• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
38
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 26

NS: 19 / 3 / 2022

NG: 21 / 3 / 2022 Thứ 2 ngày 21 tháng 3 năm 2022

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Tiết 63: THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ THỜI GIAN CHO CÂU

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu tác dụng, ý nghĩa của Trạng ngữ chỉ thời gian cho câu.- Xác định được trạng ngữ chỉ thời gian cho câu.- Thêm đúng trạng ngữ chỉ thời gian cho phù hợp với nội dung từng câu.

- Viết được câu có sử dụng trạng ngữ chỉ thời gian phù hợp với sự việc và tìm sự việc phù hợp với trạng ngữ chỉ thời gian.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

- NL tự học, NL ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL giao tiếp.

- Yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ - HS: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1- HĐ Mở đầu: (5’)

* Trò chơi "Gọi đò"

- HS lên bảng đặt câu có thành phần trạng ngữ chỉ nơi chốn

- Hỏi HS dưới lớp

+ TN chỉ nơi chốn có ý nghĩa gì trong câu?

+ TN chỉ nơi chốn trả lời cho câu hỏi nào?

-GV NX, đánh giá, dẫn vào bài tiết học - GV: Tiết học trước các em đã biết cách thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu thêm về trạng ngữ chỉ thời gian, ý nghĩa của trạng ngữ chỉ thời gian cho câu

2- HĐ Hình thành kiến thức mới:

a, Nhận xét:

Bài 1 (4')

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài.

- Yêu cầu HS tìm trạng ngữ trong câu.

- Gọi HS phát biểu, GV gạch chân trạng ngữ

Bài 2 (3')

+ Trạng ngữ "Đúng lúc đó" bổ sung ý

- HS tham gia chơi - 2 HS lên bảng đặt câu

VD: Trong vườn trăm hoa đua nở.

+ TN chỉ nơi chốn cho ta biết rõ nơi diễn ra sự việc trong câu.

+ TN chỉ nơi chốn trả lời cho câu hỏi ở đâu?

Tiêu chí nhận xét - HS đặt đúng mỗi câu.

- Xác định đúng trạng ngữ chỉ nơi chốn.

- Trình bày sạch đẹp.

Gạch dưới bộ phận trạng ngữ trong các câu sau

- HS tìm trạng ngữ, gạch chân trạng ngữ + Trạng ngữ: đúng lúc đó.

(2)

nghĩa gì cho câu?

- GV: Bộ phận trạng ngữ bổ sung ý nghĩa về thời gian cho câu để xác định thời gian cho câu.

Bài 3, 4 (7')

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài.

- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4 HS

- Gọi 1 nhóm dán phiếu lên bảng . - GV nhận xét, chữa bài.

+ Trạng ngữ chỉ thời gian có ý nghĩa gì trong câu.

+ Trạng ngữ chỉ thời gian trả lời cho câu hỏi nào?

b, Ghi nhớ:

+ Qua bài cần ghi nhớ điều gì?

- Yêu cầu HS đặt câu có trạng ngữ chỉ thời gian.

3- HĐ Luyện tập, thực hành.

Bài 1 ( 8')

- Gọi HS đọc nội dung, yêu cầu bài.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Gọi 2 HS lên bảng làm bài.

- GV nhận xét, chữa bài

- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn + Em tìm trạng ngữ chỉ thời gian bằng cách nào ?

- Nhận xét Bài 2 (8’)

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- GV gợi ý: Để làm đúng bài tập các em cần đọc kĩ từng câu của đoạn văn, suy nghĩ xem cần thêm trạng ngữ đã cho vào vị trí nào cho các câu văn có mối liên kết với nhau

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Chữa bài, đọc bài đúng.

Trạng ngữ trên bổ sung ý nghĩa gì cho câu ?

- Bổ sung ý nghĩa về thời gian cho câu.

- HS lắng nghe.

Đặt câu hỏi cho trạng ngữ nói trên VD: Ngày mai, lớp em kiểm tra toán.

+ Khi nào lớp mình kiểm tra toán?

+ Bao giờ lớp mình kiểm tra toán?

- Đúng 8 giờ sáng, buổi lễ bắt đầu + Khi nào buổi lễ bắt đầu?

+ Mấy giờ buổi lễ bắt đầu?

+ Bao giờ buổi lễ bắt đầu?

- TN chỉ thời gian giúp ta xác định thời gian diễn ra sự việc nêu trong câu.

- TN chỉ thời gian trả lời cho câu hỏi bao giờ? Khi nào? Mấy giờ.

2 HS đọc nối tiếp

VD: Sáng sớm, bà em đi tâp thể dục.

+ Mùa Xuân hoa Mai nở.

+ Chiều thứ 7, chúng em đi học về.

Gạch dưới bộ phận trạng ngữ chỉ thời gian trong các câu sau

- Đáp án: Các trạng ngữ a. Buổi sáng hôm nay

Vừa mới ngày hôm qua Qua 1 đêm mưa rào.

b. Từ ngày còn ít tuổi

- Mỗi lẫn đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ rải trên các lề phố Hà Nội.

- Đặt câu hỏi : Bao giờ, khi nào ?

Thêm trạng ngữ đã cho trong ngoặc đơn vào những chỗ trống thích hợp để đoạn văn được mạch lạc

a. Cây gạo...vô tận. Mùa Đông, ...đỏ thắm. Đến ngày đến tháng... trắng nuột nà

(3)

- GV nhận xét, chốt nội dung bài 4- HĐ Vận dụng. (5’)

+ Thế nào là TN chỉ thời gian? Trạng ngữ chỉ thời gian có ý nghĩa gì?

+ TN chỉ thời gian trả lời cho câu hỏi nào?

* Củng cố - Dặn dò

- Nhận xét giờ học.- Dặn dò: VN chuẩn bị bài sau Thêm trạng ngữ chỉ nguyên nhân cho câu

b. Ở Trường Sơn ....vực thẳm. Giữa lúc đang gào thét ấy, ....gió vút lên cao - TN chỉ thời gian giúp ta xác định thời gian diễn ra sự việc nêu trong câu.

- TN chỉ thời gian trả lời cho câu hỏi bao giờ? Khi nào? Mấy giờ.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

KỂ CHUYỆN

CHỦ ĐIỂM ” TÌNH YÊU CUỘC SỐNG”

TIẾT 15: KHÁT VỌNG SỐNG

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

-. Kiến thức: Hiểu được nội dung và ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi niềm tin, ý chí quyết tâm của con người cố gắng vượt qua số phận, khó khăn để giành lại sự sống.

- Rèn kỹ năng nghe: HS nghe chăm chỉ, nhận xét đúng, kể tiếp được lời bạn. - Rèn kỹ năng nói: kể được câu chuyện “Khát vọng sống” tự nhiên, kết hợp với điệu bộ, nét mặt. Mạnh dạn, tự nhiên khi nói trước đông người.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+NL tự học, NL ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL giao tiếp.

+Giáo dục HS yêu cuộc sống, sẵn sàng vượt mọi khó khăn gian khổ.

* CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Tự nhận thức xác định giá trị bản thân.

- Tư duy sáng tạo: bình luận nhận xét.

- Làm chủ bản thân: đảm nhận trách nhiệm.

CV 3969:Chủ điểm «Tình yêu cuộc sống» (tuần 32, 33, 34), GV lựa chọn tổ chức cho HS thực hành 01 bài kể chuyện

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ, tranh minh hoạ - HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

1- HĐ Mở đầu: 5’

- Cho HS thi kể lại chuyện được chứng kiến về tham gia kể về cuộc du lịch và cắm trại.

-HS thi kể - GV nhận xét, đánh giá, dẫn vào bài.

+ Giắc Lơn-đơn là một nhà văn nổi tiếng người Mĩ. Người đọc biết đến

-HS nghe

ông với nhiều tác phẩm nổi tiếng như Tiếng gọi nơi hoang dã, Khát vọng sống. Giờ học hôm nay, các em sẽ được nghe kể một đoạn trích từ truyện Khát vọng sống.

