• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
36
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: Ngày 19 tháng 3 năm 2021

Ngày giảng: Thứ hai ngày 22 tháng 3 năm 2021 Toán

Tiết 126: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Biết xem đồng hồ kim phút chỉ vào số 3 và số 6.

- Biết thời điểm, khoảng thời gian.

2. Kỹ năng

- Nhận biết việc sử dụng thời gian trong đời sống hàng ngày 3. Thái độ

- HS biết quý thời gian II. Chuẩn bị

- GV: Giáo án, bảng phụ - HS: SGK, VBT

III. Hoạt động dạy học

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Kiểm tra bài cũ (5p)

- GV dùng mô hình đông hồ, cho HS quan sát và trả lời xem đồng hồ chỉ mấy giờ - Nhận xét

B. Bài mới

* Giới thiệu bài (1p)

* Dạy bài mới

Bài 1: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. (5p)

- GV yêu cầu HS làm bài - GV nhận

* Củng cố cách xem định giờ.

Bài 2: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. (8p)

* Củng cố cách xác định giờ.

Bài 3: Đúng ghi Đ, sai ghi S (7p)

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi sau đó làm bài

- GV nhận xét

* BT củng cố kiến thức gì?

Bài 4: Viết giờ hoặc phút vào chỗ chấm thích hợp. (9p)

- Yêu cầu HS suy nghĩ làm bài

- HS thực hiện theo yêu cầu GV

- HS nêu yêu cầu

- HS tự làm bài, nêu miệng kết quả - Kết quả:

C. 5 giờ rưỡi

- HS nêu yêu cầu, tiến hành tương tự bài 1

- Kết quả: C. 3 giờ - HS nêu yêu cầu - HS làm, nêu kết quả - Nhận xét

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS suy nghĩ trả lời các câu hỏi.

(2)

* Rèn kỹ năng xác định giờ, phút.

C. Củng cố, dặn dò (5p) - Nhận xét tiết học

- Dặn dò về nhà và chuẩn bị bài sau.

- Nhận xét.

- HS lắng nghe

Tập đọc

TIẾT 76, 77: TÔM CÀNG VÀ CÁ CON I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Hiểu ND: Cá Con và Tôm Càng đề có tài riêng. Tôm cứu được bạn qua khỏi nguy hiểm. Tình bạn của họ vì vậy càng khăng khít.

2. Kỹ năng

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng, đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện 3. Thái độ: HS yêu thích môn học

* QTE (HĐ2)

- Quyền được kết bạn

- Bạn bè có bổn phận yêu quý và giúp đỡ nhau.

* BĐ: GDHS giữ gìn môi trường biển đảo II. Các kĩ năng sống (HĐ củng cố)

- Tự nhận thức: xác định giá trị bản thân - Ra quyết định

- Thể hiện sự tự tin.

II. Chuẩn bị

- GV: Giáo án, tranh SGK - HS: SGK

IV. Hoạt động dạy học

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

Tiết 1 A. Kiểm tra bài cũ (5p)

- Gọi 2 HS đọc thuộc bài Bé nhìn biển - Nhận xét

B. Bài mới

* Giới thiệu bài (1p)

* Dạy bài mới

1. HĐ1: Luyện đọc (34p) - GV đọc mẫu toàn bài - Hướng dẫn đọc từ khó

- Hướng dẫn đọc câu: hướng dẫn HS đọc nhấn giọng vào các từ tả biệt tài của Cá Con.

- HS thực hiện theo yêu cầu GV

- HS lắng nghe

- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu.

- HS tự tìm từ khó đọc:

+ Ví dụ: nắc nỏm, mái chèo, bánh lái,...

(3)

+ Vút cái nó đã quẹo phải, bơi một lát Cá Con lại uốn đuôi sang phải. Thoắt cái nó lại quẹo trái. Tôm Càng thấy vậy phục lăn.

- Luyện đọc đoạn - Giải nghĩa từ khó - Luyện đọc nhóm - Đọc đồng thanh

Tiết 2 2. HĐ2: Tìm hiểu bài (17p)

+ Khi đang tập bơi dưới đáy sông Tôm Càng gặp chuyện gì?

+ Cá Con làm quen với Tôm Càng như thế nào?

+ Đuôi Cá Con có ích lợi gì?

+ Vẩy của Cá Con có ích lợi gì?

+ Kể lại việc Tôm Càng Cứu Cá Con?

+ Em thấy Tôm Càng có gì đáng khen?

* QTE: Em có muốn đựơc kết bạn nhiều không? Khi bạn em gặp khó khăn thì em có giúp đỡ không?

- Cần làm gì bảo vệ nguồn tài nguyên biển?

3. HĐ3: Luyện đọc lại (17p) - GV gọi HS đọc theo lối phân vai - Nhận xét

C. Củng cố, dặn dò (5p)

* KNS: Khi gặp một người lạ thì em có làm quen không? Em sẽ làm quen như thế nào?

* BĐ: GDHS giữ gìn môi trường biển đảo

- Nhận xét tiết học, dặn dò về nhà.

- HS luyện đọc từ khó.

- HS luyện đọc nhấn giọng các câu.

- HS đọc nối tiếp từng đoạn.

- HS đọc các từ chú giải cuối bài đọc - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.

- Đọc đồng thanh.

- Gặp một con vật lạ, thân dẹt, hai mắt tròn xoe...

+ Chào và tự giới thiệu tên và nơi ở.

+ Vừa là mái chèo vữa là bánh lái.

+ Là bộ áo giáp bảo vệ cơ thể.

- Học sinh kể.

- Nhận xét.

+ Thông minh, dũng cảm cứu bạn thoát nạn, lo lắng khi bạn bị đau. Tôm Càng là người bạn đáng tin cậy.

- HS thực hiện

- Học sinh thi đọc phân vai câu chuyện

- HS trả lời

- HS lắng nghe

Buổi chiều

Đạo đức

TIẾT 26: LỊCH SỰ KHI ĐẾN NHÀ NGƯỜI KHÁC (Tiết 1) I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Biết cách giao tiếp đơn giản khi đến nhà người khác.

(4)

2. Kỹ năng

- Biết cách cư xử phù hợp khi đến chơi nhà bạn bè, người quen.

3. Thái độ

- HS cư xử lich sự hơn khi đến nhà người khác.

II. Các kĩ năng sống cơ bản (HĐ củng cố)

- Kĩ năng giao tiếp lich sự khi đến nhà người khác.

- Kĩ năng thể hiện sự tự tin, tự trọng khi đến nhà người khác.

- Kĩ năng tư duy, đánh giá hành vi lịch sự và phê phán hành vi chưa lịch sự khi đến nhà người khác.

III. Chuẩn bị

- GV: Giáo án, máy chiếu, tính.

- HS: VBT.

IV. Hoạt động dạy học

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Kiểm tra bài cũ (1p)

- Tuần trước các em đã thực hành giữa học kì I cô không kiểm tra bài cũ

B. Bài mới

* Giới thiệu bài (1p)

* Dạy bài mới

1. HĐ1: Thảo luận, phân tích truyện (10p)

* Mục tiêu: HS bước đầu biết được thế nào là lịch sự khi đến chơi nhà bạn

* Tiến hành:

+ Slied 1 : GV kể chuyện có kết hợp với sử dụng tranh minh hoạ

+ Thảo luận cả lớp:

- Mẹ bạn Toàn đã nhắc nhở Dũng điều gì?

- Sau khi được nhắc nhở, bạn Dũng đã có thái độ cử chỉ như thế nào?

- Qua câu chuyện trên em rút ra được điều gì?

* GV kết luận: Cần phải cư xử lịch sự khi đến nhà người khác: gõ cửa hoặc bấm chuông, lễ phép chào hỏi chủ nhà,...

2. HĐ2: Làm việc theo nhóm (10p)

* Mục tiêu: HS biết được một số cách cư xử khi đến chơi nhà người khác

* Tiến hành:

- HS lắng nghe

- HS quan sát và nghe GV kể - HS trả lời

- Nhận xét, bổ sung

- HS lắng nghe

(5)

- GV chia lớp thành 6 nhóm, phát phiếu thảo luận, thời gian thảo luận 5p

- GV nhận xét, tuyên dương - Slied 2 : GV chiếu kết quả

* Kết luận: Cần lịch sự khi đến nhà người khác, đó là thể hiện nếp sống văn minh.

3. HĐ3: Bày tỏ thái độ (10p)

* Mục tiêu: HS biết bày tỏ thái độ của mình về các ý kiến có liên quan đến cách cư xử khi đến chơi nhà người khác.

* Tiến hành:

- GV lần lượt nêu từng ý kiến và yêu cầu HS bày tỏ thái độ, sau mỗi ý kiến GV yêu cầu HS giải thích ý kiến của mình.

