• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tiết: 44,45 Ngày soạn: 19/11 /2021

CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ, MIÊU TẢ TRONG VĂN BIỂU CẢM Thời gian thực hiện: 2 tiết

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hiểu vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm và có ý thức vận dụng chúng.

- Nhận rõ các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.

2. Năng lực:

a. Năng lực chung:Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.

b. Năng lực chuyên biệt:

- Chỉ ra các yếu tố trong đoạn văn

- Nhận ra tác dụng của các yếu tố miêu tả và tự sự trong một văn bản biểu cảm.

- Sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự trong làm văn biểu cảm.

3.Phẩm chất

- Trách nhiệm: Có ý thức vận dụng các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm.

- Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch dạy học

- Học liệu: máy chiếu, tài liệu tham khảo, phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh: Soạn bài, học và làm bài tập III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a. Mục tiêu: tạo tình huống có vấn đề để hướng HS vào tìm hiểu nội dung bài học

b. Nội dung: HS trả lời câu hỏi kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS c. Sản phẩm:

- Trình bày miệng

(2)

d. Tổ chức thực hiện:

* GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS :

Trong bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ có yếu tố miêu tả và tự sự không? Hãy chỉ ra và cho biết vai trò của 2 yếu tố đó?

HS : Tiếp nhận câu hỏi

* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: HS hoạt động cá nhân Gv: Quan sát, hỗ trợ khi cần

* Dự kiến trả lời: HS trả lời……..

* Báo cáo kết quả: HS trả lời bằng phiếu học tập cá nhân

* Đánh giá kết quả:

- Giáo viên nhận xét, đánh giá, dẫn dắt vào bài

Gv: Trong văn biểu cảm, các yếu tố tự sự và miêu tả đóng vai trò rất quan trọng. Mối quan hệ này được hình thành trên cơ sở của sự tác động qua lại tất yếu giữa các phương thức biểu đạt. Hơn nữa mọi cảm xúc của con người đều hướng về cuộc sống. Đó là những sự việc, những hình ảnh, những cảnh đời. Nếu không kể lại, không tả lại thì làm sao giúp người khác hiểu được cảm xúc của mình. Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về 2 yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm.

2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động của thầy- trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Tìm hiểu tự sự và miêu

tả trong văn biểu cảm

a. Mục tiêu: HS nắm được vai trò của yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm

b. Nội dung: HS tìm hiểu VD theo yêu cầu của GV

c. Sản phẩm:

- Phiếu học tập của cá nhân d. Tổ chức thực hiện:

* GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS :

I- Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm:

1. Ví dụ:

a- Bài ca nhà tranh bị gió thu

(3)

NV1: - Hãy chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài thơ, và nêu ý nghĩa của chúng đối với bài thơ?

NV2:

- HS đọc đoạn văn của Duy Khán.

- Em hãy chỉ ra các yếu tố miêu tả, tự sự và biểu cảm của tác giả trong đoạn văn?

- Nếu không có yếu tố miêu tả và tự sự thì yếu tố biểu cảm có bộc lộ được hay không?

- Đoạn văn trên miêu tả, tự sự trong niềm hồi tưởng. Hãy cho biết tình cảm đã chi phối tự sự và miêu tả như thế nào?

- Học sinh tiếp nhận: nêu câu hỏi

* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh: Hoạt động cá nhân, hoạt động chung cả lớp

- Giáo viên quan sát, hỗ trợ khi cần

* Dự kiến trả lời: Phiếu học tập của HS NV1: - Hãy chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài thơ, và nêu ý nghĩa của chúng đối với bài thơ?

- Đoạn 1: 2 câu đầu: Tự sự ; 3 câu sau: Miêu tả - > Có vai trò tạo nên bối cảnh chung.

- Đoạn 2: Tự sự kết hợp với biểu cảm (kể lại chuyện trẻ con cướp tranh, cảm thấy uất ức vì già yếu không làm gì

phá:

- Đoạn 1: 2 câu đầu: Tự sự ; 3 câu sau: Miêu tả - > Có vai trò tạo nên bối cảnh chung.

- Đoạn 2: Tự sự kết hợp với biểu cảm (kể lại chuyện trẻ con cướp tranh, cảm thấy uất ức vì già yếu không làm gì được).

