• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:...

Ngày giảng:... Tiết 6

BÀI 5: CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á

I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Biết được tình hình chung của các nước Đông Nam Á trước và sau năm 1945.

- Hiểu được hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN và biết được I. MỤC TIÊU hoạt động của tổ chức này.

- Trình bày được quá trình phát triển của tổ chức ASEAN từ khi thành lập đến nay.

2. Kĩ năng

* Kĩ năng bài học:

- Phân tích, tổng hợp, đánh giá sự kiện

- Rèn kỹ năng sử dụng bản đồ cho HS, kỹ năng phân tích, khái quát tổng hợp sự kiện lịch sử.

* Kỹ năng sống: Giao tiếp, tư duy, hợp tác, KN phán đoán 3. Thái độ

+ Nhận thức được sự ra đời của tổ chức ASEAN là tất yếu khách quan trong bối cảnh khu vực và thế giới có nhiều biến đổi. Tuy nhiên, đó cũng chính là nguyện vọng của nhân dân Đông Nam Á muốn đoàn kết dưới một mái nhà chung để cùng phát triển.

+ Có thái độ trân trọng công lao của những thế hệ đi trước đã sáng lập ra tổ chức ASEAN.

Tự hào về những thành tựu đạt được của nhân dân các nước ĐNA và trong đó có của nhân dân Việt Nam trong thời gian gần đây, củng cố sự hợp tác hữu nghị và hợp tác phát triển giữa các dân tộc trong khu vực Đông Nam Á.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: Phát triển năng lực tự học, năng lực tư duy, hợp tác - Năng lực chuyên biệt: Năng lực nhận xét, so sánh

* Tích hợp lịch sử văn hóa Đông Nam Á

- Vị trí địa lí và bối cảnh khu vực Đông Nam Á - Sự ra đời và hoạt động của tổ chức ASEAN

- Những hoạt động giao lưu văn hóa thể thao giữa các nước trong khu vực

* Tích hợp đạo dức: Hòa bình, hợp tác và phát triển, thời cơ thách thức khi VN ra nhập ASEAN, tương lai của các nước ASEAN

- Nội dung tích hợp: Quá trình phát triển từ ASEAN6 thành ASEAN10. Hòa bình hợp tác, tinh thần đoàn kết.

II. Chuẩn bị

- GV: SGK, SGV, giáo án, máy chiếu, lược đồ (Thư viện điện tử violet) - HS: SGK, đọc nội dung bài trước ở nhà trả lời câu hỏi trong SGK.

III. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Nêu vấn đề, trực quan, phân tích, tổng hợp, nghiên cứu tài liệu

(2)

- KT: Đặt câu hỏi, giao việc, động não, nhóm….

IV. Tiến trình giờ dạy 1. ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (5’)

? Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời ntn? Ý nghĩa của sự ra đời nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa?

3. Giảng bài mới

* Hoạt động khởi động (3)

Cho học sinh quan sát lược đồ các nước Đông Nam Á và đặt câu hỏi như sau:

? Quan sát lược đồ và chỉ rõ: Vị trí địa lý các quốc gia Đông Nam Á?

? Hãy kể tên các nước ĐNA?

- Học sinh sẽ làm việc độc lập hoặc theo nhóm để xác định các quốc gia Đông Nam Á.

Điều đó giúp cho học sinh hình dung về khu vực Đông Nam Á và vị trí của từng quốc gia thành viên.

HS: Kể và xác định 11 nước Đông Nam A trên lược đồ.

- Giới thiệu lược đồ: Khu vực ĐNA là khu vực rộng lớn gần 4,5 triệu km2, dân số khoảng >7536 triệu người (ước tính năm 2002) gồm11nước

* Giới thiệu bài:

Từ năm 1945, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước ĐNA phát triển mạnh, nơi đây được coi là khởi đầu của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Sau khi giành được độc lập, các nước đã thực hiện những gì để phát triển kinh tế, văn hoá? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.

* Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

- HĐ1: Tìm hiểu tình hình ĐNA - Thời gian 10’

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được đặc điểm nổi bật của tình hình Đông Nam Á trước và sau năm 1945..

- PP: Nêu vấn đề, thuyết trình, phân tích, trực quan, thảo luận, nghiên cứu tài liệu

- KT: đặt câu hỏi, chia nhóm, giao nhiệm vụ, trình bày 1 phút

- Phương tiện SGK, SGV, tài liệu tham khảo, máy chiếu - Tích hợp môn Địa lí 8

Chiếu lược đồ ĐNA học sinh quan sát và đặt câu hỏi

?Trước và trong chiến tranh thế giới thứ 2, tình hình các nước ĐNA như thế nào?