- GV nhận xét, tuyên dương

* Kết luận: Ý kiến a, c là đúng; ý kiến b, d, đ là sai vì đến nhà ai cũng cần phải cư xử lịch sự.

C. Củng cố, dặn dò (5p)

* KNS: Khi đến nhà bạn bè, người quen chơi em cần có thái độ như thế nào?

- Nhận xét tiết học

- Dặn dò về nhà và chuẩn bị bài sau.

- Các nhóm làm việc

- Đại diện nhóm trình bày trước lớp - Bình chọn bạn có cách ứng xử hay nhất.

- HS trả lời.

- HS khác nhận xét, bổ sung

- HS trả lời - HS lắng nghe

Văn hóa giao thông

Bài 7:KHI THẤY NGƯỜI KHÁC NGHỊCH PHÁ BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS hiểu biển báo giao thông là của công, chúng ta cần phải giữ gìn; việc nghịch phá BBGT là hành vi xấu, không được làm.

2. Kĩ năng:

- HS có ý thức, thói quen giữ gìn, bảo vệ các BBGT.

3. Thái độ:

- HS thực hiện và nhắc nhở người thân, bạn bè giữ gìn, bảo vệ các BBGT.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Tranh ảnh, đoạn phim về các hành động có ý thức/ không có ý thức giữ gìn, bảo vệ các BBGT để trình chiếu minh họa.

(6)

- Các tranh ảnh trong sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 2.

2. Học sinh

- Sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 2.

- Đồ dùng học tập sử dụng cho giờ học theo sự phân công của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Trải nghiệm:

- Khi tham gia giao thông trên đường, em đã từng gặp những BBGT nào?

- Các em có nên nghịch phá các BBGT không? Vì sao?

- Nếu thấy có bạn đang nghịch phá BBGT, em sẽ làm gì?

2. Hoạt động cơ bản:

- GV kể hoặc yêu cầu một HS đọc câu chuyện “Đừng nghịch phá nữa bạn ơi!”, kết hợp chiếu các tranh minh họa.

- GV nêu câu hỏi: Thấy hai bạn nghịch phá BBGT, Thủy đã làm gì?

- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi:

Theo em, hành động của Thủy có đúng không? Vì sao?

- GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi, các nhóm khác bổ sung ý kiến.

- GV nhận xét, chốt ý đúng.

- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4:

Nếu em ngăn cản nhưng người nghịch phá BBGT vẫn không dừng lại thì em sẽ làm gì?

- GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi, các nhóm khác bổ sung ý kiến.

- GV nhận xét, chốt ý đúng: Nếu em ngăn cản nhưng người nghịch phá BBGT vẫn không dừng lại thì em có

- HS tự do phát biểu ý kiến.

- HS tự do phát biểu ý kiến.

- HS tự do phát biểu ý kiến.

- HS lắng nghe.

- Thấy hai bạn nghịch phá BBGT, Thủy đã can ngăn các bạn một cách cương quyết.

- Theo em, hành động của Thủy rất đúng, vì BBGT là của chung.

Nó giúp mọi người lưu thông an toàn trên đường phố nên chúng ta cần phải giữ gìn, không được nghịch phá.

- HS tự do phát biểu ý kiến.

- Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi, các nhóm khác bổ sung ý kiến.

- Hình 1: Sai. Vì bạn nhỏ trèo lên BBGT sẽ làm gãy đổ BBGT và

(7)

thể báo cho bất kỳ người lớn nào ở gần đó biết để họ can ngăn, hoặc gọi điện thoại báo cho các chú công an, v.v…

3. Hoạt động thực hành:

- GV cho HS quan sát các tranh trong sách, yêu cầu HS lần lượt xác định hành vi đúng, sai của các bạn trong tranh bằng hình thức giơ thẻ Đúng/

Sai. GV yêu cầu một vài em giải thích về sự lựa chọn của mình.

- GV hỏi: Em sẽ làm gì khi nhìn thấy hành động của những người trong các hình đó? Vì sao?

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi.

- GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi, các nhóm khác bổ sung ý kiến.

- GV nhận xét, chốt ý đúng.

Kết luận: Biển báo GT là của công, ta cần gìn giữ, không được nghịch phá.

4. Hoạt động ứng dụng:

- GV cho HS nêu tình huống theo nội dung bài tập.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, sau đó mỗi cá nhân tự làm vào vở nháp bài tập sau:

Hãy viết tiếp câu chuyện sau:

“Chiều nay, trên đường đi học về, Trọng và Thắng nhặt những viên đá nhỏ trên đường, vừa đi vừa ném lung tung. Đến ngã ba, thấy biển báo

“Cấm rẽ phải”, hai bạn liền thi nhau ném đá vào biển báo, xem ai ném trúng nhiều nhất. Vừa lúc đó, Hồng- bạn cùng lớp với Trọng và Thắng-đi

gây nguy hiểm cho chính bạn đó.

- Hình 2: Sai. Vì BBGT là của chung. Nó giúp mọi người lưu thông an toàn trên đường phố nên chúng ta cần phải giữ gìn, không được nghịch phá.

- Hình 3: Sai. Vì hai bạn nhỏ tự ý sơn lên BBGT sẽ khiến cho người đi đường không nhìn thấy được nội dung BBGT và dễ gây tai nạn…

- Vài HS nhắc lại.

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận nhóm đôi, sau đó mỗi cá nhân tự làm vào vở nháp.

- Một số em lần lượt trình bày đoạn tiếp của câu chuyện, các em khác bổ sung ý kiến.

- Nhận xét, tuyên dương bạn có cách xử lý hay.

- HS đóng vai xử lí tình huống:

+ HS thảo luận nhóm 3 để phân công, chuẩn bị đóng vai, sau đó mời một số nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét.

+ Nhận xét, tuyên dương nhóm diễn hay nhất.

(8)

tới. Thấy các bạn làm thế, Hồng nói:

…”.

- GV mời một số em lần lượt trình bày đoạn tiếp của câu chuyện, các em khác bổ sung ý kiến.

- GV nhận xét, tuyên dương HS có cách xử lý hay.

- GV cho HS đóng vai xử lí tình huống:

+ GV cho HS thảo luận nhóm 3 để phân công, chuẩn bị đóng vai, sau đó mời một số nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét.

+ GV nhận xét, tuyên dương nhóm diễn hay nhất.

- GV chốt ý:

Nghịch phá biển báo giao thông Đó là điều xấu em không được làm.

5. Củng cố, dặn dò:

- GV liên hệ giáo dục: Khi thấy người khác nghịch phá BBGT, các em phải làm gì?

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau.

- Vài HS nhắc lại.

- HS trả lời.

Luyện Toán

ÔN TẬP KIẾN THỨC ĐÃ HỌC I, Mục tiêu

1. Kiến thức.

- Củng cố bảng nhân và chia 2,3,4,5. nhân 2,3,4,5 - Củng cố cách tìm số bị chia, thừa số

- Giải toán có lời văn

2. Kĩ năng: củng cố kĩ năng tính nhẩm

3. Thái độ: Giáo dục HS thái độ tự giác trong học tập.

(9)

II.Đồ dùng - Bảng phụ

III, Các hoạt động dạy học

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A.Kiểm tra bài cũ: (5p) 2 hs lên bảng làm

- GV nhận xét B, Bài mới:30' 1, GTB

2, Thực hành Bài 1: Tính nhẩm Bài yêu cầu gì?

a,1 hs đứng tại chỗ đọc kết quả GV nhận xét

Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống Bài yêu cầu gì?

Muốn tìm số bị chia ta làm như thế nào?

Muốn tìm thương ta làm như thế nào?

GV nhận xét Bài 3: Tìm x

- Gọi học sinh đọc yêu cầu

Muốn tìm số bị chia ta làm như thế nào?

GV nhận xét Bài 3: Tìm y

- Gọi học sinh đọc yêu cầu

Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm như thế nào?

GV nhận xét, tuyên dương Bài 3

- Gọi học sinh đọc yêu cầu Bài toán cho biết gì?

Bài toán hỏi gì?

1 hs lên bảng tóm tắt.

HS làm bảng phụ Hs nhận xét

- 2 hs làm - HS nx

- Học sinh nêu yêu cầu - Làm vở

HS nhận xét

Hs đổi chéo vở kiểm tra bài nhau

- Học sinh nêu yêu cầu

- Làm vở, đọc kết quả, lớp nhận xét

Hs nêu

3 Hs lên bảng làm HS nhận xét

Hs trả lời 3 hs lên bảng HS nhận xét HS làm bảng phụ Hs nhận xét

Nêu yêu cầu - Lớp làm vở

(10)

Gv nhận xét

III, Củng cố dặn dò:5' - Nhận xét tiết học

- Dặn học sinh về nhà làm tiếp tiết 2

1 hs lên bảng làm

_____________________________________________________________

Ngày soạn: Ngày 20 tháng 3 năm 2021

Ngày giảng: Thứ ba ngày 23 tháng 3 năm 2021 Toán

TIẾT 127: TÌM SỐ BỊ CHIA I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Biết cách tìm số bị chia khi biết số chia và thương.

