• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
19
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Trường TH&THCS Việt Dân Họ và tên giáo viên Tổ khoa học xã hội Nguyễn Thị Thu Hoài

Tiết 23 đến tiết 34 Chủ đề tích hợp: VĂN TỰ SỰ CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ

(12 tiết)

TRUYỆN KIỀU; CHỊ EM THÚY KIỀU;KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH MIÊU TẢ TRONG VĂN TỰ SỰ;

MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ I. Mục tiêu:

1. Giáo dục cho học sinh biết trân trọng vẻ đẹp của con người, cảm thông, thương xót với số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Có ý thức tuyên truyền về quyền bình đẳng giới trong xã hội hiện nay.

2. Qua bài học, HS luyện tập để có các kĩ năng và kiến thức sau:

a) Đọc hiểu:

- Biết đọc tác phẩm, một văn bản thơ, cụ thể, tìm hiểu những thông tin cơ bản về tác giả.

- Biết đọc hiểu một văn bản tự sự là truyện thơ.

- Khái quát được nội dung chính (chủ đề) của văn bản.

- Nhận biết được đây là văn bản tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm được thể hiện dưới hình thức một đoạn thơ viết về vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều và tâm trạng của Thúy Kiều trước khung cảnh lầu Ngưng Bích.

- Phân tích được một số ND cơ bản của 2 văn bản “Chị em Thúy Kiều”,

“Kiều ở lầu Ngưng Bích”; giải thích được ý nghĩa của một số từ ngữ trong văn bản, đặc biệt là từ ngữ Hán Việt.

- Nhận biết được các yếu tố trong văn bản: Vị trí đoạn trích, thể loại, kết cấu - bố cục. Nhận biết và phân tích được tác dụng của các dấu hiệu nghệ thuật (biện pháp tu từ, bút pháp tả cảnh ngụ tình, chi tiết miêu tả nội tâm) xoay quanh việc thể hiện chủ đề văn bản.

- Liên hệ với người phụ nữ trong xã hội ngày nay.

- Nhận biết và phân tích được quan hệ giữa phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ (tranh ảnh, vi deo…) dùng biểu đạt thông tin trong văn bản.

b) Kĩ năng viết:

Chuyển thể văn bản thành một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm.

- Viết đoạn văn cảm thụ về một chi tiết, hình ảnh thơ; viết bài văn tự sự có yếu tố miêu tả nội tâm.

- Biết cách sử dụng ngôn ngữ phù hợp để tạo lập văn bản.

c) Kĩ năng nói và nghe

- Luyện nói bài văn tự sự về nhân vật, có sử dụng yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm.

- Trình bày suy nghĩ về một vấn đề gợi ra trong văn bản với đời sống thực tiễn.

- Nghe và nhận biết được tính hấp dẫn của bài được trình bày; chỉ ra được những hạn chế (nếu có) trong bài nói của bạn.

(2)

d) Tiếng Việt:

- Tích hợp sử dụng các biện pháp tu từ (nhân hóa, ẩn dụ,..), thành ngữ e) Tập làm văn:

- Miêu tả, miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du 2. Chuẩn bị của học sinh:

- Đọc sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan

- Trả lời các câu hỏi trong SGK và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên

III. ĐỘNG DẠY VÀ HỌC A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a. Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập

b. Nội dung: - Chiếu video 1 đoạn ngâm Kiều

- Đoạn video gợi em nhớ đến tác phẩm, tác giả nào?

c. Sản phẩm: HS theo dõi vi deo hoàn thành hai cột KW, cột L sẽ làm sau khi học xong VB

- Nêu được một số thông tin đã biết về tác giả Nguyễn Du và truyện Kiều ( qua việc xem các bài giớí thiệu, tư liệu…)

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV phát phiếu học tập (theo kĩ thuật KWL), yêu cầu HS điền thông tin vào cột thứ nhất và cột thứ hai, lưu ý HS chỉ điền thông tin vào cột thứ ba sau khi đã đọc hiểu văn bản.

Phiếu học tập số 1 Những điều em đã

biết về NDu và truyện Kiều

Những điều em muốn biết về NDu và truyện Kiều

Những điều em biết thêm về về NDu và truyện Kiều

………

………

………

………

………... ..

...

………

………... ..

……… ...

………...

………...

……….... .

………...

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi - GV quan sát, hỗ trợ HS Bước 3: Báo cáo, thảo luận.

- HS báo cáo kết quả hoạt động của bản thân sau khi xem vi deo Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV đánh giá - kết luận

Sau khi Hs trả lời, GV định hướng khái quát - Dẫn dắt vào bài:

(3)

Có một nhà thơ mà người VN ai cũng yêu mến và kính phục. Có một truyện thơ mà trên 200 năm qua đi không mấy người VN là ko thuộc lòng câu thơ, đoạn thơ hay nhất. Người ấy, thi sĩ ấy đã trở thành niềm tự hào của dân tộc VN, đúng như lời ngơị ca của Tố Hữu về Truyện Kiều- một tác phẩm được coi là kiệt tác của Nguyễn Du, của cả văn học thế giới:

“Tiếng thơ ai động đất trời Nghe như non nước vọng lời ngàn thu

Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du

Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày”.

B/HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu:

- Hiểu cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du. Biết nhân vật, sự kiện, cốt truyện của truyện Kiều. Hiểu thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc trong một tác phẩm văn học trung đại. Cảm thụ những giá trị nội dung và nghệ thuật chủ yếu của tác phẩm truyện Kiều.

- Hiểu, biết bút pháp nghệ thuật tượng trưng, ước lệ của Nguyễn Du trong m/tả nhân vật.

- Cảm nhận cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du: ngợi ca vẻ đẹp, tài năng của con người qua một đoạn trích cụ thể.

- Tìm hiểu miêu tả trong văn bản tự sự, miêu tả nội tâm

- Viết được bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm - Tự tin khi trình bày một vấn đề

b. Nội dung:

Học sinh đọc và tìm hiểu về Tác giả Nguyễn Du và đoạn trích trong SGK: Chị em Thúy Kiều, Kiều ở Lầu Ngưng Bích, tự đọc Cảnh ngày xuân, Mã Giám sinh mua Kiều.

