• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
12
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Soạn ngày: / /2017 Tiết 23 Giảng ngày: / /2017

Bài 22

HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH

I.Mục tiêu:

1.Kiến thức: Sau bài học này học sinh cần phải:

- Nắm đới lạnh có khí hậu khắc nghiệt song cũng là nơi dân cư sinh sống và khai thác kinh tế từ lâu đời.

- Biết các hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc xứ lạnh.

-Biết được việc nghiên cứu, khai thác môi trường đới lạnh và các vấn đề đặt ra trong việc khai thác kinh tế ở đới lạnh hiện nay .

2.Kĩ năng:

-Rèn luyện kỉ năng đọc, phân tích lựoc đồ và ảnh địa lí , kỉ năng vẻ sơ đò và cá mối quan hệ

KNS: Tư duy,giao tiếp, tự nhận thức.

3.Thái độ:

- Biết đươc các khó khăn về khí hậu , sự vươn lên vượt qua khó khăn cuả con người , từ đó các em có ý thức vượt qua khó khăn và thử thách trong học tập và cuộc sống

4.Những năng lực hướng tới.

-Năng lực tự học,giải quyết vấn đề,sử dụng bản đồ,sử dụng hình ảnh.

II. Phương pháp, kĩ thuật.

- Thảo luận, nêu vấn đề,đàm thoại gợi mở…

- Động não, tư duy III. Chuẩn bị:

1.Giáo viên:

-Lược đồ địa bàn cư trú của các dân tộc ở môi trường đới lạnh phương bắc 2. Học sinh:

- Sách giáo khoa.

IV. Tiến trình lên lớp :

1. Ổn định tổ chức:(1 phút) 2.Kiểm tra bài cũ: (4 phút)

(2)

-Em hãy nêu đặc điểm khí hậu ở đới lạnh ?

-Xác định vị trí của mội truờng đới lạnh trên bản đồ ?

-Động thực vât ở môi trưòng đới lạnh có những đặc điểm thích nghi gì vơí môi trưòng

3. Triển khai bài Đặt vấn đề

ở môi trường hoang mạc, khi khai thác con người phải đối mặt với cái nóng và khô hạn khắc nghiệt gây ra. Còn ở đới lạnh con người phải khắc phục cái lạnh giá và khô hạn đem lại. Vậy từ ngày xưa đến nay, các dân tộc phương bắc đã chinh phục, khai thác, cải tạo xứ tuyết trắng mênh mông này như thế nào? Ta tìm câu trả lời trong bài hôm nay.

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Hoạt động 1: .(17’)

Mục tiêu: Nắm được hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc xứ lạnh

Hình thức tổ chức: Dạy học phân hóa.

Phương pháp: đàm thoại,thuyết trình, giải quyết vấn đề.

Kĩ thuật: phân tích ảnh địa lí, lược đồ.

GV cho HS Quan sát H22.1 Lược đồ địa bàn cư trú của các dân tộc ở môi trường đới lạnh phương bắc SGK cho biết.

GV:Tên các dân tộc đang sống ở đới lạnh phương Bắc?

HS:4 dân tộc.

GV:Địa bàn cư trú các dân tộc sống bằng nghề chăn nuôi?

HS:Người Chúc, người Iakut, người Xamoyet ở Bắc á, người Lapông ở Bắc Âu.

GV:Địa bàn cư trú của các dân tộc sống chủ yếu bằng nghề săn bắn?

HS:Người Inuc ở Bắc Mỹ.

GV kết luận:Hoạt động kinh tế cổ truyền đới lạnh:

1.Hoạt động kinh tế của các dân tộc ở phương Bắc

- Hoạt động kinh tế cổ truyền: chủ yếu là chăn nuôi tuần lộc và săn bắt động vật để lấy thịt , mỡ , da.

- Hoạt động kinh tế hiện đại : khai thác tài nguyên, chăn nuôi thú có lông quý.

(3)

GV:Tại sao con người chỉ sinh sống ở ven bờ biển Bắc á, Bắc Âu bờ biển phía nam, mà không sống gần Cực Bắc và châu Nam Cực?

