• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
23
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: Tiết 42 Tiếng Việt: CHỈ TỪ

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Học sinh nhận biết, nắm được khái niệm chỉ từ; Ý nghĩa khái quát của chỉ từ; Đặc điểm ngữ pháp, công dụng của chỉ từ; Khả năng kết hợp và chức vụ ngữ pháp của chỉ từ.

- Biết cách dùng chỉ từ trong khi nói và viết.

2. Kỹ năng

- Nhận diện được chỉ từ.

- Sử dụng được chỉ từ trong khi nói và viết.

3. Thái độ

- GD HS thái độ yêu tiếng Việt, biết giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách nhận biết, tạo lập và sử dụng chỉ từ trong khi nói, viết.

- Năng lực ra quyết định: Lựa chọn cách sử dụng chỉ từ trong thực tiễn giao tiếp của bản thân phù hợp với mục đích giao tiếp...

* Các nội dung tích hợp:

- GD kĩ năng sống:

+ Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng từ loại theo những mục đích giao tiếp cụ thể của bản thân.

+ Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách dùng từ loại tiếng Việt.

- GDĐĐ:

+ Biết yêu quý và trân trọng tiếng Việt.

+ Tự lập, tự tin, tự chủ trong công việc, có trách nhiệm với bản thân, có tinh thần vượt khó.

II. PHƯƠNG PHÁP - KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Phương pháp thuyết trình, thảo luận, phân tích các tình huống mẫu, thực hành có hướng dẫn...

- Kĩ thuật động não: Suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về dùng từ, đặt câu...; Các kĩ thuật khác: chia nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, trình bày một phút ...

III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

- GV: Giáo án, SGK, SGV, Chuẩn KTKN, bảng phụ, máy chiếu - HS: SGK, vở ghi, vở soạn, A0, bút dạ...

IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY 1. Ổn định tổ chức

Ngày giảng Lớp Vắng

6B

(2)

2. Kiểm tra bài cũ

? Thế nào là số từ ? lượng từ ? Cho ví dụ ?

? Đặt câu có dùng số từ (lượng từ)?

* Trả lời:

- Số từ: là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật

+ Khi biểu thị số lượng: số từ đứng trước danh từ VD: ba hòn đá + Khi biểu thị thứ tự: số từ đứng sau danh từ VD: hòn đá thứ ba - Lượng từ: là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.

Gồm

+ Lượng từ chỉ ý nghĩa toàn thể: toàn bộ, tất cả. ..

+ Lượng từ chỉ ý nghĩa tập hợp phân phối: các, những HS tự lấy VD

3. Bài mới

 Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập

- Phương pháp: vấn đáp

- Kĩ thuật: Hỏi và trả lời, trình bày một phút - Thời gian:

GV đặt vấn đề bài mới :

Trong cụm danh từ: Một ngày nọ... // Hai con trâu này...

"Một", "hai" là số từ, "ngày", "con trâu" là danh từ TT, còn "này", "nọ"

thuộc từ loại gì? Chúng hoạt động ra sao trong câu? Bài học hôm nay sẽ giúp em hiểu rõ.

 Hoạt động hình thành kiến thức mới

- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/

vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.

- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm…

- Kĩ thuật: Hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Phương tiện: Máy chiếu, phiếu học tập

- Thời gian: 25p

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Hoạt động 1: Chỉ từ là gì

* GV treo bảng phụ đã viết VD hoặc đưa ví dụ lên màn hình máy chiếu.

? HS đọc đoạn văn mục I (SGK/137)

? Các từ in đậm ấy, nọ, kia trong đoạn văn bổ sung ý nghĩa cho từ nào?

Từ in đậm Từ được bổ sung ý nghĩa

nọ ông vua

I/ Chỉ từ là gì?

1. Phân tích ngữ liệu : - Các từ: ấy, nọ, kia.

+ Đứng sau và bổ sung nghĩa cho danh từ (ông vua, viên quan, làng, nhà)

(3)

ấy kia nọ

viên quan làng nhà

? Các từ “ông vua, viên quan, làng, nhà”

thuộc từ loại nào các em đã học?

Danh từ

? Các từ in đậm ấy, nọ, kia đứng trước hay sau danh từ?

Đứng sau.

GV chốt: Các từ ấy, nọ, kia (Vị trí.../ Nhiệm vụ...)

* GV ghi bảng phụ có ghi từ, cụm từ ở mục I.2/137

Ông vua / ông vua nọ Viên quan / viên quan ấy Làng/ làng kia

Nhà / nhà nọ

? So sánh các từ và cụm từ trên ? Từ đó rút ra ý nghĩa của các từ in đậm (ấy, kia, nọ).

(Gợi ý: Các danh từ ... và các cụm từ ..., nghĩa của bên nào cụ thể hơn? Các từ ấy, kia, nọ có vai trò gì?)

- Ý nghĩa của các cụm từ có chứa các từ in đậm được cụ thể hóa hơn, sự vật được xác định một cách rõ ràng hơn so với nghĩa danh từ.

-> Các từ in đậm: xác định vị trí của sự vật trong không gian, phân biệt cụ thể hoá sự vật này với sự vật khác.

? Cho ví dụ ....

Bạn này ... / Cái bàn kia ....

GV yêu cầu HS đọc đoạn văn trích trong Sự tích Hồ Gươm

? So sánh sự giống và khác nhau giữa nghĩa của các từ “ấy”, “nọ” ở VD1 và VD3?

Gợi ý: so sánh giữa: viên quan ấy / hồi ấy nhà nọ / đêm nọ Gv: những từ: ấy, nọ, trong ví dụ ở mục 3 có nhằm xác định vị trí của s/v trong không gian hay không? Chúng xác định vị trí của sự vật về mặt nào.