2- HĐ Hình thành kiến thức mới:

* Kể chuyện: (10’)

(4)

- GV kể chuyện thật chi tiết, rõ ràng, truyền cảm lần 1.

- Kể lần 2 và kết hợp chỉ tranh minh hoạ để HS biết.

- HS lắng nghe

- GV treo tranh. - HS đọc yêu bài tập và quan sát kỹ các tranh.

+ Bài tập yêu cầu gì? - Dựa vào các tranh minh họa kể lại từng đoạn câu chuyện.

3- HĐ Luyện tập, thực hành. (20’) Kể chuyện trong nhóm.

- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS kể từng đoạn của câu chuyện.

- Nhóm trưởng điều khiển HS trong nhóm.

Thi kể chuyện trước lớp - Từng HS tập kể lại toàn bộ nội dung câu chuyện

- Mời 2 tốp (2 - 3 HS) thi kể từng đoạn của câu chuyện

- HS chỉ tranh và kể từng đoạn - Cho 3 HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện - 3 HS thi kể chuyện.

+ Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào? - Ca ngợi con người với khát vọng sống mãnh liệt đã vượt qua đói, khát, chiến thắng thú dữ, chiến thắng cái chết.

+ Bạn thích chi tiết nào trong câu chuyện?

- HS tự nêu.

+ Vì sao con gấu không xông vào con người, lại bỏ đi?

- Vì Giôn không chạy, anh đứng im.

+ Bạn kể chuyện hay nhất, đầy đủ nhất là ai ?

- HS khác nhận xét, bình chọn - GV ngợi khen, động viên HS.

4- HĐ Vận dụng. (5’)

+ Câu chuyện ca ngợi ai? Ca ngợi về điều gì?

- Ca ngợi con người với khát vọng sống mãnh liệt đã vượt qua mọi khó khăn, gian khổ.

+ Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì?

- Hãy cố gắng không nản chí truớc mọi hoàn cảnh khó khăn.

+ Qua câu chuyện, em rút ra bài học gì? - Phải bình tĩnh, tự tin, can đảm để vượt qua những khó khăn trước mắt.

* Củng cố - Dặn dò - GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS về tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

TOÁN

ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN (tiếp theo)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

(5)

- Giúp HS ôn tập về phép nhân, phép chia các số tự nhiên: Cách làm tính (bao gồm cả tính nhẩm), tính chất, mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia, giải các bài toán liên quan đến phép nhân và phép chia

- Rèn kĩ năng đặt tính và thực hiện phép tính.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ NL tự học, làm việc nhóm, NL tính toán

+ Giáo dục HS có ý thức cẩn thận, tính toán chính xác khi làm toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

-GV: Bảng phụ

- HS: Sgk, vở ô ly, nháp, bút.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

* Trò chơi "Bắn tên"

- Gọi 2 HS lên bảng làm bài + Tìm x

x + 216 = 570 x - 129 = 427

+ Nêu cách tìm số hạng chưa biết + Giải thích cách làm

- TK trò chơi - Dẫn vào bài

- Giới thiệu bài: : Tiết học này cô cùng các em ôn tập kiến thức về phép nhân, chia số tự nhiên.

2- HĐ Luyện tập, thực hành. (30’) Bài 1: (6')

- Gọi HS đọc yêu cầu.

+ Bài yêu cầu gì?

- Yêu cầu HS làm bài – đổi chéo kiểm tra

- Gọi HS đọc bài - Nhận xét

+ Nêu lại cách đặt tính, thực hiện phép nhân, chia các số tự nhiên.

+ Nêu cách thử lại phép chia.

- 2 HS lên bảng làm

x+216 = 570 x - 129 = 427 x = 570-216 x

=427+129

x = 354 x = 556

+ Ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết + Ta lấy hiệu cộng với số trừ

1. Đặt tính rồi tính - HS đọc

- HS nêu

- 2 HS làm bảng phụ, lớp làm vở

a) 2057 3167

13 204

6171 12668

2057 6334

26741 646068

b) 7368 24 285120 216 0168 307 0691 1320

00 0432

0000 - HS nối tiếp nêu

(6)

+ Trong phép chia có dư ta cần chú ý điều gì?

Bài 2: (6')

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS làm bài – đổi chéo kiểm tra

- Gọi HS đọc bài - Nhận xét

+ Muốn tìm thừa số chưa biết em làm như thế nào?

+ Muốn tìm số bị chia em làm như thế nào?

Bài 3: (6')

- Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài - Gọi HS đọc bài - Nhận xét

* Vì sao em viết a b = b a?

* Em dựa vào tính chất nào để viết được ( a b) c = a ( b c)? Hãy phát biểu tính chất đó?

* Em dựa vào tính chất nào để viết được a (b +c) = a b + a c? Hãy phát biểu tính chất đó?

Bài 4: (6')

- Gọi HS đọc yêu cầu

+ Để điền được dấu thích hợp vào chỗ chấm ta phải làm gì?

+ Để so sánh hai biểu thức với nhau ta phải làm gì?

- Yêu cầu HS làm bài – đổi chéo kiểm tra

- Gọi HS đọc bài

- Ta lấy thương nhân số chia cộng số dư - Số dư luôn luôn nhỏ hơn số chia.

2. Tìm x - HS đọc

- 2 HS làm bảng phụ, lớp làm vở a) 40 x = 1400

x = 1400 : 40 x = 35

b) x : 13 = 205

x = 205 13 x = 2665

- Lấy tích chia cho thừa số đã biết - Lấy thương nhân với số chia

3. Viết chữ hoặc số thích hợp vào chỗ chấm

- 2 HS làm bảng phụ, lớp làm vở a b = b a

(a b) c = a (b c) a 1 = 1 a = a

a (b + c) = a b + a c a : 1 = a

a : a = 1 (a 0) 0 : a = 0 (a 0)

- Vì khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi.

- Tính chất kết hợp của phép nhân: Khi thực hiện nhân một tích hai thừa số với thừa số thứ ba ta có thể lấy số thứ nhất nhân với tích của số thứ hai và số thứ ba - Tính chất một số nhân với một tổng Khi nhân một số với một tổng ta có thể lấy số đó nhân với từng số hạng của tổng rồi cộng các kết quả đó lại.

4. <, >, = ? - HS đọc

- Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm.

- Thực hiện tính phép tính trước rồi so sánh và viết dấu thích hợp vào chỗ chấm.

- 2 HS làm bảng phụ, lớp làm vở

(7)

- Nhận xét

* Vì sao không cần thực hiện phép 320 : ( 16 2 ) và 320 : 16 : 2 có thể viết ngay dấu lại " = " vào chỗ chấm?

* Vì sao em biết số 257 lớn hơn 8762 0 ?

+ Nêu lại cách nhân nhẩm một số với 11 (100)?

Bài 5: (6')

- Gọi HS đọc bài toán + Bài cho biết gì?

+ Bài yêu cầu gì?

+ Muốn biết số tiền phải mua xăng để ô tô đó đi được quãng đường dài 180m là bao nhiêu ta phải biết gì?

*Em hãy nêu lại các bước giải bài toán trên.

- Yêu cầu HS làm bài - Gọi HS đọc bài - Nhận xét

3- HĐ Vận dụng. (5’)

+ Bài giúp em củng cố những kiến thức gì?

- Nhận xét tiết học

* Củng cố - Dặn dò

- Dặn dò HS về nhà làm bài trong VBT, chuẩn bị bài Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên ( tiếp theo)

13500 = 135 100 275 > 8762 0 26 11 > 280

320 : (16 2) = 320 : 16 : 2 1600 : 10 < 1006

15 8 37 = 37 15 8

- Vì em đã áp dụng tính chất một số chia cho một tích, nên em điền dấu bằng.

- Vì bất kì số nào nhân với 0 cũng cho ta kết quả bằng không, nên em điền dấu lớn

- HS nêu 5. Tóm tắt:

12km: 1l xăng 1l: 17800 đồng

180km mua xăng: ... đồng?

