• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
31
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 12 Ngày soạn : 19/11/2020

Ngày giảng : Thứ hai, ngày 23 tháng 11 năm 2020 Toán

Tiết 56: NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI 10, 100, 1000.

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nắm được qui tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000,..

2. Kĩ năng: - Củng cố kĩ năng nhân một số thập phân với một số tự nhiên.

- Củng cố kĩ năng viết các số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.

3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận khi tính toán.

II. CHUẨN BỊ

- Máy tính, máy chiếu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ: 5' - Đặt tính rồi tính:

2,3 x 7 12,34 x 5 4,6 x 18 5,02 x 9 - GV nhận xét.

B. Dạy bài mới: 32' 1. Giới thiệu bài: 1’

2. Hướng dẫn nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000: 10’

a. Ví dụ 1

- GV nêu: Đặt tính và tính: 27,867 x 10.

- GV nhận xét phần đặt tính và tính của HS.

- Nêu rõ các thừa số, tích của phép nhân 27,867 x 10 = 278,67

- So sánh thừa số thứ nhất và tích?

- Làm ntn để có ngay được tích của 27,867 x 10 mà không thực hiện phép tính - Vậy khi nhân một số thập phân với 10 ta làm ntn?

- 2 HS lên bảng làm bài.

- 1 HS lên bảng thực hiện, HS cả lớp làm bài vào vở nháp.

27,867 x

10 278,670 - HS nhận xét bài làm của bạn

- Thừa số thứ nhất là 27,867, Thừa số thứ hai là 10, tích 278,67

- Các chữ số giống nhau; khác nhau ở vị trí của dâu phẩy

- Ta chỉ cần chuyển dấu phẩy của 27,867 sang bên phải một chữ số là được tích 278,67

- Ta chỉ cần chuyển dấu phẩy của số đó sang bên phải một chữ số là được ngay tích.

(2)

b.Ví dụ 2

- GV nêu: Đặt tính và tính: 53,286 x 100

- GV nhận xét phần đặt tính và kết quả tính của HS.

- Vậy: 53,286 x 100 = ?

- So sánh thừa số thứ nhất và tích?

- Làm thế nào để có ngay được tích của 53,286 x 100 mà không thực hiện phép tính ?

- Vậy khi nhân một số thập phân với 100 ta có thể tìm ngay kết quả bằng cách nào?

c. Quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000...

- Số 10 có mấy chữ số 0 ?

- Muốn nhân một số thập phân với 10 ta làm thế nào ?

- Số 100 có mấy chữ số 0 ?

- Muốn nhân một số thập phân với 100 ta làm thế nào ?

- Muốn nhân một số thập phân với 10, 100 ta làm ntn?

- Số 1000có mấy chữ số 0 ?

- Muốn nhân một số thập phân với 1000 ta làm thế nào ?

- Muốn nhân một số thập phân với 10, 100, 1000,...?

3. Luyện tập: 22’

Bài 1. Nhân nhẩm

- Nhận xét, chốt kết quả đúng:

a) 1,4 x 10 = 14 b) 9,63 x 10 = 96,3 2,1 x 100 = 210 25,08 x 100 = 2508 7,2 x 1000 = 7200 5,32 x 1000 = 5320 c) 5,328 x 10 = 53,28

- 1 HS lên bảng thực hiện, HS cả lớp làm bài vào vở nháp.

53,286 x

100 3528,600 - HS nhận xét bài làm của bạn - 53,286 x 100 = 5328,6

- Các chữ số giống nhau; khác nhau ở vị trí của dâu phẩy

- Ta chỉ cần chuyển dấu phẩy của 53,286 sang bên phải hai chữ số là được tích 5328,6.

- Ta chỉ cần chuyển dấu phẩy của số đó sang bên phải hai chữ số là được tích ngay.

- Số 10 có một chữ số 0.

- Ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên phải một chữ số.

- Số 100 có hai chữ số 0.

- Ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên phải hai chữ số.

- Ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên phải một, hai chữ số.

- Số 10 có ba chữ số 0.

- Ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên phải ba chữ số.

- Ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên phải một, hai, ba chữ số.

- 3 HS đọc ghi nhớ SGK - 1 HS đọc yêu cầu - HS làm bài vào vở - HS nêu kết quả

- Nhận xét bài làm của bạn

(3)

4,061 x 100 = 406,1 0,894 x 1000 = 894

Bài 2. Viết số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là cm.

- Nhận xét, chốt kết quả đúng:

104cm; 1260cm; 85,6cm; 57,5cm

- Củng cố nhân một STP với 10, 100, 1000,…

Bài 3.

- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

- Muốn biết can dầu hỏa đó cân nặng bao nhiêu kg ta làm ntn?

- GV chữa bài.

Bài giải

10 l dầu hỏa cân nặng là:

10 x 0,8 = 8 (kg)

Can dầu hỏa cân nặng là:

8 + 1,3 = 9,3 (kg)

Đáp số: 9,3 kg C. Củng cố, dặn dò: 3' - GV nhận xét giờ học.

- Hướng dẫn làm bài tập về nhà.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài vào vở.

- 4 HS lên bảng làm bài.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- HS đổi chéo vở kiểm tra.

- 1 HS đọc bài toán.

- HS tóm tắt.

- HS nêu cách giải.

- HS làm bài vào vở.

- 1 HS làm bảng phụ.

- Nhận xét bài làm của bạn.

--- Tập đọc

Tiết 23: MÙA THẢO QUẢ I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Thấy được vẻ đẹp, hương thơm đặc biệt, sự sinh sôi, phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả. Cảm nhận được nghệ thuật miêu tả đặc sắc của tác giả.

2. Kĩ năng: Đọc lưu loát và diễn cảm toàn bài với giọng nhẹ nhàng, thể hiện cảm hứng ca ngợi vẻ đẹp của rừng thảo quả.

3. Thái độ: Yêu quý và biết bảo vệ rừng.

* GD QTE: - Quyền tự hào về sản vật quê hương.

- Quyền gắn bó với quê hương.

II. CHUẨN BỊ

- Tranh minh hoạ bài học trong SGK. Quả thảo quả hoặc ảnh về rừng thảo quả.

UDCNTT

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

(4)

Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ: 3'

- Gọi HS bài Chuyện một khu vườn nhỏ và trả lời câu hỏi về nội dung bài:

+ Bài thơ muốn nói với chúng ta điều gì?

- Nhận xét.

B. Dạy bài mới: 32' 1. Giới thiệu bài: 2’

2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a. Luyện đọc: 12’

- GV chia đoạn: 3 đoạn:

+ Đ 1: Thảo quả trên rừng...nếp áo, nếp khăn.

+ Đ 2: Thảo quả trên rừng....lẫn chiếm không gian.

+ Đ 3: Sự sống cứ tiếp tục...nhấp nháy vui mắt.

- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.

b. Tìm hiểu bài: 9’

- Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào ?

- Cách dùng từ đặt câu ở đoạn đầu có gì đáng chú ý ?

- Nêu nội dung chunhs của đoạn 1?

- Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh?

- Hoa thảo quả nảy ở đâu?

- Hoa thảo quả chín, rừng có gì đẹp ?

- 3 HS tiếp nối nhau đọc và trả lời.

- HS lắng nghe - 1 HS đọc bài.

- 3 HS đọc nối tiếp lần 1 + luyện đọc từ khó và câu văn dài.

- 3 HS đọc nối tiếp lần 2.

- 3 HS đọc nối tiếp lần 3.

- HS luyện đọc theo cặp.

- Bằng cách mùi thơm đặc biệt quyễn rũ lan xa, làm cho gió thơm, cây cỏ thơm, đất trời thơm, từng nếp áo, nếp khăn của người đi rừng cũng thơm.

- Các từ hương thơm được lặp đi lặp lại cho ta thấy thảo quả có mùi hương đặc biệt. Câu 2 khá dài, lại có các lướt thướt, quyến, rải, ngọt lựng, thơm nồng gợi cảm giác hương thơm lan tỏa, kéo dài. Các câu tiếp theo lại rất ngắn, lặp từ thơm.

Đ 1:Những dấu hiệu cho thấy thảo quả đã vào mùa .

- Qua một năm, hạt thảo quả đã thành cây, cao tới bụng người. Một năm sau nữa, mỗi thân lẻ đâm thêm hai nhánh mới. Thoáng cái, thảo quả đã thành từng khóm lan tỏa, vươn ngọn xòa lá, lấn chiếm không gian.

