• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px"

Copied!
13
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

CHỦ ĐỀ 2: LỰC ĐẨY ÁC- SI- MÉT (3 tiết)

Tiết 1: Lực đẩy Ac-si-met

Tiết 2: Thực hành nghiệm lại lực đẩy Ac-si-met Tiết 3: Sự nổi

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Mô tả được hiện tượng về sự tồn tại của lực đẩy Ác-si-mét.

- Nêu được điều kiện nổi của vật.

2. Kỹ năng

- Vận dụng được công thức về lực đẩy Ác-si-mét F = V.d.

3.Thái độ

- Nghiêm túc trong học tập, tích cực trong các hoạt động của cá nhân.

- Thực hiện đầy đủ các yêu cầu của giáo viên.

- Có ý thức tốt trong hoạt động nhóm, tuân thủ các bước trong thí nghiệm thực hành, bảo vệ dụng cụ thiết bị thí nghiệm.

4. Các năng lực hướng tới * Năng lực chung

- Năng lực tự học

- Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực hợp tác

- Năng lực tính toán - Năng lực giao tiếp * Năng lực chuyên biệt:

- Nhóm NLTP liên quan đến sử dụng kiến thức vật lí: K1, K2, K3, K4 - Nhóm NLTP về phương pháp: P1, P2, P3, P4, P5, P6, P7, P8, P9 - Nhóm NLTP trao đổi thông tin: X1, X2, X3, X4, X5, X6, X7, X8 - Nhóm NLTP liên quan đến cá thể:C1, C2, C3, C6

II. Bảng mô tả mức độ câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực học sinh qua chuyên đề

Nội dung

MỨC ĐỘ NHẬN THỨC Các năng lực

hướng tới của chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao

Lực đẩy - Mô tả được - Hiểu lực - Vận dụng được - Giải được bài - K1, K2,

(2)

Ácsimét hiện tượng về sự tồn tại của lực đẩy Ác-si- mét. C4.1

đẩy Ác si mét phụ thuộc vào những yếu tố nào C4.2

công thức về lực đẩy Acsimet F = Vd

C4.3, C4.4, C4.5

tập nâng cao C4.6

K3, K4 - P1, P2, P3, P4, P5, P6, P7, P8, P9 - X1, X2, X3, X5, X6, X8

- C1, C2, C3, C4, C5, C6 Thực

hành.

Nghiệm lại lực đẩy Ác Si Met

- Viết được công thức tính lực đẩy Ác-si- mét F =d.V và đơn vị từng đại lượng.

- Đề xuất phương án thí nghiệm kiểm tra công thức trên.

-Vận dụng kiến thức để phân tích hiện tượng, nhận xét hiện tượng Sự nổi - Nêu được điều

kiện nổi của vật.

C4.7, C4.8

- Hiểu được điều kiện để một vật nổi hay chìm C4.9

- Giải thích được một số hiện tượng C4.10

- K1, K2, K3, K4 - P1, P2, P3, P4, P5, P6, P7, P8, P9 - X1, X2, X3, X4, X5, X6, X7, X8 - C1, C2, C3, C6

3. Biên soạn câu hỏi, bài tập theo các mức độ nhận thức

C4.1. Treo một vật vào lực kế, lực kế chỉ giá trị P. Nhúng vật chìm trong chất lỏng, lực kế chỉ giá trị P1< P, điều đó chứng tỏ gì? Lực mới xuất hiện có tên là gì?

Có đặc điểm như thế nào?

C4.2. Thả hai vật có khối lượng bằng nhau chìm trong 1 cốc nước. Biết vật thứ nhất làm bằng sắt, vật thứ hai làm bằng nhôm. Hỏi lực đẩy Ác si mét tác dụng lên vật nào lớn hơn? Tại sao?

