• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 21

Ngày soạn: 09/02/2019

Ngày giảng: Thứ ba ngày 12 tháng 02 năm 2019(5A) KHOA HỌC

TIẾT 41: NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Trình bầy tác dụng của năng lượng mặt trời trong tự hiên .

2. Kĩ năng: HS biết một số phương tiện, máy móc, hoạt động… của con người sử dụng năng lượng mặt trời trong tự nhiên.

3. Thái độ: Nêu cao tính tự giác trong học tập.

*GDTKNLHQ: HS nêu được tác dụng của năng lượng Mặt trời trong TN, Kể tên 1 số phương tiện máy móc hoạt động ... của con người có sử dụng năng lượng Mặt trời.

II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP - Chuẩn bị theo nhóm:

+ Ô tô đồ chơi, máy tính bỏ túi.

+ Tranh ảnh về các phương tiện máy móc chạy bằng năng lượng mặt trời.

- Hình trang 84, 85 SGK.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ(5')

- Lấy VD chứng tỏ năng lượng rất quan trọng trong cuộc sống chúng ta?

- Con người muốn hoạt động được cần cung cấp gì?

- Nhận xét TD 2. Bài mới.(30')

HĐ1:Tác dụng của năng lượng mặt trời trong tự nhiên (12')

* Mục tiêu: HS nêu được VD về năng lượng mặt trời trong tự nhiên.

* Cách tiến hành.:

Bước 1: Làm việc theo nhóm. Quan sát H1 SGK vẽ lại sơ đồ chuỗi thức ăn theo hình minh hoạ 1 và cho biết: Mặt trời có vai trò gì trong mỗi khâu của chuỗi thức ăn đó?

*GV KL:

- HS thảo luận câu hỏi.

+ Mặt trời cung cấp năng lượng cho trái đất ở những dạng nào?

+ Nêu vai trò của năng lượng mặt trời đối với

- Một số HS nêu.

- Nhóm trưởng điều khiển thảo luận.

- Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- Một số HS trả lời

+Cỏ -Bò - Người . Mặt trời cung cấp ánh sáng và nguồn nhiệt cho cây cỏ lớn lên, cho bò được sưởi ấm, lấy được thức ăn cho con người hoạt động. Cỏ là t/ă của bò, thịt bò là t/ă của người.

+Ở dạng ánh sáng và nguồn nhiệt + Con người sử dụng năng lượng

(2)

sự sống?

+ Nêu vai trò của năng lượng mặt trời đối với khí hậu?

Bước 2 : Làm việc cả lớp.

- GV nhận xét.

* GV giảng: Mặt trời chiếu sáng và sưởi ấm muôn loài, giúp cho cây xanh tốt, người và động vật khoẻ mạnh…..

HĐ2: Sử dụng năng lượng MT trong cuộc sống(10')

* Mục tiêu: HS kể được một số phương tiện, máy móc, hoạt động….của con người sử dụng năng lượng mặt trời.

* Cách tiến hành:

Bước 1. Làm việc theo nhóm.

- HS quan sát các hình 2, 3, 4 trang 84, 85 SGK và thảo luận nội dung.

+ Kể tên một số ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời trong cuộc sống hàng ngày?

+ Kể tên một số công trình, máy móc sử dụng năng lượng mặt trời?

+ Kể tên một số ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời ở gia đình vào cuộc sống?

Bước 2: Làm việc cả lớp.

- Từng nhóm trình bầy kết quả làm thảo luận.

+ HS quan sát máy tính bỏ túi, GV giới thiệu:

con người còn sử dụng những thnàh tựu khoa học vàop việc sử dụng năng lượng Mt để phát điện

HĐ3: Trò chơi(6’)

* Mục tiêu: Củng cố cho HS những kiến thức đã học về vai trò của năng lượng mặt trời.

* Cách tiến hành.

- Gv phổ biến luật chơi và chia lớp làm 2 đội tham gia chơi.

- Gv vẽ hình mặt trời lên bảng và cho hai đội bốc thăm lên chơi.

