• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN – KINH TẾ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN – KINH TẾ"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tập 167, số 07, 2017

Tập 167, Số 07, 2017

(2)

T¹p chÝ Khoa häc vµ C«ng nghÖ

CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN – KINH TẾ

Môc lôc Trang

Nguyễn Đại Đồng - Hoạt động khai thác mỏ ở Lào Cai dưới thời Gia Long và Minh Mệnh 3 Dương Thị Huyền - Thương mại châu Âu và những tác động đến tình hình chính trị Đàng Trong thế kỷ XVI- XVIII 9 Trần Thị Nhung - Miêu tả tình tiết trong Truyện Kiều và Kim Vân Kiều Truyện 15 Nguyễn Thị Hải Phương - Bản chất của ngôn từ văn học (nghĩ từ bài viết Bản chất xã hội, thẩm mỹ của diễn

ngôn văn học của Trần Đình Sử) 21

Phạm Thị Mai Hương, Nguyễn Thị Thu Trang, Ngô Thị Lan Anh - Ảnh hưởng của lễ hội Vu Lan đến đời

sống đạo đức của nhân dân huyện Quốc Oai, Hà Nội 25

Phạm Thị Ngọc Anh - Hình tượng văn thủy ba trong mỹ thuật cổ Việt Nam và các ứng dụng trên sản phẩm mỹ

thuật tạo hình hiện đại 31

Trương Thị Phương - Giải pháp ứng dụng hiệu quả thông tin đồ họa trên báo điện tử 37 Phạm Thị Nhàn - Ẩn dụ từ vị giác “ngọt” trong tiếng Hán hiện đại 43 Lương Thị Thanh Dung – Sự khác nhau về kết cấu chữ Nôm của văn bản Thiền tông bản hạnh giữa bản in

năm 1745 và bản in năm 1932 49

Nguyễn Thị Quế, Phạm Phương Hoa - Đánh giá sự phù hợp của giáo trình New English File đối với việc

giảng dạy sinh viên không chuyên ngữ tại Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên 55 Hoàng Thị Thắm - Nghiên cứu về siêu nhận thức trong nghe tiếng Anh của sinh viên chương trình tiên tiến tại

Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học Thái Nguyên 61

Nguyễn Quỳnh Trang, Dương Công Đạt, Vũ Kiều Hạnh - Thiết kế chương trình bổ trợ nói cho học sinh lớp

10 Trường Trung học Phổ thông Thái Nguyên 67

Nguyễn Khánh Như - Sự phát triển của hệ thống các trường đại học sư phạm trọng điểm Trung Quốc hiện nay 73 Nguyễn Văn Hồng, Vũ Thị Thanh Thủy - Dạy học theo dự án và vấn đề phát triển năng lực nghiên cứu khoa

học cho học sinh trong dạy học Sinh thái học ở trung học phổ thông 79

Trần Thị Phương Thảo, Nguyễn Thị Hoa Hồng - Nâng cao tính ứng dụng trong xây dựng chương trình đào

tạo đại học tại Việt Nam – bài học từ chương trình giáo dục đại học định hướng nghề nghiệp ứng dụng (POHE) 85 Phạm Thị Bích Thảo, Nguyễn Thành Trung - Lựa chọn bài tập thể lực chuyên môn nâng cao kết quả học tập

chạy cự ly ngắn cho sinh viên khóa 14 Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên 91 Lê Huy Hoàng, Nguyễn Thị Huyền, Nguyễn Thị Ngân, Vũ Thị Vân Anh - Phát triển năng lực sử dụng ngôn

ngữ hóa học của học sinh phổ thông trong dạy học các nội dung về hóa học hữu cơ chương trình hóa học lớp 12

nâng cao 97

Nguyễn Trọng Du - Phỏng vấn ‘nhóm tập trung’: một phương pháp thu thập dữ liệu hiệu quả với các nghiên

cứu khoa học xã hội 103

Đỗ Thị Thái Thanh, Trương Tấn Hùng, Đào Ngọc Anh - Xây dựng hồ sơ năng lực bồi dưỡng giáo viên thể

dục các trường trung học phổ thông các tỉnh miền núi phía Bắc 109

Nguyễn Ngọc Bính, Dương Tố Quỳnh, Nguyễn Văn Thanh - Thực trạng sử dụng hệ thống phương tiện chuyên môn trong giảng dạy môn bóng chuyền cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh -

Đại học Thái Nguyên 115

Lê Văn Hùng, Nguyễn Nhạc - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động câu lạc bộ bóng đá nam sinh viên

Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên 119

Journal of Science and Technology

167 (07)

N¨m

2017

(3)

Nguyễn Văn Dũng, Lê Văn Hùng - Một số giải pháp giúp sinh viên lựa chọn môn học tự chọn trong chương trình giáo dục thể chất dành cho sinh viên không chuyên thể dục thể thao Trường Đại học Sư phạm – Đại học

Thái Nguyên 125

Nguyễn Văn Chiến, Nguyễn Trường Sơn, Đỗ Như Tiến - Một số kết quả ban đầu trong việc áp dụng CDIO

để xây dựng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo tại Đại học Thái Nguyên 131 Đỗ Quỳnh Hoa - Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc xây dựng lối sống cho sinh viên Trường Đại học

Công nghệ Thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay 135 Phạm Văn Hùng, Nguyễn Huy Hùng - Đánh giá đầu ra của chương trình đào tạo qua mức độ đáp ứng chuẩn

đầu ra của sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp 141

Ngô Thị Lan Anh, Nguyễn Thị Thu Hiền - Yêu cầu khách quan của việc đổi mới quy trình kiểm tra đánh giá

kết quả học tập môn giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông nước ta hiện nay 147 Trương Thị Thu Hương, Trương Tuấn Anh - Ứng dụng dạy học dự án trong đào tạo giáo viên kỹ thuật tại

Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - Đại học Thái Nguyên 153

Dương Quỳnh Phương, Trần Viết Khanh, Đồng Duy Khánh - Những nhân tố chi phối đến văn hóa tộc người

và văn hóa cộng đồng dân tộc dưới góc nhìn địa lí học 159

Nguyễn Thị Thanh Tâm, Trần Quyết Thắng, Đào Thị Hương - Đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch đối với đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại một số công ty kinh doanh lữ hành trên địa bàn thành phố Thái

Nguyên 165

Nguyễn Văn Chung, Đinh Hồng Linh - Các yếu tố thành công cho website thương mại điện tử: trường hợp

doanh nghiệp du lịch nghỉ dưỡng vừa và nhỏ ở Quảng Bình 171

Đặng Thị Bích Huệ - Dự án hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn tỉnh Tuyên Quang và các tác động đến

đời sống người dân trên địa bàn xã Minh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang 177 Lương Văn Hinh, Lương Trung Thuyền - Nghiên cứu biến động giá đất ở trên địa bàn thị trấn Thất Khê,

huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011 – 2015 183 Nguyễn Tú Anh, Nguyễn Thị Lan Anh, Nguyễn Thành Minh - Nghiên cứu các mối quan hệ cung ứng dịch

vụ quản trị hoạt động có dịch vụ trách nhiệm xã hội: trường hợp điển cứu tại các công ty dịch vụ vận tải chở

khách vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 189

Nguyễn Thị Thu Thương, Hoàng Ngọc Hiệp - Thực trạng quản lý vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư phát

triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên 193

Tạ Thị Thanh Huyền, Nguyễn Mạnh Dũng - Tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách

nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 199

Nguyễn Thị Kim Huyền - Ứng dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS): kinh nghiệm quốc tế và bài

học cho Việt Nam 205

Nguyễn Thị Nhung, Phan Thị Vân Giang - Tạo động lực cho các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư

nhân đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 211

Phạm Thuỳ Linh, Phạm Hoàng Linh, Trần Thị Thu Trâm - Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong bối

cảnh hội nhập mới 219

Nguyễn Thị Thu Trang, Trần Bích Thủy - Động lực làm việc của cán bộ công chức xã phường: nghiên cứu

điển hình tại thành phố Thái Nguyên 225

Nguyễn Thu Thủy, Hoàng Thái Sơn - Bài học kinh nghiệm trong quản lý rủi ro thanh khoản đối với Ngân

hàng Thương mại Cổ phần Á Châu 231

Ngô Thúy Hà - Định hướng phát triển dịch vụ tín dụng cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đến năm 2020 237

Đoàn Quang Thiệu - Một số kết quả xây dựng mô hình học tập, thực hành về kế toán doanh nghiệp 243

(4)

Lê Văn Hùng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 167(07): 119 - 123

119 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CÂU LẠC BỘ BÓNG ĐÁ NAM SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

Lê Văn Hùng, Nguyễn Nhạc* Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Câu lạc bộ (CLB) Bóng đá nam sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên (ĐHSP – ĐHTN).

Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu; phương pháp phỏng vấn tọa đàm, phương pháp quan sát sư phạm; phương pháp điều tra sư phạm; phương pháp thực nghiệm sư phạm; phương pháp toán học thống kê được sử dụng để xác định những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động CLB Bóng đá nam sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN. Kết quả nghiên cứu đã lựa chọn được 02 nhóm giải: nhóm giải pháp có tính cơ bản chiến lược và nhóm giải pháp có tính tình huống tình thế. Các nhóm giải pháp này phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động CLB góp phần nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất (GDTC) cho nhà trường.

Từ khóa: Hiệu quả, hoạt động, câu lạc bộ, bóng đá, giải pháp, trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên.

ĐẶT VẤN ĐỀ *

Trong những năm gần đây, công tác GDTC trong trường học các cấp đang được toàn thể xã hội quan tâm. Tập luyện Thể dục thể thao (TDTT) ngoại khóa là hình thức tập luyện tự nguyện nhằm củng cố và tăng cường sức khỏe, duy trì và nâng cao khả năng hoạt động thể lực, rèn luyện cơ thể và phòng chữa bệnh tật, giáo dục các tố chất thể lực và ý chí. Đặc biệt là các hoạt động TDTT ngoại khóa theo hình thức CLB đã ngày càng thu hút được sự quan tâm của đông đảo sinh viên. Giờ học ngoại khóa nhằm củng cố và hoàn thiện các bài học chính khóa và được tiến hành vào giờ tự học của học sinh, sinh viên dưới sự hướng dẫn của giáo viên TDTT [2].

Các hoạt động TDTT ngoại khóa theo hình thức CLB đã ngày càng thu hút được sự quan tâm của các trường Đại học và Cao đẳng [1]. Ngoài những giờ học thể dục chính khóa, sinh viên còn được tham gia vào một số các hoạt động thể thao khác, tham gia các giải thi đấu do các Liên chi đoàn, các Khoa và Nhà trường tổ chức. Những hoạt động này thực sự đã đem lại hiệu quả rất cao và được sự yêu mến, ủng hộ đông đảo của sinh viên. Môn Bóng đá là một trong những môn thể thao thế mạnh của Nhà trường, được

*Tel: 0981 210 988; Email: nguyennhac@dhsptn.edu.vn

đông đảo sinh viên hâm mộ và đã gặt hái được nhiều thành tích.

Trường ĐHSP - ĐHTN có bề dầy lịch sử hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành. Trường đã đào tạo và bồi dưỡng được hàng vạn giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục trên mọi miền của tổ quốc, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo của cả nước nói chung và vùng núi phía Bắc nói riêng…chính vì thế với số lượng sinh viên đông, nhu cầu tham gia tập luyện ngoại khóa lớn, đặc biệt là hoạt động tập luyện và thi đấu bóng đá được đông đảo các bạn sinh viên tham gia. Nhận thấy tầm quan trọng của công tác giáo dục thể chất và tổ chức các CLB ưa thích cho sinh viên tham gia luôn được Đảng ủy, Ban giám hiệu Nhà trường rất quan tâm. Thực tế trong giảng dạy và tổ chức hoạt động ngoại khóa theo các CLB bộ, tôi nhận thấy, công tác tổ chức CLB ưa thích đặc biệt là CLB bóng đá còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế.

Tham khảo các tài liệu liên quan đến công tác GDTC, đã có nhiều tác giả, các nhà khoa học đưa ra vấn đề GDTC trong trường học [3;4;5;6;7;8], song chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động CLB Bóng đá nam sinh viên Trường ĐHSP – ĐHTN. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Câu lạc

(5)

Lê Văn Hùng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 167(07): 119 - 123

120

bộ Bóng đá nam sinh viên Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên”.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu

- Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động CLB Bóng đá nam sinh viên Trường ĐHSP – ĐHTN.

