• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050"

Copied!
28
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 4

Ngày soạn: 26/9/2020 Ngày giảng:

Tiết 13 NGHĨA CỦA TỪ

I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức

- Mức độ nhận biết : - HS hiểu khái niệm nghĩa của từ

- Mức độ thông hiểu - Cách giải thích nghĩa của từ trong văn bản.

- Mức độ vận dụng : - Dùng từ đúng nghĩa trong nói và viết 2 Kĩ năng

* KNBH :Nhận diện, phân biệt được:

- Kĩ năng giải thích nghĩa của từ.

- Tra từ điển để hiểu nghĩa của từ.

3 Thái độ

- Dùng từ chuẩn xác đúng nghĩa của từ trong nói, viết.

4 Năng lực cần phát triển

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực,...

- Phẩm chất: chuyên cần – tiết kiệm, trách nhiệm – kỷ luật, trung thực – dũng cảm.

5. Các nội dung tích hợp

GD KNS: Suy nghĩ, thảo luận cách sử dụng từ đúng nghĩa.

GD đạo đức: Giáo dục tình yêu tiếng Việt, yêu tiếng nói của dân tộc => GD giá trị sống: TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRUNG THỰC.

II. Chuẩn bị

- GV: Bài soạn, Đồ dùng dạy học: Máy chiếu; Từ điển, Từ trong phần chú thích của các văn bản đã học.

- HS: Học bài cũ, đọc trước bài mới và trả lời câu hỏi.

III.

Phương pháp

- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, phân tích, quy nạp, vấn đáp- gợi mở, trình bày, trò chơi, trực quan...

- KT: Động não, suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra bài học thiết thực về sử dụng từ tiếng Việt đúng nghĩa, trong sáng.

VI. Tiến trình giờ dạy- giáo dục 1. Ổn định tổ chức :(1’)

2. Kiểm tra bài cũ (2’) Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS 3. Bài mới.

(2)

Hoạt động 1: Khởi động (3’):

- Mục tiêu: Đặt vấn đề tiếp cận bài học.

- Hình thức: Hoạt động cá nhân.

- Kĩ thuật, PP: trò chơi trải nghiệm Trò chơi: Ô chữ bí mật

Gv: Hướng dẫn luật chơi: Có một ô chữ bí mật gồm 10 chữ cái. Có 4 mảnh ghép tương ứng với 4 câu hỏi. Trả lời đúng, lật mở mảnh ghép sẽ nhận được những chữ cái tương ứng trong ô bí mật.

N G H I A C U A T Ư

Câu 1: Nhìn vào bức tranh, em liên tưởng đến truyền thuyết nào đã được học?

- Truyền thuyết Thánh Gióng -> I, A,T

Câu 2: Từ được vay của nước ngoài để biểu thị những sự vật, đặc điểm…mà tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu thị được gọi là gì?

- Từ mượn -> N, Ư

Câu 3: Ngựa của Thánh Gióng khi đi đánh giặc đã thét ra lửa thiêu rụi một ngôi làng. Làng đó sau này có tên là gì?

- Làng Cháy -> G, A

Câu 4: Trong trận giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh đã khiến cho thành nào như nổi lềnh bềnh trên một biển nước?

- Thành Phong Châu -> H, C, U

-> Ô chữ bí mật: Nghĩa của từ -> Gv dẫn vào bài.

*Hoạt động 2: Hình thành kiến thức bài học

- Mục tiêu: HS nắm được khái niệm nghĩa của từ và biết cách giải thích nghĩa của từ..

- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm…

- Kĩ thuật: Kĩ thuật hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Phương tiện: Máy chiếu, phiếu học tập

- Thời gian : 20 phút

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức Hoạt động 2.1: Hdhs tìm hiểu khái niệm (8p)

- Mục tiêu: HS nắm được khái niệm nghĩa của từ

I. Nghĩa của từ là gì?

1.Khảo sát, phân tích ngữ

(3)

- Phương pháp: Nêu và gq vấn đề, phân tích,quy nạp, vấn đáp- gợi mở, trình bày, trực quan

- Cách thực hiện: GV đặt câu hỏi, HS trả lời; HS trình bày những nội dung đã được GV giao tìm hiểu từ tiết học trước, nhận xét, đánh giá.

*Tích hợp kĩ năng sống Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách dùng từ đúng nghĩa.

Gv: Chiếu ví dụ

? Mời học sinh đọc 3 chú thích và cho biết các chú thích xuất hiện trong văn bản nào?

- Chú thích 1: Con rồng cháu tiên - Chú thích 2: Thánh Gióng

- Chú thích 3: Sơn Tinh, Thủy Tinh

? Lấy dấu hai chấm để phân cách, em hãy cho biết các chú thích trên gồm mấy bộ phận?

- 2 bộ phận:

+ Bộ phận thứ nhất là các từ in đậm, đứng trước dấu hai chấm.

+ Bộ phận thứ 2: là các từ in thường đứng sau dấu hai chấm.

? Trong hai bộ phận này, đâu là từ cần giải thích và đâu là nội dung giải thích nghĩa của từ?

- Phần bên trái: các từ in đậm là từ cần giải thích - Phần bên phải là ý nghĩa của từ.

Gv: Chiếu mô hình cấu tạo từ.

?Nhìn vào mô hình này em hãy cho biết từ có cấu tạo gồm mấy bộ phận?

- 2 bộ phận: hình thức và nội dung

? Theo em, nghĩa của từ ứng với phần nào trong mô hình dưới đây?

- Phần nội dung

Gv: Từ là một đơn vị gồm có hai mặt: mặt hình thức và mặt nội dung. Mặt nội dung hay còn gọi là mặt nghĩa, là cái chứa đựng bên trong hình thức, là cái đã có từ lâu đời. Bên cạnh mặt nội dung là mặt hình thức, đó chính là cấu tạo của từ.

Gv: Chiếu ví dụ

? Ví dụ từ “đi” thì xét về cấu tạo của nó có mấy tiếng và thuộc loại từ gì?

liệu

- Mỗi chú thích gồm 2 bộ phận:

+ Phần in đậm: Từ cần giải thích.

+ Phần chữ thường: Phần giải thích nghĩa của từ.

-> Nghĩa của từ ứng với nội dung

(4)

- 1 tiếng, từ đơn.

? Xét về nội dung thì từ “ đi” chỉ hoạt động gì?

- Hoạt động rời chỗ bằng chân, tốc độ bình thường, 2 bàn chân không đồng thời nhấc khỏi mặt đất.

Thảo luận nhóm: (2p)

- Yêu cầu: tìm hình thức và nội dung của các từ sau: cây, xe đạp, bâng khuâng

- Lớp chia làm 3 nhóm tương ứng với 3 tổ.

+ Tổ 1: tìm hình thức và nội dung của từ cây + Tổ 2: tìm hình thức và nội dung của từ xe đạp + Tổ 3: tìm hình thức và nội dung của từ bâng khuâng

Gv: Như vậy nội dung ở đây có thể là sự vật, tính chất, hoạt động...

? Qua những gì vừa tìm hiểu, em hiểu nghĩa của từ là gì?

- Hs đọc ghi nhớ: sgk/ 35

Chuyển ý: Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị.

Vậy từ có các cách giải thích nghĩa nào, chúng ta cùng tìm hiểu phần II.

HĐ2.2: Hướng dẫn HS tìm hiểu cách giải thích nghĩa của từ (10p)

- Mục tiêu: HS nắm được nguyên tắc mượn từ

- Phương pháp: Nêu và gq vấn đề, trò chơi, phân tích,quy nạp, vấn đáp- gợi mở,trình bày, trực quan, thảo luận nhóm...

- Kĩ thuật: Kĩ thuật hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ

- Cách thực hiện: GV đặt câu hỏi, HS trả lời; HS trình bày những nội dung đã được GV giao tìm hiểu từ tiết học trước, nhận xét, đánh giá, HS thảo luận - Phương tiện: Máy chiếu, phiếu học tập

Tích hợp kĩ năng sống

- Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng từ đúng nghĩa theo những mục đích giao tiếp cụ thể của bản thân.

Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách dùng từ đúng nghĩa.

Gv: Tổ chức trò chơi: Ai nhanh hơn?

- Yêu cầu: tìm những từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa

2.Ghi nhớ

II. Cách giải thích nghĩa của từ

1. Khảo sát ngữ liệu .

(5)

với từ “trung thực”

- Gv: chia lớp thành 3 nhóm, tương ứng với 3 tổ.

Các thành viên ở 3 tổ sẽ tìm và lên bảng viết những từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa với từ “trung thực”.

Lưu ý: Bạn trên bảng viết xong trở về đưa phấn cho thành viên tiếp theo. Nếu một tổ có 2 thành viên lên viết cùng một lúc thì tổ đấy phạm quy. Tổ nào tìm được nhiều từ hơn và nhanh hơn, chính xác hơn thì tổ đấy giành chiến thắng.

- Đồng nghĩa: thật thà, thành thật, thẳng thắn, ngay thẳng...

- Trái nghĩa: dối trá, lươn lẹo, gian xảo, mưu mô....

? Em hiểu trung thực là gì?

? Từ trung thực vừa được chúng ta giải nghĩa bằng cách nào?

- Đưa ra từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.

? Tương tự, hãy giải thích nghĩa của từ “thông minh” bằng cách đưa ra các từ đồng nghĩa và trái nghĩa?

- Đồng nghĩa: sáng dạ, thông tuệ, mẫn tiệp, sáng suốt,

- Trái nghĩa: ngu dốt, tối dạ, đần độn...

Chốt: Như vậy, để hiểu sâu sắc nghĩa của một từ, chúng ta có thể đưa ra cùng lúc các từ đồng nghĩa và trái nghĩa. Đó cũng chính là cách thứ nhất để giải thích nghĩa của từ.

Vậy nghĩa của từ còn được giải thích bằng cách nào nữa? Gv chiếu ví dụ sau:

1. Cây: một loại thực vật, có rễ, thân, cành, lá...rõ rệt.

2. Đi: hoạt động rời chỗ bằng chân, tốc độ bình thường, hai bàn chân không đồng thời nhấc khỏi mặt đất.

3. Hình vuông: tứ giác có 4 góc vuông và 4 cạnh bằng nhau.

? Các ví dụ trên được giải thích bằng cách nào?

- Đưa ra khái niệm mà từ biểu thị.

? Quay trở lại các chú thích ở phần 1 trong sgk, hãy xác định các chú thích ấy được giải thích nghĩa theo cách nào?

- tập quán: trình bày khái niệm mà từ biểu thị - lẫm liệt, nao núng: đưa ra các từ đồng nghĩa

? Như vậy, có mấy cách giải thích nghĩa của từ?

- 2 cách.

- tập quán: trình bày khái niệm mà từ biểu thị

- lẫm liệt, nao núng: đưa ra các từ đồng nghĩa

(6)

- Đọc ghi nhớ 2/ sgk. 25

HOAT ĐỘNG 3: LUY ỆN TẬP

HĐ 3: Hướng dẫn HS luyện tập (13p)

- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.

- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: Kĩ thuật hỏi và trả lời, trình bày một phút

- Cách thực hiện: GV đặt câu hỏi, HS trả lời;Hs làm BT.

- Phương tiện: Máy chiếu - Th i gian:15 phútờ

Tích hợp giáo dục đạo đức

- Yêu tiếng Việt nhưng cũng trân trọng những vốn ngôn ngữ mượn khác.

Giáo dục tinh thần hợp tác quốc tế tích cực.

Bài 1:

? Hs đọc yêu cầu bài 1

Hướng dẫn học sinh về nhà làm Bài 2

- HS đọc yêu cầu bài tập 2

- Gv: yêu cầu học sinh thảo luận bằng kĩ thuật khăn phủ bàn. Thời gian: (3p)

Bài 3:

- HS đọc yêu cầu bài tập

GV tổ chức trò chơi: Chiếc hộp bí mật

Gv chia lớp thành 3 nhóm tương ứng với 3 tổ.

Trong chiếc hộp đã cắt sẵn những mảnh giấy có chữ: trung gian, trung niên, trung bình. Nhiệm vụ của hs là lên chỗ chiếc hộp, bốc phải tờ giấy ghi từ nào thì dùng nam châm dính vào chỗ trên bảng phụ mà em cho là đúng. Tổ nào thực hiện nhanh nhất và đúng nhất thì tổ đó giành chiến thắng.

Bài 4: Lên bảng làm bài tập

Giải nghĩa các từ theo những cách đã biết ?

- Mỗi từ đều có thể giải thích bằng nhiều cách khác nhau nhưng tiện hơn cả là giải nghĩa giếng, rung rinh bằng cách trình bày khái niệm, hèn nhát bằng cách đưa ra từ trái nghĩa

2. Ghi nhớ III. Luyện tập

Bài 1

Bài 2:

Điền từ cho phù hợp:

a. Học tập; b. Học lỏm c. Học hỏi; d. Học hành.

Bài 3:

Điền từ theo trật tự sau:

- Trung bình, trung gian, trung niên.

Bài 4:

Giải nghĩa các từ:

- Giếng: hố đào thẳng đứng, sâu vào lòng đất để lấy nước . - Rung rinh: chuyển động qua lại, nhẹ nhàng, liên tiếp .

- Hèn nhát: là thiếu can đảm

(7)

Bài 5: Giải nghĩa từ "mất" như nhân vật có đúng không?

Trả lời:

- Mất theo cách giải nghĩa của Nụ là: “cái gì mà mình không biết nó ở đâu”; còn “biết nó ở đâu tức là không mất”

- Mất theo nghĩa thông thường (như trong cách nói mất cái ví, mất cái ống vôi) là không còn được sở hữu, không có, không thuộc về mình nữa. Vì vậy cách giải nghĩa từ mất của Nụ là không đúng (nguỵ biện).

đến mức đáng khinh bỉ.

Bài 5:

Giải nghĩa từ "mất" như nhân vật có đúng không?

Hoạt động 4: Vận dụng

- Mục tiêu: Phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, động não - Thời gian:2 phút

? Chọn từ điền vào chỗ trống và giải thích nghĩa của từ đó: Chúng ta thà...

tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ.

-Điền từ: Hi sinh

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Mục tiêu: Tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Phương pháp: thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Phương tiện: Phiếu học tập

- Thời gian:2 phút

BT thêm : Phân biệt nghĩa của các từ sau : (Dùng trong toán học) - Trung điểm

- Trung đoạn - Trung trực - Trung tuyến

(8)

4. Củng cố: (1’)

- Mục tiêu: củng cố kiến thức đã học, học sinh tự đánh giá về mức độ đạt được những mục tiêu của bài học.

- Phương pháp:, phát vấn, thuyết trình - Kĩ thuật: động não.

Gv : Khái quát lại cách giải thích từ 5. Hướng dẫn về nhà: (2p)

- Học bài, thuộc ghi nhớ.

- Lựa chọn từ để đặt câu trong lựa chọn giao tiếp.

- Hoàn thành các bài tập còn lại trong SGK.

- Chuẩn bị bài: “Sự tích Hồ Gươm”.

Hướng dẫn: Soạn theo hệ thống câu hỏi trong sgk V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

……….

(9)

Ngày soạn: 26/9/2020 Ngày giảng:

Tiết 14 Đọc thêm: SỰ TÍCH HỒ GƯƠM

(Truyền thuyết) 1. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

* Mức độ nhận biết: - Biết và hiểu được nhân vật, sự kiện trong truyền thuyết - Truyền thuyết về một địa danh.

* Mức độ thông hiểu: - Cốt lõi lịch sử trong một tác phẩm thuộc chuỗi truyền thuyết về người anh hùng Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

* Mức độ vận dụng: Đọc diễn cảm và bước đầu biết phân tích 1 tác phẩm tự sự.