- Dưới gốc cây.

- Dưới đáy rừng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng. Rừng ngập hương thơm. Rừng sáng như có lửa

(5)

- Đoạn còn lại ý nói gì?

- Nêu nội dung của bài?

- Ghi bảng nội dung bài c. Đọc diễn cảm: 10’

- Gọi 3 HS đọc 3 đoạn của bài - Chiếu đoạn 2.

- GV đọc mẫu.

- Nhận xét.

C. Củng cố, dặn dò: 3'

* QTE: Quê hương em có những sản vật nào quí?

- Em có tự hào về những sản vật đó không ?

- Em có yêu, gắn bó với quê hương mình không ?

- Nhận xét giờ học, dặn dò về nhà.

hắt lên từ dưới đáy rừng. Rừng say ngây và ấm nóng. Thảo quả như những đốm lửa hồng, thắp nên nhiều ngọn mới nhấp nháy vui mắt.

Đ 2, 3 : Sự phát triển rất nhanh của thảo quả .

- Bài văn cho ta thấy vẻ đẹp, hương thơm đặc biệt, sự sinh sôi, phát triển nhanh bất ngờ của thảo quả qua nghệ thuật miêu tả đặc sắc của nhà văn.

- 2 HS nhắc lại.

- 3 HS đọc nối tiếp lại bài.

- 1 HS nêu giọng đọc.

- HS lắng nghe, tìm cách đọc.

- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.

- 3 HS thi đọc.

- Học sinh trả lời.

******************************************

Chính tả (Nghe- viết) Tiết 12: MÙA THẢO QUẢ I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nghe - viết chính xác, đẹp đoạn văn từ: Sự sống cứ...đáy rừng.

2. Kĩ năng: Làm đúng bài tập chính tả phân biệt các tiếng có âm đầu s/x.

3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ

- Phiếu học tập cá nhân

- Giấy khổ to cho các nhóm thi tìm từ láy.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ: 5

- Gọi HS lên bảng tìm 3 từ láy có âm đầu n?

- Nhận xét.

B. Dạy bài mới: 32

- 2 HS lên bảng.

(6)

1. Giới thiệu bài: 1’

2. Hướng dẫn học sinh nghe – viết:

20’

- Hãy nêu nội dung của đoạn văn?

- GV đọc cho HS viết các từ khó: nảy, lặng lẽ, mưa rây bụi, rực lên, chứa lửa, chứa nắng, ...

- GV đọc chính tả.

- GV đọc lại toàn bài.

- Thu chấm 7 bài.

- GV nhận xét.

3. Hướng dẫn làm bài tập:

Bài 1a. VBT – trang 79. Điền vào ô trống các từ ngữ chứa tiếng ghi ở mỗi cột dọc trong các bảng sau:

- Yêu cầu hs đọc các cặp tiếng trong cột.

- Cho HS thảo luận vào phiếu, cử đại diện ghi kết quả.

- Dán kết quả Phiếu bài tập của nhóm làm nhanh nhất lên bảng, các nhóm khác bổ sung.

Bài 2a. VBT – trang 80. Nghĩa của các tiếng ở mỗi dòng dưới đây có điểm gì giống nhau:

- Đọc lại các tiếng đã cho.

- Yêu cầu HS thực hiện theo cặp đôi.

GV: Để trả lời đúng, cần chú ý xem các từ đã cho cùng chỉ về điều gì: đồ dùng, con vật hay cây cối?

- Yêu cầu HS phát biểu, nhận xét.

- GV chia nhóm: 4 HS/nhóm và yêu cầu HS làm bài.

- GV nhận xét, chốt kết quả.

3. Củng cố, dặn dò: 3' - Nhận xét giờ học.

- Dặn HS về nhà học bài & chuẩn bị bài sau.

- 1 HS đọc đoạn văn Mùa thảo quả.

- Đoạn văn tả quá trình thảo quả nảy hoa, kết trái và chín đỏ làm cho rừng ngập hương thơm và có vẻ đẹp riêng.

- Học sinh viết nháp, 2 HS lên bảng viết.

- HS viết bài.

- HS tự soát lỗi.

- HS đổi chéo vở, soát lỗi.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS đọc

- Chia nhóm 5 để thảo luận vào Phiếu bài tập.

- Quan sát bổ sung kết quả.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- 2 HS Đọc lại các tiếng đã cho.

- Học sinh làm vào vở.

- 1 làm phiếu khổ to.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

- Chỉ tên con vật và cây cối. Nếu thay s bằng x thì những tiếng có nghĩa là:

xóc, xói, xẻ, xáo, xít, xán, xả, xi, xung, xen, xâm, xắn, xấu.

--- Ngày soạn : 19/11/2020

Ngày giảng : Thứ ba, ngày 24 tháng 11 năm 2020

(7)

Toán

Tiết 57: LUYỆN TẬP I- MỤC TIÊU: Biết:

1. Kiến thức: Củng cố kỹ năng nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000...

2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng nhân một số thập phân với một số tự nhiên. Giải bài toán có lời văn.

3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác.

II. CHUẨN BỊ

- Phiếu học tập cá nhân, UDCNTT III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ: 5' - Tính nhẩm:

12,67 x 100 = 45,3 x 1000 = 98,24 x 10 = 27,09 x 100 = - Nhận xét.

B. Dạy bài mới: 33' 1. GTB:

2. Luyện tập Bài 1.

a) Tính nhẩm

- Nhận xét, chốt kết quả đúng:

1,48 x 10 = 14,8 5,12 x 100 = 512 15,5 x 10 = 155 0,9 x 100 = 90 2,571 x 1000 = 2571

0,1 x 1000 = 100

- Củng cố nhân một số thập phân với 10, 100, 1000, ...

b) Yêu cầu HS làm bài và nêu kết quả:

Bài 2.

- Nhận xét, chốt kết quả đúng:

a) 384,50 b) 10080,0 c) 512,80 d) 49284,00

- Củng cố nhân một số thập phân với một STN.

- 2 HS lên bảng làm bài.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm vào vở.

- HS nêu kết quả.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm vào vở.

- 4 HS làm bảng lớp.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- HS đổi chéo vở kiểm tra.

(8)

Bài 3.

- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

- Muốn biết người đó đi được tất cả bao nhiêu km ta làm ntn?

- Chốt lại lời giải, đáp số đúng:

Bài giải

3 giờ đầu đi được số km là:

10,8 x 3 = 32,4 (km) 4 giờ tiếp theo đi được số km là:

9,52 x 4 = 38,08 (km) Người đó đi được số km là:

32,4 + 38,08 = 70,4 8 (km) Đáp số : 70,48 km Bài 4. Tìm số tự nhiên x

- GV hướng dẫn: Thử chọn từ x = 0;1...đến khi nào đảm bảo yêu cầu thì dừng lại.

- GV kết luận: x = 0, x = 1, x= 2 C. Củng cố, dặn dò: 2'

- Tổng kết nội dung bài.

- Nhận xét giờ học.

- Học sinh đọc bài toán.

- HS tóm tắt.

- HS nêu cách giải.

- HS làm vào vở.

- 1 HS làm bảng phụ.

- Nhận xét, chữa bài.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm vở bài tập.

- HS nêu kết quả.

--- Luyện từ và câu

Tiết 23: MỞ RỘNG VỐN TỪ: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG I- MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Hiểu được ý nghĩa của một số từ ngữ về môi trường

* GT: (Không làm bài tập 2)

2. Kĩ năng: Tìm đúng từ đồng nghĩa với từ đã cho; Ghép đúng tiếng bảo với những tiếng thích hợp để tạo thành từ phức.

3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu quí, ý thức BVMT.

* *BVMT; GDTNMTBĐ: Giáo dục lòng yêu quí, ý thức BVMT, có hành vi đúng đắn với môi trường xung quanh.

* QTE: Bổn phận giữ gìn và bảo vệ môi trường.

II- CHUẨN BỊ:

+ Giấy khổ to thể hiện ND bài tập 1b.

+ Tranh ảnh khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên.

+ Từ điển Tiếng Việt.

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. KTBC: 3'

(9)

- Gọi HS lên bảng đặt câu với 1 cặp quan hệ từ.

- Nhận xét.

