• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 16/01/2021 Tiết: 30 Bài 32: SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA VẬT NUÔI I. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này học sinh phải:

1. Kiến thức

- Hiểu được khái niệm, đặc điểm về sự sinh trưởng, phát dục của vật nuôi.

- Biết được các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát dục của vật nuôi.

2. Kỹ năng

- Phân biệt được sự sinh trưởng và sự phát dục của vật nuôi.

3. Thái độ

- Có ý thức chăm sóc, nuôi dưỡng cho vật nuôi trong gia đình, địa phương, địa phương cho hợp lý, đúng kỹ thuật.

4. Năng lực, phẩm chất

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực tổng hợp thông tin .

- Năng lực chuyên biệt : Sử dụng ngôn ngữ, nặng lực vận dụng kiến thức vào thực tế.

- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ, có trách nhiệm bản thân và cộng đồng.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.

2. Học sinh: SGK, vở bài tập, vở ghi, đồ dùng học tập: Bút viết, thước kẻ.

III. Phương pháp dạy học:

1. Phương pháp:

- Phương pháp trực quan

- Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề - Phương pháp thuyết trình

- Phương pháp đàm thoại

- Phương pháp thảo luận nhóm.

2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật giao nhiệm vụ, động não.

IV. Tiến trình giờ dạy, giáo dục:

1. Ổn định tổ chức lớp: (1’)

Lớp Ngày giảng Sĩ số, hs vắng Ghi chú

7A 21/01/2021

7B 22/01/2021

2. Kiểm tra bài cũ: (3’)

(2)

Câu hỏi: Thế nào là một giống vật nuôi? Em hãy lấy ví dụ?

- Giống vật nuôi là nhóm vật nuôi có cùng nguồn gốc, có những đặc điểm chung, có tính di truyền ổn định và đạt đến một số lượng cá thể nhất định.

3. Tổ chức các hoạt động học tập 3.1: Hoạt động khởi động (3’)

- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình, HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

- Phương pháp: Thuyết trình

*GV: Sự phát triển của vật nuôi từ lúc còn nhỏ là hợp tử đến lúc già cỗi diễn ra rất phức tạp nhưng đều tuân theo những quy luật nhất định. Để hiểu rõ hơn những kiến thức cơ bản về quá trình sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. Hôm nay, thầy cùng các em sẽ nghiên cứu “ Bài 32: Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi”.

3.2: Các hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi ( 13 phút)

- Mục tiêu: Biết được khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.

- Hình thức tổ chức: Cá nhân.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật giao nhiệm vụ, động não.

- Phương pháp: Trực quan, thuyết trình, đàm thoại

Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV: YCHS quan sát H54/SGK:

- Em có nhận xét gì về khối lượng, hình dạng, kích thước cơ thể của ba con ngan?

HS: Có sự tăng lên về khối lượng, thay đổi hình dạng, kích thước.

GV: Theo em, người ta gọi sự tăng khối lượng của con ngan trong quá trình nuôi dưỡng là gì?

HS: Gọi là sự sinh trưởng.

GV: Vậy, sự sinh trưởng là gì? Lấy VD?

HS: Là sự tăng lên về khối lượng, kích thước các bộ phận của cơ thể.

GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

I. Khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi:

1. Sự sinh trưởng:

- Là sự tăng lên về khối lượng, kích thước các bộ phận của cơ thể.

(3)

GV: YCHS quan sát lại H54/SGK:

- Em có nhận xét gì về mào của con ngan lớn nhất?

HS: Mào rõ, to, có màu đỏ tươi.

GV: Theo em, con gà trống trưởng thành khác con gà trống còn nhỏ ở điểm nào?

HS: Mào đỏ, to, biết gáy, biết đạp mái.

GV: Những điểm khác biệt của gà trống trưởng thành đó đã thể hiện sự phát dục của con vật.

Vậy, thế nào là sự phát dục của vật nuôi? Hãy lấy ví dụ?

HS: Là sự thay đổi về chất của các bộ phận trong cơ thể.

GV: Nhận xét, bổ sung, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: YCHS hoàn thành bài tập SGK/T87

HS: Hoàn thành bài tập.

...

...

2. Sự phát dục:

- Là sự thay đổi về chất của các bộ phận trong cơ thể.