- Ta phải biết ô tô đó đi quãng đường dài 180 km hết bao nhiêu lít xăng

- Tìm số lít xăng ô tô đi quãng đường dài 180km

. Tìm số tiền mua xăng để ô tô đi hết quãng đường dài 180 km

- 1 HS làm bảng phụ, lớp làm vở Bài giải

Đi 180 km đường cần số lít xăng là:

180 : 12 = 15 (l)

Số tiền mua xăng để ô tô đó đi được quãng đường dài 180 km là:

17800 15 = 267000 (đồng) Đáp số: 267000 đồng - HS nêu

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe, thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

KHOA HỌC

Tiết 54: NHIỆT CẦN CHO SỰ SỐNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nêu vai trò của nhiệt đối với sự sống trên Trái Đất.

- Biết ứng dụng vai trò của nhiệt trong cuộc sống và trong trồng trọt, chăn nuôi để

(8)

đạt được hiệu quả cao

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng giải quyết vấn đề, hợp tác : quan sát tranh thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong SGK.

+ Vận dụng bài học trong cuộc sống

*BVMT: Một số đặt điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Máy chiếu: Tranh minh hoạ trang 108, 109 SGK

- Phiếu có sẵn câu hỏi và đáp án cho ban giám khảo, phiếu câu hỏi cho các nhóm HS.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- 4 tấm thẻ có ghi A, B, C, D.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- GV tổ chức cho HS khởi động bằng trò chơi “ Bông hoa bí mật”

- GV nêu lại luật chơi.

+ Hãy nêu các nguồn nhiệt mà em biết.

+ Hãy nêu vai trò của các nguồn nhiệt, cho ví dụ?

+ Cần chú ý điều gì khi sử dụng các nguồn nhiệt? Các cách tiết kiệm nguồn nhịêt?

- GV nhận xét, tuyên dương, dẫn vào bài mới.

*GV giới thiệu bài: Ở tiết trước các em đã biết có rất nhiều nguồn nhiệt khác nhau và những nguồn nhiệt này đều có ích cho con người. Vậy cụ thể chúng có vai trò gì? Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết rõ điều đó.

- HS tham gia khởi động

+ Mặt trời, ngọn lửa, các bếp điện,...

+ Sử dụng đun nấu, sưởi ấm, sấy khô,...

+ Khi sử dụng các nguồn nhiệt cần chú ý tập trung vào công việc, không vừa làm vừa chơi, nô đùa để tránh bị tai nạn đáng tiếc.

- Tắt điện bếp khi không dùng.

- Không để lửa quá to

- Theo dõi khi đun nước, không để nước sôi cạn đến đáy ấm

2- HĐ Hình thành kiến thức mới:

HĐ1. Nhu cầu về nhiệt của các sinh vật.

- GV kê bàn sao cho các nhóm đều hướng về phía bảng.

- Mỗi nhóm cử 1 HS tham gia vào Ban giám khảo. Ban giám khảo có nhiệm vụ đánh dấu câu trả lời đúng của từng nhóm và ghi điểm.

- Phát phiếu có câu hỏi cho các đội trao đổi, thảo luận.

- 1 HS lần lượt đọc to các câu hỏi:

Đội nào cũng phải đưa ra sự lựa chọn của mình bằng cách giơ biển

Nhóm 6 – Lớp Câu hỏi và đáp án:

Câu 1: 3 loài cây, con vật có thể sống ở xứ lạnh:

a. Cây xương rồng, cây thông, hoa tuy- líp, gấu Bắc cực, Hải âu, cừu.

b. Cây bạch dương, cây thông, cây bạch đàn, chim én, chim cánh cụt, gấu trúc.

c. Hoa tuy- líp, cây bạch dương, cây thông, gấu Bắc cực, chim cánh cụt, cừu.

Đáp án: C

Câu 2: 3 loài cây, con vật sống được ở xứ nóng:

(9)

lựa chọn đáp án A, B, C, D.

- Gọi từng đội giải thích ngắn gọn, đơn giản rằng tại sao mình lại chọn như vậy.

- Mỗi câu trả lời đúng được 5 điểm, sai trừ 1 điểm.

Lưu ý: GV có quyền chỉ định bất cứ thành viên nào trong nhóm trả lời để phát huy khả năng hoạt động, tinh thần đồng đội của HS.

Tránh để HS ngồi chơi. Mỗi câu hỏi chỉ được suy nghĩ trong 30 giây.

- Tổng kết điểm từ phía Ban giám khảo.

- Tổng kết trò chơi

*GV kết luận: Trái đất cần nhiệt độ ở nhiều mức độ khác nhau. Để duy trì các mức độ nhiệt độ của các loài sinh vật khác. Nếu không có đủ nhiệt độ, trái đất sẽ không còn sự sống nhiệt độ ở trái đất sự phân bố sự sống của loài.

HĐ2: Vai trò của nhiệt đối với sự sống trên Trái Đất:

- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi:

+ Điều kiện gì sẽ xảy ra nếu Trái Đất không được Mặt Trời sưởi ấm?

a. Xương rồng, phi lao, thông, lạc đà, lợn, voi.

b. Xương rồng, phi lao, cỏ tranh, cáo, voi, lạc đà.

c. Phi lao, thông, bạch đàn, cáo, chó sói, lạc đà.

Đáp án: B

Câu 3: Thực vật phong phú, phát triển xanh tốt quanh năm sống ở vùng có khí hậu:

a. Sa mạc c. Ôn đới b. Nhiệt đới d. Hàn đới Đáp án: C

Câu 4: Thực vật phong phú, nhưng có nhiều cây rụng lá về mùa đông sống ở vùng có khí hậu:

a. Sa mạc c. Ôn đới b. Nhiệt đới d. Hàn đới Đáp án: B

Câu 5: Vùng có nhiều loài động vật sinh sống nhất là vùng có khí hậu:

a. Sa mạc c. Ôn đới b. Nhiệt đới d. Hàn đới Đáp án: C

Câu 6. Vùng có ít loài động vật và thực vật sinh sống là vùng có khí hậu:

a. Sa mạc và ôn đới b. Sa mạc và nhiệt đới c. Hàn đới và ôn đới d. Sa mạc và hàn đới Đáp án: D

Câu 7. Nhiệt độ có ảnh hưởng đến hoạt động sống nào của động vật, thực vật:

a. Sự lớn lên. b. Sự sinh sản.

c. Sự phân bố. d. Tất cả các hoạt động trên.

Đáp án: D

Câu 8: Mỗi loài động vật, thực vật có nhu cầu về nhiệt độ:

a. Giống nhau. b. Khác nhau.

Đáp án: B

- HS đọc nội dung bài học Nhóm 2 – Lớp

* Nếu Trái Đất không được Mặt Trời sưởi ấm thì:

+ Gió sẽ ngừng thổi.

+ Trái Đất sẽ trở nên lạnh giá.

+ Nước trên Trái Đất sẽ ngừng chảy mà sẽ đóng băng.

(10)

- GV nhận xét câu trả lời của HS.

*GV kết luận: Nếu Trái Đất không được Mặt Trời sưởi ấm, gió sẽ ngừng thổi. Trái Đất sẽ trở nên lạnh giá. Khi đó nước trên Trái Đất sẽ ngừng chảy và đóng băng, sẽ không có mưa. Trái Đất sẽ trở thành một hành tinh chết, không có sự sống.

3. HĐ vận dụng : 5’

- Chia lớp thành 6 nhóm lớn. Cứ 2 nhóm thực hiện 1 nội dung: nêu cách chống nóng, chống rét cho:

Người, động vật, thực vật.

* GV kết luận: Chúng ta luôn có ý thức chống nóng, chống rét cho bản thân, những người xung quanh, cây trồng, vật nuôi trong những điều kiện nhiệt độ thích hợp để thích nghi và phát triển dưới những biến đổi của môi trường (GD MT) Củng cố, dặn dò:

- Gọi học sinh đọc mục “Bạn cần biết”- Sách giáo khoa (tr108- 109) - Giáo viên nhận xét giờ học

- Dặn học sinh về nhà thực hành vận dụng các giải pháp chống nóng, chống rét cho cây trồng, vật nuôi

+ Giải thích tại sao ở một số vùng người ta lại trồng rau, hoa trong nhà kính?