- Viết được bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm c. Sản phẩm: Phiếu học tập, thảo luận nhóm, kết quả câu trả lời.

d.Tổ chức thực hiện:

1. HOẠT ĐỘNG 1. TÌM HIỂU TÁC PHẨM TRUYỆN KIỀU VÀ CÁC ĐOẠN TRÍCH TRONG TRUYỆN KIỀU

Yêu cầu cần đạt và kết quả dự kiến

Hoạt động của GV và HS Đọc hiểu văn bản:

TRUYỆN KIỀU (1 tiết)

CHỊ EM THÚY KIỀU (2 tiết) KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH (2 tiết) Phân tích được thông tin cơ

bản về tác gỉa NDu Kết quả dự kiến:

* Thời đại xã hội Nguyễn Du sống.

I. TRUYỆN KIỀU

1. GV hướng dẫn HS đọc hiểu nội dung khái quát về tác giả Nguyễn Du.

- GV yêu cầu HS đọc phần I – Nguyễn Du (sgk Ngữ văn 9, tập 1 trang 77) và nêu các yếu tố góp phần làm nên thiên tài Nguyễn Du, có ảnh hưởng đến sáng tác “Truyện Kiều” bằng cách

(4)

- Cuối thế kỉ 18- đầu thế kỉ 19: Thời đại có nhiều biến cố. Chế độ phong kiến suy yếu phong trào Tây Sơn nổ ra.

* Cuộc đời:

Gia đình quý tộc, nhiều đời làm quan, có truyền thống văn học.

- Bản thân học giỏi nhưng nhiều lận đận bôn ba nhiều nơi, là người hiểu biết sâu rộng, là người có trái tim yêu thương.

* Sự nghiệp.

- ND đã để lại cho người đời 1 gia tài lớn về văn chương.

- Được công nhận là đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới.

hoàn thiện (vào vở) sơ đồ sau:

- HS làm việc cá nhân hoàn thiện sơ đồ trong 5 phút, trao đổi bài trong bàn để kiểm tra soát lỗi, bổ sung.

- Hs trả lời tại chỗ đáp án 3 ô.

- Sau khi HS trả lời, GV gợi mở hoặc tổng kết dựa trên các ý kiến của HS. Lưu ý: GV chỉ chốt lại những ý chính

Kết quả dự kiến:

- Viết TK 19 ( 1805-1809) - Dựa theo Kim Vân Kiều truyện của TTTN ( Trung Quốc) nhưng có sự thay đổi sáng tạo.

- Tên gọi: Đoạn trường tân thanh

- Là truyện Nôm, gồm 3254 câu thơ lục bát chia 3 phần:

Gặp gỡ và đính ước, Gia biến và lưu lạc, Đoàn tụ

3. GV hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác phẩm truyện Kiều.

-HS làm việc cá nhân trả lời câu hỏi sau:

? Nêu xuất xứ của truyện Kiều?

? Em hiểu gì về nhan đề: Đoạn trường tân thanh?

? Truyện Kiều viết bằng thể loại nào?

? Hãy tóm tắt các phần của tác phẩm Truyện Kiều.

Nắm được giá trị về ND và NT của VB.

Kết quả dự kiến:

+ Giá trị hiện thực:

- Là bức tranh hiện thực về xã hội bất công, tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người.

- Nói lên số phận bất hạnh của người phụ nữ đức hạnh tài hoa trong XHPK.

+ Giá trị nhân đạo:

4. GV tổ chức, hướng dẫn HS tìm hiểu giá trị chính của văn bản (nội dung và nghệ thuật)

- Yêu cầu HS đọc kĩ văn bản, làm việc nhóm(6 nhóm), theo kĩ thuật khăn trải bàn và thực hiện các yêu cầu sau:

STT YÊU CẦU

N1,2 Dựa vào phần nội dung tóm tắt đã đọc , hãy nêu nội dung cơ bản tư tưởng nhân đạo trong Truyện Kiều

N3,4 Dựa vào phần nội dung tóm tắt

N G

U Y

N D U

T

h

i

đ

i

(5)

- Lên án chế đội PK vô nhân đạo.

- Cảm thương trước số phận và bi kịch của con người.

- Đề cao vẻ đẹp, tài năng của người p/nữ và những ước mơ khát vọng chân chính.

* Về nghệ thuật

- Ngôn ngữ: Đỉnh cao với các chức năng: biểu đạt (phán ánh), biểu cảm (thể hiện cảm xúc), thẩm mỹ (vẻ đẹp của nghệ thuật ngôn từ) - Thể loại: Thơ lục bát đạt đến đỉnh cao điêu luyện nhuần nhuyễn.

- Miêu tả: tả cảnh để ngụ tình.

đã đọc , hãy nêu nội dung cơ bản giá trị phản ánh hiện thực trong Truyện Kiều

N5,6 Nêu những thành tựu tiêu biểu về nghệ thuật ( ngôn ngữ, thể loại, cách miêu tả ) của Truyện Kiều

-Các nhóm thảo luận, trình bày, nhận xét, góp ý cho nhau - sau khi HS trả lời/trình bày, GV nhận xét và hướng dẫn HS chốt lại những ý chính.

5. Khái quát chung, khắc sâu kiến thức: vẽ sơ đồ tư duy để giới thiệu về tác giả và tác phẩm.

- HS làm cá nhân

- 1 Hs lên bảng vẽ sơ đồ tư duy -> Nhận xét, đánh giá.

Yêu cầu cần đạt và kết quả dự kiến

Hoạt động của GV và HS Huy động những tri thức cần

thiết liên quan đến văn bản đọc hiểu

* Kết quả dự kiến:

- Những câu văn gợi lên bức chân dung khái quát nhất về hai nhân vật: “có nhan sắc diễm lệ, tính nết nhu mì, và giỏi thơ phú”; Thúy Kiều “có thái độ phong lưu, tính thích hào hoa và lại tinh về âm luật, sở trường nhất là món Hồ cầm”, còn cô em Thúy Vân có “tính điềm đạm”.

II. CHỊ EM THÚY KIỀU (2 tiết)

1. Hoạt động 1: Hoạt động khởi động: Giáo viên nêu vấn đề, câu hỏi gợi mở

- Học sinh làm việc cá nhân, sử dụng kĩ thuật động não và trình bày một phút.

