• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN – KINH TẾ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN – KINH TẾ"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tập 167, số 07, 2017

Tập 167, Số 07, 2017

(2)

T¹p chÝ Khoa häc vµ C«ng nghÖ

CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN – KINH TẾ

Môc lôc Trang

Nguyễn Đại Đồng - Hoạt động khai thác mỏ ở Lào Cai dưới thời Gia Long và Minh Mệnh 3 Dương Thị Huyền - Thương mại châu Âu và những tác động đến tình hình chính trị Đàng Trong thế kỷ XVI- XVIII 9 Trần Thị Nhung - Miêu tả tình tiết trong Truyện Kiều và Kim Vân Kiều Truyện 15 Nguyễn Thị Hải Phương - Bản chất của ngôn từ văn học (nghĩ từ bài viết Bản chất xã hội, thẩm mỹ của diễn

ngôn văn học của Trần Đình Sử) 21

Phạm Thị Mai Hương, Nguyễn Thị Thu Trang, Ngô Thị Lan Anh - Ảnh hưởng của lễ hội Vu Lan đến đời

sống đạo đức của nhân dân huyện Quốc Oai, Hà Nội 25

Phạm Thị Ngọc Anh - Hình tượng văn thủy ba trong mỹ thuật cổ Việt Nam và các ứng dụng trên sản phẩm mỹ

thuật tạo hình hiện đại 31

Trương Thị Phương - Giải pháp ứng dụng hiệu quả thông tin đồ họa trên báo điện tử 37 Phạm Thị Nhàn - Ẩn dụ từ vị giác “ngọt” trong tiếng Hán hiện đại 43 Lương Thị Thanh Dung – Sự khác nhau về kết cấu chữ Nôm của văn bản Thiền tông bản hạnh giữa bản in

năm 1745 và bản in năm 1932 49

Nguyễn Thị Quế, Phạm Phương Hoa - Đánh giá sự phù hợp của giáo trình New English File đối với việc

giảng dạy sinh viên không chuyên ngữ tại Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên 55 Hoàng Thị Thắm - Nghiên cứu về siêu nhận thức trong nghe tiếng Anh của sinh viên chương trình tiên tiến tại

Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học Thái Nguyên 61

Nguyễn Quỳnh Trang, Dương Công Đạt, Vũ Kiều Hạnh - Thiết kế chương trình bổ trợ nói cho học sinh lớp

10 Trường Trung học Phổ thông Thái Nguyên 67

Nguyễn Khánh Như - Sự phát triển của hệ thống các trường đại học sư phạm trọng điểm Trung Quốc hiện nay 73 Nguyễn Văn Hồng, Vũ Thị Thanh Thủy - Dạy học theo dự án và vấn đề phát triển năng lực nghiên cứu khoa

học cho học sinh trong dạy học Sinh thái học ở trung học phổ thông 79

Trần Thị Phương Thảo, Nguyễn Thị Hoa Hồng - Nâng cao tính ứng dụng trong xây dựng chương trình đào

tạo đại học tại Việt Nam – bài học từ chương trình giáo dục đại học định hướng nghề nghiệp ứng dụng (POHE) 85 Phạm Thị Bích Thảo, Nguyễn Thành Trung - Lựa chọn bài tập thể lực chuyên môn nâng cao kết quả học tập

chạy cự ly ngắn cho sinh viên khóa 14 Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên 91 Lê Huy Hoàng, Nguyễn Thị Huyền, Nguyễn Thị Ngân, Vũ Thị Vân Anh - Phát triển năng lực sử dụng ngôn

ngữ hóa học của học sinh phổ thông trong dạy học các nội dung về hóa học hữu cơ chương trình hóa học lớp 12

nâng cao 97

Nguyễn Trọng Du - Phỏng vấn ‘nhóm tập trung’: một phương pháp thu thập dữ liệu hiệu quả với các nghiên

cứu khoa học xã hội 103

Đỗ Thị Thái Thanh, Trương Tấn Hùng, Đào Ngọc Anh - Xây dựng hồ sơ năng lực bồi dưỡng giáo viên thể

dục các trường trung học phổ thông các tỉnh miền núi phía Bắc 109

Nguyễn Ngọc Bính, Dương Tố Quỳnh, Nguyễn Văn Thanh - Thực trạng sử dụng hệ thống phương tiện chuyên môn trong giảng dạy môn bóng chuyền cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh -

Đại học Thái Nguyên 115

Lê Văn Hùng, Nguyễn Nhạc - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động câu lạc bộ bóng đá nam sinh viên

Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên 119

Journal of Science and Technology

167 (07)

N¨m

2017

(3)

Nguyễn Văn Dũng, Lê Văn Hùng - Một số giải pháp giúp sinh viên lựa chọn môn học tự chọn trong chương trình giáo dục thể chất dành cho sinh viên không chuyên thể dục thể thao Trường Đại học Sư phạm – Đại học

