• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
15
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: /4/2021 Tiết: 120,121

Tập làm văn: ÔN TẬP VĂN MIÊU TẢ

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Sự khác nhau giữa văn miêu tả và văn tự sự.

- Yêu cầu và bố cục của bài văn miêu tả . 2. Kỹ năng:

- Quan sát, nhận xét, so sánh và liên tưởng.

- Lựa chon trình tự miêu tả hợp lí

- Xác định đúng những đặc điểm tiêu biểu khi miêu tả.

3. Thái độ:

- Có ý thức chuẩn bị ôn tập tích cực.

4. Định hướng phát triển năng lực: 

+ Tự học: tự nghiên cứu các đơn vị kiến thức theo sự chuẩn bị bài ở nhà, tự nhận thức .

+ Giao tiếp: lắng nghe tích cực, phản hồi tích cực.

+ Giải quyết vấn đề: Tìm những vấn đề còn khúc mắc và trao đổi.

+ Hợp tác: hoạt động nhóm

+ Sử dụng CNTT: Tìm hiểu những kiến thức liên quan đến bài học.

+ Sử dụng ngôn ngữ: trình bày quan điểm, suy nghĩ của bản thân.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: - Giáo án, SGK, chuẩn kiến thức kĩ năng ngữ văn.

2. Học sinh: - Sách giáo khoa.

- Soạn bài ở nhà - Vở ghi chép.

III. Phương pháp/ kĩ thuật:

- Hệ thống hóa, so sánh, tổng hợp, hoạt động nhóm.

IV. Tiến trình bài dạy:

1. Ổn định lớp (1 phút).

Ngày giảng Lớp Sĩ số

6B 2. Kiểm tra bài cũ. (4 phút)

- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 3. Bài mới. (33 phút)

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi

- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: ( )

Rất nhiều bạn khi làm văn miêu tả thường nhầm lẫn với thể loại tự sự. Để các em

(2)

làm được một bài văn miêu tả hay, phân biệt rạch ròi giữa văn miêu tả và tự sự, hiểu rõ hơn cách làm bài, chúng ta cùng nhau ôn tập.

Hoạt động Thầy – Trò Nội dung

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/

vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút

- Thời gian: ( )

Hoạt động 1: Ôn tập văn miêu tả.

- Phương pháp: Vấn đáp, phân tích.

- Kĩ thuật : hỏi và trả lời

- Năng lực: giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ Gv hướng dẫn hs ôn tập lí thuyết

1. Ôn tập văn miêu tả.

? Trong văn miêu tả, dù tả cảnh hay tả người, chúng ta cần chú ý những điểm gì?

Dù tả cảnh hay tả người: lựa chọn chi tiết, h/a đặc sắc, tiêu biểu, trìh bày theo thứ tự nhất định.

- Dùng liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh

Phụ lục 1: VĂN MIÊU TẢ

Dù tả cảnh hay tả người: lựa chọn chi tiết, h/a đặc sắc, tiêu biểu, trìh bày theo thứ tự nhất định.

- Dùng liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh.

? Em hãy nêu các bước để làm một bài văn miêu tả?

+ Xác định đối tượng cần tả

+ Quan sát, lựa chọn các chi tiết tiêu biểu.

+ Trình bày kết quả quan sát theo một trình tự hợp lí.

Các bước để làm một bài văn miêu tả:

+ Xác định đối tượng cần tả + Quan sát, lựa chọn các chi tiết tiêu biểu.

+ Trình bày kết quả quan sát theo một trình tự hợp lí.

? Dàn ý bài văn ta cảnh gồm mấy phần? Đó là những phần nào?

+ Mở bài: Giới thiệu đối tượng cần tả + Thân bài: Tả chi tiết đối tượng

+ Kết bài: Nêu suy nghĩ của bản thân về đối tượng được tả.

Dàn ý bài văn tả cảnh

+ Mở bài: Giới thiệu đối tượng cần tả

+ Thân bài: Tả chi tiết đối tượng

+ Kết bài: Nêu suy nghĩ của bản thân về đối tượng được tả.

Yêu cầu hs đọc ghi nhớ. * Ghi nhớ: SGK HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập

- Phương pháp:

- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn - Thời gian: ( )

Hoạt động 2: Luyện tập 2. Luyện tập

(3)

- Phương pháp: định hướng, vấn đáp, đánh giá...

