• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 6/3/21 Ngày giảng: 10/3/21

Tiết 24 Bài 14: THỰC HIỆN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG (TIẾP) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức:

- Giúp học sinh nhận biết được tín hiệu đèn giao thông và một số biển báo thông dụng trên đường và ý nghĩa của việc thực hiện trật tự ATGT.

2. Kỹ năng:

- Biết thực hiện đúng quy định về trật tự ATGT và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.

3. Thái độ:

Đồng tình ủng hộ các hành vi thực hiện đúng và phê phán những hành vi vi phạm trật tự ATGT.

4. Định hướng phát triển phẩm chất - năng lực

- Phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệmdfgb - Năng lực tự học tự thu thập và xử lí thông tin trình bày suy nghĩ

- Năng lực tự chịu trách nhiệm về các hành vi và việc làm của bản thân, thực hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng, đất nước.

- Giải quyết vấn đề cá nhân và hợp tác giải quyết vấn đề xã hội

- Kỹ năng tư duy phê phán , đánh giá những hành vi thực hiện đúng và chưa đúng pháp luật về giao thông

- Kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đến an toàn giao thông

* Các nội dung tích hợp

- Giáo dục đạo đức: YÊU THƯƠNG, TRÁCH NHIỆM, KHOAN DUNG, ĐOÀN KẾT, HỢP TÁC

+ Đồng tình ủng hộ chủ trương của nhà nước và những quy định của pháp luật - Giáo dục kĩ năng sống: thu thập và xử lí thông tin, tư duy phê phán, ứng phó, tự bảo vệ, tìm kiếm sự trợ giúp, tự tin.

III. CHUẨN BỊ:

- GV: Giáo án, phiếu học tập, luật an toàn giao thông, bảng phụ, máy chiếu.

- HS: Đọc trước bài, đồ dùng học tập.

III. PHƯƠNG PHÁP:

1. Phương pháp dạy học:

- Quy nạp, thực hành, nhóm 2. Kĩ thuật dạy học:

- Vấn đáp, nêu vấn đề, lấy vd, thảo luận nhóm, giải quyết tình huống, luyện tập.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:

(2)

2. Kiểm tra bài cũ: 4p

? Nêu những nguyên nhân phổ biến của tai nạn giao thông.

3. Bài mới

* Hoạt động 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.

- Phương tiện, tư liệu: số liệu, sự kiện băng hình, hình ảnh

- Phương pháp, kĩ thuật: Trực quan, thuyết trình, phân tích hình ảnh - Thời gian: (3 phút.)

? Em có suy nghĩ hì khi xem những bức tranh trên?

BT1: Kêu gọi mọi người thực hiện tốt luật giao thông là trách nhiệm của tất cả mọi người, để xây dựng văn há giao thông an toàn lành mạnh.

BT2: Trong khi mọi người nghiêm túc thực hiện an toàn giao thông thì một bộ phận cô tình vi phạm, những hành vi như vậy gây nguy hiểm cho bản thân và mọi người.

GV: Trật tự an toàn giao thông là vấn đề rất đáng quan tâm của mọi người, mọi nhà, mọi tầng lớp trong xã hội. Để đảm bảo luật trật tự an toàn giao thông chúng ta phải tuân thủ các quy định của pháp luật về đi đường. Để hiểu rõ các quy định này và biết cách xử lý khi đi đường chúng ta học bài hôm nay.

Hoạt động 2: HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: Cung cấp cho học sinh về những quy định chung về đi đường.

- Phương pháp, kĩ thuật: thảo luận nhóm, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Thời gian: 25 phút.

- Cách thức tiến hành

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG

* Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung bài học:

- Mục đích: HS biết được nội dung bài học.

- Phương pháp: Đàm thoại, giải quyết vấn đề, tháo luận nhóm.

- Thời gian:15 phút - Cách thức tiến hành:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ

Hs nghiên cứu những quy định về đi đường.

- Ý nghĩa của việc thực hiện tốt ATGT.

I. Đặt vấn đề

II. Nội dung bài học

(3)

- Trách nhiệm của HS trong thực hiện trật tự giao thông.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV: Cho hs thảo luận xử lí tình huống sau:

Tan học Hưng lái xe đạp thả hai tay và lạng lách, đánh võng và đã vướng phải quang gánh của bác bán rau đi giữa lòng đường.

?Hãy nêu sai phạm của Hưng và bác bán rau?

- Hưng vi phạm: thả hai tay, lạng lách, đánh võng , va phải người đi bộ.

- Người bán rau vi pham: Đi bộ dưới lòng đường

GV: Khi đi bộ phải tuân theo những quy định nào?

GV: Cho HS quan sát tranh và nêu các vi phạm trong bức tranh (GV chuẩn bị ở bảng phụ)

HS trả lời: Làm một số bài tập ở sách BT tình huống.

GV: Người đi xe đạp phải tuân theo những quy định nào?

HS trả lời:

+ Đi đúng phần đường, đúng chiều.