- Biết tìm x trong các dạng bài tập: x : a = b.

2. Kỹ năng

- Biết giải bài toán có một phép nhân.

3. Thái độ

- HS hứng thú với tiết học II. Chuẩn bị

- GV: Giáo án, bảng phụ, hình vuông - HS: SGK, VBT

III. Hoạt động dạy học

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Kiểm tra bài cũ (5p)

- Gọi HS lên bảng làm bài tập bài tập 3 - Nhận xét

B. Bài mới

* Giới thiệu bài (1p)

* Dạy bài mới

1. HĐ1: Ôn lại quan hệ giữa phép nhân và phép chia (5p)

- GV gắn 6 ô vuông lên bảng thành hai hàng như SGK.

- GV: 6 ô vuông xếp thành hai hàng bằng nhau. Mỗi hàng có mấy ô?

- GV gợi ý để HS tự viết 6 : 2 = 3.

- GV hỏi tên gọi các thành phần trong phép chia trên.

- GV nêu vấn đề: Mỗi hàng có 3 ô vuông.

- HS thực hiện

- HS lắng nghe

- HS quan sát - Có 3 ô vuông.

- Số bị chia là 6.

- Số chia là 2.

- Thương là 3.

(11)

Hỏi hai hàng có tất cả mấy ô vuông ta có thể viết: 6 = 3 x 2.

- GV hướng dẫn HS ghi nhớ “Số bị chia bằng thương nhân với số chia”.

2. HĐ2: Giới thiệu cách tìm SBC chưa biết (5p)

- GV nêu: Có phép chia.

x : 2 = 5

- GV giải thích số x là SBC chưa biết chia cho 2 được thương là 5.

- GV vừa nói vừa ghi: Lấy 5 (là thương) nhân với 2 (là số chia) được 10 (là số bị chia).

- Vậy x = 10 là phải tìm. Vì 10 : 2=5.

Trình bày: x : 2 = 5.

x = 5 x 2.

x = 10

+ Kết luận: Muốn tìm một số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.

3. HĐ3: Thực hành (19p) Bài 1: Tính nhẩm.

- GV yêu cầu HS tự làm bài - GV nhận xét

* Rèn kỹ năng tính nhẩm.

Bài 2: Tìm x

- GV hướng dẫn HS làm bài - Yêu cầu HS tự làm bài - Gọi HS lên bảng

* BT củng cố cách tìm SBC.

Bài 3

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- Yêu cầu HS tự làm bài

* Rèn kỹ năng giải toán có lời văn.

Bài 4: Tìm y

- HS nêu miệng.

- HS nhắc lại.

- HS theo dõi.

- HS nhắc lại và học thuộc.

- HS nêu yêu cầu

- HS lần lượt nhẩm phép nhân và phép chia theo cột.

- HS làm bài vào vở đổi vở chữa bài.

- HS làm bài vào vở.

- HS nêu yêu cầu

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS làm bài vào VBT - HS lên bảng làm bài

x : 3 = 5 x : 4 =2 x = 5 x 3 x = 2 x 4 x = 15 x = 8...

- HS đọc đầu bài

+ Có một số bao xi măng xếp lên 4 xe, mỗi xe 5 bao.

+ Hỏi có tất cả...xi măng?

Bài giải

Có tất cả số bao xi măng là:

5 x 4 = 20 (bao)

Đáp số: 20 bao xi măng - HS nêu yêu cầu

(12)

- GV hướng dẫn HS làm bài - Yêu cầu HS tự làm bài vào VBT

* Củng cố cách tìm SBT, SBC.

C. Củng cố, dặn dò (5p) - Gọi HS nêu lại quy tắc - GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà học bài và làm bài

- Lắng nghe và tự làm bài a. y – 3 = 4 y : 3 = 4 y = 4 + 3 y = 4 x 3 y = 7 y = 12 …..

- HS nêu

- HS lắng nghe

Kể chuyện

Tiết 26: TÔM CÀNG VÀ CÁ CON I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- HS nhớ lại nội dung bài đọc 2. Kỹ năng

- Dựa theo tranh kể lại từng đoạn của câu chuyện.

3. Thái độ

- HS yêu thích các nhân vật trong chuyện.

II. Các kĩ năng sống (HĐ củng cố) - Tự nhận thức: xác định giá trị bản thân - Ra quyết định

- Thể hiện sự tự tin.

III. Chuẩn bị

- GV: Giáo án, tranh SGK - HS: SGK

III. Hoạt động dạy học

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Bài cũ (5p) Sơn Tinh, Thủy Tinh.

- Gọi 3 HS lên bảng.

+ Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh nói lên điều gì có thật?

- Nhận xét HS.

B. Bài mới

* Giới thiệu bài (1p)

* Dạy bài mới

1. HĐ1: Kể lại từng đoạn truyện (15p)

* Bước 1: Kể trong nhóm.

- GV chia nhóm, yêu cầu mỗi nhómkể lại nội dung 1 bức tranh trong nhóm.

* Bước 2: Kể trước lớp.

- Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình

- 3 HS lên bảng. Mỗi HS kể nối tiếp nhau từng đoạn trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.

+ Nhân dân ta kiên cường chống lại lũ lụt.

- Kể lại trong nhóm. Mỗi HS kể 1 lần. Các HS khác nghe, nhận xét và sửa cho bạn.

- Đại diện các nhóm lên trình bày.

(13)

bày trước lớp.

- Yêu cầu HS nhận xét.

- Yêu cầu các nhóm có cùng yêu cầu bổ sung.

- Truyện được kể 2 lần.

Chú ý: Với HS khi kể còn lúng túng, GV có thể gợi ý:

Tranh 1

+ Tôm Càng và Cá Con làm quen với nhau trong trường hợp nào?

+ Hai bạn đã nói gì với nhau?

+ Cá Con có hình dáng bên ngoài như thế nào?

Tranh 2

+ Cá Con khoe gì với bạn?

+ Cá Con đã trổ tài bơi lội của mình cho Tôm Càng xem như thế nào?

Tranh 3

+ Câu chuyện có thêm nhân vật nào?

+ Con Cá đó định làm gì?

+ Tôm Càng đã làm gì khi đó?

Tranh 4

+ Tôm Càng quan tâm đến Cá Con ra sao?

+ Cá Con nói gì với Tôm Càng?

+ Vì sao cả hai lại kết bạn thân với nhau?

2. HĐ2: Kể lại câu chuyện theo vai (14p) - GV gọi 3 HS xung phong lên kể lại.

- Cho các nhóm cử đại diện lên thi kể.

- Gọi các nhóm nhận xét.

- Nhận xét từng HS.

C. Củng cố – Dặn dò (5p)

* KNS: Khi gặp một người lạ thì em có làm quen không? em sẽ làm quen như thế nào?

- Nhận xét tiết học.

Mỗi HS kể 1 đoạn.

- Nhận xét theo các tiêu chí đã nêu.

- Bổ sung ý kiến cho nhóm bạn.

- 8 HS kể trước lớp.

- Chúng làm quen với nhau khi Tôm đang tập búng càng.

- Họ tự giới thiệu và làm quen.

Cá Con: Chào bạn. Tớ là Cá Con.

Tôm Càng: Chào bạn. Tớ là Tôm Càng.

Cá Con: Tôi cũng sống dưới nước như bạn.

- Thân dẹt, trên đầu có hai mắt tròn xoe, mình có lớp vảy bạc óng ánh.

- Đuôi tôi vừa là mái chèo, vừa là bánh lái đấy.

- Nó bơi nhẹ nhàng, lúc thì quẹo phải, lúc thì quẹo trái, bơi thoăn thoắt khiến Tôm Càng phục lăn.

- Một con cá to đỏ ngầu lao tới.

- Ăn thịt Cá Con.

- Nó búng càng, đẩy Cá Con vào ngách đá nhỏ.

- Nó xuýt xoa hỏi bạn có đau không?

- Cảm ơn bạn. Toàn thân tôi có một áo giáp nên tôi không bị đau.

- Vì Cá Con biết tài của Tôm Càng.

Họ nể trọng và quý mến nhau.

- 3 HS lên bảng, tự nhận vai: Người dẫn chuyện, Tôm Càng, Cá Con.

- Mỗi nhóm kể 1 lần. Mỗi lần 3 HS mặc trang phục để thể hiện.

- Nhận xét bạn kể.

- HS trả lời - HS lắng nghe

(14)

- Dặn HS về nhà kể lại truyện

- Chuẩn bị bài sau: Ôn tập giữa HKII.

Chính tả (Tập chép)

Tiết 51: VÌ SAO CÁ KHÔNG BIÊT NÓI?