- Sau 5' GV tổng kết cuộc thi nhóm nào ghi được nhiều là thắng cuộc

mặt trời để học tập, vui chơi, lao động, giúp con người khoẻ mạnh, chiếu sáng, sưởi ấm, làm khô, đun nấu, phát điện....

+ Nếu không có năng lượng MT thời tiết, khí hậu sẽ có những thay đổi xấu: không có gió, nước đóng băng, giá lạnh, không có ánh sáng,....

- HS thảo luận :

+H2: Mọi người đang tắm biển:

con người sử dụng năng lượng MT để tắm biển

+H3: Con người đang phơi cà phê:

Năng lượng MT dùng để làm khô +H4 : Các tấm pin MT của tàu vũ trụ: năng lượng MT dùng để phát điện.

+H5: cánh đồng muối: MT làm nước bay hơi con người thu được muối.

- HS theo dõi.

- HS tham gia chơi trò chơi.

- Hs trả lời.

(3)

3. Củng cố, dặn dò.(5')

- Năng lượng MT có vai trò gì đối với cuộc sống?

- Nhận xét chung tiết học.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau “ Sử dụng năng lượng chất đốt ”.

- Hs lắng nghe, ghi nhớ.

--- Ngày soạn: 10/02/2019

Ngày giảng: Thứ tư ngày 13 tháng 02 năm 2019(5B) Thứ sáu ngày 15 tháng 02 năm 2019(5A,5C)

KĨ THUẬT

TIẾT 21 : VỆ SINH PHÒNG BỆNH CHO GÀ I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS cần nêu được mục đích, tác dụng và một số cách vệ sinh phòng bệnh cho gà.

2. Kĩ năng: Biết liên hệ thực tế để nêu một số cách phòng bệnh cho gà.

3. Thái độ: HS có ý thức chăm sóc, bảo vệ vật nuôi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh minh họa SGK.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ(2’)

- Nêu cách chống nóng, chống rét, phòng ẩm cho gà ?

- Nhận xét.

2. Bài mới(33’)

a) Giới thiệu bài: Trực tiếp b) HD HS tìm hiểu bài:

* Hoạt động 1. Tìm hiểu MĐ, tác dụng của việc vệ sinh phòng bệnh cho gà.

(10’)

- Kể tên các công việc vệ sinh phòng dịch cho gà?

- GV nhận xét và tóm tắt.

- Nêu tác dụng của vệ sinh dụng cụ cho gà ăn, uống?

* Hoạt động 2. Tìm hiểu cách vệ sinh phòng dịch cho gà.(8’)

-Vệ sinh dụng cụ ăn uống.

+ Nêu cách vệ sinh dụng cụ ăn uống ? -Vệ sinh chuồng nuôi.

+Nêu tác dụng của vệ sinh chuồng gà?

- 2 HS nêu

- Dụng cụ, chuồng, tiêm, nhỏ thuốc…

- HS nhắc lại theo cách hiểu của mình.

- Tiêu diệt vi trùng, tăng sức đề kháng…

- HS đọc nội dung mục 2 SGK.

- Cọ rửa máng hàng ngày, thay nước sạch, không để thức ăn nước uống lâu ngày trong máng

- Chuồng nuôi sạch và tiêu diệt vi

(4)

+ Nếu không dọn vệ sinh chuồng nuôi thì sẽ gây tác hại gì?

So sánh cách VS chuồng nuôi ở nhà và cách vệ sinh chuồng nuôi ở trong SGK.

- Tiêm thuốc, nhỏ thuốc phòng dịch bệnh cho gà.

+ Nêu vị trí tiêm, nhỏ thuốc cho gà?

* Hoạt động 3. (5’) Đánh giá kết quả học tập

+ Nêu tác dụng của việc vệ sinh phòng dịch cho gà?

+ Ở gia đình em phòng bệnh cho gà như thế nào?

3.Củng cố dặn dò(3’)

- Về xem trước bài 22- lắp xe cần cẩu.

trùng gây bệnh.

- HS nhắc lại tác dụng của chuồng nuôi gà.

- HS liên hệ việc nuôi gà ở nhà mà không dọn chuồng sẽ như thế nào?

