• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tiết 51 ÔN TẬP HỌC KỲ II

I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức:

Hs hệ thống được các kiến thức cơ bản của lịch sử dân tộc từ 1919 – 2000 2. Kỹ năng:

- Nâng cao nhận thức về giá trị độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

- Rèn luyện kỹ năng tổng hợp so sánh.

3. Tư tưởng:

- Giúp Hs hiểu rõ hơn lịch sử dân tộc và yêu quí tự hào đất nước ta.

4. Năng lực, phẩm chất

- Tự tin, tự chủ, tự lập, yêu quê hương đất nước

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.

II- Chuẩn bị:

- GV: Tham khảo tài liệu

- HS: Ôn lại những kiến thức đã học về Lịch sử VN từ 1919- 2000 III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

- PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm

- KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, lược đồ tư duy IV. Tổ chức các hoạt động dạy học

1. Hoạt động khởi động

* Ổn định tổ chức

* Kiểm tra bài cũ - KT trong giờ

* Vào bài mới

- GV giới thiệu bài...

2. Hoạt động luyện tập

CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ GỢI Ý TRẢ LỜI

Câu 1: Nêu nội dung và ý nghĩa của việc thành lập Đảng cộng sản Việt nam +. Nội dung Hội nghị:

+ Hội nghị họp từ ngày 3 đến ngày 7/2/1930 tại Cửu Long (Hương Cảng - Trung Quốc)

+ Hội nghị đã nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một Đảng cộng sản duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.

+ Thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, điều lệ tóm tắt của Đảng do NAQ dự thảo. Đây được xem là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

(*) Hội nghị thành lập đảng cú ý nghĩa và giá trị như một Đại hội thành lập Đảng vì đã thông qua đường lối cho cách mạng Việt Nam.

+. Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng:

(2)

+ Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới.

+ Đảng là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam trong những năm 20 của thế kỉ XX.

+ Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một bước ngoặt lịch sử vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

- Đối với giai cấp công nhân, chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng.

- Đối với dân tộc, chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc và giai cấp lãnh đạo. Từ đây khẳng định quyền lãnh đạo tuyệt đối của Đảng cộng sản Việt Nam.

+ Từ đây cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.

+ Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng Việt Nam.

Câu 2 : Ý nghĩa lịch sử và Nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng 8 /1945

* Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám.

Đối với dân tộc:

+ Cách mạng tháng Tám thành công là .một biến cố lịch sử vĩ đại mở ra một bước ngoặc lớn trong lịch sử dân tộc, vỡ phỏ tan hai xiềng xớch nụ lệ của Phỏp- Nhật, lật nhào chế độ quân chủ khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hũa, đưa nước ta từ một nước thuộc địa trở thành một nước độc lập, nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ nước nhà.

Mở ra một kỹ nguyên mới trong lịch sử dân tộc: Kỷ nguyên độc lập tự do gắn liền với chủ nghĩa xó hội.

Đối với thế giới: Lần đầu tiên trong lịch sử, một dân tộc thuộc địa nhỏ bé đó tự giải phúng khỏi ách đế quốc thực dân, thắng lợi này góp phần đánh bại chủ nghĩa phát xít, cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa và nửa thuộc địa trên thế giới nhất là Châu Á và châu Phi.

* Nguyên nhân thành cụng của Cách mạng tháng Tám:

Nguyên nhân chủ quan:

+ Dân tộc ta giàu truyền thống yêu nước và đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

+ Sự lanh đạo sáng suốt tài tình của Đảng đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối đúng đắn sáng tạo, xây dựng được khối liên minh công nông vững chắc, tập hợp được các lực lượng yêu nước trong mặt trận thống nhất. Đảng ta đó còn là quá trình chuẩn bị chu đáo cho thắng lợi của cách mạng tháng tám trong suốt 15 năm với ba cuộc diễn tập 1930-1931; 1936-1939; 1939- 1945.

(3)

Nguyên nhân khách quan: Lực lượng đồng minh và quân đội Xô viết đánh bại phát xit Nhật, tạo thời cơ thuận lợi cho cách mạng giành thắng lợi.