C4.3. Một vật làm bằng kim loại, nếu bỏ vào bình chứa vạch chia thể tích thì làm cho nước trong bình dâng lên thêm 100cm3. Nếu treo vật vào một lực kế thì lực kế chỉ 7,8N. Cho trọng lượng riêng của nước d = 10000N/m3.

(3)

a) Tính FA

b) Xác định khối lượng riêng của chất cấu tạo nên vật?

C4.4. Treo 1 vật nhỏ vào lực kế và đặt chúng trong không khí thấy lực kế chỉ F

= 12N. Vẫn treo vật bằng lực kế nhưng nhúng chìm hoàn toàn trong nước thì lực kế chỉ F’=7N. Tính thể tích của vật và trọng lượng riêng của nó. Cho trọng lượng riêng của nước d = 10000N/m3.

C4.5. Một vật có khối lượng 598.5g làm bằng chất có khối lương riêng D = 10,5g/cm3 được nhúng hoàn toàn trong nước. Tính lực đẩy Ác si mét tác dụng lên vật, cho trọng lượng riêng của nước d = 10000N/m3.

C4.6. Thả nột vật bằng kim loại vào bình đo thể tích có vạch chia độ thì nước trong bình từ mức 130cm3 lên mức 175cm3. Nếu treo vật vào một lực kế trong điều kiện vẫn nhúng hoàn toàn trong nước thì lực kế chỉ 4,2N. Cho trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3

a) Tính FA?

b) Xác định khối lượng riêng của chất làm vật?

C4.7. Một vật ở trong lòng chất lỏng chịu tác dụng của những lực nào? Phương, chiều của chúng có giống nhau hay không?

C4.8. Nêu điều kiện để một vật nổi, chìm hay lơ lửng?

C4.9. Muốn biết một vật sẽ nổi hay chìm khi thả vào trong một chất lỏng ta dựa vào yếu tố nào?

C4.10. Giải thích nguyên tắc nổi, chìm đối với một chiếc tàu ngầm?

4. Tổ chức dạy học theo chủ đề

Tiết Nội dung Ghi chú

1 Lực đẩy Ácsimét Tích hợp BVMT

2 Thực hành nghiệm lại lực đẩy Ác si mét

3 Sự nổi Tích hợp BVMT

TIẾT 1: LỰC ĐẨY ÁC-SI-MÉT I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Mô tả được hiện tượng về sự tồn tại của lực đẩy Ác-si-mét, chẳng hạn như:

+ Khi nâng một vật ở dưới nước, ta cảm thấy nhẹ hơn khi nâng vật đó trong không khí.

(4)

+ Ta nhấn quả bóng bàn chìm trong nước, rồi thả tay ra, quả bóng bị đẩy nổi lên mặt nước.

- Mọi vật nhúng vào chất lỏng bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên với lực có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. Lực này gọi là lực đẩy Ác-si-mét.

2. Kĩ năng

- Mô tả được thí nghiệm để nghiệm lại lực đẩy Ac – si – mét theo sách giáo khoa.

- Viết được công thức tính lực đẩy Ác – si – mét: FA = d.V, trong đó, FA là lực đẩy Ác-si-mét (N), d là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3), V là thể tích chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3).

- Sử dụng thành thạo công thức F = Vd để giải các bài tập đơn giản có liên quan đến lực đẩy Ác – si – mét và vận dụng những biểu hiện của lực đẩy Ác – si – mét để giải thích một số hiện tượng đơn giản thường gặp trong thực tế.

3. Thái độ

- Tự tin đưa ra các ý kiến cá nhân khi thực hiện các nhiệm vụ.

- Chủ động trao đổi, thảo luận với các HS khác và với GV.

- Rèn tính cẩn thận, ý thức hợp tác làm việc trong nhóm.