- Đoạn 3: Sáu câu trên kết hợp kể, tả cảnh đêm dột lạnh không ngủ được;

2 câu cuối biểu cảm thân phận cam chịu.

- Đoạn 4: Biểu cảm nêu lên tình cảm cao thượng, vị tha.

b- Đoạn văn của Duy Khán:

- Miêu tả: Bàn chân bố

- Tự sự: Bố ngâm chân nước

(4)

được).

- Đoạn 3: Sáu câu trên kết hợp kể, tả cảnh đêm dột lạnh không ngủ được;

2 câu cuối biểu cảm thân phận cam chịu.

- Đoạn 4: Biểu cảm nêu lên tình cảm cao thượng, vị tha.

NV2:

- Em hãy chỉ ra các yếu tố miêu tả, tự sự và biểu cảm của tác giả trong đoạn văn?

- Miêu tả: Bàn chân bố

- Tự sự: Bố ngâm chân nước muối, bố đi sớm về khuya.

- Biểu cảm: Thương cuộc đời vất vả, lam lũ của bố

*Báo cáo kết quả: Gọi cá nhân HS lên trình bày

- > Niềm hồi tưởng đã chi phối việc miêu tả và tự sự. Miêu tả trong hồi tưởng, không phải miêu tả trực tiếp, góp phần khêu gợi cảm xúc cho người đọc.

*Đánh giá kết quả:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá

- >Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

=> GV kết luận: Bài ca nhà tranh...là 1 bài thơ biểu cảm nhưng tác giả đã dùng khá nhiều yếu tố tự sự và miêu tả như cảnh gió phá mái nhà, cảnh trẻ con

muối, bố đi sớm về khuya.

- Biểu cảm: Thương cuộc đời vất vả, lam lũ của bố

- > Niềm hồi tưởng đã chi phối việc miêu tả và tự sự. Miêu tả trong hồi tưởng, không phải miêu tả trực tiếp, góp phần khêu gợi cảm xúc cho người đọc.

- > Muốn biểu cảm cần bộc lộ trực tiếp những nỗi niềm, cảm xúc trong lòng, hoặc chọn hình ảnh ẩn dụ tượng trưng để gửi gắm tình cảm, tư tưởng…

=> Miêu tả và tự sự góp phần làm tăng thêm giá trị biểu cảm cho đoạn văn.( gợi ra đối tượng biểu cảm để gửi gắm cảm xúc)

*Ghi nhớ: sgk (138 )

(5)

cướp tranh, cảnh nhà mưa ướt lạnh trong đêm tối mịt. Những cảnh này đã trở thành cái nền hiện thực để từ đó bay lên ước mơ cao thượng của nhà thơ.

- Gv: Đoạn văn của Duy Khán cũng là đoạn văn biểu cảm và tác giả đã dùng khá nhiều yếu tố tự sự và miêu tả. Để nói lên được sự thông cảm sâu sắc và tình thương yêu đối với người cha. Duy Khán đã tập trung tả và kể ngón chân, bàn chân và cả cuộc đời của người cha đi làm ăn vất vả bằng đôi chân ấy. Nhà văn đã miêu tả, tự sự trong niềm hồi tưởng về cuộc đời vất vả, lam lũ của người cha. Tình cảm ấy đã chi phối mạnh khiến cho yếu tố tự sự và miêu tả ở đây đầy xúc động và gợi cảm. Như vậy là:

- Muốn biểu cảm thì ta phải làm gì?

- Tự sự và miêu tả có vai trò gì trong bài văn biểu cảm?

=> gợi ra đối tượng biểu cảm để gửi gắm cảm xúc, chứ không nhằm mục đích kể, miêu tả đầy đủ sự việc, phong cảnh…

- HS đọc ghi nhớ.

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: HS sưu tầm mở rộng kiến thức đã học

b. Nội dung: HS thực hiện nhiệm vụ Bài tập theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Phiếu học tập cá nhân

(6)

d. Tổ chức thực hiện:

* GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS : Gv Y/c thảo luận theo nhóm bàn

- Kể lại nội dung bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ bằng bài văn xuôi biểu cảm?

* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh: hoạt động cá nhân và thống nhất ý kiến trong bàn - Giáo viên: quan sát và hỗ trợ khi cần

* Dự kiến trả lời: bài làm của HS

Trời mưa, một cơn gió thu thổi mạnh cuộn mất ba lớp tranh trên mái nhà của Đỗ Phủ.

Những mảnh tranh bay tung toé khắp nơi, mảnh thì treo trên ngọn cây xa, mảnh thì bay lộn vào mương sa. Thấy vậy, trẻ con xô đến cướp giật lấy tranh mang vào sau luỹ tre. Mặc cho nhà thơ kêu gào rát cổ, ông đành quay về, trong lòng đầy ấm ức, nhưng cũng lại thông cảm với bọn trẻ, chúng quá nghèo nên mới như thế.

Trận gió lặng yên thì đêm buông xuống tối như mực, một đêm đen dày đặc nỗi buồn. Nhà thơ nằm xuống đắp cái mền vải cũ nát nên lạnh như cắt. Đã thế lũ con còn đạp nát cái lót. Đầu giường thì nhà giột, mưa nặng hạt đềuđều không dứt. Nhà thơ không sao ngủ được vì mưa lạnh và lâu nay lại còn mất ngủ vì suy nghĩ sau cơn loạn li.

Đến đây nhà thơ ước muốn có mái nhà rộng muôn ngàn gian để cho kẻ sĩ khắp thiên hạ có chỗ nương thân, chẳng sợ gì gió mưa nữa.

*Báo cáo kết quả: Gọi đại diện bàn trình bày qua phiếu học tập

*Đánh giá kết quả:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá

- >Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học và viết đoạn văn biểu cảm

b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Phiếu học tập của cá nhân

(7)

d. Tổ chức thực hiện:

* GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS :

- Giáo viên : Tự sự và miêu tả đóng vai trò gì trong văn biểu cảm?

Viết 1 đoạn văn ngắn về người mẹ thân yêu của mình trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm ( Viết đoạn văn không quá 12 dòng)

* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh: Hoạt động cá nhân

- Giáo viên: nghe, theo dõi kết quả của HS

* Dự kiến trả lời: phiếu học tập của HS + Tả khuôn mặt, nụ cười…

+ Kể những công việc mà mẹ làm chogia đình và cho bản thân…

*Báo cáo kết quả: đại diện cá nhân HS trình bày miệng

*Đánh giá kết quả:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá

- >Giáo viên chốt kiến thức.

* Hướng dẫn học và làm bài ở nhà

- Sưu tầm 1 số bài văn, đoạn văn biểu cảm có yếu tố tự sự và miêu tả.

- Chuẩn bị bài : Cảnh khuya và Rằm tháng riêng.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Để giúp các em củng cố lại những kiến thức, kĩ năng làm bài văn biểu cảm, thấy được sự khác biệt giữa văn biểu cảm với văn tự sự, miêu tả và tác dụng qua

Để giúp các em củng cố lại những kiến thức, kĩ năng làm bài văn biểu cảm, thấy được sự khác biệt giữa văn biểu cảm với văn tự sự, miêu tả và tác dụng qua

GV dẫn dắt : Các em thấy trong văn bản tự sự, ngoài việc sử dụng những yếu tố miêu tả nội tâm để thể hiện những ý nghĩ, cảm, xúc, diễn biến tâm trạng của nhân

- Nhận biết được đây là văn bản tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm được thể hiện dưới hình thức một đoạn thơ viết về vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều và tâm

Biểu cảm là chính, yếu tố miêu tả và tự sự chỉ là phương tiện để gợi ra đối tượng biểu cảm(người bố) chứ không nhằm mục đích tả cụ thể sự vật, kể đầy

+ Nhận diện các yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại, độc thoại, người kể chuyện trong văn bản tự sự.. + Thấy được vai trò, tác dụng

Để giúp các em củng cố lại những kiến thức, kĩ năng làm bài văn biểu cảm, thấy được sự khác biệt giữa văn biểu cảm với văn tự sự, miêu tả và tác dụng qua lại của

Các em thấy trong văn bản tự sự, ngoài việc sử dụng những yếu tố miêu tả nội tâm để thể hiện những ý nghĩ, cảm, xúc, diễn biến tâm trạng của nhân vật, đôi lúc chúng