Trong các nguyên nhân trên, nguyên nhân quan trọng và mang tính quyết định nhất là nguyên nhân chủ quan bởi vỡ: Nếu quần chúng nhân dân không sẵn sàng đứng lên, nếu Đảng không sáng suốt tài tỡnh nhận định đúng thời cơ thỡ thời cơ sẽ qua đi.

Vì thế nguyên nhân chủ quan mang tính chất quyết định còn nguyên nhân khách quan chỉ là sự hổ trợ là thời cơ để Đảng sáng suốt phát động quần chúng nhân dân đứng lên giành chính quyền trong thời gian ngắn.

Câu 3 : Tình hình nước ta sau cách mạng tháng 8/1945 Gợi ý :

a. Thuận lợi

- Nhân dân đã giành được quyền làm chủ nên rất phấn khởi.

- Cách mạng nước ta có Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo

- Trên thế giới, hệ thống XHCN đang hình thành, phong trào giải phóng dân tộc dâng cao ở nhiều nước phụ thuộc và thuộc địa.

b. Khó khăn

* Thù trong, giặc ngoài:

- Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc: 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc và tay sai thuộc các tổ chức phản động, hòng cướp chính quyền mà nhân dân ta đã giành được.

- Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam: Hơn 1 vạn quân Anh kéo vào, dọn đường cho Pháp trở lại xâm lược nước ta.

- Bọn phản động trong nước ngóc đầu dậy làm tay sai cho Pháp chống phá cách mạng.

* Về chính trị:

- Chính quyền cách mạng vừa mới thành lập, chưa được củng cố; lực lượng vũ trang còn yếu.

* Về kinh tế

- Nền kinh tế nước ta vốn đã lạc hậu, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề.

- Nạn đói còn tiếp diễn, tiếp đó nan lụt lớn, hạn hán kéo dài, ruộng đất không canh tác được.

Công nghiệp đình đốn, hàng hoá khan hiếm, giá cả tăng vọt, đời sống nhân dân khó khăn.

- Tài chính kiệt quệ, ngân sách nhà nước trống rỗng,

* Về văn hóa- xã hội:

- Hơn 90% dân số không biết chữ. Tệ nạn xã hội tràn lan…

=> Ngay sau CM tháng 8/1945, nước ta đứng trước tình thế hiểm nghèo như

“ngàn cân treo sợi tóc”.

Câu 4 : Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950.

a. Hoàn cảnh:

Trong nước: Sau chiến thắng Việt Bắc ta giành được nhiều thắng lợi:

chính quyền cách mạng ngày càng được củng cố, chiến tranh du kích phát triển mạnh ở vùng sau lưng địch, lực lượng cách mạng được phát triển, hậu phương

(4)

được xây dựng vững chắc. Trong khi đó Pháp ngày càng sa lầy và gặp nhiều khó khăn trong cuộc chiến tranh ở Đông Dương.

Tình hình thế giới: Cú nhiều chuyển biến cú lợi cho ta song bất lợi cho Pháp. Ngày 1/10/1949 Cách mạng Trung Quốc thành công, nước Cộng hũa Nhõn dõn Trung Hoa ra đời… Từ tháng 1/1950, Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN lần lược công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với ta.

Âm mưu của Pháp: Đứng trước tỡnh hỡnh trờn, nhờ sự giỳp sức của Mỹ thực dõn Phỏp thụng qua kế hoạch Rơ-ve nhằm:

+ Khóa chặt biên giới Việt Trung bằng cách tăng cường hệ thống phũng ngự trờn đường số 4.

+ Thiết lập hành lang Đông Tây để cắt đứt sự liên lạc giữa Việt Bắc với Liên khu III và liờn khu IV.

Với hai hệ thống phũng ngự trờn, thực dõn Phỏp chuẩn bị mở cuộc tấn cụng qui mụ lớn lờn Việt Bắc lần hai.