HS:Chỉ sống ở vùng đài nguyên ít lạnh hơn, 2 cực quá lạnh, không có nhu yếu phẩm cần thiết cho con người.

GV cho HS quan sát H22.2, H22.3 SGK mô tả hiện tượng địa lý trong ảnh?

HS:-H22.2 mô tả hiện tượng gì ở Bắc Âu:

+ Cảnh người Lapông áo đỏ chăn một đàn tuần lộc trên đài nguyên.

+ Đài nguyên cây bụi thưa thớt tuyết phủ trắng lạnh lẽo.)

GV:H22.3 mô tả hoạt động gì của con người?

HS:+ Cảnh người Inúc ngồi trên xe trượt tuyết câu cá ở một lỗ khoét trong lớp băng đóng trên mặt sông, trang phục toàn băng da.

+ Xung quanh băng, tuyết trắng xoá và cá đã câu được.)

HS trả lời.

GV chốt.

...

...

Hoạt động 2: (16’)

Mục tiêu: Biết được việc nghiên cứu, khai thác môi trường đới lạnh và các vấn đề đặt ra trong việc khai thác kinh tế ở đới lạnh hiện nay .

Hình thức tổ chức: Dạy học phân hóa.

Phương pháp: đàm thoại,thuyết trình, giải quyết vấn đề.

Kĩ thuật: phân tích ảnh địa lí.

Gv yêu cầu học sinh đọc SGK trả lời.

- Nguyên nhân : khí hậu khắc nghiệt , lạnh lẽo, . - Khoa học – kĩ thuật phát triển.

2.Việc nghiên cứu và khai thác môi trường

-Do khí hậu quá lạnh, điều

(4)

Gv:Tuy là đới có khí hậu lạnh nhất Trái Đất, nhưng đới lạnh vẫn có nguồn tài nguyên gì HS:khoáng sản, hải sản, thú có lông.

GV:Tại sao đới lạnh nhiều tài nguyên vẫn chưa được thăm dò và khai thác nhiều?

HS:Khí hậu: mùa đồng dài, đất đóng băng, thiếu nhân công; thiếu phương tiện vận chuyển kỹ thuật...

GV:Quan sát H22.4; H22.5 SGK người ta đang tiến hành và khai thác tài nguyên như thế nào?

HS: Điều kiện khai thác rất khó khăn nên việc sử dụng tài nguyên để phát triển kinh tế còn ít, song song với việc khai thác...

GV:Vậy các hoạt động kinh tế chủ yếu hiện nay ở đới lạnh là gì?

GV mở rộng: Hiện có 12 nước đặt trạm nghiên cứu ở châu Nam Cực trong các lĩnh vực: Khí hậu, băng học, hải dương học, địa chất, sinh vật.

GV:Các vấn đề quan tâm rất lớn của môi trường phải giải quyết ngay ở đới lạnh, đới nóng, đới ôn hoà là gì?

GV: + Chia lớp làm ba nhóm, mỗi nhóm thảo luận vấn đề quan tâm về môi trường của một đới.

Đới nóng? (xói mòn đất, suy giảm diện tích rừng...)

Đới lạnh? (săn bắt quá mức cá voi, thú lông quý).

Đới ôn hoà (ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước...)

- Yêu cầu đại diện HS phát biểu, gọi cá nhóm bổ sung. Ngoài ra HS có thể tự do phát biểu các suy nghĩ của mình về môi trường các đới.

GV. Hướng dẫn việc bảo vệ động vật quý và

kiện khai thác rất khó khăn nên việc sử dụng tài nguyên để phát triển kinh tế còn ít.

-Hiện nay các hoạt động kinh tế chủ yếu ở đới lạnh là khai thác dầu mỏ (biển phương Bắc), khoáng sản quý; đánh bắt và chế biến cá voi, chăn nuôi thú có bộ lông quý.

-Vấn đề lớn phải quan tâm giải quyết là thiếu nhân lực và việc săn bắt động vật quý quá mức dẫn tới nguy cơ diệt chủng, cạn kiệt tài nguyên quý của biển.

(5)

Khí hậu rất lạnh

Rất ít người sinh sống

Thực vật nghèo nàn Băng tuyết bao phủ

quanh năm

các biện pháp chống các tàu săn cá voi xanh của tổ chức hoà bình xanh.