4, Các năng lực cần hướng tới

* Năng lực chung - Năng lực tự học

- Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực hợp tác

- Năng lực tính toán - Năng lực giao tiếp

* Năng lực chuyên biệt:

- Nhóm NLTP liên quan đến sử dụng kiến thức vật lí: K1, K2, K3, K4 - Nhóm NLTP về phương pháp: P1, P2, P3, P4, P5, P6, P7, P8, P9 - Nhóm NLTP trao đổi thông tin: X1, X2, X3, X5, X6, X8

- Nhóm NLTP liên quan đến cá thể: C1, C2, C3, C4, C5, C6 II. Câu hỏi quan trọng

- Lực đẩy Ác si mét là gì?

- Đạc điểm của lực đẩy Ác si mét?

(5)

- Nêu công thức và giải thích rõ các đại lượng, đơn vị của các đại lượng trong công thức?

- Độ lớn của lực đẩy Ác si mét phj thuộc vào các yếu tố nào?

III. Đánh giá

Bằng chứng đánh giá:

- Học sinh có thể thể hiện được mức độ hiểu của mình sau bài học bằng cách: trả lời các câu hỏi giáo viên đặt ra

- Các hình thức đánh giá và các công cụ đánh giá:

+ Trong bài giảng: sử dụng các câu hỏi do giáo viên đặt ra, công cụ đánh giá bằng phiếu học tập

+ Sau bài giảng: đánh giá bằng bài tập về nhà, công cụ đánh giá theo hồ sơ HS.

IV. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- 1 hòn đá được buộc vào một sơi dây, 1 chậu nước, - Phiếu nhiệm vụ học tập số 1, 2, 3, 4.

Phiếu học tập số 1 (Hoạt động nhóm: 3 phút ) Nhóm số: ...

- Cho các dụng cụ: 1 hòn đá có buộc dây, 1 cốc nước.

+ Tiến hành: Cầm đầu dây còn lại, thả hòn đá vào nước, kéo từ từ hòn đá ra khỏi nước. Nêu cảm nhận lực kéo của tay khi hòn đá trong nước và khi ra ngoài không khí.

...

...

...

+ Thảo luận: Từ hiện tượng trên, nhóm em có suy nghĩ, thắc mắc, dự đoán gì?

...

...

Phiếu học tập số 2 (Hoạt động nhóm: 4 phút) Nhóm số: ...

+ Thảo luận đề xuất phương án TN chứng tỏ nước đã tác dụng lực đẩy lên vật nhúng trong nó? Cần những dụng cụ TN nào để thực hiện theo phương án đó?

(6)

...

...

...

+ Tiến hành thí nghiệm, nêu kết quả thí nghiệm.

...

...

- Hoàn thành nhận xét: Nước đã tác dụng vào vật nặng một lực đẩy hướng từ ...

...

Phiếu học tập số 3:

(Hoạt động nhóm: 8 phút) Nhóm số: ...

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm quan sát H 10.3, thảo luận:

+ Mục đích của TN?

...

...

...

+ Dụng cụ của TN?

...

...

...

+ Cách tiến hành TN0 ?

...

...

.

+ Kết quả TN như thế nào thì chứng tỏ dự đoán về độ lớn lực đẩy ác si mét là đúng? Chứng minh?

...

...

...

Phiếu học tập số 4

(7)

(Hoạt động nhóm bàn: 5 phút)

+ Độ lớn của lực đẩy acsimét phụ thuộc vào những yếu tố nào?

...

...

...

+ Các cách làm tăng độ lớn của lực đẩy ác – si – mét?

...

...

...

+ Các cách làm giảm độ lớn lực đẩy ác – si – mét?

...

...

...

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Nghiên cứu bài trước theo yêu cầu của giáo viên.

- Bảng nhóm.

V. Các hoạt động dạy và học - Giáo dục Hoạt động 1: Ổn định tổ chức. (1phút)

Ngày giảng Lớp Sĩ số

... … ...

... … ...

Hoạt động 2: Kiểm tra kiến thức cũ.( 3 phút)

- Mục đích: Kiểm tra một số kiến thức cơ bản đã học ở bài học trước để đánh giá kết quả học tập thường xuyên của học sinh.