B. Dạy bài mới: 32' 1. GTB: 1

2. Hướng dẫn làm bài tập

Bài 1. VBT – trang 81. Đọa đoạn văn trong sách TV 5 và thực hiện yêu cầu ở dưới: 20’

a) Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài

- Chốt lại lời giải đúng:

+ Khu dân cư: Khu vực dành cho nhân ăn ở, sinh hoạt

+ Khu sản xuất: Khu vực làm việc của nhà máy, xí nghiệp

+ Khu bảo tồn thiên nhiên: Khu vực các con vật, cảnh quan được bảo vệ, giữ gìn lâu dài

b) Yêu cầu 1HS làm bảng phụ, lơp làm VBT

- Chốt lại lời giải đúng:

+ Sinh vật: Tên gọi chung các con vật sống: động vật, thực vật, vi sinh vật...

+ Sinh thái: Quan hệ giữa sinh vật với môi trường xung quanh.

+ Hình thái: Hình thức biểu hiện ra bên ngoài của sự vật, có thể quan sát được.

- 2 HS lên bảng đặt câu.

- 1 HS đọc yêu cầu và nội dung bài.

- HS làm bài theo cặp vào VBT.

- HS tiếp nối nhau phát biểu.

- HS làm bài vào VBT.

- 1 HS làm bảng phụ

- Nhận xét bài làm của bạn.

Bài 3. VBT – trang 82. Thay từ bảo vệ trong mỗi câu sau bằng một từ đồng nghĩa với nó: 10’

- Gợi ý: Tìm từ đồng nghĩa với từ bảo vệ sao cho nghĩa của câu không thay đổi

- Nhận xét, kết luận từ đúng

+ Chúng em giữ gìn môi trường sạch đẹp

+ Chúng em gìn giữ môi trường sạch đẹp

3. Củng cố, dặn dò: 2'

* GDBVMT, GDTNMTBĐ, QTE: Là HS các em phải làm gì để giữ gìn và

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS phát biểu.

- HS nối tiếp nhau trả lời.

(10)

bảo vệ môi trường?

- Nhận xét giờ học, dặn dò về nhà.

Kể chuyện

Tiết 12: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I-MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu được nội dung, ý nghĩa câu chuyện. Lời kể tự nhiên, sáng tạo. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.

2. Kĩ năng: Kể được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về bảo vệ môi trường có cốt truyện, nhân vật.

3. Thái độ: Nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ bảo vệ môi trường qua đó nâng cao ý thức BVMT.

*QTE:

- Quyền được sống trong môi trường trong sạch.

- Bổn phận phải tham gia bảo vệ môi trường.

*BVMT: HS kể lại câu chuyện đã nghe hay đã đọc có nội dung bảo vệ môi trường, qua đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

II-CHUẨN BỊ

- Một số truyện có nội dung bảo vệ môi trường (GV và HS sưu tầm được) III –CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. KTBC: 4'

- Gọi HS lên bảng kể lại chuyện Người đi săn và con nai và nêu ý nghĩ của chuyện.

- Nhận xét.

B. Dạy bài mới:

1. GTB: 1’

2. Hướng dẫn kể chuyện: 30’

a. Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài:

- Gạch chân cụm từ bảo vệ môi trường

b. HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện

- Nhận xét.

3. Củng cố, dặn dò: 3'

*QTE, BVMT: Em có thích sống trong

- 2 HS kể.

- 1 HS đọc đề bài

- 2 HS nối tiếp đọc gợi ý 1, 2, 3

- 1 HS đọc đoạn văn trong BT 1 (tiết LTVC trang 115)

- HS lần lượt giới thiệu tên câu chuyện đã chọn.

- Gạch dàn ý sơ lược câu chuyện ra nháp.

- HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về ý nghĩa, nội dung câu chuyện.

- HS thi kể chuyện trước lớp.

- Nhận xét, bình chọn câu chuyện hay nhất có ý nghĩa nhất.

(11)

môi trường trong sạch không ? - Em làm gì để bảo vệ môi trường ? - Nhận xét giờ học.

- Dặn HS về nhà tập kể lại câu chuyện.

- HS trả lời.

Ngày soạn : 19/11/2020

Ngày giảng : Thứ tư, ngày 25 tháng 11 năm 2020

Toán

Tiết 58: NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI MỘT SỐ THẬP PHÂN

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết vận dụng đúng quy tắc nhân một số thập phân với một số thập phân.

2. Kĩ năng: Bước đầu nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân hai số thập phân.

3. Thái độ: Có ý thức học tập bộ môn.

II. CHUẨN BỊ

- GV: Máy tính, máy chiếu, Bài giảng - HS VBT

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. KTBC: 4' - Tính:

12,4 x 100 = 23,7 x 10 = 76,78 x 1000 = 56,98 x 100 = - Nhận xét.

B. Bài mới: 33' 1. Giới thiệu bài: 1’

2. Hướng dẫn nhân 1 STP với 1 STP:

10’

a. VD 1:

- GV nêu bài toán như SGK - Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

- Muốn tính diện tích mảnh vườn ta làm như thế nào?

- 6,4 x 4,8 là phép nhân 1 STP với 1 STP - Yêu cầu học sinh suy nghĩ, tìm kết quả quả của phép nhân: 6,4m x 4,8m

- 2 HS làm bảng lớp

- HS nghe.

- HS tóm tắt.

- Ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng 6,4 x 4,8

- HS làm bài theo cặp.

- Đại diện các cặp trình bày.

- Nhận xét, bổ sung.

6,4m = 64dm 4,8m = 48dm 64 x 48 512

(12)

- Vậy 6,4m x 4,8m = ?

- GV giới thiệu cách tính như SGK

- So sánh tích 6,4 x 4,8 ở cả hai cách tính?

- So sánh hai phép nhân: 64 x 48 và 6,4 x 4,8

- Em có nhận xét gì về các chữ số ở phần thập phân của các thừa số và của tích?

- Nêu cách nhân một STP với một STP?

b) VD 2: GV nêu: Đặt tính và tính:

4,75 x 1,3

- Nhận xét bài làm của HS.

c) Ghi nhớ: 2’

3. Luyện tập: 20’

Bài 1. SGK – trang 59. Đặt tính rồi tính:

6’

- Nhận xét, chốt kết quả đúng:

a) 38,70 b) 108,875 c) 1,128 c) 35, 2170 Bài 2. SGK – trang 59: 7’

a) Tính rồi so sánh giá trị của a x b và b x a

- Nhận xét, chốt kết quả đúng:

2,36 x 4,2 = 4,2 x 2,36 = 14,112 3,05 x 2,7 = 2,7 x 3,05 = 8,235

- Củng cố tính chất giao hoán của phép nhân các STP: a xb = b x a

b) Yêu cầu HS làm vào vở và nêu kết quả.

Bài 3. SGK – trang 59: 7’

- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

- Muốn tính diện tích vườn hoa ta làm NTN?

256

3072 (dm2) 3072dm2 = 30,72 m2 - 6,4 x 4,8 = 30,72 (m2) - Lớp quan sát

- Đều cho kết quả 30,72 m2

- Giống nhau ở cách đặt tính và tính;

Khác nhau ở chỗ một phép tính có dấu phẩy và một phép không có dấu phẩy.

- Các thừa số có tất cả bao nhiêu chữ số ở phần thập phân thì tích có bấy nhiêu chữ số ở phần thập phân.

- 2 HS nêu.

- HS làm nháp.

- 1 HS lên bảng thực hiện, nêu cách làm.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- 3 HS đọc ghi nhớ SGK.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm vào vở.

- 4 HS lên bảng.

- HS nhận xét bài làm của bạn.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm vào vở.

- 1 HS làm bảng phụ.

- HS nhận xét bài làm của bạn.

- HS đổi chéo vở, chữa bài.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS tóm tắt.

- HS nêu cách giải.

(13)

- Nhận xét.

Bài giải Chu vi vườn cây là:

(15,62 + 8,4) x 2 = 48,04 (m) Diện tích vườn cây là:

15,62 x 8,4 = 131,208 (m2) Đáp số: CV: 48,04 m DT: 131,208 m2 4. Củng cố, dặn dò: 3'

- Củng cố lại bài.

- Nhận xét giờ học, dặn dò về nhà.

- HS làm vào vở.

- 1 HS làm bảng lớp.

- HS nhận xét bài làm của bạn.

--- Tập đọc

Tiết 24: HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu những phẩm chất đáng quý của bầy ong: cần cù làm việc, tìm hoa gây mật, giữ hộ cho người những mùa hoa đã tàn phai, để lại hương thơm vị ngọt cho đời.