- 1200 sinh viên Trường ĐHSP – ĐHTN.

Thời gian nghiên cứu: Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 11/2014 đến tháng 10/2016.

Cách thức tiến hành thực nghiệm: Điều tra, phỏng vấn thực trạng nhu cầu tập luyện ngoại khóa và nhu cầu tham gia tập luyện CLB bóng đá nam của 1200 sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN. Chúng tôi đã tìm ra được các giải pháp và đưa vào thực nghiệm trong khoảng thời gian 1 năm. Sau thực nghiệm kết quả cho thấy về cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất, số lượng CLB, các thành viên trong CLB... cũng đã tăng lên so với trước thực nghiệm.

Phương pháp nghiên cứu

Quá trình nghiên cứu đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu; phương pháp phỏng vấn tọa đàm; phương pháp quan sát sư phạm; phương pháp điều tra sư phạm; phương pháp thực nghiệm sư phạm, phương pháp toán học thống kê.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Thực trạng nhu cầu tập luyện ngoại khóa và nhu cầu tham gia tập luyện CLB bóng đá nam sinh viên

Bảng 1 cho thấy: Khi được hỏi về việc lựa chọn môn thể thao yêu thích để tập luyện ngoại khóa thì số các em lựa chọn môn bóng đá chiếm tỷ lệ cao nhất (28,33%). Như vậy, có thể thấy rằng môn bóng đá cũng thu hút được sự quan tâm của đông đảo sinh viên.

Qua bảng 2 cho thấy những yếu tố ảnh hưởng tới việc tập luyện ngoại khoá là rất lớn: Số lượng sinh viên không thường xuyên tham gia tập luyện ngoại khóa môn bóng đá chiếm 49,58%; nhận thấy tác dụng của việc rèn luyện thân thể chiếm 48.83%; sân bãi, dụng cụ chiếm 34,58%; nhu cầu tham gia tập luyện CLB bóng đá là rất lớn chiếm 62,16%.

Qua con số phân tích từ thực trạng hoạt động của CLB bóng đá nam sinh viên Trường ĐHSP – ĐHTN đã nêu trên, nhận thấy hoạt động của của CLB bóng đá sinh viên còn nhiều hạn chế, tồn tại. Từ thực trạng đó cần phải có giải pháp kịp thời, phù hợp để phát triển phong trào bóng đá sinh viên của trường, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động CLB bóng đá nam sinh viên, nâng cao chất lượng GDTC trong toàn trường.

Bảng 1. Kết quả điều tra lựa chọn môn thể thao tập luyện ngoại khóa của sinh viên Trường ĐHSP – ĐHTN

TT Nội dung

phỏng vấn

Năm thứ 1 (n=400)

Năm thứ 2 (n=400)

Năm thứ 3 (n=400)

Tổng cộng (1200)

n % N % n % n %

1 Bóng đá 100 25 116 29 124 31 340 28.33

2 Bóng chuyền 65 16.25 75 18.75 73 18.25 213 17.75

3 Bóng rổ 50 12.5 40 10 35 8.75 125 10.41

4 Cầu lông 50 12.5 45 11.25 41 10.25 136 11.33

5 Bơi 55 13.75 30 7.5 37 9.25 122 10.16

6 Võ 40 10 45 11.25 41 10.25 126 10.5

7 Khiêu vũ 20 5 23 5.75 27 6.75 70 5.83

8 Bóng bàn 20 5 26 6.5 22 5.5 68 5.66

Tổng 400 100 400 100 400 100 1200 100

(6)

Lê Văn Hùng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 167(07): 119 - 123

121 Bảng 2. Kết quả phỏng vấn nam sinh viên Trường ĐHSP – ĐHTN về những yếu tố ảnh hưởng

tập luyện ngoại khóa môn Bóng đá (n=1200)

