• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
19
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 9/4/2021

Ngày giảng: Tiết 144,145

LUYỆN VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

I. Mục tiêu cần đạt 1.Kiến thức

- Nắm chắc kiến thức về kiểu bài nghị luận văn học.

2. Kỹ năng:

- Đánh giá trình độ của học sinh về kiến thức và năng lực diễn đạt, kĩ năng nhận biết, đánh giá về một tác phẩm văn học.

- Rèn khả năng tư duy, ý thức làm bàivà sự sáng tạo của HS.

- Đánh giá kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận của hs.

3. Thái độ:

- Biết cảm nhận, phân tích, đánh giá, có cái nhìn, có sự sáng tạo.

- HS có ý thức ôn tập kiến thức và tự giác làm bài.

4. Định hướng phát triển năng lực.

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.

- Năng lực giao tiếp.

* Tích hợp:

- GD kĩ năng giải quyết vấn đề, xác định các lựa chọn: biết suy nghĩ về vấn đề nghị luận, lựa chọn cách giải quyết đúng đắn, lập luận

chặt chẽ, logic để triển khai một vấn đề văn học; Tự nhận thức, xác định giá trị, tự tin, tự trọng: khi HS xác định được giá trị chân chính trong cuộc sống mà mỗi con người cần hướng tới khi triển khai bài

nghị luận.

- GD đạo đức: giáo dục về giá trị TRUNG THỰC, TRÁCH NHIỆM...

II. Hình thức viết bài

- Hình thức: Tự luận - Thời gian: 90

III. Đề bài.

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Bạn không cần phải thắng bằng mọi giá

Một trong những câu hỏi quan trọng bạn có thể tự hỏi là: “Tôi muốn mình luôn luôn đúng hay tôi muốn được hạnh phúc?”. Trong nhiều trường hợp, hai điều này thường không đi cùng nhau.

Việc tỏ ra mình là người luôn đúng - nghĩa là người khác sai - sẽ đẩy chúng ta vào thế sẵn sàng tranh cãi với bất kỳ ai không cùng quan điểm. Và nếu tình trạng này cứ tiếp diễn sẽ khiến đầu óc chúng ta tốn rất nhiều năng lượng cũng như làm chúng ta xao nhãng với cuộc sống xung quanh. Mặc dù vậy, nhiều người vẫn dành rất nhiều thời gian và công sức để chứng minh (hay bảo vệ) quan điểm của mình và cho rằng người khác đã sai. Vô tình hay hữu ý, nhiều người tin rằng việc

(2)

đưa ra ý kiến riêng “đúng đắn” sẽ giúp người khác điều chỉnh họ và học hỏi thêm nhiều điều. Thực ra, điều này hoàn toàn sai.

Bạn hãy nhớ lại xem, đã bao giờ bạn bị ai đó “sửa lưng” và bạn nói với họ:

“Cảm ơn bạn đã chỉ cho tôi thấy điều tôi sai!”. Hoặc đã bao giờ có ai đó nói cảm ơn khi bạn phản đối họ hay chứng tỏ bạn đúng họ sai. Sự thật là đa phần chúng ta đều không thích bị người khác vạch ra sai lầm của mình. Con người luôn mong muốn người khác lắng nghe và được công nhận. Do đó, một người biết cách lắng nghe thường là người được yêu quý và tôn trọng. Những người có thói quen hay phản đối người khác thường chỉ nhận được phản ứng bực bội và bị lảng tránh.

(Richard Carlson - Tất cả đều là chuyện nhỏ, NXB Tổng hợp Thành phố HCM, trang 35)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản.

Câu 2. Theo em việc bảo vệ quan điểm của mình và cho rằng người khác đã sai là đúng hay sai? (0,5 điểm)

Câu 3.Xác định lời dẫn trực tiếp trong câu sau, chuyển thành lời dẫn gián tiếp:

Một trong những câu hỏi quan trọng bạn có thể tự hỏi là: “Tôi muốn mình luôn luôn đúng hay tôi muốn được hạnh phúc?”.

Câu 4. Em có đồng tình với quan điểm của tác giả cho rằng việc khẳng định mình luôn đúng và mình muốn được hạnh phúc thường không đi cùng nhau không? Vì sao? (1,0 điểm)

II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về câu nói: “Cảm ơn bạn đã chỉ cho tôi thấy điều tôi sai!”.

Câu 2 (5.0 điểm)

Cảm nhận của em về khổ thơ sau trong bài Đồng chí của Chính Hữu:

Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.

Súng bên súng, đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ Đồng chí!

Câu Nội dung Điểm

I. Đọc hiểu 3.0

1 Tác hại của việc tỏ ra mình là người luôn đúng là:

- Tạo ra tâm thế sẵn sàng tranh cãi với người khác - Đầu óc tốn rất nhiều năng lượng

- Sao nhãng với cuộc sống xung quanh

0.5

(3)

2 Học sinh có thể lập luận theo nhiều quan điểm khác nhau, song cần làm rõ được các ý:

- Việc bảo vệ quan điểm của mình là đúng. Bởi đó là cách để khẳng định bản thân và cần thiết phải giữ vững lập trường, suy nghĩ của mình.

- Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng cho rằng mình luôn đúng và người khác đã sai. Bởi vì sự đánh giá của mình về chính mình và người khác là sự đánh giá phiến diện.

- Cho nên không nhất thiết trong mọi trường hợp cần bảo vệ quan điểm của mình và cố gắng chỉ ra người khác đã sai.

0.5

3 “Tôi muốn mình luôn luôn đúng hay tôi muốn được hạnh phúc?”.