PHIẾU HỌC TẬP

Đọc đoạn giới thiệu về Thúy Kiều và Thúy Vân trong “Kim Vân Kiều truyện”

của Thanh Tâm Tài nhân và nhận xét về chân dung của chị em Thúy Kiều

Con gái trưởng là Thuý Kiều, gái thứ là Thuý Vân, hai cô đều có nhan sắc diễm lệ, tính nết nhu mì và giỏi thơ phú. Riêng phần Thuý Kiều lại có thái độ phong lưu, tính thích hào hoa và lại tinh về âm luật, sở trường nhất là món hồ cầm.

Thuý Vân thì trời phú cho cái tính điềm đạm, nên thấy chị quá say mê hồ cầm, thường can gián chị rằng: Món âm nhạc

(6)

đâu phải là công việc của bọn khuê phòng, sợ khi tai tiếng ra ngoài thì cũng bất nhã...

Kể ra Vân nói cũng có lí đấy. Nhưng với tính tình của Kiều thì không cho là đúng, lại còn sáng tác ra khúc Bạc mệnh oán đế phả vào đàn, mỗi khi dạo lên nghe rất não nuột, khiến người nghe bên cạnh ứa lệ rơi châu.

(Phạm Đan Quế, Truyện Kiều đối chiếu, NXB Hà Nội, 1991) - Giáo viên nhận xét, đánh giá, dẫn dắt vào bài mới:

-Nhận biết vị trí đoạn trích và cảm nhận chung về văn bản

- Nhận biết và phân tích được nhân vật thông qua các từ ngữ, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật,....

- Nhận biết được thành ngữ và các biện pháp tu từ sử dụng trong văn bản.

Kết quả dự kiến

- Nằm ở phần đầu (gặp gỡ và đính ước) của tác phẩm.

- Từ câu 15-> câu 38.

Đoạn trích miêu tả tài, sắc của 2 chị em Thúy Kiều.

- HS giải thích đc 1 số từ ngữ khó, chia bố cục và nêu ND của từng phần

Kết quả dự kiến Gồm 4 phần:

- P1: (4 câu đầu): Giới thiệu vẻ đẹp chung của 2 chị em Thúy Kiều.

- P2 (6 câu thơ tiếp): Vẻ đẹp Thúy Vân.

- P3 (12 câu thơ tiếp theo):

Tài sắc của Thúy Kiều.

- P4 (4 câu thơ cuối): Đức hạnh của 2 chị em.

2.Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới:

2.1.GV hướng dẫn HS đọc hiểu nội dung khái quát của văn bản

GV yêu cầu học sinh làm việc cá nhân, đọc lướt văn bản và thực hiện các yêu cầu sau:

? Nêu vị trí của đoạn trích trong tác phẩm?

? Nêu cảm nhận chung về văn bản?

Sau khi HS trả lời, GV gợi mở hoặc tổng kết dựa trên các ý kiến của HS

2.2.Giáo viên hướng dẫn HS đọc hiểu chi tiết văn bản “Chị em Thúy Kiều”

(1) GV yêu cầu HS đọc kĩ văn bản

- GV hướng dẫn hs tìm hiểu những từ ngữ khó:

Trao đổi với bạn bên cạnh về những từ mình không hiểu hoặc chưa hiểu rõ bằng cách dự đoán nghĩa của từ trong ngữ cảnh, có thể tham khảo chú thích trong SGK?

- GV yêu cầu hs chia bố cục của VB:

? Văn bản có thể chia thành mấy phần, ND mỗi phần?

HS trình bày kết quả làm việc

GV tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá

GV nhận xét, kết luận dựa trên ý kiến của HS, chốt ý chính

(2) Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kĩ phần đầu của văn bản, làm việc cá nhân và nhóm cặp đôi thực hiện các yêu cầu sau:

(7)

Kết quả dự kiến:

- 2 ả tố nga: người con gái đẹp- vẻ đẹp cao quý, trong trắng của nàng tiên trên cung Quảng theo truyền thuyết của Trung Hoa

+) Thúy Kiều: chị.

+) Thúy Vân: em

- Mai cốt cách tuyết tinh thần +) Mai cốt cách: Cốt cách cây mai mảnh dẻ -> dáng vẻ thanh tao.

+) Tuyết tinh thần: Tinh thần của tuyết trong sạch -> tâm hồn trong sạch.

- Mười phân vẹn mười

->Thành ngữ : vẻ đẹp hoàn mĩ nhưng có sự khác nhau.

- >Nghệ thuật:

+ Ẩn dụ.

+ Đối vế câu + Ước lệ, gợi tả

Vẻ đẹp trong trắng, thanh tao, trang nhã đến mức hoàn hảo. Nhưng mỗi người vẫn mang một vẻ đẹp riêng.

Bút pháp ước lệ tượng trưng là:

- Sử dụng những quy ước trong biểu hiện nghệ thuật như dùng hình tượng thiên nhiên đẹp: trăng, hoa, ngọc, tuyết,... để nói về vẻ đẹp của con người.

- Nghiêng về nghệ thuật gợi, tác động tới người đọc thông qua sự phán đoán,trí tưởng tượng chứ không miêu tả cụ thể, tỉ mỉ.

Kết quả dự kiến:

+) Khuôn trăng đầy đặn:

? 4 câu thơ đầu, tác giả giới thiệu 2 chị em Thúy Kiều ntn?

? Câu thơ nào giới thiệu khái quát rõ nét nhất về hai chị em Thúy Kiều?

? Em hiểu gì về “mai cốt cách” và “tuyết tinh thần”? Nó gợi cho ta điều gì?

? Giới thiệu về vẻ đẹp của hai chị em, Nguyễn Du đã khái quát bằng thành ngữ nào?

? Để khái quát vẻ đẹp của chị em Kiều tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì.? Bên cạnh đó tác giả sử dụng biện pháp NT nào khác?

? Những biện pháp NT này đã gợi tả vẻ đẹp của 2 chị em Thúy Kiều ntn?

? Em hiểu thế nào là bút pháp nghệ thuật ước lệ ?