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

- Làm được BT 2, 3 (a,b) 2. Kỹ năng

- Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng hình thức mẩu chuyện vui.

3. Thái độ

- HS biết được “Vì sao các không biết nói?”

II. Chuẩn bị

- GV: Giáo án, SGK, VBT, bảng phụ, bảng con - HS: SGK, VBT, VCT, bảng con

III. Hoạt động dạy học

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Kiểm tra bài cũ (5p)

- GV gọi HS lên bảng viết một số từ do GV yêu cầu

- GV nhận xét B. Bài mới

* Giới thiệu bài (1p)

* Dạy bài mới

1. HĐ1: Hướng dẫn tập chép (6p) - GV treo bảng phụ đọc

+ Việt hỏi anh điều gì?

+ Câu trả lời của Lân có gì đáng buồn cười?

- Hướng dẫn viết từ khó

2. HĐ2: HS viết vào vở. (16p)

- GV yêu cầu HS quan sát lên bảng phụ và viết bài

- GV đi quan sát, chỉnh sửa cho HS.

- GV đọc lại cho HS soát lỗi - GV thu 7- 8 bài nhận xét.

3. HĐ3: Hướng dẫn làm bài tập (7p) Bài 2:

- 2 HS lên bảng, lớp viết bảng con - Nhận xét

- 2 HS đọc lại - cả lớp đọc thầm.

+ Vì sao cá không biết nói.

+ Vì cho rằng miệng cá ngậm đầy nước nên cá không biết nói.

- HS tự tìm từ khó viết:

+ Ví dụ: Lân, Việt, nói,...

- HS viết từ khó vào bảng con.

- Học sinh viết bài vào vở.

- Soát bài - chữa lỗi.

(15)

- GV treo bảng phụ - Gọi HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu HS làm vở, 1 HS làm bảng phụ.

- Nhận xét, chữa bài C. Củng cố, dặn dò (5p) - Nhận xét tiết học

- Dặn dò về nhà và chuẩn bị bài sau.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- Cả lớp làm bài vào vở bài tập.

- 1 em lên bảng chữa bài.

- Nhận xét.

- HS lắng nghe

Ngày soạn: Ngày 21 tháng 3 năm 2021

Ngày giảng: Thứ tư ngày 24 tháng 3 năm 2021 Toán

Tiết 128: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Biết cách tìm Số bị chia

- Nhận biết Số bị chia, số chia, thương 2. Kỹ năng

- Biết giải bài toán có một phép nhân.

3. Thái độ

- HS phát triển tư duy II. Chuẩn bị

- GV: Giáo án, bảng phụ - HS: SGK, VBT

III. Hoạt động dạy học

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Bài cũ (5p) Tìm số bị chia

- Gọi 2 HS lên bảng làm các bài tập sau:

x : 4 = 2 x : 3 = 6

- Muốn tìm số bị chia ta làm thế nào?

- GV nhận xét

B. Bài mới

* Giới thiệu bài (1p)

* Dạy bài mới Bài 1: Số? (4p)

- GV yêu cầu HS tự làm bài - GV nhận xét, đánh giá.

* BT củng cố lại các bảng chia đã học.

Bài 2: Tìm x (11p)

- 2 HS lên bảng - HS trả lời - HS đọc bài 3.

Số kẹo có tất cả là:

5 x 3 = 15 (chiếc)

Đáp số: 15chiếc kẹo

- HS nêu yêu cầu

- HS tự làm bài và nêu kết quả

(16)

+ Bài tập yêu cầu gì?

- Yêu cầu HS tự làm bài

- Nhắc HS phân biệt cách tìm số bị trừ và số bị chia.

- HS nhắc lại cách tìm số bị trừ, cách tìm số bị chia

* BT củng cố cách tìm SBT, SBC.

Bài 3: Số? (6p)

- Gọi HS nhắc lại cách tìm số bị chia - Yêu cầu HS làm bài

- GV nhận xét, đánh giá.

* Củng cố cách tìm SBC, thương.

Bài 4 (8p)

- Bài toán cho biết gì? yêu cầu ta làm gì?

- GV nhận xét, yêu cầu HS đổi vở kiểm tra cho nhau.

Bài giải

Đội tập bơi đó có số bạn là:

4 x 5 = 20 (bạn) Đáp số: 20 bạn

* Rèn kỹ năng giải toán có lời văn.

C. Củng cố, dặn dò (5p)

- Yêu cầu HS nhắc lại cách tìm số bị chia của một thương.

- Nhận xét tiết học, dặn dò về nhà.

- HS nêu yêu cầu - Tìm x

- HS nhắc lại và làm bài.

- HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở bài tập.

a. x – 4 = 2 x : 4 = 2 x = 2 + 4 x = 2 x 4 x = 6 x = 8 ....

- HS nêu yêu cầu

- HS nhắc lại cách tìm số bị chia.

- 1 HS lên làm bảng phụ, dưới lớp làm VBT

- HS nêu yêu cầu

- HS tóm tắt và giải toán

- 1 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở bài tập.

- Vài HS nhắc lại cách tìm số bị chia của một thương.

- HS lắng nghe Tập đọc

Tiết 78: SÔNG HƯƠNG I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Hiểu ND: Vẻ đẹp thơ mộng, luôn biến đổi sắc màu của dòng sông Hương.

2. Kỹ năng

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và cụm từ; bước đầu biết đọc trôi chảy toàn bài 3. Thái độ

- HS biết thêm về con sông lớn của Việt Nam.

II. Chuẩn bị

- GV: Giáo án, tranh SGK - HS: SGK

III. Hoạt động dạy học

(17)

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC A. Bài cũ (5p) Tôm Càng và Cá Con.

- Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài Tôm Càng và Cá Con.

+ Cá Con có đặc điểm gì?

+ Tôm Càng làm gì để cứu bạn?

+ Tôm Càng có đức tính gì đáng quý?

- Nhận xét từng HS.

B. Bài mới

* Giới thiệu bài (1p)

* Dạy bài mới

1. HĐ1: Luyện đọc (14p) a. Đọc mẫu

- GV đọc mẫu.

Chú ý: giọng nhẹ nhàng, thán phục vẻ đẹp của sông Hương.

b. Luyện phát âm

- Yêu cầu HS đọc bài theo hình thức nối tiếp, mỗi HS đọc 1 câu.

- Phát âm của HS.

- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc lại cả bài.

Nghe và chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS, nếu có.

c. Luyện đọc đoạn

- HS đọc từng đoạn, tìm cách ngắt giọng các câu dài.

- Ngoài ra các con cần nhấn giọng ở một số từ gợi tả sau: nở đỏ rực, đường trăng lung linh, đặc ân, tan biến, êm đềm.

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn, đọc từ đầu cho đến hết bài.

- Chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 3 HS và yêu cầu luyện đọc theo nhóm.

d. Thi đọc

- GV tổ chức cho các nhóm thi đọc nối tiếp, phân vai. Tổ chức cho các cá nhân thi đọc đoạn 2.

- Nhận xét và tuyên dương các em đọc tốt.

- 2 HS đọc, 1 HS đọc 2 đoạn, 1 HS đọc cả bài sau đó lần lượt trả lời các câu hỏi. Bạn nhận xét.

- Cảnh đẹp ở Huế.

- Mở SGK trang 72.

- Theo dõi và đọc thầm theo.

- Đọc bài.

- Một số HS đọc bài cá nhân, sau đó cả lớp đọc đồng thanh.

- Đọc bài nối tiếp, đọc từ đầu cho đến hết, mỗi HS chỉ đọc một câu.

- Đoạn 1: Sông Hương … trên mặt nước.

- Đoạn 2: Mỗi mùa hè … dát vàng.

- Đoạn 3: Phần còn lại.

- Tìm cách ngắt và luyện đọc các câu:

- Bao trùm lên cả bức tranh/ là một màu xanh/ có nhiều sắc độ đậm nhạt khác nhau:/ màu xanh thẳm của da trời,/ màu xanh biếc của cây lá,/ màu xanh non của những bãi ngô,/ thảm cỏ in trên mặt nước.//

- Hương Giang bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày/ thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường.//

- 3 HS đọc bài theo yêu cầu.

- Luyện đọc theo nhóm.

(18)

e. Đọc đồng thanh

- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh đoạn 2.

2. HĐ2: Tìm hiểu bài (10p)

+ Yêu cầu HS đọc thầm và gạch chân dưới những từ chỉ các màu xanh khác nhau của sông Hương?

- Gọi HS đọc các từ tìm được.

+ Những màu xanh ấy do cái gì tạo nên?

+ Vào mùa hè, sông Hương đổi màu như thế nào?

+ Do đâu mà sông Hương có sự thay đổi ấy?

- GV chỉ lên bức tranh minh hoạ và nói thêm về vẻ đẹp của sông Hương.