TT Nội dung phỏng vấn Kết quả phỏng vấn

n %

1

Số lượng sinh viên tham gia tập luyện ngoại khóa môn Bóng đá

- Thường xuyên 320 26.67

- Không thường xuyên 595 49.58

- Không tập 285 23.75

2

Động cơ tập luyện ngoại khóa môn Bóng đá

- Ham thích 305 25.41

- Nhận thấy tác dụng rèn luyện thân thể 586 48.83

- Bắt buộc 89 7.41

- Sử dụng thời gian rảnh rỗi 220 18.33

3

Yếu tố ảnh hưởng hạn chế đến việc tập luyện ngoại khóa môn Bóng đá

- Không đủ điều kiện sân bãi, dụng cụ 415 34.58

- Không có giáo viên hướng dẫn 313 26.08

- Không có thời gian 171 14.25

- Do hạn chế về sức khỏe 148 12.33

- Không được sự ủng hộ của bạn bè 57 4.75

- Không han thích 96 8

4

Nhu cầu tham gia tập luyện CLB Bóng đá

- Có 746 62.16

- Không 454 37.82

Các giải pháp có tính cơ bản chiến lược - Tăng cường sự lãnh đạo các cấp ủy Đảng và Ban Giám hiệu.

- Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục.

- Tăng cường quản lý chuyên môn của Khoa TDTT và tổ chức Đoàn thể đối với CLB Bóng đá nam sinh viên.

- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa TDTT ở trong và ngoài trường.

- Xây dựng phát triển hệ thống cơ sở vật chất TDTT.

- Xây dựng và phát triển mạng lưới Chủ nhiệm CLB, huấn luyện viên (HLV), hướng dẫn viễn (HDV), cổ động viên (CĐV), Trường ĐHSP – ĐHTN, cộng tác viên (CTV), nhà tài trợ cho CLB bóng đá.

- Hình thành và phát triển hệ thống thi đấu bóng đá ở các lớp, khóa, CLB bóng đá ở cấp Trường.

Các giải pháp có tính tình huống, tình thế - Ban hành các văn bản pháp quy cần thiết:

Điều lệ, quy chế tổ chức hoạt động CLB bóng đá.

- Ban hành thực hiện chế độ chính sách cho giáo viên phụ trách CLB bóng đá.

- Tổng kết, thi đua, khen thưởng định kỳ.

- Tổ chức đào tạo bồi dưỡng giáo viên phụ trách CLB bóng đá.

- Tăng cường đầu tư của nhà trường cho CLB bóng đá.

- Vận động tài trợ, ủng hộ của cán bộ, giáo viên và các tổ chức trong trường cho CLB bóng đá.

- Tổ chức giải thi đấu bóng đá cho tân sinh viên, lớp, khoa trong CLB bóng đá và cấp Trường.

- Xây dựng kế hoạch phát triển CLB bóng đá Nhà trường hàng năm.

- Thanh tra, kiểm tra, tổ chức và hoạt động CLB bóng đá.

Kết quả ứng dụng các nhóm giải pháp vào thực tiễn câu lạc bộ Bóng đá nam sinh viên Trường ĐHSP – ĐHTN

Số liệu bảng 3 cho thấy chỉ số về hoàn thiện cơ cấu tổ chức: phó chủ nhiệm là đại diện của Ban giám hiệu, khoa TDTT, các tiểu ban đã

(7)

Lê Văn Hùng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 167(07): 119 - 123

122

tăng lên; Chỉ số về xây dựng văn bản: Điều lệ hoạt động, Quyết định thành lập câu lạc bộ, Quy chế hoạt động đã được Nhà trường phê

duyệt. Sau khi tiến hành triển khai áp dụng các giải pháp tất cả các chỉ số này đã được hoàn thiện hơn so với trước khi thực nghiệm.

Bảng 3. So sánh sự phát triển một số chỉ tiêu về hoàn thiện cơ cấu tổ chức, xây dựng các văn bản CLB bóng đá nam sinh viên trước và sau khi ứng dựng các giải pháp

TT Nội dung Số lượng Tỷ lệ tăng

trưởng % Trước TN Sau TN

1

Hoàn thiện cơ cấu tổ chức - Chủ nhiệm (Ban giám hiệu)

- Phó chủ nhiệm (Ban giám hiệu, Khoa TDTT).

- Các tiểu ban: Tuyên truyền, tài chính, cơ sở vật chất.

- Huấn luyện viên.