+ Đi bên phải.

+ Tránh bên phải, vượt bên trái.

+ Chỉ được chở 1 người và một trẻ em dưới 7 tuổi.

+ Trẻ em dưới 12 tuổi không được đi xe đạp người lớn.

GV: Muốn lái xe máy, xe mô tô phải có đủ những điều kiện nào?

HS trả lời: Trẻ em dưới 16 tuổi không được lái xe gắn máy, đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi lanh dưới 50cm3

GV: Để thực hiện TTATGT đường sắt mọi người phải tuân theo những quy định gì?

HS trả lời:

- Không chăn thả trâu, bò, gia súc hoặc chơi đùa trên đường sắt

- Không thò đầu, chân tay ra ngoài khi tàu đang chạy

- Không ném đất đá và các vật gây nguy hiểm

2. Một số quy định về đi đường

a. Người đi bộ

- Phải đi trên hè phố, lề đường hoặc sát mép đường, đi đúng phần đường .

- Nơi có tín hiệu, vạch kẻ đường phải tuân thủ.

Trẻ em dưới 7 tuổi khi qua đường phải có người lớn dẫn dắt; Không mang vác đồ cồng kềnh đi ngang trên đường.

b. Người đi xe đạp:

- Không đi xe dàn hàng ngang, lạng lách đánh võng.

- Không đi vào phần đường dành cho người đi bộ hoặc phương tiện khác.

- Không sử dụng xe để kéo đẩy xe khác.

- Không mang vác chở vật cồng kềnh.

- Không buông cả hai tay hoặc đi bằng một bánh.

* Trẻ em dưới 16 tuổi:

- Không được lái xe gắn máy - Đủ 16 đến dưới 18 tuổi được lái xe với dung tích xi lanh dưới 50 cm.

* Quy định về an toàn đường sắt:

- Không chăn thả trâu bò gia súc và chơi đùa trên đường sắt - Không thò đầu chân tay ra ngoài khi tàu đang chạy

- Không ném đất đá và các vật gây nguy hiểm lên tàu và từ trên tàu xuống.

(4)

lên tàu và từ trên tàu xuống.

? Nêu ý nghĩa của việc thực hiện ATGT?

- Bảo vệ tính mạng cho mình và cho xã hội - Tiết kiệm chi phí

- Giao thông đi lại thuận tiện.

- Ý thức con người được nang cao

GV: Cho HS thảo luận nhóm:

Bản thân em đã làm gì để góp phần bảo đảm trật tự ATGT?

HS: Thảo luận và ghi ý kiến của mình ra giấy A2.

- Phải tuyệt đối chấp hành hệ thống báo hiệu và các quy định về an toàn giao thông.

- Học và thực hiện đúng theo những quy định của luật giao thông.

- Tuyên truyền những quy định của Luật GT.

- Nhắc nhở mọi người cùng thực hiện, nhất là các em nhỏ.

- Lên án tình trạng cố tình vi phạm luật GT.

GV: Gắn phiếu của các nhóm lên bảng, Y/C các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, góp ý kiến.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - Hs trình bày kết quả.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của hs.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành

...

.

...

4. Ý nghĩa của việc thực hiện ATGT:

- Mọi người dân được đi lại giao lưu buôn bán thuận lợi hơn.

- Xã hội có kỉ cương kỉ luật trật tự hơn.

- Bảo vệ được tính mạng của bản thân và của người khác, hạn chế thiệt hại về cả người và tài sản của gia đình, đất nước.

5. Trách nhiệm của HS - Phải tuyệt đối chấp hành hệ thống báo hiệu và các quy định về an toàn giao thông.

- Học và thực hiện đúng theo những quy định của luật giao thông.

- Tuyên truyền những quy định của Luật GT.

- Nhắc nhở mọi người cùng thực hiện, nhất là các em nhỏ.

- Lên án tình trạng cố tình vi phạm luật GT.

(5)

* Hoạt động 3: HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức của toàn bài - Phương tiện, tư liệu: bảng phụ, máy chiếu

- Phương pháp, kĩ thuật: động não, vấn đáp, trình bày 1 phút - Thời gian: 5 phút.

Chọn đáp án đúng:

Câu 1. Nguyên nhân nào dưới đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tai nạn giao thông ?

A. Đường hẹp và xấu

B. Người tham gia giao thông không tuân thủ quy định của pháp luật C. Phương tiện tham gia giao thông tăng nhanh và không bảo đảm an toàn D. Pháp luật xử lí vi phạm chưa nghiêm.

Câu 2. Biển báo nào dưới đây là biển báo nguy hiểm ? A. Hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, hình vẽ màu đen B. Hình tròn, nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng

C. Hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, hình vẽ màu đen D. Hình vuông hoặc chữ nhật, nền màu xanh lam.

Câu 3. Người trong độ tuổi nào dưới đây được phép lái xe gắn máy?