+ Không có mưa.

+ Không có sự sống trên Trái Đất.

+ Không có sự bốc hơi nước, chuyển thể của nước.

+ Không có vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên …

Nhóm – Lớp

* Con người

+ Biện pháp chống nóng cho người: sử dụng quạt, điều hoà nhiệt độ, mặc quần áo thấm hút mồ hôi,..

+ Biện pháp chống rét cho người: máy sưởi, quần áo ấm, miếng dán giữ nhiệt,...

* Vật nuôi

+ Biện pháp chống rét cho vật nuôi: cho vật nuôi ăn nhiều bột đường, chuồng trại kín gió, dùng áo rách, vỏ bao tải làm áo cho vật nuôi, không thả rông vật nuôi ra đường.

+ Biện pháp chống nóng cho vật nuôi: cho vật nuối uống nhiều nước, chuồng trại thoáng mát, làm vệ sinh chuồng trại sạch sẽ.

* Cây trồng

+ Biện pháp chống nóng cho cây: làm mái che nắng, tưới nước thường xuyên,..

+ Biện pháp chống rét cho cây: ủ ấm cho gốc cây bằng rơm, rạ, mùn, che gió.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

LỊCH SỬ

(11)

TIẾT 30: NHỮNG CHÍNH SÁCH VỀ KINH TẾ VÀ VĂN HÓA CỦA VUA QUANG TRUNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nắm được các chính sách về kinh tế và văn hóa của vua Quang Trung và tác dụng của các chính sách đó.

- Hiểu được vì sao Quang Trung ban hành các chính sách như "Chiếu khuyến nông",

"Chiếu lập học”, đề cao chữ Nôm,…

- Nêu được các chính sách về kinh tế và văn hóa của vua Quang Trung.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ NL ngôn ngữ, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Biết ơn công lao của vua Quang Trung đối với đất nước. Tự hào truyền thống lịch sử của dân tộc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Phiếu thảo luận nhóm cho HS.

- HS: SGK, bút. Sưu tầm tư liệu lịch sử Việt Nam.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- Chơi trò chơi Chuyền Hoa

+ Y/c Quản trò sẽ bắt nhịp một bài hát + Vì sao quân Thanh sang xâm lược nước ta?

+ Nêu kết quả của trận Quang Trung đại phá quân Thanh?

- GV nhận xét chung, dẫn vào bài mới

Hs lần lượt truyền, kết thúc - trả lời + Phong kiến phương Bắc từ lâu đã muốn thôn tính nước ta, nay mượn cớ giúp nhà Lê khôi phục ngai vàng nên quân Thanh kéo sang xâm lược nước ta

+ Quân ta toàn thắng

- GV giới thiệu: Bài học Quang Trung đại phá quân Thanh đã cho chúng ta thấy ông là một nhà quân sự đại tài. Không những vậy, ông còn biết đưa ra và tổ chức thực hiện những chính sách kinh tế, văn hóa tiến bộ. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về điều này.

2. HĐ hình thành kiến thức:

HĐ1: Những chính sách về kinh tế của vua Quang Trung: 13’

- GV trình bày tóm tắt tình hình kinh tế đất nước thời Trịnh–Nguyễn phân tranh:

Ruộng đất bị bỏ hoang, kinh tế không phát triển. Sau khi thống nhất đất nước, vua Quang Trung đã rất chú trọng tới việc phát triển nông nghiệp.

- GV phân nhóm, phát phiếu học tập và yêu cầu các nhóm thảo luận vấn đề sau:

- Gọi đại diện các nhóm phát biểu

+ Vua Quang Trung đã có những chính sách gì để phát triển nông nghiệp và kinh

- HS thảo luận nhóm 4.4’

- HS nhận phiếu học tập.

- HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

+ Ban hành chiếu “khuyến nông”; cho đúc đồng tiền mới, mở cửa biên giới, mở của biển với nhà Thanh

(12)

tế?

+ Em hiểu thế nào là “chiếu” ?

+ Nội dung của những chính sách đó?

+ Tác dụng của chính sách đó như thế nào?

– Chiếu là lời (thay lời vua) để ban bố mệnh lệnh cho quan lại và nhân dân làm theo.

+ Lệnh cho nhân dân đã bỏ làng quê phải trở về quê cũ cày cấy, khai phá ruộng hoang; cho nhân dân tự do buôn bán

+ Chỉ vài năm sau, mùa màng tươi tốt, xóm làng lại thanh bình, kinh tế phát triển, các mặt hàng phong phú.

Kết luận: Vua Quang Trung ban hành “Chiếu khuyến nông” (yêu cầu dân lưu tán phải trở về quê cày cấy); đúc tiền mới; yêu cầu nhà Thanh mở cửa biên giới cho dân hai nước được tự do trao đổi hàng hóa; mở cửa biển cho thuyền buôn nước ngoài vào buôn bán. Các chính sách đó tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế.

HĐ2: Những chính sách về văn hoá của vua Quang Trung (15’)

- Yêu cầu HS đọc thầm SGK và trả lời.

+ Vua Quang Trung đã làm gì để khuyến khích việc học?

+ Em hiểu thế nào là chiếu “lập học”?

+ Tại sao vua Quang Trung lại đề cao chữ Nôm mà không đề cao chữ Hán?

- HS hoạt động cá nhân

+ Vua ban hành "Chiếu lập học", dịch các sách chữ Hán ra chữ Nôm và coi chữ Nôm là chữ chính thức của dân tộc;

- Là bản “chiếu” của vua Quang Trung khích việc học tập, tuyển chọn và đào tạo nhân tài, thành lập trường học, mở rộng việc việc học xuống các làng xã, chấn chỉnh sửa đổi nền giáo dục.

+ Chữ Nôm là chữ của dân tộc.Việc Quang Trung đề cao chữ Nôm là nhằm đề cao tinh thần dân tộc.

GV giải thích thêm: Chữ Nôm là chữ viết do người Việt sáng tạo ra bởi vậy vua Quang Trung rất quan tâm, các văn bản chiếu chỉ của triều đình đều được viết bằng chữ Nôm.

+ Em hiểu câu: “xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu” như thế nào?

+ Đất nước muốn phát triển được cần phải đề cao dân trí.

*GV kết luận: Đây là một chính sách mới tiến bộ của vua Quang Trung. Việc đề cao chữ Nôm thành chữ viết nước nhà thể hiện tinh thần tự tôn dân tộc của nhà Tây Sơn.

+ Qua bài em cần ghi nhớ điều gì? * Ghi nhớ: Sgk (3HS đọc) 3. Hoạt động vận dụng (7’)

- GV đặt câu hỏi, HS trả lời nhanh.

+ Để thúc đẩy kinh tế phát triển, vua Quang Trung đã có những chính sách gì?

+ Nêu mục đích đề cao chữ nôm của, vua

+ Ban hành chiếu “khuyến nông”; cho đúc đồng tiền mới, mở cửa biên giới, mở của biển với nhà Thanh

+ Mục đích thể hiện tinh thần tự tôn

(13)

Quang Trung. dân tộc

=> Kết luận: Vua Quang Trung là một vị vua có tài nhưng rất tiếc lại mất sớm khi công việc còn dang dở. Người đương thời cũng như người đời sau vô cùng tiếc thương một ông vua tài năng, đức độ nhưng mất sớm.

- Yêu cầu HS sưu tầm và kể các câu chuyện về vua Quang Trung.

+ Để tưởng nhớ vua Quang Trung nhân dân ta đã làm gì?

+ Em có cảm nhận như thế nào về sự phát triển kinh tế của nước ta trong những năm gần đây?

- Sưu tầm và kể các câu chuyện về vua Quang Trung

- Xây dựng đền thờ để tưởng nhớ ông, nhiều trường học, đường phố được mang tên ông. (Phường Cẩm Đông có 1 con phố mang tên ông)

- HS nêu

GV: Nhờ có đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng và nhà nước, có sự hội nhập nền kinh tế quốc tế mà đất nước ta ngày càng phát triển giàu mạnh.