...

...

4.Củng cố. (5’)

a. Hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc phương Bắc.

- Chăn nuôi: tuần lộc...

- Săn bắt: thú có lông quý

b.Nguồn tài nguyên chính: hải sản, khoáng sản, thú có lông quý c. Bài tập

5.hướng dẫn tự học ở nhà: ( 2 phút)

*Ôn tập vị trí, đặc điểm của tầng đối lưu của lớp vỏ khí (kiến thức lớp 6).

-Trình bày đặc điểm của môi trường vùng núi.

V. Rút kinh nghiệm.

………

………

………...

...

...

(6)

Soạn ngày : / /2017 Tiết 24 Giảng ngày: / /2017

CHƯƠNG V: MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở VÙNG NÚI

Bài 23

MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI I.Mục tiêu:

1.Kiến thức: Sau bài học này học sinh cần phải:

- Nắm được các đặc trưng của môi trường vùng núi.

- Biết những khó khăn, thuận lợi hình thành do điều kiện đọc đáo do môi trường vùng núi cao tạo nên.

- Biết được cách cư trú khác nhau của con người ở vùng núi trên thế giới.

2.Kĩ năng:

- Biết phân tích ảnh, kĩ năng đọc, cách đọc lát cắt một ngọn núi.

- KNS:Tư duy,giao tiếp, tự nhận thức 3.Thái độ:

- Thấy được những khó khăn của đời sống vùng núi, có ý thức tham gia các công tác xã hội để giúp đỡ con người ở những vùng xa sôi tổ quốc.

4.Những năng lực hướng tới.

(7)

-Năng lực tự học,giải quyết vấn đề,sử dụng bản đồ,sử dụng hình ảnh.

II. Phương pháp,kĩ thuât.

-Thảo luận, Nêu vấn đề, Đàm thoại gợi mở - Động não, tư duy.

III. Chuẩn bị:

1.Giáo viên:

- Hình 23.2 phóng to, hình 23.3, bản phụ.

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa.

IV. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định tổ chức:(1 phút) 2.Kiểm tra bài cũ: (4 phút)

- Em hãy nêu các hoạt động kinh tế chủ yếu của các dân tộc ở đới lạnh phương Bắc?

- Em hãy cho biết 2 vấn đề lớn về môi trường và điều kiện để phát triển kinh tế mà đới lạnh đang phải giải quyết là gì?

3. Triển khai bài:

Đặt vấn đề: Hôm nay chúng ta nghiên cứu bài đầu tiên của chương V “ Môi trường vùng núi”. Đây là nội dung có ý nghĩa thực tiễn lớn, bởi trên phần đất nổi của thế giới môi trường vùng núi chiếm một vị trí quan trọng mà chúng ta sẽ tìm hiểu ngay trong bài học ngày hôm nay

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Hoạt động 1: (20’)

Mục tiêu: Nắm được các đặc trưng của môi trường vùng núi.

Hình thức tổ chức: Dạy học phân hóa, nhóm.

Phương pháp: đàm thoại,thuyết trình, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.

Kĩ thuật: phân tích ảnh địa lí, vành đai thực vật.

GV nhắc lại kiến thức: Sự thay đổi theo độ cao của nhiệt độ, độ loãng không khí, giới hạn băng tuyết. Quan sát H23.1 SGK cho biết:

1. Đặc điểm của môi trường

(8)

GV:Cảnh gì? ở đâu?

HS:Cảnh vùng núi Himalaya ở đới nóng châu á).

GV:Trong ảnh có các đối tượng địa lý nào?

HS:Toàn cảnh các cây lùn thấp hoa đỏ phía xa, trên cao là tuyết phủ trắng đỉnh núi.

GV:Tại sao ở đới nóng quanh năm có nhiệt độ cao, lại có tuyết phủ trắng đỉnh núi?(Dựa vào kiến thức lớp 6)

HS:-Trong tầng đối lưu của khí quyển:

nhiệt độ giảm dần khi lên cao, trung bình lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6oC. Càng lên cao nhiệt độ và độ ẩm càng thay đổi.

