• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tiết 21 +22

Bài 13: QUYỀN TỰ DO KINH DOANH VÀ NGHĨA VỤ ĐÓNG THUẾ Môn học: GDCD - Lớp 9

Thời gian thực hiện: (02 tiết) I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Quy định cơ bản của pháp luật về quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế.

- Hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật về quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế.

- Trách nhiệm công dân trong việc thực hiện quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế.

- Vận động gia đình, người thân thực hiện tốt quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế.

2. Về năng lực

Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận biết được quy định của pháp luật phổ thông, về quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế. Tự giác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình, tôn trọng quyền và nghĩa vụ của người khác.

Năng lực phát triển bản thân: Có kế hoạch để thực hiện các quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế.

Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội: Hiểu được một số kiến thức phổ thông, cơ bản về pháp luật; nhận biết được một số sự kiện, liên quan đến quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế

3. Về phẩm chất

Yêu nước: Tích cực, chủ động tham gia thực hiện các quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế, tuyên truyền, vận động mọi người cùng thực hiện tốt.

Nhân ái: Tôn trọng quyền và nghĩa vụ của mọi người, cùng nhau thực hiện tốt quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế.

Trung thực: Luôn thống nhất giữa lời nói với việc làm, tôn trọng lẽ phải; bảo vệ điều hay, lẽ phải công bằng trong nhận thức, ứng xử; không xâm phạm đến quyền và nghĩ vụ công dân của người khác.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0, tranh ảnh

2. Học liệu: Sách giáo khoa, kế hoạch bài dạy, Luật kinh doanh, tư liệu báo chí, thông tin, clip.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

Hoạt động 1. MỞ ĐẦU

Xác định vấn đề cần tìm hiểu của bài học

* Mục tiêu:

- Tạo được hứng thú với bài học.

Trường TH&THCS Việt Dân Tổ khoa học xã hội

Họ và tên giáo viên Bùi Thị Thu Hằng

(2)

- Phát biểu được vấn đề cần tìm hiểu: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế

* Nội dung:

- Hs quan sát tiểu phẩm và rút ra bài học

* Sản phẩm:

-Học sinh quan sát và nêu bài học

* Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV cho học sinh xem một tiểu phẩm qua đường link:

https://www.facebook.com/watch/?v=510313872894237 - Yêu cầu học sinh quan sát video

? Nội dung của tiểu phẩm là gì?

B2: Thực hiện nhiệm vụ: Hoàn thành nhiệm vụ từ ở nhà B3: Báo cáo sản phẩm

4 bạn được phân công lên bảng thể hiện tiểu phẩm

B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và rút ra bài học.

- Yêu cầu học sinh nhận xét phần tiểu phẩm cuả nhóm bạn.

- GV nhận xét dẫn vào bài:

Để hiểu được những quy định của pháp luật về kinh doanh, quyền tự do kinh doanh, thuế và nghĩa vụ đóng thuế của công dân như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.

Hoạt động 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC I. Đặt vấn đề

* Mục tiêu:

- Giúp học sinh hiểu các hành vi vi phạm quy định của Nhà nước về kinh doanh

- Tạo tình huống có vấn đề

- Hình thành năng lực tư duy, hợp tác, hoạt động nhóm.

* Nội dung:

- HS đọc phần đặt vấn đề sgk/45

- Học sinh thảo luận nhóm thực hiện yêu cầu của gv và rút ra bài học

* Sản phẩm: Kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh

* Tổ chức thực hiện

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

Bươc 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Gv yêu cầu hs đọc phần đặt vấn đề

- GV cho học sinh thảo luận nhóm bàn thực hiện các yêu cầu sau

- Hành vi vi phạm quy định của Nhà nước về kinh doanh: Kinh doanh không đúng ngành, mặt

(3)

Tổ 1+3: Những hành vi như thế nào là vi phạm quy định của Nhà nước về kinh doanh..

? Em có nhận xét gì về hành vi kinh doanh của nhân vật “X” và các mức thuế của nhà nước ta?

Tổ 2+4: Theo em, vì sao Nhà nước ta lại quy định các mức thuế suất chênh lệch nhau nhiều như vậy đối với các mặt hàng?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc nhóm, suy nghĩ, trả lời.

- HS hình thành kĩ năng khai thác truyện đọc trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- 2 hs đại diện đọc diễn cảm 2 câu chuyện.

- Hành vi vi phạm quy định của Nhà nước về kinh doanh:

Kinh doanh không đúng ngành, mặt hàng ghi giấy phép;

kinh doanh hàng cấm; buôn lậu; trốn thuế; buôn bán hàng giả...