Thái Nguyên 125

Nguyễn Văn Chiến, Nguyễn Trường Sơn, Đỗ Như Tiến - Một số kết quả ban đầu trong việc áp dụng CDIO

để xây dựng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo tại Đại học Thái Nguyên 131 Đỗ Quỳnh Hoa - Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc xây dựng lối sống cho sinh viên Trường Đại học

Công nghệ Thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay 135 Phạm Văn Hùng, Nguyễn Huy Hùng - Đánh giá đầu ra của chương trình đào tạo qua mức độ đáp ứng chuẩn

đầu ra của sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp 141

Ngô Thị Lan Anh, Nguyễn Thị Thu Hiền - Yêu cầu khách quan của việc đổi mới quy trình kiểm tra đánh giá

kết quả học tập môn giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông nước ta hiện nay 147 Trương Thị Thu Hương, Trương Tuấn Anh - Ứng dụng dạy học dự án trong đào tạo giáo viên kỹ thuật tại

Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - Đại học Thái Nguyên 153

Dương Quỳnh Phương, Trần Viết Khanh, Đồng Duy Khánh - Những nhân tố chi phối đến văn hóa tộc người

và văn hóa cộng đồng dân tộc dưới góc nhìn địa lí học 159

Nguyễn Thị Thanh Tâm, Trần Quyết Thắng, Đào Thị Hương - Đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch đối với đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại một số công ty kinh doanh lữ hành trên địa bàn thành phố Thái

Nguyên 165

Nguyễn Văn Chung, Đinh Hồng Linh - Các yếu tố thành công cho website thương mại điện tử: trường hợp

doanh nghiệp du lịch nghỉ dưỡng vừa và nhỏ ở Quảng Bình 171

Đặng Thị Bích Huệ - Dự án hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn tỉnh Tuyên Quang và các tác động đến

đời sống người dân trên địa bàn xã Minh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang 177 Lương Văn Hinh, Lương Trung Thuyền - Nghiên cứu biến động giá đất ở trên địa bàn thị trấn Thất Khê,

huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011 – 2015 183 Nguyễn Tú Anh, Nguyễn Thị Lan Anh, Nguyễn Thành Minh - Nghiên cứu các mối quan hệ cung ứng dịch

vụ quản trị hoạt động có dịch vụ trách nhiệm xã hội: trường hợp điển cứu tại các công ty dịch vụ vận tải chở

khách vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 189

Nguyễn Thị Thu Thương, Hoàng Ngọc Hiệp - Thực trạng quản lý vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư phát

triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên 193

Tạ Thị Thanh Huyền, Nguyễn Mạnh Dũng - Tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách

nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 199

Nguyễn Thị Kim Huyền - Ứng dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS): kinh nghiệm quốc tế và bài

học cho Việt Nam 205

Nguyễn Thị Nhung, Phan Thị Vân Giang - Tạo động lực cho các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư

nhân đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 211

Phạm Thuỳ Linh, Phạm Hoàng Linh, Trần Thị Thu Trâm - Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong bối

cảnh hội nhập mới 219

Nguyễn Thị Thu Trang, Trần Bích Thủy - Động lực làm việc của cán bộ công chức xã phường: nghiên cứu

điển hình tại thành phố Thái Nguyên 225

Nguyễn Thu Thủy, Hoàng Thái Sơn - Bài học kinh nghiệm trong quản lý rủi ro thanh khoản đối với Ngân

hàng Thương mại Cổ phần Á Châu 231

Ngô Thúy Hà - Định hướng phát triển dịch vụ tín dụng cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đến năm 2020 237

Đoàn Quang Thiệu - Một số kết quả xây dựng mô hình học tập, thực hành về kế toán doanh nghiệp 243

(4)

Phạm Thị Nhàn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 167(07): 43 - 48

43 ẨN DỤ TỪ VỊ GIÁC “NGỌT” TRONG TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI

Phạm Thị Nhàn* Đại học Thái Nguyên

TÓM TẮT

Tiền Trung Thư (

钱钟书)

trong “Thông cảm”

(通感)

có viết: “Trong giao tiếp và suy nghĩ hàng ngày, chúng ta thường dùng thể nghiệm giác quan này để biểu đạt thể nghiệm giác quan khác, làm cho các cơ quan thị giác, thính giác, khứu giác, xúc giác và vị giác đả thông và liên kết với nhau, tạo nên những cách biểu đạt mới mẻ và sinh động hơn.” [3]. Thông qua cơ quan vị giác, chúng ta có thể cảm nhận được các vị cơ bản như ngọt, mặn, đắng, chua, cay. Mỗi vị này đem lại cho con người những cảm nhận yêu, ghét, vui thích, hạnh phúc hay đau khổ… điều này được thể hiện qua ý nghĩa ẩn dụ của các tính từ vị giác. Trong các vị, chỉ có vị “ngọt” được dùng để nói đến những điều tốt đẹp và đáng yêu, do vậy chúng tôi lấy vị “ngọt” làm đối tượng tìm hiểu và nghiên cứu.

