• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 1/04/2021 Tiết 42 Ngày dạy: 5/4

KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II I- MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Vận dụng kiến thức đã học để làm bài kiểm tra.

2. Kĩ năng:

Rèn luyện tính tự giác làm bài của HS trong giờ kiểm tra.

3. Thái độ:

Có ý thức tốt trong giờ kiểm tra.

II- CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

Đề bài, đáp án và thang điểm.

2. Học sinh:

Ôn tập nội dung kiến thức ở nhà, đồ dùng học tập.

III. PHƯƠNG PHÁP:

- Kiểm tra viết: Trắc nghiệm + Tự luận IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra:GV phát đề kiểm tra cho HS.

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC: 2020 - 2021

Nội dung Mức độ kiến thức kĩ năng

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng

TN TL TN TL TN TL TN TL

Phần 3 CHĂNNUÔI

- Biết được vai trò của chuông nuôi.

- Biết được những đặc điểm của sự phát triển cơ thể vật nuôi non.

- Biết được cách chăn nuôi vật nuôi cái sinh sản.

- Hiểu được vai trò của vệ sinh trong chăn nuôi.

- Hiểu được nguồn góc thức ăn

- Hiểu được tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp vệ sinh và các kĩ thuật khi xây dựng chuồng nuôi.

- Hiểu được hai nguyên nhân chính gây ra bệnh cho vật nuôi.

- Hiểu được vai trò các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi.

-Lấy được ví dụ vật nuôi bị bệnh do các nguyên nhân gây ra.

-Biết cách phòng trị bệnh để ứng dụng vào thực tế.

Số câu Số điểm

Tỉ lệ

3 1.5đ 15%

3 1.5đ 15%

2 3.5đ 35%

1 0.5đ 5%

1 0.5đ

5%

1 0.5đ

5%

1 2đ 20%

12 10 đ 100%

Tổng câu 3 5 2 2 12

(2)

Tổng điểm Tỉ lệ

1.5 15%

5 50%

1 10%

2.5 25 %

10 100%

ĐỀ BÀI I. TRẮC NGHIỆM (4.0 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng, mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm.

Câu 1. Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ đâu?

A. Bột cá B. Động vật, thực vật và chất khoáng.

C. Bột sắn D. Cám gạo

Câu 2: Trong nuôi dưỡng vật nuôi cái sinh sản phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng nào dưới đây, trừ:

A. Lipit. B. Protein. C. Chất khoáng. D. Vitamin.

Câu 3. Vai trò của chuồng nuôi gồm:

A. Giúp vật nuôi tránh được những thay đổi của thời tiết.

B. Giúp vật nuôi hạn chế tiếp xúc mầm bệnh.

C. Nâng cao năng suất chăn nuôi.

D. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 4: Một chuồng nuôi đạt tiêu chuẩn, hợp vệ sinh phải có độ ẩm trong chuồng là bao nhiêu %?

A. 30 – 40% B. 60 – 75% C. 10 – 20% D. 35 – 50%

Câu 5: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò của vệ sinh trong chăn nuôi?

A. Phòng ngừa dịch bệnh xảy ra. B. Bảo vệ sức khỏe vật nuôi.

C. Quản lí tốt đàn vật nuôi. D. Nâng cao năng suất chăn nuôi.

Câu 6. Bệnh tụ huyết trùng ở lợn thuộc loại bệnh gì?

A. Bệnh di truyền B. Bệnh không truyền nhiễm C. Bệnh kí sinh trùng D. Bệnh truyền nhiễm

Câu 7: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của sự phát triển cơ thể vật nuôi non?

A. Sự điều tiết thân nhiệt chưa hoàn chỉnh. B. Chức năng hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh.

C. Chức năng sinh sản hoàn chỉnh. D. Chức năng miễn dịch chưa tốt.

Câu 8: Muốn chăn nuôi vật nuôi cái sinh sản có kết quả tốt phải chú ý đến giai đoạn nào?