(3) Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kĩ4 câu thơ tiếp theo của văn bản để làm nổi bật vẻ đẹp Thúy Vân. HS làm việc theo nhóm và thực hiện các yêu cầu sau: (GV phát PHT)

(8)

Khuôn mặt đầy đặn, phúc hậu, tròn trịa.

+) Nét ngài nở nang: nét lông mày hơi đậm

->đôi mắt đẹp.

+) Hoa cười: Nụ cười tươi như hoa.

+) Ngọc thốt: Lời nói trong trẻo như ngọc.

+) Mây thua nước tóc: Mái tóc đẹp đen óng, nhẹ mềm hơn mây.

+) Tuyết nhường màu da: Da trắng mịn hơn tuyết.

Kết quả dự kiến:

-> Hình ảnh đẹp đẽ, trong trắng,mềm mại, tinh khiết.

- Nghệ thuật: Ước lệ tượng trưng, liệt kê, ẩn dụ, tiểu đối, so sánh

-> Vẻ đẹp đoan trang phúc hậu

- Động từ: thua, nhường -> Thuý Vân là cô gái có vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu. Vẻ đẹp của Thuý Vân là vẻ đẹp hài hoà với thiên nhiên, tạo hoá.

=> Cuộc sống bình lặng suôn sẻ.

Kết quả dự kiến:

* Nét giống nhau giữa tài sắc của Thúy vân và Thúy Kiều

? Chỉ ra những từ ngữ ,hình ảnh miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân? Ý nghĩa

Phiếu học tập số 1

Chi tiết Từ ngữ, hình ảnh, ý nghĩa a) Khuôn mặt

b) Lông mày c) Nụ cười d) Giọng nói đ) Mái tóc g) Làn da

GV chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm thảo luận 1 chi tiết

HS trao đổi với nhóm

GV tổ chức cho HS chia sẻ kết quả thảo luận GV tổ chức cho hs nhận xét, đánh giá

GV nhận xét, đánh giá toàn diện ý thức và kết quả làm việc nhóm và chốt lại

- Giáo viên câu hỏi và yêu cầu hs trả lời cá nhân

? Em nhận xét gì về những hình ảnh trên?

? Tác giả đã sử dụng biện pháp NT gì ở đây để miêu tả vẻ đẹp Thúy Vân?

? Giúp em cảm nhận đó là một vẻ đẹp ntn?

? Em có nhận xét gì về từ “thua” và

“nhường”?

? Từ những biện pháp NT ở trên, em có thể hình dung vẻ đẹp nào của Thúy Vân?

? Vẻ đẹp đó còn dự báo một cuộc sống ntn của Thúy Vân?

(4) Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kĩ 12 câu tiếp theo làm nổi bật vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều. Hs làm việc theo nhóm, mảnh ghép

? Khi gợi tả vẻ đẹp của Thúy Kiều, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Có điểm gì giống nhau và khác nhau trong cách miêu tả Thuý Vân và Thúy Kiều?

Phiếu học tập số 2

(9)

- Vẻ đẹp từ bên ngoại +Hai ả tố nga

+Mười phân vẹn mười.

- Lẫn vẻ đẹp từ tâm hồn bên trong

+Mai cốt cách, tuyết tinh thần.

*Nét khác nhau giữa tài sắc của Thúy vân và Thúy Kiều - Vẻ đẹp Thúy Vân

+Vẻ đep thanh tú, miệng nàng cười như hoa nở, mái tóc nàng đen mượt, làn da trắng mịn như tuyết.

+Dự báo cuộc đời êm ả sau này nàng (mày thua, tuyết nhường)

- Vẻ đẹp Thúy Kiều

+Người con gái “sắc sảo, mặn mà”

+Mắt nàng thăm thẳm như làn nước trong veo của mùa thu.

+Dự báo cuộc đời đau khổ sau này. (hoa ghen, liêu hờn).

- Tài năng Thúy Kiều

+Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm.

+“Thiên bạc mệnh” à dự báo tấn bi kịch” hồng nhan bạc mệnh.

- Biện pháp NT, số câu...

Kết quả dự kiến:

- Sống trong gia đình quyền quý.

- Xuân xanh- tuần cặp kè:

tuổi của 2 chị em đang vào độ tuổi yêu đương.

- Êm đềm trướng rủ màn che:

cuộc sống thanh bình.

- Tường đông ong bướm-đi về mặc ai-> chỉ sự khuôn phép.

-> Ca ngợi đức hạnh của 2 chị em: nết na, đứng đắn., c/s

Vòng 1 GV chia lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm thảo luận 1 chi tiết

Vòng 2: (mảnh ghép), GV cho HS tạo thành nhóm mảnh ghép (đếm số TT), các em cùng số sẽ vào nhóm mới, thảo luận, thống nhất ý của các chi tiết.

HS làm cá nhân, trao đổi với nhóm

Học sinh báo cáo kết quả: Đại diện các nhóm dán kết quả lên bảng và báo cáo (mỗi nhóm thuyết trình một phần)

(5) Giáo viên yêu cầu học sinh đọc 4 câu cuối làm nổi bật đức hạnh của Thúy Kiều. Hs làm việc theo cá nhân.

? Bốn câu thơ cuối cho ta biết điều gì về chị em Thúy Kiều?

? Từ đó khái quát cuộc sống và đức hạnh của hai chị em Kiều?

Đặc điểm

Cách miêu tả Thúy

Vân

Thúy Kiều Giống nhau

Số lượng câu thơ Chi tiết miêu tả Biện pháp nghệ thuật

Cuộc đời

(10)

phong lưu, khuôn phép Kết quả dự kiến:

- Bồi đắp tình cảm biết trân trọng vẻ đẹp và tài năng của người phụ nữ.

Gv hướng dẫn HS tìm hiểu tác động của văn bản

GV nêu câu hỏi yêu cầu HS trả lời cá nhân.

- Vb đã bồi đắp cho em những tình cảm gì?

- Sau khi HS trả lời GV nhận xét.

-Khái quát được giá trị nội dung và hình thức của văn bản.