- Phương pháp: Phát vấn.

- Phương tiện, tư liệu: Máy tính, máy chiếu.

- Kỹ thuật dạy hoc: kỹ thuật đặt câu hỏi.

Câu hỏi Đáp án sơ lược Biểu điểm

- Tại sao khí quyển gây ra áp suất?

áp suất khí quyển có đặc điểm gì?

+ Khí quyển là lớp không khí dày tới hàng nghìn km bao quanh TĐ, mà không khí có trọng lượng nên khí quyển gây ra áp suất.

+ Áp suất khí quyển tác dụng theo

5,0

3,0

(8)

- Lấy ví dụ trong thực tế chứng tỏ sự tồn tại và đặc điểm của áp suất khí quyển?

mọi hướng lên trái đất và mọi vật trên trái đất.

+ VD:... 2,0

Hoạt động 3: Giảng bài mới.

Hoạt động 3.1: Hoạt động khởi động ( 5 phút)

- Mục đích: Giới thiệu cho HS nắm được vấn đề mới cần nghiên cứu, tạo hứng thú học tập cho học sinh.

- Phương pháp: Thí nghiệm, phát vấn nêu vấn đề.

- Phương tiện: Hòn đá, sợi dây, cốc nước, phiếu học tập.

- Kỹ thuật dạy hoc: kỹ thuật đặt câu hỏi, đặt vấn đề.

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Năng lực GV : Chuyển giao nhiệm vụ : Phát

phiếu học tập số 1, yêu cầu : + 1 HS đọc nhiệm vụ của phiếu ? + Nhóm trưởng

điều khiển nhóm thực hành, thảo luận, báo cáo kết quả.

GV: Phát biểu vấn đề: Để khẳng định nước đã tác dụng lực đẩy lên hòn đá, lực này có các đặc điểm gì, chúng ta cùng đi tìm hiểu tiết 1 của chủ đề.

-Nhóm thực hiện nhiệm vụ theo điều khiển của nhóm trưởng, báo cáo:

+ Cảm nhận: Kéo trong nước thấy nhẹ hơn trong không khí.

+ Dự đoán: Nước tác dụng lực đẩy lên hòn đá.

P1, P2

Hoạt động 3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 3.2.1: Tìm hiểu sự tồn tại của lực đẩy Ác si mét, đặc điểm của lực đẩy Ác si mét ( 15 phút)

- Mục đích: Thông qua TN cho HS nhận thấy sự tồn tại của lực đẩy ac – si – mét, các đặc điểm về phương, chiều và độ lớn lực đó. Lấy ví dụ về biểu hiện của lực đó trong thực tế.

- Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học: Thực nghiệm, đàm thoại.

(9)

- Phương tiện: Máy tính, máy chiếu, slide có nội dung phục vụ hoạt động 4, phiếu học tập số 2,3

- Kỹ thuật dạy hoc: kỹ thuật đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ.

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Năng lực GV : Chuyển giao nhiệm vụ : Phát

phiếu học tập số 2, yêu cầu : + 1 HS đọc nhiệm vụ ?

+ Nhóm trưởng điều khiển thảo luận, lựa chọn dụng cụ, thực hành, báo cáo kết quả.

GV: Thông báo: Nếu thay nước bằng 1 chất lỏng khác thì hiện tượng xảy ra tượng tự, nghĩa là P1 <

P.

H: Như vậy, từ kết quả của TN ta có thể rút ra kết luận gì về tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng trong nó?

GV: Chốt, giới thiệu: Tên gọi của lực đẩy này là lực đẩy ac – si – mét.

H: Trong điều kiện nào một vật chịu lực đẩy ác – si – mét của một chất lỏng ? Kể một thí dụ về sự biểu hiện lực đẩy ác – si – mét của nước ? Lực đẩy acsimét có điểm đặt; phương, chiều như thế nào?