2. Kĩ năng

* Kĩ năng bài học

- Đọc - hiểu văn bản truyền thuyết.

- Phân tích để thấy được ý nghĩa sâu sắc của một số chi tiết tưởng tượng trong truyện.

- Kể lại được truyện.

* KNS: Các kĩ năng sống cần giáo dục: tự nhận thức, suy nghĩ sáng tạo,giao tiếp 3. Thái độ

- Giáo dục lòng tự hào về những chiến công vẻ vang của nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo và hiểu được khát vọng yêu hòa bình của dân tộc ta.

4.Năng lực cần phát triển

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy ngôn ngữ, năng lực cảm thụ văn học, năng lực viết sáng tạo

- Phẩm chất nhân ái – khoan dung, chuyên cần – tiết kiệm, trách nhiệm – kỷ luật, trung thực – dũng cảm.

5. Các nội dung tích hợp.

* KNS: Các kĩ năng sống cần giáo dục: tự nhận thức, suy nghĩ sáng tạo,giao tiếp

* GD đạo đức: Giáo dục tình yêu đất nước và tự hào về những địa danh, di tích của Thăng Long ngàn năm văn hiến. Từ đó HS phải biết tự tin, phải có trách nhiệm bảo vệ và gìn giữ những danh thắng, di tích đó => GD giá trị sống: HÒA BÌNH, TRÁCH NHIỆM, HẠNH PHÚC, ĐOÀN KẾT, YÊU THƯƠNG, HỢP TÁC, TÔN TRỌNG, TRUNG THỰC.

*Tích hợp Giáo dục QPAN: Nêu các địa danh của Việt Nam luôn gắn với các sự tích trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược (Ải Chi Lăng, Bạch Đằng, Đống Đa...).

II. Chuẩn bị

(10)

- Gv: Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh minh họa cho bài dạy: chân dung người anh hùng Lê Lợi, hình ảnh Hồ Gươm cuộc khởi nghĩa Lam Sơn,

- Hs: soạn bài, đọc kĩ vb, kể tóm tắt truyện, trả lời câu hỏi cuối bài.

III.

Phương pháp

- PP: Đọc sáng tạo, nêu và gq vấn đề, bình, giảng, trình bày, phát hiện, gợi tìm, thảo luận, trực quan, vấn đáp...

- Kĩ thuật : KT hỏi và trả lời, đọc sáng tạo, động não, kĩ thuật trình bày 1 phút IV. Tiến trình hoạt động dạy và học và giáo dục

1. Ổn định tổ chức: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ(2’) KT SGK, bài soạn của HS 3. Bài mới

Hoạt động 1: Khởi động (3’)

- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.

- Hình thức: hoạt động cá nhân.

- Kĩ thuật, PP: Trực quan, vấn đáp.

- Cách thực hiện: GV cho HS quan sát một số bức ảnh về Hồ Gươm và hỏi: Nhìn những bức ảnh trên, em hãy cho biết đó là địa danh nào?(HS trình bày...) GV:

Hà Nội có Hồ Gươm Nước xanh như pha mực Bên hồ ngọn tháp bút Viết thơ lên trời cao

Giữa thủ đô Thăng Long- Đông Đô - Hà Nội, Hồ Gươm đẹp như một lẵng hoa lộng lẫy và duyên dáng. Những tên gọi đầu tiên của hồ này là : Lục Thuỷ, Tả Vọng, hồ Thuỷ Quân. Đến thế kỉ 15, hồ mới mang tên Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm, gắn với sự tích nhận gươm, trả gươm thần của người anh hùng đất Lam Sơn: Lê Lợi. Sự tích ấy như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

- Mục tiêu: HS nắm được nội dung, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật tiêu biểu của truyện

- Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp thông qua tái hiện ngôn ngữ, nêu và giải quyết vấn đề, bình giảng, liên hệ thực tế

- Kĩ thuật: động não - Thời gian: 30 phút.

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức Hoạt động 2.1: Hdhs tìm hiểu chung (3p)

- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình

- Cách thực hiện: HS trình bày những nội dung đã được GV giao chuẩn bị từ tiết học trước, nhận xét, đánh giá.

Tác giả của truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm”

A

. Giới thiệu chung 1. Tác giả:

Dân gian

(11)

là ai?

Văn bản “Sự tích Hồ Gươm” thuộc thể loại nào?

- Truyền thuyết địa danh: (Loại truyền thuyết giải thích nguồn gốc lịch sử của một địa danh).

- Thời kì chống giặc Minh xâm lược- thời Hậu Lê thế kỉ XV.

Truyện được gắn với thời đại lịch sử nào của Việt Nam?

- Truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm” ít tính hoang đường hơn và theo sát lịch sử hơn so với truyền thuyết:"Con Rồng cháu Tiên, Bánh chưng, bánh giầy, Thánh Gióng" ...

Hoạt động 2.2: Hdhs đọc- hiểu văn bản (17 phút)

B

ước 1: Đọc, chú thích:

- Thời gian:5 phút

- Mục đích: Học sinh biết cách đọc, kể, tóm tắt truyện, nắm được những chú thích cơ bản.

- PP, KT: Giới thiệu, đọc mẫu, đọc sáng tạo,đọc hợp tác

- Phương tiện: máy chiếu, tư liệu, SGK.

- Cách thực hiện: GV đặt câu hỏi, HS trả lời;

HS thảo luận, trình bày những nội dung đã được GV giao tìm hiểu từ tiết học trước, nhận xét, đánh giá.

Hướng dẫn đọc: Giọng kể chuyện lưu loát, thong thả, lưu ý ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật.

- Đọc mẫu - Gọi HS nhận

- Yêu cầu HS liệt kê các sự việc chính trong văn bản:

+ Giặc Minh xâm lược nước ta gây bao điều bạo ngược. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi khởi xướng nhiều lần gặp thất bại. Đức Long Quân quyết định cho mượn gươm thần.

+ Lê Thận đi đánh cá bắt được lưỡi gươm báu rồi gia nhập nghĩa quân Lam Sơn.

+ Lê Lợi bị giặc đuổi, bắt được chuôi gươm thần.

Chuôi gươm và lưỡi gươm tra vào nhau vừa như in.

+Từ khi có gươm báu, nghĩa quân Lam Sơn liên tục giành thắng lợi, cuối cùng đánh tan quân xâm lược.

+ Một năm sau Lê Lợi đi thuyền dạo quanh hồ Tả

2. Tác phẩm

- Truyền thuyết địa danh

B. Hướng dẫn tìm hiểu văn bản

1. Đọc- chú thích

* Đọc, kể tóm tắt

(12)

Vọng, Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần.

+ Từ đó hồ Tả Vọng đổi tên thành Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.

Em hãy kể tóm tắt lại câu chuyện này.

- Yêu cầu: Ngắn gọn nhưng đủ ý và mạch lạc.

* Kể tóm tắt:

Nghĩa quân Lam Sơn chống giặc Minh vào thế kỉ XV nhưng nhiều lần bị thua. Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn gươm thần.

Lê Thận đánh cá ba lần đều bắt được thanh sắt, nhìn kĩ lại mới nhận ra là lưỡi gươm.Một hôm Lê Lợi đến nhà Lê Thận, lưỡi gươm sáng rực lên, Lê Lợi cầm xem thấy có hai chữ "Thuận Thiên, nhưng không ai biết đó là báu vật. Một lần bị giặc đuổi, Lê Lợi chạy vào rừng, bắt được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa. Ông đem về tra vào lưỡi gươm ở nhà Lê Thận thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần.

Từ khi có gươm thần, nghĩa quân chiến thắng liên tiếp, đuổi hết quân xâm lược.

Một năm sau khi thắng giặc, Lê Lợi đi thuyền rồng trên hồ Tả Vọng. Long Quân sai rùa vàng lên đòi lại gươm thần. Lê Lợi trả gươm. Từ đó hồ mang tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.

- Yêu cầu HS dựa vào phần chú thích trong SGK tìm hiểu:

+ Bạo ngược: Tàn ác, hung tợn, ngang ngược.