A. Dưới 15 tuổi B. Dưới 16 tuổi C. Đủ 15 tuổi

D. Đủ 16 tuổi trở lên.

Câu 4. Những ý kiến dưới đây là đúng hay sai ?

Ý kiế Đúng Sai

A. Tất cả những người đủ 18 tuổi trở lên được phép lái xe mô tô B. Để hạn chế tai nạn giao thông, điều quan trọng nhất là phải hạn chế sự phát triển của các phương tiện cơ giới.

C. Người tham gia giao thông phải đi về bên phải theo chiều đi của mình.

D. Người ngồi sau xe đạp, xe mô tô không được sử dụng điện thoại di động

E. Người điều khiển xe đạp không được sử dụng ô.

Câu 5. Hành vi nào dưới đây là vi phạm pháp luật về an toàn giao thông ? A. Tú điều khiển xe đạp không có chuông

B. Tân điều khiển xe đạp chở em trai 9 tuổi phía sau C. Hoàng sử dụng ô khi ngồi sau xe đạp của Tuấn

D. Bình điều khiển xe đạp vượt xe phía trước về bên trái

Câu 6. Những hành vi nào dưới đây là không an toàn khi tham gia giao thông ?

(6)

A. Đi bộ chéo qua ngã tư đường

B. Đi xe đạp vào phần đường bên phải trong cùng C. Đá bóng, thả diểu dưới lòng đường

D. Bám nhảy tàu xe E. Đi bộ sát mép đường

G. Rẽ bất ngờ, không xin đường, không quan sát kĩ H. Đứng túm tụm dưới lòng đường

* Hoạt động 4: HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong thực tiễn cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Phương tiện, tư liệu:tình huống, máy chiếu

- Phương pháp, kĩ thuật: hoạt động nhóm, Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, giao tiếp.

- Thời gian :5phút

Các bạn Liên, Tú, Hoàng đi xe đạp hàng ba, vừa đi vừa nói chuyện, cười đùa. Gần đến ngã tư, chưa tới vạch dừng thì đèn vàng bật sáng. Liên vừa đạp xe nhanh, vừa giục các bạn, Tú cũng vội vàng đạp xe theo Liên. Hoàng muốn ngăn các bạn lại nhưng không kịp.

  1/Em hãy nhận xét hành vi đi đường của các bạn Liên, Tú, Hoàng.

2/Theo quy định của pháp luật, trong những trường hợp nào thì khi đèn vàng sáng, người điều khiển xe được phép tiếp tục đi ?

T rả lời

1/ Hành vi của Liên và Tú là sai. Khi đèn vàng sáng thì người tham gia giao thông phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp.

2/ Theo quy định của pháp luật, trong trường hợp phương tiện đã tiến sát đến hoặc đã vượt quá vạch sơn “Vạch dừng xe” khi tín hiệu vàng bật sáng, nếu dừng lại sẽ gây nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau;

khi đó người điều khiển phương tiện sẽ không bị xử phạt về hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn.

? Em hãy nêu thực trạng tình hình giao thông tại địa phương em.

* Hoạt động 5: HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG

- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Phương pháp, kĩ thuật: hoạt động cá nhân..

- Thời gian : 2 phút

* Tìm đọc thêm luật giao thông đường bộ ở nước ta.

HS tự tìm hiểu

4. Hướng dẫn về nhà

(7)

- Học nội dung bài học, làm các bài tập SGK - Chuẩn bị bài mới: Quyền và nghĩa vụ học tập.

+ Trả lời các câu hỏi phần truyện đọc + Nghiên cứu nội dung bài học

+ Tìm các tấm gương tốt và chưa tốt trong học tập V. Rút kinh nghiệm

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

CÔNG THỨC NGHIỆM CỦA PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAII. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC

a) Mục tiêu: Hs vận dụng tốt các kiến thức đã học để giải các pt bậc hai b) Nội dung: Làm các bài tập. c) Sản phẩm: Bài làm

- HS thưc hiên được :HS có kỹ năng dùng phép khai phương một thương và chia hai căn bậc hai trong tính toán1. - HS thưc hiên thành thạo: HS có kỹ năng dùng

- Có kỹ năng vận dụng các quy tắc khai phương của một thương và chia các căn bậc hai trong tính toán và biến đổi biểu thứcB. Năng lực

- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới về giải bài toán bằng Cách lập phương trình.. - Phương pháp vấn đáp , thực hành , nêu và giải quyết vấn đề

Bài soạn này hướng dẫn giáo viên tiến trình dạy học tiết ôn tập cuối năm, tập trung vào việc củng cố kiến thức về lập phương trình để giải

Kế hoạch bài giảng kiểm tra học kỳ II môn Toán lớp 9 nhằm đánh giá kiến thức, phát hiện lỗi sai và phân loại học

Mục tiêu: Tìm hiểu về định lý khai phương một thương vận dụng kiến thức vào bài tập - Phương pháp vấn đáp , thực hành , nêu và giải quyết vấn đề hoạt động nhóm..