3. Hoạt động 3: Khái quát giá trị của văn bản:

(1). HS làm cá nhân, thực hiện yêu cầu -Nêu nội dung và nghệ thuật của VB - Ý nghĩa của VB

HS trả lời, GV chốt lại Biết vận dụng những

kiến thức và kĩ năng từ bài học chính để tự đọc hiểu văn bản

GV Hướng dẫn HS tự đọc văn bản truyện thơ

GV chọn một số đoạn trích của truyện Kiều truyện : Mã Giám Sinh mua Kiều. Sau đó yêu cầu HS thực hành đọc hiểu với một số yêu cầu cơbản sau:

- Nêu vị trí đoạn trích?

-Nêu nội dung của đoạn trích?

- Tìm bố cục và nội dung của từng phần.

- Tìm các biện pháp nghệ thuật tác giả sử dụng trong đoạn trích? Tác dụng?

-Nêu thái độ, tình cảm của tác giả qua đoạn trích?

- Qua văn bản em học tập được gì từ tác giả?

Yêu cầu cần đạt và kết quả

dự kiến Hoạt động của GV và HS

1. HĐ khởi động, tạo tâm thế cho người đọc.

III. KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH (2 tiết) - GV tổ chức hoạt động khởi động: đặt câu hỏi, yêu cầu HS làm việc cá nhân để trả lời:

1. Ở tiết trước, khi tìm hiểu văn bản “Chị em Thúy Kiều”, em có nhận xét gì về vẻ đẹp tài sắc của Thúy Kiều.

2. Có ý kiến nhận định rằng “Do Thúy Kiều sở hữu một vẻ đẹp của một trang tuyệt thế giai nhân nên chắc chắn số phận của nàng sẽ gặp nhiều sóng gió, biến cố lớn”. Theo em, nhận định đó đúng hay sai? Nhận định của em ntn…?

- GV dẫn dắt vào bài mới: Gia đình gặp tai biến, Kiều phải bán mình cứu cha và em.

(11)

Tưởng là bán mình làm vợ lẽ, không ngờ bị MGS lừa gạt, làm nhục và đưa về lầu xanh, lại còn bị Tú Bà mắng nhiếc, làm nhục. Kiều nhất định không chịu tiếp khách làng chơi, không chịu chấp nhận c/s lầu xanh. Đau đớn, phẫn uất, tủi nhục, nàng tự vẫn. Tú Bà sợ mất vốn nên lựa lời khuyên giải, dụ dỗ Kiều. Mụ vờ chăm sóc thuốc thang, hứa khi nàng bình phục sẽ gả nàng cho người tử tế. Mụ đưa Kiều ra sống riêng ở lầu Ngưng Bích, thực chất là đề giam lỏng nàng để chuẩn bị một âm mưu đê tiện hơn……..Để thấy rõ được hoàn cảnh của TK khi ở lầu NB, chúng ta cùng đi tìm hiểu VB.

2. Đọc – tìm hiểu chung văn bản.

* Kết quả dự kiến:

- Nội dung chính của văn bản: Cảnh ngộ cô đơn, tâm trạng buồn tủi và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Thúy Kiều.

- Đoạn thơ thích nhất? Lí giải lí do thích.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nội dung khái quát của văn bản

- Học sinh làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi:

? Nội dung chính của văn bản?

? Đọc văn bản, đoạn nào em thâý ấn tượng nhất? Vì sao.

- Sau khi HS trả lời, GV gợi mở hoặc tổng kết dựa trên các ý kiến của HS. Lưu ý: GV chỉ chốt lại ý chính.

3. Đọc lướt, tìm hiểu nội dung bố cục văn bản.

- Chú thích/SGK

- Thể loại văn bản: truyện thơ.

- Bố cục 3 phần.

+ Phần 1 (6 câu đầu) Hoàn cảnh của Kiều trước khung cảnh lầu Ngưng Bích.

+ Phần 2 (8 câu tiếp) nỗi nhớ của Kiều.

+ Phần 3 (8 câu cuối) tâm trạng của Kiều.

4) Tìm hiểu chi tiết từng phần trong văn bản

* Kết quả dự kiến:

Phần 1: Hoàn cảnh của Thúy Kiều trước khung cảnh lầu Ngưng Bích (6 câu đầu)

- GV yêu cầu HS đọc lướt để tìm hiểu nội dung các phần trong văn bản.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu các từ ngữ khó (điển tích, từ HV…)

- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS làm việc cá nhân để trả lời:

+ Thể loại văn bản?

+ Có thể chia bố cục văn bản làm mấy phần?

Nội dung chính của từng phần.

- GV hướng dẫn HS đọc kĩ ba phần của văn bản để tìm hiểu. Mỗi phần giáo viên yêu cầu HS làm việc theo nhóm (6 nhóm HS, sử dụng KT mảnh ghép pha trạm) đọc từng phần văn bản và thực hiện các yêu cầu sau:

(12)

- Các chi tiết miêu tả cảnh:

non xa, trăng gần, bát ngát xa trông, cát vàng, bụi hồng ...

- Các BPNT:

+ Sử dụng từ ngữ hình ảnh mang tính ước lệ: Non xa, trăng gần…

-> Gợi không gian mênh mông rợn ngợp.

+ Từ láy: “bẽ bàng”

-> Nhấn mạnh tâm trạng nhân vật.

- Tâm trạng: cô đơn buồn tủi, tội nghiệp của Kiều trước khung cảnh lầu Ngưng Bích.

* Phần 2: Nỗi nhớ của Thúy Kiều (8 câu thơ tiếp theo)

- Chi tiết miêu tả:

+ Nhớ chàng Kim: Tưởng người dưới nguyệt…

+ Nhớ cha mẹ: Xót người tựa cửa..

- Các BPNT:

- Sử dụng thành ngữ, điển tích:

+ Quạt nồng ấp lạnh.

+ Sân Lai.

+ Gốc tử.

-> Tâm trạng nhớ thương, lòng hiếu thảo của Kiều.

- Cụm từ “cách mấy nắng mưa”->Thời gian xa cách bao mùa mưa nắng

-> Tình yêu thủy chung son sắc của Kiều và một người con có hiếu.

- Gợi tả trực tiếp.