A. Giai đoạn trước khi mang thai. B. Giai đoạn mang thai.

C. Giai đoạn nuôi con. D. Cả B và C đều đúng.

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. (2.0 điểm ) : Tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp vệ sinh? Muốn chuồng nuôi hợp vệ sinh khi xây chuồng ta phải thực hiện các kĩ thuật nào ?

Câu 2. (2.0 điểm ) : Những nguyên nhân nào gây ra bệnh cho vật nuôi ? Lấy ví dụ.

Câu 3. (2.0 điểm ) : Em hãy trình bày các biện pháp phòng, trị bệnh cho vật nuôi?

ĐÁP ÁN

Câu N i dungộ Đi mể

I.Trắc Mỗi câu tr l i đúng đả ờ ược 0.5 đi m.ể 4.0 đi mể

(3)

nghi mệ (4.0 đi m)ể

1 2 3 4

B A D B

5 6 7 8

C D C D

II. T lu nự ậ ( 6.0 đi m)ể

Câu 1.

- Tiêu chu n chuỗ+ng nuỗi h p v sinh: Nhi t đ thích ẩ ợ ệ ệ ộ h p; Đ m: 60-75%; Đ thỗng thoáng tỗt; Đ chiêu ợ ộ ẩ ộ ộ sáng thích h p; Khỗng khí ít khí đ c.ợ ộ

- Muỗn chuỗ+ng nuỗi h p v sinh, khi xây chuỗ+ng nuỗiợ ệ ph i th c hi n đúng kĩ thu t và ch n đ a đi m, hả ự ệ ậ ọ ị ể ướng chuỗ+ng, nê+n chuỗ+ng, tường bao, mái che và bỗ trí các thiêt b khác.ị

- 1.0 đi mể

- 1.0 đi m.ể

Câu 2.

-Có hai nguyên nhân sinh ra b nh v t nuỗi:ệ ở ậ

+ Yêu tỗ bên trong (yêu tỗ di truyê+n). Ví d : B nhụ ệ b ch t ng,...ạ ạ

+ Yêu tỗ bên ngoài (mỗi trường sỗng c a v t nuỗi): Củ ậ ơ h c, lí h c, hóa h c, sinh h c. Ví d : Th i tiêt quá nóngọ ọ ọ ọ ụ ờ (l nh), tác đ ng c a ngo i l c,...ạ ộ ủ ạ ự

2.0 đi mể

Câu 3.

Các bi n pháp phòng, tr b nh cho v t nuỗi:ệ ị ệ ậ

* Các biện pháp phòng bệnh cho vật nuôi:

- Chắm sóc chu đáo t ng lo i v t nuỗi.ừ ạ ậ - Tiêm phòng đâ+y đ các lo i vacxin.ủ ạ

- Cho v t nuỗi ắn đâ+y đ các chât dinh dậ ủ ưỡng.

- V sinh mỗi trệ ường sỗng s ch se.ạ

* Các biện pháp trị bệnh cho vật nuôi:

- Cách ly v t nuỗi b b nh v i v t nuỗi kho .ậ ị ệ ớ ậ ẻ

- Báo ngay cho cán b thú y đên khám và điê+u tr khi cóộ ị tri u ch ng b nh, d ch b nh v t nuỗi.ệ ứ ệ ị ệ ở ậ

`

1.0 đi mể

1.0 đi mể

(4)

ĐỀ DÀNH CHO HSKT

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng, mỗi câu trả lời đúng được 1.0 điểm.

Câu 1. Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ đâu?

A. Bột cá B. Động vật, thực vật và chất khoáng.

C. Bột sắn D. Cám gạo

Câu 2: Trong nuôi dưỡng vật nuôi cái sinh sản phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng nào dưới đây, trừ:

A. Lipit. B. Protein. C. Chất khoáng. D. Vitamin.

Câu 3. Vai trò của chuồng nuôi gồm:

A. Giúp vật nuôi tránh được những thay đổi của thời tiết.

B. Giúp vật nuôi hạn chế tiếp xúc mầm bệnh.

C. Nâng cao năng suất chăn nuôi.

D. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 4: Một chuồng nuôi đạt tiêu chuẩn, hợp vệ sinh phải có độ ẩm trong chuồng là bao nhiêu %?