Từ khóa: Ẩn dụ, vị giác, ngọt, ẩm thực, văn hóa, tiếng Hán.

MỞ ĐẦU*

Từ khi tác phẩm “Metaphors We live by” [4]

của Lakoff & Johnson được xuất bản vào những năm 80 của thế kỷ trước, ẩn dụ đã trở thành lý luận quan trọng cho việc nghiên cứu cơ chế tri nhận ngôn ngữ của các nhà ngôn ngữ học tri nhận. Theo Từ điển Hán ngữ hiện đại, ẩn dụ là một dạng ví von, không nói trực tiếp, thực tế chính là giả dụ, thường dùng các từ

“là” “chính là” “trở thành” “biến thành” để ví von, ví dụ: “Thực phẩm là kho báu của kho báu”. Trần Trị An (陈治安)và Tương Quang Hữu (蒋光友) khi lý giải về ẩn dụ cho rằng:

“Tri nhận quan của ẩn dụ là do năng lực tư duy ẩn dụ đặc biệt của con người” [5]. “Tu từ học phát phàm”(修辞学发凡)của Trần Vọng Đạo(陈望道)có viết: Ẩn dụ là hình thức so sánh tiến hơn một bậc so với so sánh tường minh. Hình thức của so sánh tường minh là “A giống như B”, hình thức ẩn dụ là “A là B”.

Như vậy, ẩn dụ chính là cách gọi sự vật, hiện tượng này bằng sự vật, hiện tượng khác dựa trên mối liên hệ giữa chúng, “thứ ẩn dụ quan trọng nhất phải là những quy ước được hình thành theo thời gian, nó từ từ biến đổi và thâm nhập vào các ẩn dụ trong cuộc sống thường nhật một cách vô thức” (Lakoff & Johnson).

Trong Hán thư, “Lệ thực kỳ truyền” (汉书,

郦生陆贾列传)có viết “vương giả dĩ dân vi

*Tel: 0987.877.458; Email: nhanpt@tnu.edu.vn

thiên, dân dĩ thực vi thiên” (vua lấy dân làm gốc, dân lấy việc ăn uống làm đầu), người Trung Quốc vô cùng coi trọng việc ăn uống, đặc biệt là mùi vị và hình thức khi chế biến món ăn. “Trung Quốc với lịch sử lâu đời, dân số đông, đã sớm coi ẩm thực là một hình thức văn hóa, không ngừng nâng cao giá trị xã hội

của ẩm thực” (王国安,王小曼,《汉语词

语的文化透视》). “Dân tộc Hán từ cổ đại đã đem văn hóa ẩm thực và hoạt động văn hóa xã hội kết hợp mật thiết với nhau, từ đó làm cho văn hóa ẩm thực có các giá trị xã hội khác nhau như giá trị sinh tồn, giá trị lễ nghĩa, giá trị cúng tế, giá trị hưởng thụ và giá trị giao lưu thương mại (常敬宁,《汉语词汇语文化》)[6].

“Nói đến sự cảm nhận việc ăn uống là đề cập đến ngũ vị của con người, đó là chua, ngọt, đắng, cay và mặn, nghĩa mở rộng của những từ này không những liên quan đến hoàn cảnh văn hóa xã hội và còn liên quan đến cảm nhận tâm lý của con người” (刘光创,《现代汉语里 与酸甜苦辣等食味相关的词语研究》,硕 士论文) [1].

Trên cở sở dữ liệu của các nhà nghiên cứu, các học giả đi trước về ẩn dụ, vị giác và các lớp từ ngữ liên quan đến các mùi vị, đặc biệt là nghiên cứu của Thường Kính Ninh (常敬 宁) về Văn hóa và Từ ngữ tiếng Hán (汉语 词汇与文化), tôi lấy ẩn dụ từ vị giác “ngọt”

( 甜 )trong tiếng Hán hiện đại làm đối tượng tìm hiểu và nghiên cứu, thông qua đó

(5)

Phạm Thị Nhàn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 167(07): 43 - 48

44

liên hệ so sánh với tiếng Việt, cung cấp tài liệu tham khảo cho những người học tập và yêu thích tiếng Hán.

ẨN DỤ TỪ VỊ GIÁC “NGỌT” (甜)

Nghĩa cơ bản

“甜” (ngọt) là chữ hội ý. Kết cấu chữ này gồm bộ “甘” (cam) và “舌” (thiệt), nghĩa là dùng lưỡi để nếm được vị ngon. “Thuyết văn”

giải thích là “điềm, mĩ dã” (điềm là mĩ vị). ( 由“甘、甜“组成的词语。《说文解字》

解释说:“甘、美也。从口含一。一,道 也。”《说文解字》对“美”的解释说:

“美,甘也。)[1]. Nghĩa cơ bản của “Ngọt”

(甜) trong tiếng Hán chỉ vị ngọt như đường hoặc mật ong. Ví dụ: Cam ngọt (甘甜), Nước ngọt (水甜), Đường ngọt (唐甜), Đồ ngọt ( 甜品) .