2. Kĩ năng: Đọc đúng, trôi chảy toàn bài, biết ngắt nghỉ và đọc diễn cảm với giọng trải dài, tha thiết, cảm hứng ca ngợi phẩm chất cao quý và đáng kính trọng của bầy ong.

- Thuộc lòng 2 khổ thơ cuối của bài.

3. Thái độ: Yêu quý động vật có lợi.

II. CHUẨN BỊ:

- Tranh minh họa bài học.

- Ư DCNTT, máy tính, máy chiếu.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

A-Bài cũ: (5’)

+ GV gọi 3 HS mỗi em đọc diễn cảm một đoạn của bài Mùa thảo quả và trả lời câu hỏi vể nội dung đoạn vừa đọc.

+ Gọi HS nhận xét, GV kết luận và đánh giá.

B-Bài mới: (32’) 1/ Giới thiệu bài (2’)

- Trình chiếu tranh và YCHS quan sát tranh minh hoạ nêu nội dung tranh liên quan đến nội dung bài.

2/ Các hoạt động (30’)

Hoạt động 1: Luyện đọc (10’)

- 3 HS đọc bài và trả lời câu hỏi.

- HS nhận xét.

- HS quan sát.

(14)

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

- GV giới thiệu cách chia đoạn: Chia thành 3 đoạn như SGK.

-Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp:

Đọc nối tiếp lần 1: GVphát hiện thêm lỗi đọc sai sửa cho học sinh; kết hợp ghi bảng các từ HS đọc sai lên bảng.

Đọc nối tiếp lần 2: kết hợp giải nghĩa từ trong phần chú giải: Hướng dẫn HS đọc ngắt nghỉ đúng ở câu văn dài.

- Học sinh đọc nhóm.

+GV đọc mẫu toàn bài.

Hoạt động 2: Tìm hiểu bài (12’)

+ Gọi 1HS đọc khổ thơ đầu và đọc câu hỏi 1.

H: Những chi tiết nào trong khổ thơ đầu nói lên hành trình vô tận của bầy ong?

H: Bầy ong đến tìm mật ở những nơi nào?

Nơi ong đến có vẻ gì đặc biệt?

+ Gọi HS đọc câu hỏi 3 trao đổi và trả lời câu hỏi

H: Em hiểu nghĩa câu thơ “ Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào” là thế nào?

+ Yêu cầu HS đọc thầm khổ thơ 4.

H: Qua 2 dòng thơ cuối bài, nhà thơ muốn nói điều gì về công việc của loài ong?

+ 1 HS đọc, lớp theo dõi và đọc thầm.

+ HS đọc nối tiếp các khổ thơ, chú ý các từ khó

+ HS xung phong giải nghĩa các từ theo yêu cầu.

+ HS luyện đọc theo cặp.

+ Theo dõi GV đọc diễn cảm.

+ 1 HS đọc, lớp suy nghĩ trả lời câu hỏi -Lớp theo dõi, bổ sung.

+ Những chi tiết thể hiện sự vô cùng của không gian:

- Đôi cánh của bầy ong Đẫm nắng trời, không gian là cả nẻo đường xa.

+ Những chi tiết thể hiện sự vô tận của thời gian:

- Bầy ong bay đến trọn đời, thời gian vô tận.

- Ong rong ruổi trăm miền: ong có mặt nơi thăm thẳm rừng sâu, bờ biển, quần đảo khơi xa…

- Vẻ đẹp đặc biệt:

Nơi rừng sâu: bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban.

Nơi biển xa: có hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa.

Nơi quần đảo: có loài hoa nở như là không tên.

- Đến nơi nào bầy ong chăm chỉ giỏi giang cũng tìm được hoa làm mật, đem lại hương vị ngọt ngào cho đời.

- Công việc của loài ong có ý nghĩa thật đẹp đẽ, lớn lao: ong giữ hộ cho người những mùa hoa đã tàn nhờ đã chắt được trong vị ngọt, mùi hương Của hoa. Thưởng thức mật ong, con người như thấy những mùa hoa

(15)

- GV chốt ý và yêu cầu HS nêu nội dung của bài.

Nội dung: Bài thơ nói lên những phẩm chất đáng quý của loài ong: cần cù, làm một công việc vô cùng hữu ích cho đời.

+ Gọi HS nêu lại nội dung.

Hoạt động 3: Đọc diễn cảm và HTL 2 khổ thơ cuối bài.(8’)

+ Cho HS đọc diễn cảm nối tiếp 4 khổ thơ.

+ Trình chiếu slide 2 khổ thơ cuối và yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm 2 khổ thơ cuối.

+ Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm, mỗi nhóm 1 em lên thi đọc.

- Nhận xét và tuyên dương những em đọc tốt.

3-Củng cố, dặn dò: (3’ )

+ Yêu cầu HS nêu nội dung bài thơ.

+ GV nhận xét tiết học và dặn HS học bài và chuẩn bị bài Người gác rừng tí hon.

sống lại, không phai tàn.

- Hs trả lời.

+ 2 HS nêu lại.

(HS năng khiếu thuộc và diễn cảm toàn bài)

+ 4 HS đọc nối tiếp.

+ Luyện đọc diễn cảm 2 khổ thơ cuối bài.

+ Đại diện mỗi nhóm 1 em lên thi đọc diễn cảm.

____________________________

Buổi chiều

Lịch sử

TIẾT 12: VƯỢT QUA TÌNH THẾ HIỂM NGHÈO I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết tình thế “ Nghìn cân treo sợi tóc” ở nước ta sau Cách mạng tháng 8 năm 1945. Nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ đã vượt qua tình thế “ Nghìn cân treo sợi tóc” đó ntn?

2. Kĩ năng: Thu thập thông tin, tranh ảnh ở nước ta sau Cách mạng tháng 8 năm 1945.

3. Thái độ: Ham học hỏi, tìm hiểu để biết về lịch sử quê hương.

II. CHUẨN BỊ - Hình SGK

- Ư DPHTM ở HĐ2: Sử dụng chức năng gửi tập tin với bài tập có nội dung sau:

1. Nối ô bên trái với các ô bên phải sao cho phù hợp.

Để giải quyết nạn đói, Bác Hồ đã lãnh đạo nhân dân ta thực hiện những biện pháp:

Lập hũ gạo cứu đói ngày đồng tâm Quyên góp tiền vàng

Trồng cây lương thực có năng suất cao Đẩy mạnh khai hoang, tăng gia sản xuất

Trước mắt, trồng cây lương thực ngắn ngày để cứu đói

Giải quyết nạn đói

(16)

2. Đánh dấu X vào ô trống trước ý đúng Biện pháp để đẩy lùi “nạn dốt” là:

Mở các lớp bình dân học vụ để xóa nạn mù chữ.

Mở thêm trường học cho trẻ em.

Trẻ em nghèo được đi học

Đưa ngoài ra nước ngoài học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ: 5’

? Nhắc lại một số sự kiện lịch sử trọng đại của nước ta?

- Nhận xét

B. Dạy học bài mới: 32’

1. Giới thiệu bài: trực tiếp 2. Các hoạt động dạy học

*Hoạt động 1: Tình hình nước ta sau cách mạng tháng tám

- GV nêu nhiệm vụ học tập:

? Sau CM T8/1945, nhân dân ta gặp khó khăn gì?

? Để thoát khỏi tình thế hiểm nghèo, Đảng và Bác Hồ lãnh đạo nhân dân ta làm những việc gì?

? Ý nghĩa của việc vượt qua tình thế...?

*Hoạt động 2: Vượt qua tình thế hiểm nghèo.

- Yêu cầu HS quan sát hình minh họa 2, 3 SGK

- Hình chụp cảnh gì?

- Em hiểu thế nào là bình dân học vụ?

- Đó là hai việc mà Đảng và Chính phủ ta đã lãnh đạo nhân dân để đẩy lùi giặc đói và giặc dốt

* ƯDPHTM: GV gửi tập tin yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi hoàn thành bài tập như phần chuẩn bị.

- Quan sát, hướng dẫn các nhóm

- 2 - 3 em nêu

- Lớp nhận xét, bổ sung

- Ghi đầu bài

- Học sinh lắng nghe - Đọc thầm sách giáo khoa

- H 2: Chụp cảnh nhân dân đang quyên góp gạo; H 3: Chụp một lớp bình dân học vụ.

- Là lớp học dành cho người lớn tuổi ngoài giờ lao động

- Sử dụng máy tính bảng nhận tập tin thảo luận theo nhóm đôi để hoàn thành bài tập.