A. 30 – 40%B. 60 – 75%C. 10 – 20%D. 35 – 50%

Câu 5: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò của vệ sinh trong chăn nuôi?

A. Phòng ngừa dịch bệnh xảy ra. B. Bảo vệ sức khỏe vật nuôi.

C. Quản lí tốt đàn vật nuôi. D. Nâng cao năng suất chăn nuôi.

Câu 6. Bệnh tụ huyết trùng ở lợn thuộc loại bệnh gì?

A. Bệnh di truyền B. Bệnh không truyền nhiễm C. Bệnh kí sinh trùng D. Bệnh truyền nhiễm

Câu 7: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của sự phát triển cơ thể vật nuôi non?

A. Sự điều tiết thân nhiệt chưa hoàn chỉnh. B. Chức năng hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh.

C. Chức năng sinh sản hoàn chỉnh. D. Chức năng miễn dịch chưa tốt.

Câu 8: Muốn chăn nuôi vật nuôi cái sinh sản có kết quả tốt phải chú ý đến giai đoạn nào?

A. Giai đoạn trước khi mang thai. B. Giai đoạn mang thai.

C. Giai đoạn nuôi con. D. Cả B và C đều đúng.

Câu 9. Con vật nuôi nào dưới đây là gia súc?

A. Vịt. B. Gà. C. Lợn. D. Ngan Câu 10. Bò không thể cung cấp được sản phẩm nào sau đây:

A. Trứng. B. Thịt. C. Sữa. D. Da.

ĐÁP ÁN:

Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10

B A D B C D C D C A

(5)

Ngày soạn: 1/4/2021 Tiết: 43 Ngày giảng: 6/4

Phần 4: THỦY SẢN

Chương I:

ĐẠI CƯƠNG VỀ KỸ THUẬT NUÔI THỦY SẢN

BÀI 49:

VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA NUÔI THỦY SẢN

I. Mục tiêu bài học:

Sau khi học xong bài này học sinh phải:

1. Về kiến thức:

- Biết được vai trò của nuôi thủy sản đối với đời sống nhân dân, đối với phát triển chăn nuôi và đối với nền kinh tế của đất nước.

- Biết được các nhiệm vụ chính trong nuôi thủy sản nhằm khai thác ngày càng có hiệu quả nguồn lợi mặt nước, đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho nhân dân, phát triển công nghiệp chế biến và xuất khẩu.

2. Về kỹ năng:

- Hình thành kỹ năng nhận biết một số loài thủy sản có giá trị kinh tế cao và biết tận dụng sản phẩm phụ của thủy sản để chăn nuôi.

3. Về thái độ:

- Có ý thức bảo vệ nguồn nước và vệ sinh môi trường nuôi thủy sản thường xuyên.

- Có ý thức vận dụng để cải tạo nguồn nước ao nuôi cá ở gia đình.

- Giáo dục đạo đức: Có trách nhiệm bảo vệ môi trường sống của động vật thủy sản.

4. Định hướng năng lực

- Năng lực tự học, tự nghiên cứu - Năng lực hoạt động nhóm 5. Đối với HSKT

- Nắm cơ bản vai trò và nhiệm vụ của chăn nuôi thủy sản -Năng lực hoạt động nhóm

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học, phiếu học tập,...

2. Học sinh: SGK, vở bài tập, vở ghi, đồ dùng học tập: Bút viết, thước kẻ…

III. Phương pháp dạy học:

- Phương pháp trực quan - Phương pháp thuyết trình - Phương pháp đàm thoại - Phương pháp thảo luận nhóm - ƯDCNTT – Trình chiếu.