*GV kết luận: Vua Quang Trung đã có nhiều chính sách nhằm phát triển kinh tế và văn hóa của đất nước. Tiêu biểu là “Chiếu khuyến nông”, “Chiếu lập học” và đề cao chữ Nôm. Vua Quang Trung là một ông vua có tài nhưng rất tiếc lại mất sớm khi công việc còn dang dở. Người đương thời cũng như người đời sau vô cùng tiếc thương một ông vua tài năng, đức độ nhưng mất sớm.

- Học tập tấm gương vua Quang Trung, mỗi chúng ta cần phải phát huy truyền thống tốt đẹp của cha ông bằng những việc làm thiết thực như: học tập, lao động, tu dưỡng, rèn luyện... để bảo vệ và xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp hơn.

Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn dò HS về học bài và chuẩn bị bài sau.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

ĐỊA LÍ

Tiết 32: KHAI THÁC KHOÁNG SẢN VÀ HẢI SẢN Ở VÙNG BIỂN VIỆT NAM

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Vùng biển nước ta có nhiều hải sản, dầu khí, nước ta đang khai thác dầu khí ở thềm lục địa phía nam và khai thác cát trắng ở ven biển.

- Nêu thứ tự tên các công việc từ đánh bắt đến xuất khẩu hải sản của nước ta.

- Một số nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn hải sản và ô nhiễm môi trường biển.

- Chỉ trên bản đồ Việt Nam vùng khai thác dầu khí, đánh bắt nhiều hải sản ở nước ta.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ

+ Có ý thức giữ vệ sinh môi trường biển khi đi tham gia, nghỉ mát ở vùng biển..

* BVMT: Sự thích nghi và cải tạo môi trường ở biển, đảo và quần đảo + Khai thác dầu khí, cát trắng

(14)

+ Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản

* TKNL: Tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất của thềm lục địa là dầu lửa, khí đốt. Cần khai thác và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn tài nguyên quý giá này.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Máy chiếu: Trình chiếu BĐ Địa lí tự nhiên VN.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Tranh, ảnh về khai thác dầu khí; khai thác và nuôi hải sản, ô nhiễm môi trường biển.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- GV t/c trò chơi Bông hoa may mắn.

+ Kể tên những đảo, quần đảo lớn ở nước ta, chỉ trên bản đồ?

+ Nêu vai trò của biển ?

- TBHT t/c trò chơi “Bông hoa may mắn”

- nêu lại cách chơi và luật chơi. Tổ chức cho các bạn chơi.

- Đảo Cái Bầu, Cát Bà, Lý Sơn, Bạch Long Vĩ, Cổ Chu, Côn Đảo...

- Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa - Biển có tác dụng điều hòa khí hậu, cung cấp khoáng sản, thủy hải sản,...

- TBHT nhận xét.

- GV giới thiệu: Với những đặc điểm và những ưu đãi mà biển Đông mang lại, chúng ta sẽ có những hoạt động gì để khai thác những nguồn tài nguyên quý giá ấy? Để tìm hiểu rõ điều này, chúng ta sẽ học bài ngày hôm nay: Khai thác hải sản và khoáng sản ở vùng biển Việt Nam.

2- HĐ Hình thành kiến thức mới:

HĐ1: Khai thác khoáng sản (14') - Yêu cầu HS đọc SGK và kết hợp với vốn hiểu biết để trả lời câu hỏi:

+ Tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất của vùng biển Việt Nam là gì?

+ Nước ta đang khai thác những khoáng sản nào ở vùng biển Việt Nam? ở đâu?

Dùng để làm gì?

+ Tìm và chỉ trên bản đồ vị trí nơi đang khai thác các khoáng sản đó?

- GV nhận xét, góp ý.

- Dầu mỏ và khí đốt; cát, muối biển.

- Dầu mỏ ở Vũng Tàu: phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

- Cát biển: để phục vụ công nghiệp thủy tinh (Quảng Ninh).

- HS lên bảng chỉ trên bản đồ.

- Kết luận: Các khoáng sản ở biển có giá trị kinh tế và lợi ích rất lớn với người sử dụng.

*GDBVMT: Cần khai thác và sử dụng hợp lý tránh gây hại cho môi trường.

*HĐ2: Đánh bắt và nuôi trồng hải sản 16’

- GV yêu cầu các nhóm dựa vào tranh, ảnh, bản đồ, SGK thảo luận theo gợi ý:

+ Nêu những dẫn chứng thể hiện biển + Có hàng nghìn loại cá: cá thu, cá

(15)

nước ta có rất nhiều hải sản.

+ Hoạt động đánh bắt hải sản của nước ta diễn ra như thế nào? Những nơi nào khai thác nhiều hải sản? Hãy tìm những nơi đó trên bản đồ.

+ Ngoài việc đánh bắt hải sản, nhân dân còn làm gì để có thêm nhiều hải sản?

+ Quan sát tranh, nêu thứ tự các công việc từ đánh bắt đến tiêu thụ hải sản?

- Yêu cầu HS chỉ trên bản đồ vùng đánh bắt nhiều hải sản.

song, cá nhụ, cá hồng,…Có hàng chục loại tôm: tôm hùm, tôm he,…Có nhiều loại hải sản khác: hải sâm, bào ngư, đồi mồi, sò huyết, ốc hương,…

+ Hoạt động đánh bắt hải sản của nước ta diễn ra khắp vùng biển từ Bắc tới Nam.Vùng ven biển từ Quảng Ngãi tới Kiên Giang là nới đánh bắt nhiều hải sản nhất…

+ Ngoài việc đánh bắt hải sản, nhân dân còn nuôi các lọai cá, tôm và các hải sản khác như đồi mồi, ngọc trai,

+ Khai thác cá biển -> Chế biến cá đông lạnh -> Đóng gói cá đã chế biến -> Chuyên chở sản phẩm -> Đưa sản phẩm lên tàu xuất khẩu.

- HS chỉ trên bản đồ.

* GV kết luận: Vùng biển nước ta có nhiều hải sản quý. Ngành đánh bắt và nuôi trồng hải sản phát triển khắp các vùng biển. Nơi đánh bắt nhiều hải sản nhất là các tỉnh ven biển từ Quảng Ngãi tới Kiên Giang.

3. Hoạt động vận dụng: 5’

+ Người dân sống ở các đảo và quần đảo đã tận dụng những lợi thế của môi trường biển vào các hoạt động nào?

+ Theo em, nguồn tài nguyên dầu mỏ và khí đốt có vô tận không?

+ Cần khai thác hai loại khoáng sản này như thế nào?

+ Theo em, nguồn hải sản có vô tận không? Những yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến nguồn hải sản đó?

+ Em hãy nêu 3 biện pháp nhằm bảo vệ nguồn hải sản của nước ta?

+ Khai thác dầu khí, khai thác cát trắng làm thuỷ tinh, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản.

+ Tài nguyên dầu mỏ và khí đốt không phải là nguồn tài nguyên vô tận, nếu khai thác nhiều sẽ cạn kiệt.

+ Cần khai thác tiết kiệm, sử dụng có hiệu quả.

+ Nguồn hải sản không vô tận. Những yếu tố ảnh hưởng đến nguồn hải sản như: khai thác bừa bãi, không hợp lý, làm ô nhiễm môi trường biển, để dầu loang ra biển, vứt rác xuống biển...

+ Một số biện pháp nhằm bảo vệ nguồn hải sản là: Giữ vệ sinh môi trường biển; không xả rác, dầu xuống biển; đánh bắt, khai thác hải sản theo đúng quy trình, hợp lý.

*GV kết luận: Với lợi thế về vùng biển, tuy nhiên do khai thác chưa hợp lý mà môi trường biển đang bị ô nhiễm, lượng hải sản bị suy giảm về sản lượng. Mỗi người dân cần có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên biển nhằm phát triển bền vững.

(16)

Củng cố, dặn dò:

- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.