- HS: Trước năm 1945: Hầu hết các nước ĐNA là thuộc địa của thực dân phương Tây

- Khi chiến tranh TG thứ hai bùng nổ lan rộng khắp thế giới (1941) các nước ĐNA lại bị quân Nhật chiếm đóng, thống trị và

I. Tình hình Đông Nam Á trước và sau năm 1945

- Trước năm 1945: Hầu hết các nước ĐNA là thuộc địa của thực dân phương Tây (Trừ Thái Lan)

(3)

gây nhiều tội ác đối với nhân dân các nước này.

? Sau chiến tranh thế giới thứ 2, tình hình các nước ĐNA có gì nổi bật?

- Sau khi phát xít Nhật đầu hàng các nước ĐNA đã nhanh chóng nổi dậy giành chính quyền lật đổ ách thống trị của thực dân phương Tây giành độc lập. Mở đầu cuộc đấu tranh giành độc lập đó là In-đô-nê-xi- a (17/8/1945); Việt Nam (2/9/1945);

Lào (12/10/1945), nhân dân các nước Ma-lai-xi-a, Mi-an-ma, phi-lip-pin đều nổi dậy chống lại phát xít Nhật

GV: Bổ sung ở Việt Nam Đảng và Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo nhân dân ta giành chính quyền kết thúc ách nô dịch của thực dân Pháp hơn 80 năm, chấm dứt chế độ phong kiến đưa nhân dân lên nắm chính quyền.

? Ngay sau khi giành được độc lập, các nước ĐNA lại phải làm gì?

HS: Phải cầm súng kháng chiến chống lại cuộc xâm lược của các nước đế quốc. Chẳng hạn như In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào

? Em nhận xét gì về tình hình khu vực ĐNA từ sau chiến tranh TG thứ hai đến giữa những năm 50 của thế kỉ XX?

- HS: Dựa sgk trả lời

? Từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX tình hình ĐNA ntn?

Vì sao?

-HS: Ngày càng căng thẳng vì lúc đó Mĩ đang tiến hành cuộc

“chiến tranh lạnh” và thực hiện chính sách can thiệp vào khu vực này .

? Em hiểu thuật ngữ “Chiến tranh lạnh” là chiến tranh ntn?

Đặc trưng của cuộc chiến tranh này là gì?

HS: Trao đổi, thảo luận nhóm hai bàn (3’) Đại diện nhóm trình bày

Các nhóm nhận xét, bổ sung

- Chiến tranh lạnh là chính sách thù địch về mọi mặt của Mĩ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước XHCN.

- Chạy đua vũ trang, tăng cường ngân sách về quân sự, thành lập các khối quân sự nhằm chống lại Liên Xô và các nước XHCN.

GV bổ sung: Thuật ngữ này do Ba-rút, tác giả kế hoạch nguyên tử của Mĩ ở LHQ đặt ra. Đó là cuộc “chiến tranh không nổ súng” nhưng luôn gây ra tình trạng căng thẳng trên thế giới, để thực hiện chính sách đối đầu của các nước đế quốc đối với Liên Xô và các nước XHCN.

- Đặc trưng của cuộc chiến tranh lạnh là đe doạ, phá hoại chính trị, bao vây kinh tế, chạy đua vũ trang chuẩn bị chiến tranh,

- Sau năm 1945 đến giữa những năm 50: Hầu hết các nước Đông Nam Á giành được độc lập.

- Từ giữa những năm 50:

tình hình Đông Nam Á trở nên căng thẳng

(4)

thành lập các khối liên minh, tiến hành chiến tranh tâm lí chống cộng sản

- Dưới sự tác động của cuộc chiến tranh lạnh các nước ĐNA có sự phân hoá ntn trong đường lối đối ngoại

? Để ngăn chặn ảnh hưởng của CNXH và đẩy lùi phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở khu vực ĐNA, Mĩ, Anh, Pháp, đã thành lập khối quân sự nào?

- Khối quân sự Đông Nam Á (SEATO)

? Những nước nào ở khu vực đã tham gia vào khối quân sự này?

Những nước nào bị xâm lược?

HS: kể và xác định các nước trên lược đồ - Thái Lan và Phi-lip-pin

- Những nước bị thực dân phương Tây xâm lược: Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia

? Chính sách đối ngoại của In-đô-nê-xi-a, Miến Điện trong thời kì này là gì?