GV chuyển ý:

Vậy nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao ảnh hưởng như thế nào tới sự phân bố thực vật?

GV:Quan sát H23.2 SGK cho biết:

- Cây cối phân bố từ chân núi lên đỉnh núi như thế nào? (thành các vành đai...) - Vùng Anpơ có mấy vành đai? Giới

hạn mỗi vành?

HS:(4 vành đai)

1) Vành đai rừng lá rộng, lên cao 900m.

2) Vành đai rừng lá kim 900m - 2200m 3) Vành đai đồng cỏ 2200m - 3000m 4) Vành đai tuyết > 3000m

GV:Vì sao cây cối lại có sự biến đổi theo độ cao? HS:Càng lên cao, càng lạnh.

GV:Vậy sự thay đổi của khí hậu vùng núi ảnh hưởng tới thực vật như thế nào? So sánh với sự thay đổi thực vật theo vĩ độ?

-Khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao và hướng của sườn núi.

- Thực vật cũng thay đổi theo độ cao, sự phân tầng thực vật theo độ cao giống như vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao.

(9)

GV đặt vấn đề: "Vậy sự phân tầng thực vật theo độ cao của đới nóng và đới ôn hoà có gì khác nhau?"

GV:Quan sát H23.3 SGK so sánh độ cao của từng vành đai tương tự giữa 2 đới?

GV:Cho biết đặc điểm khác nhau nổi bật giữa phân tầng thực vật theo độ cao ở 2 đới.

GV: - Yêu cầu HS thảo luận phân tích theo nhóm.

- Điền kết quả thảo luận vào bảng sau:

Độ cao (m)

Đới ôn hoà Đới nóng 200 - 900 Rừng lá

rộng

Rừng rậm 900 - 1800 Rừng hỗn

giao

Rừng cận nhiệt trên cao

1600 - 3000

Rừng lá kim - đồng cỏ núi cao

Rừng hỗn giao ôn đới trên núi

3000 - 4500

Tuyết vĩnh cửu

Rừng lá kim ôn đới núi cao

4500 - 5500

Tuyết vĩnh cửu

Đồng cỏ núi cao

5500 ... Tuyết vĩnh cửu

Tuyết vĩnh cửu

Sự khác nhau giữa phân tầng thực vật

- Đới nóng có vành đai rừng rậm, đới ôn hoà không có.

- Các tầng thực vật ở đới nóng nằm cao hơn đới ôn hoà.

(10)

GV:Quan sát lát cắt phân tầng độ cao núi Anpơ H23.2 SGK cho biết.

HS:Sự phân bố cây trong 1 quả núi giữa sườn đón nắng và sườn khuất nắng có sự khác nhau như thế nào?

-Vành đai cây ở sườn đón nắng mọc cao hơn sườn khuất nắng.

GV:Vì sao có sự khác nhau đó?

HS:Sườn đón nắng nhiệt độ nhiều hơn nên ấm hơn sườn khuất nắng.

GV: ảnh hưởng của sườn núi đối với thực vật và khí hậu như thế nào?

HS:Khí hậu và thực vật thay đổi theo hướng sườn núi.

GV:Vậy độ dốc của sườn núi có ảnh hưởng đến tự nhiên, kinh tế vùng núi như thế nào?

HS:Lũ, xói mòn, giao thông...

- Độ dốc sườn ảnh hưởng lũ trên sông suối trong vùng núi gây lũ quét, xói mòn đất.

- Địa hình cao, dốc ảnh hưởng giao thông của vùng.

………

………..

Hoạt động 2: (13’)

Mục tiêu: Biết được cách cư trú khác nhau của con người ở vùng núi trên thế giới.

Hình thức tổ chức: Dạy học phân hóa.

Phương pháp: đàm thoại,thuyết trình, giải quyết vấn đề.

Kĩ thuật: phân tích ảnh địa lí.

Gv:ở nước ta vùng núi là địa bàn cư trú của các dân tộc nào? Đặc điểm dân cư?

- Hướng và độ dốc của sườn núi ảnh hưởng sâu sắc tới môi trường sườn núi.

2. Cư trú của con người

- Mật độ dân số thấp.