- GV tổng kết bài học bằng sơ đồ tư duy trên bảng. (KT sơ đồ tư duy)

- Dặn dò về nhà.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

========================================

NS: 19 / 3 / 2022

NG: 22 / 3 / 2022 Thứ 3 ngày 22 tháng 3 năm 2022

TOÁN

ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN (Tiếp theo)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Giúp HS ôn tập về các phép tính cộng, trừ, nhân, chia với số tự nhiên. Các tính chất của các phép tính với số tự nhiên. Giải bài toán liên quan đến các phép tính với các số tự nhiên.

- Tính toán nhanh và chính xác.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic + Có tinh thần học tốt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

-GV: Bảng phụ

- HS: Sgk, vở ô ly, nháp, bút.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

1- HĐ Mở đầu: (5’)

- Chơi trò chơi Chuyền Hoa

- Yêu cầu 2 HS lên bảng làm bài tập 2 Tìm x

VBT : x 30 = 1320

x = 1320 : 30 x = 44

x : 24 = 65 x = 65 24 x = 1560 + Nêu cách tìm số bị chia và thừa số

chưa biết?

- TK trò chơi - Dẫn vào bài

- Số bị chia: lấy thương nhân với số chia.

- Thừa số chưa biết: lấy tích chia cho thừa số đã biết.

Giới thiệu bài: Tiết học này cô cùng các em ôn tập kiến thức về các phép tính với số tự nhiên.

2- HĐ Luyện tập, thực hành. (30’) Bài 1 (164): (6’)

- Gọi HS đọc nội dung bài tập - 2 HS đọc

+ Bài tập yêu cầu những gì? - Tính giá trị biểu thức + Các biểu thức trong bài tập có dạng

như thế nào?

- Là biểu thức có chứa hai chữ.

- Muốn tính được giá trị của biểu thức ta làm gì?

- Thay chữ bằng số để tính.

(17)

- Yêu cầu HS làm bài - HS làm bài cá nhân vào vở - 1 HS làm bảng nhóm - Yêu cầu HS đọc kết quả

- GV nhận xét kết quả, chốt kết quả đúng.

a, Với m = 952; n = 28 thì:

m + n = 952 + 28 = 980 m - n = 952 - 28 = 924 m n = 952 28 = 26656 m : n = 952 : 28 = 34 b,

Với m = 2006; n = 17 thì:

m + n = 2006 + 17 = 2023 m - n = 2006 - 17 = 1989 m n = 2006 17 = 34102 m : n = 2006 : 17 = 118

+ Khi thay chữ bằng số ta tính được gì? - Tính giá trị biểu thức có chứa chữ.

Bài 2 (164): (6’)

+ Bài tập yêu cầu gì? - Tính

+ Các biểu thức có dạng thế nào? - Biểu thức có dấu ngoặc đơn, biểu thức có phép trừ và phép nhân.

- Yêu cầu HS làm bài - HS làm bài cá nhân vào vở - 1 HS làm bảng nhóm - Yêu cầu HS dán kết quả.

- GV nhận xét chữa bài

a, 12054 : (15 + 67) = 12054 : 82 = 147 29150 - 136 201

= 29150 – 27336 = 1814 b, 9700 : 100 + 36 12 = 97 + 432 = 529 (160 5 - 25 4) : 4 = (800 - 100) : 4 = 175 + Nêu thứ tự thực hiện tính giá trị biểu

thức?

- Nếu biểu thức có dấu ngoặc ta tính trong ngoặc trước ngoài ngoặc sau.

- Nếu biểu thức không có dấu ngoặc ta tính nhân chia trước, cộng trừ sau.

Bài 3 (164): (6’)

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập

- Tính bằng cách thuận tiện nhất:

+ Tính bằng cách thuận tiện nhất nghĩa là thế nào ?

- Là nhanh và dễ làm nhất.

- Yêu cầu HS làm bài vào vở - 2 HS làm bảng nhóm

- Lần lượt HS nêu kết quả. a. 36 (25 4) = 36 100 = 3600 (18 : 9 ) 24 = 2 24 = 48

(41 8) (2 5) = 328 10 = 3280 b.

108 (23 + 7) = 108 30 = 3240

215 (86 + 14 ) = 215 100 = 21500 (53 - 43 ) 128 = 10 128 = 1280

+ Để tính được nhanh, thuận tiện em đã áp dụng những tính chất nào?

- Tính chất giao hoán, kết hợp….

(18)

Bài 4 (164): (6’)

- Yêu cầu HS đọc bài toán và tóm tắt - 2 HS đọc

+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? - Tuần đầu: 319 m

Tuần sau: nhiều hơn 76 m 1 ngày: …m?

+ 1 tuần có mấy ngày? - 1 tuần có 7 ngày + Muốn biết trung bình một ngày cửa

hàng bán được bao nhiêu mét vải, cần biết điều kiện nào?

- Cần biết 2 tuần bán được bao nhiêu m vải.

+ Bài toán này thuộc dạng toán nào? - Tìm trung bình cộng của một số.

- Yêu cầu HS làm bài. - HS làm bài cá nhân vào vở - 1 HS lên bảng giải bài tập - Yêu cầu 2, 3 em đọc bài làm

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

Bài giải

Tuần sau cửa hàng bán được số vải là:

319 + 76 = 395 (m).

Cả hai tuần cửa hàng bán được là;

319 + 359 = 714(m).

Số ngày cửa hàng mở cửa bán hàng là:

7 2 = 14 (ngày).

Trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được là;

714 : 14 = 51 (m).

Đáp số: 51 m.

+ Muốn tìm số trung bình cộng của một số ta làm thế nào ?

- Ta tính tổng rồi lấy tổng chia cho số các số hạng.

Bài 5 (164): (6’)

- Yêu cầu HS đọc đề bài và tóm tắt.

+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? - 1 hộp bánh: 24000 đồng 1chai sữa: 9800 đồng

Mua 2 hộp bánh và 6 chai sữa còn: 93200 đồng.

- Lúc đầu mẹ có: … tiền ? + Muốn biết số tiền lúc đầu, cần phải

biết những gì?

- Cần biết tiền mua bánh, tiền mua sữa…

+ Để tìm số tiền mua bánh và sữa con làm thế nào?

- Giá tiền 1 hộp nhân với số hộp 24000 2

- Yêu cầu HS làm bài. - HS làm bài cá nhân vào vở - 1 HS lên bảng giải bài tập - Dưới lớp 2 HS đọc bài làm - HS đối chiếu bài và nhận xét

- GV chốt kết quả đúng Bài giải

Số tiền mua bánh là : 24000 2 = 48000 (đồng).

Số tiền mua sữa là:

9800 6 = 58800 (đồng).

Số tiền mua 2 hộp bánh và 6 chai sữa là:

48000 + 58800 = 106800(đồng).

Số tiền lúc đầu mẹ có là:

(19)

106800 + 93200 = 200000 (đồng ) Đápsố: 200000 đồng.

3- HĐ Vận dụng. (5’)

+ Giờ toán hôm nay các em đã được ôn lại những kiến thức gì?

- Tính giá trị biểu thức có chứa chữ; tìm trung bình cộng của một số; các tính chất của các phép tính với số tự nhiên…

* Củng cố - Dặn dò - GV nhận xét học.

- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau .

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

KHOA HỌC

Tiết 57: ÔN TẬP: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Tiếp tục ôn tập các kiến thức về nước, âm thanh, ánh sáng, không khí.

- Sưu tầm và triển lãm các tranh, ảnh theo yêu cầu.

- Thực hành kiểm tra sự thay đổi của bóng tối - Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng lực giải quyết vấn đề, hợp tác: quan sát tranh thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong phiếu bài tập. Thực hành làm thí nghiệm để phát hiện kiến thức.

+ Vận dụng bài học trong cuộc sống.

+ Học sinh biết yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng với các thành tựu khoa học kĩ thuật

+ GD cho HS ý thức bảo vệ môi trường; tích cực, tự giác, chủ động tham gia các HĐ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. GV: - Dụng cụ thí nghiệm

2. HS: - Tranh ảnh sưu tầm về việc sử dụng nước âm thanh ánh sáng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Ai nhanh- Ai đúng”

+ Nêu vai trò của nhiệt đối với động vật, thực vật?

+ Nếu không có mặt trời, trái đất sẽ như thế nào? Tại sao?