Hoạt động 2: Tìm hiểu các yếu tố tác động đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi ( 13 phút)

- Mục tiêu: Hiếu được các yếu tố tác động đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.

- Hình thức tổ chức: Cá nhân.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật giao nhiệm vụ, động não.

- Phương pháp: Trực quan, thuyết trình, đàm thoại.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV: YCHS đọc nội dung phần

III/SGK:

- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và sự phát dục của vật nuôi?

HS: Yếu tố bên trong và yếu tố bên

II. Các yếu tố tác động đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi:

- Có hai yếu tố:

(4)

ngoài.

GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: Muốn chăn nuôi đạt năng suất cao phải làm gì?

HS: Phải có giống tốt và kỹ thuật chăn nuôi tốt.

………

………

+ Yếu tố bên trong: Đặc điểm di truyền.

+ Yếu tố bên ngoài: Điều kiện ngoại cảnh như thức ăn, chuồng trại, chăm sóc, khí hậu.

3.3: Hoạt động luyện tập(6’)

- Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học.

- Phương pháp: Giao bài tập

Câu 1: Sinh trưởng, phát dục là như thế nào?

Câu 2: Nêu đặc điểm của sinh trưởng và phát dục của vật nuôi?

Có mấy yếu tố tác động đến sự sinh trưởng, phát dục của vật nuôi?

3.4: Hoạt động vận dụng(3’) - Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập.

- Phương pháp: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề.

*Em hãy phân biệt yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát dục của vật nuôi.

- Kháng thể tự nhiên của cơ thể - Khả năng chống chịu rét

- Kiểu gen - Khả năng chịu kham khổ

- Khí hậu - Tiêm vacxin

- Thức ăn - Chuồng trại

3.5: Hoạt đồng tìm tòi, mở rộng(2’)

- Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học.

- Phương pháp: Giao nhiệm vụ

*Vẽ sơ đồ tư duy khái quát nội dung bài học

- Tìm hiểu thêm trên sách báo, internet về sự sinh trưởng của một số giống vật nuôi.

4. Hướng dẫn về nhà: (1’)

- Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập và trả lời các câu hỏi cuối bài.

- Về nhà đọc trước “ Bài 33: Một số phương pháp chọn lọc và quản lý giống vật nuôi”

V. Rút kinh nghiệm

Ngày soạn: 16/01/2021 Tiết: 30 Bài 33: SỐ PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC

(5)

VÀ QUẢN LÝ GIỐNG VẬT NUÔI I. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này học sinh phải:

1. Kiến thức

- Hiểu được khái niệm về chọn lọc giống vật nuôi.

- Biết được một số phương pháp chọn lọc giống và quản lý giống vật nuôi.

2. Kỹ năng

- Phân biệt hai phương pháp chọn lọc hàng loạt và chọn lọc bằng phương pháp kiểm tra năng suất.

- Áp dụng những kiến thức đã học để chọn lọc một số giống vật nuôi đạt năng suất cao.

3. Thái độ

- Có ý thức chọn lọc và quản lý giống vật nuôi đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao.

Giáo dục đạo đức: Yêu thích môn học.

4. Năng lực, phẩm chất

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực tổng hợp thông tin .

- Năng lực chuyên biệt : Sử dụng ngôn ngữ, nặng lực vận dụng kiến thức vào thực tế.

- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ, có trách nhiệm bản thân và cộng đồng.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.

2. Học sinh: SGK, vở bài tập, vở ghi, đồ dùng học tập: Bút viết, thước kẻ.

III. Phương pháp, kĩ thuật 1. Phương pháp:

- Phương pháp trực quan

- Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề - Phương pháp thuyết trình

- Phương pháp đàm thoại.

2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật giao nhiệm vụ, động não.

IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức lớp: (1’)

Lớp Ngày giảng Sĩ số, hs vắng Ghi chú

7A 22/01/2021

(6)

7B 23/01/2021 2. Kiểm tra bài cũ: (3’)

Câu hỏi: Thế nào là sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi? Em hãy lấy ví dụ?

* Sự sinh trưởng: Là sự tăng lên về khối lượng, kích thước các bộ phận của cơ thể.

* Sự phát dục: Là sự thay đổi về chất của các bộ phận trong cơ thể.