* Phần 3: Tâm trạng của Thúy Kiều

- Các chi tiết miêu tả:

Thuyền thấp thoáng, cánh buồm xa xa, hoa trôi man mác; nội cỏ rầu rầu, chân

* Phần 1: Hoàn cảnh của Thúy Kiều trước khung cảnh lầu Ngưng Bích (6 câu đầu)

? Tìm các chi tiết miêu tả cảnh lầu Ngưng Bích.

? Các BPNT được sử dụng trong đoạn thơ?

Tác dụng.

? Ấn sâu trong bức tranh khung cảnh đó, em cảm nhận được tâm trạng của Kiều ra sao.

* Phần 2: Nỗi nhớ của Thúy Kiều (8 câu thơ tiếp theo)

? Trong 8 câu thơ này, tác giả đã miêu tả trực tiếp tâm trạng của Thúy Kiều thông qua nỗi nhớ Kim Trọng và cha mẹ, hãy tìm các chi tiết miêu tả trực tiếp nỗi nhớ đó.

? Các BPNT được sử dụng trong đoạn thơ?

Tác dụng.

? Thông qua các từ ngữ, hình ảnh trong 8 câu thơ giữa, em cảm nhận được tâm trạng nhân vật ở đây dc gợi tả bằng cách nào.

* Phần 3: Tâm trạng của Thúy Kiều

? Tìm các chi tiết miêu tả trong các cặp câu ở 8 câu cuối?

? Những chi tiết MT trong mỗi cặp câu đã gợi lên thân phận, tâm trạng của Kiều ra sao.

- GV nhấn mạnh: Đoạn trích đã cho thấy được nét nổi bật về nghệ thuật MT nội tâm nhân vật

(13)

mây, mặt đất … + Cánh buồm thấp thoáng -> gợi những chuyến đi xa cũng như thân phận tha hương của Kiều

+ Hoa trôi man mác: hoàn cảnh tội nghiệp, không tự chủ được, mặc cho số phận -> Tâm trạng cô đơn, bơ vơ được đẩy lên 1 nấc

+ Cỏ rầu - xanh xanh: nhạt nhòa hòa với màu trời, mây tạo ra sắc xanh buồn, tẻ ngắt -> chỉ tuổi xuân, tài năng đang càng nhạt buồn vô vị.

+ Gió cuốn - tiếng sóng -> sự tăng của thiên nhiên đang đe dọa con người. Nó như dự báo một tương lai khủng khiếp đầy sóng gió, bất trắc bên đường đời.

gián tiếp quan cảnh vật (khổ 1, 3) và trực tiếp qua nỗi nhớ của TK (khổ 2).

5. Khái quát giá trị văn bản

* Dự kiến kết quả:

- ND: Nỗi buồn nhớ sâu sắc của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích chính là tâm trạng cô đơn lẻ loi, ngổn ngang nhiều mối, đau đớn vì phải dứt bỏ mối tình với chàng Kim, xót thương cha mẹ đơn côi, tương lai vô định.

- NT: Tả cảnh ngụ tình, từ láy, thành ngữ....

- GV hướng dẫn học sinh khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản bằng cách trả lời câu hỏi:

? Khái quát nội dung văn bản.

? Những yếu tố nghệ thuật nào đã góp phần làm nên thành công của văn bản.

6. Liên kết văn bản với đời sống.

- GV hướng dẫn HS kết nối văn bản với đời sống bằng cách cho HS quan sát hình ảnh về cuộc sống người phụ nữ trong xã hội ngày nay và đặt câu hỏi:

1.Qua văn bản cùng với những bức ảnh về người phụ nữ mà em quan sát, em nhận thấy những nét đẹp phẩm chất nào của người phụ nữ ngày nay đã được kế thừa ở phụ nữ xưa?

2.Nét khác biệt về số phận của người phụ nữ ngày nay so với người phụ nữ xưa là gì?

7. Thực hành đọc hiểu văn bản tự sự tương tự.

Hướng dẫn HS tự đọc truyện thơ

GV chọn một số đoạn trích của truyện Kiều

(14)

Biết vận dụng những kiến thức và kĩ năng từ bài học chính để tự đọc hiểu văn bản

truyện : Thúy Kiều báo ân, báo oán hoặc đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Truyện Lục Vân Tiên(Nguyễn Đình Chiểu) . Sau đó yêu cầu HS thực hành đọc hiểu với một số yêu cầu cơbản sau:

- Nêu vị trí đoạn trích?

-Nêu nội dung của đoạn trích?

- Tìm bố cục và nội dung của từng phần.

- Tìm các biện pháp nghệ thuật tác giả sử dụng trong đoạn trích? Tác dụng?

-Nêu thái độ, tình cảm của tác giả qua đoạn trích?

- Qua văn bản em học tập được gì từ tác giả?

HOẠT ĐỘNG 2. MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ (4 TIẾT)

Huy động những hiểu biết về cách viết văn bản tự sự có yếu tố miêu tả.

Kết quả dự kiến:

- Những yếu tố miêu tả có trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều:

+ Miêu tả sắc đẹp của Thúy Vân: Tả cụ thể: “Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang” (nghĩa là gương mặt phúc hậu, mắt phượng mày ngài. Nụ cười tươi như hoa, tiếng nói trong như ngọc, da trắng như tuyết, tóc đen như mây).

+ Miêu tả sắc đẹp của Thúy Kiều: tả vẻ đẹp của đôi mắt:

“làn thu thủy, nét xuân sơn”

(mắt long lanh như nước hồ thu, lông mày thanh tú như dáng núi mùa xuân).

- Tác dụng: Những yếu tố miêu tả này giúp cho bức chân dung của hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân hiện lên đầy ấn tượng, sinh động và gợi cảm.

A. MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ (02 tiết)

(1). GV giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề

Viết một đoạn văn giới thiệu về chị em Thúy Kiều, trong đó có sử dụng các yếu tố miêu tả.

GV khái quát nghệ thuật miêu tả nhân vật của ND khi miêu tả Thúy Vân, Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều.

GV chốt:Trong văn bản tự sự, sự miêu tả cụ thể, chi tiết về cảnh vật, nhân vật và sự việc có tác dụng làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm, sinh động.

- Gv hướng dẫn HS tìm yếu tố miêu tả trong đoạn trích bằng cách thực hiện trong phiếu học tập.