(1) Hai cô gái đưa ngón tay búp măng ra, cẩn thận nhón lấy quả anh đào, đưa vào miệng, nuốt lấy vị ngọt ngọt chua chua, man mát của nó.

(两个女儿这才伸出玉笋似的手指,小心 翼翼地拈起樱桃,送到嘴边,嘬着那甜甜 的、酸酸的、凉凉的美味)(霍达《穆斯 林的葬礼》)(tạm dịch)

“Ngọt ngọt” được nói đến là vị của quả anh đào.

Nghĩa phái sinh [2]

Vị ngọt thường đem lại cảm giác dễ chịu cho người ăn, khi đưa đồ ngọt vào miệng, qua cơ quan vị giác ta sẽ cảm thấy vị ngọt trên đầu môi, trên lưỡi, lan tỏa ra cả cơ thể, khuôn mặt được giãn ra như mỉm cười, cơ thể khoan khoái dễ chịu, điều này rất phù hợp với tâm lý, cảm xúc của con người, khi đón nhận một điều gì vui, tốt lành thì người ta sẽ cảm thấy hạnh phúc, dễ chịu, vui tươi, cơ thể trở lên khoan khoái. Đoàn Bảo Tài (段宝裁) có chú thích rằng: “Nghĩa mở rộng của “ngọt” là tất cả những cái tốt đẹp, nói cách khác là “vị ngọt làm cho con người hài lòng” (引申之,

凡好谐谓之美。”所谓“甘味宜人”,指 使人满意的味道).

Để mở rộng vốn từ và đáp ứng được nhu cầu ngôn ngữ của con người, từ “ngọt” ngoài nghĩa cơ bản đã được mở rộng thêm, theo Từ điển tiếng Hán hiện đại, trong số 90 từ và cụm từ thường dùng chứa yếu tố “ngọt”(甜), có khoảng 40 từ mang nghĩa cơ bản như 甘甜、

甜菜、甜食、甜酒 、甜水... và khoảng 50 từ mang nghĩa phái sinh như 甜头、甜蜜、

甜润、甜香 、甜丝丝,甜言蜜语....

Stt

Từ phái sinh trong tiếng

Hán

Nghĩa tiếng Việt

tương đương Hàm ý Ví dụ

1

甜美

Thoải mái, vui vẻ, vui tươi, sung sướng

Thể hiện cảm giác vui vẻ, thoải mái

Anh ấy có một cuộc sống thật vui vẻ. (他有甜美的生活。) 2

香甜

Ngủ say, ngủ ngon Diễn tả một giấc ngủ

ngon và say.

Cô bé đang ngủ say.

(她正 在香甜中。)

3

甜蜜

Ngọt ngào, hạnh

phúc, vui tươi

Thể hiện cảm giác hạnh phúc, dễ chịu, ấm áp.

Nhìn họ thật hạnh phúc.

(看 他们真的很甜蜜。)

4

甜头

Lợi ích, lợi lộc Nói đến ích lợi hay lợi lộc

Tập thể dục có lợi cho sức

khỏe.

(体 育运动对 身体 有

甜头。)

5

甜润润

Ngọt ngào, ngọt

lịm

Thể hiện cảm giác ngọt ngào, hạnh phúc, đắm say

Khung cảnh thật ngọt ngào.

(背景是甜润润的。)

6

甜言蜜语

Lời ngon tiếng

ngọt

Giọng hát hay lời nói êm ái, dễ chịu.

Anh ấy dùng lời ngon tiếng ngọt để nói với tôi. (他用甜

言蜜语跟我说。)

(6)

Phạm Thị Nhàn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 167(07): 43 - 48

45 Biểu thị cảm giác yên ổn, dễ chịu hoặc cuộc

sống vui vẻ, hạnh phúc

(2) Nửa đời người như làn khói lướt qua, có hạnh phúc, có cả gian khổ, có niềm vui, cũng có cả oán giận.

(大半生的岁月像烟云似的一掠而过,有 幸福,也有苦难;有甜蜜,也有怨恨)(霍 达《穆斯林的葬礼》)(tạm dịch)

“甜蜜”ở được dùng để nói đến những niềm vui, hạnh phúc của con người trong cuộc sống.

