- Nêu được đặc đi ểm cấu tạo và ch ức năng từng bộ phận của hoa

- Giải thích đư ợc vì sao nhị và nhụy được coi l à những bộ ph ận sinh sản chủ yếu của hoa.

- Làm tiêu bản các bộ phận c ủa hoa.

Nội dung 2:

Các loại hoa

- Trình bày được khái niệm thụ phấn

- Phân biệt được hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn

-Trình bày được các đặc điểm chính của một số loài hoa thích nghi với lối thụ phấn nhờ sâu bọ.

-Vận dụng để thụ phấn cho hoa nhằm tăng năng xuất cây trồng.

Nội dung 3:

Thụ phấn

-Phân biệt được thụ phấn và thụ tinh.

- Nêu được mỗi quan hệ giữa thụ phấn và thụ tinh.

- Nêu được dấu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính.

- Mô tả được sự biến đổi sau thụ tinh để tạo quả và hạt.

Nội dung 4:

Thụ tinh, kết hạt và tạo quả

- Xác định được cách phân chia các loại quả dựa vào các đặc điểm hình thái của

-Trình bày được cách bảo quản, chế biến các loại quả sau thu hoạch.

-Tự thiết kế mô hình bảo quản quả có ở địa phương

(3)

vỏ quả và đặc điểm của phần thịt quả.

V. Biên soạn các câu hỏi, bài tập theo mức độ yêu cầu - Hệ thống câu hỏi nằm trong tiến trình dạy và học

VI. Thiết kế tiến trình dạy và học 1. Chuẩn bị của GV và Hs:

1.1 Chuẩn bị của giáo viên

- Mẫu vật: hoa tự thụ phấn, hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.

- Tranh ảnh một số hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.

- Cây ngô có hoa, hoa bí ngô.

- Dụng cụ thụ phấn cho hoa.

1.2. Chuẩn bị của học sinh

- Mỗi nhóm: 1 loại hoa tự thụ phấn, 1 loại hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.

- Đọc và nghiên cứu trước bài ở nhà 2. Phương pháp:

- Phương pháp quan sát tìm tòi, thực hành, thảo luận nhóm.

3. Tổ chức các hoạt động học:

3.1. Ổn định tổ chức 3.2. Kiểm tra bài cũ 3.3. Bài mới

A. Khởi động:

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

GV cho HS quan sát một số loại hoa và hỏi: Hoa thuộc loại cơ quan nào? cấu tạo phù hợp với chức năng như thế nào?

B. Hình thành kiến thức:

- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.

Tiết theo ppct: 31 Hoạt động 1 : Cấu tạo và chức năng của hoa

Hoạt động 1.1 : Các bộ phận của hoa

- Học sinh biết và phân biệt được các bộ phận chính của hoa, nêu các chức năng của mỗi bộ phận đó. Vai trò của hoa : Thực hiện chức năng sinh sản.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- GV cho HS quan sát hoa thật và xác định các bộ phận của hoa.

- GV yêu cầu HS đối chiếu hình 28.1 SGK trang 94, ghi nhớ kiến thức.

- HS trong nhóm quan sát hoa bưởi nở, kết hợp với hiểu biết về hoa, xác định các bộ phận của hoa.

(4)

- GV cho HS tách hoa để quan sát các đặc điểm về số lượng, màu sắc, nhị, nhuỵ...

- GV đi từng nhóm quan sát các thao tác của HS giúp đỡ nhóm nào còn yếu, lúng túng hay làm chưa đúng, nhắc nhở các nhóm xếp các bộ phận đã tách trên giấy cho gọn gàng và sạch sẽ.

- GV cho HS trao đổi kết quả các nhóm chủ yếu là bộ phận nhị và nhuỵ.

- GV chốt lại kiến thức bằng cách treo tranh giới thiệu hoa, cấu tạo nhị, nhụy.