- Chuyển: Một trong những câu hỏi quan trọng bạn có thể tự hỏi là bạn muốn mình luôn luôn đúng hay bạn muốn được hạnh phúc

1,0

4 Học sinh có thể đưa ra kiến giải riêng của mình và lập luận thuyết phục. Song cần làm rõ được các ý:

- Việc khẳng định mình luôn đúng là thái độ hiếu thắng, tự kiêu tự đại không nên có trong giao tiếp.

- Niềm hạnh phúc là cảm giác mãn nguyện khi chúng ta đạt được ước mơ trong cuộc sống.

- Việc khẳng định mình luôn đúng không thể đem lại hạnh phúc cho con người bởi vì:

+ Tâm lí hiếu thắng có thể đem lại cho bạn cảm giác hãnh diện vui sướng nhất thời. Nhưng sẽ khiến bạn trở nên bị ghen ghét, xa lánh.

+ Bản thân mình không lắng nghe và nhận thấy lỗi sai của mình.

+ Khiến cho người khác thấy bực bội, không muốn lại gần

1,0

II. Làm

văn 2.0

Câu 1 Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh (chị) hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về câu nói: “Cảm ơn bạn đã chỉ cho tôi thấy điều tôi sai!”.

* Yêu cầu về hình thức:

- Đảm bảo bố cục đoạn văn: câu mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn - Trình bày câu văn mạch lạc, lập luận rõ ràng, sáng nghĩa

* Yêu cầu về nội dung:

- Giải thích câu nói: là lời cảm ơn cần thiết khi có ai đó vạch ra lỗi sai của chính mình

- Phân tích ý nghĩa của câu nói:

+ Câu nói đã khẳng định rằng: không phải mọi lúc bản thân

0.25

0.25

0.5

(4)

mình luôn đúng. Do đó, khi được người khác chỉ ra sai lầm của mình cần biết lắng nghe để sửa lỗi

+ Biết nói lời cảm ơn khi có người giúp bạn sửa sai và hoàn thiện chính mình. Đó là lối ứng xử văn hóa

- Bàn luận:

+ Trong giao tiếp, không ai luôn đúng hoặc luôn sai. Chúng ta nhất thiết cần phải lắng nghe quan điểm của người khác và nhìn thấy chỗ sai của mình.

+ Trên thực tế, nhiều người luôn cố tỏ ra mình luôn đúng và phủ nhận người khác. Khi bị vạch ra sai lầm thì luôn cảm thấy khó chịu, ấm ức. Đó là thái độ tiêu cực, cần loại bỏ khi giao tiếp.

- Bài học nhận thức và hành động:

+ Luôn học hỏi, lắng nghe từ người khác + Luôn cầu thị, tự sửa lỗi để hoàn thiện mình

+ Không nhất thiết phải thắng bằng mọi giá trong giao tiếp.

Luôn khiêm tốn với chính mình, luôn khéo léo trong cách chỉ ra lỗi sai của người khác.

0.5

0.5

Viết bài văn 10

a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận 0.25

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: 0.25

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm;

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và 7 câu thơ đầu: Tác giả Chính Hữu – một nhà thơ, chiến sĩ đã xúc động mà sáng tác ra bài thơ.

Tình đồng chí đồng đội sâu nặng dù trong hoàn cảnh khó khăn và thiếu thốn được thể hiện rõ nhất trong 7 câu thơ đầu cảu bài thơ

2. Thân bài:

* Cảm nhận về nét đặc sắc nội dung: 7 dòng thơ đầu đã khái quát cơ sở hình thành của tình đồng chí

+ Họ chung nguồn gốc xuất thân: đều là những người con của vùng quê nghèo khó, nơi “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá”-> Những vùng quê lam lũ, nghèo khổ, thời tiết khắc nghiệt. Họ đều là những người nông dân mặc áo lính, ra đi từ mảnh vườn thửa ruộng.

- Họ ra đi từ khắp các phương trời,vốn là những người xa lạ, nhưng "không hẹn mà quen"-> họ cùng gặp nhau nơi tình yêu tổ quốc, lý tưởng cách mạng.

+ Họ cùng chung lý tưởng, nhiệm vụ chiến đấu: "Súng bên súng, đầu sát bên đầu":

- Súng: tượng trưng cho nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ tổ quốc.

(5)

- Đầu: tượng trưng cho lý tưởng chiến đấu, sẵn sàng hy sinh vì tổ quốc.

-> Điệp từ, hình ảnh thơ sóng đôi đã nhấn mạnh sự gắn kết những người lính khi họ cùng sát cánh bên nhau, cùng nhau thực hiện nhiệm vụ, cùng chung lý tưởng

+ Họ cùng chung hoàn cảnh gian khổ khó khăn trong cuộc đời người lính: đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ -> sự thiếu thốn, vất vả, gian khó của cuộc đời người lính đã gắn kết họ lại với nhau, thấu hiểu, thông cảm, thương yêu nhau thành đôi tri kỷ, hiểu mình, hiểu ta, tuy 2 mà 1.

-> Tất cả những điểu đó đã tạo nên tình đồng chí.

+ Đồng chí!

- Đó là tình cảm cao đẹp, găn kết thiêng liêng giữa những người lính - đókhông chỉ là chung chí hướng, cùng mục đích mà hơn hết đó là tình tri kỉ đã được đúc kết qua bao gian khổ, khó khăn, cùng chia ngọt sẻ bùi với nhau.