+ Vào những đêm trăng sáng, sông Hương đổi màu như thế nào?

+ Lung linh dát vàng có nghĩa là gì?

+ Do đâu có sự thay đổi ấy?

+ Vì sao nói sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho thành phố Huế?

3. HĐ3: Luyện đọc lại (5p) C. Củng cố, dặn dò (5p)

- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc lại bài và trả lời câu hỏi: Em cảm nhận được điều gì về sông Hương?

- Nhận xét tiết học. Dặn dò về nhà

- Thi đọc theo hướng dẫn của GV.

- 1 HS đọc.

- Đọc thầm tìm và dùng bút chì gạch chân dưới các từ chỉ màu xanh.

+ Xanh thẳm, xanh biếc, xanh non.

+ Màu xanh thẳm do da trời tạo nên, màu xanh biếc do cây lá, màu xanh non do những thảm cỏ, bãi ngô in trên mặt nước tạo nên.

+ Sông Hương thay chiếc áo xanh hàng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường.

+ Do hoa phượng vĩ đỏ rực hai bên bờ sông in bóng xuống mặt nước.

+ Dòng sông là một đường trăng lunh linh dát vàng.

+ Ánh trăng …

+ Do dòng sông được ánh trăng vàng chiếu rọi, sáng lung linh.

+ Vì sông Hương làm cho thành phố Huế thêm đẹp, ….

- Một số HS đọc và trả lời - HS lắng nghe

Luyện từ và câu

Tiêt 26: TỪ NGỮ VỀ SÔNG BIỂN. DẤU PHẨY I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Nhận biết được một số loài các nước mặn, ngọt; kể tên được một số con vật sống dưới nước.

2. Kỹ năng

- Biết đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu còn thiếu dấu phẩy.

3. Thái độ

(19)

- HS biết thêm từ ngữ về sông biển II. Chuẩn bị

- GV: Giáo án, tranh, bảng phụ - HS: SGK, VBT

III. Hoạt động dạy học

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Bài cũ (5p) Từ ngữ về sông biển.

- Đặt và trả lời câu hỏi: Vì sao?

- GV viết sẵn bảng lớp 2 câu văn.

+ Đêm qua cây đổ vì gió to.

+ Cỏ cây héo khô vì han hán.

- Gọi HS trả lời miệng bài tập 4.

- Nhận xét HS.

B. Bài mới

* Giới thiệu bài (1p)

* Dạy bài mới Bài 1 (10p)

- Treo bức tranh về các loài cá.

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.

- Gọi HS đọc tên các loài cá trong tranh.

- Cho HS suy nghĩ. Sau đó gọi 2 nhóm, mỗi nhóm 3 HS lên gắn vào bảng theo yêu cầu.

- Gọi HS nhận xét và chữa bài.

- Cho HS đọc lại bài theo từng nội dung:

Cá nước mặn; Cá nước ngọt.

Bài 2 (10p)

- Treo tranh minh hoạ.

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.

- Gọi 1 HS đọc tên các con vật trong tranh.

- Chia lớp thành 2 nhóm thi tiếp sức. Mỗi HS viết nhanh tên một con vật sống dưới nước rồi chuyển phấn cho bạn. Sau thời gian quy định, HS các nhóm đọc các từ ngữ tìm được. Nhóm nào tìm được nhiều từ sẽ thắng.

- 1 HS lên bảng đặt câu hỏi cho phần được gạch chân.

- 1 HS lên bảng viết các từ có tiếng biển.

- 3 HS dưới lớp trả lời miệng bài tập 4.

- HS quan sát tranh.

- Đọc đề bài.

- 2 HS đọc.

Cá nước mặn Cá nước ngọt (cá biển) (cá ở sông, hồ, ao)

cá thu cá mè

cá chim cá chép cá chuồn cá trê

cá nục cá quả (cá chuối) - Nhận xét, chữa bài.

- 2 HS đọc nối tiếp mỗi loài cá.

- Quan sát tranh.

- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.

- Tôm, sứa, ba ba.

- HS thi tìm từ ngữ. Ví dụ:

cá chép, cá mè, cá trôi, cá, hải cẩu, sứa, sao biển,…

(20)

- Tổng kết cuộc thi, tuyên dương nhóm thắng cuộc.

Bài 3 (9p)

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.

- Treo bảng phụ và đọc đoạn văn.

- Gọi HS đọc câu 1 và 4.

- Yêu cầu 1 HS lên bảng làm.

- Gọi HS nhận xét, chữa bài.

- Gọi HS đọc lại bài làm.

- Nhận xét HS.

C. Củng cố, dặn dò (5p) - Nhận xét tiết học.

- Dặn dò HS ghi nhớ cách dùng dấu phẩy, kể lại cho người thân nghe về những con vật ở dưới nước mà em biết.

- Chuẩn bị: Ôn tập giữa HKII

- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.

- 2 HS đọc lại đoạn văn.

- 2 HS đọc câu 1 và câu 4.

- 1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vào Vở bài tập Tiếng Việt

- Trăng trên sông, trên đồng, trên làng quê, tôi đã thấy nhiều … Càng lên cao, trăng càng nhỏ dần, càng vàng dần, càng nhẹ dần.

- 2 HS đọc lại.

- HS lắng nghe

Buổi chiều

Tự nhiên và Xã hội

Tiết 26: MỘT SỐ LOÀI CÂY SỐNG DƯỚI NƯỚC I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Nêu được tên, lợi ích của một số loài cây sống trên cạn.

2. Kỹ năng

- HS có thể kể tên các loài cây sống dưới nước 3. Thái độ

- HS yêu thích môn học

* BĐ: GV liên hệ với một số loài thực vật biển (các loài rong biển, tảo biển, rừng ngập mặn) (HĐ1)

II. Các kĩ năng sống (HĐ củng cố)

- Kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lí các thông tin về các loài cây sống dưới nước.

- Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ cây cối - Kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập.

- Kĩ năng hợp tác: Biết hợp tác với mọi người xung quang cùng bảo vệ cây cối.

III. Chuẩn bị

- GV: Giáo án, máy chiếu - HS: SGK, VBT

III. Hoạt động dạy học

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Kiểm tra bài cũ (5p)

- Kể tên một số loài cây sống trên cạn mà - HS nêu

(21)

em biết? Nêu ích lợi của chúng?

B. Bài mới

* Giới thiệu bài (1p)

* Dạy bài mới

* Khởi động: HS hát bài "Quả" (3p) - Trong bài hát có mấy loại quả?

- Chia lớp thành 5 nhóm.

1. HĐ1: Tìm hiểu một số loài cây sống dưới nước. (10p)

- Slied 1: GV đưa tranh một số loài cây lên máy chiếu

- Giúp HS biết được một số loài cây sống dới nước phổ biến.

- GV cho HS thảo luận theo nhóm các câu hỏi:

+ Nêu tên các cây trong hình?

+ Nêu nơi sống của cây?

+ Nêu đặc điểm giúp cây sống được?

* MTBĐ: Có nhiều loại cây sống dưới nước, trong đó có một số cây sống trôi nổi, một số cây có rễ bám vào bùn dưới đáy nước để sống (VD như : rong, rêu, tảo biển...)

2. HĐ2: Trưng bày tranh ảnh(vật thật) một số loài cây sống dưới nước. (8p)

3. HĐ3: Trò chơi "thi kể tên cây" (8p) - GV phổ biến luật chơi: lần lượt 1 HS đội 1 rồi 1 HS đội 2 kể tên các loài cây sống dưới nước. Đến đội nào không kể được là thua cuộc.

C. Củng cố dặn dò (5p)

- Cây rau răm, dọc khoai,.. sống dưới nước. Đúng hay sai?

* KNS: Với những loài cây sống dưới nước chúng ta phải chăm sóc, bảo vệ chúng như thế nào?

- Nhận xét tiết học

- Dặn HS về nhà tìm hiểu thêm một số

- Nhận xét

- HS thực hiện yêu cầu GV - 5 loại quả.

- HS quan sát

- Học sinh thảo luận

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- Nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe

- Các tổ trưng bày tranh ảnh mà các bạn trong tổ sưu tầm được.

- Đại diện lớp đi chấm, đánh giá phần trưng bày của các bạn.

- HS chơi trò chơi.

- Lớp theo dõi - nhận xét, đánh giá kết quả.

- HS báo cáo kết quả trên máy tính.

- HS trả lời

- HS lắng nghe

(22)

loài cây sống dưới nuớc.

Luyện Tiếng việt

LUYỆN ĐỌC: ĐÁNH THỨC DÒNG SÔNG I.Mục tiêu

1. Kiến thức.

- Học sinh luyện đọc tốt bài " Đánh thức dòng sông". Đọc đúng các từ khó, nghỉ hơi đúng sau dấu câu

- Hiểu được nội dung của bài.

- Bước đầu biết đọc diễn cảm - Trả lời được các câu hỏi trong bài

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc hay và đọc hiểu cho HS.