- GV gọi 2 HS lên bàn tách hoa loa kèn và hoa râm bụt còn các nhóm cũng tách 2 loại hoa này. Sau đó 2 HS trình bày các bộ phận của hoa loa kèn và hoa râm bụt, HS khác theo dõi, nhận xét.

- Một vài HS cầm hoa của nhóm mình trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS trong nhóm tách hoa đặt lên giấy:

đếm số cánh hoa, xác định màu sắc.

+ Quan sát nhị: đếm số nhị, tách riêng 1 nhị dùng dao cắt ngang bao phấn, cầm nhẹ bao phấn, dùng kính lúp quan sát hạt phấn.

+ Quan sát nhụy, tách riêng nhụy dùng dao cắt ngang bầu kết hợp hình 28.3 SGk trang 94 xem: nhụy gồm những phần nào? noãn nằm ở đâu?

- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

* Tiểu kết

- Hoa gồm các bộ phận: đài, tràng, nhị, nhuỵ.

+ Nhị gồm: chỉ nhị và bao phấn (chứa hạt phấn).

+ Nhụy gồm: đầu, vòi, bầu nhuỵ, noãn trong bầu nhuỵ.

Hoạt động 1.2 : Tìm hiểu chức năng các bộ phận của hoa

- Giải thích được vì sao nhị và nhuỵ là những bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, nghiên cứu SGK và trả lời 2 câu hỏi SGK trang 95.

- GV gợi ý: tìm tế bào sinh dục đực và cái nằm ở đâu? chúng thuộc bộ phận nào của hoa? có còn bộ phận nào của hoa chứa tế bào sinh dục nữa không?

- GV cho HS trong lớp trao đổi kết quả với nhau.

- GV chốt lại kiến thức nh SGV trang 114.

- GV giới thiệu thêm về hoa hồng và hoa cúc cho cả lớp quan sát.

- HS đọc mục  SGK trang 95 quan sát lại bông hoa và trả lời 2 câu hỏi SGK trang 95.

- Yêu cầu xác định được:

+ Tế bào sinh dục đực trong hạt phấn của nhị.

+ Tế bào sinh dục cái trong noãn của nhuỵ.

+ Đài, tràng có tác dụng bảo vệ bộ phận bên trong.

- HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

* Tiểu kết

(5)

- Đài tràng có tác dụng bảo vệ bộ phận bên trong.

- Nhị: có nhiều hạt phấn mang tế bào bào sinh dục đực.

- Nhụy: có bầu chứa lá noãn mang tế bào sinh dục cái.

- Nhị, nhụy có chức năng sinh sản, duy trì nòi giống.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Năng lực tự chủ và tự học: xác định giá trị của các biện pháp nghệ thuật đối lập, ẩn dụ từ đó thấy được tâm tư, tình cảm của người chiến sĩ cộng sản yêu nước,

* HS hoàn thành một đoạn văn khoảng 10 câu để làm rõ tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng buổi đầu đầy gian khổ, trong đó

- Năng lực tự học: tự nhận thức, xác định giá trị của các biện pháp nghệ thuật đối lập, ẩn dụ, hình ảnh giản dị từ đó thấy được tâm tư, tình cảm của người

GV giới thiệu bài: Các em vừa được ôn lại về Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt, Một số biện pháp tu từ (so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ), Câu phân loại theo mục

- Mục tiêu: Trình bày được những đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng.. - Phương pháp – KT: Hoạt động nhóm, nêu và

Câu 5: Trong từng bước phân loại bằng khóa lưỡng phân từ đầu đến cuối người ta luôn phân loại các loài sinh vật thành mấy nhóm..

Khi thử máu để truyền, với máu của vợ bác sĩ thì bị kết dính, với máu bác sĩ thì không bị kết dính.. Nhóm máu O

Trong môi trường có nhiều tác nhân gây hại cho hệ hô hấp, mỗi chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ môi trường và bảo vệ chính mình. Hút thuốc lá có hại