• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tiết 2

BÀI 2: TRUNG THỰC

I. Mục tiêu bài dạy:

1. Kiến thức :

- Trình bày được thế nào là trung thực

- Nắm được một số biểu hiện của tính trung thực

- Nêu được ý nghĩa của sống trung thực ( Đối với cá nhân, gia đình và xã hội) 2. Kĩ năng

* Kĩ năng bài học:

- Biết cách nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và người khác theo yêu cầu của tính trung thực

- Trung thực trong học tập và trong những việc làm hàng ngày.

* Kĩ năng sống:

+ Kĩ năng phân tích, so sánh về những biểu hiện trung thực hoặc không trung thực.

+ Kĩ năng tư duy phê phán hành vi trung thực hoặc thiếu trung thực

+ Kĩ năng giải quyết vấn đề trong các tình huống liên quan đến tính trung thực.

+ Kĩ năng tự nhận thức giá trị bản thân về tính trung thực.

3. Thái độ

- Giáo dục đạo đức: TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRUNG THỰC, TRÁCH NHIỆM

- Quí trọng và ủng hộ những việc làm thẳng thắn, trung thực; phản đối những hành vi thiếu trung thực trong học tập và cuộc sống.

4. Những năng lực cơ bản cầ đạt ở học sinh.

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin, hợp tác, giao tiếp.

- Năng lực tư duy phê phán.

* Nội dung tích hợp văn bản pháp luật : - Luật phòng chống tham nhũng năm 2005 - Điều 278 Bộ luật Hình sự

- Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc thực hiện, chính

- Giáo dục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về đức tính trung thực

Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.

II. Tài liệu và phương tiện:

1. Giáo viên

- SGK, SGV, Chuẩn KTKN, Giáo án - Một số câu chuyện nói về trung thực - Bảng phụ

- Luật phòng chống tham nhũng năm 2005

(2)

- Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng - Các câu chuyện về Bác

2. Học sinh:

- Vở ghi, vở bài tập, Sách giáo khoa, chuẩn bị bài trước mới III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

1. Phương pháp:

- Nêu vấn đề, giải quyết xử lí tình huống - Liên hệ thực tế, hoạt động cá nhân.

- Thảo luận nhóm 2. Kĩ thuật dạy học:

- Động não

- Phân tích xử lí tình huống.

- Nêu và giải quyết vấn đề - Thuyết trình.

IV. Tiến trình bài dạy:

1. Ổn định tổ chức: (1’)

Lớp Ngày giảng Sĩ số (vắng )

7A 29 / 8 / 2019

7B 30 / 8 / 2019

7C 30 / 8 / 2019

2. Kiểm tra bài cũ: (5’) Câu hỏi:

? Thế nào là sống giản dị? Nêu biểu hiện và ví dụ về lối sống giản dị của những người sống xung quanh em?

? Là 1 hs em đã biết sống giản dị chưa? Cho VD

* Yêu cầu:

 - Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, của gia đình và xã hội.

- Biểu hiện: Không xa hoa lãng phí, cầu kì, kiểu cách không chạy theo những nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài.

- HS tự liên hệ và cho VD.

3. Bài mới :

* Hoạt động 1: Giới thiệu bài.(2phút.)

- Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.

- Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề - Kĩ thuật: động não

Cho học sinh đóng tiểu phẩm ( GV đã giao chuẩn bị trước ở nhà)

Ở một khu làng nọ có một chú bé chăn cừu rất nghịch ngợm và hay nói dối.

Một hôm, đang chăn cừu ngoài đồng chú bỗng chạy về làng kêu toáng lên rằng:

- Cứu tôi với, có chó sói về bắt đàn cừu.

Thế là mọi người trong làng cùng chạy ra xem tình hình thế nào để tìm cách đuổi sói đi. Nhưng mọi người đã bị mắc lừa chú bé vì chẳng có chó sói nào cả. Trong lúc mọi

(3)

người tức giận thì chú được một trận cười khoái trá.