Từ văn bản “ Chị em Thúy Kiều” tìm yếu tố miêu tả có trong đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều”?Tác dụng?

PHIẾU HỌC TẬP Miêu tả vẻ

đẹp của Thúy Vân

Miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều

Tác dụng của yếu tố miêu tả

- GV hướng dẫn hs lập ý cho đoạn văn

(2) Viết thành đoạn văntự sự có sử dụng yếu tố miêu tả.

(15)

- Trong quá trình HS làm bài, GV quan sát và hỗ trợ; nhắc HS dànhthời gian đọc lại và sửa lỗi trước khi nộp bài.

B. MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ (01 tiết)

Trước khi viết, GV cho HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập. (1 tiết)

Tìm các chi tiết miêu tả nội tâm trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích bằng cách hoàn thành phiếu học tập sau

Các cách miêu tả nội tâm

Các chi tiết miêu tả nội tâm Tác dụng

Gián tiếp

*Tả cảnh thiên nhiên:

-“Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân/

Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung/Bốn bề bát ngát xa trông/Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia”

- “Buồn trông cửa bề chiều hôm...kêu quanh ghế ngồi”

->Cảnh mênh mông, hoang vắng, buồn bã.

-Thông qua cảnh để thể hiện thân phận, tâm trạng của nhân vật: buồn tủi, cô đơn, lo lắng, sợ hãi, tuyệt vọng trước tương lai mờ mịt.

->Mượn cảnh để bộc lộ nội tâm

Trực tiếp

*Tả tâm trạng:

-Suy nghĩ về thân phận: bẽ bàng … -Nỗi nhớ người yêu, cha mẹ:

Tưởng người…Xót người …người ôm

-Nghĩ về thân phận cô đơn, bơ vơ nơi đất khách -Nghẹn ngào, day dứt nhớ người yêu; lo lắng, thương xót cha mẹ già yếu

->Trực tiếp khắc họa nội tâm

1.Trước khi viết:

*Yêu cầu HS chỉ ra các bước tiến hành với 1 đề văn.

Gồm 4 bước:

-Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý:

-Bước 2: Lập dàn ý -Bước 3: Viết bài

-Bước 4: Đọc và sửa chữa, hoàn thiện bài viết.

* HS thực hiện bước 1:

-Tìm hiểu đề:

+Thể loại: Văn tự sự về người

1.Giáo viên giao nhiệm vụ và hướng dẫn HS các bước tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàný (1 tiết).

-Đề: Mượn lời nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” em hãy viết một bài văn ngắn, trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm nhân vật Thúy Kiều.

(16)

(có sử dụng yếu tố MTNT) +Đối tượng: Thúy Kiều -Tìm ý:

+ Hoàn cảnh của n/vật: tội nghiệp, bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích

+ Cảnh trước lầu NB: mênh mông, rợn ngợp, hoang vắng

…->TT: cô đơn, lo âu, thấp thỏm

+ Tâm trạng của Kiều:

●MTTT: day dứt nhớ chàng Kim, nhớ đêm thề nguyền; dằn vặt, đau đớn vì lỗi hẹn…; xót thương cha mẹ, lo lắng vì chưa làm tròn chữ hiếu.

●MTGT: Cảnh trước lầu Ngưng Bích (mênh mông, rợn ngợp, hoang vắng, vô vị, dữ dội) ->

Tâm trạng: lo âu, hoảng sợ, kinh hãi, tuyệt vọng…

* HS thực hiện bước 2: Lập dàn ý:

- Theo bố cục 3 phần.

+MB: giới thiệu về bản thân (tên, tuổi, hoàn cảnh …)

+TB: Kể về tâm trạng khi bị giam lỏng ở lầu NB (sắp xếp các ý trên), có sd yếu tố MTNT trực tiếp hoặc gián tiếp

+KB: Khái quát lại tâm trạng (day dứt về quá khứ, hoang mang trước hiện tại, lo sợ cho tương lai…)

*Tổ chức cho HS thực hiện 2 bước đầu để làm tiền đề cho việc viết bài:

-Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý:

+ Đề văn thuộc thể loại nào?

+ Đối tượng được kể là ai? Trong hoàn cảnh nào?

+ Hoàn cảnh của Kiều có gì đặc biệt?

+ Qua cái nhìn của Kiều, cảnh lầu NB hiện lên ntn?

+ Tâm trạng của Kiều có gì đặc biệt, tìm các từ diễn tả tâm trạng

+ Nỗi nhớ chàng Kim/cha mẹ được thể hiện ntn.

+ Nghĩ về thân phận mình, tâm trạng của Kiều được thể hiện ntn trước khung cảnh lầu NB?

-Bước 2: Lập dàn ý. Yêu cầu HS hoàn thiện dàn ý cho đề văn.

2.Viết bài 2. Giáo viên yêu cầu HS viết bài theo dàn ý đã hướng dẫn

GV yêu cầu HS về nhà:

- Tạo 01 bài trình bày trên máy vi tính - Trao đổi với người thân trong gia đình về đề tài, nội dung và cách viết về đề tài đó.

Ghi lại ý kiến của mọi người để rút kinh nghiệm.

3.Chỉnh sửa, hoàn thiện bài viết

3.Đọc lại, chỉnh sửa bài viết

-HS trao đổi với bạn về bài viết của mình.

(17)

Đọc, sửa chữa.

HOẠT ĐỘNG 3. VIẾT, NÓI VÀ NGHE: (3 tiết)

1.Chuẩn bị trước khi nói GV yêu cầu HS trao đổi về bài tập đã chuẩn bị ở nhà (bài trình bày trên máy tính hoặc đề cương bài nói); yêu cầu mỗi nhóm thống nhất nội dung và hình thức bài nói để trình bày trước lớp:

- GV chia lớp thành 04 nhóm, mỗi nhóm sẽ bốc thăm để 01 HS thuyết trình.

2.Thực hành luyện nói -HS lên nói trước lớp

HS trình bày, kết hợp ngôn ngữ nói với các điệu bộ, cử chỉ phù hợp; sử dụng các sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh minh họa đã chuẩn bị để làm tăng sức hấp dẫn cho bài viết

3.Đánh giá bài nói -Sau khi HS trình bày xong, GV yêu cầu HS đánh giá bài nói theo các tiêu chí:

Tiêu chí Mức độ đạt được

1 2 3 4

1.Nội dung bài nói: đảm bảo bố cục 3 phần, mạch lạc.