- Kĩ thuật: động não, trình bày, ...

- Năng lực: Giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, tự học...

Gv hướng dẫn hs luyện tập - Học sinh đọc bài tập (SGK).

- Nêu yêu cầu.

DÃY HÀNG NGANG 1,3,5 BÁO CÁO

? Đoạn văn tả cảnh gì? Nêu nhận xét về cảnh đó?

- Đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô.

Bài tập 1

- Đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô.

? Theo em điều gì đã làm cho đoạn văn hay và độc đáo?

- Đoạn văn hay và độc đáo vì:

+ Các chi tiết được lựa chọn. Các hình ảnh đặc sắc.

+ Những so sánh, liên tưởng mới mẻ, thú vị.

+ Vốn ngôn từ phong phú, sắc sảo -> Cảnh sống động như thật.

+ Tình cảm, thái độ rõ ràng đối với cảnh vật.

? Đoạn văn trên theo em đẹp nhất là cảnh nào? Vì sao?

Mắt trời mọc trên biển: hình ảnh kì vĩ, đẹp tráng lệ.

? Đoạn văn trên là đoạn văn miêu tả hay tự sự? Vì sao em nhận ra điều đó?

- Mtả: không có sự việc chỉ có cảnh, các từ ngữ so sánh liên tưởng…

DÃY HÀNG NGANG 2, 4, 6 BÁO CÁO HS đọc BT2 xác định yêu cầu .

a. Mở bài:

Giới thiệu đầm sen (Đầm sen nào? Mùa nào?

ở đâu?)

b. Thân bài: Tả chi tiết:

- Lá, hoa, hương vị, màu sắc…

- Gió, không khí…

(Trình tự tả: Từ bờ ra hay từ giữa đầm vào, hay từ trên cao nhìn xuống).

c. Kết bài: Ấn tượng của em về đầm sen

Bài tập 2:

Dàn ý tả cảnh đầm sen đang mùa hoa nở:

? Em hãy viết một vài câu miêu tả chi tiết đầm sen có sd một vài biện pháp nghệ thuật tu từ đã học?

* Sử dụng phép tu từ khi làm văn miêu tả.

HS đọc bài tập - Nêu yêu cầu.

- HS thảo luận nhóm bàn.

- HS đọc thầm văn bản.

+1/2 lớp tìm trong bài "Bài học đường đời đầu

Bài tập 3:

(4)

tiên"

+ 1/2 lớp làm bài: Buổi học cuối cùng.

- Đại diện hai nhóm trình bày kết quả- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

? Căn cứ vào đâu em phân biệt được đoạn văn miêu tả, đoạn văn tự sự?

- Đoạn kể: Chủ yếu là hành động kể.(kể ai? Về việc gì? ở đâu?…

- Đoạn tả: Chủ yếu là hành động tả: Tả ai? Tả cái gì?Cảnh hoặc người đó như thế nào? hoặc có đặc điểm gì nổi bật?….

? Qua việc tìm hiểu bài tập, hãy cho biết:

Muốn tả cảnh hoặc người được hay, hấp dẫn ta phải làm thế nào?

- Lựa chọn chi tiết tiêu biểu, đặc sắc, trình bày theo thứ tự… Biết liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh…

- Lựa chọn chi tiết tiêu biểu, đặc sắc, trình bày theo thứ tự…

Biết liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh…

? Hướng dẫn cách viết bài văn miêu tả: Tả người bạn thân của em.

Bài tập 4 HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế

- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn trải bàn - Thời gian: ( )

? Vẽ bản đồ tư duy

HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG, TÌM TÒI, SÁNG TẠO

- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Phương pháp: thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Thời gian: ( )

? Viết một đoạn văn miêu tả chủ đề: Mùa hè 4. Hướng dẫn học sinh ở nhà (5 phút)

(5)

- Nhớ được các bước làm bài văn miêu tả.

- Nhớ được dàn ý của bài văn miêu tả.

- lập dàn ý và viết một bài văn miêu tả

- Chuẩn bị bài Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ V. Rút kinh nghiệm

………

………

……….

---

Ngày soạn: / 4/ 2021 Tiết 122 Tiếng việt:

CHỮA LỖI VỀ CHỦ NGỮ VÀ VỊ NGỮ CHỮA LỖI VỀ CHỦ NGỮ VÀ VỊ NGỮ ( Tiếp) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Nắm được các lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ, thiếu vị ngữ.