“Hạnh phúc” có rất nhiều cung bậc, có “hạnh phúc” là cảm giác lâng lâng, thích thú, vui sướng khi thấy bông hoa đẹp, nghe thấy lời hay, nếm được thứ ngon, ngửi thấy mùi thơm,

“hạnh phúc” này lệ thuộc vào các giác quan của con người, cũng có “hạnh phúc” ở mức độ cao hơn là thoát khỏi các giác quan, đi sâu vào tâm thức thể hiện cảm giác tĩnh tại, an nhiên, thảnh thơi, nhưng thứ “hạnh phúc” mà được dùng “ngọt” để ví von lại là một cảm giác viên mãn, trọn vẹn, đủ đầy, cảm giác toát ra từ trái tim, từ tâm hồn của con người, chứ không phải do các giác quan mang lại.

Từ vị ngọt (甜) đơn thuần, “甜”được kết hợp với các từ khác để tạo ra các từ mới như“

甜甜”,“甜蜜”,“甜润”,“甜美”...để biểu đạt sự ngọt ngào, những niềm vui và hạnh phúc ở các mức độ khác nhau, nghĩa của các từ được thể hiện rõ hơn và ý nghĩa hơn qua các tính chất của các từ kết hợp cùng, ví dụ

“甜蜜”: vị ngọt như mật ong; “甜润”:

vị ngọt rất thấm thía, rất trơn tru; “甜美”:

vị ngọt rất đẹp, rất tuyệt vời, rất mỹ mãn...

Giọng nói, nụ cười khiến người khác vui (3) Điều Trần Thục Ngạn mong đợi lại chính là lời mở đầu này, thật khó để nói được lời ngọt ngào với anh ta.

(陈淑彦等来的却是这么一句开场白,什 么甜言蜜语也就很难跟他说了)(霍达

《穆斯林的葬礼》)(tạm dịch)

Cũng như khi được nếm vị ngọt, cảm giác ngọt ngào trên đầu lưỡi làm cho ta cảm thấy thích thú, dễ chịu, thì khi được nghe thấy những lời

nói dịu dàng, dễ nghe, ấm áp hoặc được nhìn thấy nụ cười thân thiện, đáng mến, dịu ngọt thì ta cũng sẽ cảm thấy vui vẻ, thoải mái, cho nên “ 甜” được dùng để chỉ những lời nói nụ cười ấy với các từ như “甜言蜜语”, “甜笑”,

“甜嘴密舍”,“甜言美语”...

Ngủ ngon, ngủ say

(4) Đêm đã khuya, trong chái nhà phía tây, trên chiếc giường của mẹ, bên tiếng vỗ nhẹ nhàng, cô bé say giấc nồng.

(夜深了,西厢房里,在妈妈年轻的床上,

在妈妈的轻轻拍抚下,甜甜地睡着了。)

(霍达 《穆斯林的葬礼》(tạm dịch) Vị “ngọt” được dùng để nói đến những điều tốt đẹp, những điều làm cho con người cảm thấy hài lòng, dễ chịu và say mê, nên dùng “ngọt”

để so sánh và ví von với một giấc ngủ ngon thì thật hợp lý.

Lợi ích, lợi lộc

(5) Bây giờ, anh không quan tâm việc này nữa, anh chỉ biết đến tiền, thêm đồng nào hay đồng ấy, không kể cay đắng ngọt bùi, không quan tâm việc tranh giành với ai; anh chỉ kiếm tiền, không quan tâm đến những thứ khác, giống như một con thú đói điên cuồng. (现在,他不 大管这个了,他只看见钱,多一个是一个

,不管买卖的苦甜,不管是和谁抢生意;

他只管拉上买卖,不管别的,象一只饿疯 的野兽。)(老舍《骆驼祥子》)(tạm dịch) Một trong số những điều tốt đẹp mà con người có thể có được là một công việc thuận lợi, ổn định, có thu nhập, có lợi lộc và phù hợp với bản thân nên người Trung Quốc đã dùng “ngọt” (甜) để nói đến công việc ấy.

Nghĩa ẩn dụ [7]

Biểu thị các cơ quan cảm giác khác

Thị giác

(6) Cô gái đi về phía người đàn ông…., khuôn mặt trắng trẻo mịn màng, nở nụ cười ngọt ngào, đôi mặt xinh đẹp sáng bừng lên.(女儿 向他走来了……,洁白细润的脸上洋溢着 甜甜的笑意,一双黑亮的大眼睛闪烁着青

(7)

Phạm Thị Nhàn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 167(07): 43 - 48

46

春的光彩.)(霍达《穆斯林的葬礼》)

(tạm dịch)

Từ vị giác “ngọt” ánh xạ lên cơ quan thị giác, làm cho “nụ cười” của “cô gái” có đặc trưng của “ngọt”, đó là sự dễ chịu, thoải mái và hạnh phúc.

Thính giác

(7) “Con à, bây giờ, con đã là một Nam tử hán rồi, nhanh súc miệng, rửa mặt, thay quần áo mới đi”, bà Hàn nhìn con trai nói, mỗi câu từ đều ngọt ngào vô cùng.