- Cộng tác viên - Hướng dẫn viên - Trọng tài

01 01 01 02 02 01 02

01 02 02 04 03 02 03

0 100 100 100 50 100

50 2

Xây dựng các văn bản

- Điều lệ hoạt động CLB của Nhà trường.

- Quyết định thành lập CLB của Nhà trường.

- Quy chế hoạt động CLB của Nhà trường.

01 01 0

01 01 01

0 0 100

Bảng 4. So sánh sự phát triển một số chỉ tiêu về cơ sở vật chất, kinh phí CLB Bóng đá nam sinh viên trước và sau khi ứng dụng các giải pháp

TT Nội dung Số lượng Tỷ lệ tăng

trưởng % Trước TN Sau TN

1 Trụ sở sinh hoạt của CLB 0 01 100

2 Số sân tập 01 02 100

3 Kinh phí nhà trường dành cho CLB Bóng đá

sinh viên 10 triệu 20 triệu 100

4 Xã hội hóa trong trường dành cho CLB Bóng đá

sinh viên 3 triệu 5 triệu 66.66

5 Tài trợ ngoài trường dành cho CLB Bóng đá

sinh viên 4 triệu 8 triệu 100

6 Chế độ CBGV phụ trách CLB Bóng đá sinh

viên/1 buổi 90.000đ 150.000đ 87.5

Qua bảng trên, cho thấy: Chỉ số về số sân tập; số kinh phí Nhà trường hỗ trợ câu lạc bộ; số kinh phí từ nguồn xã hội hóa, nhà tài trợ ngoài trường, chế độ đối với giảng viên phụ trách, quản lý câu lạc bộ sau khi tiến hành triển khai áp dụng các giải pháp đã được tăng lên đáng kể so với trước khi thực nghiệm.

Bảng 5. So sánh sự phát triển một số chỉ tiêu CLB Bóng đá sinh viên trước và sau khi ứng dụng các giải pháp

TT Nội dung Số lượng Tỷ lệ tăng

trưởng % Trước TN Sau TN

1 Số sinh viên tập luyện thường xuyên (số lượng) 40 70 75

2 Số CLB Bóng đá nam sinh viên 1 2 100

3 Số cuộc thi đấu nội bộ 10 17 70

4 Số giải đấu tham gia 0 2 200

5 Thành tích đạt được của CLB 0 2 200

Qua bảng 5, cho thấy: Chỉ số về số lượng sinh viên tập luyện thường xuyên; số câu lạc bộ; số huấn luyện viên, cộng tác viên, hướng dẫn viên, trọng tài; số cuộc thi đấu nội bộ, số cổ động viên thuộc câu lạc bộ cổ động viên; số giải tham gia sau khi tiến hành triển khai áp dụng các giải pháp vào thực nghiệm đều có nhịp tăng trưởng lớn hơn trước thực nghiệm.

(8)

Lê Văn Hùng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 167(07): 119 - 123

123 KẾT LUẬN

Qua quá trình tổng hợp tài liệu, nghiên cứu và ứng dụng vào thực tiễn phong trào hoạt động ngoại khóa nói chung, cũng như CLB Bóng đá nam sinh viên Trường ĐHSP - ĐHTN.

Qua kết quả nghiên cứu của đề tài cho ta 02 nhóm lớn bao gồm 16 giải pháp cụ thể để phát triển CLB Bóng đá nam sinh viên Trường ĐHSP - ĐHTN.

Kết quả sau khi ứng dụng các giải pháp: Chỉ số về số lượng sinh viên tập luyện thường xuyên;

số câu lạc bộ; số huấn luyện viên, cộng tác viên, hướng dẫn viên, trọng tài; số cuộc thi đấu nội bộ, số cổ động viên thuộc câu lạc bộ cổ động viên; cơ sở vật chất, kinh phí, số giải tham gia sau khi tiến hành triển khai áp dụng các giải pháp vào thực nghiệm đều có nhịp tăng trưởng lớn hơn trước thực nghiệm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Quy chế giáo dục thể chất và thể thao trường học

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quy định tổ chức hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa cho học sinh, sinh viên, Theo quyết định số 72/2008/QĐ – BGD ĐT ngày 23/12/2008

3. Trần Kim Cương (2006), Thực trạng tập luyện thể thao NK trong các trường học tỉnh Ninh Bình.

Luận văn thạc sỹ giáo dục học.