- Cách chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ.

2. Kỹ năng:

- Phát hiện ra các lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ và vị ngữ.

- Sửa được lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ, thiếu vị ngữ.

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác tích cực trong học tập.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về việc phát hiện ra các lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ và vị ngữ, biết cách sửa lỗi.

- Năng lưc ra quyết định: Lựa chọn cách sửa được lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ, thiếu vị ngữ phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

- GV: Bài soạn, tài liệu, đồ dùng DH. Máy chiếu, máy tính.

- HS : Đọc bài, trả lời câu hỏi SGK.

III. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

- Phương pháp thuyết trình, thảo luận.

+ Phân tích các tình huống mẫu để nhận ra ra các lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ và vị ngữ, biết cách sửa được lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ, thiếu vị ngữ.

+ Thực hành có hướng dẫn: Viết câu, đoạn văn có sử dụng câu đúng, có đủ chủ ngữ và vị ngữ theo những tình huống cụ thể.

- Kĩ thuật động não: Suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về cách nhận ra các lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ và vị ngữ, biết cách sửa được lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ, thiếu vị ngữ; Các kĩ thuật khác: chia nhóm, đặt câu

(6)

hỏi, giao nhiệm vụ, trình bày một phút.

IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:

1. Ổn định tổ chức:

Lớp Ngày giảng Sĩ số 6B

2. Kiểm tra:

- Thế nào là câu trần thuật đơn không có từ là ? các kiểu câu trần thuật đơn không có từ là ? Đặc một câu trần thuật đơn không có từ là và xác định đó là kiểu câu nào - Nêu các thành phần chính trong câu? Vai trò của thành phần chính?

* Yêu cầu:

- Câu trần thuật đơn không có từ là: + VN do ĐT (CĐT), TT (CTT) đảm nhiệm + không, chưa + VN: biểu thị ý phủ định.

- Câu trần thuật đơn không có từ là gồm: câu miêu tả (C-V), câu tồn tại (V-C).

- Thành phần chính trong câu gồm: CN-VN -> không thể vắng mặt, thể hiện nội dung ...

3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi

- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: ( )

Trong các câu sau, câu nào chưa đủ thành phần chính?

 Giữa thành phố nơi có một tòa nhà cao tầng

 Ngoài sân, chiếc lá rơi nhẹ nhẹ

 Vừa đi học về, mẹ bảo Lan ra chợ mua rau, Lan cất cặp rồi chạy đi ngay Trả lời:

Câu chưa đủ thành phần chính:

 Giữa thành phố nơi có một tòa nhà cao tầng ( đây mới là TN)

Gv: Trong khi nói và viết nhiều người bị mắc lỗi thiếu CN hoặc VN - những thành phần chính của câu. Vậy nguyên nhân là gì? Cách khắc phục lỗi đó ra sao?

Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/

vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút

- Thời gian: ( )

(7)

Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức về TP câu.

? Nhắc lại các thành phần câu ? Trạng ngữ là gì ...

- Là thành phần phụ ... bổ sung ý nghĩa cho câu về mặt thời gian, địa điểm, mục đích, phương tiện, cách thức ...

? Thế nào là chủ ngữ ... vị ngữ ...

- Chủ ngữ: Nêu lên sự vật ... được nói ở trong câu/ trả lời câu hỏi .../ do cụm danh từ, danh từ đảm nhiệm (ít khi do ĐT, CĐT, TT, CTT)/ Một câu có thể có 1 hoặc nhiều CN.

- Vị ngữ: Nêu đặc điểm tính chất, hành động trạng thái ... của sự vật ... nói ở chủ ngữ/ .../ ...

Hoạt động 2: Câu thiếu chủ ngữ.

? Đọc VD a, b/SGK-129. (GV: Bảng phụ có ghi 2 ví dụ)

? Xác định CN - VN trong mỗi câu trên.

a, Qua truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí", // cho thấy Dế Mèn

TR.N VN biết phục thiện.

b, Qua truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí" , / em // thấy Dế TR.N CN VN Mèn biết phục thiện.

I - Câu thiếu chủ ngữ.

1, Phân tích ngữ liệu.

- Câu a: thiếu chủ ngữ - Câu a: thiếu chủ ngữ

Hs: - 1hs lên bảng xác định, dưới lớp cùng làm.