- Dòng thơ thứ 7 có kết cấu đặc biệt, thể hiện cảm xúc nghẹn ngào của Chính Hữu khi nhớ về những người đồng chí, đồng đội của minh.

* Cảm nhận về đặc sắc nghệ thuật:

- Thể thơ tự do, câu thơ dài ngắn khác nhau, phù hợp với dòng cảm xúc của tác giả.

- Ngôn ngữ thơ bình dị, hàm xúc.

- Hình ảnh thơ chọn lọc, sử dụng nhiều hình ảnh sóng đôi...

- Cảm xúc dồn nén.

- Sử dụng thành công thành ngữ dân gian...

3. Kết bài

- Ý nghĩa của bảy câu thơ đầu: Qua bảy câu thơ đầu của bài thơ

“Đồng chí”, Chính Hữu đã sử dụng nhiều hình ảnh chân thực, gợi tả và khái quát cao đã thể hiện được một tình đồng chí chân thực, không phô trương nhưng lại vô cùng lãng mạn và thi vị.

d. Sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ phù hợp. 0.25 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ

pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. 0.25

4. Củng cố:

5. Hướng dẫn về nhà

* Hướng dẫn về nhà:

- Ôn lại kiến thức trong tiết ôn tập.

- Hoàn thành các bài tập vào vở bài tập.

* Chuẩn bị bài: Ôn tập phần tiếng Việt - Xem lại bài khởi ngữ

- Các thành phần biệt lập.

(6)

- Xem lại các kiến thức về liên kết câu liên kết đoạn văn, nghĩa tường minh và hàm ý:

+ Thế nào là liên kết câu và liên kết đoạn văn?

+ Khái niệm nghĩa tường minh và hàm ý?

+ Dấu hiệu nào để nhận biết nghĩa tường minh và hàm ý?

+ Điều kiện sử dụng hàm ý là gì?

- Xem trước các bài tập phần luyện tập.

V. Rút kinh nghiêm:

………

………

……….

---

Ngày soạn: 9/4/2021 Tiết 146 Tiếng Việt:

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT LỚP

A. Mục tiêu 1. Kiến thức:

Nắm vững kiến thức của phần Tiếng Việt đã học trong học kì II.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng tổng hợp và hệ thống hoá một số kiến thức về phần Tiếng Việt.

- Vận dụng những kiến thức đã học trong giao tiếp, đọc - hiểu và tạo lập văn bản.

3. Thái độ:

Giáo dục HS có ý thức giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt.

4. Các năng lực cần phát triển: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực tự quản lý bản thân.

B. Chuẩn bị

- Thầy: SGK, SGV, Chuẩn KTKN, soạn bài và bảng phụ.

- Trò: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV trong tiết trước.

C. Phương pháp, kĩ thuật dạy học

- Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề, tích hợp, quy nạp, thuyết trình,...

- Kĩ thuật dạy học: Thảo luận nhóm, động não, trình bày một phút, thực hành có hướng dẫn.

D. Tiến trình bài dạy 1 Ổn định lớp

Ngày giảng Lớp Vắng

9B

2 Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

3 Bài mới

Trong các giờ học Tiếng Việt trước, cô trò ta đã cùng nhau tìm hiểu về thành phần khởi ngữ, thành phần biệt lập của câu. Trong tiết học ngày hôm nay

(7)

chúng ta sẽ ôn lại những kiến thức đó để từ đó các em sẽ vận dụng những điều đã học vào giao tiếp và tạo lập vb.

Hoạt động của thầy - trò Nội dung

* H.động hệ thống hóa kiến thức: Ôn lại kiến thức về khởi ngữ và thành phần biệt lập.

? Thế nào là khởi ngữ?

- HS nêu – GV treo bảng phụ:

+ Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.

+ Trước khởi ngữ thường có thể thêm các từ như: về, đối với, còn.

? Lấy ví dụ về khởi ngữ?

- HS lấy vd: Về việc bếp núc, tớ còn phải học tập bạn rất nhiều.

? Thế nào là thành phần biệt lập?

- HS nêu: Thành phần biệt lập là thành phần không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu.

? Có những loại thành phần biệt lập nào?

- HS nêu:

- GV chia lớp thành 6 nhóm, phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS thảo luận 5’ trả lời câu hỏi: Sự khác biệt giữa các thành phần biệt lập? Cho ví dụ?

- HS thảo luận và tổng hợp ý kiến vào phiếu, các nhóm chấm phiếu học tập của nhau.

- GV tổ chức cho HS thảo luận.

- GV treo đáp án.

- GV yêu cầu HS so sánh đáp án của mình với đáp án của GV, nếu thiếu, yêu cầu HS bổ sung.

I. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập

1. Khái niệm - Khởi ngữ

- Thành phần biệt lập

+ Thành phần tình thái + Thành phần cảm thái + Thành phần gọi đáp + Thành phần phụ chú

Phân loại Ví dụ

Thành phần tình thái: Là thành phần được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.

- Có lẽ ngày mai tôi sẽ đi Hà Nội.

Thành phần cảm thán: Là thành phần được dùng để bộc lộ thái độ, tình cảm, tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận....); có sử dụng những từ ngữ như:

Chao ôi, a, ơi, trời ơi,... Thành phần cảm thán có thể được tách ra thành một câu riêng theo kiểu câu đặc biệt.

- A, mẹ đã về.

Thành phần gọi - đáp: Là thành phần biệt lập được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp; có sử dụng những từ ngữ dùng để gọi đáp.

- Cô ơi! Quyển sách của cô đây ạ.