4. Lê Trường Sơn Chấn Hải (2003), Tổ chức hoạt động TDTT NK các môn thể thao như một biện pháp nâng cao chất lượng GDTC cho SV Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội, Luận án Tiến sỹ giáo dục học.

5. Lê Văn Lẫm, Nguyễn Văn Trạch, Phạm Trọng Thanh, Phạm Văn Vinh, Nguyễn Bích Vân (1993), Nghiên cứu nhu cầu tập luyện TDTT NK, ngoài trường của thanh thiếu niên học sinh tại các trường thể thao thiếu niên 10-10.

6. Nguyễn Quốc Huy (2008), Nghiên cứu một số biện pháp tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa nâng cao thể lực chung cho SV Trường ĐH Ngoại ngữ đại học quốc gia Hà Nội, luận văn thạc sỹ giáo dục học, Trường ĐH TDTT Bắc Ninh.

7. Trần Thị Thuỳ Linh (1999), Nghiên cứu hiệu quả hình thức tập luyện thể dục ngoại khoá bắt buộc phát triển thể chất cho sinh viên Trường Đại học sư phạm Huế, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, trường ĐH TDTT Bắc Ninh.

8. Trần Thanh Tùng 2013, Nghiên cứu giải pháp phát triển CLB bóng đá nam sinh viên Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái nguyên, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, trường ĐH TDTT Bắc Ninh.

SUMMARY

SOLUTIONS TO IMPROVE THE EFFECTIVENESS OF MALE STUDENTS’

FOOTBALL CLUB’S ACTIVITIES AT UNIVERSITY OF EDUCATION - THAI NGUYEN UNIVERSITY

Le Van Hung, Nguyen Nhac* University of Education - TNU The paper aimed at evaluating solutions to improve the effectiveness of male students’ football club at University of Education - Thai Nguyen University (TUE male students’ FC). Theoretical analysis and generalization, interview, observation, questionnaires, statistical methods were used to identify factors that affect the activities of TUE Male students’ FC. Two groups of solutions were selected with the results of the survey: strategic solutions and problem solving solutions.

These groups of solutions are suitable for improving the effectiveness of the club's activities, contributing to improving the quality of physical education for the University.

Key words: effectiveness, activities, club, football, solutions, University of Education - Thai Nguyen University.

Ngày nhận bài: 20/2/2017; Ngày phản biện: 06/6/2017; Ngày duyệt đăng: 28/6/2017

*Tel: 0981 210 988; Email: nguyennhac@dhsptn.edu.vn

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Cũng đồng thời dựa trên mô hình SERQUALvà các đặc điểm cơ bản về chất lượng dịch vụ mạng di động, nhóm tác giả đã điều tra, nghiên cứu và đánh giá mức độ hài lòng

giảng dạy sinh viên không chuyên ngữ tại Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên 55 Hoàng Thị Thắm - Nghiên cứu về siêu nhận thức trong nghe tiếng Anh của

Nguyễn Khánh Như - Sự phát triển của hệ thống các trường đại học sư phạm trọng điểm Trung Quốc hiện nay 73 Nguyễn Văn Hồng, Vũ Thị Thanh Thủy - Dạy học theo dự án và

Nguyễn Khánh Như - Sự phát triển của hệ thống các trường đại học sư phạm trọng điểm Trung Quốc hiện nay 73 Nguyễn Văn Hồng, Vũ Thị Thanh Thủy - Dạy học theo dự án và

để xây dựng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo tại Đại học Thái Nguyên 131 Đỗ Quỳnh Hoa - Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc xây dựng lối sống cho sinh

Giáo dục phẩm chất trách nhiệm cho học sinh lớp 6 Trường THCS Chu Văn An – thành phố Thái Nguyên 338 Nguyễn Thị Mai Hương, Bùi Thị Sen - Các yếu tố ảnh hưởng đến

Pham Thi Hong Nhung - Analyzing the image of Quang Yen tourist destination in order to improve competitiveness 45 Duong Quynh Phuong, Chu Thi Trang Nhung - Labor and

giảng viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên 590 Nguyễn Thùy Giang, Hà Thị Thu Thủy - Tác động của phát triển công nghiệp đối với