Gv+lớp: - chữa, rút ra nhận xét: câu a thiếu chủ ngữ.

? Hãy chữa lại câu viết sai. (Hãy viết lại câu a sao cho có đầy đủ 2 thành phần: CN-VN)

Hs: - Có 3 cách:

(1): Thêm CN trước VN: tác giả (Tô Hoài)// cho thấy ...

(2) Bỏ “Qua” biến TR.N thành CN: Truyện "Dế Mèn..."// cho thấy ...

(3) Thay cho = em, ta, tôi ... biến VN thành cụm C-V:

em thấy ...(như câu b)

2, Chữa lỗi.

* Cách chữa: 3 cách:

- Thêm CN trước VN - Biến TR.N thành CN - Biến VN thành cụm C-V

Hoạt động 3: Câu thiếu vị ngữ.

? Đọc các VD a,b, c, d mục II/SGK-129.

Gv: treo bảng phụ có ghi 4 câu ví dụ.

? Xác định CN-VN các câu trên.

Hs: - 2 hs lần lượt lên xác định trên bảng, dưới lớp cùng làm.

Gv + lớp: chữa, rút ra nhận xét: câu b, c thiếu VN.

a, Thánh Gióng // cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù.

CN VN

b, Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt,

II - Câu thiếu vị ngữ.

1, Phân tích ngữ liệu.

- Câu a,d: đủ chủ ngữ, vị ngữ.

- Câu b,c: thiếu vị ngữ

(8)

xông thẳng vào quân thù.

CN (CDT)

c, Bạn Lan, người học giỏi nhất lớp 6A.

CN phụ chú

d, Bạn Lan // là người học giỏi nhất lớp 6A.

CN VN

? Chữa lại câu b, c cho đúng (có đủ CN-VN).

Hs: - chữa theo nhóm: + Nhóm 1,2,3: chữa câu b + Nhóm 4, 5, 6: chữa câu c

* Chữa câu b: 2 cách

(1) Thêm VN: đã để lại trong em nhiều niềm kính phục/đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc nhất/

là một hình ảnh tuyệt đẹp/ ...

(2) Biến CDT thành 1 bộ phần của cụm C-V: Em rất thích hình ảnh ... quân thù./Trong truyện ..., em thích nhất hình ảnh Tháng Gióng ...

* Chữa câu c:

(1) Thêm VN: ... là bạn thân của tôi/ là một bạn gái vừa xinh vừa học giỏi/ hát rất hay ...

(2) Biến 2 cụm DT đã cho thành cụm C-V:

Bạn Lan là người học giỏi nhất lớp 6A (câu d)

(3) Biến 2 CDT đã cho thành một bộ phận của câu: Tôi rất quý bạn Lan, người học giỏi nhất lớp 6A.

HĐ 4: CHỮA LỖI VỀ CHỦ NGỮ VÀ VỊ NGỮ.

? Đọc ví dụ ? Chỉ ra chỗ sai trong 2 câu ở ví dụ Sgk.

- Câu a, b: đều thiếu CN lẫn VN, chỉ có trạng ngữ.

? Nêu cách chữa.

- Thêm CN, VN cho câu.

a. Mỗi khi đi qua Cầu Long Biên, tôi cứ muốn dừng chân để ngắm dòng sông Hồng.

b. Bằng khối óc sáng tạo và bàn tay lao động của mình, chỉ trong vòng sáu tháng, chúng tôi đã bắc xong chiếc cầu qua sông thay cho chiếc cầu khỉ trước đây.

? Cho biết bộ phận in đậm trong câu ở ví dụ - Sgk nói về ai.

? Câu trên sai như thế nào.

- Cách sắp xếp như ví dụ đã cho làm người đọc hiểu phần in đậm trước dấu phẩy, miêu tả hành động của CN trong câu.

? Hãy chữa lại cho đúng.

2, Chữa lỗi.

* Cách chữa:

- Câu b: 2 cách.

+ Thêm vị ngữ.

+ Biến CDT thành 1 bộ phận của cụm C-V - Câu c: 3 cách + Thêm VN

+ Biến cụm từ đã cho thành một bộ phận của cụm C-V

+ Biến cụm từ đã cho thành 1 bộ phận của vị ngữ.

III. Câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ

1, Phân tích ngữ liệu.

- Câu a, b: đều thiếu CN lẫn VN.

2, Chữa lỗi.

- Thêm CN, VN cho câu.