+ Thiên hạ: Dưới trời, mọi ngươi, nhân dân.

+ Tùy tòng: Người theo hầu, giúp đỡ chủ tướng.

+ Tả Vọng: Hướng về bên phải, 1 tên cũ của Hồ Gươm.

* Chiếu đèn giới thiệu chân dung người anh hùng Lê Lợi, hình ảnh Hồ Gươm cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Lam Sơn là địa danh thuộc vùng nào trên đất nước ta?

Giới thiệu ảnh về vùng Lam Sơn Đức Long Quân là ai?

B

ước 2 : Kết cấu, bố cục : - TG: 2 phút

- Mục tiêu: Học sinh nắm được bố cục của văn bản

- PP, KT: Giải quyết vấn đề, vấn đáp, hỏi và trả lời

- Phương tiện SGK, vở soạn

*Chú thích:

2. Kết cấu-bố cục : 2 phần

(13)

B

ước 3 : phân tích văn bản : - TG: 16 phút

- Mục tiêu: Học sinh nắm được nội dung của văn bản

- PP, KT: Vấn đáp, gợi mở, động não, nêu vấn đề, trình bày 1 phút, hỏi và trả lời

- Phương tiện: Máy chiếu, SGK

Văn bản được chia làm mấy phần? Nội dung chính của từng phần?

+ Phần 1: Từ đầu đến “Đất nước”: Long Quân cho nghĩa quân mượnn gươm thần để đánh giặc.

+ Phần 2: Còn lại: Long Quân đòi gươm báu sau khi đất nước hết giặc.

Vì sao Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần?

Giặc Minh xâm lược nước ta trong thời gian nào? Tại sao gọi là giặc Minh?

- Giặc phương Bắc, triều đại nhà Minh, xâm lược nước ta từ 1407 – 1427. Thời Hậu Lê ở nước ta.

Việc nghĩa quân được Long Quân cho mượn gươm có ý nghĩa như thế nào?

- Cuộc khởi nghĩa chính nghĩa nên được tổ tiên, thần thiêng ủng hộ, giúp đỡ.

Gươm thần được trao cho nghĩa quân Lam Sơn ntn?

- Mỗi bộ phận của gươm thần được trao cho một đại diện của nghĩa quân Lam Sơn:

+ Lê Lợi thấy ánh sáng của chuôi gươm nạm ngọc trên ngọn cây.

+Lê Thận nhận được dưới nước.

Việc 2 lần Lê Thận vứt lưỡi gươm đi mà lần thứ 3 gươm vẫn chui vào lưới có ý nghĩa gì?

- Theo quan niệm dân gian, số 3 là số nhiều, có ý nghĩa khẳng định và ý nghĩa tạo tình huống truyện, tăng sức hấp dẫn cho chi tiết và câu chuyện: Gươm thần tìm đến đúng người anh hùng để trao.

Gươm thần sáng ngời hai chữ “Thuận Thiên”

có ý nghĩa gì?

* Bình: Gươm thần sáng ngời hai chữ “Thuận Thiên” tức là thuận theo ý trời, hợp lòng người.

Đây là cái vỏ hoang đường để nói lên ý muôn dân. Trời tức là dân tộc, nhân dân đã giao cho Lê

3. Phân tích

a.

Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần.

Tưởng tượng kì ảo->Cuộc khởi nghĩa của Lam Sơn đã được tổ tiên, thần thiêng ủng hộ, giúp đỡ .

b. Lê Lợi nhận gươm và cùng nghĩa quân đánh giặc .

 Sức mạnh, ý nguyện đoàn kết chống giặc.

(14)

Lợi và nghĩa quân Lam Sơn trách nhiệm đánh giặc. Gươm chọn người, chờ người mà dâng và người đã nhận thanh gươm, nhận trách nhiệm trước đất nước, dân tộc.

Cách Long Quân cho mượn gươm nói lên ý nghĩa gì?

- Các nhân vật được lưỡi gươm dưới nước, chuôi gươm trên rừng: + Chủ tướng Lê Lợi, dưới: Lê Thận (tiêu biểu cho nghĩa quân) xuất thân là người đánh cá, trên: Đức Long Quân (tổ tiên, hồn thiêng DT). Các bộ phận của thanh gươm khớp vào nhau là hình ảnh của nhân dân các vùng miền, trên dưới đồng lòng tạo thành sức mạnh.

Thanh gươm ngời sáng sức mạnh chính nghĩa.

Chứng tỏ khả năng cứu nước có ở khắp nơi, từ miền sông nước đến miền rừng núi, miền ngược đến miền xuôi cùng đánh giặc.

* Bình: Mỗi bộ phận của thanh gươm rời nhau nhưng khi khớp lại thì vừa như in. Mỗi bộ phận của gươm thần được trao cho một đại diện của nghĩa quân Lam Sơn. Điều đó có nghĩa nguyện vọng của dân tộc là nhất trí, nghĩa quân trên dưới một lòng. Sự kiện này làm ta nhớ lại âm vang tiếng cha ông: “…kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì thì giúp đỡ lân nhau, đứng quên lời hẹn” (VB Con Rồng, cháu Tiên)

Gươm thần đã giúp nghĩa quân đánh giặc như thế nào?

Gươm thần tung hoành khắp các trận địa, làm giặc Minh khiếp sợ.

- Gươm thần mở đường để nghĩa quân đánh giặc.

Hướng dẫn HS tìm hiểu phần kết

Long Quân đòi gươm trong hoàn cảnh nào?

(Hoàn cảnh đất nước, hoàn cảnh cụ thể?) - Chiếu tranh minh hoạ: cảnh Lê Lợi trả gươm.

Hãy tưởng tượng và tả lại cảnh Lê Lợi trả gươm? Cảm nghĩ của em về việc đòi gươm của Long quân?

- Đất nước thanh bình không cần đến gươm nữa

 khát vọng thái bình, tinh thần yêu hoà bình của dân tộc ta.

Hoạt động 2.3: Hướng dẫn HS tổng kết (4’) - Thời gian: 4 phút

- Mục tiêu: HS rút ra được nội dung và nghệ

c. Long Quân đòi gươm và nguồn gốc lịch sử địa danh hồ Hoàn Kiếm

Chi tiết kì ảo gươm thần và Rùa Vàng mang ý nghĩa tượng trưng cho khí thiêng, hồn thiêng sông núi, tổ tiên, tư tưởng, t/c và trí tuệ, sức mạnh của chính nghĩa, của nhân dân.

(15)

thuật sau khi phân tích tác phẩm

- Phương pháp dạy học: PP phát hiện và giải quyết vấn đề, PP thuyết trình;

- Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật hỏi và trả lời, kĩ thuật viết tích cực

*Tích hợp đạo đức:

GD đạo đức: Giáo dục tình yêu đất nước và tự hào về những địa danh, di tích của Thăng Long ngàn năm văn hiến. Từ đó HS phải biết tự tin, phải có trách nhiệm bảo vệ và gìn giữ những danh thắng, di tích đó => GD giá trị sống: HÒA BÌNH, TRÁCH NHIỆM, HẠNH PHÚC, ĐOÀN KẾT, YÊU THƯƠNG, HỢP TÁC, TÔN TRỌNG, TRUNG THỰC.

Ý nghĩa của chi tiết kì ảo gươm thần và Rùa Vàng?

* Bình: Chi tiết kì ảo gươm thần và Rùa Vàng mang ý nghĩa tượng trưng cho khí thiêng, hồn thiêng sông núi, tổ tiên, tư tưởng, t/c và trí tuệ, sức mạnh của chính nghĩa, của nhân dân. Đến đây ta lại nhớ tới những câu thơ của nhà thơ Nguyễn Đình Thi:

Đất nghèo nuôi những anh hùng Chìm trong máu chảy lại vùng dứng lên Đạp quân thù xuống đất đen

Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa.

(Việt Nam thân yêu) Ý nghĩa của truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm”

là gì?