GV: Đặt vấn đề: Vậy còn yếu tố về độ lớn của FA thì sao?

H: Vấn đề tiếp tục nghiên cứu là gì?

- Nhóm thực hiện nhiệm vụ:

đề xuất phương án TN. Nhóm trưởng nhận dụng cụ, điều khiển nhóm tiến hành để khẳng định P1 < P. Thảo luận rút ra nhận xét:

+ Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy hướng từ dưới lên.

-Cá nhân trả lời:

+ Trong điều kiện vật đó được nhúng vào trong chất lỏng.

+ Thí dụ: ...

+ Lực đẩy acsimét có điểm đặt lên vật, phương thẳng đứng chiều hướng từ dưới lên.

P8, P9 X1, X5 X6, X7 X8

(10)

H: Hãy đọc thông tin mục 1 dự đoán (SGK – trang 37) cho biết nhà bác học acsimét đã dự đoán độ lớn của lực đẩy acsimét như thế nào?

GV: Thông báo: Bằng nhiều TN khác nhau người ta đã khẳng định được dự đoán trên là đúng. H 10.3 là một TN điển hình.

GV: Chuyển giao nhiệm vụ: Phát phiếu học tập số 3, yêu cầu :

+ 1 HS đọc nhiệm vụ ?

+ Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận, báo cáo kết quả.

GV: Đưa ra các ký hiệu: Nếu gọi V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ, d là trọng lượng riêng của chất lỏng, yêu cầu HS rút ra công thức tính lực đẩy ac si mét.

GV: Mở rộng: Chất khí cũng gây lực đẩy ac –si – met. Độ lớn cũng được tính bởi công thức FA = d.V,với d:...., V:... Tuy nhiên do d chất khí nhỏ nên đôi khi bỏ qua FA

của chất khí. Vì vậy, độ lớn của FA, có thể tính: FA = P – P1

GV: Tích hợp: Nhờ có lực đẩy acsimét mà các tàu thủy có thể lưu

-Nhóm trưởng điều khiển thảo luận chứng minh dự đoán của acsimét là đúng.

P2 = P1 – FA < P1.

Khi đổ nước từ cốc B vào cốc A, lực kế lại chỉ P1 điều đó chứng tỏ lực đẩy ác si mét có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

(11)

thông trên sông, biển. Tuy nhiên động cơ của chúng thải ra rất nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính.

Để hạn chế sự ô nhiễm trên, chế tạo tàu thủy có thể sử dụng nguồn năng lượng gió hoặc kết hợp giữa lực đẩy của động cơ và lực đẩy của gió.

Hoạt động 3.3.2: Luyện tập( 3 phút)

GV: Chuyển giao nhiệm vụ: Yêu vầu học sinh hệ thống lại kiến thức đã học + 1 HS đọc nhiệm vụ ?

+ Nhóm bàn thảo luận, báo cáo kết quả.

Hoạt động 3.3.3: Vận dụng ( 12 phút)

- Mục đích: HS biết vận dụng kiến thức mới để làm bài tập, câu hỏi SGK.

- Phương pháp: vấn đáp.

- Phương tiện, tư liệu: SGK, máy chiếu, máy tính trình chiếu cấc bài tập vận dụng.

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Năng lực GV : Chiếu bài tập 4.4. Cho HS tóm

tắt, nêu hướng giải. Lên bảng trình bày bài giải. Chiếu đáp án, toàn bài.

- Cá nhân HS trả lời

- Học sinh thảo luận theo nhóm bàn, hoàn thành phiếu học tập số 4

- Cá nhân nêu cách giải:

Tóm tắt:

F= 12N F’= 7N

d= 10000N/m3

K1,K2 K3,K4 X1,X5 X6.

(12)

H: Trả lời hiện tượng trong thí nghiệm ban dầu? Giải thích câu hỏi mở bài

H: Nội dung 1 của chuyên đề cần ghi nhớ được những kiến thức gì?