- nhỏ mũi, tiêm cánh.

- HS trả lời, liên hệ thực tế gia đình.

- Chuẩn bị bộ lắp ghép.

--- Ngày soạn: 11/02/2019

Ngày giảng: Thứ năm ngày 14 tháng 02 năm 2019(5A) ĐỊA LÍ

TIẾT 21 : CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG CỦA VIỆT NAM I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Dựa vào bản đồ, lược đồ, đọc tên và nêu được vị trí của Cam- pu- chia, Lào, Trung Quốc. Hiểu và nêu được: Cam-pu-chia và Lào là hai nước nông nghiệp mới phát triển công nghiệp. Trung Quốc là nước có số dân đông nhất thế giới, đang phát triển mạnh.

2. Kĩ năng: Biết dựa vào lược đồ nhận biết biết được các nước láng giềng của Việt Nam.

3. Thái độ: HS yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bản đồ Các nước châu Á.

- Bản đồ Tự nhiên châu Á.

- Tranh ảnh về dân cư, hoạt động kinh tế của các nước Cam-pu-chia, Lào, Trung Quốc (nếu có).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC(ƯDPHTM)

Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên 1. Kiểm tra bài cũ(4’)

+ Kể tên các trung tâm du lịch lớn của nước ta. Nêu những điểm thuận lợi để nơi đó thu hút khách du lịch, tham quan?

- 2 HS trả lời.

- Lớp nhận xét.

(5)

- GV nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài. (1’)

- Nêu mục đích, yêu cầu của bài học.

b. Nội dung.

*Cam-pu-chia (8’)

- YC HS quan sát H3 ở bài 17 và H5 ở bài 18.

+ Cam- pu- chia thuộc khu vực nào của châu Á, giáp những nước nào?

+ Trình bày sơ lược đặc điểm địa hình và tên những sản phẩm chính của nền KT Cam- pu- chia ?

- Kết luận: Cam- pu- chia nằm ở Đông Nam Á, giáp với Việt Nam, đang phát triển nông nghiệp và chế biến nông sản.

* Lào(12’)

- Yêu cầu thảo luân theo nhóm 4.

+ Lào thuộc khu vực nào của châu Á, giáp những nước nào?

+ Nêu đặc điểm chính về địa hình và các ngành sản xuất chính của Lào?

- GV gửi tập tin, yc hs hoàn thành bảng sau và gửi bài.

Nước Vị trí địa lí

Địa hình chính

SP chính CPC

Thủ đô:

Nông Pênh Lào Thủ đô

Viên Chăn

Kết luận: Hai nước có sự khác nhau về vị trí địa lí, địa hình; cả hai nước này đều là nước nông nghiệp, mới phát triển công nghiệp.

- Hs lắng nghe.

- HS quan sát H3 ở bài 17 và H5 ở bài 18.

+ Cam- pu- chia thuộc khu vực Đông Nam Á; giáp với Việt Nam, Lào, Thái Lan và vịnh Thái Lan;

+ Địa hình chủ yếu là đồng bằng dạng lòng chảo trũng( ở giữa có Biển Hồ).

+ Các ngành sản xuất chính là trồng lúa gạo, cao su, hồ tiêu, làm đường thốt nốt, đánh bắt cá.

- Thảo luận nhóm 4.

- Đại diện nhóm trình bày.

+ Thuộc khu vực ĐNA, giáp VN, TQ, Mi- an- ma, Thái Lan, không giáp biển.

+ Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên; Các sản phẩm chính là quế, cánh kiến, gỗ, lúa gạo.

- Hs nhận bài và làm bài.

(6)

*Trung Quốc (10’)

- Trung Quốc nằm ở phía nào của nước ta ? Thủ đô ?

- Nhận xét số dân, kinh tế TQ ?

Kết luận: Trung Quốc có DT lớn, có số dân đông nhất thế giới, nền kinh tế đang phát triển mạnh với 1 số mặt hàng CN, TCN nổi tiếng.

- Cho HS quan sát hình 3 và tìm hiểu về Vạn lí Trường Thành.

