• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:……….……….

Ngày giảng:………

Tiết 4-6

BÀI 2: ÂM NHẠC VỚI NGƯỜI DÂN QUẢNG NINH I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Trình bày được vai trò của âm nhạc với đời sống của người dân Quảng Ninh.

- Giới thiệu được một số bài hát tiêu biểu và các nghệ sĩ/ca sĩ nổi tiếng của Quảng Ninh.

- Hát/giới thiệu được một số bài hát ca ngợi quê hương.

2. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Quan tâm đến các công việc của cộng đồng; tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng.

3. Năng lực

- Giao tiếp và hợp tác:

+ Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp; nhận biết được ngữ cảnh giao tiếp và đặc điểm, thái độ của đối tượng giao tiếp.

+ Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.

- Giải quyết vấn đề: Phân tích được tình huống trong học tập; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập.

II. Thiết bị, học liệu

- Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập

- Giấy A1, bút dạ, bút màu, tài liệu tranh ảnh về các ca sĩ, nhạc sĩ, hoạt động

âm nhạc ở Quảng Ninh.

+ Phiếu HT số 1

STT Bài hát Nhạc sĩ sáng tác

+ Phiếu HT số 2, 3

(2)

+ Phiếu HT số 4

PHIẾU PHỎNG VẤN

Tên người được phỏng vấn:...……….

Địa chỉ:...………

Tuổi:...………

Những tác phẩm âm nhạc về Quảng Ninh đã từng nghe:………..

Ca khúc yêu thích nhất:...……….….

Suy nghĩ về âm nhạc của Quảng Ninh hiện nay:………...

Vai trò của âm nhạc với người dân Quảng Ninh:……….

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động khởi động (10’)

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế và hứng thú cho hs để bước bào bài mới. Hiểu được tầm quan trọng của âm nhạc đối với cuộc sống đặc biệt những bài hát ca ngợi con người, quê hương, đất nước.

b. Nội dung: Video bài hát Tôi là người thợ lò cùng những hình ảnh về vùng đất và con người Quảng Ninh.

c. Sản phẩm: Cảm xúc và cảm nhận của hs sau khi nghe bài hát d. Tổ chức hoạt động:

- GV cho hs nghe bài hát “Tôi là người thợ lò” của nhạc sĩ Hoàng Vân.

? Em có cảm xúc gì khi nghe bài hát? Bài hát ca ngợi điều gì?

- Hs tự bộc lộ

- Gv dẫn dắt vào bài

(3)

2. Hoạt động hình thành kiến thức

2.1. Hoạt động 1: Một số bài hát tiêu biểu về Quảng Ninh (15 phút)

a. Mục tiêu: HS có hiểu biết về những ca khúc ca ngợi đất và người Quảng Ninh

b. Nội dung: Chân dung ca sĩ, nhạc sĩ, những bài hát về Quảng Ninh.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của hs

d. Tổ chức hoạt động: Gv sử dụng phương pháp trực quan và một số kỹ thuật động não, trình bày một phút

Những ca khúc về Quảng Ninh Nhiệm vụ

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Gv chiếu hình ảnh, y/c hs quan sát tranh và đọc phần ngữ liệu trong sgk - Hs đọc và quan sát

- Gv sử dụng phiếu HT số 1, y/c hs hoàn thiện phiếu bằng cách tìm tên bài hát và nhạc sĩ tương ứng viết về Quảng Ninh

ST

T Bài hát Nhạc sĩ sáng tác

1 2 3 4 5

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Hs hoàn thành phiếu HT

Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận - Hs báo cáo kết quả

Bước 4: Đánh giá, chốt

- Gv và hs cùng nhau nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận của các cặp đôi, chốt, cho điểm.

ST

T Bài hát

Nhạc sĩ sáng tác

1

Trên biển trời

Đông Bắc Trần Chung

2

Những ngôi sao

ca đêm Phạm Tuyên

3

Tôi là người thợ

Hoàng Vân

4

Bình minh Hạ

Long Xuân Giao

5 Đêm ca ba Vũ Việt Hồng

2.2. Hoạt động 2: Một số ca sĩ/nghệ sĩ nổi tiếng Quảng Ninh (20 phút)

a. Mục tiêu: HS có hiểu biết về những ca sĩ/ nghệ sĩ nổi tiếng của Quảng Ninh b. Nội dung: Chân dung ca sĩ, nhạc sĩ Quảng Ninh.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của hs

d. Tổ chức hoạt động: Gv sử dụng phương pháp trực quan và một số kỹ thuật động não, trình bày một phút

Nhiệm vụ

(4)

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Gv chiếu hình ảnh, y/c hs quan sát tranh và đọc phần ngữ liệu trong sgk - Hs đọc và quan sát, thảo luận cặp đôi