Mấy hôm sau, chó sói về thật, chú liền kêu cứu mọi người nhưng lần này thì không ai giúp chú nữa vì người ta cũng nghĩ rằng chú lại nói dối như hôm trước. Kết quả là đàn cừu bị chó sói thịt mất.

? Qua câu chuyện này, chúng ta cùng rút ra bài học gì trong cuộc sống?

GV; Qua câu chuyện này, chúng ta cùng rút ra bài học rằng trong cuộc sống, phải luôn thật thà, trung thực. Nếu không sẽ có lúc phải trả giá cho sự dối trá của mình.

=> GV dẫn vào bài. Vậy trung thực là gì chúng ta cùng đi tìm hiểu nội dung của bài

* Hoạt động 2: Lắng nghe, đàm thoại tìm hiểu phần truyện đọc. (10’) - Mục tiêu: H nhận biết được biểu hiện của tính trung thực qua truyện đọc - Hình thức: phân hóa, nhóm

- Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề, nghiên cứu trường hợp điển hình, thảo luận nhóm,tự liên hệ,

- Kĩ thuật: động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Cách tiến hành:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

* Thảo luận nhóm GV: Cho HS đọc truyện.

HS: Đọc diễn cảm truyện đọc

GV: cho hs thảo luận theo nhóm(2')

* Nhóm 1

? Bra-man-tơ đã đối xử với Mi-ken-lăng-giơ như thế nào? Vì sao Bra-man-tơ có thái độ như vậy?

- Không thích, kình địch, chơi xấu, làm giảm danh tiếng, làm hại sự nghiệp…

- Sợ danh tiếng của Mi-ken-lăng-giơ nối tiếp lấn át mình.

* Nhóm 2

? Mi-ken-lăng-giơ có thái độ như thế nào?

Vì sao Mi-ken-lăng-giơ xử sự như vậy?

Theo em, ông là người như thế nào?

- Công khai đánh giá cao Bra-man-tơ là ngời vĩ đại.

- Ông thẳng thắn, tôn trọng và nói sự thật, đánh giá đúng sự việc.

- Ông là người trung thực, tôn trọng chân lí, công minh chính trực.

* Nhóm 3

? Em rút ra bài học gì qua câu truyện trên?

- Mi- ken- lăng- giơ là người thẳng

1.Truyện đọc:

“Sự công minh, chính trực của một nhân tài”

(4)

thắn,luôn tôn trọng

và nói lên sự thật, không để tình cảm cá nhân chi phối làm mất tính khách quan khi đánh giá sự việc.

- Mi- ken- lăng- giơ là người trung thực trọng công lý

=> Các nhóm cử 1 đại diện đứng lên trình bày, 1 đại diện lên bảng ghi chốt ý.

GV: Nhận xét

- Bramantơ vì luôn chơi xấu, kình địch, làm giảm danh tiếng, hại đến sự nghiệp của Mi-ken-lăng- giơ

nhưng Mi-ken-lăng-giơ vẩn công khai đánh giá rât cao Bramantơ và khẳng định “Với tư cách là....sánh bằng”

=>Mi- ken- lăng- giơ là người thẳng thắn,luôn tôn trọng và nói lên sự thật, không để tình cảm cá nhân chi phối làm mất tính khách quan khi đánh giá sự việc một cách trung thực trọng công lý.

*. Nhận xét:

N1: Bra-man-tơ không thích và luôn lấn át làm giảm danh tiếng, làm hại sự nghiệp của Mi-ken-lăng-giơ N2: Mi- ken- lăng- giơ là người thẳng thắn, trung thực trọng công lý

N3: Mi- ken- lăng- giơ là người thẳng thắn,luôn tôn trọng sự thật

* Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học. (12’)

- Mục tiêu: H nắm được thế nào là tự chủ, biểu hiện, ý nghĩa, rèn luyện tính trung thực ntn

- Hình thức: cá nhân

- Phương pháp: Thảo luận nhóm, xử lý tình huống, nêu vấn đề - Kĩ thuật : động não, đặt câu hỏi

- Cách tiến hành:

? Qua phần đặt vấn đề, em hãy cho biết thế nào là trung thực?