3. Thái độ: Giáo dục HS thái độ biết yêu quý động vật nuôi trong nhà II. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A- KTBC: (5’)

-HS đọc bài Cuộc phưu lưu của giọt nước tí hon.

Trả lời các câu hỏi do giáo viên đưa ra -GV nhận xét

B- Bài mới:30' 1- Gioi thiệu bài

Bài 1: Đọc truyện: Đánh thức dòng sông - GV yêu cầu học sinh đọc nối tiếp câu, nối tiếp đoạn

- HS đọc toàn bài

Bài 2: Chọn câu trả lời đúng

-HS chọn câu trả lời đúng -GV nhận xét chốt ý đúng

-HS đọc -Lớp nhận xét

- HS đọc nối tiếp - Nhận xét.

- HS đọc từng ý trả lời trong bài và đánh dấu vào câu trả lời đúng.

a, Đánh thức dòng sông, rửa mặt b, Mây gọi: Sông ơi, dậy đi

c, Dòng sông cựa mình, mặt nước gợn sóng lăn tăn.

d. Mát lạnh - nóng bỏng e. Như thế nào

-Lớp nhận xét

(23)

3- Củng cố (3’)

Củng cố nội dung bài: Câu chuyện cho em thấy điều gì?

Nhận xét tiết học

- HS làm bài

Lớp 1B LUYỆN TOÁN

ÔN BÀI: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC

I. MỤC TIÊU

- Củng cố kĩ năng đếm, đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 100, nhận biết thứ tự của mỗi số trong dãy số.

- Củng cố kĩ năng về đo độ .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Vở cùng em ôn luyện môn toán

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động

- Cho cả lớp vận động hát 1 bài - Giới thiệu bài.

2. Hoạt động luyện tập

* Bài 1.- GV nêu yêu cầu: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống

- Hướng dẫn HS làm bài - Yêu cầu học sinh làm bài - Gọi hs đứng tại chỗ trả lời - Gọi HS nhận xét

- GV nhận xét và chữa bài.

* Bài 2. Điền số thích hợp vào ô trống - Nêu yêu cầu của bài

- Yêu cầu hs làm bài

- Gọi 4 hs lên bảng làm bài - Nhận xét

- GV chốt kết quả đúng.

* Bài 3. Điền số thích hợp vào ô trống - Nêu yêu cầu của bài

- Yêu cầu hs làm bài

- Hs nhắc lại yêu cầu của bài - Hs lắng nghe

- Hs làm bài

- Hs đọc bài làm của mình - Nhận xét

- Hs nêu yêu cầu của bài - Hs làm bài

- 4 hs lên bảng làm - Nhận xét bài bạn

- Hs nêu yêu cầu của bài - Hs làm bài

- 4 hs lên bảng làm

(24)

- Gọi 4 hs lên bảng làm bài - Nhận xét

- GV chốt kết quả đúng.

Bài 4. Viết các số: 26; 91; 42; 50 theo thứ tự.

a, Từ lớn đến bé:...

b, Từ bé đến lớn:...

- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.

- Yêu cầu HS thực hiện vào vở.

- Gọi 2 hs lên bảng làm bài - Gọi HS nhận xét bài trên bảng - GV nhận xét và chốt kết quả đúng.

* Bài 5. Điền vào chỗ chấm cho thích hợp - Nêu yêu cầu của bài

- Yêu cầu hs làm bài - Gọi đọc bài làm - Nhận xét

- GV chốt kết quả đúng.

Bài 6: Điền vào chỗ chấm cho thích hợp - Yêu cầu học sinh đọc yêu câu

- HS làm bài cá nhân - Đọc bài làm – Nhận xét 3. Củng cố- dặn dò. (5’) - Nhận xét tiết học

- Nhắc nhở các em về chuẩn bị bài sau.

- Nhận xét bài bạn

- Hs nêu yêu cầu của bài - Hs làm bài

- 3hs lên bảng làm - Nhận xét

--- Ngày soạn: Ngày 22 tháng 3 năm 2021

Ngày giảng: Thứ năm ngày 25 tháng 3 năm 2021 Toán

Tiết 129: CHU VI HÌNH TAM GIÁC, CHU VI HÌNH TỨ GIÁC I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Nhận biết được chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.

2. Kỹ năng

- Biết tính chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác khi biết đọ dài mỗi cạnh của nó.

(25)

3. Thái độ

- HS hứng thú với tiết học.

II. Chuẩn bị

- GV: Giáo án, bảng phụ - HS: SGK, VBT

III. Hoạt động dạy học

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Bài cũ (5p)

- Gọi 2 HS lên bảng làm các bài tập sau:

Tìm x:

x : 3 = 5 ; x : 4 = 6 - GV nhận xét

B. Bài mới

* Giới thiệu bài (1p)

* Dạy bài mới

1. HĐ1: Giúp HS nhận biết về chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác (10p)

- Giới thiệu về cạnh và chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.

- GV vẽ hình tam giác ABC lên bảng rồi vừa chỉ vào từng cạnh vừa giới thiệu, chẳng hạn: Tam giác ABC có ba cạnh là AB, BC, CA. Cho HS nhắc lại để nhớ hình tam giác có 3 cạnh.

- Cho HS quan sát hình vẽ trong SGK để tự nêu độ dài của mỗi cạnh, chẳng hạn: Độ dài cạnh AB là 3cm, dộ dài cạnh BC là 5cm, độ dài cạnh CA là 4cm.

- GV cho HS tự tính tổng độ dài các cạnh của hình tam giác ABC:

3cm + 5cm + 4cm = 12cm - GV giới thiệu: Chu vi của hình tam giác là tổng độ dài các cạnh của hình tam giác đó. Như vậy, chu vi hình tam giác ABC là 12cm. GV nêu rồi cho HS nhắc lại: Tổng độ dài các cạnh của hình tam giác là chu vi của hình tam giác đó.

- GV hướng dẫn HS nhận biết cạnh của

- 2 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bảng con.

- HS quan sát.

- HS nhắc lại để nhớ hình tam giác có 3 cạnh.

- HS quan sát hình vẽ, tự nêu độ dài của mỗi cạnh: Độ dài cạnh AB là 3cm, dộ dài cạnh BC là 5cm, độ dài cạnh CA là 4cm.

- HS tự tính tổng độ dài các cạnh của hình tam giác ABC

3cm + 5cm + 4cm = 12cm

- HS lặp lại: Tổng độ dài các cạnh của hình tam giác là chu vi của hình tam giác đó.

- HS lặp lại: Tổng độ dài các cạnh của hình tứ giác là chu vi của hình đó.

- HS tự làm rồi chữa bài.

- HS tự làm rồi chữa bài.

(26)

hình tứ giác DEGH, tự tính tổng độ dài các cạnh của hình tứ giác đó rồi GV giới thiệu về chu vi hình tứ giác (tương tự như đối với chu vi hình tam giác).

- GV hướng dẫn HS tự nêu: Tổng độ dài các cạnh của hình tam giác (Hình tứ giác) là chu vi của hình đó. Từ đó, muốn tính chu vi hình tam giác (hình tứ giác) ta tính tổng độ dài các cạnh của hình tam giác (hình tứ giác) đó.

2. HĐ2: Thực hành (19p) Bài 1:

- GV hướng dẫn HS tự làm rồi chữa bài.

- Gọi 3 HS lên bảng làm - Nhận xét, chữa bài

* Củng cố cách tính chu vi hình tam giác..

Bài 2: HS tự làm bài - GV chữa bài

* Rèn kỹ năng tính chu vi hình tứ giác

Bài 3:

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp sau đó làm vở

- HS đo các cạnh của hình ta giác ABC:

mỗi cạnh là 3cm

- HS tính chu vi hình tam giác.

- HS tự làm rồi chữa bài.

- HS đọc yêu cầu

- HS lắng nghe sau đó làm vào vở - 3 HS lên bảng làm

- Đổi chéo vở kiểm tra - Nhận xét

a. Chu vi hình tam giác là:

8 + 12 + 10= 30 (cm) Đáp số: 30cm b. Chu vi hình tam giác là:

30 + 40 + 20 = 90 (dm) Đáp số: 90dm c. Chu vi hình tam giác là:

15 + 20 + 30= 65 (cm) Đáp số: 65cm - HS đọc yêu cầu

- HS làm vào vở, 2 HS lên bảng - Đọc bài làm

a. Chu vi hình tứ giác là:

5 + 6 + 7 + 8 = 26 (dm) Đáp số: 26dm b. Chu vi hình tứ giác là:

20+ 20 + 30 + 30 = 100 (cm) Đáp số: 100cm - Nhận xét

- HS đọc yêu cầu

- HS thảo luận cặp đôi sau đó làm vào vở

- HS làm vào vở, 1 HS lên bảng - Đọc bài làm

(27)

- Khi chữa bài, có thể gợi ý để HS chuyển được từ:

3 + 3 + 3 + 3 = 12 (cm) hoặc 3 x 4 = 12 (cm)

* Củng cố cách tính chu vi hình tứ giác.