? Người ta gọi những từ in đậm: ấy, nọ, kia là chỉ từ. Vậy thế nào là chỉ từ?

GV gọi HS đọc ghi nhớ 1

* GV đưa bài tập nhanh: Tìm chỉ từ trong các ví dụ sau (slice 6)

+ Xác định vị trí s/v trong không gian.

+ Xác định vị trí s/v trong thời gian.

=> Chỉ từ.

2. Ghi nhớ: SGK – T137

(4)

- 4 HS đọc từng ví dụ và tìm chỉ từ.

a. ấy b. đấy, đây c. nay d. đó

Hoạt động 2 : Tìm hiểu hoạt động của chỉ từ

? Đọc lại ví dụ ở mục I và cho biết: chỉ từ đảm nhận chức vụ gì?

Gợi ý: Xét về cấu tạo, các tổ hợp từ: ông vua nọ, một cánh đồng làng kia, hai cha con nhà nọ được gọi là gì? Vì sao?

Cụm danh từ. Có danh từ kết hợp từ ngữ khác đi kèm…

? Điền các cụm danh từ trên vào sơ đồ cấu tạo...? Từ đó cho biết chỉ từ có nhiệm vụ gì trong CDT?

HS làm ra bảng nhóm, nhận xét cho nhau GV chốt

GV yêu cầu HS đọc ví dụ a,b mục II SGK/137, 138

? Phân tích cấu tạo câu (Xác định CN – VN)?

Tìm các chỉ từ trong 2 ví dụ trên? Nhận xét chức vụ của chỉ từ?

a - Đó: chủ ngữ b - đấy: trạng ngữ

? Khái quát lại hoạt động của chỉ từ trong câu?

? Đặt câu có chỉ từ, xác định chức vụ ngữ pháp của chỉ từ đó. (3 HS)

- HS đặt câu và xác định.

- GV + lớp nhận xét – sửa chữa.

HS đọc ghi nhớ 2 SGK/138

II. Hoạt động của chỉ từ.

1. Phân tích ngữ liệu - VD (I) Chỉ từ làm phụ ngữ sau (S2) trong CDT.

- VD 2 (a) Đó : Chỉ từ làm chủ ngữ.

- VD 2 (b) Đấy : Chỉ từ làm trạng ngữ trong câu.

2. Ghi nhớ: SGK – T138

 Hoạt động luyện tập:

- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.

- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm - Kĩ thuật: Hỏi và trả lời, trình bày một phút - Phương tiện: Máy chiếu

- Thời gian: 5p

Hoạt động 3: Luyện tập

? Đọc thầm và xác định yêu cầu BT1/138 ? (Bài có mấy yêu cầu, đó là những yêu cầu gì?) Xác định ý nghĩa và chức vụ của chỉ từ.

III. Luyện tập Bài tập 1 (138) a. ấy

b. đấy, đây

(5)

* GV gọi 4 hs lên bảng làm – GV + lớp nhận xét, chốt...

a - ấy: định vị sự vật trong không gian, làm phụ ngữ sau trong CDT.

b - đấy, đây: định vị s/v trong không gian, làm chủ ngữ.

c - Nay: định vị s/v trong thời gian, làm trạng ngữ.

d - đó: định vị s/v trong thời gian, làm trạng ngữ.

c. nay d. đó

? Đọc và nhận xét BT2 (138,139).

- HS làm việc theo nhóm bàn (2 phút).

- Gv: gọi 2 nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác n/x, bổ sung.

- GV chuẩn xác: a – thay chân núi sóc: đấy b – thay “bị lửa thiêu cháy”: ấy

=> Lưu ý: Khi viết văn, để tránh lặp từ, ta có thể dùng chỉ từ để thay thế từ, cụm từ ... (Phép thế – L9)

Bài tập 2 (138-139) a. đấy

b. ấy

? Đọc, xác định yêu cầu BT3 (139) - HS thảo luận nhóm: 6 nhóm (3 phút).

- Các nhóm báo cáo và nhận xét, bổ sung nhóm bạn.

- GV kết luận: Không thay được chỉ từ có vai trò quan trọng vì: chúng có thể chỉ ra những sự vật, thời điểm khó gọi thành tên giúp người nghe, người đọc định vị được các s/v, thời điểm trong chuỗi sự việc hay dòng thời gian vô tận.

* GV liên hệ bài TLV số 2, số 3: Kể một kỉ niệm ...

- Chỉ từ được dùng trong văn thơ -> tạo giá trị biểu cảm. Tạo nhịp điệu ... sắc thái biểu cảm cao VD: Câu b bài tập 1, hoặc:

“Thuyền ai đợi bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay”

(Đây thôn Vĩ Dạ - HMTử) BTTN

1 – Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào s/v, nhằm xác định vị trí của s/v trong không gian, thời gian: đúng hay sai?

A.Đúng B. Sai 2 – Chức năng của chỉ từ trong câu:

A. Làm phụ ngữ trong cụm danh từ.

B. Làm chủ từ trong câu.

C. Làm trạng ngữ trong câu.

D. Cả A, B, C đều đúng.

(6)

 Hoạt động vận dụng :

- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Phương pháp: Vấn đáp

Kĩ thuật: Hỏi và trả lời, trình bày một phút, - Thời gian: 3p

?Viết đoạn văn 4 – 6 câu, với đề tài tự chọn. (về tình hình lũ lụt, Biển Đông, xâm hại trẻ em...)Trong đoạn có sử dụng chỉ từ.

Nhận xét đoạn văn...

GV đưa đoạn văn mẫu.