- Nhiệt có ảnh hưởng đến sự lớn lên, sinh sản và phân bố của động vật, thực vật.

- Gió sẽ ngừng thổi. Trái Đất sẽ trở nên lạnh giá

* Giới thiệu bài: Giờ trước các em đã được ôn tập về vật chất và năng lượng . Tiết học hôm nay cô cùng các em ôn tập về các kiến thức thuộc chủ đề này nhé! GV ghi bảng tên bài.

2. HĐ Luyện tập, thực hành:

a. Hoạt động 1: Trả lời câu hỏi ôn tập.

(20')

- Hs theo nhóm đôi đọc các câu hỏi 1, 2, 3 (SGK - 110, 111) và trả lời

- Hs lần lượt báo cáo kết quả. Gv điền thông tin vào bảng.

(20)

- Lớp nhận xét, bổ sung.

2 HS đọc lại các kết quả BT.

Câu 1: Dựa vào bảng, so sánh tính chất của nước ở các thể rắn - lỏng - khí.

Nước ở thể

lỏng Nước ở thể khí Nước ở thể rắn

Có mùi không? Không Không Không

Có vị không? Không Không Không

Có nhìn thấy bằng mắt bình thường không?

Có Không (có) Có

Có hình dạng nhất định không?

Không Không Có

Câu 2: Vẽ sơ đồ vào vở bài tập và điền từ: "Bay hơi, đông đặc, ngưng tụ, nóng chảy"

vào đúng vị trí

Câu 3: Tại sao khi gõ tay xuống bàn, ta nghe thấy tiếng gõ?

+ Nêu ví dụ về một vật tự phát sáng đồng thời là nguồn nhiệt?

+ Giải thích tại sao bạn nam trong hình 2 lại có thể nhìn thấy quyển sách?

+ Rót vào hai cốc nước giống nhau một lượng nước lạnh như nhau (lạnh hơn không khí xung quanh). Quấn một cốc bằng bông. Sau đó,..

- Khi gõ tay xuống bàn ta nghe thấy tiếng gõ là do có sự lan truyền âm thanh qua mặt bàn. Khi ta gõ mặt bàn rung động. Rung động này truyền qua mặt bàn, truyền tới tai ta làm màng nhĩ rung động nên ta nghe được âm thanh.

- Vật tự phát sáng đồng thời là nguồn nhiệt. Mặt Trời, lò lửa, bếp điện, ngọn đèn điện khi có nguồn điện chạy qua.

- Ánh sáng từ đèn đã chiếu sáng quyển sách. Ánh sáng phản chiếu từ quyển sách đi tới mắt và mắt nhìn thấy được quyển sách.

- Không khí nóng hơn ở xung quanh sẽ truyền nhiệt cho các cốc nước lạnh làm chúng ấm lên. Vì khăn bông cách nhiệt nên giữ cho cốc được khăn bọc còn lạnh hơn so với cốc kia.

b. Hoạt động 2: Trò chơi "Đố bạn chứng minh được" (1’)

VD: Bạn hãy chứng minh rằng:

+ Nước không có hình dạng xác định? - Rót nước vào cái cốc thì nước có hình Nước ở thể rắn

Hơi nước

Nước ở thể lỏng Nước ở thể lỏng

nóng chảy đông đặc

bay hơi ngưng tụ

(21)

+ Ta chỉ có thể thấy ánh sáng từ vật tới mắt.

+ Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra.

dạng của chiếc cốc, đổ nước vào cái chai thì nước có hình dạng trong lòng của cái chai…

- Để một vật vào trong một cái hộp kín có khe hở ở miệng của chiếc hộp. Khi đèn trong hộp chưa sáng thì ta không nhìn rõ vật, khi đèn sáng ta nhìn rõ vật ở trong hộp.

- Bịt kín đầu dưới của chiếc bơm tiêm.

Dùng tay kéo thân bơm lên không khí từ ngoài vào, sau đó dùng tay ấn thân bơm xuống lúc này không khí bị nén lại. Khi thả tay ra, thân bơm sẽ về vị trí ban đầu, lúc này không khí giãn ra.

Gv chốt kết quả

3. Hoạt động vận dụng (5’)

* Củng cố - Dặn dò

- Thực hành làm các TN để kiểm chứng các KT

- Dặn HS chuẩn bị cho giờ sau: Ôn tập (tiết 2)

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

KĨ THUẬT

THÊU MÓC XÍCH (tiếp)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết cách thêu móc xích, ứng dụng của thêu móc xích.

- Thêu được mũi thêu móc xích. Các mũi thêu tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất năm vòng móc xích. Đường thêu có thể bị rúm

* Với HS khéo tay:

+ Thêu được mũi thêu móc xích. Các mũi thêu tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất tám vòng móc xích và đường thêu ít bị dúm.

+ Có thể ứng dụng thêu móc xích để tạo thành sản phẩm đơn giản.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết tình huống và sáng tạo.

+ Năng lực nhận thức công nghệ, giao tiếp công nghệ, sử dụng công nghệ, đánh giá công nghệ, thiết kế kĩ thuật.

+ Giáo dục tính cẩn thận, khéo léo, an toàn khi thực hành

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. Chuẩn bị của giáo viên

+ Mẫu thêu móc xích được thêu bằng len (hoặc sợi) trên bìa, vải khác màu có kích thước đủ lớn (chiều dài đủ thêu khoảng 2 cm) và một số sản phẩm được thêu trang trí bằng mũi thêu móc xích.

2. Chuẩn bị của hoc sinh:

(22)

- Bộ ĐDHT lớp 4, vở.

- Vật liệu và dụng cụ cần thiết:

+ Một mảnh vải sợi bông trắng hoặc màu, có kích thước 20 cm x 30cm.

+ Len, chỉ thêu khác màu vải.

+ Kim khâu len và kim thêu.

+ Phấn vạch, thước, kéo.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- TBVN cho HS lên hát tập thể

- GV giới thiệu bài học: Ngày hôm nay cô trò chúng ta tiếp tục thực hành thêu móc xích

- TBVN điều khiển

2. HĐ thực hành: (30p)

HĐ1: HS th/hành thêu móc xích. 22’

- Y/c HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các bước thêu móc xích.

- GV nhận xét và củng cố kỹ thuật thêu các bước:

- GV nhắc lại một số điểm cần lưu ý ở tiết 1.

+ Vạch dấu đường khâu + Cách lên, xuống kim + Cách vắt chỉ, rút chỉ + Thắt nút chỉ

- GV nêu yêu cầu thời gian hoàn thành sản phẩm và cho HS thực hành.

- GV quan sát, uốn nắn, chỉ dẫn cho những HS còn lúng túng hoặc thao tác chưa đúng kỹ thuật.

GV KL: Qua hoạt động 1, cô thấy các bạn đã nắm được cách thêu móc xích, chúng ta cùng chuyển sang hoạt động 2 để đánh giá xem mình đã thêu móc xích đúng và đẹp chưa nhé!

HĐ2: Đánh giá kq học tập của HS. 8’

- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.

- GV nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm:

+ Thêu đúng kỹ thuật.

+ Các vòng chỉ của mũi thêu móc nối vào nhau như chuỗi mắt xích và tương đối bằng nhau.

+ Đường thêu phẳng, không bị rúm.

+ Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy địnhù.

Cá nhân – Lớp - HS nêu lại quy trình

+ Bước 1: Vạch dấu đường thêu

+ Bước 2: Thêu móc xích theo đường vạch dấu.

- HS lắng nghe.

- HS thực hành thêu cá nhân.

Nhóm đôi – Lớp

- HS trưng bày sản phẩm trong nhóm - HS tự đánh giá các sản phẩm theo các tiêu chuẩn trên – Chọn sản phẩm trưng bày trước lớp

(23)

- GV nhận xét chung và đánh giá kết quả học tập của HS.

3. Hoạt động vận dụng (5p)

- Yêu cầu HS thực hành tạo các sản phẩm từ thêu móc xích theo nhóm.

- GV nhận xét, đánh giá.