C. Củng cố – Dặn dò (5p)

- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau.

a. Cho HS đo các cạnh của hình tứ giác ABCD, mỗi cạnh là 3cm

b. Chu vi hình tứ giác ABCD là:

3+ 3 + 3 + 3 = 12 (cm) Đáp số: 12 cm - Nhận xét

- HS lắng nghe Tập viết

Tiết 26: CHỮ HOA: X I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Hiểu nghĩa câu ứng dụng: Xuôi chèo mát mái.

2. Kỹ năng

- Viết đúng chữ hoa X; chữ và câu ứng dụng: Xuôi, Xuôi chèo mát mái 3. Thái độ

- HS có ý thức rèn chữ viết.

II. Chuẩn bị

- GV: Giáo án, mẫu chữ hoa, bảng con - HS: VTV, bảng con

III. Hoạt động dạy học

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Kiểm tra bài cũ (5p) - Giờ trước học bài gì?

- Yêu cầu lớp viết bảng con chữ hoa V - Nhận xét

B. Bài mới

* Giới thiệu bài (1p)

* Dạy bài mới

1. HĐ1: HD viết chữ hoa X (6p)

- GV hướng dẫn quan sát và nhận xét chữ X hoa

- GV viết mẫu và hướng dẫn viết:

- Chú ý viết liền nét cong phải lượn sang nét xiên rồi nối sang nét cong trái. Hai vòng xoắn đều nhau.

2. HĐ2: HD viết cụm từ ứng dụng

- HS: Chữ hoa V - HS viết bảng con

- HS lắng nghe

- HS quan sát chữ mẫu.

- Nhận xét:

- Chữ hoa X cao 5 li, gồm 2 nét cơ bản:

nét cong phải, nét cong trái nối với nhau bởi nét xiên (viết liền)

- HS viết chữ hoa X vào bảng con.

- HS đọc cụm từ ứng dụng.

(28)

(6p)

- GV treo bảng phụ - GV giới thiệu cụm từ

- Gọi HS nhận xét độ cao các con chữ.

- GV viết mẫu chữ: Xuôi

3. HĐ3: Hướng dẫn viết vào vở (17p) - GV thu vở nhận xét bài viết

- Nhận xét chung.

C. Củng cố, dặn dò (5p) - Nhận xét tiết học

- Dặn dò về nhà và chuẩn bị bài sau.

- HS nhận xét:

- Chữ X, h cao 2,5 li.

- Chữ t cao 1,5 li.

- Các chữ còn lại cao 1 li.

- HS viết bảng con chữ : Xuôi - HS nhắc lại tư thế ngồi viết - HS viết vào vở từng dòng.

- HS lắng nghe

__________________________________________________________________

Ngày soạn: Ngày 19 tháng 3 năm 2019

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 22 tháng 3 năm 2019 Toán

TIẾT 130: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Ôn lại cách tính độ dài đường gấp khúc, cách tính chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.

2. Kỹ năng

- Biết tính độ dài đường gấp khúc; tính chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.

3. Thái độ

- HS phát triển tư duy II. Chuẩn bị

- GV: Giáo án, bảng phụ - HS: SGK, VBT

III. Hoạt động dạy học

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘGN HỌC

A. Bài cũ (5p) - Chu vi hình tam giác.

Chu vi hình tứ giác

- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập sau:

Tính chu vi hình tam giác có độ dài các cạnh lần lượt là:

+ 3 cm, 4 cm, 5 cm + 5 cm, 12 cm, 9 cm + 8 cm, 6 cm, 13 cm

2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài ra giấy nháp.

(29)

- GV nhận xét B. Bài mới

* Giới thiệu bài (1p)

* Dạy bài mới Bài 1 (6p)

- Bài này có thể nối các điểm để có nhiều đường gấp khúc khác nhau mà mỗi đường đều có 3 đoạn thẳng, chẳng hạn là: MPNO, EGH, ABCD, …

- Khi làm bài, yêu cầu HS chỉ cần nối các điểm để có một trong những đường gấp khúc trên là được.

* BT củng cố kiến thức gì?

Bài 2: HS tự làm (6p)

* Củng cố cách tính chu hình tam giác.

Bài 3: (7p)

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, sau đó làm vào vở.

- Nhận xét, chữa bài .

* Củng cố cách tính chu vi hình tứ giác.

Bài 4 (10p)

- Thi đua: giải bằng 2 cách.

* Chú ý:

- GV có thể liên hệ “hình ảnh” đường gấp khúc ABCDE với hình tứ giác ABCD (độ dài đường gấp khúc ABCDE bằng chu vi hình tứ giác ABCD).

Đường gấp khúc ABCDE nếu cho

“khép kín” thì được hình tứ giác ABCD.

* Củng cố cách tính đường gấp khúc, tính chu vi hình tứ giác.

- HS nêu yêu cầu

- HS chỉ cần nối các điểm để có một trong những đường gấp khúc trên.

- HS tự làm - HS sửa bài.

- Đổi chéo vở kiểm tra

- HS nêu yêu cầu

- HS tự làm vào vở, 1 HS lên bảng Bài giải

Chu vi hình tam giác ABC là:

3+ 4 + 6= 13 (cm)

Đáp số: 13 cm.

- HS nhận xét, chữa bài.

- HS nêu yêu cầu

- HS thảo luận làm vào vở, 1 cặp làm bảng phụ

Bài giải

Chu vi hình tứ giác MNPQ là:

5 + 5 + 6 + 8 = 24 (dm) Đáp số: 24 dm- - HS nhận xét, chữa bài.

- HS đọc yêu cầu

- HS thảo luận cặp đôi sau đó làm vào vở.

a. Bài giải

Độ dài đường gấp khúc ABCDE là:

4 + 4 + 4 + 4 = 16 (cm) Đáp số: 16cm.

b. Bài giải

Chu vi hình tứ giác ABCD là:

4 + 4 + 4 + 4 = 16(cm) Đáp số: 16 cm.

- HS nhận xét

(30)

C. Củng cố – Dặn dò (5p) - Trò chơi: Thi tính chu vi - GV hướng dẫn cách chơi.

- Nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị: Số 1 trong phép nhân và phép chia

- HS có thể thay tổng trên bằng phép nhân: 4 x 4 = 16 (cm).

- HS tham gia trò chơi - HS lắng nghe

Chính tả (Nghe viết) TIẾT 52: SÔNG HƯƠNG I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Làm được BT2,3 (a/b) 2. Kỹ năng

- Nghe viết chính xác, trình bày đúng một đoạn văn xuôi có lời nhân vật.

3. Thái độ

- HS rèn luyện chữ viết II. Chuẩn bị

- GV: Giáo án, VBT, bảng phụ - HS: SGK, VBT, VCT, bảng con III. Hoạt động dạy học

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Kiểm tra bài cũ (5p)

- Gọi 2 HS lên bảng viết một số từ khó bài trước, lớp viết bảng con

- Nhận xét, chữa bài B. Bài mới

* Giới thiệu bài (1p)

* Dạy bài mới

1. HĐ1: Hướng dẫn nghe viết (22p) - GV đọc bài chính tả 1 lần

+ Đoạn trích, tả sông Hương vào lúc nào?

- Hướng dẫn viết từ khó:

- GV đọc bài cho HS viết

- GV đọc lại bài cho HS soát lỗi - Thu vở nhận xét bài viết

2. HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập (7p) Bài 2 (a)- GV treo bảng phụ viết sẵn BT 2a.

- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi sau đó làm

- HS thực hiện yêu cầu GV

- 2 học sinh đọc lại

- Vào mùa hè, những đêm trăng.

- HS tự tìm từ khó viết:

+ Ví dụ: nở, Hương Giang, lung linh, dải lụa, phượng vĩ.

- HS viết tiếng khó vào bảng con.

- Học sinh viết bài vào vở.

- Tự chữa lỗi.

- HS lắng nghe - 1 HS đọc yêu cầu.

- HS thảo luận cặp đôi sau đó làm

(31)

vở.

- 1 cặp làm bảng phụ

- Dựa vào đâu mà con điền được các từ ở BT2.

- Đặt câu có từ giải thưởng, rành mạch.

- GV chốt kiến thức Bài 3: (Lựa chọn 3a)

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi - Nhận xét, tuyên dương

C. Củng cố, dặn dò (5p) - Nhận xét tiết học

- Dặn dò về nhà và chuẩn bị bài sau.

vở.

- 1 cặp làm bảng phụ.

- Nhận xét.

- Dựa vào nghĩa của từ - HS đọc câu của mình - Nhận xét

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS sử dụng bảng con viết đáp án - Chữa bài - nhận xét.

- HS lắng nghe

Tập làm văn

TIẾT 26: ĐÁP LỜI ĐỒNG Ý - TẢ NGẮN VỀ BIỂN I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Biết đáp lời đồng ý trong một số tình huống đơn giản cho trước.

2. Kỹ năng

- Viết được những câu trả lời về cảnh biển.

3. Thái độ

- HS yêu thích môn học

* QTE: Quyền được tham gia đáp lại lời đồng ý (BT1) II. Các kĩ năng sống (HĐ củng cố)

- Giao tiếp: ứng xử văn hoá - Lắng nghe tích cực

III. Chuẩn bị

- GV: Giáo án, VBT, bảng phụ - HS: SGK, VBT

IV. Hoạt động dạy học

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Bài cũ (5p)

- Gọi 2 HS hoạt động theo cặp trong các tình huống sau.

- Tình huống 1

+ HS 1: Hỏi mượn bạn cái bút.

+ HS 2: Nói đồng ý.

+ HS 1: Đáp lại lời đồng ý của bạn.

- 2 cặp HS lên bảng thực hành.

- HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.

- HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.

(32)

- Tình huống 2

+ HS 1: Đề nghị bạn làm trực nhật hộ vì bị ốm.

+ HS 2: Nói đồng ý.

+ HS 1: Đáp lại lời đồng ý của bạn.

- Gọi HS nhận xét, GV nhận xét B. Bài mới

* Giới thiệu bài (1p)

* Dạy bài mới (29p) Bài 1

- GV đưa các tình huống và gọi 2 HS lên bảng thực hành đáp lại.

- Một tình huống có thể cho nhiều cặp HS thực hành.

- Nhận xét từng HS.

* QTE: GD HS nói lời đáp lễ phép đối với người lớn tuổi hơn, lịch sự với người bằng vai.

Bài 2

+ Treo bức tranh.

+ Tranh vẽ cảnh gì?

+ Sóng biển như thế nào?

+ Trên mặt biển có những gì?

+ Trên bầu trời có những gì?

- Hãy viết một đoạn văn theo các câu trả lời của mình.

- Gọi HS đọc bài viết của mình, GV chú ý sửa câu từ cho từng HS.

- GV khen những bài văn hay.

C. Củng cố – Dặn dò (5p)

* KNS: Em đã cư xử như thế nào khi đến nhà bạn hoặc nhà một người quen?

- HS 1: Đọc tình huống.

- HS 2: Nói lời đáp lại.

- Tình huống a.

- HS 2: Cháu cảm ơn bác ạ./ Cảm ơn bác. Cháu sẽ ra ngay./…

- Tình huống b

- HS 2: Cháu cảm ơn cô ạ./ May quá, cháu cảm ơn cô nhiều./ Cháu cảm ơn cô. Cô sang ngay nhé./

- Tình huống c

- HS 2: Hay quá. Cậu sang ngay nhé./

Nhanh lên nhé. Tớ chờ…

- HS quan sát

+ Tranh vẽ cảnh biển buổi sáng.

+ Sóng biển xanh như dềnh lên./

+ Sóng nhấp nhô trên mặt biển xanh.

+ Trên mặt biển có những cánh buồm đang lướt sóng và những chú hải âu đang chao lượn.

+ Mặt trời đang dần dần nhô lên, những đám mây đang trôi nhẹ nhàng.

- HS tự viết trong 7 đến 10 phút.

- Nhiều HS đọc bài.

- VD: Cảnh biển lúc bình minh thật đẹp.

Sóng biển nhấp nhô trên mặt biển xanh.

Những cánh buồm đỏ thắm đang lướt sóng. Đàn hải âu chao lượn. Mặt trời lên, những đám mây trắng bồng bềnh trôi.

- HS nêu ý kiến

(33)

- Nhận xét tiết học.

- Nhắc nhở HS luôn đáp lại các lời đồng ý lịch sự, có văn hóa, về nhà viết lại bài văn vào vở.

- Chuẩn bị: Ôn tập giữa HKII.

- Nhận xét - HS lắng nghe

SINH HOẠT TUẦN 26 I. MỤC TIÊU

- Đánh giá, nhận xét các hoạt động trong tuần qua.Đề ra phương hướng tuần tới.

- Rèn kĩ năng trình bày lưu loát trước đám đông.

- Giáo dục HS ý thức tổ chức kỉ luật.

*GDKNS: Giáo dục HS biết cách đảm bảo an toàn khi thả diều.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Các ý kiến nhận xét - HS : Các ý kiến nhận xét II .HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC a. Giới thiệu bài

b. Nội dung

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1.Đánh giá các hoạt động trong tuần

- Lớp trưởng điều khiển tiến trình:

+ Lớp phó học tập nhận xét tình hình chung của lớp.

+ Lớp phó văn thể nhận xét tình hình vệ sinh, thể dục thể thao của lớp.

+ Lớp trưởng đánh giá chung.

(34)

+GVCV đánh giá chung

- Nề nếp: Duy trì tốt mọi nề nếp trong tuần như: Chấp hành tốt luật ATGT, xếp hàng ngay ngắn khi ra về, nghiêm túc trong giờ truy bài đầu giờ, múa hát tập thể nhanh nhẹn đều và đẹp. Phòng chống dịch covid 19: hs nắm vững 7 K phòng chống dịch.

- Học tập: Thi đua học tập tốt dành được nhiều lời nhận xét hay tặng cô, tặng mẹ.

Đã có ý thức giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập của mình.

- Đạo đức: Ngoan, lễ phép với thầy cô giáo, đoàn kết với bạn bè.

- Lao động: tích cực tham gia giữ vệ sinh trường lớp, không có hiện tượng vứt giấy rác bừa bãi ra sân trường.

- Thể dục, vệ sinh: vệ sinh lớp, cá nhân sạch sẽ

2. Phương hướng tuần tới

- Phát huy những ưu điểm, khắc phục những nhược điểm mắc phải trong tuần qua.

- Tích cực nuôi lợn tiết kiệm ủng hộ bạn nghèo.

- Tiếp tục thi đua học tập tốt chào mừng ngày 26 – 3

3. Giáo dục kĩ năng sống

- HS lắng nghe

- 2HS đọc: Hưng được bố mua cho chiếc diều mới. Hưng rủ Nam đi thả diều. Nhưng hai bạn đang phân vân

(35)

- GV yêu cầu HS đọc tình huống

- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4 trong thời gian 3 phút trả lời câu hỏi:

- Nếu bạn là Nam bạn sẽ thả diều ở những địa điểm nào dưới đây? Vì sao?

+ Khu phố có nhiều dây điện + Cánh đồng có cột điện cao thế + Bờ đê, khu đất trống

+ Trên sân thượng - GV nhận xét

=> Kết luận: Khi thả diều phải chọn nơi rộng rãi, thoáng đãng như: bãi cỏ, bãi đất, công viên…Không nên thả diều ngoài đường vì dây diều rất dễ vướng vào cột điện, cây cối sẽ gây nguy hiểm cho người và xe đi lại. Không được thả diều trên sân thượng, không được chơi gần ao hồ vì dễ trượt chân ngã.

4. Củng cố dặn dò

- Tuyên dương:………

- Nhắc nhở:………..

không biết nên thả diều ở đâu.

- HS thảo luận trả lời

- HS trình bày các ý kiến cá nhân + Ta nên thả diều trên bờ đê, khu đất trống để đảm bảo an toàn.

- HS nhận xét

- HS lắng nghe và nhắc lại

- Lớp trưởng cho các bạn bình xét thi đua.

---

(36)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ cây cối - Kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập.. - Kĩ năng hợp tác: Biết hợp tác

- Phát triển kĩ năg hợp tác hợp tác với mọi người cùng bảo vệ động vật - Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua các hoạt động học

- Lau sạch mũi, súc miệng bằng nước muối để tránh bị nhiễm trùng các bộ phận của cơ quan hô hấp..

II.CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lí các thông tin về các loài cây sống trên cạn.. - Kĩ năng ra quyết định: Nên và

- Phát triển kĩ năg hợp tác hợp tác với mọi người cùng bảo vệ động vật - Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua các hoạt động học

Sau đây là đánh giá của SV về mức độ tham gia và mức độ hiệu quả của các hoạt động này đối với việc nâng cao KN thiết lập quan hệ với GV và HS của SV trong quá

+ Giao tiếp với hợp tác: Hình thành kĩ năng kết bạn với những người bạn mới; hợp tác với các bạn trong lớp và các hoạt động; cùng bạn bè tham gia giải quyết nhiệm vụ

Trong dạy học Làm văn ở trường trung học phổ thông (THPT), văn nghị luận xã hội (NLXH) có vai trò khá quan trọng trong việc gắn giáo dục ở nhà trường với xã hội, đồng