 Hoạt động mở rộng, sáng tạo :

- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Phương pháp: thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Phương tiện: Phiếu học tập

- Thời gian: 5p

?Tìm những câu thơ, văn có sử dụng chỉ từ 4. Hướng dẫn về nhà:

- Học bài cũ: Học thuộc ghi nhớ, nhớ các đơn vị kiến thức về chỉ từ, xác định được chỉ từ trong một truyện dân gian đã học; Đặt câu có sử dụng chỉ từ.

- Chuẩn bị bài mới: Danh từ và danh từ ( Tiếp) Hướng dẫn học sinh tự học:

Phiếu học tập 1: Hoành thành nội dung bảng sau: ( Dựa vào ngữ liệu 1 sgk)

Cụm danh từ Các danh từ khác

Khái niệm Đặt câu

Ba con trâu ấy

vua, làng, gạo nếp, trâu đực, con, thúng.

Danh từ biểu thị sự vật, người, khái niệm…

- Làng tôi mang vẻ đẹp của vùng quê miền biển.

- Trâu là loài vật hiền lành, chăm chỉ.

Phiếu học tập 2: Trả lời các câu hỏi 1,2,3 SGK trang 86 1.

Nghĩa của từ “con”, “viên”, “thúng”, “tạ” khác so với những danh từ đứng sau nó.

- Các từ này để tính đếm, đo lường sự vật.

2.

Thay từ “con” bằng từ “chú”/ thay từ “viên” bằng từ “ông” nghĩa không thay đổi.

(7)

Thay từ “ thúng” bằng “bát”/ “nắm” ; thay từ “tạ” bằng “cân” nghĩa hoàn toàn thay đổi.

3.

Có thể nói: Ba thúng gạo rất đầy vì danh từ thúng chỉ số lượng ước chừng, không chính xác nên có thể thêm các từ bổ sung về lượng.

- Không thể nói: Sáu tạ gạo rất nặng vì các từ sáu, tạ là những từ chỉ số lượng chính xác, cụ thể, nếu thêm các từ nặng hay nhẹ đều thừa

Phiếu học tập 3: Hoành thành nội dung bảng sau: ( Dựa vào ngữ liệu 1 sgk)

Danh từ chung Danh từ riêng

- DT chung: vua, công ơn, tráng sĩ, đền thờ, làng, xã, huyện.

- DT riêng: Phù Đổng Thiên Vương, Gióng, Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội.

* Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm ...

* Danh từ chia 2 loại lớn: DT chỉ sự vật, DT chỉ đơn vị.

* DT chỉ sự vật:

- DT chung: là tên gọi một loại sự vật (không viết hoa).

- DT riêng: Tên riêng của người, vật, địa phương,... (viết hoa).

Bài tập: Nêu qui tắc viết hoa danh từ:

- Cách viết hoa danh từ riêng:

+ Tên người, tên địa lí VN: viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng

+ Tên người, tên địa lí nước ngoài: viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó (có gạch nối nếu 1 bộ phần gồm nhiều tiếng)

+Tên các tổ chức, cơ quan: viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phần tạo thành V. Rút kinh nghiệm:

………

………

………

---

Ngày soạn: / / Ngày giảng: / /

Tiết 43 Tiếng Việt: DANH TỪ VÀ DANH TỪ (tiếp theo) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nắm được các tiểu loại danh từ chỉ sự vật: Danh từ chung và danh từ riêng.

Quy tắc viết hoa danh từ riêng.

(8)

- Vận dụng được kiến thức đã học để làm bài tập.

2. Kỹ năng

- Nhận biết danh từ chung và danh từ riêng.

- Viết hoa danh từ riêng đúng quy tắc.

3. Thái độ

- Có ý thức sử dụng danh từ phù hợp với tình huống giao tiếp.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Kĩ năng giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về đặc điểm danh từ và các loại danh từ.

- Kĩ năng ra quyết định: Lựa chọn cách sử dụng danh từ và các loại danh từ phù hợp đạt hiệu quả cao nhất trong từng câu văn, đoạn văn, bài văn cụ thể;

- KN tư duy sáng tạo khi thực hành viết một đoạn văn, bài văn có sử dụng danh từ ...; Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VÀ HỌC SINH

- GV: Giáo án, SGK, SGV, Chuẩn kiến thức kĩ năng

- HS : Đọc bài, trả lời câu hỏi SGK, ôn lại kiến thức về danh từ đã học ở bậc tiểu học.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Phương pháp: vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, phân tích...

- Kĩ thuật động não: Suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những kết luận về danh từ và các tiểu loại danh từ; Các kĩ thuật khác: chia nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, trình bày một phút ...Thực hành có hướng dẫn: Sử dụng danh từ và các tiểu loại danh từ theo những tình huống cụ thể.

IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY 1. Ổn định tổ chức

Ngày giảng Lớp Sĩ số

6B

2. Kiểm tra bài cũ (Kiến thức tiểu học) HS1: Đặt câu ? Xác định DT ?

HS2: Thế nào là DT ? DT có những đặc điểm gì và được phân loại ntn?

* Trả lời:

- DT: là những từ chỉ người vật, hiện tượng, khái niệm.

- DT có 2 loại: DT chỉ đơn vị / DT chỉ sự vật.

-> DT chỉ đơn vị có 2 nhóm: DT chỉ đơn vị tự nhiên (loại từ)/ DT chỉ đơn vị quy ước (ước chừng, chính xác.)