IV. Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu

1, Phân tích ngữ liệu.

- Cách sắp xếp từ ngữ trong câu văn không hợp lí, lô gic.

(9)

- Ta thấy dượng Hương Thư hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, ghì trên ngọn sào.

- Ta thấy dượng Hương Thư ghì trên ngọn sào, hai hàm răng cắn chặt

2, Chữa lỗi.

Điều chỉnh, sắp xếp lại các thành phần câu để diễn đạt các quan hệ ngữ nghĩa đúng với mục đích giao tiếp.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập

- Phương pháp:

- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn - Thời gian: ( )

Hoạt động 4: Luyện tập.

? Đọc - xác định yêu cầu bài tập 1

Gv: Yêu cầu hs đặt câu hỏi kiểm tra CN-VN cho mỗi câu, kết luận câu có đủ CN-VN không.

V/ – Luyện tập.

Bài tập 1 (129-130) - Câu a, b, c: câu có đủ C-V.

? Đọc và xác định yêu cầu bài tập 2 (130).

Hs: - Xác định CN-VN trong mỗi câu, kết luận câu nào sai, Giải thích vì sao.

Gv: yêu cầu hs làm theo cặp, trả lời.

Gv: Tổng kết câu b, c sai vì thiếu vị ngữ.

? Nêu cách chữa 2 câu trên.

Hs: - câu b: bỏ từ "với"; câu c: bỏ từ "mà" và đảo

"những câu truyện dân gian" xuống cuối - thêm VN:

rất hay.

Bài tập 2 (130)

- Câu b, c: Thiếu vị ngữ.

* Cách chữa:

- câu b: bỏ từ "với" (a).

- câu c:

+ bỏ từ "mà", đảo

"những câu truyện dân gian" xuống cuối (d). + Thêm vị ngữ:....rất hay

? Đọc và xác định yêu cầu bài tập 3, 4 (130).

Hs: - Bài tập 3: thêm CN; bài tập 4: thêm vị ngữ

Gv: - gọi hs điền miệng, Hoặc: cho 2 hs lên làm a, b cho mỗi bài tập, yêu cầu dưới lớp cùng làm.

Gv+lớp: - chữa. - Các phần còn lại về nhà làm.

? Đọc và xác định yêu cầu bài tập 5 (130)

Gv gợi ý: xác định 2 vế của câu ghép, tách thành 2 câu đơn - Hs: chuyển câu ghép thành 2 câu đơn.

? Gọi 3 hs làm trên bảng, dưới lớp cùng làm. Gv+lớp:

* GV bổ sung thêm một số lỗi thiếu CN, VN trong bài văn của HS...

(HS tự phát hiện, chữa

(10)

chữa

a, Hổ đực mừng rỡ đùa giỡn với con. Hổ cái thì nằm phục xuống, dáng mỏi mệt lắm.

b, Mấy hôm nọ, trời mưa lớn. Trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dân trắng mênh mông.

c, Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước. Trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

* Bài tập 1: Xác định CN, VN trong các câu a, b, c a. Năm 1945, cầu / được đổi tên thành cầu Long Biên.

b. ... lòng tôi/ lại nhớ những năm tháng chống đế quốc Mĩ oanh liệt và hào hùng.

c. ... Tôi / cảm thấy chiếc cầu như chiếc võng đung đưa nhưng vẫn dẻo dai, vững chắc.

Bài tập 2 (142): Viết thêm CN – VN ... câu hoàn chỉnh.

Bài tập 3:

? Hãy chỉ ra chỗ sai và nêu cách chữa.

- Các câu a, b, c đều sai về mặt ngữ nghĩa: Quan hệ ngữ nghĩa giữa các vế câu, các thành phần câu.

lỗi).

Bài tập 1 (141)

- Câu a, b, c: câu có đủ C-V.

Bài tập 2 (142)

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế

- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn trải bàn - Thời gian: ( )

Viết đoạn văn (khoảng 10 dòng ) kể lại một sự việc em đã được chứng kiến . Đọc kĩ để phát hiện lỗi về chủ ngữ ,vị ngữ ,lỗi chính tả (nếu có) trong bài và nêu cách sửa.

HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG, TÌM TÒI, SÁNG TẠO

- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Phương pháp: thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Thời gian: ( )

?Sưu tầm trên sách báo, mạng, In-tơ-nét một số quy tắc để tránh nhầm lẫn khi viết/ nói những câu dễ mắc lỗi về chủ ngữ và vị ngữ trong tiếng Việt

Gợi ý Sưu tầm:

Câu thiếu chủ - vị nòng cốt là kiểu lỗi ngữ pháp mà hiện dạng của câu chỉ là một hay vài thành phần phụ ngoài nòng cốt, và dựa vào văn cảnh, ta không thể phục hồi lại cấu trúc đầy đủ của nó.

Câu thiếu kết cấu chủ - vị nòng cốt thường rơi vào câu đơn, và hiện dạng của kiểu

(11)

lỗi câu sai này có thể quy về hai biểu hiện chính :

 (1) Giới ngữ / danh ngữ (có chức năng như trạng ngữ)

 (2) Giới ngữ / danh ngữ (có chức năng như trạng ngữ), danh ngữ (có chức năng như giải thích ngữ).

Ví dụ :

 (a) Trước khi thực dân Pháp nổ phát súng đầu tiên xâm lược nước ta, mở đầu cho một trăm năm đô hộ(BVHS).

 (b) Với tinh thần chiến đấu dũng cảm, với tinh thần đoàn kết một lòng chống ngoại xâm của nghĩa quân(BVHS).

 (c) Ðể làm nổi bật lên hình ảnh cao quý và đẹp đẻ của người Nghĩa sĩ Cần Giuộc, những người chiến sĩ đấu tranh cho độc lập, tự do của dân tộc. (BVHS).

 (d) Vậy mà khi người con gái đẹp nhất làng đã cuồng nhiệt trao hết tình yêu cho cậu, rủ cậu bỏ làng ra đi liều

(e) Ở phòng khách và nơi nghỉ ngơi, được trang trí những bức tranh lớn, vẽ trực tiếp vào tường hoặc những ô vải rộng. Phần nhiều mô tả cảnh mùa thu của những cánh rừng nhiệt đới(TNH 1993).

Hiện dạng của câu (a) là một giới ngữ có chứa tiểu cú. Giới ngữ này chỉ có giá trị là một trạng ngữ. Hiện dạng của câu (b) chỉ gồm hai giới ngữ, có giá trị như hai trạng ngữ. Hiện dạng của câu (c) gồm một giới ngữ, có chức năng như trạng ngữ , và một danh ngữ có giá trị như giải thích ngữ. Hiện dạng của câu (d) gồm một tổ hợp, có giá trị như chuyển ngữ (thành phần phụ chuyển tiếp), và một danh ngữ, có giá trị như trạng ngữ. Hiện dạng của câu thứ nhất trong ví dụ (e) gồm một giới ngữ, có giá trị như trạng ngữ, và hai động ngữ, có giá trị như hai giải thích ngữ liên hoàn. Tất cả các câu văn trên đều không có kết cấu chủ - vị nòng cốt, kết cấu chủ vị ở bậc câu.

Câu thiếu kết cấu chủ - vị nòng cốt xuất hiện khá phổ biến trong bài viết của học sinh, nhất là sai theo dạng (2) (kiểu lỗi này cũng xuất hiện không ít trên sách báo in ấn chính thức).

=> Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lỗi sai này là do học sinh không nắm vững kiến thức ngữ pháp, đặc biệt là về tính hoàn chỉnh của câu, dẫn đến sự lẫn lộn giữa các thành phần nòng cốt với các loại thành phần phụ ngoài nòng cốt. Cũng có trường hợp do sử dụng dấu chấm thiếu chính xác, học sinh mắc phải kiểu lỗi này.

4. Hướng dẫn về nhà:

- Học bài cũ: Phát hiện ra các lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ và vị ngữ; biết cách xác định nguyên nhân mắc lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ, thiếu vị ngữ và có cách sửa lỗi hợp lí.

- Chuẩn bị bài mới: Soạn “Viết đơn” và “Luyện tập cách viết đơn và sửa lỗi”.

+ Sưu tầm một số mẫu đơn.

+ Tìm hiểu một số tình huống cần phải viết đơn.

+ Tìm hiểu quy cách trình bày một lá đơn.

+ Sưu tầm một số lá đơn theo mẫu và không theo mẫu

+ Đọc 3 lá đơn ( SGK T 142,143) phát hiện những lỗi sai và sửa lỗi.

+ Tập viết một lá đơn xin được tham gia đội tình nguyện tuyên truyền và bảo vệ môi trường.