GV: Chốt.

V, dV= ?

Bài giải

Độ lớn của lực đẩy Ác si mét là:

FA= F – F’ = 12 – 7 = 5 (N) Thể tích của vật bằng thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ:

V= FA / d= 5/ 10000 = 0,0005 (m3)

Khi treo vật ngoài không khí thì giá trị của lực kế bằng trọng lượng của vât: P = F=

12 N

Trọng lượng riêng của chất làm vật là:

dV = p/ V= 12/ 0,0005=

24000 (N/m3)

+ Gàu nước lúc ngập trong nước cảm thấy nhẹ hơn khi kéo trong không khí. Vì gàu nước chìm trong nước bị nước tác dụng của lực đẩy ac – si – mét hướng từ dưới lên và có độ lớn bằng P của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

Hoạt động 3.4 :Hoạt động tìm tòi mở rộng ( 6 phút)

- Mục đích : Giao nhiệm vụ HS củng cố nội dung 1 của chủ đề, - Phương pháp, hình thức tổ chức : Phát vấn, thuyết trình.

- Phương tiện : Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Năng lực

(13)

GV: Phát hệ thống câu hỏi bài tập đánh giá của chuyên đề. Yêu cầu về nhà:

+ Học bài, đặt câu hỏi và trả lời cho các kiến thức của nội dung 1.

+ Tìm hiểu trong thực tế các hiện tượng liên quan đến lực đẩy ác si mét, ứng dụng của lực đẩy ác si mét.

+ Làm các bài tập: 4.2; 4.3; 4.5; 4.6 (phiếu học tập)

+ Tìm hiểu trước nội dung 2 của chủ đề: Điều kiện để một vật rắn không thấm nước chìm, nổi hay lơ lửng trong chất lỏng.

- Cá nhân ghi nhớ nội dung về nhà.

K1,K2 K3,K4 C1,C2

VI. Tài liệu tham khảo - Sách giáo khoa Vật lý 8 - Sách giáo viên Vật lý 8 - Sách thiết kế Vật lý 8

- Chuẩn kiến thức kỹ năng môn Vật lý 8

- Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn Vật lý THCS (giảm tải) VII. Rút kinh nghiệm

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Điều này hoàn toàn khác với đáp án vì đáp án không chú trọng yêu cầu về kĩ năng tạo lập văn bản mà chỉ tập trung vào các yêu cầu chi tiết về nội dung đối với một đề bài

Sau đó nối các vector của các cột này lại với nhau để làm vector đại diện cho mỗi dòng dữ liệu, nhãn công việc cũng được chuyển thành dạng số tương ứng, người thực hiện

Điển hình là nhiều lao động vẫn chưa hài lòng với đồng nghiệp; quan điểm và thái độ của cấp trên; công ty chưa tổ chức nhiều các chương trình huấn luyện

Nhóm nghiên cứu sử dụng công nghệ viễn thám đã xây dựng được bản đồ rủi ro do lũ, ngập lụt cho các khu vực nghiên cứu dựa vào các dữ liệu, tài liệu vệ tinh xây dựng được

Kết quả sẽ giúp cho ta xác định được chiều hướng, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại công ty

Trường Đại học Kinh tế Huế.. Ngược lại, nhận định “Lãnh đạo quan tâm đến cấp dưới” được đánh giá thấp nhất với tổng tỉ lệ đồng ý và rất đồng ý là 68%.. Tại vì, hệ

Đối với nghiên cứu của Trân Kim Dung (2005) thì đối tượng khảo sát là các sinh viên đang đi làm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, đây là những đối tượng có sự ưu

- Vị trí lỗ thông liên thất: Với TLT phần quanh màng, việc xác định hướng lan của lỗ thông tới các phần buồng nhận, buồng tống, phần cơ bè, dưới van đại động mạch là