*Hoạt động 3: Ý nghĩa vượt qua tình thế hiểm nghèo.

? Qua ảnh, em có nhận xét gì về tội ác của thực dân Pháp trước Cách mạng?

- Học sinh quan sát ảnh tài liệu - Trả lời theo ý hiểu

(17)

? Tinh thần diệt giặc dốt của nhân dân ta?

? Sự quan tâm của chế độ mới đến nhân dân ta?

- Rút ra ghi nhớ.

C. Củng cố - dặn dò: 3’

? Những khó khăn của nhân dân ta sau CM tháng 8?

? ý nghĩa của việc vượt qua tình thế đó như thế nào?

- Nhận xét giờ học

- Dặn HS về nhà làm bài tập

- Lớp nhận xét, bổ sung

- 1 số em đọc.

- Học sinh trả lời - Lớp nhận xét.

Luyện toán ÔN TẬP TIẾT 1 I. MỤC TIÊU: Giúp H:

- Củng cố về trừ hai số thập phân.

- Kĩ năng cộng số thập phân II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1/ Giáo viên: - Bảng phụ

2/ Học sinh: VBT Thực hành Tiếng Việt và Toán III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ cả lớp: Tổ chức cho H làm và chữa

bài trong vở Thực hành Tiếng Việt và Toán ( Tiết 1 )

Bài 1. Củng cố cách đặt tính và tính trừ hai số thập phân.

- GV nêu yêu cầu

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân. 4 HS làm bảng phụ kẻ sẵn.

- Yêu cầu HS nêu kết quả và HS làm bài trên bảng giải thích cách làm bài.

- GV nhận xét, chốt đáp án đúng

a. 28,17 b. 28,864 c. 9,7 d. 441,2 Bài 2. Củng cố kĩ năng trừ hai số thập phân.

- GV nêu yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài - GV yêu cầu HS chữa bài

+ Nêu cách thực hiện.

- GV chốt kết quả đúng:

- H đọc lệnh đề.

- HS làm bài tập vào vở TH T.Việt , Toán.

- H nối tiếp nhau nêu kết quả.Nêu cách làm bài

- Lớp nhận xét.

- HS chữa bài vào vở

- 1 H đọc to nội dung bài tập. Lớp đọc thầm.

- H tự làm bài cá nhân. 2 H làm bảng nhóm.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

a. x = 46,9 b. x = 38,7 - HS nêu

(18)

Bài 3. Củng cố kĩ năng trừ hai số thập phân vào bài toán

- Gv nêu yêu cầu

- Để biết trong kho còn bao nhiêu tấn xi măng ta làm ntn ?

- GV yêu cầu 1HS làm bài trên bảng nhóm.

Cả lớp làm vào VTH

- GV nhận xét, chốt bài làm đúng cho HS Bài giải

Tổng hai lần bán là : 15,35 + 9,8 = 25,15 ( tấn) Trong kho còn lại số xi măng là.

38,5 – 25,15 = 13,35 ( tấn ) Đáp số : 13,35 tấn xi măng Bài 4.

- Yêu cầu HS yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS làm bài cá nhân - Gọi HS nêu kết quả

- G nhận xét, chốt bài làm đúng cho H.

- Yêu cầu HS chữa bài vào vở.

Bài 5.

- Yêu cầu HS yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS làm bài cá nhân - Gọi HS nêu kết quả

- G nhận xét, chốt bài làm đúng cho H.

Bài giải Đổi 0,16 tạ = 16 kg

Luống rau thứ hai thu hoạch được số ki – lô - gam là :

78,5 - 16 = 62,5 ( kg)

Cả hai luống rau thu hoạch được số ki – lô - gam là :

78,5 + 62,5 =141 ( kg ) Đáp số : 141 kg rau - Yêu cầu HS chữa bài vào vở.

3. Củng cố, dặn dò.

- G nhận xét giờ học

- 1 HS đọc ,cả lớp đọc thầm - HS nêu

- HS làm bài vào vở

- Cả lớp nhận xét , chữa bài.

- H tự chữa bài vào vở.

- 1 HS đọc nội dung bài toán - HS làm bài cá nhân , 2 HS làm bảng nhóm

- Đại diện HS nêu kết quả , nhận xét chữa bài

- HS chữa bài vào vở

- 1 HS đọc nội dung bài toán - - HS làm bài cá nhân , 1 HS làm bảng nhóm

- Đại diện HS nêu kết quả , nhận xét chữa bài

- HS ghi nhớ thực hiện

Ngày soạn : 19/11/2020

Ngày giảng : Thứ năm, ngày 26 tháng 11 năm 2020

(19)

Toán

Tiết 59: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết và vận dụng được quy tắc nhân nhẩm 1 STP với 0,1; 0,01; 0,001;

… Củng cố kỹ năng chuyển đổi các số đo đại lượng; Ôn về tỉ lệ bản đồ.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng thực hiện nhân STP với STP.

3. Thái độ: Nhân, chuyển đổi chính xác các đơn vị đo.

II. CHUẨN BỊ

- Bảng nhóm, VBT

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. KTBC: 4’

- Đặt tính rồi tính:

23,45 x 4,6 17,09 x 45,6 - GV nhận xét.

B. Dạy bài mới: 34’

1. GTB: 1’

2. Luyện tập:

Bài 1. Tính nhẩm: 15’

- GV nêu: Đặt tính và thực hiện tính 12,6 x 0,1 = ?

- Em có nhận xét gì về thừa số thứ nhất và tích của chúng?

- Khi nhân 12,6 với 0,1 ta có thể tìm ngay tích bằng cách nào?

- GV yêu cầu HS làm VD: 12,6 x 0,01 và rút ra nhận xét (tương tự như trên)

- Khi nhân1 STP với 0,1; 0,01; 0,001;...ta làm như thế nào?

- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng:

57,98 3,87 0,67 8,0513 0,6719 0,035 0,3625 0,02025 0,0056

- Củng cố cách nhân nhẩm một STP với 0,1; 0,01; 0,001,...

Bài 2. Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là km2: 10’

- 2 HS lên bảng làm bài

- 1 HS làm bảng - Lớp làm ra nháp

- Lớp nhận xét kết quả:12,6 x 0,1 = 1,26

- Các chữ số giống nhau, dấu phẩy ở tích dịch sang trái 1 chữ số.

- Dịch chuyển dấu phẩy của 12,6 sang trái 1 chữ số.

12,6 x 0,01 = 0,126

- Ta chỉ việc dịch chuyển dấu phẩy của STP đó sang trái lần lượt 1, 2, 3, ... chữ số.

- HS làm các phép tính còn lại.

- Nêu kết quả.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- 1 HS đọc yêu cầu.

(20)

- GV nhận xét, cho điểm:

1000ha = 10 km2 12,5ha = 0,125 km2 125ha = 1,25 km2 3,2ha = 0,032 km2 - Củng cố kỹ năng chuyển đổi các số đo đại lượng.

Bài 3. 8’

- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

- Em hiểu tỉ lệ bản đồ 1 : 1 000 000 là ntn?

- GV nhận xét, chốt cách làm đúng.

Bài giải 1 000 000cm = 10km

Độ dài thật của quãng đường từ TP HCM đến Phan Thiết là:

19,8 x 10 = 198 (km) Đáp số: 198km

- Củng cố về tỉ lệ bản đồ.

3. Củng cố, dặn dò: 2’

- Củng cố lại nội dung bài.

- GV nhận xét giờ học.

- HS làm bài vào vở.

- 4 HS lên bảng.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- 1 HS đọc bài toán.

- HS tóm tắt.

- Cứ 1cm trên bản đồ bằng 1 000 000 cm thực tế.

- HS làm vào vở.

- 1 HS làm bảng phụ.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

************************************

Tập làm văn

Tiết 23: CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN TẢ NGƯỜI I-MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu được cấu tạo của bài văn tả người gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.

2. Kĩ năng: Lập được dàn ý chi tiết tả một người thân trong gia đình. Nêu bật được hình dáng, tính tình và hoạt động của người đó.

3. Thái độ: Biết quan tâm đến các thành viên trong gia đình.

II-CHUẨN BỊ

+ Slide trình chiếu tranh minh họa và dàn ý ba phần của bài Hạng A Cháng + Các nhóm HS chuẩn bị giấy khổ lớn lập dàn ý chi tiết.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

(21)

A-Bài cũ: (5’)

+ Gọi 3 HS đọc lá đơn kiến nghị về nhà các em viết lại.