Củng cố- dặn dò:

- Nhắc lại cách thực hiện thêu móc xích?

Cá nhân

- Tạo sản phẩm từ thêu móc xích

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

========================================

NS: 19 / 3 / 2022

NG: 23 / 3 / 2022 Thứ 4 ngày 23 tháng 3 năm 2022

TẬP ĐỌC

NGẮM TRĂNG - KHÔNG ĐỀ

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- HS biết bài đọc trôi chảy, lưu loát, đúng nhịp thơ. Giọng ngân nga, thể hiện tâm trạng ung dung thư thái, hào hứng, lạc quan của Bác trong mọi hoàn cảnh. - Hiểu từ ngữ: không đề, bương, hững hờ. Nắm được nội dung bài: Tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống, bất chấp mọi hoàn cảnh khó khăn của Bác. Từ đó khâm phục, kính trọng và học tập Bác: luôn yêu đời, không nản chỉ trước khó khăn. - Học thuộc lòng hai bài thơ.

- Đọc và tìm hiểu nội dung bài.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

+ Giáo dục HS kính yêu Bác và học tập tinh thần của Bác.

CV 3969: GDBVMT, TTHCM;HS tự học thuộc ở nhà

*GDBVMT: HS cảm nhận được nét đẹp trong cuộc sống gắn bó với môi trường thiên nhiên của Bác Hồ kính yêu

*GDTTHCM: Học tập phong thái ung dung thư thái, hào hứng, lạc quan của Bác trong mọi hoàn cảnh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ, tranh minh họa - HS: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

1- HĐ Mở đầu: (5’)

* Trò chơi "Bắn tên"

- HS đọc bài “Vương quốc vắng nụ cười ” và nêu nội dung chính của bài ?

- HS tham gia chơi

- Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán.

- 4 HS đọc phân vai bài

“ Vương quốc vắng nụ cười ”

(24)

- Nhận xét, đánh giá, dẫn vào bài - Cho HS quan sát tranh và hỏi:

+ Bức tranh vẽ gì?

- Giới thiệu: Bác Hồ, vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc đã ra đi nhưng tinh thần lạc quan, yêu đời của Bác là tấm gương sáng cho mọi thế hệ noi theo. Để biết điều đó, hôm nay, các em đọc bài…

- Lắng nghe

2- HĐ Hình thành kiến thức mới:

Bài 1: Ngắm trăng ( 11’ ) Luyện đọc và Tìm hiểu bài:

- Gọi 1 HS đọc bài: Ngắm trăng - Yêu cầu 4, 6 HS lần lượt đọc bài thơ.

- Từ: rượu, nhòm khe cửa,…

- Kết hợp giải nghĩa từ khó trong bài - Câu:

Trong tù không rượu / cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay / khó hững hờ Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa / ngắm nhà thơ.

- Cho HS đọc thầm chú giải

- GV đọc diễn cảm bài - HS lắng nghe.

- GV giới thiệu xuất xứ bài thơ - Bài thơ được bác viết lúc ở nhà giam của Tưởng Giới Thạch: cuộc sống thiếu thốn, khổ sở về vật chất,

+ Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh nào?

- Bác ngắm trăng qua cửa sổ phòng giam trong nhà tù.

+ Hình ảnh nào cho thấy tình cảm gắn bó giữa Bác Hồ với trăng?

- Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ.

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

+ Qua 4 dòng thơ trên ta thấy Bác Hồ là người như thế nào?

*GDBVMT: Bài thơ thể hiện sự hoà hợp của con người và thiên nhiên.

Đọc bài thơ ta cảm nhận được nét đẹp trong cuộc sống gắn bó với môi trường thiên nhiên của Bác Hồ kính yêu

- Bác rất yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, lạc quan yêu đời trong cả những hoàn cảnh rất khó khăn..

+ Bài thơ nói lên điều gì về Bác Hồ? 1. Bác lạc quan yêu thiên nhiên, ngắm nhìn thiên nhiên.

+ Đọc xong bài thơ Ngắm trăng, em có suy nghĩ gì về cuộc sống của Bác?

- Ở trong tù rất khổ cực, thiếu thốn đủ mọi thứ, vậy mà lại ngắm trăng. Và ngắm trăng thật say sưa. Đó chính là lòng yêu trăng, yêu đời, yêu cuộc sống.

- GDTTHCM: Bài thơ nói về tình cảm với trăng của Bác trong hoàn

- Lắng nghe.

(25)

cảnh rất đặc biệt. Mặc dù cuộc sống tù đày rất khó khăn thế mà Bác vẫn ung dung, lạc quan, yêu đời.

Bài 2: Không đề ( 11’ )

- Gọi 1 HS đọc bài: Không đề - Một HS đọc cả bài.

- Cho 4, 6 HS lần lượt đọc bài thơ.

- Kết hợp giải nghĩa từ khó trong bài :

“Không đề, bương”

- Từ: rừng sâu, xách bương,..

Đường non / khách tới / hoa đầy Rừng sâu quân đến /tung bay chim ngàn

Việc quân / việc nước đã bàn Xách bương, dắt trẻ ra vườn tưới rau - Cho HS đọc thầm chú giải

- GV đọc diễn cảm bài - Lắng nghe.

+ Bác viết bài thơ trong hoàn cảnh nào? Những từ ngữ nào cho biết đó?

- Bác sáng tác bài thơ này ở chiến khu Việt Bắc, trong thời kì kháng chiến chống Pháp rất gian khổ. Những từ ngữ cho biết: đường non, rừng sâu quân đến, tung bay chim ngàn.…

+ Tìm những hình ảnh nói lên lòng yêu đời và phong thái ung dung của Bác?

- Hình ảnh khách đến thăm Bác trong cảnh đường non đầy hoa, quân đến rừng sâu, chim rừng tung bay. Bàn xong việcquân việc nước, Bác xách bương, dắt trẻ ra vườn tưới rau.

+ Đọc hai câu cuối bài thơ, em có cảm nghĩ gì?

- Hai câu thơ kể về việc Bác xách bương, dắt trẻ ra vườn tưới rau sau khi đã bàn xong công việc đất nước, quân sự. Như vậy, giữa bộn bề công việc, Bác vẫn dành cho mình cuộc sống riêng rất bình dị, rất yêu đời.Cuộc sống nơi chiến khu thật thảnh thơi, êm đẹp.

+ Bài thơ nó về điều gì ở Bác? 2. Sự giản dị, yêu người, yêu cuộc sống của Bác.

- GV: Qua lời tả của Bác, cảnh núi rừng chiến khu Việt Bắc thật thơ mộng. Giữa bộn bề việc quân, việc nước, Bác vẫn sống rất bình dị, yêu trẻ, yêu đời.

- Lắng nghe.

3- HĐ Luyện tập, thực hành. (8’) + Cách thể hiện giọng đọc thơ trong bài?

- Chậm rãi, tươi vui , hóm hỉnh.

- Mời 2 HS đọc nối tiếp 2 bài thơ. Trong tù không rượu / cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay / khó hững hờ Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa / ngắm nhà thơ.

- GV treo bảng viết bài thơ Đường non / khách tới / hoa đầy Rừng sâu quân đến/tung bay chim ngàn

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Baøi 5 : Trong ñôït quyeân goùp uûng hoä hoïc sinh vuøng luõ luït.. Tröôøng

b , trong đó số a không âm và số b dương, ta có thể lần lượt khai phương của các số a và số b, rồi lấy kết quả thứ nhất chia cho kết quả thứ hai.. Quy tắc

Bài 4: Liên hệ giữa phép chia và phép

OÂn taäp: Pheùp nhaân vaø pheùp chia hai phaân soá Toaùn.

[r]

Các bạn cần thực hiện gây quỹ thêm bằng cách thu lượm và bán giấy vụn, mỗi tháng được 20 000 đồng.. Vậy sau 24 năm nữa thì số tuổi của An bằng số

Nếu bạn Đức cứ đếm như vậy thì số 85 sẽ rơi vào ngón tay nào.

Tích này viết lùi sang trái một cột so với tích riêng thứ nhất.. Tích này viết lùi sang bên trái hai cột so với tích riêng