- Nhân vật "X" đã vi phạm pháp luật về tự do kinh doanh.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề

Gv nhấn mạnh:

Hiện nay, nước ta đã gia nhập WTO, do đó một số mặt hàng cũng đã giảm mức thuế suất hoặc cắt bỏ thuế suất để phù hợp với quy định chung của Tổ chức này.

hàng ghi giấy phép; kinh doanh hàng cấm; buôn lậu; trốn thuế; buôn bán hàng giả...

- Nhân vật "X" đã vi phạm pháp luật về tự do kinh doanh.

- Nhà nước ta qui định các mức thuế suất chênh lệch nhau nhiều như vậy đối với các mặt hàng vì:

Khuyến khích phát triển sản xuất trong nước và xuất khẩu hàng hóa;

khuyến khích phát triển những ngành, hàng cần thiết (miễn thuế hoặc mức thuế rất thấp).

Những mặt hàng nhập khẩu xa xỉ, không cần thiết thì đóng thuế cao (hạn chế nhập khẩu để các ngành, các loại hàng hóa tương tự trong nước phát triển).

II. Nội dung bài học

* Mục tiêu:

- Hiểu thế nào là kinh doanh? Quyền tự do kinh doanh?

- Thế nào là thuế? Tác dụng của việc đóng thuế?

- Trách nhiệm của công dân trong thực hiện quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế.

* Nội dung: Giáo viên đưa hệ thống câu hỏi, hướng dẫn học sinh trả lời, từ đó rút ra những nội dung cơ bản của bài học.

(4)

* Sản phẩm: Nội dung cơ bản của bài học

* Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện phương pháp phỏng vấn chuyên gia thông qua hệ thống câu hỏi

? Em hiểu thế nào là kinh doanh?

? Thế nào là sản xuất?

? Thế nào là dịch vụ?

? Trao đổi hàng hóa là gì? (lưu thông hàng hóa)

? Thế nào là quyền tự do kinh doanh?

? Theo em, có phải công dân có quyền buôn bán, sản xuất bất cứ mặt hàng nào cũng được hay không?

? Như vậy, tự do kinh doanh nhưng phải thực hiện như thế nào?

? Thế nào là kinh doanh tuân theo quy định của pháp luật và sự quản lí của Nhà nước?

? Tại sao kinh doanh phải tuân theo pháp luật và sự quản lí của Nhà nước?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - 2 hs đại diện đọc diễn cảm 2 câu chuyện.

- Là hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hóa nhằm mục đích sinh lợi.

- Làm ra sản phẩm, hàng hóa (của cải vật chất).

- Dịch vụ là hoạt động phục vụ cho nhu cầu con người, xã hội (ăn uống, giải trí, thời trang...)

- Đem hàng hóa ra trao đổi, buôn bán.

- Là quyền của công dân được lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh doanh.

- Không được (chỉ những mặt hàng pháp luật cho phép...)

-Tự do kinh doanh nhưng phải tuân theo quy định của pháp luật và sự quản lí của Nhà nước.

- HS đọc điều 57 - HP 1992 (sgk)

- Để người kinh doanh biết được quyền và nghĩa vụ; biết

II. Nội dung bài học 1. Kinh doanh và quyền tự do kinh doanh

* Kinh doanh: là hoạt động sx, dịch vụ và trao đổi hàng hóa nhằm mục đích thu lợi nhuận.

* Quyền tự do kinh doanh : là quyền công dân được tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh doanh.

- Người kinh doanh phải:

+ Kê khai đúng số vốn, kinh doanh đúng mặt hàng ghi trong giấy phép kinh doanh.

+ Không kinh doanh những mặt hàng cấm (vũ khí, thuốc nổ, mại dâm)

(5)

được kinh doanh cái gì, không được kinh doanh cái gì, hạn chế sự xâm hại lẫn nhau, đúng từng ngành kinh tế và nền kinh tế phát triển đúng hướng.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề

Gv nhấn mạnh:

Kê khai đúng số vốn; kinh doanh đúng ngành nghề, mặt hàng ghi trong giấy phép; không sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả... (đọc điều 157 - Bộ luật Hình sự - sgk)

II. Nội dung bài học

* Mục tiêu: Học sinh hiểu được vai trò của việc đóng thuế, trách nhiệm của công dân trong việc đóng thuế.

* Nội dung: Học sinh thực hiện yêu cầu của gv theo nhóm, cá nhân.

* Sản phẩm: Câu trả lồi của học sinh

* Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

Học sinh thực hiện cá nhân trả lời câu hỏi:

Câu 1: ? Thuế là gì?

Câu 2: ? Những công việc chung nhà nước dùng thuế để thực hiện là những việc nào?

Câu 3: ? Em hãy nêu một số loại thuế mà em biết?

Câu 4: ? Thuế có tác dụng gì ?