(8)

- Thành phần phụ chú: Là thành phần biệt lập được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu; thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy. Nhiều khi tphần phụ chú cũng được đặt sau dấu hai chấm.

- Chị Dậu - nhân vật chính trong tiểu thuyết “Tắt đèn”

của Ngô Tất Tố - người phụ nữ nông dân tiềm tàng sức phản kháng mãnh liệt.

- GV yêu cầu HS thảo luận 3’ nhóm bàn hoàn thành bài tập thêm trên phiếu học tập: Xác định tên gọi các thành phần biệt lập trong những câu sau:

1. Này, cậu vừa học bài vừa đọc truyện đấy hả?

2. Lác đác hãy còn những thửa ruộng lúa con gái xanh đen, lá to bản, mũi nhọn như lưỡi lê - con gái núi rừng có khác. (Trần Đăng)

3. Chả lẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được.(Làng - Kim Lân)

4. Ô tiếng hót vui say con chim chiền chiện.

- HS thảo luận và trình bày kết quả.

- GV nêu đáp án.

1. Thành phần gọi đáp 2. Thành phần phụ chú 3. Thành phần tình thái 4. Thành phần cảm thán

* Hoạt động luyện tập

- GV gọi HS đọc và nêu yêu cầu bài tập 1 (SGK-109).

? Các từ in đậm thuộc thành phần gì của câu?

? Muốn xác định các từ ngữ in đậm thuộc thành phần gì, em làm ntn? (Xem xét các thành phần in đậm ấy có mối quan hệ gì với câu).

? Căn cứ vào từng mối quan hệ đó em hãy xác định và điền vào bảng thống kê?

- HS trình bày, GV kết hợp treo bảng phụ ghi đáp án.

- GV yêu cầu HS đọc bài tập 2 và gợi ý:

Để viết đoạn văn giới thiệu truyện ngắn

“Bến quê” của Nguyễn Minh Châu, trong đó có một câu chứa thành phần khởi ngữ

2. Bài tập

Bài 1: Xác định khởi ngữ và các thành phần biệt lập.

Khởi ngữ

Tình thái

Cảm thán

Gọi đáp

Phụ chú a.

Xây cái lăng ấy

b.

Dường như

d.

Vất vả quá

d.

Thưa ông

c.

Những người...

như vậy

Bài 2: Viết đoạn văn

* Đoạn văn mẫu: Hình như trong cuộc sống hôm nay, chúng ta có thể gặp ở đâu đó một số phận giống như hoặc gần

(9)

và một câu chứa thành phần tình thái.

Cần:

+ Xác định chủ đề của đoạn.

+ Về hình thức đảm bảo đây là một đoạn văn.

+ Trong đoạn có câu chứa khởi ngữ, một câu chứa thành phần tình thái.

- GV đọc đoạn văn mẫu cho HS nghe.

- GV yêu cầu HS viết đoạn văn trong 15’.

- HS thực hiện.

- GV gọi HS trình bày trước lớp.

- GV nhận xét, đánh giá, chữa bài của HS và cho điểm với những bài viết tốt.

giống như số phận của nhân vật Nhĩ trong câu chuyện của Nguyễn Minh Châu. Người ta có thể mải mê kiếm danh, kiếm lợi, để rồi sau này khi đã rong ruổi gần hết cuộc đời, vì một lí do nào đó phải nằm bẹp một chỗ, con người mới nhận ra rằng: gia đình chính là tổ ấm cuối cùng đưa tiễn ta về cõi vĩnh hằng.

Cái chân lí giản dị ấy, tiếc thay Nhĩ chỉ kịp nhận ra vào những ngày cuối cùng của cuộc đời mình.

- Các thành phần biệt lập:

+ Tình thái: Hình như.

+ Cảm thán: Tiếc thay.

- Khởi ngữ: Cái chân lí giản dị ấy.

4 Củng cố

* Hoạt động củng cố, tìm tòi, mở rộng

? Việc sử dụng các thành phần khởi ngữ và thành phần biệt lập có tác dụng gì trong nới và viết?

HS - Thành phần khởi ngữ nêu lên đề tài được nói đến trong câu.

- Các thành phần biệt lập: được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu; dùng để bộc lộ thái độ, tình cảm, tâm lí của người nói; dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp; dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.

GV Chốt lại kiến thức.

5. Hướng dẫn về nhà

* Hướng dẫn về nhà:

- Ôn lại kiến thức trong tiết ôn tập.

- Hoàn thành các bài tập vào vở bài tập.

* Chuẩn bị bài: Ôn tập phần tiếng Việt (tiếp)

- Xem lại các kiến thức về liên kết câu liên kết đoạn văn, nghĩa tường minh và hàm ý:

+ Thế nào là liên kết câu và liên kết đoạn văn?

+ Khái niệm nghĩa tường minh và hàm ý?

+ Dấu hiệu nào để nhận biết nghĩa tường minh và hàm ý?

+ Điều kiện sử dụng hàm ý là gì?

- Xem trước các bài tập phần luyện tập.

V. Rút kinh nghiêm:

………

………

……….……….

---

Ngày soạn: 9/4/2021 Tiết 147

Tiếng Việt:

(10)

ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT (Tiếp)

D. Tiến trình bài dạy 1 Ổn định lớp

Ngày giảng Lớp Vắng

9B

2 Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

3 Bài mới

Trong các giờ học Tiếng Việt trước, cô trò ta đã cùng nhau tìm hiểu về thành phần khởi ngữ, thành phần biệt lập của câu. Trong tiết học ngày hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục ôn lại những kiến thức về liên kết câu, liên kết đoạn văn, nghĩa tường minh và hàm ý.