IV. Tiến trình bài giảng - Giáo dục:

1. Ổn định tổ chức lớp: ( 1 - 2 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 – 7 phút)

Câu hỏi: Em hiểu văcxin là gì? Lấy ví dụ về loại văcxin mà em biết?

Trả lời:

(6)

- Văcxin là các chế phẩm sinh học dùng để phòng bệnh truyền nhiễm.

- VD: Văcxin dịch tả lợn được chế từ virut gây bệnh dịch tả lợn.

3. Giảng bài mới:

a. Mở bài: ( 3 - 5 phút)

Nước ta có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho nghề nuôi thủy sản. Do đó, nghề này đã trở thành nghề truyền thống lâu đời và đang đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Để hiểu rõ vai trò và nhiệm vụ của nuôi thủy sản, chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay “ Bài 49: Vai trò, nhiệm vụ của nuôi thủy sản.”

b. Các hoạt động:

* Hoạt động 1: Tìm hiểu về vai trò của nuôi thủy sản ( 15 – 17 phút) - Mục tiêu : Biết được vai trò của nuôi thủy sản.

- Hình thức tổ chức : Cá nhân.

- Kĩ thuật dạy học : Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật hỏi và trả lời…

- Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, thuyết trình…

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: YCHS quan sát hình ảnh kết hợp

mục I/ SGK/Tr131 và hỏi:

- H75(a) nói lên điều gì?

HS: Đĩa đựng tôm, cá, sản phẩm thủy sản.

GV: Em hãy kể tên các sản phẩm thủy sản em và gia đình đã ăn?

HS: Tôm, cá, cua, sò, ốc.

GV: Vậy, H75(a) nói lên vai trò gì của nuôi thủy sản?

HS: Cung cấp thực phẩm chất lượng cao cho con người.

GV: H75(b) nói lên vai trò gì của nuôi thủy sản?

HS: Xuất khẩu thủy sản.

GV: Em hãy kể tên các loại thủy sản xuất khẩu ở nước ta?

HS: Cá basa, tôm hùm, cá nóc…

GV: H75(C) muốn diễn tả điều gì?

HS: Nuôi cá sẽ ăn các sinh vật nhỏ trong nước.

GV: Vậy, H75(C) nói lên vai trò gì của nuôi thủy sản?

HS: Làm sạch môi trường nước.

GV: Theo em, trong các thùng, bể chứa nước người ta thường thả một vài con cá vào nhằm mục đích gì?

HS: Ăn bọ gậy, báo cho người biết trong nước có chất độc vì cá sẽ chết khi bị nhiễm độc.

GV: H75(d) nói lên điều gì?

HS: Sản phẩm thủy sản làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.

I. Vai trò của nuôi thủy sản:

- Nuôi thủy sản có 4 vai trò quan trọng trong nền kinh tế và đời sống xã hội:

+ Cung cấp thực phẩm cho xã hội.

+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.

+ Cung cấp thức ăn cho gia súc, gia cầm.

+ Làm sạch môi trường nước.

(7)

GV: Em hãy kể tên thức ăn gia súc, gia cầm có nguồn gốc thủy sản mà em biết?

HS: Đầu cá, bột cá, bột tôm.

GV: Vậy, qua bức tranh H75 đã nói lên mấy vai trò chính của nuôi thủy sản?

HS: 4 vai trò chính.

GV: Nhận xét, bổ sung, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: Ở gia đình em, đã nuôi những thủy sản nào? Nó mang lại lợi ích gì cho gia đình em?

HS: Liên hệ, trả lời.

* Hoạt động 2: Tìm hiểu về nhiệm vụ chính của nuôi thủy sản ở nước ta ( 15 – 17 phút)

- Mục tiêu : Biết được nhiệm vụ chính của nuôi thủy sản ở nước ta . - Hình thức tổ chức : Cá nhân.

- Kĩ thuật dạy học : Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật hỏi và trả lời, giao nhiệm vụ…

- Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, thuyết trình…

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: Em có nhận xét gì về nguồn thủy sản

tự nhiên ở nước ta?