(儿啊,从今儿起,你可就真成了个男子 汉了!还不快点儿漱口、洗脸,把新衣裳 换上!”韩太太嘴里毗儿着儿子,可每个 字儿都是那么甜!)(霍达《穆斯林的葬 礼》)(tạm dịch)

(8) Ma Tử Hồng đóng vai cô gái thôn quê, giọng hát ngọt ngào vô cùng đặc sắc.

(麻子红出演村姑,天生的娇嫩甜润的女 人嗓音特富魅力)(陈忠实《白鹿原》)

(tạm dịch)

“Lời nói” của “bà Hàn”, “giọng hát” của “Ma Tử Hồng” thuộc về cảm nhận thính giác, làm cho người nghe cảm thấy yêu thích, vui vẻ, dễ chịu, từ vị giác “ngọt” được dùng để diễn tả.

Khứu giác

(9) Cây hoa nhỏ lá nhỏ, nhụy hoa trắng ngà, lá thơm, ngọt ngào như một loại quả.

(叶细花小,象牙色的花蕊叶着幽香,有 一种水果般的甜沁)(詹天佑《 深山含 笑》)(tạm dịch)

(10) Có người đưa hạt ngô vào nồi xay, ở ngõ làng khi đến bữa ăn đều bao phủ mùi sữa ngô thơm ngọt ngào.

(有人连同包谷棒子的嫩芯一起搁石碾上碾 碎下锅,村巷里每到饭时就弥漫起一缕嫩 包谷浆汁甜丝丝的气息 ). (陈忠实《白 鹿原》)(tạm dịch)

“Cây hoa nhỏ”, “hạt ngô” là đối tượng của khứu giác, người ngửi thấy hương thơm ngọt ngào của “cây hoa nhỏ”, “sữa ngô” ấy liền cảm thấy dễ chịu, thoải mái, thích thú, vị giác

ngọt ánh xạ lên cơ quan khứu giác để diển tả hương thơm ấy.

Xúc giác

(11) Trên con đường nhỏ, cánh đồng ngang cao thắt lưng, một ông lão dắt con trâu và vác cái cày đi tới, trong cơn gió ngọt ngào có tiếng hát loạn nhịp, tinh thần rất vui vẻ, giọng hát cũng rất hay .

(齐腰高的麦田小路上走来一位拉牛扛犁 的老汉,在甜润润的晨风里唱着乱弹,兴 致很好嗓门也很好)(陈忠实《白鹿原》

)(tạm dịch)

“Cơn gió” là đối tượng của xúc giác, cơn gió ấy thổi tới làm cho con người cảm thấy dễ chịu, thích thú, say mê, vị giác ngọt ánh xạ lên cơ quan xúc giác để diễn tả được ý nghĩa của “cơn gió” ấy.

Biểu thị cảm xúc tâm lý trừu tượng

Chính vì vị “ngọt” luôn mang lại cảm giác dễ chịu, thoải mái, nên người Trung Quốc dùng nó để liên tưởng đến những điều tốt đẹp, niềm vui, đáng yêu và hạnh phúc.

Cuộc sống hoặc thời gian tươi đẹp, cảm giác yên ổn, dễ chịu hạnh phúc

(12) Trong ảnh, mẹ cô nhẹ nhàng, đoan trang, nụ cười ấm áp, hiền từ, cánh tay thon đẹp, một tay ôm lấy eo cô, một tay nắm lấy tay cô; Cô ngồi lên đầu gối mẹ, ghé vào mẹ một cách ngọt ngàođôi mắt ngây thơ nhìn vào ống kính, tràn đầy hạnh phúc

(照片上,妈妈文静、端庄,脸上浮现着温 柔、慈爱的笑容,纤细优美的手,一只揽 着她的腰,一只拉着她的手;她坐在妈妈 的膝上,甜甜地偎依着妈妈,两只不谙世 事的大眼睛望着镜头微笑,充满了甜蜜。)

(霍达《穆斯林的葬礼》)(tạm dịch) (13) Năm tháng ngọt ngào không thể quên. ( 甜蜜的时光永远难忘)(云菲菲《美丽新娘 歌词》)(tạm dịch)

Cô gái “ghé vào mẹ một cách ngọt ngào”,

“tràn đầy hạnh phúc”, đó là niềm hạnh phúc từ trái tim, từ sâu trong tâm hồn, một thứ hạnh phúc trọn vẹn, viên mãn được dùng “甜甜”,“

甜蜜”để diễn tả.

(8)

Phạm Thị Nhàn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 167(07): 43 - 48

47

Hình dung, tướng mạo đẹp

(14) Một cô gái ngọt ngào dễ thương, khuôn mặt cô ấy đã in dấu trong trái tim tôi. (有一 个叫甜蜜的姑娘,她把笑靥烙在我心上)

(柠檬《甜蜜的姑娘》)(tạm dịch)

Để nói về “cô gái” xinh đẹp, dễ thương, dịu dàng, làm cho “tôi” cảm thấy yêu thích, và

“in dấu trong trái tim”, tác giả Ninh Mông(

柠檬) đã dùng từ vị giác “ngọt” để biểu đạt.