Hoạt động của thầy - trò Nội dung

* H.động hệ thống hóa kiến thức:

- GV cho HS ôn lại kiến thức về liên kết câu và liên kết đoạn văn.

? Thế nào là liên kết câu và liên kết đoạn văn?

- HS nêu – GV khái quát:

+ Câu văn, đoạn văn trong văn bản phải được liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.

+ Liên kết về nội dung: Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề chung của đoạn ( liên kết chủ đề); Các đoạn văn, câu văn phải được sắp xếp theo trình tự hợp lý (liên kết lô-gíc).

+ Liên kết về hình thức: Các câu văn, đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính là phép lặp, phép đồng nghĩa, trái nghĩa, phép liên tưởng, phép thế, phép nối.

- GV yêu cầu HS thảo luận 3’ nhóm bàn câu hỏi: Vì sao các câu trong đoạn trích sau đây liên kết được với nhau?

Chửi. Kêu. Đấm. Đá. Thụi. Bịch.

- HS thảo luận và cử đại diện trình bày.

- GV giảng: Đây có thể coi là đoạn văn đặc biệt gồm 6 câu đặc biệt diễn tả một cách súc tích, cô đọng cuộc ẩu đả

II. Liên kết câu và liên kết đoạn văn 1. Khái niệm

a. Liên kết nội dung:

+ Liên kết chủ đề + Liên kết lôgic

b. Liên kết hình thức: Có những biện pháp liên kết hình thức chính như sau:

+ Phép lặp từ ngữ

+ Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng

+ Phép thế + Phép nối

(11)

đang xảy ra. Các câu được liên kết với nhau theo trình tự của sự việc được gọi là phép trật tự tuyến tính.

- GV yêu cầu HS đặt hai câu trong đó có sử dụng phép liên kết.

- HS thực hiện.

Ví dụ:

+ Bạn Liên học rất giỏi môn Toán.

Nhưng bạn ấy lại không giỏi môn Anh.

+ Như thường lệ chiều nay Lan sang nhà tôi học nhóm. Bạn ấy kể chuyện em trai vừa thi đỗ giải nhì học sinh giỏi Toán tuổi thơ cấp thành phố.

* Hoạt động luyện tập

- GV yêu cầu HS làm bài tập SGK.

? Hãy nêu yêu cầu của bài tập 1?

- HS nêu.

? Cho biết những từ ngữ trong đoạn trích thể hiện phép liên kết nào?

? Muốn biết được các phép liên kết ta căn cứ vào đâu?

- HS nêu: Căn cứ vào công dụng của nó.

- GV yêu cầu HS làm bài tập 2.

? Yêu cầu bài tập 2 là gì ?

- HS nêu: Ghi kết quả của bài tập 1 vào bảng phân tích.

- GV yêu cầu HS thực hiện: gọi 1 HS lên bảng điền vào bảng phụ, các HS khác ở dưới lớp làm vào vở.

- GV yêu cầu HS làm bài 3 SGK.

- HS dựa vào bài văn viết trong tiết trước thực hiện.

- GV cho HS ôn lại kiến thức về nghĩa tường minh và hàm ý.

? Nhắc lại khái niệm nghĩa tường minh và hàm ý?

2. Bài tập Bài 1

a. Sử dụng phép nối: nhưng, nhưng rồi, và.

b. Sử dụng phép lặp từ vựng: cô bé - cô bé.

phép thế đại từ: cô bé – nó.

c. Sử dụng phép thế: bây giờ cao sang rồi...

chúng tôi nữa - thế.

Bài 2: Ghi kết quả vào bảng tổng kết.

Phép liên kết Lặ

p từ ngữ

Đồng nghĩa , trái nghĩa , liên tưởng

Thế Nối

Từ ngữ tươn g ứng

cô bé

+ Cô bé - nó

+ Bây giờ cao sang rồi...chún g tôi nữa- thế

nhưng , nhưng rồi, và

Bài 3: Nêu sự liên kết về nội dung và hình thức trong đoạn văn.

III. Nghĩa tường minh và hàm ý 1. Khái niệm

(12)

- HS nêu – GV khái quát:

+ Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.

+ Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.

? Dấu hiệu nào để nhận biết nghĩa tường minh và hàm ý?

- HS nêu – GV khái quát: Căn cứ vào cách thức diễn đạt, vào ngữ cảnh, văn cảnh, người nói, người viết ta mới xác định được

? Điều kiện sử dụng hàm ý là gì?

- HS nêu – GV khái quát:

+ Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.

+ Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý.

* Hoạt động luyện tập

- GV yêu cầu HS đọc và nêu yêu cầu bài tập 1.

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm bàn trong 5’ bài 1.

- GV tổ chức cho các nhóm trình bày.

? Cho biết người ăn mày muốn nói điều gì với người nhà giàu qua câu in đậm trong truyện “Chiếm hết chỗ ngồi”?

- HS trình bày, các nhóm HS nhận xét.

- GV nhận xét, chữa bài.

- GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu HS làm việc theo nhóm trong 4’ câu hỏi:

1. Tìm hàm ý trong những câu in đậm?

2. Cho biết mỗi trường hợp, hàm ý đã được tạo ra bằng cách cố ý vi phạm phương châm hội thoại nào?

3. Em hãy giải thích rõ sự vi phạm đó?

4. Nếu ta hiểu theo hàm ý thì câu trả lời của Nam, Huệ có vi phạm không?

Vậy cách trả lời của Nam và Huệ thể hiện điều gì?