- GV cung cấp thêm một số thông tin về kinh tế của Trung Quốc (SGV - Trang 124)

3. Củng cố- dặn dò(3’)

? Nêu đặc điểm của TQ, Lào, Cam-pu- chia.

- GV nhận xét giờ học.

- VN học bài, chuẩn bị bài sau.

* Trung Quốc là nước láng giềng của phía Bắc nước ta. Thủ đô : Bắc Kinh

*Trung Quốc có DT lớn, số dân đông nhất thế giới, nền KT đang phát triển mạnh với nhiều ngành công nghiệp hiện đại.

- HS quan sát.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

Nước Vị trí địa lí Địa hình chính SP chính

CPC Thủ đô:

Nông Pênh

- Khu vực Đông Nam Á.

- Giáp Việt Nam, Thái Lan, Lào, biển.

- Đồng bằng dạng lòng chảo.

- Lúa gạo, cao su, hồ tiêu, đường thốt nốt.

- Cá.

Lào Thủ đô : Viên Chăn

- Khu vực Đông Nam Á (giáp Việt Nam, Trung Quốc, Mi-an-ma, Thái Lan, Cam-pu-chia).

- Không giáp biển.

-Núi và cao nguyên.

- Quế, cánh kiến, gỗ, lúa gạo,...

--- Ngày soạn :12/02/2019

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 15 tháng 02 năm 2019(5A) KHOA HỌC

BÀI 42: SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CHẤT ĐỐT I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Kể tên một số loại chất đốt

- Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng chất đốt trong đời sống và sản xuất: sử dụng năng lượng từ than đá, dầu mỏ, khí đốt trong nấu ăn, thắp sáng, chạy máy.

2. Thái độ: Nêu được một số biện pháp phòng chống cháy, bỏng, ô nhiễm khi sử dụng năng lượng chất đốt

3.Thái độ: Thực hiện tiết kiệm năng lượng chất đốt.

(7)

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng biết cách tìm tòi, xử lí, trình bày thông tin về việc sử dụng chất đốt.

- Kĩ năng bình luận, đánh giá về các quan điểm khác nhau về khai thác và sử dụng chất đốt.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh ảnh về việc sử dụng các loại chất đốt.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định(1’)

2. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Câu hỏi: Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời trong đời sống và sản xuất - GV nhận xét, đánh giá

3-Bài mới

 Hoạt động 1: Kể tên một số loại chất đốt (8’)

- GV yêu cầu HS nêu tên các loại chất đốt trong hình 1, 2, 3 trang 86 SGK, trong đó loại chất đốt nào ở thể rắn, chất đốt nào ở thể khí hay thể lỏng?

 Hoạt động 2: Tìm hiểu chất đốt(18’) - GV chia lớp thành 6 nhóm, giao nhiệm vụ theo nhóm:

*Nhóm 1- 2

+Kể tên các chất đốt rắn thường được dùng ở các vùng nông thôn và miền núi.

+Than đá được sử dụng trong những công việc gì?

+Ở nước ta, than đá được khai thác chủ yếu ở đâu?

+Ngoài than đá, bạn còn biết tên loại than nào khác?

*Nhóm 3- 4

+Kể tên các loại chất đốt lỏng mà em biết, chúng thường được dùng để làm gì?

+Ở nước ta, dầu mỏ được khai thác ở đâu?

+Từ dầu mỏ thể tách ra những chất đốt nào?

*Nhóm 5- 6

- HS trả lời.

- HS quan sát, trả lời

+ Hình 1: Chất đốt là than (thể rắn) + Hình 2: Chất đốt là dầu hỏa (thể lỏng)

+ Hình 3: Chất đốt là gas (thể khí) - HS liên hệ việc sử dụng chất đốt ở gia đình

- Các nhóm thảo luận

- Đại diện các nhóm báo cáo, nhóm khác bổ sung

*Nhóm 1- 2: Sử dụng chất đốt rắn +Củi, tre, rơm, rạ …

+Than đá được sử dụng để chạy máy của các nhà máy nhiệt điện và một số loại động cơ, dùng trong sinh hoạt +Khai thác chủ yếu ở các mỏ than thuộc tỉnh Quảng Ninh

+Than bùn, than củi.