HS: Hoà bình, trung lập, không tham gia vào khối quân sự xâm lược của các đế quốc

GV kết luận: Như thế, từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước ĐNA đã có sự phân hoá trong đường lối đối ngoại Chuyển ý: Sau khi giành được độc lập ở khu vực ĐNA có 1 tổ chức ra đời. Đó là tổ chức ASEAN. Vậy ASEAN ra đời ntn?

Mục đích ra đời của tổ chức này là gì?

...

...

HĐ2: Tìm hiểu sự ra đời của tổ chức ASEAN - Thời gian 11 phút

- Mục tiêu giúp học sinh hiểu về sự ra đời, nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN. Vai tr ò và sự phát triển của tổ chức này trong khu vực ĐNA.

- PP: Đàm thoại, thuyết trình, trực quan, thảo luận, nghiên cứu tài liệu

- KT: đặt câu hỏi, chia nhóm, giao nhiệm vụ

- Phương tiện: SGK, SGV, tài liệu tham khảo, máy chiếu - Hình thức: cá nhân, nhóm

Y/c hs chú ý mục II

? Tổ chức ASEAN ra đời trong hoàn cảnh ntn?

- HS: Dựa sgk trả lời

Tích hợp: Cung cấp kiến thức về sự ra đời, hình thành và phát triển của tổ chức ASEAN

? Tổ chức ASEAN ra đời trong hoàn cảnh nào?

- Đường lối đối ngoại bị phân hóa (SGK-22)

II. Sự ra đời của tổ chức ASEAN

1. Hoàn cảnh

- Do yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội -> cần có sự liên minh, hợp tác

- 8/8/1967 Hiệp hội các

(5)

HS: Tóm tắt sự kiện ngày 8-8-1967, tổ chức ASEAN ra đời tại Băng Cốc (Thái Lan) với 5 quốc gia sáng lập viên.

GV phân tích, đánh giá ý nghĩa của sự kiện này đối với khu vực Đông Nam Á.

- Tuyên bố Băng Cốc (hay còn gọi là Tuyên bố ASEAN) là văn kiện đầu tiên, quan trọng nhất, gắn liền với sự thành lập của tổ chức này. GV nhấn mạnh và phân tích mục đích thành lập tổ chức được nêu trong Tuyên bố Băng Cốc.

GV: Chiếu Trụ sở của tổ chức ASEAN giới thiệu

? Em hãy nêu mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN HS: Dựa sgk trả lời

- Phát triển kinh tế, văn hoá, hoà bình, ổn định khu vực - Mùa xuân năm 1975…(Sgk)

? Hiệp ước Bali xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước thành viên. Vậy nguyên tắc đó là gì?

HS: Trong quan hệ giữa các quốc gia thành viên, Hiệp ước Ba- li (1976) đã xác định 5 nguyên tắc cơ bản là: Cùng tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các quốc gia; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; giải quyết bất đồng hoặc tranh chấp bằng biện pháp hoà bình; từ bỏ việc đe doạ hoặc sử dụng vũ lực; hợp tác với nhau một cách có hiệu qủa.

GV: Trong hoạt động của Hiệp hội, các thành viên phải tuân thủ 3 nguyên tắc cơ bản là: nguyên tắc đồng thuận, bình đẳng, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Cùng với thời gian và sự phát triển của tổ chức này, các nguyên tắc hoạt động của ASEAN cũng được hoàn thiện.

GV nhấn mạnh các nguyên tắc hoạt động của Hiệp hội, (đặc biệt nguyên tắc đồng thuận) nêu ví dụ và phân tích, đánh giá để HS bày tỏ quan điểm với những nguyên tắc đó (ưu điểm và hạn chế).

? Nêu và nhận xét cơ cấu tổ chức của ASEAN khi mới thành lập.

HS: cơ cấu của tổ chức ASEAN còn nhỏ chỉ mới có 5 nước thành viên tham gia

? Sau hiệp ước Bali, quan hệ giữa các nước ĐD và ASEAN ntn?

- Hướng dẫn HS đọc thêm - N/c sgk-24

- Chuyển ý: Vậy tổ chức ASEAN đã phát triển ntn?

...

...

nước Đông Nam Á thành lập (ASEAN) tại Băng Cốc (Thái Lan) gồm 5 nước thành viên

2. Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động

* Mục tiêu SGK-23

* Nguyên tắc hoạt động.