- Truyện giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, ca ngợi cuộc kháng chiến chính nghĩa chống giặc Minh do Lê Lợi lãnh đạo đã chiến thắng vẻ vang và ý nguyện đoàn kết, khát vọng hòa bình của dân tộc.

Nghệ thuật tiêu biểu của truyện?

* Gọi HS đọc ghi nhớ.

- Truyện giải thích tên gọi Hồ Gươm

- Ca ngợi cuộc kháng chiến chính nghĩa chống giặc Minh do Lê Lợi lãnh đạo đã chiến thắng vẻ vang

- Ý nguyện đoàn kết và khát vọng hòa bình của dân tộc

Hoạt động 3: Luyện tập

- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới

4 . Tổng kết a. Nội dung.

* Ý nghĩa văn bản: Truyện giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, ca ngợi cuộc kháng chiến chính nghĩa chống giặc Minh do Lê Lợi lãnh đạo đã chiến thắng vẻ vang và ý nguyện đoàn kết, khát vọng hòa bình của dân tộc.

b. Nghệ thuật

- Những chi tiết tưởng tượng, kì ảo, giàu ý nghĩa (Gươm thần, Rùa Vàng)

c. Ghi nhớ: ( SGK)

III. Luyện tập

(16)

để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.

- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: Kĩ thuật hỏi và trả lời,khăn trải bàn, trình bày một phút

- Phương tiện: Máy chiếu - Thời gian: 4p

Tích hợp giáo dục đạo đức

Giáo dục tình yêu đất nước và tự hào về những địa danh, di tích của Thăng Long ngàn năm văn hiến.

- Nhóm 1- Bài 1; Nhóm 2; Bài 2 - KT khăn trải bàn (3p)

Bài 1

Gọi Hs đọc yêu cầu BT1/sgk Hướng dẫn, gợi ý hs làm bài.

Bài 2

Gọi Hs đọc yêu cầu BT2/sgk Hướng dẫn, gợi ý hs làm bài.

Tích hợp giáo dục ANQP:

? Ngoài Thăng Long ,còn có dịa danh nào mà em biết luôn gắn với các sự tích trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược ?

- Ải Chi Lăng, Bạch Đằng, Đống Đa...

Bài 1

+ Nếu tác giả dân gian để Lê Lợi trực tiếp nhận cả chuôi và lưỡi gươm cùng 1 lúc thì tác giả không thể hiện được tính chất toàn dân, trên dưới 1 lòng của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến. Thanh gươm Lê Lợi nhận được là thanh gươm thống nhất và hội tụ tư tưởng, tình cảm và sức mạnh của toàn dân trên mọi miền đất nước.

Bài 2

+ Lê Lợi nhận gươm ở Thanh Hóa nhưng lại trả gươm ở Hồ Gươm- Thăng Long. Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hóa thì ý nghĩa của câu chuyện này bị giới hạn. Vì lúc này, Lê Lợi lúc này đã về kinh thành Thăng Long- Thăng Long là thủ đô tượng trưng cho cả nước. Việc trả gươm diễn ra ở hồ Tả Vọng mới thể hiện hết được tư tưởng yêu hòa bình và tinh thần cảnh giác của cả và nhân dân.

Hoạt động 4: Vận dụng

- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, động não

(17)

- Thời gian:3 phút

1. Em còn biết truyền thuyết nào của nước ta cũng có hình ảnh Rùa Vàng?

2. Theo em, hình tượng Rùa Vàng trong truyền thuyết Việt Nam tượng trưng cho ai và cho điều gì?

- Gợi ý:

1. Truyện "Mị Châu , Trọng Thủy", truyền thuyết An Dương Vương: hình ảnh Rùa vàng, An Dương Vương.

2. Rùa Vàng (Thần Kim Quy) xuất hiện lúc nhân vật gặp khó khăn để khơi đường, chỉ lối. Thần hy sinh một phần thân thể của mình cho nhân vật làm vũ khí (lấy nỏ thần làm bằng móng vuốt của Rùa Vàng). Thần giúp Long Quân nhận lại gươm để thực hiện tư tưởng yêu hoà bình của nhân dân ta. Thần Kim Quy tượng trưng cho tổ tiên, sông núi, tư tưởng, tình cảm và trí tuệ của nhân dân.

Hoạt động 5: Mở rộng, sáng tạo

- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Phương pháp: thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Thời gian:1 phút

- Kể tên các bài viết về Hồ Gươm mà em biết.

4. Củng cố: (1’)

- Mục tiêu: củng cố kiến thức đã học, học sinh tự đánh giá về mức độ đạt được những mục tiêu của bài học.

- Phương pháp:, phát vấn, thuyết trình - Kĩ thuật: động não.

? Em hãy khái quát những giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản

5. Hướng dẫn về nhà: (1’)

Sưu tầm các bài viết về Hồ Gươm.

- Học bài: nhớ được nội dung truyện, tập kể diễn cảm truyện, nắm được giá trị đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của văn bản, tiếp tục sưu tầm tư liệu về nguồn gốc dân tộc.

- Chuẩn bị bài: Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự V. Rút kinh nghiệm.

………

………

………

………

(18)

Ngày soạn:26/9/2020 Ngày giảng:

Tiết 15 CHỦ ĐỀ VÀ DÀN BÀI CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ

I. Mục tiêu cần đạt: Sau BH, HS cần đạt được:

1.Kiến thức:

- Biết và hiểu yêu cầu về sự thống nhất chủ đề trong một văn bản

- Những biểu hiện của mối quan hệ giữa chủ đề, sự việc trong văn tự sự.

- Bố cục của bài văn tự sự.

2. Kĩ năng:

Kĩ năng bài học:

- Tìm chủ đề, làm dàn bài và viết được phần mở bài cho văn tự sự.

Kĩ năng sống: Suy nghĩ, thảo luận để câu chuyện phù hợp với mục đích giao tiếp.

3. Thái độ:

- Có ý thức tìm chủ đề, làm dàn bài một đề văn tự sự.

4. Năng lực cần đạt:

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy ngôn ngữ, năng lực viết sáng tạo, năng lực giao tiếp.

- Phẩm chất chuyên cần – tiết kiệm, trách nhiệm – kỷ luật 5. Nội dung tích hợp:

GD bảo vệ MT: Ra đề bài về chủ đề môi trường bị thay đổi.

GD đạo đức: Qua những ví dụ thực tiễn, giáo dục lòng nhân ái, sự khoan dung, tình yêu quê hương, yêu người thân => GD giá trị sống: TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRUNG THỰC, KHOAN DUNG, ĐOÀN KẾT, HỢP TÁC.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án, ppt.

2. Học sinh: Học thuộc lòng bài cũ. Chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.

III.

Phương pháp:

- Phương pháp nêu vấn đề, đàm thoại, gợi nhớ, gợi mở, quy nạp, thực hành - Kĩ thuật dạy học:

+ Kĩ thuật phân tích các tình huống để hiểu chủ đề và dàn bài của văn tự sự

(19)

+ Kĩ thuật động não: suy nghĩ phân tích các ví dụ để rút ra chủ đề và dàn bài của văn tự sự

+ Kĩ thuật thực hành có hướng dẫn: xây dựng dàn bài tự sự đơn giản IV. Tiến trình hoạt động dạy và học và giáo dục

1.Ổn định tổ chức: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (3’)

? 1. Sự việc trong văn tự sự cần có những đăc điểm gì?

2. Nhân vật trong văn tự sự là ai? Cách kể về nhân vật như thế nào?

*Gợi ý:

1. Sự việc trong văn tự sự cần có những đặc điểm sau:

- Được chọn lọc, sắp xếp theo trật tự có ý nghĩa.

- Phải cụ thể, phải chi tiết. Có đủ sáu yếu tố: Nhân vật, địa điểm, thời gian, diễn biến, nguyên nhân, kết quả.

- Phải phù hợp với chủ đề, tư tưởng muốn biểu đạt.