3. Tổ chức các hoạt động học tập 3.1: Hoạt động khởi động(2’)

- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình, học sinh khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

- Phương pháp: Thuyết trình

- Muốn chăn nuôi đạt hiệu quả cao, người chăn nuôi phải biết duy trì công tác chọn lọc để giữ lại những con tốt nhất đóng góp tối đa cho thế hệ sau và loại bỏ những con có nhược điểm, công việc đó được gọi là chọn giống. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, thầy cùng các em sẽ tìm hiểu nội dung bài học hôm nay “ Bài 33:

Một số phương pháp chọn lọc và quản lý giống vật nuôi”.

3.2: Các hoạt động hình thành kiến thức

* Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về chọn lọc giống vật nuôi (10 phút) - Mục tiêu: Hiếu được các yếu tố tác động đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.

- Hình thức tổ chức: Cá nhân.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật giao nhiệm vụ, động não.

- Phương pháp: Trực quan, thuyết trình, đàm thoại.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV: Theo em, chăn nuôi lợn, gà, bò

sữa, vịt nhằm mục đích gì?

HS: Cung cấp thực phẩm cho con người.

GV: Muốn chọn giống gà, lợn tốt cần phải chọn như thế nào?

HS:

+ Gà: Mắt sáng, mỏ khép kín, chân to, thẳng, cân đối, lông mượt.

+ Lợn: Lông đặc trưng của giống, lông thưa, bóng mượt, vai nở nang, lưng dài, rộng, chân thẳng, chắc, cổ ngắn, khoẻ.

I. Khái niệm về chọn giống vật nuôi:

- Căn cứ vào mục đích chăn nuôi, lựa chọn những vật nuôi đực và cái giữ lại làm giống gọi là chọn giống vật nuôi.

(7)

GV: Theo em, mục đích của việc chọn tạo giống vật nuôi là gì?

HS: Chọn những con có ngoại hình, thể chất tốt, khả năng sản xuất cao, đáp ứng được những mục đích của người chăn nuôi.

GV: Vậy, em hiểu thế nào là chọn giống vật nuôi?

HS: Căn cứ vào mục đích chăn nuôi, lựa chọn những vật nuôi đực và cái giữ lại làm giống gọi là chọn giống vật nuôi.

GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

* Hoạt động 2: Tìm hiểu một số phương pháp chọn giống vật nuôi ( 10 phút)

- Mục tiêu: Hiểu một số phương pháp chọn giống vật nuôi.

- Hình thức tổ chức: Cá nhân.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật giao nhiệm vụ, động não.

- Phương pháp: Trực quan, thuyết trình, đàm thoại

Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV: Có mấy phương pháp chọn

giống vật nuôi?

HS: Có 2 phương pháp.

GV: YCHS đọc mục II/SGK/Tr89:

- Em hiểu gì về phương pháp chọn lọc hàng loạt và phương pháp kiểm tra năng suất?

HS:

+ Là căn cứ vào chỉ tiêu kỹ thuật của con vật ở từng thời kỳ rồi chọn giống rồi nuôi đồng loạt.

+ Là PP để chọn lọc vật nuôi ở giai đoạn hậu bị.

GV: Nhận xét, bổ sung, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

II. Một số phương pháp chọn giống vật nuôi:

PPCL PPCLHL PPKTNS

Khái niệm

- Là căn cứ vào chỉ tiêu kỹ thuật của con vật ở từng thời kỳ rồi chọn giống rồi nuôi đồng loạt.

- Là PP để chọn lọc vật nuôi ở giai đoạn hậu bị.

- Đơn giản, - Có độ

(8)

GV: Em hãy cho biết ưu nhược điểm của hai PPCL hàng loạt và kiểm tra năng suất ?

HS:

+ Ưu điểm:

- CLHL: Đơn giản, phù hợp với trình độ kỹ thuật còn thấp về công tác giống, ít tốn kém.

- KTNS: Có độ chính xác cao.

+ Nhược điểm:

- CLHL: Độ chính xác không cao.

- KTNS: Khó thực hiện.

GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: Em hãy phân biệt hai PPCL hàng lọt và kiểm tra năng suất?

HS: Phân biệt.

Ưu điểm

phù hợp với trình độ kỹ thuật còn thấp về công tác giống, ít tốn kém

chính xác cao.

Nhược điểm

- Độ chính xác không cao.

- Khó thực hiện.

* Hoạt động 3: Tìm hiểu về quản lý giống vật nuôi ( 10 phút) - Mục tiêu: Hiểu thế nào là quản lí giống vật nuôi.

- Hình thức tổ chức: Cá nhân.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật giao nhiệm vụ, động não.

- Phương pháp: Trực quan, thuyết trình, đàm thoại.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: Quản lý giống vật nuôi gồm

những công việc gì?

HS: Gồm việc tổ chức và sử dụng các giống vật nuôi.

GV: Mục đích của việc quản lý giống vật nuôi là gì?

HS: Nhằm giữ cho các giống vật nuôi không bị pha tạp về mặt di truyền, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chọn lọc hoặc lại tạo.

III. Quản lý giống vật nuôi:

- Gồm việc tổ chức và sử dụng các giống vật nuôi.

- Mục đích: Nhằm giữ cho các giống vật nuôi không bị pha tạp về mặt di truyền, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chọn lọc hoặc lại tạo.

3.3: Hoạt động luyện tập(5’)

- Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học.

- Phương pháp: giao bài tập

*GV yêu cầu HS hoàn thiện phiếu học tập sau:

Câu 1: Em hãy ghép nội dng 1, 2, 3, 4 với nội dung a, b, c, d cho phù hợp:

(9)

Chọn gà trống:

1) Mắt 2) Mỏ 3) Chân 4) Lông

a) Mượt, màu đặc trưng của giống b) To, thẳng, cân đối

c) Khép kín

d) Sáng, không có khuyết tật

Câu 2: Em hãy ghép nội dung 1, 2, 3, 4, 5 với nội dung a, b, c, d, e cho phù hợp:

Chọn giống lợn:

1) Số lượng vú 2) Lưng

3) Chân 4) Lông 5) Vai

a) Nở nang b) Dài, rộng

c) Đặc trưng của giống, thưa, bóng, mượt

d) Có 12 vú trở lên, không có vú kẹ e) Thẳng, chắc, cổ chân ngắn, khỏe 3.4: Hoạt động vận dụng(2’)

- Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập.

- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề.

*Liên hệ: Trong đàn lợn con, người ta chọn vài con to, khỏe về nuôi lấy thịt thì việc đó có phải là chọn giống vật nuôi không?

3.5: Hoạt động tìm tòi, mở rộng(2’)

- Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học.

- Phương pháp: Giao nhiệm vụ

*Vẽ sơ đồ tư duy khái quát nội dung bài học.

? Trao đổi với người thân về kinh nghiệm chọn giống vật nuôi.

4. Hướng dẫn về nhà: (1’)

- Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập và trả lời các câu hỏi cuối bài.

- Về nhà đọc trước “ Bài 34: Nhân giống vật nuôi”.

V. Rút kinh nghiệm

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Kết quả nghiên cứu dựa trên phương pháp ước lượng bình quân bé nhất đã chỉ ra rằng các yếu tố về khả năng quản lý nợ, quy mô công ty, số lượng lao động sẽ tương quan

Thấy được tầm quan trọng của vấn đề, nghiên cứu này sẽ cung cấp một phương pháp mô hình hoá hỗ trợ việc phân tích các yếu tố tác động đến quyết định thuê

Kết quả nghiên cứu đã tìm thấy thu nhập lãi ròng cận biên, tỷ lệ nợ xấu và quy mô ngân hàng có tác động cùng chiều với tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng, còn thu nhập

Vì vậy, mỗi doanh nghiệp muốn nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và giữ chân những nhân viên giỏi thì cần tạo được động lực làm việc cho nhân viên.Điều đó

Để hoàn thành đề tài luận văn “Nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng về việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ Internet và truyền hình của FPT” và kết

Trên cơ sở lý luận nguồn nhân lực, sự thỏa mãn của người lao động đối với doanh nghiệp, đề tài đi sâu nghiên cứu nhằm xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nhân viên tương đối hài lòng với công việc hiện tại của họ, đồng thời xác định, đo lường 6 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về công

Trong chương này, tác giả đã trình bày những khái niệm về động lực và tạo động lực của công nhân lao động, đưa ra các học thuyết liên quan đến động lực