- HS các nhóm trình bày, bổ sung, GV

- Nghĩa tường minh

- Hàm ý

- Dấu hiệu xác định

- Điều kiện sử dụng hàm ý

2. Bài tập

Bài 1: Hàm ý câu: “Ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết cả chỗ rồi!” là: Địa ngục mới chính là nơi giành cho các ông nhà giàu chứ không phải là người nghèo như chúng tôi.

Bài 2: Tìm hàm ý trong câu in đậm.

a) Hàm ý câu “Tớ thấy họ ăn mặc rất đẹp”:

+ Đội bóng huyện chơi không hay.

+ Tôi không muốn bình luận về việc này.

=> Người nói đã cố ý vi phạm phương châm quan hệ.

b) Hàm ý câu “Tớ báo cho Chi rồi”:

+ Tớ chưa báo cho Nam và Tuấn.

-> Người nói đã cố ý vi phạm phương châm về lượng.

=> Thể hiện tế nhị điều mình không muốn nói ra một cách trực tiếp mà buộc người nghe phải suy ra.

(13)

nhận xét, sửa chữa.

4 Củng cố

* Hoạt động trải nghiệm sáng tạo:

+ GV đưa ra tình huống sau: Thành đến nhà Hằng chơi vào tối thứ bảy. Vì không muốn con có mối quan hệ khác giới làm ảnh hưởng đến học tập, mẹ Hằng buộc phải nói ý với Thành. Em hãy xây dựng lời thoại có chứa hàm ý cho tình huống này đảm bảo bạn Thành vẫn hiểu ý của mẹ bạn Hằng mà không bị tự ái.

+ HS chọn vai, thảo luận 5’ lời thoại và thực hiện.

? Qua việc xem tình huống, em thấy việc sử dụng hàm ý trong đời sống có ý nghĩa ntn?

5. Hướng dẫn về nhà

* Hướng dẫn về nhà:

- Ôn lại kiến thức trong tiết ôn tập.

- Hoàn thành các bài tập vào vở bài tập.

+ Tìm trong các tác phẩm văn học có sử dụng: khởi ngữ, thành phần biệt lập, liên kết câu và liên kết đoạn văn, tường minh, hàm ý.

+ Liên hệ thực tế câu có sử dụng hàm ý.

* Chuẩn bị bài: Luyện nói nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ - Đọc và chuẩn bị đề bài SGK- 112.

- Xác định yêu cầu của đề.

- Lập dàn ý chi tiết và tập nói theo dàn ý đó.

V. Rút kinh nghiệm:

...

...

...

--- Ngày soạn: 9/4/2021 Tiết 148

Tập làm văn:

LUYỆN NÓI: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ

A. Mục tiêu 1. Kiến thức:

Nắm vững hơn những kiến thức cơ bản của bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

2. Kĩ năng

- Lập ý và cách dẫn dắt vấn đề khi nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

(14)

- Trình bày miệng một cách mạch lạc những cảm nhận, đánh giá của mình về một đoạn thơ, bài thơ.

3. Thái độ:

- Giáo dục HS có thái độ đánh giá đúng vấn đề cần nghị luận, có phong cách trình bày vấn đề nghiêm túc.

4. Các năng lực cần phát triển

- Năng lực hợp tác: sự hợp tác giữa các cá nhân khi được giao nhiệm vụ thảo luận nhóm.

- Năng lực giao tiếp tiếng Việt: biết sử dụng hệ thống ngôn ngữ để diễn đạt ý tưởng cá nhân một cách tự tin trong từng bối cảnh và đối tượng; thể hiện được thái độ biểu cảm phù hợp.

- Năng lực giải quyết vấn đề, tìm kiếm và xử lí thông tin.

B. Chuẩn bị

- Thầy: SGK, SGV, Chuẩn KTKN, soạn bài.

- Trò: Chuẩn bị theo hướng dẫn của GV trong tiết trước.

C. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:

* Phương pháp: gợi mở, tích hợp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, quy nạp.

* Kỹ thuật dạy học: động não, thảo luận nhóm, đóng vai, trình bày một phút.

D. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định lớp

Ngày giảng Lớp Vắng

9B

2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

3. Bài mới

Ở các tiết trước chúng ta đã làm quen với các kĩ năng làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Hôm nay chúng ta sẽ dựa vào những kĩ năng đó để luyện nói về đoạn thơ, bài thơ, rèn kĩ năng diễn đạt mạch lạc trước tập thể về kiểu bài nghị luận này.

Hoạt động của thầy - trò Nội dung

H.động 1: Củng cố kiến thức.

? Nêu những yêu cầu đối với bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ?

- HS nêu – GV khái quát:

+ Nội dung: Cần nêu lên được những nhận xét, đánh giá và sự cảm thụ riêng của người viết. Những nhận xét, đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúc,...của đoạn thơ, bài thơ ấy.

+ Hình thức: Bố cục mạch lạc, lời văn trong sáng; luận điểm, luận cứ rõ ràng.

? Các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ?

I. Củng cố kiến thức

1. Những yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

2. Các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

(15)

- HS nêu – GV khái quát:

+ Tìm hiểu đề, tìm ý + Lập dàn ý

+ Viết bài

+ Đọc và sửa lỗi

? Nêu yêu cầu cụ thể của các phần mở bài, thân bài, kết bài ?

- HS nêu – GV khái quát:

+ Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình (Nếu phân tích một đoạn thơ nên nêu rõ vị trí của đoạn thơ ấy trong bài thơ và khái quát nội dung cảm xúc của nó).

+ Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.