- Nơi cư trú của các dân tộc ít người.

- Họ thường sống rải rác men theo các sườn núi hay dưới

(11)

HS:Đối với các tỉnh có đối núi, hỏi cụ thể hơn các dân tộc của tỉnh, đặc điểm cư trú, sản xuất...

GV:Đặc điểm cư trú người vùng núi phụ thuộc vào điều kiện gì?

HS:Địa hình - nơi có thể canh tác, chăn nuôi, khí hậu, mát mẻ, gần nguồn nước, tài nguyên...

GV: Cho biết 1 số các dân tộc miền núi có thói quen cư trú như thế nào?

HS:Người Mèo - ở trên núi cao.

Người Tày - ở lưng chừng núi, núi thấp.

Người Mường - ở núi thấp - chân núi....

GV: Đọc phần 2 SGK cho biết đặc điểm cư trú của các dân tộc vùng núi trên Trái Đất?

- HS trả lời.

- GV chốt.

- Các dân tộc ở miền núi châu á thường sống ở các vùng núi thấp, mát mẻ , thiếu lâm sản.

- Các dân tộc ở miền núi ở Nam Mĩ ưa sống trên độ cao trên 3000m nhiều đất bằng , thuận lợi trồng trọt, chăn nuôi.

ở vùng Sừng châu Phi , người Ê- ti- ô -pi sống trên các Người dân ở vùng núi khác nhau trên Trái Đất có đặc điểm cư trú khác nhau

-* Một số câu thơ nói về sự thay đổi khí hậu theo hướng sườn núi.

“ Hải vân đèo lớn vượt qua Mùa xuân ai bổng đổi ra nắng hè”

( Tản Đà)

“ Một dãy núi mà hai màu mây.

Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác

thung lũng.

- Địa bàn cư trú khác nhau tuỳ từng nơi trên Trái Đất.

(12)

Như anh với em, như Nam với Bắc.

Như Đông với Tây một dải rừng liền”.

( Phạm Tiến Duật)

………

………

………

4.Củng cố.(5’)

1) Sự thay đổi của thảm thực vật theo độ cao, hướng sườn núi Anpơ

- Sự thay đổi của thực vật theo độ cao giống như sự thay đổi thực vật như đi từ xích đạo về cực.

-Sự thay đổi độ cao của vành đai thực vật khác nhau giữa hai sườn một ngọn núi.

2) Bài tập

- Xác định số lượng vành đai thực vật đới nóng và đới lạnh.

- Giải thích cùng độ cao, núi ở đới nóng có nhiều tầng hơn núi đới lạnh.

5.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà : ( 2 phút)

* Ô tập các chương II,II,IV,Vvà các môi trường địa lí..

Rút kinh nghiệm.

...

...

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Kế hoạch bài giảng kiểm tra học kỳ II môn Toán lớp 9 nhằm đánh giá kiến thức, phát hiện lỗi sai và phân loại học

Tiết học trình bày các điều kiện để hai đường thẳng bậc nhất cắt nhau, song song hoặc trùng nhau, cũng như cách xác định hệ số của chúng và ứng dụng vào giải bài

Giáo án bài 37 giúp học sinh nắm được cách giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn bằng phương pháp thế trong tất cả các trường

Tiết 23 sẽ giúp học sinh hiểu và vận dụng được đồ thị hàm số bậc nhất y = ax +

Tiết học ôn tập kiến thức về đường thẳng vuông góc, đường thẳng song song và các trường hợp bằng nhau của tam giác, giúp học sinh củng cố kiến thức và phát triển các năng lực toán

Giáo án tiết Ôn tập cuối năm Toán 7 này giúp học sinh hệ thống kiến thức về các đường đồng quy trong tam giác, vận dụng kiến thức vào vẽ hình chứng minh tính vuông góc và song song của đường thẳng, đồng thời hình thành và phát triển các năng lực toán học và phẩm chất

Giáo án này trình bày các mục tiêu, phương pháp và hoạt động học tập cho bài học về hai đường thẳng song

Tiên đề Ơclít công nhận tính duy nhất của đường thẳng song song qua một điểm nằm ngoài đường thẳng cho