3. Bài mới

 Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập

- Phương pháp: vấn đáp

- Kĩ thuật: Hỏi và trả lời, trình bày một phút, động não

(9)

Gv: Tổ chức cuộc thi Ai tinh mắt hơn

Luật chơi như sau: nhìn vào 2 bức tranh (trình chiếu) và cho biết em nhìn thấy điều gì? Gv chia lớp thành các nhóm nhỏ từ 4-6 người, hs ghi sản phẩm ra phiếu học tập, giáo viên cử đội làm nhanh nhất ghi lên bảng

Sản phẩm:

1: Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp 2: cây, hoa, mây, núi, chim...

Gv thu phiếu kiểm tra, yc học sinh nhìn lên bảng và nhận xét hỏi: những từ chỉ người và vật được gọi chung là gì: Danh từ(cụ thể là danh từ chỉ sự vật, phân biệt với danh từ chỉ đơn vị

Gv: vậy tại sao đều là danh từ mà có từ viết hoa, từ không viết hoa Bài học hôm nay sẽ giúp các em lí giải điều này

Chúng ta vào bài mới: tiết ....Danh từ

 Hoạt động hình thành kiến thức mới

- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/

vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.

- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình.

- Kĩ thuật: Hỏi và trả lời, trình bày một phút, động não - Phương tiện: Máy chiếu

- Thời gian : 10p

GV kiểm tra phiếu học tập đã chuẩn bị của học sinh:

Cho hs vẽ sơ đồ tư duy thể hiện nội dung bài học:

(10)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

 Hoạt động Luyện tập

- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.

- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: Hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, động não - Phương tiện: Máy chiếu

- Thời gian: 25p

Hoạt động 3: Luyện tập

Trả lời câu 1 (trang 87 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Liệt kê một số danh từ chỉ sự vật mà em biết. Đặt câu với một trong các danh từ ấy.

Trả lời câu 2 (trang 87 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Liệt kê các loại từ:

a) Chuyên đứng trước danh từ chỉ người.

b) Chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật.

II. Luyện tập Bài tập 1, 2:

Trả lời:

Một số danh từ chỉ sự vật:

bàn, ghế, nhà, cửa, cơm, gạo, ngô, khoai...

- Đặt câu: Chiếc bàn được làm bằng đá.

Trả lời:

a) Chuyên đứng trước danh từ chỉ người: ngài, viên, người, em, ông, bà,...

b) Chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật: quyển, quả, tờ, chiếc, cái,...

Bài tập 3, 5

(11)

Trả lời câu 3 (trang 87 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Liệt kê các danh từ:

a. Chỉ đơn vị quy ước chính xác b. Chỉ đơn bị quy ước ước chừng.

Trả lời câu 5 (trang 87 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Lập danh sách các danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật trong đoạn văn trích từ truyện Cây bút thần từ đầu đến dày đặc các hình vẽ.

- HS đọc, nêu yêu cầu bài 1

- Dựa vào đơn vị kiến thức đã học để XĐ DT chung, DT riêng.

- HS lên bảng làm thành 2 cột:

* DT chung: Ngày xưa, miền, đất, nước, thần, nòi, rồng, con trai, tên.

* DT riêng: Lạc Việt, Bắc Bộ, Long Nữ, Lạc Long Quân

Trả lời:

a. Chỉ đơn vị quy ước chính xác: mét, lít, ki-lô-gam, tạ, tấn, yến, cân, gam, lạng, héc-ta…

b. Chỉ những quy ước ước chừng: nắm, mớ, đàn, cây, que, bó, quãng…

Trả lời:

Các danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật trong đoạn văn:

- Danh từ chỉ đơn vị: em, que, con, bức

- Danh từ chỉ sự vật: Mã Lương, cha mẹ, củi, cỏ, chim...

Bài tập 1 (SGK/109) Tìm DT chung và DT riêng

- HS đọc -> XĐ y/cầu BT - HS trả lời nhanh BT2

a, Chim, Mây, Nước, Hoa, Hoạ Mi b, Út

c, Cháy

=> Đều là những DT riêng vì chúng dùng để gọi tên riêng của một sự vật cá biệt, duy nhất, mà không phải dùng để gọi chung một loại sự vật

Bài tập 2 (SGK/109) Các DT in đậm có phải DT riêng không? Vì sao?

- HS đọc, XĐ y/c BT

- Chỉ ra các DT riêng (tên riêng từng người, vật, địa phương)

-> Sau đó viết hoa lại cho đúng (2 HS viết hoa lại)

(Tiền Giang, Hậu Giang, Thành phố, Đồng Tháp, Pháp, Khánh Hoà, Phan Giang, Phan Thiết, Tây Nguyên, Công Tum, Đắc Lắc,

Bài tập 3 (SGK/110) Hãy viết

hoa lại các DT riêng cho đúng

(12)

Trung, Sông Hương, Bến Hải, Cửa Tùng, Việt Nam, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà) - GV đọc bài “Ếch ngồi đáy giếng” (cả bài) cho HS chép

- Chú ý: viết đúng các chữ l / n, vần ênh - ếch GV y/c lớp trưởng thu vở để chấm

Bài tập 4 (SGK/110) Chép chính tả (nghe viết)

 Hoạt động vận dụng :

- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Phương pháp: Vấn đáp

- Kĩ thuật: Hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, động não - Thời gian: 5p

? Hoàn thiện sơ đồ khuyết?

HS thực hiện

 Hoạt động mở rộng – sáng tạo :

- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Phương pháp: vấn đáp

- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút - Phương tiện: Máy chiếu

- Thời gian: 5p

? Có một bạn chép đoạn thơ sau mà quên viết hoa các danh từ, em hãy sửa lại cho đúng

"Xứ thủ đức năm canh thức đủ Kẻ cơ thần trở lại cần thơ"

Thủ Đức, Cần Thơ 4. Hướng dẫn về nhà ( )

- Học bài cũ: Học thuộc ghi nhớ; Đặt câu có sử dụng danh từ chung và danh từ riêng; Luyện cách viết danh từ riêng; Tập viết đoạn văn ngắn có dùng DT riêng, DT chung.