- Trung thực là tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải; sống ngay thẳng thật thà và săn sàng nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.

G: yêu cầu HS đọc nội dung bài học 1 trong

2. Nội dung bài học:

a. Khái niệm:

(5)

SGK

GV: Treo bảng phụ “Tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh”

- Giới thiệu về cần, kiệm, liêm là gốc rễ của chính.

“nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn”.

- Một người phải cần, kiệm, liêm, nhưng còn phải chính mới là người hoàn toàn. Chính đối với mình là không tự cao, tự đại, luôn luôn chịu khó học tập, cầu tiến bộ, phát triển điều hay và sửa chữa khuyết điểm của mình. Đối với người, phải yêu quý, kính trọng, giúp đỡ, không nịnh hót người trên, xem khinh người dưới.” Giáo dục việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người: suốt một cuộc đời Bác sống trong sạch, hi sinh cho dân tộc, vì nên hòa bình, độc lập và ấm no của nhân dân.

? Bác Hồ đã dạy thiếu niên nhi đồng như thế nào?

- Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.

?Em đã thực hiện lời dạy của Bác ra sao?

GV: Học sinh thảo luận theo nhóm bàn (2’) Đại diện nhóm lên bảng trình bày. Số HS còn lại theo dõi và nhận xét.

* Thảo luận nhóm.

Nhóm 1: Tìm những biểu hiện tính trung thực trong học tập?

- Ngay thẳng, không gian dối với thầy cô giáo, không quay cóp, nhìn bài của bạn, không lấy đồ dùng học tập của bạn.

Nhóm 2: Tìm những biểu hiện tính trung thực trong quan hệ với mọi người?

- Không nói xấu, lừa dối, không đổ lỗi cho người khác, dũng cảm nhận khuyết điểm.

Nhóm 3: Biểu hiện tính trung thực trong lao

- Trung thực là tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải; sống ngay thẳng thật thà và săn sàng nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.

Người trung thực là người không chấp nhận sự giả dối, gian lận, không vì lợi ích riêng của mình mà che giấu hoặc làm sai lệch sự thật.

b. Biểu hiện:

(6)

động?

- Bênh vực, bảo vệ cái đúng, phê phán việc làm sai.

* GV chia hs làm 2 nhóm mỗi nhóm 1 biểu hiện thi xem nhóm nào nhanh.

? Hãy tìm những biểu hiện của hành vi trung thực và trái với trung thực ?

- Trái với trung thực là dối trá, xuyên tạc, bóp méo sự thật, ngược lại chân lý. Trong cuộc sống, công tác, còn tồn tại nhiều trường hợp không trung thực trong công tác, lợi dụng chức quyền để trục lợi. Nếu những người đó bị phát hiện, họ phải chịu hình thức xử lí nghiêm minh của pháp luật

Gv nhận xét.

?) Người trung thực thể hiện hành động tế nhị khôn khéo như thế nào?

- Không phải điều gì cũng nói ra, chỗ nào cũng nói, không phải nghĩ gì là nói, không nói to, ồn ào, tranh luận gay gắt…

? Tính trung thực biểu hiện qua những phương diện nào?

?Liên hệ bản thân đối với việc rèn luyên tính trung thực?Quan sát đánh giá việc thực hiện đức tính này của các bạn trong lớp?

- GV tuyên dương một số bạn.

? Trung thực có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?(đối với cá nhân, gia đình, xã hội)

- Trung thực là đức tính cần thiết quý báu, giúp ta nâng cao phẩm giá; được mọi

người tin yêu kính trọng

? Có phải trong bất kì tình huống nào chúng ta cũng phải nói đúng sự thật không?

(Không nói đúng sự thật mà vẫn là hành vi trung thực?) Cho VD cụ thể?