2.Có sử dụng yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm.

3.Lời nói: lưu loát, rõ ràng, mạch lạc, truyền cảm…

4.Sử dụng tốt các phương tiện phi ngôn ngữ phù hợp (ánh mắt, nét mặt, cử chỉ…)

Cuối cùng, GV chốt lại những yêu cầu cơ bản về cách viết một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm.

VIẾT (2 tiết) Yêu cầu cần đạt và kết quả dự

kiến Hoạt động của GV và HS

Huy động những hiểu biết về cách viết văn bản tự sự có yếu tố miêu tả.

Kết quả dự kiến:

- Những yếu tố miêu tả có trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều:

+ Miêu tả sắc đẹp của Thúy Vân:

Tả cụ thể: “Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang” (nghĩa là gương mặt phúc hậu, mắt

(1). GV giao nhiệm vụvà hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề

Viết một đoạn văn giới thiệu về chị em Thúy Kiều, trong đó có sử dụng các yếu tố miêu tả.

GV khái quát nghệ thuật miêu tả nhân vật của ND khi miêu tả Thúy Vân, Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều.

GV chốt:Trong văn bản tự sự, sự miêu tả cụ thể, chi tiết về cảnh vật, nhân vật và sự việc có tác dụng làm cho câu chuyện trở

(18)

phượng mày ngài. Nụ cười tươi như hoa, tiếng nói trong như ngọc, da trắng như tuyết, tóc đen như mây).

+ Miêu tả sắc đẹp của Thúy Kiều: tả vẻ đẹp của đôi mắt: “làn thu thủy, nét xuân sơn” (mắt long lanh như nước hồ thu, lông mày thanh tú như dáng núi mùa xuân).

- Tác dụng: Những yếu tố miêu tả này giúp cho bức chân dung của hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân hiện lên đầy ấn tượng, sinh động và gợi cảm.

nên hấp dẫn, gợi cảm, sinh động.

- Gv hướng dẫn HS tìm yếu tố miêu tả trong đoạn trích bằng cách thực hiện trong phiếu học tập.

Từ văn bản “ Chị em Thúy Kiều” tìm yếu tố miêu tả có trong đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều”?Tác dụng?

PHIẾU HỌC TẬP Miêu tả vẻ

đẹp của Thúy Vân

Miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều

Tác dụng của yếu tố miêu tả

- GV hướng dẫn hs lập ý cho đoạn văn (2) Viết thành đoạn văntự sự có sử dụng yếu tố miêu tả.

- Trong quá trình HS làm bài, GV quan sát và hỗ trợ; nhắc HS dànhthời gian đọc lại và sửa lỗi trước khi nộp bài.

Nâng cao kĩ năng làm bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả

GV yêu cầu HS về nhà:

- Tạo 01 bài trình bày trên máy vi tính hoặc đề cương bài nói bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả kể lại được 1 kỉ niệm đáng nhớ của bản thân.

- Trao đổi với bạn bè về đề bài, nội dung và cáchtrình bày về đề bài trên. Ghi lại ý kiến của mọi người để rút kinh nghiệm.

NÓI VÀ NGHE – 1 TIẾT Yêu cầu cần đạt và kết quả dự

kiến

Hoạt động của GV và HS - Viết 1 bài văn tự sự có sử dụng

yếu tố miêu tả kể lại được 1 kỉ niệm đáng nhớ của bản thân.

-Nghe và nhận biết được tính hấp dẫn của bài trình bày (bằng ngôn ngữ nói) chỉ ra những hạn chế (nếu có) của bài Tự sự về nhân vật lịch sử

Sau khi nhận xét bài viết trên lớp, Gv yêu cầu HS trao đổi về bài tập đã chuẩn bị ở nhà ( Bài trình bày ra giấy hoặc trên máy tính đề cương bài nói); yêu cầu mỗi nhóm thống nhất nội dung và hình thức bài nói để thuyết trình trước lớp:

GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm sẽ bốc thăm để một học sinh thuyết trình.

-GV có thể hỏi 1 số HS:

-Nghe xong bài thuyết trình của bạn, em có thấy hay và hấp dẫn không? Vì sao?

-Em thích điều gì nhất trong phần trình bày của bạn.

-Nếu có thể, em muốn thay đổi điều gì nhất

(19)

trong phần trình bày của bạn.

Cuối cùng Gv chốt lại những yêu cầu cơ bản về cách thuyết trình một văn bản tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Ta chỉ mong sao có một ngôi nhà rộng muôn ngàn gian, để cho tất cả những kẻ nghèo, dân chúng lầm than trong thiên hạ đều có chỗ nương thân, sung

Ghen ghÐt ®è kÞ M©y thua n íc tãc tuyÕt nh êng mµu da Hoa ghen thua th¾m liÔu hên kÐm xanh... Bµi tËp

ở mỗi phần của bài làm văn tự sự, tìm các yếu tố miêu tả, biểu cảm có thể

Đoạn văn này thấm đậm cảm xúc của tác giả, bộc lộ rõ sự tinh tế và thiên về cảm giác của Thạch Lam, dùng từ có chọn lọc(1 loạt tính từ gợi tả), câu văn có nhịp điệu

- Các yếu tố miêu tả giúp cho việc kể lại cuộc gặp gỡ giữa hai mẹ con thêm sinh động về màu sắc, hình dáng, diện mạo của sự việc, nhân vật hành động?. - Yếu tố

*Caên cöù vaøo ñaâu ñeå ñaùnh giaù hieäu quaû cuûa mieâu taû vaø bieåu caûm trong moät vaên baûn töï söï.. mieâu taû vaø bieåu caûm trong moät vaên

Là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu, dùng để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đóA. Là những từ đọc giống nhau

 Một nhân cách cao đẹp: yêu nhạc dân gian, dùng tiếng đàn ghi ta để giãi bày nỗi đau buồn và khát vọng yêu thương của nhân dân, dũng cảm đấu tranh với nền chính trị