2. Nhân vật trong văn bản tự sự là kẻ thực hiện các sự việc và được nói tới trong văn bản.

- Nhân vật chính đóng vài trò chủ yếu trong việc thực hiện tư tưởng của văn bản.

- Nhân vật phụ giúp cho nhân vật chính hoạt động.

- Nhân vật được thể hiện qua các mặt: Tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm,...

3. Bài mới:

*Hoạt động 1: Khởi động

- Mục tiêu: tạo tâm thế và định hướng cho học sinh.

- Phương pháp: thuyết trình - Thời gian: 2 phút

Cách thực hiện: GV trình bày

Muốn hiểu một bài văn tự sự, trước hết người đọc cần nắm được chủ đề, tìm hiểu bố cục của bài văn. Vậy, chủ đề là gì? Bố cục có phải là dàn ý không? Làm thế nào để xác định được chủ đề và dàn ý của tác phẩm tự sự? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong tiết học hôm nay.

*Hoạt động 2: Hình thành kiến thức bài học

- Mục tiêu: + Biết cách tìm hiểu chủ để và dàn bài của bài văn tự sự..

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, vấn đáp, thảo luận, phân tích ngữ liệu.

- Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật động não, kĩ thuật viết tích cực.

- Thời gian: 15 phút

Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng

-Đọc bài văn mẫu trong SGK?

Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị trước cho chú bé con nhà nông dân bị gãy đùi đã nói lên phẩm chất gì của người thầy thuốc?

- Việc Tuệ Tĩnh chữa trị trước cho chú bé con nhà nông dân đã nói lên phẩm chất cao đẹp của người

I. Tìm hiểu chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự:

1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu (SGK- tr44).

(20)

thầy thuốc- đó là lòng yêu thương, cứu giúp người bệnh. Thái độ hết lòng cứu giúp người bệnh, không phận biệt giàu nghèo, sang hèn. Ai nguy hiểm hơn thì lo chữa trước. Không màng trả ơn

- Chủ đề là vấn đề chủ yếu, là ý chính mà người kể muốn thể hiện trong văn bản.

Vậy chủ đề của câu chuyện trên là gì?

* Thảo luận nhóm bàn (2 phút):

PP: thảo luận nhóm

Chủ đề của bài văn được thể hiện trực tiếp trong những câu văn nào?

* Chiếu các câu văn thể hiện chủ đề

- “Ông chẳng những là người mở mang ngành y được dân tộc mà còn là người hết lòng yêu thương, cứu giúp người bệnh”

- “Tuệ Tĩnh liền xem mạch cho cậu bé...

- “Anh về thưa với cụ rằng... vì chú nguy hơn”

- “Không!... để chậm tất có hại”.

- “Con người ta cứu giúp nhau... nói chuyện ơn huệ”.

- “Trời đã sập tối,... không kịp nghỉ ngơi”

- Như vậy, ở phần thân bài, Tuệ Tĩnh làm hai việc: Từ chối việc chữa bệnh cho người giàu trước vì bệnh ông ta nhẹ. Chữa ngay cho con trai người nông dân vì bệnh chú bé nguy hiểm hơn. Từ chối chữa cho nhà giàu trước, Tuệ Tĩnh tỏ ra có bản lĩnh, không sợ làm mất lòng ai. Chữa ngay cho con trai người nông dân, Tuệ Tĩnh chứng tỏ tấm lòng y đức: Ai nguy hiểm hơn thì lo chữa trước mà không màng trả ơn. Đó còn là thái độ hết lòng cứu giúp người bệnh của ông.

Tên (Nhan đề) của bài văn thể hiện chủ đề của văn bản. Cho các nhan đề sau, em hãy chọn nhan đề thích hợp và nêu lí do?

 “Tấm lòng thương người của thầy Tuệ Tĩnh” là nhan đề thích hợp nhất vì nhan đề này thể hiện rõ nội dung, chủ đề của truyện.

Có thể đặt nhan đề khác cho truyện được không?

- Hết lòng vì người bệnh.

- Ai có bệnh nguy hiểm hơn thì chữa trước cho người đó.

Bài văn trên có mấy phần chính?

- 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.

Mỗi phần nói điều gì ?

Phần thân bài kể về diễn biến sự việc và trong chuỗi sự việc này có những sự kiện nào đáng chú ý? vì sao ?

a. - Phẩm chất cao đẹp của người thầy thuốc- đó là lòng yêu thương, cứu giúp người bệnh - Thái độ hết lòng cứu giúp người bệnh.

- Ai nguy hiểm hơn thì lo chữa trước.

- Không màng trả ơn.

b. Chủ đề của câu chuyện:

- Ca ngợi lòng yêu thương, hết lòng vì người bệnh của thầy thuốc Tuệ Tĩnh.

- Chủ đề của câu chuyện được thể hiện ở những câu văn:

c. Nhan đề thích hợp nhất của bài văn là:

- “Tấm lòng thương người của thầy Tuệ Tĩnh”

(21)

*

Mở bài :

-Giới thiệu về Tuệ Tĩnh, nhà lang y lỗi lạc đời Trần b: Thân bài :

*Diễn biến sự việc

_ Một nhà quí tộc nhờ chữa bệnh ông chuẩn bị đi _ Sự kiện : con một nhà nông dân bị ngã gãy đùi _ Tuệ Tĩnh quyết chữa cho con người nông dân trước c: Kết luận:

Ông lại tiếp tục đi chữa bệnh

Mỗi phần đã thể hiện những yêu cầu gì của bài văn tự sự?

Qua đây em em hiểu thế nào là chủ đề của bài văn tự sự?

Dàn bài của bài văn tự sự gồm mấy phần? Mỗi phần cần đảm bảo những yêu cầu gì của bài văn tự sự?

- Đọc ghi nhớ.

- Lưu ý: + Chủ đề của bài văn tự sự có khi được nói ra, có khi không trực tiếp nói ra nhưng được biểu hiện hiện ra.

+ Sự việc của bài văn tự sự luôn luôn nhằm biểu hiện chủ đề.

d. Yêu cầu về dàn bài của bài văn tự sự gồm 3 phần:

- Mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc.

- Thân bài: Kể diễn biến sự việc chính.

- Kết bài: Kết thúc của sự việc.

2. Ghi nhớ (SGk- Tr 45 )

Hoạt động 3: Luyện tập

- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.

- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: Kĩ thuật hỏi và trả lời,khăn trải bàn, trình bày một phút - Phương tiện: Máy chiếu

- Thời gian: 15p

- Gọi HS đọc truyện ở bài 1:

Xác định chủ đề của truyện?

a. Chủ đề: Tố cáo tên cận thần tham lam cậy quyền thế. Ca ngợi trí thông minh và lòng trung thành của người nông dân với nhà vua.

Sự việc nào tập trung thể hiện chủ đề của truyện?

- Sự việc tập trung cho chủ đề, người nông dân xin được thưởng 50 roi và đề nghị chia đều phần thưởng đó.

Chủ đề của truyện nằm ở phần nào của truyện?

- Gợi ý: Chủ đề của truyện có nằm cụ thể ở phần nào không hay nó toát lên ở cả nội dung câu chuyện?

- Nằm ở sự việc, nội dung câu chuyện.

b. Bố cục: 3 phần:

II/ Luyện tập

Bài 1.

a. Chủ đề:

Tố cáo tên cận thần tham lam cậy quyền thế.

Ca ngợi trí thông minh

(22)

Mở bài: Câu 1; Thân bài: Các câu tiếp; Kết bài: Câu cuối

Truyện này với truyện về Tuệ Tĩnh có gì giống nhau về bố cục và khác nhau về chủ đề?

*Chiếu So sánh với truyện Tuệ Tĩnh:

- Giống: Bố cục 3 phần, sự việc kể có kịch tính, bất ngờ

- Khác:

+ Mở bài: Truyện "Tuệ Tĩnh" nói rõ ngay chủ đề, còn truyện "Phần thưởng" giới thiệu tình huống.