+ Gọi 1 HS đọc lại cấu tạo 3 phần của bài văn tả cảnh đã học.

+ GV nhận xét đánh giá.

B-Bài mới: (32’)

1. GV giới thiệu bài.(1’) 2. Các hoạt động (31’)

Hoạt động 1: Nhận xét . (12’)

+ GV trình chiếu slide cho HS quan sát tranh minh hoạ Hạng A Cháng.

+ GV gọi 1 HS đọc bài văn.

+ Gọi HS đọc các câu hỏi gợi ý tìm hiểu cấu tạo bài văn.

+ Yêu cầu HS trao đổi theo cặp, lần lượt các câu hỏi.

+ Yêu cầu HS trả lời, GV và cả lớp nhận xét bổ sung, chốt lại những ý đúng – Trình chiếu slide dàn ý của bài

Câu 1: Xác định phần mở bài.

Câu 2: Ngoại hình của A Cháng có những điểm gì nổi bật?

Câu 3: Qua đoạn văn miêu tả hoạt động của A Cháng, em thấy A Cháng là người như thế nào?

Câu 4: Phần kết bài.

Câu 5: HS rút ra nhận xét về cấu tạo của bài văn tả người.

+ GV chốt ý và rút ra ghi nhớ.

- Ghi nhớ : SGK + Gọi HS đọc nội dung ghi nhớ.

Hoạt động 2: Luyện tập. (19’) + Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- Khi lập dàn ý cần chú ý bám sát cấu tạo 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn miêu tả người.

+ HS quan sát tranh minh hoạ + 1 HS đọc, lớp đọc thầm.

+ HS hoạt động trao đổi nhóm đôi.

+ HS nối tiếp trả lời.

+ HS xác định phần mở bài và nội dung.

( Từ đầu…đẹp quá): giới thiệu người định tả – Hạng A Cháng- bằng các đưa ra lời khen của các cụ già trong làng về thân hình khoẻ, đẹp của A Cháng.

( Ngực nở vòng cung; da đỏ như lim; bắp tay bắp chân rắn như trắc gụ; vóc cao, vai rộng, người đứng như cái cột đá trời trồng; khi đẽo cày, trông hùng dũng như một chàng hiện sĩ cổ đeo cung ra trận.) ( Người lao động rất khoẻ, rất giỏi, cần cù. Say mê lao động, tập trung cao độ đến mức chăm chắm vào công việc.) ( Ca ngợi sức lực tràn trề của Hạng A Cháng là niềm tự hào của dòng họ Hạng) + HS trả lời.

+ 3 HS đọc, lớp đọc thầm.

+ 1 HS đọc.

+ HS lắng nghe gợi ý.

(22)

- Chú ý đưa vào dán ý các chi tiết chọn lọc, những chi tiết nổi bật về ngoại hình, tính tình, hoạt động của người đó.

+ Yêu cầu HS nêu đối tượng các em chọn tả người trong gia đình mình.

+ GV cho 3 HS viết vào giấy khổ to dán lên bảng, lớp nháp, sau đó nhận xét.

+ Gọi 3 HS đọc bài của mình trước lớp.

+ GV tuyên dương những em làm bài tốt.

C- Củng cố-Dặn dò: (3’)

+ Cho HS đọc lại phần ghi nhớ.

+ HS về nhà hoàn chỉnh dàn ý của bài văn vào vở và chuẩn bị tiết sau.

+ HS nối tiếp nêu.

+ 3 HS lên bảng dán.

+ Lớp nhận xét và bổ sung.

+ HS nối tiếp đọc, lớp nhận xét bài làm của bạn.

- 2 HS đọc.

--- Ngày soạn : 19/11/2020

Ngày giảng : Thứ sáu, ngày 27 tháng 11 năm 2020 Toán

Tiết 60: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Củng cố về nhân 1 STP với 1 STP.

2. Kĩ năng: Nhận biết và áp dụng được tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân trong tính giá trị của biểu thức số.

3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác khi tính.

II.CHUẨN BỊ

- GV: Phiếu khổ to, bảng phụ, bút dạ III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. KTBC: 4’

- Đặt tính rồi tính:

34,5 x 12,3 48,67 x 5,67 - GV nhận xét.

B. Day bài mới: 36’

1. GTB: 1’

2. Luyện tập: 33’

Bài 1.14’

a) Tính rồi so sánh giá trị của (a x b) x c và a x (b x c)

- GV chia lớp làm 3 nhóm. Mỗi nhóm làm 1 dòng.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng:

4,65 ; 16 ; 15,6

- GV chốt: ( a x b) x c = a x ( b x c) b) Tính bằng cách thuận tiện nhất

- 2 HS làm bài.

- 1 HS đọc yêu cầu a.

- HS làm vào vở.

- 1 HS làm phiếu khổ to.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- 1 HS đọc yêu cầu b.

- HS làm vào vở.

(23)

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng:

9,65 x 0,4 x 2,5 = 9,65 x (0,4 x 2,5) = 9,65 x 1 = 9,65 0,25 x 40 x 9,84 = 9,84 x (0,25 x 40) = 9,84 x 10 = 98,4 7,38 x 1,25 x 80 = 7,38 x (1,25 x 80) = 7,38 x 100 = 738 34,3 x 5 x 0,4 = 34,3 x (5 x 0,4) = 34,3 x 2 = 68,6 Bài 2. SGk – trang 61 : 9’

- GV nhận xét, chốt cách làm.

a) 151,68 ; b) 111,5 Bài 3. 10’

- Bài toán yêu cầu làm gì? Hỏi gì?

- Muốn biết trong 2,5 giờ xe máy đi được bao nhiêu km ta làm ntn?

- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.

Bài giải

Trong 2,5 giờ xe máy đi được bao số km là:

12,5 x 2,5 = 31,25(km) Đáp số: 31,25 km C. Củng cố, dặn dò: 2’

- Củng cố lại nội dung bài.

- GV nhận xét giờ học và giao BTVN.

- 4 HS làm bảng lớp.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm vào vở.

- 2 HS làm phiếu.

- Lớp nhận xét kết quả.

- 1 HS đọc bài toán.

- HS tóm tắt.

- HS nêu cách giải.

- HS làm vào vở.

- 1 HS làm bảng phụ.

- Chữa bài.

--- Luyện từ và câu

Tiết 24: LUYỆN TẬP VỀ QUAN HỆ TỪ I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Xác định được quan hệ từ trong câu, ý nghĩa của quan hệ từ và cặp quan hệ từ.

2. Kĩ năng:

- Sử dụng đúng các quan hệ từ thích hợp với các câu cụ thể.

- Sử dụng quan hệ từ đúng mục đích trong khi đặt câu.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức BVMT.

* Giáo dục ý thức BVMT: thông qua các ngữ liệu nói về vẻ đẹp thiên nhiên.

(24)

II- CHUẨN BỊ

- Giấy khổ to viết đoạn văn ở bài tập 1 và nội dung 4 câu văn ở bài tập 3.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. KTBC: 3’

- Gọi HS lên bảng đặt câu có quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ.

- GV nhận xét.

B. Dạy bài mới: 32’

1. GTB: 1’

2. Hướng dẫn HS làm BT: 31’

Bài 1. VBT – trang 84. Đọc đoạn trích sau. Gạch hai gạch dưới QHT có trong đoạn trích. Gạch một gạch dưới những từ ngữ được nối với nhau bằng quan hệ từ đó : 8’

- GV nhấn mạnh lại yêu cầu.

- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng:

của, bằng, như, như

Bài 2. VBT – trang 84. Gạch các từ in đậm được dùng trong mỗi câu dưới đây biểu thị quan hệ gì: 8’

- GV nhận xét, chốt lời giải đúng:

a) Nhưng: biểu thị quan hệ tương phản.

b) mà: biểu thị quan hệ tương phản.

c) Nếu…thì: biểu thị quan hệ điều kiện, giả thiết – kết quả.

Bài 3. VBT – trang 85. Điền quan hệ từ thích hợp với mỗi chỗ trống dưới đây: 7’

- GV nhận xét, chốt kết quả.

a) và. c) thì.

b) và, ở, của. d) và, nhưng.

Bài 4. VBT – trang 85. Đặt câu với mỗi quan hệ từ sau: 8’

- GV chia lớp làm 2 nhóm chơi trò chơi.