+ Kết bài: Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.

H.động 2: Hướng dẫn HS lập dàn ý và luyện nói.

- GV chép đề lên bảng.

? Xác định thể loại cho bài trên? Vấn đề cần nghị luận? Phạm vi kiến thức?

- HS nêu – GV khái quát.

- GV cho HS trên cơ sở chuẩn bị của mỗi cá nhân ở nhà, các thành viên trong nhóm bàn cùng trao đổi 5’ để có một đề cương nói thống nhất, hợp lí.

- Sau khi HS trao đổi, thống nhất, GV cho đại diện HS trình bày dàn bài trước lớp, nhận xét, bổ sung.

3. Yêu cầu cụ thể của các phần mở bài, thân bài, kết bài.

II. Luyện nói

Đề bài: Bếp lửa sưởi ấm một đời - Bàn về bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt.

1. Tìm hiểu đề:

- Thể loại nghị luận: Về một bài thơ.

- Nội dung: Tình cảm bà cháu trong bài thơ “Bếp lửa”.

- Phạm vi kiến thức: Bài thơ “Bếp lửa” và hoàn cảnh sáng tác của bài.

2. Dàn bài a. Mở bài:

- Bằng Việt là nhà thơ trẻ nổi tiếng vào những năm 60.

- Bài thơ được sáng tác năm 1963 khi đang học ngành Luật ở Liên Xô.

- Bài thơ ca ngợi tình cảm bà cháu thiêng liêng.

b. Thân bài:

* Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng cảm xúc về bà, gợi nhắc cuộc sống – kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà:

+ Hình ảnh bếp lửa ở làng quê V.Nam, đẹp ấm áp tình người, tình bà: Một bếp lửa chờn vờn sương sớm, một bếp lửa ấp ưu nồng đượm, cháu thương bà biết mấy nắng mưa. (Phân tích các động từ ấp ưu, chờn

(16)

vờn -> Sự khéo léo, chăm chút của bà khi nhóm lửa).

* Hình ảnh bếp lửa gợi nhớ những kỉ niệm, những suy ngẫm về cuộc đời bà:

+ Cuộc sống vất vả, đói khổ gắn với hoàn cảnh chiến tranh: 4 tuổi quen mùi khói (Bây giờ sống mũi còn cay) đói mòn đói mỏi, khô rạc ngựa gầy, giặc đốt làng, bà dặn cháu...

+ 8 năm ròng cùng bà nhóm lửa: Kỉ niệm về những âm thanh, ánh sáng, tình cảm của bà xung quanh bếp lửa: tu hú kêu, bà kể chuyện, bà dạy, bà chăm, bà dặn...->

Hình ảnh bếp lửa luôn gắn với hình ảnh người bà tảo tần, lam lũ, kiên cường, giàu tình yêu thương và đức hi sinh cao cả.

=> Bếp lửa bình dị, thân thuộc mà kì diệu, thiêng liêng.

* Hình ảnh ngọn lửa và tình cảm thấm thía của tác giả đối với người bà:

+ Sự sáng tạo hình ảnh bếp lửa vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng -> hình ảnh bà nhóm lửa, giữ lửa, nhen lửa, truyền lửa...

=> Yêu thương, kính trọng, biết ơn và tự hào về người bà.

c. Kết bài: Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành gợi những kỉ niệm đầy xúc động về bà và tình bà cháu.

4. Củng cố

Em học được kĩ năng nào qua tiết luyện nói?

5. Hướng dẫn về nhà

* Hướng dẫn về nhà:

- Xem lại các kĩ năng viết đoạn văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.

- Đọc các bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ trong SGK để học cách lập luận, liên kết câu văn, đoạn văn.

* Chuẩn bị bài: Luyện nói nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ (tiếp)

- Hoàn chỉnh bài luyện nói: Viết các đoạn văn trong bài văn nghị luận theo dàn ý trên.

- Luyện nói ở nhà các phần của bài văn để giờ sau nói trước lớp.

V. Rút kinh nghiệm:

...

...

...

(17)

...

...

---

Ngày soạn: 9/4/2021 Tiết 149 Tập làm văn:

LUYỆN NÓI: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ (tiếp)

D. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định lớp

Ngày giảng Lớp Vắng

9B

2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

3. Bài mới

Ở các tiết trước chúng ta đã ôn lại kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ và lập dàn ý cho đề bài SGK. Trong tiết học ngày hôm nay, chúng ta sẽ luyện nói trước lớp, rèn kĩ năng trình bày trước tập thể.

Hoạt động của thầy - trò Nội dung

H.động 1: GV tổ chức cho HS luyện nói trước lớp.

- GV nêu yêu cầu đối với HS trình bày và HS nghe:

+ Bám sát vào đặc sắc của tác phẩm và trình bày một cách sáng rõ, truyền cảm các luận điểm.

+ Hướng tới đối tượng người nghe, lời văn rõ ràng, lưu loát, trôi chảy,...

+ Không cầm vở đọc phần đã chuẩn bị và thảo luận mà yêu cầu của tiết học là luyện nói.

+ Chọn vị trí để trình bày sao cho có thể nhìn được người nghe.

+ Chú ý lựa chọn ngôn ngữ nói mạch lạc, tự nhiên theo dàn ý đã chuẩn bị.

+ Biết nói với âm lượng đủ nghe, ngữ điệu nói hấp dẫn, phù hợp với cảm xúc của bài thơ, đoạn thơ.

+ Biết nghe, nhận xét được phần trình bày của bạn cả về nội dung và hình thức.