(12)

V. Rút kinh nghiệm

………

………

……….

---

Ngày soạn: / 4/ 2021 Tiết 123-124 Tập làm văn

VIẾT ĐƠN

LUYỆN TẬP CÁCH VIẾT ĐƠN VÀ SỬA LỖI

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Nhận biết được khi nào cần viết đơn (các tình huống viết đơn).

- Các loại đơn thường gặp (đơn theo mẫu và đơn không theo mẫu) và các nội dung không thể thiếu trong đơn.

- Nhận ra được những lỗi thuờng mắc khi viết đơn (nội dung, hình thức) thông qua các bài tập; Nắm được phuơng hướng và cách khắc phục, sửa chữa các lỗi thường mắc qua các tình huống.

2. Kỹ năng:

- Biết cách viết đơn đúng quy cách.

- Nhận ra và sửa được những sai sót thường gặp khi viết đơn.

3. Thái độ: Tự giác, tích cực trong học tập.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách viết đơn.

- Năng lực ra quyết định: Lựa chọn cách sử dụng đơn phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân.

II/ CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

- GV: Bài soạn , tài liệu, đồ dùng DH.

- HS : Đọc bài, trả lời câu hỏi SGK.

III/ PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

- Phương pháp thuyết trình, thảo luận ...

+ Phân tích các tình huống mẫu để nhận ra cách viết đơn.

+ Thực hành có hướng dẫn: Viết đơn theo những tình huống cụ thể.

- Kĩ thuật động não: Suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về cách viết đơn; Các kĩ thuật: chia nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, trình bày một phút

IV/ TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:

(13)

1. Ổn định tổ chức:

Lớp Ngày giảng Sĩ số 6B

2. Kiểm tra: ? Nêu các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt.

3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi

- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: ( )

Ở bậc tiểu học, các em đã được học cách viết đơn. Lên THCS, do loại văn bản này khá gần gũi và cần thiết, hay vận dụng trong cuộc sống hằng ngày nên tiếp tục.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút

- Thời gian: ( )

Hoạt động 1: Khi nào cần viết đơn. I. Khi nào cần viết đơn

? Khi em có nguyện vọng gia nhập Đoàn TNCS HCM, em sẽ làm thủ tục gì đầu tiên.

Phân tích ngữ liệu:

* Bài tập 1: (Sgk - Tr.131)

- Viết đơn xin gia nhập vào Đoàn.

? Mất giấy tốt nghiệp tiểu học, xin chuyển trường, xin nghỉ học, em làm giấy tờ gì đầu tiên.

? Khi nào chúng ta viết đơn.

-> Khi muốn đề đạt một nguyện vọng với một người hay một cơ quan, tổ chức có quyền hạn giải quyết nguyện vọng đó -> viết đơn.

Gv: Yêu cầu học sinh làm BT 2. * Bài tập 2: (Sgk - Tr.131) HĐ2: Các loại đơn và các nội dung không

thể thiếu trong đơn.

II. Các loại đơn và các nội dung không thể thiếu trong đơn

? HS đọc ví dụ (Sgk).

? Có mấy loại đơn.

Phân tích ngữ liệu:

- Những điều kiện trong 1 lá đơn:

? Theo em, những phần nào là không thể thiếu trong cả 2 mẫu đơn.

+ Đơn gửi ai?

+ Ai gửi đơn?

+ Lí do gửi đơn? (Vì sao?).

+ Mục đích gửi đơn. (Để làm gì?).

Hoạt động 3: Cách thức viết đơn. III. Cách thức viết đơn

? Viết đơn theo mẫu thì cần làm những gì.

(Thảo luận nhóm)

- Đơn theo mẫu: Điền vào chỗ trống thích hợp, những nội dung cần thiết.

(14)

? Viết đơn không theo mẫu cần có những mục nào.

- Đơn không theo mẫu: Trình bày theo một trình tự nhất định. (Sgk).

? Lời lẽ trong đơn phải như thế nào.

Yêu cầu Hs đọc ghi nhớ - Sgk.

* Hoạt động 4 : Các lỗi thường mắc khi viết đơn.

- Giáo viên gọi học sinh đọc lại “ đơn xin miễn giảm học phí”.

? Em hãy nhắc lại trình tự viết đơn không theo mẫu

- Quốc hiệu, tiêu ngữ.