HS của từng nhóm tiếp nối lên bảng.

- GV nhận xét, tuyên dương nhóm thắng

- 3 HS làm bảng.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài vào vở.

- 1 HS làm bảng lớp.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài vào vở.

- 3 HS nối tiếp nhau phát biểu.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài vào vở.

- 1 HS làm bảng phụ.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS tham gia thi.

(25)

cuộc.

* BVMT: Để miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên ta có thể sử dụng các quan hệ từ để làm nổi bật cảnh đẹp đó.

C. Củng cố, dặn dò: 2’

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.

Tập làm văn

Tiết 24: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI ( Quan sát và chọn lọc chi tiết) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nhận biết được những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc về ngoại hình, hoạt động của nhân vật qua hai bài văn mẫu.

2. Kĩ năng: Khi quan sát, khi viết một bài văn tả người, phải chọn lọc để đưa vào bài những chi tiết tiêu biểu, nổi bật, gây ấn tượng. Từ đó, biết vận dụng hiểu biết đã có để quan sát và ghi lại kết quả quan sát ngoại hình của một người thường gặp.

3. Thái độ: Giáo dục HS yêu quý mọi người xung quanh.

*QTE:

- Quyền được những người thân yêu thương chăm sóc.

- Bổn phận yêu thương và có trách nhiệm với những người xung quanh.

II. CHUẨN BỊ - UDCNTT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ: 3’

- Yêu cầu HS đọc dàn ý chi tiết cho bài văn tả người trong gia đình.

- GV nhận xét.

B. Dạy bài mới: 32’

1. Giới thiệu bài: 1’

2. Hướng dẫn làm bài tập: 30’

Bài 1. VBT – trang 86. Đọc bài văn Bà tôi. Ghi lại những đặc điểm ngoại hình của người bà: 15’

- GV chia nhóm: 6 HS/nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận.

- GV treo bảng phụ ghi tóm tắt đặc điểm ngoại hình của bà.

- Em có nhận xét gì về cách miêu tả ngoại hình của tác giả?

* QTE: - Em còn bà không ? Bà có quan tâm chăm sóc em không ?

- 3 HS đọc dàn ý chi tiết cho bài văn tả người trong gia đình.

- 1 HS đọc yêu cầu, 1 HS đọc bài

“Bà tôi”.

- HS làm bài theo nhóm vào VBT.

- 1 nhóm làm phiếu khổ to.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- 1 HS nhìn bảng đọc nội dung tóm tắt.

- Tác giả đã quan sát rất kĩ, chọn lọc những chi tiết tiêu biểu về ngoại hình của bà để miêu tả.

- HS nối tiếp trả lời.

(26)

- Em đã làm gì để thể hiện sự quan tâm chăm sóc bà ?

Bài 2. VBT – trang 86. Đọc bài văn người thợ rèn. Ghi lại vắn tắt những chi tiết tả người thợ rèn đang làm việc: 15’

- GV nhận xét, treo bảng phụ đã tóm tắt những chi tiết tả người thợ rèn.

- Em có nhận xét gì về cách miêu tả anh thợ rèn đang làm việc của tác giả?

- Em có cảm giác gì khi đọc đoạn văn?

C. Củng cố, dặn dò: 2’

- Củng cố lại nội dung bài.

- Nhận xét giờ học và giao BTVN.

- 1 HS đọc yêu cầu, 1 HS đọc nội dung bài.

- HS làm bài theo nhóm vào VBT.

- 1 nhóm làm phiếu khổ to.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- 1 HS nhìn bảng đọc nội dung tóm tắt.

- Tác giả đã quan sát rất kĩ từng hoạt động của anh thợ rèn.

- Cảm giác như đang chứng kiến anh thợ

làm việc và thấy rất tò mò thích thú.

--- SINH HOẠT TUẦN 12 I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 12.

2. Kĩ năng: Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân.

3. Thái độ: Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân.

II. CHUẨN BỊ

- GV, HS: Sổ ghi chép, theo dõi hoạt động của HS.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP A. Hát tập thể: (1’)

B. Đánh giá thực hiện nhiệm vụ tuần 12: (15’) 1. Sinh hoạt trong tổ

2. Lớp phó học tập báo cáo tình hình học tập của lớp:

3. Lớp phó lao động báo cáo tình hình lao động của lớp:

4. Lớp phó văn – thể nhận xét về hoạt động đội.

5. Lớp trưởng báo cáo tình hình hoạt động của lớp 6. Ý kiến của giáo viên chủ nhiệm:

* Nề nếp:

………

………...

* Học tập:

………

………...

………

………...

* Thể dục-Vệ sinh:

(27)

………

………...

IV. KẾ HOẠCH TUẦN 13:

* Nề nếp:

- Tiếp tục duy trì sĩ số, nề nếp ra vào lớp đúng quy định.

- Đi học đều, nghỉ học phải xin phép.

- Khắc phục tình trạng nói chuyện riêng trong giờ học, không đeo khăn quàng đến lớp.

- Chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp.

* Học tập:

- Thi đua học tốt chào mừng ngày 22/12.

- Tích cực tự ôn tập kiến thức đã học.

- Tổ trực duy trì theo dõi nề nếp học tập và sinh hoạt của lớp.

- Khắc phục tình trạng quên sách vở và đồ dùng học tập.

- Đôi tuyển câu lạc bộ các môn học, luyện viết chữ đẹp tiếp tục ôn luyện.

* Thể dục-Vệ sinh:

- Thực hiện VS trong và ngoài lớp.

- Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống.

- Tham gia đầy đủ các buổi TDGG và MHTT.

* Hoạt động khác:

- Tham gia đầy đủ các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

- Ban ATGT của lớp thường xuyên tuyên truyền về phòng tránh tai nạn giao thông.

- Phòng tránh tai nạn trong trường học, lớp học.

- Tiếp tục thực hiện phòng chống Covid D. SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ:

- Tổ chức sinh hoạt đội theo chủ điểm: “ Hát về thầy cô và mái trường”

1. Yêu cầu giáo dục:

Giúp học sinh:

- Hiểu hiểu thêm nội dung, ý nghĩa các bài hát về thầy cô giáo và nhà trường.

- Giáo dục thái độ, tình cảm yêu quý, biết ơn, vâng lời thầy, cô giáo.

- Rèn luyện kỹ năng, phong cách biểu diễn văn nghệ.

2. Nội dung và hình thức hoạt động a. Nội dung

- Hát, múa, đọc thơ, kể chuyển, đóng tiểu phẩm… có nội dung ca ngợi thầy cô, ca ngợi tình cảm thầy trò.

b. Hình thức hoạt động

- Tổ chức giao lưu văn nghệ, biểu diễn cá nhân, các tổ.

3. Chuẩn bị hoạt động

a. Về phương tiện hoạt động

- Các tiết mục văn nghệ, biểu diễn cá nhân, các tổ.

- Cây "Hoa dân chủ" với các phiếu yêu cầu hát, đọc thơ, kể chuyện.

b. Về tổ chức

- Ban tổ chức gồm: Lớp trưởng, lớp phó văn thể và các tổ trưởng.

- Cử người dẫn chương trình - Trang trí.

- Kê bàn hình chữ U.

(28)

4. Tiến hành hoạt động a) Khởi động

- Hát tập thể

- Giới thiệu chương trình văn nghệ.

b) Phần giao lưu văn nghệ

- Các tiết mục biểu diễn văn nghệ của học sinh xen kẻ trò chơi hái hoa dân chủ.

- Trong trò chơi hái hoa dân chủ, học sinh làm đúng yêu cầu sẽ được vỗ tay hoan hô, không làm được sẽ được bị phạt như nặn tượng …

5. Kết thúc hoạt động

- Người điều khiển chương trình cảm ơn các bạn đã tham gia.

- Nhận xét về tinh thần, thái độ tham gia chương trình văn nghệ của các tổ và cá nhân.

--- Địa lí

Tiết 12: CÔNG NGHIỆP I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nêu được vai trò của công nghiệp và thủ công nghiệp; Biết nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp; Kể được tên sản phẩm của một số ngành công nghiệp

2. Kĩ năng: Xác định trên bản đồ một số địa phương có các mặt hàng thủ công nổi tiếng.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức môi trường nói chung và các khu CN ven biển nói riêng.