- GV nhận xét chung và rút ra kết luận về

II. Luyện nói 3. Luyện nói

(18)

phương pháp làm bài .

- GV đọc một bài mẫu để HS học tập cách viết văn.

* Mở bài:

Thưa các bạn, trong cuộc đời mỗi người kỉ niệm tuổi thơ bao giờ cũng đẹp đẽ, thân thương và chứa chan tình nghĩa. Bởi vì những kỉ niệm đó thường gắn bó với những người ruột thịt gần gũi như ông bà, bố mẹ, chị em... Với Bằng Việt, kỉ niệm về bà và tình bà cháu chắc là sâu đậm và thân thiết lắm mới khơi nguồn cho dòng cảm xúc, ấm lòng để tạo ra 1 tác phẩm đặc sắc “Bếp lửa”.

* Thân bài:

Nếu những câu thơ đầu của bài thơ nhắc nhiều đến bếp lửa thì những câu cuối của bài thơ lại chuyển đổi cách gọi thành ngọn lửa. Và như vậy, từ bếp lửa trong sự tả thực cụ thể, đến đây đã trở thành ngọn lửa mang ý nghĩa tượng trưng, khái quát.

Bếp lửa với những ấm áp, tâm tình bình lặng của tình cảm gia đình, của tình bà cháu đã trở thành ngọn lửa của trái tim, của niềm tin và sức sống con người. Vẻ đẹp của ngọn lửa" kì lạ và thiêng liêng" bởi tình thương và lòng nhân ái bao la của con người mãi ấm nóng, bền bỉ tỏa sang, trường tồn. Kết thúc bài thơ, hình ảnh người bà và ngọn lửa được kết lại trong một câu hỏi tu từ: " Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?" Đó là một nỗi nhớ đau đáu, da diết, thường trực của người cháu từ phương xa gửi tới người bà vô cùng kính yêu của mình.

* Kết bài:

Các bạn ạ! Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ “ Bếp lửa” đã gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với gia đình, quê hương, đất nước.

- GV gọi 2 HS trình bày phần mở bài.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV kết luận về cách mở bài như SGK.

- GV nhận xét, cho điểm.

- GV gọi 3 -> 4 HS trình bày phần thân bài.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, cho điểm.

- GV gọi 2 HS trình bày phần kết bài.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, cho điểm.

- GV gọi 2 HS trình bày cả bài.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, cho điểm.

- Trình bày phần mở bài.

- Trình bày phần mở bài và thân bài.

- Trình bày phần kết bài.

- Trình bày cả bài.

4. Củng cố

- Nhận xét ý thức chuẩn bị bài, thái độ học tập của Học sinh qua phần chuẩn bị cho 2 giờ luyện nói.

- Nhận xét kĩ năng nói của HS.

- Nhận xét các kĩ năng viết văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

5. Hướng dẫn về nhà

(19)

* Hướng dẫn về nhà: Tập trình bày một bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ trước một bạn bè hoặc người thân.

* Chuẩn bị bài: Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê) - Đọc kĩ vb ở nhà.

- Tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác của vb.

- Tìm hiểu về cuộc KC chống Mỹ cứu nước vào thời điểm đó; tìm hiểu về những cô gái TNXP.

- Tìm hiểu giọng đọc của văn bản.

- Tóm tắt truyện, thể loại, PTBĐ, bố cục.

- Tìm hiểu về nhan đề truyện “Những ngôi sao xa xôi”.

- Tìm hiểu truyện đề cập đến vấn đề gì. Từ đó có nhận xét gì về đề tài của truyện.

- Tìm hiểu hiện thực chiến tranh, hoàn cảnh sống và chiến đấu của ba cô gái, vẻ đẹp của các nhân vật, đặc biệt là nhân vật Phương Định.

V. Rút kinh nghiệm:

...

...

...

---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Khác với các thể loại tự sự, trữ tình, văn nghị luận chủ yếu dùng phương thức lập luận bằng lí lẽ, dẫn chứng để trình bày ý kiến tư tưởng nhằm thuyết phục người đọc,

- Năng lực tự chủ và tự học: xác định giá trị của các biện pháp nghệ thuật đối lập, ẩn dụ từ đó thấy được tâm tư, tình cảm của người chiến sĩ cộng sản yêu nước,

- Năng lực tự học: tự nhận thức, xác định giá trị của các biện pháp nghệ thuật đối lập, ẩn dụ, hình ảnh giản dị từ đó thấy được tâm tư, tình cảm của người

-Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thể hiện sự cảm thông, kỹ năng kiểm soát cảm xúc trong những tình huống liên quan đến phẩm chất khoan dung3. Về

- Học sinh hát đúng giai điệu, thuộc lời ca và thể hiện được sắc thái, tình cảm của bốn bài hát Mái trường mến yêu, Lí cây đa, Chúng em cần hoà bình, Khúc hát chim sơn

- Tác giả Nguyễn Ái Quốc sử dụng cụm “Những trò lố” để đặt tên tác phẩm của mình, nhằm bộc lộ thái độ khinh thường, mỉa mai châm biếm trò ngụy tạo của

- Giao tiếp : Thể hiện sự đồng cảm, xót thương đối với nững kiếp sống nghèo khổ , cảm thông trân trọng những ước mong của họ về một cuộc sống tươi sáng hơn.. Tình cảm

Một vài đặc điểm của chạm khắc gỗ đình làng - Chủ yếu phản ánh những sinh hoạt trong đời sống của nhân dân. - Nghệ thuật chạm khắc mộc mạc khoẻ khoắn và phóng khoáng bộc