Câu 5: ? Công dân có nghĩa vụ gì trong kinh doanh và đóng thuế ?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Câu 1: ? Thuế là gì?

- Là một phần trong thu nhập mà công dân và tổ chức kinh doanh có nghĩa vụ nộp vào ngân sách của Nhà nước để chi tiêu cho những công việc chung.

Câu 2: ? Những công việc chung nhà nước dùng thuế để thực hiện là những việc nào?

- An ninh quốc phòng, trả lương cho công chức, xây dựng các công trình phúc lợi xã hội ...

Câu 3: ? Em hãy nêu một số loại thuế mà em biết?

- Thuế nhà đất, thủy lợi phí, thuế doanh thu (sản xuất, xây dựng, vận tải), thuế thu nhập cá nhân…

2. Thuế

* Thuế: là khoản thu bắt buộc mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước.

* Ý nghĩa của thuế:

- Ổn định thị trường.

- Điều chỉnh cơ cấu kinh tế, góp phần đảm bảo phát triển kinh tế theo đúng định hướng của nhà nước.

3. Trách nhiệm của công dân

- Sử dụng đúng đắn quyền tự do kinh doanh.

- Thực hiện đầy đủ

(6)

Câu 4: ? Thuế có tác dụng gì ?

- Thuế có tác dụng ổn định thị trường, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, góp phần đảm bảo sự phát triển kinh tế theo đúng định hướng của nhà nước.

Câu 5: ? Công dân có nghĩa vụ gì trong kinh doanh và đóng thuế ?

- Công dân phải sử dụng đúng quyền tự do kinh doanh và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng thuế, góp phần phát triển kinh tế đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Đánh giá hoạt động học của HS

- Chốt kiến thức.

*Thuế:

- Là một phần trong thu nhập mà công dân và tổ chức kinh doanh có nghĩa vụ nộp vào ngân sách của Nhà nước để chi tiêu cho những công việc chung

GV mở rộng: Mỗi loại thuế đều có mức thuế suất khác nhau (tính theo %) tùy mặt hàng, thu nhập... (VD theo vấn đề 2 -sgk). Hiện nay, nhà nước đã thực hiện thuế thu nhập cá nhân (đối với những người có thu nhập cao trên 5 triệu đồng/tháng).

*Trách nhiệm của công dân:

- Công dân phải sử dụng đúng quyền tự do kinh doanh và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng thuế, góp phần phát triển kinh tế đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh.

* Tích hợp kĩ năng sống:

?Ở địa phương em có trường hợp nào kinh doanh trái pháp luật hoặc không thực hiện nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước không?

- Học sinh bám sát bám sát tình hình thực tế của địa phương để báo cáo.

GV bổ sung thêm: Những hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh như như kinh doanh không đúng ngành mặt hàng ghi trong giấy phép kinh doanh những mặt hàng mà nhà nước cấm; buôn lậu trốn thuế sản xuất buôn bán hàng giả sẽ bị phạt theo quy định của pháp luật.

nghĩa vụ đóng thuế.

- Đấu tranh với những tiêu cực trong kinh doanh và thuế.

Hoạt động 3: LUYỆN TẬP

* Mục tiêu:

(7)

- HS được luyện tập để khái quát lại kiến thức đã học trong bài, áp dụng kiến thức để làm bài tập

* Nội dung:

- Làm bài tập trong bài tập 1,2 sgk/47

* Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống bài tập Yêu cầu học sinh làm bt 1/sgk/47

Yêu cầu học sinh làm bài tập 2/ sgk/47 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Một số hoạt động kinh doanh là:

+ Kinh doanh đồ ăn nhanh + Kinh doanh nhà hàng

+ Kinh doanh vật liệu xây dựng + Kinh doanh bất động sản

+ Kinh doanh lương thực thực phẩm + Kinh doanh buôn bán ô tô, xe máy

Trong trường hợp này, bà H đã vi phạm quy định về kinh doanh, cụ thể là vi phạm về kinh doanh không đúng mặt hàng ghi trong giấy phép. Bởi thực tế, bà H chỉ đăng kí kinh doanh 8 mặt hàng, nhưng khi ban quản lí thị trường phát hiện thì cửa hàng lại có tới 12 mặt hàng. Như vậy đã có 4 mặt hàng không có trong danh sách đăng kí kinh doanh.

BT3:

a. Kinh doanh là quyền tự do của mỗi người, không ai có quyền can thiệp.

- Không đồng ý vì kinh doanh là quyền tự do nhưng phải bán các mặt hàng tuân theo quy định của Pháp luật.

b. Công dân có quyền tự do kinh doanh bất cứ nghề gì, hàng gì.

- Không đồng ý vì có một số mặt hàng cấm trái pháp luật nên công dân không được tự do kinh doanh bất cứ nghề gì, hàng gì.

c.Kinh doanh phải theo đúng quy định của Pháp luật.