* GDTNMTBĐ:

- Vai trò của biển đối với đời sống và sản xuất: Sự hình thành những trung tâm CN ở vùng ven biển với những thế mạnh khai thác nguồn lợi từ biển (dầu khí, đóng tàu, đánh bắt, nuôi trồng hải sản, cảng biển, ...)

- Những khu CN này cũng là một tác nhân gây ô nhiễm môi trường.

- Cần giáo dục ý thức môi trường nói chung và các khu CN ven biển nói riêng.

* BVMT: Giáo dục ý thức môi trường nói chung và các khu CN ven biển nói riêng.

* SDNLTKVHQ: Sử dụng và khai thác các nguồn năng lượng một cách hợp lí nếu không sẽ dẫn đến cạn kiệt tài nguyên.

II. CHUẨN BỊ

- Tranh ảnh một số ngành công nghiệp và thủ công nghiệp và sản phẩm của chúng.

- Bản đồ hành chính Việt Nam.

- ƯDCNTT

III/ CÁC HĐ DẠY – HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. KTBC: 4'

- Ngành lâm nghiệp có những hoạt đông gì?

- Nước ta có những điều kiện nào để phát triển ngành thủy sản?

- Ngành thủy sản phân bố ở đâu? Kể tên

- 3 học sinh lên bảng.

(29)

một số tỉnh có ngành thủy sản phát triển?

- Giáo viên nhận xét.

B. Dạy bài mới: 32' 1. Giới thiệu bài: 1'

2. Các ngành công nghiệp và sản phẩm của chúng: 15’

- Giáo viên nhận xét, chốt đáp án đúng - Ngành CN có vai trò ntn đối với đời sống và sản xuất?

* GDTNMTBĐ: Sự hình thành những trung tâm CN ở vùng ven có ảnh hưởng thế nào đến đời sống và sản xuất?

*BNMT: Con người cần làm gì để bảo vệ môi trường nói chung và các khu CN ven biển nói riêng?

- Kết luận: Nước ta có nhiều ngành CN, tạo ra nhiều mặt hàng công nghiệp, trong đó có mặt hàng có giá trị xuất khẩu.

* SDNLTKVHQ: Chúng ta cần sử dụng các năng lượng như thế nào trong quá trình sản xuất ra các sản phẩm công nghiệp ?

3. Một số nghề thủ công ở nước ta: 8’

- GV chia nhóm: 8 HS/nhóm và yêu cầu HS trưng bày kết quả sưu tầm

- Nhận xét, tuyên dương nhóm sưu tầm tốt

- Địa phương ta có nghề thủ công nào?

4. Vai trò và đặc điểm của nghề thủ công ở nước ta: 8’

- Hãy nêu đặc điểm của nghề thủ công ở nước ta?

- Nghề thủ công vai trò gì đối với đời sống nhân dân?

- KL: Nước ta có nhiều nghề thủ công nổi tiếng, các sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao, nghề thủ công lại tạo ra nhiều việc làm cho nhân dân, tận dụng được nguồn

- HS làm bài tập ở mục 1 SGK.

- Học sinh trình bày kết quả.

- Nhận xét, bổ sung.

- Cung cấp máy móc, đồ dùng cho đời sống và xuất khẩu.

- Mang lại các nguồn lợi từ biển: Khai thác dầu khí, đóng tàu, đánh bắt, nuôi trồng hải sản, cảng biển, ...)

- Những khu CN này cũng là một tác nhân gây ô nhiễm môi trường.

- HS liên hệ.

- Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả.

- HS làm việc theo nhóm.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- Nhận xét, bổ sung.

- Học sinh nêu theo hiểu biết.

- Nghề thủ công ở nước ta có nhiều; dựa vào truyền thống, sự khéo léo của đôi bàn tay và nguồn nguyên liệu sẵn có.

- Tận dụng lao động, nguyên liệu, tạo nhiều sản phẩm phục vụ đời sống, sản xuất và xuất khẩu.

(30)

nguyện liệu rẻ trong nước.

* Hướng dẫn HS làm bài tập VBT trang 22, 23.

5. Củng cố, dặn dò: 2'

- Nhận xét giờ học, dặn dò giờ sau.

- 2 HS đọc bài học trong SGK.

--- Luyện Tiếng việt

THỰC HÀNH TUẦN 12 (Tiết 1) Bài: CÂY BÀNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Học sinh đọc bài thơ: Cây bàng và chọn được câu trả lời đúng dựa vào nội dung bài văn.

2. Kĩ năng: Đọc đúng, diễn cảm bài thơ: Cây bàng.

3. Thái độ: GD HS biết yêu quý thiên nhiên.

II. CHUẨN BỊ - GV: Bảng phụ - HS: Vở thực hành.

III. CÁC HĐ DẠY – HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. KTBC: 2’

B.Bài mới: 30’

Bài 1: Đọc bài thơ: Cây bàng.

- GV chia đoạn: 3 đoạn - 3 HS nối tiếp nhau đọc - Gọi HS đọc bài (3 lần).

+ Lần 1: Đọc + sửa phát âm.

+ Lần 2: Đọc + giải nghĩa từ khó + Lần 3: Đọc và luyện đọc câu cảm.

- GV cho HS luyện đọc theo cặp.

- Gọi HS đọc lại toàn bài.

- GV đọc mẫu:

+ Chú ý giọng đọc diễn cảm.

- 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn.

- 2 hs ngồi cùng bàn luyện đọc sửa sai cho nhau.

- HS theo dõi.

Bài 2: Chọn câu trả lời đúng.

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài. - 1 HS đọc to- lớp đọc thầm.

- Bài yêu cầu gì?

- GV nhắc lại yêu cầu bài. - Nghe để xác định nhiệm vụ

- Yêu cầu HS làm bài tập theo cặp- - 2 HS trao đổi làm bài- 1 cặp làm ở bảng phụ.

- GV nhận xét - kết luận đáp án đúng. - 1 HS đọc lại đáp án đúng.

a) Em hiểu thế nào hình ảnh “ Cây bàng mùa đông đứng trần giữa gió” ?

- Cây bàng rụng hết lá, như người cởi trần trước gió.

b) Sang xuân hình ảnh cây bàng có gì - Cây bàng mọc một trăm chồi non, một

(31)

đổi khác? trăm chiếc lá nhỏ.

c) Hè đến hình ảnh cây bàng có gì đẹp? - Cây bàng đội nắng như đội một chiếc nón.

d) Những sự vật nào trong khổ thơ đầu được nhân hóa?

- Chỉ có cây bàng e) Những từ ngữ nào trong khổ thơ đầu

đã giúp nhân hóa cây bàng?

- đứng, trần , mình g) ở khổ thơ cuối có mấy hình ảnh nhân

hóa?

Hai

h) ở khổ thơ đầu có mấy quan hệ từ? Ba quan hệ từ…

i) Có thể dùng từ nào để thay thế từ vì trong câu “ Vì biết dành bóng mát cho mọi người nên bàng được mọi người yêu quý” ?

C. Củng cố - dặn dò: 3’

- GV củng cố nội dung bài - Nhắc hS xem trước bài sau.

- nhờ.

--- HĐNGLL

Tham gia văn nghệ chào mừng ngày Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 ---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò HS Ánh 1.. Kiến thức: Nhận biết được tính chất kết hợp của phép nhân... 1.2. Kĩ năng: Sử dụng tính chất giao hoán và kết hợp của

- Nếu nhân cả tử và mẫu của một phân thức với cùng một đa thức khác 0 thì được phân thức mới bằng phân thức đã cho... Quy tắc

Sử dụng các tính chất của phép nhân để tính hợp lí các biểu thức.. Tính quãng

Kĩ năng: Nhận biết và áp dụng được tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân trong tính giá trị của biểu thức số. Thái độ: Giáo dục tính cẩn

+ Trong ống 1: Tại nhiệt độ thường, enzyme vẫn hoạt động phân giải albumin nhưng với tốc độ chậm hơn. Do đó, ống này cần nhiều thời gian hơn ống 3 để dung dịch

- Trong một nhóm, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử tăng nhanh, lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng giảm, do đó độ âm

NÕu trong biÓu thøc chØ cã c¸c phÐp tÝnh nh©n, chia th× ta thùc hiÖn phÐp tÝnh theo thø tù tõ tr¸i sang ph¶i.. NÕu trong biÓu thøc chØ cã c¸c phÐp tÝnh céng,

Thứ năm, dựa trên những quan điểm nhận thức có tính nguyên tắc trong đề xuất giải pháp, luận án đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính của các