*Nhóm 3- 4: Sử dụng các chất đốt lỏng

- Dầu mỏ ở nước ta được khai thác ở Vũng Tàu.

- Xăng, dầu hoả, dầu đi-ê-zen, dầu nhờn…

-

*Nhóm 5- 6: Sử dụng các chất đốt

(8)

+Kể tên các chất đốt khí mà em biết?

+Bằng cách nào người ta có thể sử dụng được khí sinh học?

- GV nhận xét, thống nhất các đáp án 3. Củng cố- dặn dò(3’)

- Gọi hs đọc mục bạn cần biết.

- Chuẩn bị bài “Sử dụng năng lượng của chất đốt (tiết 2)”.

- Nhận xét tiết học.

khí.- Khí tự nhiên, khí sinh học.

- Ủ chất thải, mùn, rác, phân gia súc theo đường ống dẫn vào bếp.

- HS đọc mục bạn cần biết - Hs lắng nghe, ghi nhớ.

--- Ngày soạn :13/02/2019

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 15 tháng 02 năm 2019(5A) LỊCH SỬ

TIẾT 21: NƯỚC NHÀ BỊ CHIA CẮT I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Đế quốc Mĩ phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ,âm mưu chia cắt lâudài đất nước ta.

- Hiểu được vì sao nhân dân ta phải cầm súng đứng lên chống Mĩ – Diệm 2. Kĩ năng:Biết cách xem và chỉ bản đồ.

3. Thái độ: Giáo dục cho HS lòng yêu nước, căm thù giặc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bản đồ Hành chính Việt Nam (để chỉ giới tuyến quân sự tạm thời theo quy định của hiệp định Giơ- ne- vơ).

- Tranh ảnh tư liệu về cảnh Mĩ - Diệm tàn sát đồng bào miền Nam.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Kiểm tra bài cũ(4’)

+ Nêu diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ.

- Gv nhận xét đánh giá.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1’) - GV cho hs quan sát.

+ Sông Bến Hải là nơi chứng kiến nỗi đau chia cắt giữa 2 miền Nam – Bắc nước ta hơn 21 năm. Vì sao đất nước ta lại bị chia cắt ? Kẻ nào đã gây ra tội –`ác đó ? Nhân dân ta đã làm gì để xoá bớt nỗi đau chia cắt ? Bài học lịch sử hôm nay sẽ giúp các em nắm rõ vấn đề này . b. Nội dung

*Hoạt động 1: ( làm việc cả lớp)(10’) - GV giới thiệu sơ qua về tình hình miền

- 2HS nhìn lược đồ thuật lại chiến dịch.

- Lớp nhận xét.

Hình chụp cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải, giới tuyến quân sự tạm thời giữa 2 miền Nam – Bắc.

- 1, 2 HS đọc bài và chú thích.

(9)

Bắc sau chiến dịch ĐBP.

+ Vì sao đất nước ta bị chia cắt?

+ Một số dẫn chứng về việc Mĩ - Diệm tàn sát đồng bào ta.

+ Nhân dân ta phải làm gì để có thể xoá bỏ nỗi đau chia cắt?

*Hoạt động 2: Nội dung Hiệp định Giơ- ne-vơ. (10’)

- GV hdẫn HS tìm hiểu tình hình nước ta sau chiến thắng lịch sử ĐBP 1954

+ Hãy nêu các điều khoản chính của Hiệp định Giơ- ne- vơ ?

+ Hiệp định Giơ- ne- vơ thể hiện mong ước gì của nhân dân ta?

- Gọi HS lên chỉ vào bản đồ: vĩ tuyến 17 (sông Bến Hải, cầu Hiền Lương)

- GV kết luận

*Hoạt động 3: Vì sao nước ta lại bị chia cắt. (8’)

+ Nguyện vọng của nhân dân ta sau 2 năm, đất nước sẽ thống nhất, gia đình sẽ sum họp, nhưng nguyện vọng đó có thực hiện được không? Tại sao?