(SGK/24)

* Quan hệ giữa các nước Đông Nam Á với các nước ASEAN (SGK-24)

(6)

- HĐ3 : Từ ASEAN 6 phát triển thành ASEAN 10 - Thời gian 10 phút

- Mục tiêu giúp học sinh hiểu về phát triển của các nước thành viên ASEAN

- PP: Đàm thoại, thuyết trình, trực quan, thảo luận, nghiên cứu tài liệu

- KT: đặt câu hỏi, chia nhóm, giao nhiệm vụ

- Phương tiện: SGK, SGV, tài liệu tham khảo, máy chiếu - Hình thức: cá nhân, nhóm

? Từ 5 nước, ASEAN đã phát triển thành 10 nước ntn?

- Như thế, ASEAN từ 6 nước đã phát triển thành 10 nước thành viên. Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, 10 nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất

? Trên cơ sở đó hoạt động chủ yếu của ASEAN hiện nay như thế nào?

* Hoạt động chủ yếu hiện nay: Hợp tác kinh tế, hoà bình ổn định cùng nhau phát triển kinh tế

? Thập niên 90 của thế kỉ XX, ASEAN có những nét gì mới trong hoạt động ?

- HS: + 1992 (AFTA) khu vực mậu dịch tự do ra đời

+ 1994 diễn đàn khu vực (ARF) thành lập -> bảo vệ môi trường, hoà bình, ổn định của ĐNA

GV giới thiệu về tổ chức AFTA và ARF

? Như vậy khu vực Đông Nam Á đã mở sang một chương mới, Vì sao?

HS: Vì những năm 90 của thế kỉ XX, ASEAN đã mở rộng thành viên từ 6 nước thành 10 nước, thành lập các tổ chức AFTA, ARF để tạo môi trường hoà bình, hợp tác phát triển GV sơ kết: Trong hơn nửa thế kỉ qua, kể từ năm 1945, các nước Đông Nam Á có những biến đổi căn bản: Các dân tộc Đông Nam Á đã giành lại được độc lập cho đất nước

-Từ khi giành độc lập, các nước Đông Nam Á đều ra sức xây dựng kinh tế- xã hội và đạt nhiều thành tích to lớn

- Thập niên 90, các nước Đông Nam Á đều ra nhập hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)

Chiếu một số hình ảnh Hội nghị cấp cao ASEAN

Một số thành tựu mà nhân dân các nước ĐNA đạt được

? Hội nghị cấp cao ASEAN gần đây đề ra những nội dung quan trọng nào?

Tích hợp: Tương lai của tổ chức này trong giai đoạn hiện nay, thời cơ và thách thức khi Việt Nam ra nhập tổ chức ASEAN

III. Từ ASEAN 6 phát triển thành ASEAN 10.

-1984 Bru-nây - 7/1995 Việt Nam -7/1997 Lào, Mi-an-ma - 4/1999 Cam-phu-chia

* Hoạt động chủ yếu hiện nay: (SGK/25)

- Mở ra một chương mới trong lịch sử các nước Đông Nam Á

(7)

? Em hãy cho biết trong tương lai tổ chức này như thế nào?

HS: Các nước phát triển trên cơ sở hợp tác phát triển trên tất cả các lĩnh vực tiến tới xây dựng một cộng đồng hòa bình cùng phát triển.

GV: Những căng thẳng và xung đột song phương và trong nội bộ khu vực ASEAN vẫn không ngăn cản được các thành viên làm việc theo hướng hội nhập ngày càng sâu rộng. Năm 1997, nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập ASEAN, các nhà lãnh đạo ASEAN tái khẳng định cam kết hợp tác khu vực và xây dựng một cộng đồng hòa bình và ổn định ở Đông Nam Á vào năm 2020. Bước đi đầu tiên theo hướng này là nghị quyết thành lập Cộng đồng ASEAN đã được thông qua tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 9 vào năm 2003. Cam kết hội nhập và hợp tác khu vực đã được tăng cường trong năm 2007 khi ASEAN ra Tuyên bố Cebu về Đẩy nhanh việc thành lập Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 12 vào tháng Giêng và thông qua Hiến chương ASEAN tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 13. Hiến chương ASEAN, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2008, đã được ca ngợi là một công cụ chỉ ra tầm nhìn của ASEAN hướng về người dân trong khu vực đoàn kết thông qua hòa bình, thịnh vượng và tiến bộ xã hội, và một công cụ cung cấp cho ASEAN các khuôn khổ pháp lý và thể chế mới và cải tiến cơ chế ra quyết định (Koh, Manalo và Woon, 2009). Gắn kết bởi "Một Tầm nhìn. Một Bản sắc. Một Cộng đồng", Cộng đồng ASEAN, có hiệu lực từ năm 2015, dựa trên ba trụ cột Cộng đồng Chính trị-An ninh; Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa Xã hội. Các cộng đồng này thực chất nắm bắt được những hy vọng và nguyện vọng của ASEAN trong ba lĩnh vực chính trong tiến trình hội nhập khu vực, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết của việc tạo ra một tầm nhìn thống nhất, bản sắc và ý thức cộng đồng trong một khu vực được biết đến nhiều hơn bởi sự đa dạng của nó thay vì những điểm chung.