- Chuẩn bị bài mới: Cụm danh từ Phiếu học tập số 1:

DT ch ... Danh t ch ...

DT ... DT ...

Danh từ

(13)

Trả lời các câu hỏi: 1,2,3 mục I.

1. Các từ in đậm như “một” và “hai” bổ sung ý nghĩa về mặt số lượng cho danh từ đứng phía sau nó.

- Các từ in đậm như “ xưa”, “ông lão đánh cá” “nát trên bờ biển” bổ sung ý nghĩa về tính chất.

2.- Một túp lều: xác định được đơn vị

- Một túp lều nát: xác định được tính chất, tình trạng của sự vật - Một túp lều nát trên bờ biển: xác định được tính chất của sự vật 3. Cụm danh từ: Những cánh đồng ấy

Đặt câu: Những cánh đồng ấy mang về vụ mùa bội thu cho nông dân.

Cụm danh từ có cấu tạo phức tạp hơn một mình danh từ, hoạt động trong câu giống như một danh từ.

Phiếu học tập số 2:

Tìm các cụm danh từ ở mục II.

Hoàn thành các cụm danh từ đã tìm được ở Mục II vào bảng sau:

Phần trước Phần trung tâm Phần sau

T2 T1 T1 T2 S1 S2

làng ấy

ba thúng gạo nếp

Ba con trâu đực

ba con trâu ấy

Cả làng

V. Rút kinh nghiệm:

………

………

………

---

Ngày soạn: / / Tiết 44

(14)

Ngày giảng: / /

Tiếng Việt: CỤM DANH TỪ( T1) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS nắm được đặc điểm của cụm danh từ.

- Nghĩa của cụm danh từ; chức năng ngữ pháp, cấu tạo đầy đủ của cụm danh từ; ý nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau trong cụm danh từ.

2. Kỹ năng

- Phân tích cấu tạo của cụm danh từ.

- Đặt câu có sử dụng cụm danh từ.

3. Thái độ

- Có ý thức tự giác tích cực trong học tập.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Kĩ năng giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách nhận biết, tạo lập và sử dụng cụm danh từ trong khi nói, viết.

- Kĩ năng ra quyết định: Lựa chọn cách sử dụng cụm danh từ trong thực tiễn giao tiếp của bản thân...

* Các nội dung tích hợp:

- GD kĩ năng sống:

+ Kĩ năng tự nhận thức: Tự nhận thức giá trị của cách ứng xử khiêm tốn, dũng cảm, biết học hỏi trong cuộc sống.

+ Kĩ năng giao tiếp; phản hồi, lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung, nghệ thuật và bài học của truyện ngụ ngôn.

- GDĐĐ: các giá trị KHIÊM TỐN, GIẢN DỊ, TRUNG THỰC, TÔN TRỌNG, TRÁCH NHIỆM.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - GV: Giáo án, SGK, SGV, bảng phụ.

- HS : Chuẩn bị theo hướng dẫn về nhà của GV III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

 Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập

- Phương pháp: chơi trò chơi - Kĩ thuật: hợp tác, động não - Phương tiện: Máy chiếu - Thời gian: 5p

GV chia lớp thành 3 nhóm, tổ chức cho HS chơi trò chơi tiếp sức

? Tìm các danh từ chỉ người?

Trong thời gian 2p, nhóm nào tìm được nhiều và chính xác sẽ chiến thắng HS thực hiện

GV đánh giá, công bố kết quả

(15)

GV chọn 1 danh từ mà HS tìm được, yêu cầu: Hãy tìm các từ ngữ có thể kết hợp phía trước và phía sau danh từ đó?

GV dẫn dắt vào bài mới: Cụm danh từ

 Hoạt động hình thành kiến thức mới

- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/

vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.

- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề...

- Kĩ thuật: Hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, động não - Phương tiện: Máy chiếu, phiếu học tập

- Thời gian : 20p

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Hoạt động 1: Cụm danh từ là gì?

GV đưa ví dụ lên màn hình máy chiếu - HS đọc ví dụ và trả lời các câu hỏi sgk

HS thực hiện theo nhóm bàn

? Các từ ngữ in đậm trong câu trên bổ sung ý nghĩa cho những từ nào?

- Ngày xưa / hai vợ chồng ông lão đánh cá / một túp lều nát trên bờ biển.

? Các từ được bổ sung ý nghĩa thuộc từ loại nào?

(Ngày, vợ chồng, túp lều) -> Danh từ.

? Các tổ hợp từ trên (Ngày xưa, hai vợ chồng ông lão đánh cá, một túp lều nát trên bờ biển) được gọi là “Cụm danh từ”. Vậy thế nào là cụm danh từ?

I. Cụm danh từ là gì ? 1, Phân tích ngữ liệu (SGK/116)

- Các từ ngữ in đậm trong câu, đi kèm bổ sung ý nghĩa cho danh từ

=> Cụm danh từ: Tổ hợp từ do danh từ + các từ ngữ phụ thuộc (đi kèm ở phía trước và phía sau, bổ sung nghĩa cho DT) tạo thành.

GV yêu cầu HS đọc thầm ví dụ mục 2

Túp lều / một túp lều / một túp lều nát / một túp lều nát trên bờ biển.

? Xác định danh từ và cụm danh từ trong ví dụ?

- Danh từ: túp lều

- Cụm danh từ: một túp lều, một túp lều nát, một túp lều nát trên bờ biển.