HS: Nguồn thủy sản khan hiếm do bị đánh bắt bừa bãi và bị nhiễm độc nhiều.

GV: Nhiệm vụ chính của nuôi thủy sản ở nước ta là gì?

HS: Trả lời: Có 3 nhiệm vụ chính.

GV: Chia lớp thành 3 nhóm thảo luận trong thời gian 3 phút:

+ N1: Nhiệm vụ khai thác tối đa tiềm năng về mặt nước và giống nuôi là gì?

GV: Muốn nuôi trồng thủy sản cần thỏa mãn điều kiện gì?

HS: Phải có mặt nước và giống.

GV: Tại sao lại nói nước ta có điều kiện phát triển thủy sản?

HS: Vì có nhiều ao hồ và sông ngòi với mặt nước lớn.

+ N2: Em hiểu gì về thủy sản tươi sạch?

( Thủy sản vẫn còn sống, được chế biến ngay).

Câu hỏi dành cho HSKT

GV: Thủy sản có vai trò quan trọng như thế nào đối với đời sống con người?

HS: Cung cấp 40 – 50 % thực phẩm.

GV: Em hãy kể tên các loại thủy sản được nuôi ở địa phương em?

HS: Các loại tôm, cua, cá, ốc, baba…

II. Nhiệm vụ chính của nuôi thủy sản ở nước ta:

- Khai thác tối đa tiềm năng về mặt nước và giống nuôi.

- Cung cấp thực phẩm tươi, sạch.

- Ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào nuôi thủy sản.

(8)

+ N3: Cần ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào những công việc gì trong chăn nuôi thủy sản?

HS: Sản xuất giống, sản xuất thức ăn, bảo vệ môi trường và phòng trừ dịch bệnh.

GV: Mời các nhóm trình bày phần thảo luận, nhóm bạn nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

4. Củng cố: (1- 2 phút)

- Giáo viên hệ thống lại nội dung kiến thức đã học để học sinh khắc sâu.

- Giáo viên mời một vài học sinh đọc ghi nhớ và phần có thể em chưa biết/SGK/Tr132 - Giáo viên nhận xét giờ học, cho điểm vào sổ đầu bài.

5. Hướng dẫn về nhà: (1- 2 phút)

- Về nhà học thuộc ghi nhớ, làm bài tập và trả lời các câu hỏi cuối SGK.

- Về nhà đọc và chuẩn bị “ Bài 50: Môi trường nuôi thuỷ sản”.

V. Rút kinh nghiệm:

………

………

………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm của vi khuẩn : hình dạng, kích thước, thành phần cấu tạo (chú ý so sánh với tế bào thực vật), dinh dưỡng, phân bố và sinh sản.. Hoạt động

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. Hình

- Ong lấy phấn hoa sẽ giúp cho sự thụ phấn của hoa, quả đậu nhiều, làm cho cây sai quả. - Ong lấy phấn hoa sẽ giúp cho sự thụ phấn của hoa, quả đậu

- Năng lực thí nghiệm: Làm thí nghiệm tìm hiểu nhu cầu của nước và muối khoáng đối với cây.Thiết kế thí nghiệm chứng minh nhu cầu một số loại muối khoáng đối

- Nhận xét sự hoạt động của cá nhân, của nhóm. Mục tiêu: Quan sát được hình dạng và bước đầu phân nhóm các loại thân biến dạng, thấy được chức năng đối với

- Trung thực, khách quan, nghiêm túc trong làm việc và nghiên cứu khoa học -Tích hợp GDBĐKH: Giun đốt có vai trò làm thức ăn cho người và động vật, làm cho

Vận dụng kiến thức: Biết vai trò của các ngành động vật đã học. Tìm các biện pháp khai thác mặt có lợi và các biện pháp hạn chế mặt có hại... HS: Ôn lại

- Hiểu được cách dinh dưỡng, cách sinh sản của trai sông thích nghi với lối sống thụ động, ít di chuyển2. Năng lực