- Địa điểm, ngày, tháng, năm, làm đơn.

- Tên đơn.

- Nơi gửi.

- Họ và tên, địa chỉ người viết đơn.

- Lí do, nguyện vọng viết đơn.

- Cam đoan và cảm ơn.

- kí tên

* HS đọc 3 mẫu đơn.

? Em hãy đối chiếu trình tự của lá đơn và những đơn này xem các đơn này có mắc lỗi gì không ?

? Em hãy chữa lại các đơn đó.

? Các lỗi thường mắc khi viết đơn.

- HS trả lời – GV chốt.

Hoạt động 5: Luyện tập.

- Giáo viên chia lớp theo nhóm để các em luyện tập viết 2 đơn ở mục luyện tập SGK/144.

- Sau đó giáo viên nhận xét, kết luận.

- Trang trọng, ngắn gọn.

(*) Ghi nhớ: (Sgk).

IV. Các lỗi thuờng mắc khi viết đơn.

* Đơn 1 :

- Thiếu tiêu ngữ, tên đơn, nơi gởi, địa chỉ, người viết đơn.

- Lý do viết đơn, ngày, tháng, năm viết đơn.

* Đơn 2 :

- Thiếu địa chỉ viết đơn, lí do viết đơn không chính đáng.

* Đơn 3 :

- Hoàn cảnh viết đơn chưa thuyết phuc.

Phải viết “Em tên là” không được viết

“tn em l”

V. Luyện tập.

Bài 1: Kể các loại đơn thường gặp.

Bài 2: Viết một lá đơn hoàn chỉnh.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế

- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn trải bàn - Thời gian: ( )

BT1: Khi nào cần viết đơn? Nêu những yếu tố không thể thiếu trong 1 lá đơn? Cách thức trình bày đơn ...?

BT2: Em hãy viết đơn xin gia nhập vào Đội TNTP HCM hoặc lớp năng khiếu do câu lạc bộ nghệ thuật nhà trường tổ chức

(15)

HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG, TÌM TÒI, SÁNG TẠO

- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Phương pháp: thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Thời gian: ( )

? Giả sử gia đình em cần chuyển đến nơi ở mới, em muốn được nhập học tại một trường gần đó. Hãy viết đơn trình bày nguyện vọng của mình.

4. Hướng dẫn về nhà:

- Học bài cũ: Sưu tầm một số đơn để tham khảo, học thuộc phần ghi nhớ. Bài tập:

Em hãy viết đơn xin gia nhập vào Đội TNTP HCM.

- Chuẩn bị bài mới: Soạn “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”

+ Tìm hiểu về tác phẩm

+ Trả lời các câu hỏi phần đọc hiểu

+ Sưu tầm các văn bản nhật dụng cùng đề tài.

V. Rút kinh nghiệm

………

………

……….

---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

huống dưới đây có lỗi không? Em sẽ làm gì nếu gặp phải các tình huống đó?.. a) Vân viết chính tả bị điểm xấu vì em nghe không rõ, lại ngồi bàn cuối lớp Vân muốn viết

+ Kĩ thuật phân tích các tình huống để hiểu cấu trúc, yêu cầu của đề văn tự sự + Kĩ thuật động não: suy nghĩ phân tích các ví dụ để rút ra tầm quan trọng của việc tìm

Cách xưng hô ấy có tác dụng: làm cho ta có cảm giác bèo lục bình và xe lu giống như một người bạn gần gũi đang nói chuyện cùng taa. Nguyễn Ngọc

Kỹ năng:  Biết tham gia cùng các bạn trong lớp, chữa những lỗi chung về ý, bố cục, cách dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả; biết tự sửa lỗi cô yêu cầu chữa trong bài của

Kỹ năng:  Biết tham gia cùng các bạn trong lớp, chữa những lỗi chung về ý, bố cục, cách dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả; biết tự sửa lỗi cô yêu cầu chữa trong bài của

- Kĩ thuật động não: Suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về cách sử dụng dấu chấm, dấu hỏi, dấu than; Các kĩ thuật khác: chia nhóm, đặt

- Kĩ thuật động não: Suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những kết luận về danh từ và các tiểu loại danh từ; Các kĩ thuật khác: chia nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm

* Dựa vào vị trí trong cụm danh từ, có thể chia lượng từ thành hai nhóm :. - Nhóm chỉ ý nghĩa