Ngủ ngon, ngủ say

(15) Thiên Tinh ăn no sữa, đã ngủ say ở trong lòng mẹ.

(天星吃饱了奶,在她怀里甜甜地睡着了

)(霍达《穆斯林的葬礼》)(tạm dịch) (16) Muốn nhìn thấy lúc em ngủ say.

(想看着你,甜甜地睡觉) (mt.sohu.com/

(tạm dịch)

Ở 2 ví dụ trên, “甜甜” được dùng để nói về giấc ngủ say của “Thiên Tinh” và nhân vật

“Em”.

Mơ mộng, mộng tưởng

(17) Trong tim mỗi người đều có những ước mơ của riêng mình. Trong tim tôi có một ước mơ vô cùng ngọt ngào, vô cùng đẹp đẽ.

(每个人心中都有一个属于自己的梦想。

我的心中也有一个十分甜蜜、十分美好的 梦想。) (还湘《我那甜甜的梦想》) (tạm dịch)

“甜蜜”được dùng để nói về những ước mơ, những mơ mộng đẹp đẽ.

Tình yêu

(18) Anh tuyệt nhiên không nhận được sự đền đáp xứng đáng, mà bị cự tuyệt.

(你决不会得到甜蜜的报偿,而只能会被 拒绝)(霍达《穆斯林的葬礼》)

(19) Sáng sớm anh ấy đã ra khỏi hang động, buổi chiều muộn mới về, tối ở lại “ngọt ngào”

với Tiểu Nga, không hề qua lại trong làng.

(他早晨天不明走出温暖的窑洞,晚上再 迟也要回到窖洞里来,夜晚和小娥甜蜜地 厮守着,从不到村子里闲转闲串)(陈忠实

《白鹿原》)(tạm dịch)

Có thể nói, tình yêu là điều tốt đẹp nhất mà con người có được, tình yêu từ trái tim, từ sâu thẳm tâm hồn, tình yêu đem lại cho người ta niềm vui, hạnh phúc, những đắm say, những hoan hỉ, không có từ nào hơn từ “ngọt ngào”

(甜蜜)để có thể lột tả được giá trị đích thực của nó.

Lợi ích, lợi nhuận (làm ăn)

(20) Họ kéo chiếc xe rách nhất, thắt lưng tiết ra bao mồ hôi, vừa kéo xe, vừa cầu xin người ta thương cảm, tuy vậy mười lăm ổ gà lớn nhỏ cũng được coi là công việc tốt.

(他们拉最破的车,皮带不定一天泄多少次 气;一边拉着人还得一边儿央求人家原谅

,虽然十五个大铜子儿已经算是甜买卖).

(老舍《骆驼祥子全文》)(tạm dịch) (21) Đây là công việc ngon nghẻ, theo mỗi mùa hoa để thu được rượu ngon.

(这是最甜蜜的工作,追逐花季,收获琼 浆)(左小含《幕后故事》)(tạm dịch) Một công việc tốt, thuận lợi và phù hợp cũng được coi là “ngọt”.

Như vậy, “ngọt” không chỉ là vị ngọt đơn thuần, mà “ngọt” còn được nhìn thấy với nụ cười “ngọt ngào”, được nghe thấy với tiếng hát “ngọt ngào”, được ngửi thấy với với sữa ngô “ngọt ngào”, hơn thế nữa “ngọt” còn được cảm nhận từ cuộc sống viên mãn, tình yêu đẹp, giấc ngủ say nồng hay sự thuận lợi của công việc...

KẾT LUẬN

Thông qua quá trình nghiên cứu tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy ý nghĩa ẩn dụ của từ vị giác “ ngọt” trong tiếng Hán hiện đại và tiếng Việt tương đối giống nhau. Nghĩa cơ bản của

“ngọt” đều chỉ vị ngọt như đường hoặc mật ong. Vị giác “ngọt” trong hai ngôn ngữ ánh xạ lên các cơ quan cảm giác khác như thính giác, khứu giác, thị giác và xúc giác để thể hiện các đặc trưng khác nhau của từ “ngọt”.

“Ngọt” nói đến cảm giác hạnh phúc, vui vẻ, ấm áp, viên mãn của con người trong cuộc sống, trong tình yêu, trong công việc, trong

(9)

Phạm Thị Nhàn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 167(07): 43 - 48

48

giấc mơ. Tuy nhiên, “ngọt” trong tiếng Hàn còn diễn tả một cô gái xinh đẹp, dịu dàng hay nói đến giấc ngủ say. Còn trong tiếng Việt thì

“ngọt” còn chỉ một sự vật ở mức độ cao như

“rét ngọt”, “nhát rìu phang rất ngọt”, “ngọt sắc”…hoặc biểu đạt một kết quả ngọt ngào.