? So sánh cấu tạo và ý nghĩa của cụm danh từ so với nghĩa của một danh từ?

HS suy nghĩ trả lời GV chốt

- Về cấu tạo: Cụm danh từ có cấu tạo phức tạp hơn DT, ngoài DT còn có thêm các từ ngữ phụ thuộc ...

- Về nghĩa: CDT có ý nghĩa

(16)

đầy đủ, chi tiết, cụ thể hơn danh từ

+ một túp lều -> cụ thể hoá một sự vật.

+ một túp lều nát -> thêm đặc điểm tính chất của s.vật.

+ một túp lều nát trên bờ biển -> cụ thể hoá sự vật, nêu đặc điểm ... vị trí nơi chốn của sv.

? Cho ví dụ về cụm danh từ, đặt câu với cụm DT đó?

Hs đặt câu – Hs khác nhận xét – GV tổng kết.

? Xác định chức năng ngữ pháp của cụm danh từ trong câu vừa đặt?

HS suy nghĩ trả lời GV chốt

* GV đưa thêm VD trên phông chiếu yêu cầu HS phân tích cấu tạo câu, xác định cụm danh từ và chức năng ngữ pháp của CDT trong VD:

- Con mèo tam thể ấy // có một bộ lông rất đẹp CDT (CN) ĐT CDT (bổ ngữ) - Mẹ tôi // là giáo viên văn.

CDT (CN) CDT (VN)

- Vịnh Hạ Long // là một thắng cảnh đẹp.

CDT (CN) CDT (VN)

? Từ đây hãy rút ra kết luận về chức năng ngữ pháp của cụm danh từ?

CDT có thể làm chủ ngữ trong câu, khi làm VN cần có từ “là” đứng trước, CDT còn làm bổ ngữ cho động hoặc tính từ.

GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK/117 HS đọc

- Về chức vụ ngữ pháp:

CDT làm chủ ngữ, khi làm vị ngữ cần có từ “là” ... ->

hoạt động trong câu giống như một danh từ.

2. Ghi nhớ: SGK – T117

Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của CDT GV gọi HS đọc ví dụ SGK/117.

HS đọc

? Tìm các CDT trong câu ví dụ (H/s gạch bút chì)?

HS suy nghĩ trả lời GV chốt

? Xác định các danh từ trung tâm, liệt kê các từ ngữ phụ thuộc đứng trước và đứng sau danh từ vừa tìm được? Sắp xếp chúng thành

II. Cấu tạo của cụm DT 1. Phân tích ngữ liệu

- Các cụm danh từ.

+ Danh từ trung tâm: làng, thúng gạo, con trâu, con,

(17)

loại?

HS suy nghĩ trả lời GV chốt

năm

-> Nêu đơn vị và sự vật.

+ Phụ ngữ đứng trước: cả, ba, chín

-> bổ sung về số lượng.

+ Phụ ngữ đứng sau: nếp, đực, sau, ấy -> bổ sung đặc điểm, tính chất, xác định thời gian nơi chốn của sv.

? GV kẻ bảng (bảng phụ) – HS lên bảng điền các cụm danh từ vào mô hình cụm DT:

Phần trước Phần trung tâm Phần sau

t2 t1 T1

(DT chỉ ĐV)

T2

(DT chỉ SV)

s1 (Đặc điểm, t/c)

s2

(T. gian, nơi chốn)

làng ấy

ba thúng gạo nếp

ba con trâu đực

ba con trâu ấy

chín con

năm sau

cả làng

? Từ mô hình trên, hãy nêu cấu tạo đầy đủ của CDT?

HS suy nghĩ trả lời GV chốt

? Nêu t/d của từng phần trong mô hình?

HS suy nghĩ trả lời GV chốt

? Có phải lúc nào CDT cũng cấu tạo đầy đủ không?

Có CDT khuyết phụ trước, có lúc khuyết phụ sau.

Gv lưu ý học sinh:

- Phần trung tâm: T1: chỉ đơn vị tính toán

T2: đối tượng đem ra tính toán.

T1: chỉ chủng loại khái quát T2: chỉ đối tượng cụ thể.

Có thể đầy đủ cả T1, T2; nhưng cũng có thể thiếu T1 có T2 hoặc ngược lại.

- Phần phụ trước và phần phụ sau:

+ Có thể có đầy đủ cả t1, t2 và S1, S2.

+ Có thể thiếu t1 có t2 hoặc ngược lại.

* Cấu tạo CDT:

(18)

+ Có thể thiếu S1 có S2 hoặc ngược lại.

GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK/118 HS đọc

2. Ghi nhớ: SGK – T118

 Hoạt động vận dụng :

- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Phương pháp: Vấn đáp

- Kĩ thuật: Hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, động não - Thời gian: 5p

BT1:

a) Đặt các cụm danh từ có trung tâm là những danh từ sau đây : nhân dân, mèo, đồng bào, xe, nước, bàn ghế.

b) Thử nhận xét các phụ ngữ trước và sau các danh từ dã cho.

BT 2. Tìm cụm danh từ trong các câu sau :

a) Ngày xưa, ở đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữĩ, tên là Lạc Long Quân.

(Con Rồng cháu Tiên) b) Bấy giờ ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần.

(Con Rồng cháu Tiên) c) Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt.

(Thánh Gióng) d) Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.

(Tô Hoài) 4. Hướng dẫn về nhà:

- Đối với bài cũ:

+ Ôn tập phần ghi nhớ, vẽ sơ đồ tư duy thể hiện nội dung bài học.

+ Tìm đặt câu với các cụm DT, phân biệt cấu tạo Cụm DT.