? Kể tên một số hoạt động trong lĩnh vực giao lưu văn hóa, thể thao của các nước trong khu vực ĐNA?

Tích hợp lịch sử văn hóa

HS: Đại hội thể dục thể thao SEAGAMES, Pana Games - Di sản văn hóa, thiên nhiên của khu vực ĐNA

Thảo luận nhóm (3’) cơ hội và thách thức khi Việt Nam ra nhập tổ chức ASEAN

Đại diện hóm trình bày

Cơ hội của Việt Nam khi gia nhập ASEAN: Tạo điều kiện

(8)

cho Việt Nam phát triển tiến bộ, khắc phục được khoảng cách giữa Việt Nam với các nước trong khu vực; Hàng hoá Việt Nam có cơ hội xâm nhập thị trường các nước ĐNA và thị trường thế giới; Việt Nam có điều kiện tiếp thu công nghệ mới và cách thức quản lý mới.

- Thách thức của Việt Nam khi gia nhập ASEAN: Nếu Việt Nam không bắt kịp được với các nước trong khu vực sẽ có nguy cơ bị tụt hậu xa hơn về kinh tế; Có điều kiện hòa nhập với tgiới về mọi mặt nhưng dễ bị hoà tan nếu như không giữ được bản sắc dân tộc

- GV phân tích một số khó khăn, thách thức ASEAN đang phải đối mặt trong hiện tại. GV chú ý tập trung vào những vấn đề lớn, mang tính thời sự của khu vực.

- GV có thể liên hệ với các tổ chức khu vực trên thế giới. Trên cơ sở đó tạo HS có thái độ trân trọng tinh thần đoàn kết, sự thống nhất và đa dạng trong khu vực; có ý thức tham gia giữ gìn, xây dựng và phát huy những giá trị bản sắc văn hóa chung vì một Cộng đồng ASEAN hòa bình, thịnh vượng.

Liên hệ tình hình biển Đông hiện nay

……….

………..

4. Củng cố (2p)

? Hãy nêu những biến đổi của các nước Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai?

Biến đổi nào là to lớn nhất? vì sao?

5. Hướng dẫn về nhà (3p)

- Bài cũ: - Học và trả lời các câu hỏi trong sgk + Làm bài tập ở vở bài tập

- Chuẩn bị bài: Các nước châu phi + Đọc và trả lời câu hỏi sgk.

+ Tìm hiểu những nét chung về các nước châu Phi

+ Những khó khăn mà các nước châu Phi gặp phải trong công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế

+ Tìm hiểu nước Cộng hòa Nam Phi.

+ Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc diễn ra như thế nào?

+ Tìm hiểu lãnh tụ Nen-xơn- Man đê-la?

+ Quan hệ giữa Việt Nam và cộng hòa Nam Phi hiện nay như thế nào?

+ Sưu tầm và đọc thêm tài liệu tham khảo.

V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Giáo án này trình bày kiến thức cơ bản về phương trình bậc hai một ẩn, các dạng đặc biệt và phương pháp giải các dạng phương trình

CÔNG THỨC NGHIỆM CỦA PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAII. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC

a) Mục tiêu: Hs vận dụng tốt các kiến thức đã học để giải các pt bậc hai b) Nội dung: Làm các bài tập. c) Sản phẩm: Bài làm

- Có kỹ năng vận dụng các quy tắc khai phương của một thương và chia các căn bậc hai trong tính toán và biến đổi biểu thứcB. Năng lực

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM SỰ KIẾN a.. HOẠT ĐỘNG

Giáo án này hướng dẫn giáo viên ôn tập kiến thức đại số chương IV cho học sinh lớp

Bài soạn này hướng dẫn giáo viên tiến trình dạy học tiết ôn tập cuối năm, tập trung vào việc củng cố kiến thức về lập phương trình để giải

☐ Khắc phục những sai lầm, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng và xây dựng một chủ nghĩa xã hội đúng với bản chất và ý nghĩa nhân văn của nó.. ☐ Đưa nền kinh tế