Thông qua việc phân tích ý nghĩa ẩn dụ của từ vị giác “ngọt” trong tiếng Hán hiện đại, chúng ta phần nào thấy được đặc điểm văn hóa ẩm thực của người Trung Quốc, đồng thời cũng biết được sự liên tưởng từ mùi vị sang cuộc sống, “ngọt” không phải chỉ nói đến như những giác quan đơn thuần, ta không những cảm nhận được nó qua vị giác, mà còn cảm nhận được nó qua các giác quan khác nhau và từ chính bản thân, từ tâm hồn và cảm xúc của chúng ta, “ngọt ngào” khi vui vẻ, hạnh phúc, viên mãn, sung túc đủ đầy. Phương pháp ẩn dụ đã làm cho “ngọt” thể hiện được ý nghĩa thực sự và vô cùng giá trị, ngôn ngữ của con người cũng trở nên phong phú và sinh động

hơn. Đây chính là bằng chứng chứng minh nhận thức từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng của người Trung Quốc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lưu Quang Sáng (2007), Nghiên cứu về lớp từ ngữ liên quan đến các mùi vị chua, ngọt, đắng, cay trong tiếng Hán hiện đại, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia, Hà Nội.

2. Ngô Minh Nguyêt (2013), “Đặc điểm cấu tạo, ngữ nghĩa và hàm ý văn hóa của các từ chỉ mùi trong tiếng Hán hiện đại”, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nghiên cứu nước ngoài, 29(3), tr. 44-53.

3. 钱钟书先生(1962)

,

《通感》,《文学评论》

,北京 。

4. Lakoff G. & Johnson M. (1980), Metaphor We Live By, Chicago/ London: University of Chicago Press.

5. 陈治安,蒋光友(

1999

),《隐喻理论与 隐喻 理 解》,西 南师 范 大 学 学报。

6. 常敬宁,《汉语词汇与文化》,北京大学。

7.

陈丽丽(2010),《汉语味觉词隐喻研究》,

华东理工大学学报。

SUMMARY

METAPHOR OF THE SENSE OF TASTE OF “SWEET” IN MODERN CHINESE

Pham Thi Nhan* Thai Nguyen University Tien Trung Thu in “Thong cam” wrote: “In communication and thinking, we often use experience for this sense to show experience for other senses, so that different senses as sight, auditory, olfactory, tactile and taste can link each other, which create many new and lively ways of expression”. Through the sense of the taste, we can feel how is sweet, bit, sour, spicy or salt. Each of them can show different feelings as love, averment, enjoyment, happy or desolation of people, these are showed by the metaphorical meaning of each sense of taste. Among those senses of taste is only “sweet” that is often used to say the good and lovely things; therefore, we take the "sweet"

as the object of study and research.

Key words: metaphor, the sense of taste, sweet, bit, culinary, cultaral, Chinese

Ngày nhận bài: 23/12/2016; Ngày phản biện: 23/01/2017; Ngày duyệt đăng: 28/6/2017

*Tel: 0987.877.458; Email: nhanpt@tnu.edu.vn

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Cũng đồng thời dựa trên mô hình SERQUALvà các đặc điểm cơ bản về chất lượng dịch vụ mạng di động, nhóm tác giả đã điều tra, nghiên cứu và đánh giá mức độ hài lòng

giảng dạy sinh viên không chuyên ngữ tại Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên 55 Hoàng Thị Thắm - Nghiên cứu về siêu nhận thức trong nghe tiếng Anh của

Nguyễn Khánh Như - Sự phát triển của hệ thống các trường đại học sư phạm trọng điểm Trung Quốc hiện nay 73 Nguyễn Văn Hồng, Vũ Thị Thanh Thủy - Dạy học theo dự án và

Nguyễn Khánh Như - Sự phát triển của hệ thống các trường đại học sư phạm trọng điểm Trung Quốc hiện nay 73 Nguyễn Văn Hồng, Vũ Thị Thanh Thủy - Dạy học theo dự án và

để xây dựng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo tại Đại học Thái Nguyên 131 Đỗ Quỳnh Hoa - Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc xây dựng lối sống cho sinh

Giáo dục phẩm chất trách nhiệm cho học sinh lớp 6 Trường THCS Chu Văn An – thành phố Thái Nguyên 338 Nguyễn Thị Mai Hương, Bùi Thị Sen - Các yếu tố ảnh hưởng đến

Pham Thi Hong Nhung - Analyzing the image of Quang Yen tourist destination in order to improve competitiveness 45 Duong Quynh Phuong, Chu Thi Trang Nhung - Labor and

giảng viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên 590 Nguyễn Thùy Giang, Hà Thị Thu Thủy - Tác động của phát triển công nghiệp đối với