- Che giấu sự thật để có lợi cho xã hội như bác sĩ không nói thật bệnh tật của bệnh nhân, nói dối kẻ địch, kẻ xấu…Đây là sự trung thực với tấm lòng, với lương tâm.

- Tính trung thực biểu hiện qua thái độ, hành động, lời nói; thể hiện trong công việc, trong quan hệ vói bản thân và với người khác.

c . Ý nghĩa:

- Đối với cá nhân: Trung thực là đức tính cần thiết quý báu, giúp ta nâng cao phẩm giá; được mọi

người tin yêu kính trọng.

- Đối với gia đình: góp phần làm cho gia đình hạnh phúc, bình yên - Đối với xã hội: lành mạnh các mối quan hệ xã hội.

(7)

GV Giới thiệu văn bản pháp luật: Luật phòng chống tham nhũng năm 2005

Điều 278 Bộ luật Hình sự

*. Gv cho hs thảo luận theo nhóm lớp tinhg huống

Bảng phụ tình huống:

Bạn Mạnh lớp 7A4 xin phép mẹ sang nhà bạn Tuấn học nhóm. Một tiếng đồng hồ sau đó, mẹ manh gọi điện sang nhà Tuấn mới biết mạnh không hề sang học cùng với các bạn.

Thì ra manh đang chơi điện tử ở một của hàng gần nhà

?Hãy nhận xét việc làm của Mạnh?

- Việc làm của Mạnh là lừa dối bố mẹ

? Liên hệ bản thân em, ở lớp em xem có hiện tượng đó không và nêu cách khắc phục?

- HS bộc lộ

?Bản thân mỗi chúng ta cần làm gì để rèn luyện lối sống trung thực?

* Tích hợp kiến thức môn Ngữ văn

? Tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về

trung thực

Cây ngay không sợ chết đứng

? Hãy giải thích câu tục ngữ "Cây ngay không sợ chết đứng" ?

- Sống ngay thẳng, thật thà, trung thực, không sợ kẻ xấu, không sợ thất bại.

- Thực hiện hành vi trung thực giúp con người thanh thản tâm hồn.

GV: Nhận xét ý kiến của HS và kết luận rút ra bài học.

GV: Yêu cầu hs đọc câu danh ngôn trong SGK và HS tự suy nghĩ để tham khảo.

d . Cách rèn luyện

- Có ý thưc rèn luyện tính trung thực quý trọng ủng hộ việc làm thẳng thắn trung thực phản đối những hành vi thiếu trung thực trong học tập và trong cuộc sống.

- Không nói dối, không gian lận trong học tập cũng như trong cuộc sống; thẳng thắn, không che dấu khuyết điểm của mình cũng như của bạn....

* Hoạt động 4: Thực hành, luyện tập (10’)

(8)

- Mục tiêu: H phân biệt được hành vi, việc làm trung thực và thiếu trung thực, có những hành vi, việc làm rèn luyện tính trung thực. HS biết thực hành vận dụng xử lí tình huông

- Hình thức: cá nhân

- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, xử lý tình huống - Kĩ thuật: động não

- Cách tiến hành

* Bài tập cá nhân: Bảng phụ GV: Phát phiếu học tập.

HS: Trả lời bài tập a, SGK/.8. Những hành vi sau đây, hành vi nào thể hiện tính trung thực?

Lưu ý:

GV cần giải thích rõ đáp án và giải thích vì sao các hành vi còn lại không biểu hiện tính trung thực.

HS: Trả lời, cho biết ý kiến đúng.

G tổ chức cho H chơi trò sắm vai:

TH: Trên đường về nhà, 2 bạn An và Hà nhặt được 1 chiếc ví. Trong ví có rất nhiều tiền.2 bản tranh luận với nhau mãi, cuối cùng 2 bạn cùng nhau mang chiếc ví ra đồn công an gần nhà nhờ chú công an trả lại cho nguời bị mất.

2 H sắm vai H và 1H vai chú công an.

H cả lớp theo dõi, nhận xét.

G nhận xét, đánh giá.

