• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px"

Copied!
17
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 26

Trường THCS Yên Thọ Họ tên GV: Hà Thu Dung Tổ : Khoa học xã hội

Tiết 101- 102

KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

- Củng cố, hệ thống hoá các văn bản đã học. Đánh giá mức độ nắm kiến thức của học sinh.

- Hiểu và cảm thụ được giá trị nội dung, tư tưởng và nghệ thuật đặc sắc của các văn bản đã học.

- Vận dụng được các kiến thức tổng hợp để rút ra bài học trong cuộc sống.

2. Kĩ năng

- Có kỹ năng phân tích, khái quát, tổng hợp kiến thức vận dụng vào thực hành bài viết.

- Luyện kĩ năng viết bài văn, đoạn văn nghị luận.

3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực tư duy ngôn ngữ.

- Năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực viết sáng tạo: Rèn kĩ năng diễn đạt, hành văn của học sinh.

- Năng lực cảm thụ văn chương.

4. Thái độ: Giáo dục ý thức tự giác trong học tập và tình cảm qua cảm nhận của người viết.

II. Hình thức ra đề - Hình thức: Tự luận.

- Cách tổ chức kiểm tra: HS làm bài kiểm tra tại lớp.

- Thời gian: 45 phút.

III. Thiết lập ma trận đề (Có tệp đính kèm)

- Liệt kê chuẩn kiến thức, kỹ năng của kiểu bài nghị luận.

- Thiết lập ma trận đề.

- Xác định khung ma trận. (Trưởng nhóm ra) IV. Tiến trình bài dạy

1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.

2. Phát đề cho học sinh

(Đề+ đáp án+ biểu điểm nộp lưu tổ chuyên môn) Ma trận :

Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng số I. Đọc hiểu - Nguồn ngữ liệu

trong SGK Ngữ văn 7 từ tuần 19

- Nhận diện thể loại /phương

Khái quát về chủ đề/ nội dung chính

- Rút ra thông điệp/ Bài học

(2)

đến tuần 26/ngoài chương trình SGK Ngữ văn bậc THCS.

thức biểu đạt/ngôi kể...

của đoạn trích/ văn bản.

của đoạn trích hay văn bản.

- Hiểu được tác dụng/

hiệu quả của việc sử dụng biện pháp tu từ/câu rút gọn, câu đặc biệt, câu chủ động, câu bị động…

trong đoạn trích/ văn bản.

Tổng Số câu Số điểm

Tỉ lệ

1 0,5đ

5 %

2 2,5đ 25 %

1 1,0 10%

4 4,0 đ 40 % II. Làm văn Văn nghị luận

chứng minh Viết bài văn

Tổng Số câu Số điểm

Tỉ lệ

1 6,0 đ 60 %

1 6,0 đ 60 % Tổng cộng Số câu

Số điểm Tỉ lệ

1 0,5đ

5 %

2 2,5đ 25 %

2 7,0 đ 70%

5 10,0 đ 100%

Đề bài

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Lòng biết ơn là một trí tuệ tuyệt vời trong cuộc sống, xuất phát từ tình yêu và hy vọng. Lòng biết ơn là một cảm giác đẹp, một tâm lý lành mạnh, một lương tâm và một động lực. Với lòng biết ơn, cuộc sống sẽ được nuôi dưỡng và ánh sáng tinh khiết sẽ luôn lóe lên.

Luôn biết ơn, luôn bày tỏ lòng biết ơn và tha thứ ngay cả với những người đã làm tổn thương chính mình, cuộc sống sẽ đủ đầy, hạnh phúc. Người biết ơn cuộc đời, cuộc đời sẽ đền đáp.

Biết ơn cha mẹ, biết ơn món quà của thiên nhiên, biết ơn những món ăn ngọt ngào, biết ơn sự ấm áp của quần áo, biết ơn hoa lá, cỏ cây và côn trùng, biết ơn về nghịch cảnh đau khổ, biết ơn cả đối thủ.

...

(3)

Chỉ những người biết ơn mới có thể gặt hái được nhiều hạnh phúc hơn trong cuộc sống và họ cũng có thể từ bỏ sự đổ lỗi vô nghĩa. Những người biết ơn sẽ tràn đầy sức sống, cởi mở và khôn ngoan, họ luôn nhận được may mắn và cuộc sống ít gặp rắc rối.

(Trích báo điện tử “Nhịp cầu đầu tư”, số ra ngày 04/6/2020) Câu 1 (0,5 điểm). Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?

Câu 2( 1,0 điểm). Nêu nội dung chính của văn bản trên.

Câu 3 ( 1,0 điểm). Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ điệp ngữ trong câu văn sau:

“Biết ơn cha mẹ, biết ơn món quà của thiên nhiên, biết ơn những món ăn ngọt ngào, biết ơn sự ấm áp của quần áo, biết ơn hoa lá, cỏ cây và côn trùng, biết ơn về nghịch cảnh đau khổ, biết ơn cả đối thủ.”

Câu 4 (1,5 điểm). Qua văn bản trên, em rút ra bài học gì cho bản thân?

PHẦN II. LÀM VĂN (6,0 điểm)

Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân”.

Đáp án:

PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (4,0 điểm )

Câu Yêu cầu cần đạt Điểm

1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 0,5

2 Nội dung chính: Bàn luận về biểu hiện và ý nghĩa của lòng biết ơn.

(HS có thể có cách diễn đạt tương đương)

1,0

3

- Biện pháp tu từ: điệp ngữ: “biết ơn”

- Tác dụng:

+ Làm cho lời văn thêm phong phú, sinh động, gợi hình, gợi cảm; tạo nhịp điệu, tăng sức hấp dẫn, thuyết phục với người đọc, người nghe.