+ Hoàn thành các bài tập trong phần luyện tập - Chuẩn bị bài mới: Cụm danh từ ( Tiếp) Chuẩn bị các bài tập phần luyện tập.

V. Rút kinh nghiệm:

………

………

………

---

Ngày soạn: / / Ngày giảng: / /

Tiết 45

(19)

Tiếng Việt: CỤM DANH TỪ (T2) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS nắm được đặc điểm của cụm danh từ.

- Nghĩa của cụm danh từ; chức năng ngữ pháp, cấu tạo đầy đủ của cụm danh từ; ý nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau trong cụm danh từ.

2. Kỹ năng

- Phân tích cấu tạo của cụm danh từ.

- Đặt câu có sử dụng cụm danh từ.

3. Thái độ

- Có ý thức tự giác tích cực trong học tập.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Kĩ năng giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách nhận biết, tạo lập và sử dụng cụm danh từ trong khi nói, viết.

- Kĩ năng ra quyết định: Lựa chọn cách sử dụng cụm danh từ trong thực tiễn giao tiếp của bản thân...

* Các nội dung tích hợp:

- GD kĩ năng sống:

+ Kĩ năng tự nhận thức: Tự nhận thức giá trị của cách ứng xử khiêm tốn, dũng cảm, biết học hỏi trong cuộc sống.

+ Kĩ năng giao tiếp; phản hồi, lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung, nghệ thuật và bài học của truyện ngụ ngôn.

- GDĐĐ: các giá trị KHIÊM TỐN, GIẢN DỊ, TRUNG THỰC, TÔN TRỌNG, TRÁCH NHIỆM.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - GV: Giáo án, SGK, SGV, bảng phụ.

- HS : Chuẩn bị theo hướng dẫn về nhà của GV III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

 Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập

- Phương pháp: chơi trò chơi - Kĩ thuật: hợp tác, động não - Phương tiện: Máy chiếu - Thời gian: 5p

GV chia lớp thành 3 nhóm, tổ chức cho HS chơi trò chơi tiếp sức

? Tìm các cụm danh từ?

Trong thời gian 2p, nhóm nào tìm được nhiều và chính xác sẽ chiến thắng HS thực hiện

GV đánh giá, công bố kết quả

(20)

 Hoạt động hình thành kiến thức mới

- Mục tiêu: củng cố cho học sinh những kiến thức đã học ở tiết trước.

- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề...

- Kĩ thuật: Hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, động não - Phương tiện: Máy chiếu, phiếu học tập

- Thời gian : 10p

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Gv cho hs hệ thống lại KT đã học

trong tiết trước

? Khái niệm cụm danh từ

? Cấu tạo của cụm danh từ

I. Nhắc lại lý thuyết:

1. Cụm danh từ là gì ?

Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.

Danh từ khi hoạt động trong câu phải có nội dung ý nghĩa đầy đủ thì ta mới hiểu được chính xác người nói muốn nói gì. Muốn vậy ta phải thêm những từ ngữ phụ nghĩa cho danh từ.

Ví dụ : -Gà (ăn thóc).

2. Cấu tạo của cụm danh từ

Phần trước Phần trung tâm Phần sau

t2 tl T1 T2 sl s2

tất cả những con gà mái tơ ấy

Cụm danh từ có cấu tạo góm ba phần :

a) Phần trước do các lượng từ chỉ toàn thể và lượng từ tập hợp hay phân phối đảm nhận.

+ Phụ ngữ chỉ toàn thổ sự vật như: cả, tất cà, toàn hộ, tất thảy.

Khi sự vật có số lượng xác định, ta dùng cả.

Ví dụ : - Cả hai vị thần (đều xin cưới Mị Nương).

(Sơn Tinh, Thuỷ Tinh) - Cả một trăm người con (đều hồng hào, khoẻ mạnh).

(Con Rồng cháu Tiên) Khi sự vật có số lượng không xác định, ta dùng tất cả, tất thảy, hết thảy.

Ví dụ : Tất cả mọi người (đều đã sẵn sàng).

+ Phụ ngữ chỉ số lượng sự vật đứng sau phụ ngữ chỉ toàn thể sự vật, bao gồm cả số từ như: một, hai, ba,... vài, dâm, mươi và những lượng từ có ý nghĩa tập hợp hay phân phối như: những, các, mọi, mỗi, từng.

(21)

Sắc thái ý nghĩa của các lượng từ đứng trước danh từ cũng khác nhau, do đó khi sử dụng cần lựa chọn để ý nghĩa của câu được chính xác.

b) Phần trung tâm

Phần trung tâm do loại từ và danh từ chỉ sự vật đảm nhận. Danh từ chỉ sự vật ít khi vắng mặt trong cụm danh từ. Loại từ có thể vắng mặt hay có mặt phụ thuộc vào danh từ chỉ sự vật.

- Khi danh từ là những sự vật ở dạng chất liệu như : muối, dầu, đường, sắt, xi măng, đá, khí,... thì thường kết hợp với danh từ chỉ đơn vị quy ước.

Ví dụ : (Mẹ em mua) hai yến gạo, một lít dầu.

- Khi danh từ là những từ chỉ người, động vật, thực vật, đồ vật,... chúng thường kết hợp với loại từ: người, ông, vị, bác, chú, con, cái,...

Ví dụ : Khi thuyền rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước (Sự tích Hồ Gươm).

- Các loại từ như cái, con, bức, tấm, lá,... là những loại từ đồng nghĩa có sắc thái biểu cảm khác nhau theo ý chủ quan của người sử dụng. Khi sử dụng, chúng ta cần lựa chọn cho đúng ý nghĩa trong câu.