+ Mĩ có âm mưu gì?

+ Nêu dẫn chứng về việc đế quốc Mĩ cố tình phá hoại Hiệp định Giơ- ne- vơ?

+ Mĩ tìm mọi cách phá hoại Hiệp định Giơ- ne- vơ. Trong thời gian Pháp rút quân, Mĩ dần dần thay chân Pháp xâm lược miền Nam,...

- Chính quyền Ngô Đình Diệm thực hiện chính sách “tố cộng”,“diệt cộng". Với khẩu hiệu “giết nhầm còn hơn bỏ sót” chúng thẳng tay giết hại các chiến sĩ cách mạng và những người dân vô tội.

- Không còn con đường nào khác, nhân dân ta buộc phải cầm súng đứng lên.

- HS chia nhóm

+ Chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam và Đông Dương;

quy định vĩ tuyến 17 (sông Bến Hải) làm giới tuyến quân sự tạm thời.

Quân ta sẽ tập kết ra Bắc. Quân Pháp sẽ rút khỏi miền Bắc, chuyển vào miền Nam. Trong 2 năm, quân Pháp rút khỏi miền Nam Việt Nam.

Đến tháng 7- 1956, tiến hành tổng tuyển cử, thống nhất đất nước.

+ Mong ước độc lập, tự do và thống nhất đất nước..

- Hs lên bảng chỉ bản đồ.

- Lắng nghe.

+ Nguyện vọng đó không thực hiện được- Vì đế quốc Mĩ và bè lũ tay sai đã khủng bố, tàn sát đồng bào miền Nam, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta.

+ Mĩ có âm mưu thay chân Pháp, xâm lược miền Nam.

+ Lập chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.

+ Ra sức chống phá lực lượng cách mạng.

(10)

+ Việc làm của đế quốc Mĩ đã gây hậu quả gì cho dân tộc ta?

+ Muốn xoá bỏ nỗi đau chia cắt dân tộc ta phải làm gì?

* Kết luận: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Nhân dân của hai miền Nam, Bắc đều là dân của một nước.

Âm mưu chia cắt nước ta của đế quốc Mĩ là đi ngược với nguyện vọng chính đáng của nhân dân ta

3. Củng cố- dặn dò(2’)

* Để môi trường không bị ô nhiễn do chất đọc bom đạn các em cần làm gì?

* Em cần làm gì để bảo vệ các di tích lịch sử? Em biết gì về sông Bến Hải?

- Nhận xét tiết học - Dặn chuẩn bị bài sau.

+ Khủng bố dã man những người…

+ Thực hiện chính sách “tố cộng”,

“diệt cộng”

+ Đồng bào bị tàn sát, đất nước bại chia cắt.

- Cầm súng đứng lên chống Mĩ và tay sai.

- Đọc nội dung bài học.

- Hs trả lời: Cần tích cực học tập để góp sức mình vào bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.

- Hs nêu theo ý hiểu.

- Hs lắng nghe, ghi nhớ.

---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Kiến thức: Nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch3. - Cam kết thực hiện bảo vệ bầu không khí

KT: Dựa theo lời kể của GV, sắp xếp đúng thứ tự tranh minh hoạ cho trước (SGK); Hiểu được lời khuyên qua câu chuyện: Cần nhận ra cái đẹp của người

KT: - Biết quan sát cây cối theo trình tự hợp lý, kết hợp các giác quan khi quan sát; Bước đầu nhận ra được sự giống nhau giữa miêu tả 1 loài cây với miêu tả

KT: Nhận biết được một số nét đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả) trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả

KT: Nhận biết được một số nét đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả) trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả

KT: Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối đã học để viết được một số đoạn văn (còn thiếu ý) cho hoàn chỉnh (BT2).. KN: Viết được đoạn

KT: Nắm được hai cách mở bài (trực tiếp, gián tiếp) trong bài văn miêu tả cây cối ; vận dụng kiến thức đã biết để viết được đoạn mở bài cho bài văn tả một

- Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối đã học để viết được các đoạn văn trong phần thân bài của bài văn tả một