+ Kết bài: Truyện "Tuệ Tĩnh": Có sức gợi, câu chuyện kết thức nhưng người thầy thuốc vẫn bắt đầu công việc chữa bệnh của mình.; còn truyện "Phần thưởng" viên quan bị đuổi ra, người nông dân được thưởng.

+ Truyện "Tuệ Tĩnh" bất ngờ ở đầu truyện, còn truyện

"Phần thưởng" bất ngờ ở cuối truyện Sự việc trong thân bài thú vị ở chỗ nào?

- Sự việc trong thân bài thú vị ở chỗ: Lời cầu xin phần thưởng lạ lùng và kết thúc bất ngờ ngoài dự kiến của tên quan và người đọc nói lên sự thông minh, tự tin, hỏm hỉnh của người nông dân.

Bài 2.

a. Phần mở bài:

- Truyện "Sơn Tinh, Thủy Tinh": Nêu tình huống.:

vua Hùng kén rể, chưa giới thiệu rõ câu chuyện sắp xảy ra.

- Truyện "Sự tích Hồ Gươm" cũng nêu tình huống nhưng dẫn giải dài.

b. Phần thân bài:

- Truyện "Sơn Tinh, Thủy Tinh": Nêu sự việc tiếp diễn. Kết thúc theo lối vòng tròn, chu kì, lặp lại (mỗi năm một lần Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh, thủy Tinh thua.)

- Truyện "Sự tích Hồ Gươm" nêu sự việc kết thúc.

c. Các cách chính để mở bài và kết bài:

- Chỉ định HS đọc bài 2.

Qua bài tập em thấy có mấy cách chính để mở bài và kết bài?

*Tích hợp giáo dục đạo đức:

Qua những ví dụ thực tiễn, giáo dục lòng nhân ái, sự khoan dung, tình yêu quê hương, yêu con người.

và lòng trung thành của người nông dân với nhà vua.

b. Bố cục: 3 phần:

c. So sánh với truyện Tuệ Tĩnh:

d. Sự việc thú vị trong thân bài

Bài 2.

a. Phần mở bài:

b. Phần thân bài:

c. Các cách chính để mở bài và kết bài:

- Có 2 cách mở bài:

+ Giới thiệu chủ đề của câu chuyện

+ Kể tình huống nảy sinh câu chuyện.

- Có 2 cách kết bài:

+ Kể sự việc kết thúc câu chuyện.

+ Kể sự việc tiếp tục

(23)

sang chuyện khác như vẫn đang tiếp diễn.

Hoạt động 4: Vận dụng

- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, động não - Thời gian: 4 phút

- GV: Dàn bài của bài văn tự sự gồm mấy phần? Mỗi phần cần đảm bảo những yêu cầu gì của bài văn tự sự

- HS trình bày

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Phương pháp: thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Phương tiện: máy chiếu

- Thời gian:3 phút

- Xác định chủ đề và dàn ý của một truyện dân gian đã học.

4 . Củng cố (1p) : - Thời gian: 1 phút

- Mục tiêu: củng cố kiến thức đã học, học sinh tự đánh giá về mức độ đạt được những mục tiêu của bài học.

- Phương pháp: thuyết trình - Kĩ thuật: động não

- Tích hợp giáo dục đạo đức: qua những ví dụ thực tiễn, giáo dục lòng nhân ái, sự khoan dung, tình yêu quê hương, yêu con người.

GV khái quát bài học 5. Hướng dẫn về nhà : (1’)

- Học thuộc nội dung phần ghi nhớ.

- Chuẩn bị bài: Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự.

V. Rút kinh nghiệm:

………

………

………

………

(24)

Ngày soạn: 26/9/2020 Ngày giảng:

Tiết 16 TÌM HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

- Biết và hiểu được cấu trúc, yêu cầu của đề văn tự sự (qua những từ ngữ diễn đạt trong đề).

- Hiểu được tầm quan trọng của việc tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý khi làm bài văn tự sự.

- Nắm vững những căn cứ để lập ý và lập dàn ý.

2. Kĩ năng:

* Kĩ năng bài học:

- Tìm hiểu đề: Đọc kĩ đề, nhận ra những yêu cầu của đề và cách là m một bài văn tự sự

- Bước đầu biết dùng lời văn của mình để viết bài văn tự sự.

* KNS: Suy nghĩ, thảo luận để câu chuyện phù hợp với mục đích giao tiếp.

3. Về thái độ:

- Có ý thức tìm chủ đề, làm dàn bài và viết thành văn một đề văn tự sự.

-Tích hợp GD đạo đức: Các giá trị trách nhiệm, tôn trọng, yêu thương, trung thực, khoan dung, đoàn kết, hợp tác.

4. Năng lực cần đạt:

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực quản lý bản thân

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy ngôn ngữ, năng lực viết sáng tạo, năng lực giao tiếp.

- Phẩm chất chuyên cần – tiết kiệm, trách nhiệm – kỷ luật 5. Nội dung tích hợp:

GD bảo vệ MT: Ra đề bài về chủ đề môi trường bị thay đổi.

GD đạo đức: Qua những ví dụ thực tiễn, giáo dục lòng nhân ái, sự khoan dung, tình yêu quê hương, yêu người thân => GD giá trị sống: TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRUNG THỰC, KHOAN DUNG, ĐOÀN KẾT, HỢP TÁC.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án, ppt.

(25)

2. Học sinh: Học thuộc lòng bài cũ. Chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.

III.

Phương pháp:

- Phương pháp nêu vấn đề, đàm thoại, gợi nhớ, gợi mở, quy nạp, thực hành - Kĩ thuật dạy học:

+ Kĩ thuật phân tích các tình huống để hiểu cấu trúc, yêu cầu của đề văn tự sự + Kĩ thuật động não: suy nghĩ phân tích các ví dụ để rút ra tầm quan trọng của việc tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý khi làm bài văn tự sự.

+ Kĩ thuật thực hành có hướng dẫn: cách tìm ý và lập dàn ý IV. Tiến trình hoạt động dạy và học và giáo dục: Tiết 1 1. Ổn định tổ chức: (1’)

2. Kiểm tra bài cũ(2’)

?Dàn bài của bài văn tự sự gồm mấy phần? Mỗi phần cần đảm bảo những yêu cầu gì của bài văn tự sự?

Gợi ý:

Yêu cầu về dàn bài của bài văn tự sự gồm 3 phần:

- Mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc.

- Thân bài: Kể diễn biến sự việc chính.

- Kết bài: Kết thúc của sự việc.

3. Bài mới:

*Hoạt động 1: Khởi động

- Mục tiêu: tạo tâm thế và định hướng cho học sinh.

- Phương pháp: thuyết trình - Thời gian: 2 phút

Cách thực hiện: Vấn - đáp

- GV : Muốn làm một bài văn tả cảnh trước hết em phải làm gì ? - HS : Phải đọc kỹ đề, tìm hiểu các từ ngữ quan trọng .

- GV : Sau khi tìm hiểu đề em phải làm gì ? - HS : Phải lập dàn ý .

Vậy cách tìm hiểu đề và cách làm một bài văn tự sự như thế nào? Các em sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay .

*Hoạt động 2: Hình thành kiến thức bài học

- Mục tiêu: + Biết cách xác định đề, tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự.

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, vấn đáp, thảo luận, phân tích ngữ liệu.

- Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật động não, kĩ thuật viết tích cực.

- Thời gian: 20 phút

- Cách thực hiện: GV phát vấn, HS trả lời, nhận xét, bổ sung

Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng

- Giới thiệu trên đèn chiếu các đề bài.

Lời văn đề 1 nêu ra những yêu cầu gì? Những từ ngữ nào trong đề cho em biết điều đó?

- Yêu cầu:+ Kể chuyện; Câu chuyện em thích;

Bằng lời văn của em.

I. Đề, tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự.

1. Đề văn tự sự.

a. Khảo sát ngữ liệu

(26)

- HS chú ý: Chuyện em thích có nghĩa là em được tự do lựa chọn, không bắt buộc; Bằng lời văn của em: Không được sao chép một văn bản có sẵn mà phải tự nghĩ ra lời dẫn dắt câu chuyện.