- Gv sử dụng phiếu HT số 2,3, y/c hs hoàn thiện phiếu bằng cách tìm tên ca sĩ/nghệ sĩ nổi tiếng của Quảng Ninh, một số hoạt động, sự kiện âm nhạc và vai trò của âm nhạc đối với đời sống người dân Quảng Ninh

STT Tên ca sĩ/ nghệ sĩ/nhạc sĩ Giải thưởng/sáng tác

1 2 3 4 5

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Hs hoàn thành phiếu HT

Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận - Hs báo cáo kết quả

- Kết quả dự kiến

+ Các ca sĩ/nghệ sĩ Quảng Ninh STT

Tên ca sĩ/ nghệ sĩ/nhạc sĩ

Giải thưởng/sáng tác

1

NSND Lê Dung - Nữ ca sĩ opera người Việt Nam, nghệ sĩ tiên phong cho nền âm nhạc cổ điển Việt Nam cả về trình diễn lẫn giảng dạy và là niềm tự hào của nền âm nhạc Việt Nam

2

NSND Quang Thọ

- Ông được biết đến là một giọng ca lớn của âm nhạc Việt Nam với tiếng hát cao vút hun hút, ông được xem là một trong những ca sĩ hát opera hàng đầu của Việt Nam cũng như trên thế giới.

3

Hồ Quỳnh

Hương

Sao Mai: giải Triển vọng, năm 1999

4 Hoàng Tùng Sao Mai: giải Nhất năm 2003

5 Ngọc Anh Sao Mai: giải Nhì dòng nhạc nhẹ, năm 2003 6

Tuấn Anh Sao Mai: giải Nhất dòng nhạc thính phòng, năm 2005,

7

Bích Phương Thần tượng âm nhạc: Vietnam Idol, mùa thứ 3 năm 2010

8

Nguyễn Đức Cường

Giành giải thể nghiệm trong cuộc thi Bài Hát Việt năm 2007

9

Xuân Oanh Ca khúc 19 tháng 8 (1945), ca khúc nổi tiếng nhất của ông.

(5)

10 Lê Đăng Vệ Bài ca lên đường (ca ngợi ngành y tế Qn năm 2020) 11 Vũ Việt Hồng Chuyện tình mùa đông

12 Huy Tuấn Là nghệ sĩ đã được nhận 3 đề cử cho giải Cống hiến

TIẾT 2 + Vai trò của âm nhạc (10 phút)

Gợi ý trả lời:

- Âm nhạc giúp những người lao động (những người thợ mỏ, những lao động khác) quên đi những vất vả, cực nhọc của cuộc sống, vui vẻ, lạc quan, hướng tới những điều tốt đẹp.

- Âm nhạc có vai trò giải tỏa căng thẳng, stress trong học tập, công việc.

- Âm nhạc khiến đời sống tinh thần phong phú hơn.

- Âm nhạc khiến con người trân trọng những giá trị của cuộc sống (gia đình, người thân, bè bạn,.).

- Âm nhạc khiến người dân Quảng Ninh tự hào, yêu thêm quê hương, xứ sở của mình.

=> Âm nhạc có ý nghĩa quan trọng với người dân Quảng Ninh. Những lời ca tiếng hát xua tan mệt mỏi trong lao động, tiếp thêm niềm tin yêu vào cuộc đời, làm phong phú đời sống tinh thần của người dân Quảng Ninh.

Bước 4: Đánh giá, chốt

- Gv và hs cùng nhau nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận của các cặp đôi, chốt, cho điểm.

3. Hoạt động luyện tập

a. Mục tiêu: HS thực hành vận dụng kiến thức của bản thân để giới thiệu về Quảng Ninh và chia sẻ kỉ niệm cá nhân

b. Nội dung: Các ca khúc về Quảng Ninh c. Sản phẩm: Hs hát

d. Tổ chức hoạt động:

3.1. Chia sẻ (25 phút)

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- HS làm việc cá nhân hoặc nhóm. Các em có thể hát một ca khúc yêu thích về Quảng Ninh hoặc giới thiệu về ca khúc yêu thích bằng cách nêu cảm nhận về ca từ, giai điệu, ý nghĩa, cảm xúc do ca khúc gợi lên.

- HS có thể đóng vai phóng viên và nhạc sĩ, sử dụng hình thức ghế nóng, phỏng vấn về ca khúc: về hoàn cảnh ra đời, ca từ, nội dung, ý nghĩa của ca khúc.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Hs chuẩn bị bài hát

Bước 3: Báo cáo

- Hs hát và bày tỏ suy nghĩ của mình về bài hát Bước 4: Kết luận nhận định

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của HS và cho điểm.