? Nêu yêu cầu bài tập b?

? Em hãy kể lại những việc làm thể hiện tính trung thực hoặc thiếu trung thực mà em thấy trong cuộc sống hàng ngày?

+ Không nói dối, không gian lận trong học tập cũng như trong cuộc sống; thẳng thắn, không che giấu khuyết điểm của mình cũng như của bạn.

? Chúng ta cần có thái độ như thế nào đối với những hành vi thể hiện tính trung thực?

=> quí trọng, ủng hộ, đề cao, khen ngợi, bảo vệ những việc làm đó.

? Đối với hs, cần rèn luyện tính trung thực như thế nào?

- Sống ngay thẳng, thật thà với ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè,…trong lời nói, cử chỉ, hành động

- Phải biết lựa lời hay để nói khi góp ý cho ai, khi nói lên sự thật...

? Em hãy kể những câu chuyện về tính trung thực

3. Bài tập:

.Bài tập a: Tìm những hành vi thể hiện tính trung thực.

Đáp án (4), (5), (6)

. Bài b:

Hành động của bác sĩ xuất phát từ tấm lòng nhân đạo, mong muốn bệnh nhân sống lạc quan, có nghị lực và hy vọng sẽ chiến thắng bệnh tật.

. bài tập c:

. Bài tập d. Trách nhiệm rèn luyện của học sinh

Bài tập đ. Kể câu chuyện về tính trung thực

(9)

mà em đã đọc trên sách báo hoặc bản thân em chứng kiến ở trường, lớp,…?

Hs bộc lộ.

4. Củng cố: (4’)

? Tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về trung thực?

Tục ngữ:

- Ăn ngay nói thẳng

- Thuốc đắng dã tật sự thật mất lòng - Đường đi hay tối nói dối hay cùng - Thật thà là cha quỷ quái.

Ca dao:

- Nhà nghèo yêu kẻ thật thà.

Nhà quan yêu kẻ vào ra nịnh thần

GV tổng kết toàn bài: Trung thực là một đức tính quý báu, nâng cao giá trị đạo đức của mỗi con người. Xã hội sẽ tốt đẹp lành mạnh hơn nếu ai cũng có lối sống, đức tính trung thực.

5. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài: (2’)

* Hướng dẫn học bài:

- Học theo các đơn vị kiến thức cơ bản + Hoàn thành các bài tập trong SGK

+ Vận dụng kiến thức bài học trong cuộc sống hàng ngày

*Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:

+ Đọc truyện đọc, trả lời ?

+ Tìm hiểu khái niệm, biểu hiện tự trọng + Vì sao cần phải tự trọng

V. Rút kinh nghiệm :

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Mục đích: giúp HS huy động vốn kiến thức và kĩ năng đã có để chuẩn bị tiếp nhận kiến thức và kĩ năng mới, còn nhằm tạo ra hứng thú và và một tâm thế tích cực để

-Khâm phục lòng dũng cảm, cương trực thẳng thắn và thận trọng những đề xướng cải cách của các nhà duy tân nửa cuối thế kỉ XIX, muốn tạo ra thực lực chống ngoại

With a bulletin board on the Internet, a great number of people (over 20 million) can get access to the.. bulletin and exchange

early 20 th century Two new forms of news media appeared: (b)Radio and newsreels (c) In the 1950s Television became popular. Mid- and late 1990s (d) The internet became a major

( là tập hợp có tính toàn cầu các mạng máy tính ( là tập hợp có tính toàn cầu các mạng máy tính.. được kết nối với nhau) được kết nối

- be capabled of:có khả năng về be excited about: hứng thú về - be fond of thích be interested in:thích, quan tâm - be tired of/from : mệt mỏi về be worried about: lo

Aunt Hang and Uncle Chi are going to visit Lan next week.. She is arriving in Ha Noi on Thursday in the

Viết một đoạn văn từ ba đến năm câu nêu cảm nhận của em về một đêm trăng , đẹp thanh tĩnh. Đoạn văn