Chủ trương và sự chuẩn bị của ta: Chủ động mở chiến dich Biên Giới nhằm tiêu diệt sinh lực địch, khai thông biên giới Việt - Trung, củng cố và mở rộng căn cứ địa ViệtBắc, tích cực chuẩn bị cho chiến dịch.

b. Diễn biến:

+ Sáng ngày 16/9/1950 ta tấn công cứ điểm Đông Khê đến ngày 18/9 ta hoàn toàn tiêu diệt cụm cứ điểm Đông Khê đẩy địch vào tỡnh thế nguy khốn: uy hiếp Thất Khờ, Cao Bằng bị cụ lập, hệ thống phũng ngự trờn đường số 4 bị lung lay.

+ Pháp rút khỏi Cao Bằng theo đường số 4, đồng thời cho một cánh quân từ Thất Khê lên đánh chiếm lại Đông Khê.

+ Đoán được ý đồ của địch ta bố trí quân mai phục, kiên nhẫn chờ đợi đánh quân tiếp viện. Sau 8 ngày chiến đấu (từ ngày 1/10 đến 8/10/1950) ta đó tiờu diệt gọn hai binh đoàn của địch làm sụp đổ hoàn toàn kế hoạch rút quân của chúng.

+ Từ ngày 10 đến 22/10/1950 địch hốt hoảng rút khỏi các cứ điểm cũn lại trờn đường số 4. Chiến dịch kết thỳc thắng lợi.

c. Kết quả và ý nghĩa lịch sử:

+ Kết quả: Loại khỏi vũng chiến đấu 8.300 tên địch, thu và phá hủy 3.000 tấn vũ khí và phương tiện chiến tranh; Khai thông biên giới Việt Trung dài 750 Km; Chọc thủng hành lang Đông Tây; Căn cứ địa Việt Bắc được giữ vững và mở rộng.

+ Ý nghĩa: Đây là thất bại lớn của địch cả về quân sự lẫn chính trị, địch bị đẩy vào thế phũng ngự bị động; Đánh dấu bước chuyển biến quan trọng trong cục diện chiến trường, ta bắt đầu giành quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính.

Câu 5 :

(5)

Vì sao thực dân Pháp lại chọn Điện Biên Phủ để xây dựng thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương? Chiến thắng Điện Biên Phủ có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

* Pháp chọn Điện Biên Phủ để xây dựng thành một tập đoàn cứ điểm mạnh ở Đông Dương vì:

+ Đây là một thung lũng rộng lớn ở phía Tây vùng rừng núi Tây Bắc, có lòng chảo Mường Thanh dài gần 20 km, rộng 6-8 km.

+ Thung lũng này nằm gần biên giới Việt –Lào, trên một đầu mối giao thông quan trọng.

+ Trong tình thế kế hoạch Na-va bước đầu bị phá sản, Pháp đã tập trung xây dựng Điên Biên Phủ thành một một tập đoàn cứ điểm mạnh, một “Pháo đài bất khả xâm phạm”, nhằm thu hút lực lượng của ta vào đây để tiêu diệt.

* Ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ:

- Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na-va, giáng đòn quyết định vào ý đồ xâm lược của Pháp

- Với chiến thắng này đã làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Việt Nam.

- Chiến thắng Điện Biên Phủ đã góp phần quyết định việc kí Hiệp định Giơ-ne- vơ 1954 về việc lập lại hòa bình ở Đông Dương.

- Chiến thắng Điện Biên Phủ đã góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, tác động mạnh mẽ đến tình hình thế giới.

- Chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, trước hết là ở châu Á, châu Phi.

Câu 6 : Nêu Nội dung và ý nghĩa hiệp định Giơ-ne-vo ? 1. Nội dung Hiệp định:

- Pháp và các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia…

- Để chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam hai bên thực hiện ngừng bắn, tập kết chuyển quân, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời…

- Hiệp định cấm đưa vũ khí, quân đội, nhân viên quân sự nước ngoài vào ba nước đông Dương…

- Việt Nam sẽ thực hiện thống nhất bằng một cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước vào tháng 7-1956 dưới sự giám sát của uỷ ban quốc tế …

- Trách nhiệm thi hành Hiệp định Giơnevơ thuộc về những người kí kết Hiệp định và những người kế tục sự nghiệp của họ.