- Đồng ý vì làm như vậy sẽ đảm bảo được quyền lợi của người kinh doanh cũng như người tiêu dùng, đồng thời đảm bảo được trật tự, kỉ cương an toàn xã hội.

d. Buôn án nhỏ thì không cần phải kê khai.

- Không đồng ý vì có một số mặt hàng vi phạm pháp luật nếu không kê khai sẽ gây rối loạn trật tự xã hội.

đ. Đóng thuế là góp phần xây dựng đất nước.

(8)

- Đồng ý vì mỗi người kinh doanh có ý thức chấp hành pháp luật đóng thuế sẽ có nguồn thu nhập để xây dựng đất nước.

e. Buôn bán phải theo đúng số lượng và mặt hàng đã kê khai.

- Đồng ý vì làm như vậy sẽ tuân theo đúng quy định của pháp luật.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vu

Hoạt động 4: VẬN DỤNG

* Mục tiêu:

- HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống

- Hướng dẫn học sinh tìm tòi mở rộng sưu tầm thêm kiến thức liên quan đến nội dung bài học.

* Nội dung:

Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bµi tập qua ipad.

* Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

* Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống bài tập

Cho tình huống sau: Anh H vào làm việc tại công ty X từ năm 2007 với HĐLĐ có thời hạn 1 năm. Sau khi HĐ kết thúc, hai bên lại tiếp tục ký HĐLĐ thời hạn 1 năm. Hết thời hạn này, mặc dù không ký tiếp hợp đồng nhưng anh H vẫn tiếp tục làm công việc cũ. Ngày 15 tháng 5 năm 2011, anh bị bảo vệ công ty bắt quả tang trộm cắp tài sản của công ty, tài sản có giá trị 450 nghìn đồng. Ngay lập tức, giám đốc công ty đã ra quyết định sa thải anh. Anh H không đồng ý và đã khởi kiện ra tòa vì cho rằng nội quy của công ty có quy định: “ NLĐ trộm cắp tài sản của công ty có trị giá 500 nghìn đồng trở lên sẽ bị sa thải” nên trường hợp của anh không thể bị sa thải. Tại tòa án, về căn cứ sa thải, giám đốc công ty đã lí giái rằng trước đây nội quy của công ty có quy định NLĐ trộm cắp tài sản 500 nghìn đồng sẽ bị sa thải nhưng nay công ty đã sửa lại nội quy theo đúng điều 85 BLLĐ và bản nội quy hiện vừa được gửi lên Sở lao động thương binh xã hội để đăng kí.

Hỏi:

a. HĐLĐ giữa anh H và công ty là loại HĐLĐ nào?

b. Quyết định sa thải của công ty đối với anh H là đúng hay sai? Tại sao?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

a. Hợp đồng lao động giữa anh H và công ty là loại hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Bởi lẽ:

(9)

Khái niệm hợp đồng lao động quy định tại Điều 26 BLLĐ năm 1994 sửa đổi bổ sung năm 2002, 2006, 2007 quy định: “ Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ mỗi bên trong quan hệ lao động”.

b. Quyết định sa thải anh H của công ty X là sai. Vì:

Như phân tích ở trên thì loại hợp đồng lao động giữa anh H và công ty X là loại hợp đồng không xác định thời hạn và anh H sẽ phải tuân thủ theo những quy định của pháp luật và nội quy công ty.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Đối tượng nào sau đây được quyền kinh doanh và có nghĩa vụ đóng thuế theo quy định của pháp luật.. Người mất năng lực hành vi

- Giáo viên tổ chức học sinh thảo luận những nguyên tắc cơ bản, những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân và ý nghĩa của

Biết ứng xử những trường hợp liên quan đến quyền và nghĩa vụ về hôn nhân của bản thân, không vi phạm qui định pháp luật về hôn nhân.. * Kĩ

Giúp học sinh hiểu được quyền và nghĩa vụ của công dân đối với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam... 2.

Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận biết được quy định của pháp luật phổ thông, về quyền và nghĩa vụ của công dân và ý nghĩa của các chuẩn mực hành vi đó. Tự giác thực

Đây là nội dung có ý nghĩa thực tiễn lớn, bởi trên phần đất nổi của thế giới môi trường vùng núi chiếm một vị trí quan trọng mà chúng ta sẽ tìm hiểu ngay trong bài

- Công dân phải thực hiện đúng vì: Đã là công dân Việt Nam thì được hưởng các quyền công dân mà pháp luật quy định*. Vì vậy phải thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công

Công ước LHQ về quyền trẻ em, Công dân nước CHXHCN Việt Nam, Thực hiện trật tự an toàn giao thông, Quyền và nghĩa vụ học tập, Quyền được pháp luật bảo hộ về tính