Đề 2 khác đề 1 như thế nào về yêu cầu?

Yêu cầu chú ý đến giới hạn của đề. Cụ thể qua các từ:

Bạn tốt: Phải kể việc để cho thấy cái tốt của bạn (giúp đỡ bạn học kém, trung thực...) Đây là đề có giới hạn, có yêu cầu bắt buộc, HS phải kể theo yêu cầu.

Các đề 3, 4, 5, 6 có gì khác với các đề 1, 2?

- Các đề 3, 4, 5, 6 có nhan đề giống với nhan đề của một bài văn.

Mặc dù không có từ “Kể”, nhưng đó có thể là đề văn tự sự không? Tại sao?

- Tuy đề không có lệnh đề “kể” nhưng để làm rõ được những yêu cầu về nội dung người viết phải dùng phương pháp kể chuyện. Gặp những đề này HS có thể tự sự được, tự do hơn, có thể két hợp kể chuyện với trữ tinh, miêu tả, nghị luận, có thể phát huy sức tưởng tượng của mình.

Từ trọng tâm trong mỗi đề trên là từ nào, hãy gạch dưới và cho biết đề yêu cầu làm nổi bật điều gì? (Thảo luận nhóm bàn).

- Đề 1: Kể, chuyện em thích, lời văn của em. (Phương thức biểu đạt chính, nội dung, yêu cầu cụ thể)→ Lựa chọn.

- Đề 2: Kể, người bạn tốt.

- Đề 3: Kỉ niệm, ngày thơ ấu (Kể một kỉ niệm đáng nhớ, có ý nghĩa).

- Đề 4: Ngày sinh nhật, của em. (diễn biến).

- Đề 5: Quê em (nơi em thân thiết), đổi mới (kể những sự đổi thay khác với trước, tốt hơn trước).

- Đề 6: Em, lớn rồi (kể những việt để thấy được em đã lớn hơn trước).

Trong các đề trên, để nào nghiêng về kể người, đề nào nghiêng về kể việc, đề nào tường thuật?

- Đề kể người: Đề 2, 6.

- Đề kể việc: Đề 1, 3, 5.

- Đề tường thuật: Đề 4.

Qua đây em có nhận xét gì về các dạng đề văn tự sự?

- Đề văn tự sự có thể diễn đat thành nhiều dạng: Tường thuật, kể chuyện, tường trình một sự kiện, câu chuyện nhân vật nào đó, mà cũng có thể chỉ nêu ra một đề tài của câu chuyện tức là chỉ nêu ra nội dung trực tiếp của câu chuyện.

- Khi gặp các cách diễn đạt như thế các em nên biết đó là

- Đề 1: Kể chuyện em thíchĐề tự lựa chọn.

- Đề 2: Kể về người bạn tốtcó giới hạn và bắt buộc.

- Các đề 3, 4, 5, 6 không có từ “kể”

 Đề văn tự sự.

- Đề 3: Kể về kỉ niệm thời thơ ấu.

- Đề 4: Kể lại diễn biến ngày sinh nhật em.

- Đề 5: Kể về sự đổi mới của quê em.

- Đề 6: Kể những chuyện để thấy em đã lớn.

(27)

đề văn tự sự.

- Đọc ghi nhớ 1

Khi tìm hiểu đề văn tự sự em phải làm như thế nào?

- Đọc kĩ đề.

- Gạch dưới những từ ngữ quan trọng.

- Xác định rõ các yêu cầu:

+ Phương thức biểu đạt chính.

+ Nội dung: Kể về ai, về việc gì?

+ Yêu cầu cụ thể: Lời văn.

1.2 Ghi nhớ.

- Cấu trúc đề văn tự sự có thể diễn đạt thành nhiều dạng:

+ Tường thuật, kể chuyện, tường trình, hoặc chỉ nêu đề tài.

- Đề có thể yêu cầu kể về sự việc, kể người hoặc thuật lại sự việc.

Hoạt động 3: Luyện tập

- Mục tiêu: Hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.

- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: Kĩ thuật hỏi và trả lời,khăn trải bàn, trình bày một phút - Phương tiện: Máy chiếu

- Thời gian: 15p

Bằng lời văn của mình em hãy kể lại một buổi lao động nhặt rác công ích cho nhà trường mà em thích nhất.

GV: gợi ý

- Buổi lao động công ích nhặt rác mà em thích nhất là buổi nào?

- Buổi nhặt rác hôm ấy diễn biến ra sao?

- Buổi lao động kết thúc như thế nào?

- Em có suy nghĩ gì về buổi lao động hôm ấy?...

-Tích hợp gd đạo đức và giáo dục môi trường: Qua những ví dụ thực tiễn gd lòng nhân ái, sự khoan dung, ty quê hương, yêu con người, ý thức giữ gìn môi trường sống xung quanh

* Luyện tập

Bằng lời văn của mình em hãy kể lại một buổi lao động nhặt rác công ích cho nhà trường mà em thích nhất.

Hoạt động 4: Vận dụng

- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, động não - Thời gian: 3 phút

GV nêu câu hỏi, HS trả lời

?) Các đề bài sau có phải là đề văn tự sự không ? Tại sao?

- Đề 1: Địa phương em có tổ chức một đợt thi sáng tác về đề tài : " Bảo vệ môi trường". Em hãy viết một câu chuyện nhỏ để tham gia cuộc thi.

- Đề 2: Lời tâm sự của một cây bàng non bị lũ trẻ bẻ gãy cành, rụng lá.

- Đề 3: Cây tre tự kể về đời mình.

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu

(28)

cầu học tập suốt đời.

- Phương pháp: thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Phương tiện: máy chiếu

- Thời gian:4 phút

Bằng lời văn của mình em hãy kể chuyện về một người bạn tốt.

*Gợi ý:- Người bạn mà em thích nhất là ai?

- Truyện diễn biến ra sao?

- Truyện kết thúc như thế nào?

- Em có suy nghĩ gì về người bạn tốt đó?...

4 . Củng cố (1p) : - Thời gian: 1 phút

- Mục tiêu: củng cố kiến thức đã học, học sinh tự đánh giá về mức độ đạt được những mục tiêu của bài học.

- Phương pháp: thuyết trình - Kĩ thuật: động não

- Tích hợp giáo dục đạo đức: qua những ví dụ thực tiễn, giáo dục lòng nhân ái, sự khoan dung, tình yêu quê hương, yêu con người.

GV khái quát bài học 5. Hướng dẫn về nhà : (1’)

- Học thuộc ghi nhớ.

- Chuẩn bị bài tập cho tiết luyện tập Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự V. Rút kinh nghiệm:

………

………

………

………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

-Khâm phục lòng dũng cảm, cương trực thẳng thắn và thận trọng những đề xướng cải cách của các nhà duy tân nửa cuối thế kỉ XIX, muốn tạo ra thực lực chống ngoại

- “Chiến tranh đặc biệt”: là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ, được tiến hành bằng quân đội tay sai, do cố vấn quân sự Mĩ chỉ huy, dựa vào vũ

+ Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn như: Kĩ năng sử dụng bản đồ để tường thuật các trận đánh và

Theo như kết quả nghiên cứu thì nhân tố phong cách lãnh đạo là một trong ba nhân tố có ảnh cao nhất đến động lực làm việc của người lao động tại công ty, các tiêu chí

Nguyên nhân quan trọng dẫn đến động lực đó là mục tiêu, nhưng để đề xuất những mục tiêu phù hợp với nhu cầu, mong muốn của người lao động, mang đến cho người lao động

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nhân viên tương đối hài lòng với công việc hiện tại của họ, đồng thời xác định, đo lường 6 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về công

- Kĩ thuật động não: Suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về cách nhận ra các lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ và vị ngữ, biết cách sửa được lỗi

- Kĩ thuật động não: Suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về cách sử dụng dấu chấm, dấu hỏi, dấu than; Các kĩ thuật khác: chia nhóm, đặt