2. Ý nghĩa của Hiệp định:

- Hiệp định Giơnevơ cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và can thiệp Mĩ ở Việt Nam và Đông Dương.

- Hiệp định Giơnevơ là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Đông Dương và các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng.

(6)

- Với Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương Pháp phải rút hết quân đội về nước, Mĩ thất bại trong âm mưu kéo dài và quốc tế hoá chiến tranh xâm lược Đông Dương. Miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Câu 7 : So sánh chiến lược “ Chiến tranh đặc biệt” và chiến lược

“Chiến tranh cục bộ” của Mĩ?

* Giống nhau.

+ Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, nằm trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mĩ những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

+ Đều ra đời trong tình thế bị động do sự phá sản của chiến lược chiến tranh trước đó và đều bị thất bại.

+ Đều chung mục tiêu là chống phá cách mạng miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ.

+ Đều dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn Mĩ, vũ khí và phương tiện chiến tranh của Mĩ; và có sự tham gia của quân đội Sài Gòn.

* Khác nhau:

Đặc điểm Chiến tranh đặc biệt Chiến tranh cục bộ Lực lượng

tham chiến

Lực lượng chủ lực là quân đội Sài Gòn, dưới sự chỉ huy của cố vấn Mĩ, dựa vào vũ khí, trang thiết bị kĩ thuật và phương tiện chiến tranh của Mĩ.

Lực lượng tham chiến đông hơn, chủ yếu là quân viễn chinh Mĩ+ quân đồng minh và quân đội Sài Gòn..

Âm mưu và thủ đoạn

- Mở nhiều cuộc hành quân càn quét tiêu diệt lực lượng cách mạng

- Dồn dân lập âp chiến lược để tách cách mạng ra khỏi dân.

- Phá hoại miền Bắc, phong tỏa biên giới, vùng biển.

Mở nhiều cuộc hành quân tìm diệt và bình định nhằm tiêu diệt quân chủ lực và bình định miền Nam, phá hoại miền Bắc.

Phạm vi Hẹp hơn- chủ yếu thực hiện ở miền Nam

Rộng hơn- Mĩ vừa bình định Miền Nam vừa mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc

Tính chất Không ác liệt bằng chiến lược “ chiến tranh cục bộ”

Ác liệt hơn- lực lượng đông, sử dụng vũ khí hiện đại, hỏa lực mạnh cả trên bộ, trên không và trên biển, tốc độ nhanh….

(7)

3. Hoạt động vận dụng

- Suy nghĩ của em về lịch sử dân tộc trong giai đoạn 1919-2000?

4. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

-Tiếp tục sưu tầm tư liệu về lịch sử VN trong giai đoạn 1919-2000 - Ôn kĩ những nội dung đã học

- Chuẩn bị kiểm tra học kì II VI. RÚT KINH NGHIỆM

………

………

………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Paper pulp was mixed with water.. The water

With a bulletin board on the Internet, a great number of people (over 20 million) can get access to the.. bulletin and exchange

early 20 th century Two new forms of news media appeared: (b)Radio and newsreels (c) In the 1950s Television became popular. Mid- and late 1990s (d) The internet became a major

( là tập hợp có tính toàn cầu các mạng máy tính ( là tập hợp có tính toàn cầu các mạng máy tính.. được kết nối với nhau) được kết nối

- be capabled of:có khả năng về be excited about: hứng thú về - be fond of thích be interested in:thích, quan tâm - be tired of/from : mệt mỏi về be worried about: lo

Aunt Hang and Uncle Chi are going to visit Lan next week.. She is arriving in Ha Noi on Thursday in the

Viết một đoạn văn từ ba đến năm câu nêu cảm nhận của em về một đêm trăng , đẹp thanh tĩnh. Đoạn văn

Bài học này được thiết kế để củng cố và mở rộng kiến thức về Lịch sử thế giới cận đại (chương I, II), đồng thời phát triển các kỹ năng làm bài tập và thái độ học tập tích cực ở học