3.2. Trò chơi (10 phút)

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Gv tổ chức cho hs chơi trò chơi: "Ai nhanh hơn"

(6)

- Cách chơi: Chọn đội chơi: Hai nhóm tham gia chơi, mỗi nhóm khoảng 5 bạn.

Từng thành viên của mỗi nhóm luân phiên lên ghi tên của các ca khúc viết về Quảng Ninh. Mỗi lần chỉ ghi một ca khúc (không ghi trùng). Nhóm nào không ghi được thêm (sau khi đếm đến 10) thì thua cuộc.

- HS làm việc nhóm đưa ra lí do tại sao Quảng Ninh có nhiều ca khúc “đi cùng năm tháng” đến như vậy.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Hs tham gia trò chơi

Bước 3: Báo cáo

- Hs tham gia và giải thích - Gợi ý trả lời:

+ Quảng Ninh có nhiều nhạc sĩ gạo cội, tài năng và lứa nhạc sĩ trẻ với đội ngũ vững vàng.

+ Quảng Ninh là nơi mảnh đất nên thơ, nên nhạc trở thành nguồn cảm hứng cho sáng tạo âm nhạc.

+ Con người Quảng Ninh đặc biệt là những người thợ vùng mỏ miệt mài lao động và yêu âm nhạc cũng là nguồn cảm hứng lớn cho các nhạc sĩ.

Bước 4: Kết luận nhận định

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của HS và cho điểm.

4. Hoạt động vận dụng (45 phút)

a. Mục tiêu: Biết vận dụng những kiến thức đã học để tìm hiểu thêm tư liệu về nội dung bài học

b. Nội dung: Giới thiệu về nhạc sĩ, ca sĩ Quảng Ninh c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức hoạt động:

4.1. Tìm hiểu và giới thiệu về một ca sĩ/nhạc sĩ Quảng Ninh mà em yêu thích (30 phút).

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Gv cho hs chuẩn bị ở nhà và hoạt động cá nhân giới thiệu về nhạc sĩ, ca sĩ…

Quảng Ninh

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Hs chuẩn bị giới thiệu, có thể trình chiếu hoặc giới thiệu bằng bài đọc Bước 3: Báo cáo

- Hs trình bày sản phẩm Bước 4: Kết luận nhận định

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của HS và cho điểm.

4.3. Đóng vai phóng viên, phỏng vấn người thân (15 phút) Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Gv đã phát phiếu Ht cho hs, y/c hs về nhà phỏng vấn người thân từ tiết trước + Phiếu HT số 4

PHIẾU PHỎNG VẤN

(7)

Tên người được phỏng vấn:...……….

Địa chỉ:...………

Tuổi:...………

Những tác phẩm âm nhạc về Quảng Ninh đã từng nghe:………..

Ca khúc yêu thích nhất:...……….….

Suy nghĩ về âm nhạc của Quảng Ninh hiện nay:………...

Vai trò của âm nhạc với người dân Quảng Ninh:……….

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Hs hoàn thiện phiếu

Bước 3: Báo cáo

- Mỗi nhóm sẽ cử 3 hs lên trình bày kết quả phiếu phỏng vấn - Các hs còn lại sẽ nộp lại cho gv

Bước 4: Kết luận nhận định

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của HS và cho điểm.

IV. Hướng dẫn về nhà

- Học bài và nắm được những điểm cơ bản về âm nhạc với người dân Quảng Ninh - Tiếp tục tìm hiểu về các ca sĩ, nhạc sĩ của QN

- Chuẩn bị bài 3 “CÁC DÂN TỘC TRÊN ĐỊA BÀN QUẢNG NINH”

- Đọc bài và trả lời các câu hỏi trong sgk

opera Việt Nam Bài Hát Việt năm2007 giải Cống hiến

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Giáo án này trình bày kiến thức cơ bản về phương trình bậc hai một ẩn, các dạng đặc biệt và phương pháp giải các dạng phương trình

CÔNG THỨC NGHIỆM CỦA PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAII. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC

a) Mục tiêu: Hs vận dụng tốt các kiến thức đã học để giải các pt bậc hai b) Nội dung: Làm các bài tập. c) Sản phẩm: Bài làm

- Có kỹ năng vận dụng các quy tắc khai phương của một thương và chia các căn bậc hai trong tính toán và biến đổi biểu thứcB. Năng lực

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM SỰ KIẾN a.. HOẠT ĐỘNG

Giáo án này hướng dẫn giáo viên ôn tập kiến thức đại số chương IV cho học sinh lớp

Bài soạn này hướng dẫn giáo viên tiến trình dạy học tiết ôn tập cuối năm, tập trung vào việc củng cố kiến thức về lập phương trình để giải

Kế hoạch bài giảng kiểm tra học kỳ II môn Toán lớp 9 nhằm đánh giá kiến thức, phát hiện lỗi sai và phân loại học