Ví dụ : Ta không nói "Chú hổ (ngồi trong cũi)" mà phải nói : "Con hổ (ngồi trong cũi)".

Ngược lại, có thể nói "Chú mèo (đang trèo cây)" hoặc "Con mèo (đang trèo cây)" đều được.

c) Phần sau

Các phụ ngữ ở phần sau nói lên đặc điểm của sự vật mà danh từ biểu thị hoặc xác định vị trí của sự vật ấy trong không gian và thời gian.

Loại phụ ngữ nêu đặc điểm của sự vật mà danh từ biểu thị thường đứng trước phụ ngữ xác định vị trí của sự vật trong không gian, thời gian.

Ví dụ : chiếc xe đạp mới ấy

Loại phụ ngữ xác định vị trí của sự vật trong không gian và thời gian như này, nọ, kia, ấy,... đứng cuối cụm danh từ làm dấu hiêu kết thúc cụm danh từ.

Ví dụ : em bé thông minh nọ

Về cấu tạo : phụ ngữ đứng sau danh từ có cấu tạo rất da dạng và phức tạp. Có

(22)

thể là một từ, có thể là một cụm từ, có thể là cụm chủ - vị.

Ví dụ : thanh sắt ấy, phụ ngữ là một từ; thanh sắt chui vào lưới ấy, phụ ngữ là một cụm từ; thanh sắt mà Lê Thận nhặt được ấy, phụ ngữ là cụm C - V.

 Hoạt động Luyện tập

- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.

- Phương pháp: Vấn đáp

- Kĩ thuật: Hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, động não - Phương tiện: Máy chiếu

- Thời gian: 25p Bài tập 1 (SGK/118)

GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân BT1 HS thực hiện

GV chốt:

a. Một người chồng thật xứng đáng b. Một lưỡi búa của cha

c. Một con yêu tinh ở trên núi có nhiều phép lạ Bài tập 2 (SGK/118)

GV yêu cầu 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu BT2 HS thực hiện

GV chốt

Phần trước Phần trung tâm Phần sau

t2 t1 T1 T2 s1 s2

một người chồng thật xứng đáng

một lưỡi búa của cha để lại

một con yêu tinh ở trên núi, có

nhiều phép lạ Bài tập 3 (SGK/118)

GV yêu cầu HS đọc, xác định yêu cầu bài tập HS thực hiện

- HS xác định ý nghĩa, nội dung đoạn văn.

- Xác định chỗ trống, xác định vị trí không gian, thời gian của sự vật được nói đến, điền từ thích hợp, tránh lặp từ.

- H/s điền, gv chữa:

+ Chàng vứt thanh sắt ấy xuống nước.

+ Thật không ngờ thanh sắt vừa rồi lại chui vào lưới mình.

+ Lần thứ ba, vẫn thanh sắt cũ chui vào lưới.

 Hoạt động vận dụng :

- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức,

(23)

kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Phương pháp: Vấn đáp

- Kĩ thuật: Hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, động não - Thời gian: 3p

? Chọn một đoạn văn trong bài viết số 1 của em và tìm các cụm danh từ có trong đoạn văn đó? Thử suy nghĩ xem em sử dụng cụm danh từ trong trường hợp đó đã hợp lí chưa? Nếu chưa thì em sẽ sửa lại như thế nào? (đã chuẩn bị ở nhà)

HS tự bộc lộ

 Hoạt động mở rộng, sáng tạo

- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Phương pháp: thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Phương tiện: Phiếu học tập

- Thời gian: 5p

? Viết đoạn văn (5 - 7 câu) kể về một người thân của em. Chỉ ra một cụm danh từ có trong đoạn văn đó và chép cụm từ đó vào mô hình cụm danh từ.

HS thực hiện, trình bày GV đánh giá, cho điểm 4. Hướng dẫn về nhà:

- Đối với bài cũ:

+ Ôn tập phần ghi nhớ

+ Hoàn thành các bài tập còn lại

- Chuẩn bị bài mới: Trả bài kiểm tra giữa kì 1 V. Rút kinh nghiệm:

………

………

………

---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Kt động não: suy nghĩ rút ra bài học thiết thực về tinh thần trách nhiệm đối với người khác. + Kt học theo nhóm: trao đổi về tháI độ vô trách nhiệm của bọn quan lại

- Phương pháp: Nêu vấn đề, hỏi đáp, phân tích, giảng bình, thảo luận nhóm - Kĩ thuật dạy học: động não, trình bày một phút, hỏi và trả lời,

- Phương pháp: Nêu vấn đề, hỏi đáp, phân tích, giảng bình, thảo luận nhóm - Kĩ thuật dạy học: động não, trình bày một phút, hỏi và trả lời,

- Phương pháp: Nêu vấn đề, hỏi đáp, phân tích, giảng bình, thảo luận nhóm - Kĩ thuật dạy học: động não, trình bày một phút, hỏi và trả lời,

- Phương pháp: Nêu vấn đề, hỏi đáp, phân tích, giảng bình, thảo luận nhóm - Kĩ thuật dạy học: động não, trình bày một phút, hỏi và trả lời,

- Phương pháp: Nêu vấn đề, hỏi đáp, phân tích, giảng bình, thảo luận nhóm - Kĩ thuật dạy học: động não, trình bày một phút, hỏi và trả lời,

- Phương pháp: Nêu vấn đề, hỏi đáp, phân tích, giảng bình, thảo luận nhóm - Kĩ thuật dạy học: động não, trình bày một phút, hỏi và trả lời,

- Phương pháp: Nêu vấn đề, hỏi đáp, phân tích, giảng bình, thảo luận nhóm - Kĩ thuật dạy học: động não, trình bày một phút, hỏi và trả lời,