+ Nhấn mạnh và làm nổi bật những biểu hiện cụ thể của lòng biết ơn.

+ Thể hiện thái độ tình cảm đề cao, trân trọng và mong muốn tình cảm đẹp đẽ này được mọi người giữ gìn và phát huy.

0,5

0,25 0,5 0,25

4 Học sinh đưa được 4 thông điệp, đủ các mức độ từ nhận thức đến hành động: 1,0 điểm. Thiếu 1 thông điệp theo yêu cầu: trừ 0,25 điểm.

- Bài học rút ra:

+ Nhận thức lòng biết ơn là một tình cảm cao đẹp, làm nên giá trị của con người.

+ Biết trân trọng, giữ gìn, kế thừa và phát huy lối sống tốt đẹp này của dân tộc.

1,0

(4)

+ Phấn đấu học tập, rèn luyện và tu dưỡng thật tốt để đến đáp công ơn của cha mẹ, thầy cô; biết nói lời cảm ơn khi nhận một điều tốt đẹp từ người khác.

+ Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa: thăm hỏi, động viên các gia đình có công với cách mạng, ...

+ Phê phán những kẻ có lối sống vô ơn, “ ăn cháo đá bát”.

+ …

PHẦN II. LÀM VĂN (6,0 điểm )

Yêu cầu cần đạt Điểm

Hình thức

- Đúng kiểu bài văn nghị luận chứng minh.

- Bố cục rõ ràng. Phần thân bài biết tách đoạn một cách hợp lí.

- Không mắc lỗi văn phạm

1,0 Nội dung Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách. Sau đây là một cách

triển khai I. Mở bài

- Nêu vấn đề nghị luận: Tình yêu thương.

- Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề.

- Trích dẫn câu tục ngữ.

II. Thân bài 1. Giải thích

- "Thương" là trạng thái cảm xúc xót xa, đồng cảm trước một số phận, một cảnh ngộ khó khăn, bất hạnh. Đó là thứ cảm xúc chân thành, sâu sắc giữa người với người trong cuộc sống.

- "thương người" nghĩa là bằng tấm lòng của mình có thể thấu hiểu được, cảm thông được và chia sẻ, giúp đỡ được những hoàn cảnh khó khăn, vất vả của người khác.

- “ thương thân” là thương bản thân mình.

 Thương người như thể thương thân: Câu tục ngữ ý nói thương bản thân mình như thế nào, hiểu nỗi khó khăn thiếu thốn của mình ra sao thì cũng phải đồng cảm, sẻ chia, yêu thương người khác như vậy.

2. Chứng minh:

a. Lời dạy bảo từ câu tục ngữ là hoàn toàn đúng đắn:

- Câu tục ngữ là lời dạy bổ ích cho mỗi con người thể hiện truyền thống yêu thương của dân tộc ta.

- Không ai có thể sống đơn độc, lẻ loi mà cần phải có sự hòa nhập cộng đồng.

- Nhiều người có hoàn cảnh đáng thương cần sự chung tay giúp đỡ của người khác, của cộng đồng để có thêm sức mạnh vươn lên trong cuộc sống.

- Mọi người cùng tiến bộ, phát triển thì xã hội, đất nước cũng sẽ

0,5

0,5

1,0

(5)

Yêu cầu cần đạt Điểm phát triển tốt đẹp hơn.

- Giúp đỡ người khác là niềm hạnh phúc, nó sẽ khiến ta thấy thanh thản hơn.

b. Dẫn chứng chứng minh:

(HS lấy dẫn chứng cụ thể, chân thực, tiêu biểu để chứng minh) - Trong lịch sử quá khứ: chúng ta đã yêu thương, đoàn kết lại, đùm bọc lẫn nhau vượt qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Năm 1945, khi nhân dân ta phải đối mặt với “giặc đói”, chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào “Một nắm khi đói, bằng một gói khi no” được nhân dân hưởng ứng. Các hũ gạo cứu đói đã thể hiện tinh thần tương thân tương ái, yêu thương, sẻ chia của người dân Việt Nam dành cho nhau.

- Cho đến ngày hôm nay: nhiều chương trình từ thiện đã thể hiện được tinh thần nhân ái giữa con người. Có thể kể đến những cái tên quen thuộc như “Cặp lá yêu thương”, “Việc tử tế”,

“ Trái tim cho em”... của Đài truyền hình Việt Nam đã giúp đỡ được biết bao mảnh đời khó khăn trong xã hội.

- Tình cảm yêu thương giúp đỡ lẫn nhau còn được phát huy trong đại dịch Covid 19.

- Các dẫn chứng khác….

3. Bình luận, mở rộng vấn đề:

- Bên cạnh đó vẫn còn những người giữ thái độ sống thờ ơ, vô cảm với mọi người xung quanh. Họ bộc lộ thái độ “Sống chết mặc bay” hay “Đèn nhà ai nhà nấy rạng” với những người đang gặp khó khăn, đang mong mỏi sự giúp đỡ. Đây là một cách sống đáng bị xã hội phê phán và lên án.

- Liên hệ những câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn khác cùng chủ đề.

III. Kết bài

- Nhấn mạnh ý nghