• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
18
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 8 Ngày soạn: 19/10/2020

Ngày giảng: Thứ hai ngày 26/10/2020

Tiếng Việt

Bài 8A: ă, an, ăn, ân (SGV trang 104, 105) I. MỤC TIÊU (SGV)

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG (SGV) III. CÁC HOẠT ĐỘNG (SGV)

TIẾT 1 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (SGV) (5) HĐ1. Nghe - nói (SGV)

2. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ (SGV) (20) HĐ2. Đọc

a) Đọc tiếng, từ ngữ - Cả lớp: (SGV) Bổ sung:

+ HS đọc tiếng khóa: bàn + HS nêu cấu tạo của tiếng bàn

+ HS nêu âm đã được học, GV nêu vần mới hôm nay học (GV ghi vào mô hình)

+ HS nghe cô giáo phát âm an + HS đọc nối tiếp êu

+ HS nghe cô giáo đánh vần: a-a-an.

+ HS đánh vần nối tiếp: a-a-an và cả lớp đọc đồng thanh.

+ HS đọc trơn nối tiếp: an và cả lớp đọc đồng thanh.

+ HS đọc trơn nối tiếp: bàn và cả lớp đọc đồng thanh.

+ HS nêu có bàn muốn có từ bàn gỗ thêm tiếng gỗ đứng sau.

+ HS nêu cấu tạo bàn gỗ.

+ HS đọc bàn gỗ.

+ HS đọc trơn an-bàn- bàn gỗ.

* Thay a bằng ă ta được vần mới là ăn.

+ HS nghe cô giáo phát âm ăn.

+ HS đọc nối tiếp ăn + Nêu cấu tạo ăn

+ HS nghe cô giáo đánh vần: ă-n-ăn.

+ HS đánh vần nối tiếp: ă-n-ăn và cả lớp đọc đồng thanh.

+ HS đọc trơn nối tiếp: ăn và cả lớp đọc đồng thanh.

? Có ăn muốn có tiếng chăn ta làm như thế nào?

+ HS nêu thêm âm ch đứng trước và dấu sắc trên âm ă.

+ Nêu cấu tạo chăn.

+ HS nêu âm và dấu thanh đã được học, GV nêu vần mới hôm nay học.

(GV ghi vào mô hình)

+ Hs đánh vần ch-ăn-chăn-chăn.

+ Hs cách ghép từ cái chăn.

(2)

+ Nêu cấu tạo từ cái chăn.

+ Đọc trơn từ cái chăn.

* Vần ân, cân, cái cân hướng dẫn tương tự.

+ So sánh an, ăn, ân (giống nhau đều có n, khác nhau êu có a, ă â đứng trước n).

Tạo tiếng mới (SGV)

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (SGV) (10) c) Đọc hiểu (SGV)

TIẾT 2 HĐ3. Viết (SGV) (10)

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (SGV) HĐ4. Đọc (SGV) (25)

__________________________________________

Toán LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Củng cố về bảng cộng và làm tính cộng trong phạm vi 10.

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng trong phạm vi 10 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển các NL toán học:NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.

II. CHUẨN BỊ

- Các que tính, các chấm tròn.

- Một số tình huống thực tế có liên quan đến phép cộng trong phạm vi 10.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Hoạt động khởi động (3)

- Cho HS thực hiện các hoạt động sau:

- Chơi trò chơi “Truyền điện” về phép tính cộng trong phạm vi 10.

- Chia sẻ: Cách cộng nhẩm của mình; Để có thể nhẩm nhanh, chính xác cần lưu ý điều gì?

B. Hoạt động thực hành, luyện tập Bài 1(8)

- Cho cá nhân HS làm bài 1: - HS thực hiện + Quan sát tranh minh hoạ và quan sát các

thanh chấm tròn. Đọc hiểu yêu cầu đề bài.

+ Tìm kết quả các phép cộng nêu trong bài.

+ Chọn số thích hợp đặt vào ô ? .

- HS đổi vở, đặt câu hỏi cho nhau và nói cho nhau về tình huống đã cho cùng phép tính tương ứng.

Bài 2(8)

- Cho HS tự làm bài 2:

+ Quan sát tranh minh hoạ các số ghi trên mỗi cái xẻng treo trên giá và các phép tính được nêu trên mặt các xô.

+ Tìm kết quả các phép cộng nêu trên và chọn số thích họp ghi trên xẻng.

+ Thảo luận với bạn về cách làm.

Chia sẻ trước lóp.

- GV chốt lại cách làm bài.

(3)

Bài 3 (7)

- HS tự làm bài 3: Tìm kết quả các phép cộng nêu trong bài. Nhận xét kết quả của các phép tính trong mỗi cột và giải thích cho bạn nghe.

Chẳng hạn: 7 + 1 = 8; 1+7 = 8; vậy 7 cộng 1 cũng bằng 1 cộng 7.

- GV chốt lại cách làm bài.

Bài 4(8)

- Cho HS quan sát tranh, suy nghĩ và tập kể cho bạn nghe tình huống xảy ra trong tranh rồi đọc phép tính tương ứng.

- Chia sẻ trước lớp.

Ví dụ câu a): Trong hàng rào có 4 con gà. Có 3 con gà đang đi đến. Có tất cả bao nhiêu con gà? Ta có phép cộng: 4 + 3 = 7. Vậy có tất cả 7 con gà.

C. Củng cố, dặn dò (1)

? Hôm nay các con được ôn lại các phép tính cộng trong phạm vi mấy?

-Về nhà quan sát các đồ vật xung quanh, nêu tình huống và nêu phép tính tương ứng, giờ sau chia sẻ trước lớp.

______________________________________

Luyện tập Tiếng Việt

Ôn tập ă, an, ăn, ân

I. MỤC TIÊU:

- Giúp học sinh đọc, viết thành thạo âm ă, an, ăn, ân

- Rèn cho HS kĩ năng đọc to, rõ ràng, phát âm đúng, viết được âm ă, an, ăn, ân - Giáo dục học sinh yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Mẫu chữ ă, an, ăn, ân

- Bộ đồ dùng tiếng việt, SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Hoạt động của GV A. Ổn định tổ chức: (5’) - Cho học sinh hát một bài hát.

- Kiểm tra hs đọc bài 8A SGK.

- Nhận xét.

- Viết ăn, ân B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (1’)

- Giáo viên giới thiệu mục tiêu giờ học.

2. Hướng dẫn: (20’) a. Luyện đọc âm

- Gọi học sinh đọc âm ă, an, ăn, ân.

- Gọi học sinh đọc: cán, bàn, mặn

Hoạt động của hs - Học sinh cả lớp hát.

- Theo dõi.

- HS nghe.

- HS đọc cá nhân, nhóm, đồng thanh.

- HS đọc cá nhân, nhóm, đồng thanh. Hs phân tích

- HS đọc cá nhân, nhóm, đồng thanh.

(4)

- Gọi học sinh đọc: lặn, khẳn, dân Phân tích các tiếng

- Đọc: Bé ăn nhãn

- Đọc : Hải và Vân đá cầu ở sân b. Luyện viết:

- GV viết mẫu lên bảng Bé ăn nhãn . - GV viết mẫu lên bảng 2

- GV cho HS viết vở ô li.

- GV nhận xét, sửa sai.

c. Trò chơi: “Tìm tiếng có âm ăn, ân”

- GV nêu luật chơi và hướng dẫn cách chơi.

- Cho hs chơi trò chơi.

- GV nhận xét trò chơi, tuyên dương hs tìm được nhiều tiếng có âm ăn, ân C. Củng cố - dặn dò: (3’)

- Yêu cầu hs về luyện lại bài.

- GV nhận xét tiết học

- HS đọc cá nhân, nhóm, đồng thanh.

- HS đọc cá nhân, nhóm, đồng thanh.

- HS quan sát - HS viết vở ô li.

- HS thực hiện.

- Lắng nghe.

- HS chơi trò chơi tìm tiếng có vần ăn, ân

- Lắng nghe.

_________________________________________

Ngày soạn: 20/10/2020

Ngày giảng: Thứ ba ngày 27/10/2020

Tiếng Việt

Bài 8B: on, ôn, ơn (SGV trang 106, 107) I. MỤC TIÊU (SGV)

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG (SGV) III. CÁC HOẠT ĐỘNG (SGV)

TIẾT 1 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (SGV) (5) HĐ1. Nghe - nói (SGV)

2. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ (SGV) (20) HĐ2. Đọc

a) Đọc tiếng, từ ngữ - Cả lớp: (SGV) Bổ sung:

+ HS đọc tiếng khóa: con + HS nêu cấu tạo của tiếng con

+ HS nêu âm đã được học, GV nêu vần mới hôm nay học (GV ghi vào mô hình)

+ HS nghe cô giáo phát âm on + HS đọc nối tiếp êu

+ HS nghe cô giáo đánh vần: o-n-on.

+ HS đánh vần nối tiếp: o-n-on và cả lớp đọc đồng thanh.

+ HS đọc trơn nối tiếp: on và cả lớp đọc đồng thanh.

(5)

+ HS đọc trơn nối tiếp: con và cả lớp đọc đồng thanh.

+ Gv nêu tiếng con cũng là từ con + HS đọc con.

+ HS đọc trơn on-con-con

* Thay o bằng ô ta được vần mới là ôn.

+ HS nghe cô giáo phát âm ôn.

+ HS đọc nối tiếp ôn + Nêu cấu tạo ôn

+ HS nghe cô giáo đánh vần: ô-n-ôn.

+ HS đánh vần nối tiếp: ô-n-ôn và cả lớp đọc đồng thanh.

+ HS đọc trơn nối tiếp: ôn và cả lớp đọc đồng thanh.

? Có ôn muốn có tiếng bốn ta làm như thế nào?

+ HS nêu thêm âm b đứng trước và dấu sắc trên âm ô.

+ Nêu cấu tạo bốn.

+ HS nêu âm và dấu thanh đã được học, GV nêu vần mới hôm nay học.

(GV ghi vào mô hình)

+ Hs đánh vần nối tiếp b-ôn-bôn-sắc-bốn và cả lớp đọc đồng thanh + HS đọc trơn nối tiếp: bốn và cả lớp đọc đồng thanh.

? Có bốn muốn có từ số bốn ta làm như thế nào?

+ Hs nêu cách ghép từ số bốn.

+ Nêu cấu tạo từ số bốn.

+ Đọc trơn từ số bốn.

* Vần ơn, sơn, sơn ca hướng dẫn tương tự.

+ So sánh on, ôn, ơn (giống nhau đều có n, khác nhau o, ô, ơ đứng trước).

Tạo tiếng mới (SGV)

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (SGV) (10) c) Đọc hiểu (SGV)

TIẾT 2 HĐ3. Viết (SGV) (10)

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (SGV) HĐ4. Đọc (SGV) (25)

__________________________________________

Luyện tập Tiếng Việt

Ôn tập on, ôn, ơn

I. MỤC TIÊU:

- Giúp học sinh đọc, viết thành thạo âm on, ôn, ơn

- Rèn cho HS kĩ năng đọc to, rõ ràng, phát âm đúng, viết được âm on, ôn, ơn - Giáo dục học sinh yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Mẫu chữ on, ôn, ơn

- Bộ đồ dùng tiếng việt, SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Hoạt động của GV A. Ổn định tổ chức: (5’) - Cho học sinh hát một bài hát.

Hoạt động của hs - Học sinh cả lớp hát.

(6)

- Kiểm tra hs đọc bài 2A SGK.

- Nhận xét.

- Viết on, ôn, ơn B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (1’)

- Giáo viên giới thiệu mục tiêu giờ học.

2. Hướng dẫn: (26’) a. Luyện đọc âm

- Gọi học sinh đọc vần on, ôn, ơn.

- Gọi học sinh đọc: chọn, nón, khôn - Gọi học sinh đọc: trốn, lớn hơn Phân tích các tiếng

- Đọc: mẹ con - Đọc : mái tôn b. Luyện viết:

- GV viết mẫu lên bảng bó lay ơn - GV viết mẫu lên bảng 2

- GV cho HS viết vở ô li.

- GV nhận xét, sửa sai.

c. Trò chơi: “Tìm tiếng có âm on, ôn, ơn”

- GV nêu luật chơi và hướng dẫn cách chơi.

- Cho hs chơi trò chơi.

- GV nhận xét trò chơi, tuyên dương hs tìm được nhiều tiếng có âm on, ôn, ơn.

C. Củng cố - dặn dò: (3’) - Yêu cầu hs về luyện lại bài.

- GV nhận xét tiết học

- Theo dõi.

- HS nghe.

- HS đọc cá nhân, nhóm, đồng thanh.

- HS đọc cá nhân, nhóm, đồng thanh. Hs phân tích

- HS đọc cá nhân, nhóm, đồng thanh.

- HS đọc cá nhân, nhóm, đồng thanh.

- HS quan sát - HS viết vở ô li.

- HS thực hiện.

- Lắng nghe.

- HS chơi trò chơi tìm tiếng có âm on, ôn, ơn

- Lắng nghe.

__________________________________________

Hoạt động Trải nghiệm

CHỦ ĐỀ 3 : NÓI LỜI YÊU THƯƠNG ( Tiết 1) I. Mục tiêu:

- Giúp học sinh nhận điện được những lời nói yêu thương và ý nghĩa của lời nói yêu thương.

- Giúp học sinh thực hiện được lời nói yêu thương phù hợp với lứa tuổi, hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp khác nhau.

II. Chuẩn bị :

- Giáo viên: Sách giáo khoa hoạt động trải nghiệm.

- Học sinh : SGK Hoạt động trải nghiệm 1, bài tập Hoạt động trải nghiệm 1.

III. Các bước tiến hành hoạt động:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động.(5’)

- GV cho HS hát tập thể bài Tìm bạn thân.

- HS hát tập thể.

(7)

2. Các hoạt động. (25’)

*Hoạt động 1: Giới thiệu chủ đề.

Mục tiêu: Hoạt động này giúp hs nhận diện được những lời nói yêu thương và ý nghĩa của lời nói yêu thương. Từ đó, tạo được sự hứng thú và huy động kinh nghiệm liên quan đến chủ đề.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu hoạt động nhóm 4 với nội dụng: Hãy nghĩ xem bạn bên cạnh mình có điểm gì để khen và nói với bạn điều đó theo vòng tròn 4 người.

- GV làm mẫu.

- GVgọi một số HS phát biểu xem bạn thích gì ở em.

- GV hỏi:

? Khi nhận được lời yêu thương, lời khen em thấy thế nào?

? Ai thích lời nói của bạn nào nhất ? - Gv yêu cầu hs quan sát tranh chủ đề và mời hs trả lời câu hỏi :

? Các bạn nhỏ trong tranh làm gì và nói gì với cô giáo ?

? Gương mặt của cô giáo như thế nào ? - Gv chốt lại: Trong tranh là khung cảnh Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11, các bạn nhỏ đến tặng hoa cô giáo và nói lời chức mừng, cảm ơn cô giáo. Cô giáo cảm thấy rất vui khi nhận những lời yêu thương từ các bạn HS. Chúng ta có muốn học cách nói lời yêu thương và đáp lại lời yêu thương không nào ? Vậy các em cùng cô học cách nói lời yêu thương và đáp lại lời yêu thương qua hoạt động 2.

*Hoạt động 2: Nói lời yêu thương khi nào?

Mục tiêu: Hoạt động này giúp Hs nói được lời yêu thương phù hợp với hoàn cảnh. Thông qua đó, củng cố kiến thức và kĩ năng được thực hiện trong nhiệm vụ 1 SGK Hoạt động trải nghiệm 1.

Cách tiến hành:

* Quan sát tranh và thảo luận:

- GV yêu cầu HS quan sát 5 bức tranh

- HS hoạt động nhóm 4 thực hiện nhiệm vụ.

- Ví dụ: Tớ thích mái tóc dài của bạn, Bạn hát rất hay, bạn vẽ rất đẹp……

- Bạn thích em chăm học, bạn thích em đi học đúng giờ…

- Em thấy rất vui.

- HS trả lời.

- Các bạn nhỏ trong tranh đang tặng hoa cho cô giáo và nói lời chúc mừng cô.

- Cô giáo rất vui.

- HS quan sát tranh và thảo luận theo nhóm 4.

- Các bạn nhỏ trong tranh nói những lời

(8)

trong SGK trang 24 – 25 và thảo luận nhóm 4 theo nội dung sau:

+ Các bạn nhỏ trong tranh nói những lời yêu thương nào ?

+ Chúng ta nói lời yêu thương khi nào ? - GV mời đại diện một số nhóm lên trình bày.

*Nói lời yêu thương trong các tình huống:

- Gv mời liên tiếp nhiều HS nói những nói yêu thương khác nhau cho mỗi tình huống ở mỗi tranh.

- GV làm mẫu tranh 1.

- GV khuyến khích động viênHS.

- GV trao đổi với cả lớp:

? Nếu nhận được những lời yêu thương : khen, động viên, an ủi…em cảm thấy thế nào ?

3.Tổng kết. (5’)

- GV nhận xét, động viên HS.

- GV kết luận :

+ Ai cũng rất thích được nghe lời yêu thương, khi nhận được lời nói yêu thương chúng ta sẽ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc.

+ Chúng ta hãy nói lời yêu thương khi : Muốn an ủi, động viên, khuyến khích người khác; trong dịp lễ tết, sinh nhật và trong những tình huống giao tiếp hằng ngày.

- Dặn HS về nhà nói những lời yêu thương với ông bà, bố mẹ, người thân trong gia đình.

yêu thương:

+ Tranh 1: Em chúc cô thành công ạ + Tranh 2: Tớ thích bức tranh này.

+ Tranh 3: Con chúc bố mạnh khỏe ạ.

+ Tranh 4: Mẹ ơi con yêu mẹ !

+ Tranh 5: Bà ơi bà có mệt lắm không ạ?

- Nói lời yêu thương khi nào:

+ Nói lời yêu thương vào dịp lễ dịp tết, sinh nhật….( tranh 1,tranh 3)

+ Nói lời yêu thương khi mình có cảm xúc với ai trong sinh hoạt hằng ngày (tranh 4)

+ Nói lời yêu thương khi muốn an ủi động viên, khích lệ ai đó.( tranh 2, tranh 5)

- Tranh 1 : Con chúc cô vui vẻ ạ!, con cảm ơn có ạ !

- Tranh 2:Bạn vẽ đẹp quá.

- Tranh 3: Con chúc bố sinh nhật vui vẻ ạ!

- Tranh 4: Con yêu mẹ nhiều lắm ạ!

- Tranh 5: Bà ơi bà nhanh khỏi bệnh nhé!

- Em cảm thấy rất vui, cảm động , hạnh phúc….

_____________________________________________

Ngày soạn: 21/10/2020

(9)

Ngày giảng: Thứ tư ngày 28/10/2020

Toán

PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 10 (tiết 1) I. MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Biết cách tìm kết quả một phép cộng trong phạm vi 10.

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng trong phạm vi 10 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển các NL toán học: NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.

II.CHUẨN BỊ

- Các que tính, các chấm tròn.

- Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép cộng trong phạm vi 10.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Hoạt động khởi động(4)

- HS hoạt động theo cặp (nhóm bàn) và thực hiện lần lượt các hoạt động: Quan sát bức tranh trong SGK.

- Nói với bạn về những điều quan sát được từ bức tranh liên quan đến phép cộng.

+ Có 6 con chim trên cây. Có 4 con chim đang bay đến. Để biết có tất cả bao nhiêu con chim, ta thực hiện phép cộng 6 + 4 = 10. Có tất cả 10 con chim.

+ Có 4 bạn đang chơi bập bênh. Có 4 bạn khác đang đi tới. Để biết có tất cả bao nhiêu bạn, ta thực hiện phép cộng 4 + 4 = 8. Có tất cả 8 bạn.

- Chia sẻ trước lóp: đại diện một số bàn, đứng tại chồ hoặc lên bảng, thay nhau nói một tình huống có phép cộng mà mình quan sát được.

B. Hoạt động hình thành kiến thức(12)

1. Cho HS sử dụng các chấm tròn để tìm kết quả phép cộng: 4 + 3, rồi viết và đọc kết quả 4 + 3 = 7.

Tương tự HS tìm kết quả các phép cộng còn lại:

6 + 4; 5 + 4; 4 + 4.

- HS thực hiện.

2. GV chốt lại cách tìm kết quả một phép cộng (có thể hướng dẫn HS: ngoài chấm tròn có thế sử dụng que tính, ngón tay, ... để tìm kết quả phép tính).

3. Hoạt động cả lớp:

- GV dùng các chấm tròn để diễn tả các thao tác HS vừa thực hiện ở trên và nói: 4+ 3 = 7; 6 + 4

= 10; 5 + 4 = 9; 4 + 4 = 8.

4. Củng cố kiến thức mới:

- GV nêu một số tình huống. HS nêu phép cộng tương ứng. GV hướng dẫn HS tìm kết quả phép cộng theo cách vừa học rồi gài phép cộng và kết

- HS tự nêu tình huống tưrơng tự rồi đố nhau đưa ra phép cộng (làm theo nhóm bàn).

(10)

quả vào thanh gài.

C. Hoạt động thực hành, luyện tập (16) Bài 1

- Cá nhân HS làm bài 1: Tìm kết quả các phép cộng nêu trong bài (HS có thể dùng các chấm tròn và thao tác đếm để tìm kết quả phép tính).

- Đối vở, đặt và trả lời câu hỏi về các phép tính vừa thực hiện. Chia sẻ trước lớp.

Bài 2

- Cho HS làm bài 2: Tìm kết quả các phép cộng nêu trong bài.

Bài 3

- Cho HS quan sát tranh, suy nghĩ và tập kể cho bạn nghe một tình huống theo bức tranh rồi đọc phép tính tương ứng.

- Chia sẻ trước lớp.

- GV chốt lại cách làm. GV có thể đưa ra một vài ví dụ mẫu khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em. GV khuyến khích HS trong lớp đặt thêm câu hỏi cho nhóm trình bày.

D. Hoạt động vận dụng(2)

HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi 10.

E. Củng cố, dặn dò(1)

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

- về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi 10 để hôm sau chia sẻ với các bạn.

__________________________________________

Tiếng Việt

Bài 8C: en, ên, un (SGV trang 108, 109) I. MỤC TIÊU (SGV)

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG (SGV) III. CÁC HOẠT ĐỘNG (SGV)

TIẾT 1 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (SGV) (5) HĐ1. Nghe - nói (SGV)

2. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ (SGV) (20) HĐ2. Đọc

a) Đọc tiếng, từ ngữ - Cả lớp: (SGV) Bổ sung:

+ HS đọc tiếng khóa: mèn + HS nêu cấu tạo của tiếng mèn

+ HS nêu âm đã được học, GV nêu vần mới hôm nay học (GV ghi vào mô hình)

(11)

+ HS nghe cô giáo phát âm en + HS đọc nối tiếp êu

+ HS nghe cô giáo đánh vần: e-n-en.

+ HS đánh vần nối tiếp: e-n-en và cả lớp đọc đồng thanh.

+ HS đọc trơn nối tiếp: en và cả lớp đọc đồng thanh.

+ HS đọc trơn nối tiếp: mèn và cả lớp đọc đồng thanh.

+ Gv nêu có tiếng mèn, muốn có từ dế mèn ta phải làm thế nào?

+ HS nêu thêm tiếng dế đứng trước + Hs nêu cách ghép từ dế mèn.

+ Nêu cấu tạo từ dế mèn.

+ Đọc trơn từ dế mèn.

+ HS đọc con.

+ HS đọc trơn en-mèn-dế mèn

* Thay e bằng ê ta được vần mới là ên.

+ HS nghe cô giáo phát âm ên.

+ HS đọc nối tiếp ên + Nêu cấu tạo ên

+ HS nghe cô giáo đánh vần: ê-n-ên.

+ HS đánh vần nối tiếp: ê-n-ên và cả lớp đọc đồng thanh.

+ HS đọc trơn nối tiếp: ên và cả lớp đọc đồng thanh.

? Có ên muốn có tiếng sên ta làm như thế nào?

+ HS nêu thêm âm s đứng trước.

+ Nêu cấu tạo sên.

+ HS nêu âm và dấu thanh đã được học, GV nêu vần mới hôm nay học.

(GV ghi vào mô hình)

+ Hs đánh vần nối tiếp s-ên-sên và cả lớp đọc đồng thanh + HS đọc trơn nối tiếp: sên và cả lớp đọc đồng thanh.

? Có sên muốn có từ con sên ta làm như thế nào?

+ Hs nêu cách ghép từ con sên.

+ Nêu cấu tạo từ con sên.

+ Đọc trơn từ con sên.

* Vần un, giun, con giun hướng dẫn tương tự.

+ So sánh en, ên, un (giống nhau đều có n, khác nhau e, ê, u đứng trước).

Tạo tiếng mới (SGV)

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (SGV) (10) c) Đọc hiểu (SGV)

TIẾT 2 HĐ3. Viết (SGV) (10)

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (SGV) HĐ4. Đọc (SGV) (25)

__________________________________________

Ngày soạn: 22/10/2020

Ngày giảng: Thứ năm ngày 29/10/2020

Tiếng Việt

Bài 8D: in, iên, yên

(12)

(SGV trang 110, 111) I. MỤC TIÊU (SGV)

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG (SGV) III. CÁC HOẠT ĐỘNG (SGV)

TIẾT 1 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (SGV) (5) HĐ1. Nghe - nói (SGV)

2. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ (SGV) (20) HĐ2. Đọc

a) Đọc tiếng, từ ngữ - Cả lớp: (SGV) Bổ sung:

+ HS đọc tiếng khóa: biển + HS nêu cấu tạo của tiếng biển

+ HS nêu âm đã được học, GV nêu vần mới hôm nay học (GV ghi vào mô hình)

+ HS nghe cô giáo phát âm in + HS đọc nối tiếp êu

+ HS nghe cô giáo đánh vần: i-n-in.

+ HS đánh vần nối tiếp: i-n-in và cả lớp đọc đồng thanh.

+ HS đọc trơn nối tiếp: in và cả lớp đọc đồng thanh.

+ HS đọc trơn nối tiếp: nhìn và cả lớp đọc đồng thanh.

+ Gv nêu tiếng nhìn cũng chính là từ nhìn + Đọc trơn từ nhìn.

+ HS đọc trơn in- nhìn - nhìn

* Thay i bằng iê ta được vần mới là iên.

+ HS nghe cô giáo phát âm iên.

+ HS đọc nối tiếp iên + Nêu cấu tạo iên

+ HS nghe cô giáo đánh vần: iê-n-iên.

+ HS đánh vần nối tiếp: iê-n-ên và cả lớp đọc đồng thanh.

+ HS đọc trơn nối tiếp: iên và cả lớp đọc đồng thanh.

? Có iên muốn có tiếng biển ta làm như thế nào?

+ HS nêu thêm âm b đứng trước, dấu thanh hỏi trên đầu âm ê + Nêu cấu tạo biển.

+ HS nêu âm và dấu thanh đã được học, GV nêu vần mới hôm nay học.

(GV ghi vào mô hình)

+ Hs đánh vần nối tiếp b-iên-biên-hỏi-biển và cả lớp đọc đồng thanh + HS đọc trơn nối tiếp: biển và cả lớp đọc đồng thanh.

+ Gv nêu tiếng biển cũng chính là từ biển + Đọc trơn từ biển.

+ HS đọc trơn iên-biển-biển

* Vần yến, yến, tổ yến hướng dẫn tương tự.

+ So sánh in, ien, yên (giống nhau đều có n, khác nhau i, iê, yê đứng trước).

Tạo tiếng mới (SGV)

(13)

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (SGV) (10) c) Đọc hiểu (SGV)

TIẾT 2 HĐ3. Viết (SGV) (10)

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (SGV) HĐ4. Đọc (SGV) (25)

__________________________________________

Toán

PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 10 (tiết 2) I. MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Tìm được kết quả các phép cộng có kết quả đến 10 (trong phạm vi 10) và thành lập Bảng cộng trong phạm vi 10.

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng trong phạm vi 10 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Thông qua việc thao tác với que tính hoặc các chấm tròn, HS có cơ hội được phát triển NL sử dụng công cụ và phương tiện học toán.

- Phát triển các NL toán học:NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.

II. CHUẨN BỊ

- Các que tính, các chấm tròn, các thẻ phép tính.

- Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép cộng trong phạm vi 10.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Hoạt động khởi động(4)

- HS chia sẻ các tình huống có phép cộng trong thực tế gắn với gia đình em. Hoặc chơi trò chơi

“Đố bạn” để tìm kết quả của các phép cộng trong phạm vi 10 đã học.

B. Hoạt động hình thành kiến thức(12)

- Tìm kết quả từng phép cộng trong phạm vi 10 (thể hiện trên các thẻ phép tính). Chẳng hạn: 1 + 1= 2; 3 + 2 = 5; 4 + 3 = 7; 5 + 4 = 9; 6 + 4= 10;...

- HS thực hiện

- Sắp xếp các thẻ phép cộng theo một quy tắc nhất định. Chẳng hạn: GV phối hợp thao tác cùng với HS, gắn từng thẻ phép tính lên bảng để tạo thành bảng cộng như SGK, đồng thời HS xếp các thẻ thành một bảng cộng trước mặt.

- GV giới thiệu Bảng cộng trong phạm vi 10 và hướng dẫn HS đọc các phép tính trong bảng.

- HS nhận xét về đặc điểm của các phép cộng trong từng dòng hoặc tùng cột và ghi nhớ Bảng cộng trong phạm vỉ 10.

- HS đưa ra phép cộng và đố nhau tìm kết quả (làm theo nhóm bàn).

- GV tổng kết: Có thể nói:

(14)

+ Dòng thứ nhất được coi là Bảng cộng: Một số cộng 1.

+ Dòng thứ hai được coi là Bảng cộng: Một số cộng 2

+ Dòng thứ ba được coi là Bảng cộng: Một số cộng 3.

- (Tương tự) Dòng thứ chín được coi là Bảng cộng: Một số cộng 9.

C. Hoạt động thực hành, luyện tập: (16) Bài 1.

- Cho HS làm bài 1: Tìm kết quả các phép cộng nêu trong bài (có thể sử dụng Bảng cộng trong phạm vi 10 đế tìm kết quả).

- GV có thể nêu ra một vài phép tính đơn giản dễ nhẩm để HS trả lời miệng nhằm củng cố kĩ năng tính nhẩm, hoặc HS tự nêu phép tính rồi đố nhau tìm kết quả phép tính. Chẳng hạn: 7+1; 1+7; 8 +2;

2 +8;...

Bài 2

- Cho HS tự làm bài 2: Thực hiện tính cộng để tìm kết quả rồi chọn ô có số chỉ kết quả tương ứng; Thảo luận với bạn về chọn ô có sổ chỉ kết quả thích hợp;

GV chốt lại cách làm bài. Có thể tổ chức thành trò chơi chọn thẻ “kết quả” đề gắn với thẻ “phép tính” tương ứng.

Bài 3

- Cho HS quan sát tranh, suy nghĩ và tập kể cho bạn nghe tình huống xảy ra trong tranh rồi đọc phép tính tương ứng.

a) Hai đội chơi kéo co. Bên trái có 5 bạn. Bên phải có 5 bạn. Có tất cả bao nhiêu bạn? Phép tính tương ứng là 5 + 5 = 10.

b) Có 7 bạn đang trồng cây. Thêm 2 bạn cầm bình tưới đi đến. Có tất cả bao nhiêu bạn? Phép tính tương ứng là 7 + 2 = 9.

- GV nên khuyến khích HS suy nghĩ, nói theo cách của các em và khuyến khích HS trong lớp đặt thêm câu hỏi cho nhóm trình bày.

D. Hoạt động vận dụng(2)

- Cho HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi 10.

E. Củng cố, dặn dò(1)

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

- Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan

- HS thực hiện.

- Đổi vở, đặt câu hỏi cho nhau;

đọc phép tính và nói kết quả tương ứng với mỗi phép tính.

- Chia sẻ trước lớp.

- Chia sẻ trước lớp.

- HS thực hiện.

- Hs trả lời.

- Hs trả lời.

- Hs nói.

- Hs thực hiện.

- Hs trả lời.

(15)

đến phép cộng trong phạm vi 10 đe hôm sau chia sẻ với các bạn.

__________________________________________

TẬP VIẾT Tuần 8 (tiết 1) (SGV trang 114, 115) I. MỤC TIÊU (SGV)

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG (SGV) III. CÁC HOẠT ĐỘNG (SGV)

TIẾT 1 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (SGV) (5)

HĐ1. Chơi trò chơi “Ai nhanh hơn” để tìm từ đã học. (SGV) 2. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ (SGV) (10)

HĐ2. Nhận diện chữ cái ghi vần (SGV) 3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (SGV) (20) HĐ3. Viết chữ ghi vần (SGV)

(HS viết bảng và vở Tập viết (trang 18)

__________________________________________

Ngày soạn: 23/10/2020

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 30/10/2020

Tiếng Việt

Bài 8E: uôn, ươn (SGV trang 112, 113) I. MỤC TIÊU (SGV)

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG (SGV) III. CÁC HOẠT ĐỘNG (SGV)

TIẾT 1 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (SGV) (5) HĐ1. Nghe - nói (SGV)

2. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ (SGV) (20) HĐ2. Đọc

a) Đọc tiếng, từ ngữ - Cả lớp: (SGV) Bổ sung:

+ HS đọc tiếng khóa: chuồn + HS nêu cấu tạo của tiếng chuồn

+ HS nêu âm đã được học, GV nêu vần mới hôm nay học (GV ghi vào mô hình)

+ HS nghe cô giáo phát âm chuồn + HS đọc nối tiếp êu

+ HS nghe cô giáo đánh vần: ch-uôn-chuôn-huyền-chuồn.

+ HS đánh vần nối tiếp: ch-uôn-chuôn-huyền-chuồn và cả lớp đọc đồng thanh.

+ HS đọc trơn nối tiếp: chuồn và cả lớp đọc đồng thanh.

+ Gv nêu từ chuồn chuồn được ghép bởi hai tiếng chuồn

(16)

+ HS đọc chuồn chuồn

* Thay uô bằng ươ ta được vần mới là ươn.

+ HS nghe cô giáo phát âm ươn.

+ HS đọc nối tiếp ươn + Nêu cấu tạo ươn

+ HS nghe cô giáo đánh vần: ươ-n-ươn.

+ HS đánh vần nối tiếp: ươ-n-ươn và cả lớp đọc đồng thanh.

+ HS đọc trơn nối tiếp: ươn và cả lớp đọc đồng thanh.

? Có ươn muốn có tiếng vượn ta làm như thế nào?

+ HS nêu thêm âm v đứng trước và dấu nặng ở dưới âm ô.

+ Nêu cấu tạo vượn.

+ Gv đánh vần v-ươn-vươn-nặng-vượn

+ Hs đánh vần nối tiếp v-ươn-vươn-nặng-vượn và cả lớp đọc đồng thanh + HS đọc trơn nối tiếp: vượn và cả lớp đọc đồng thanh.

? Có vượn muốn có từ con vượn ta làm như thế nào?

+ Hs nêu cách ghép từ con vượn.

+ Nêu cấu tạo từ con vượn.

+ Đọc trơn từ con vượn.

+ So sánh uôn, ươn (giống nhau đều có n, khác nhau uô, ươ đứng trước).

Tạo tiếng mới (SGV)

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (SGV) (10) c) Đọc hiểu (SGV)

TIẾT 2 HĐ3. Viết (SGV) (10)

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (SGV) HĐ4. Đọc (SGV) (25)

__________________________________________

TẬP VIẾT Tuần 8 (tiết 2) (SGV trang 114, 115) I. MỤC TIÊU (SGV)

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG (SGV) III. CÁC HOẠT ĐỘNG (SGV)

TIẾT 2 HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

(HS viết bảng và vở Tập viết trang 19) HĐ4: Viết chữ ghi vần (SGV) (20) HĐ5. Viết từ, từ ngữ (SGV) (15)

__________________________________________

SINH HOẠT TUẦN 8

CHỦ ĐỀ 3: NÓI LỜI YÊU THƯƠNG A. SINH HOẠT LỚP

I. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG (15’)

1. Giáo viên hướng dẫn HS nêu nhận xét về hoạt động học tập của lớp trong tuần (Báo cáo những thành tích, tiến bộ của các bạn.)

(17)

2. GV nhận xét:

- Nền nếp: Nhìn chung các em ngoan ngoan, lễ phép vâng lời thầy cô giáo, đoàn kết tốt với bạn bè.

- Học tập: Các em có ý thức đi học đều, đúng giờ và dần đi vào nề nếp .Trong học tập nhiều em có tinh thần học tập rất tốt.

- Tuy nhiên vẫn còn một số em chưa chăm học, chưa chịu khó học bài.

- Các hoạt động khác:

3. Phổ biến kế hoạch tuần tiếp theo:

- Khắc phục những tồn tại và tiếp tục phát huy những ưu điểm.

- Thực hiện tốt nội quy lớp, nội quy của trường.

- Thực tốt luật ATGT, TNTT, phòng chống Covid-19

- Thực hiện đeo khẩu trang từ nhà đến trường, từ trường về nhà. Kiểm tra, đo thân nhiệt trước khi đến lớp.

- GV hướng dẫn, rèn luyện, nhắc nhở HS cách ngồi học đúng tư thế và thực hành cách sắp xếp sách vở gọn gàng.

II. VUI VĂN NGHỆ (5p) - Cả lớp hát.

B. HOẠT ĐỘNGTRẢI NGHIỆM

Chủ đề 3: Nói lời yêu thương Bài: CHIA SẺ YÊU THƯƠNG I. Mục tiêu:

- Học sinh tham gia các hoạt động ủng hộ đồng bào miền trung bị lũ lụt.

II. Chuẩn bị:

- Tuyên truyền tới Hs về các việc làm ủng hộ đồng bào miền trung bị lũ lụt.

III. Các hoạt động dạy và học:

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Khởi động (3’)

- GV nêu ý nghĩa việc làm ủng hộ đồng bào miền trung bị lũ lụt.

2. Bài mới: (15’)

- Gv đọc cho hs nghe một bài báo, xem video, hình ảnh đồng bào miền trung bị lũ lụt, thiệt hại do lũ gây ra.

- Cho học sinh lên trước lớp nêu suy nghĩ của mình.

- Tuyên dương học sinh có tinh thần tương thân tương ái.

- Gv cho học sinh mang đồ mình ủng hộ lên Văn phòng nhà trường: sách, quần áo, … + Cho hs tự nhặt đồ, sắp xếp đồ mình ủng hộ + Con cảm thấy như thế nào khi mình đã làm được việc tốt giúp đỡ đồng bào gặp khó khăn ở miền trung?

- Cho học sinh nêu suy nghĩ trước lớp - Nhận xét.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe.

- Hs nêu trước lớp.

+ Hs tự nhặt đồ.

- Hs trả lời.

(18)

3. Củng cố, dặn dò (2’)

- GV nêu ý nghĩa của hoạt động - Lắng nghe

__________________________________________

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng trong phạm vi 10 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.. - Phát triển các NL toán học:NL giải quyết vấn

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng trong phạm vi 10 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.. - Phát triển các NL toán học:NL giải quyết vấn

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng trong phạm vi 10 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.. - Phát triển các NL toán học:NL giải quyết vấn

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ trong phạm vi 10 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.. - Phát triển các NL toán học: NL giải quyết vấn

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng trong phạm vi 10 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.. - Phát triển các NL toán học: NL giải quyết

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ trong phạm vi 6 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.3. - Phát triển các NL toán học: NL giải quyết vấn

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng trong phạm vi 10 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.. - Phát triển các NL toán học:NL giải quyết vấn

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ trong phạm vi 6 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.. - Phát triển các NL toán học :NL giải quyết vấn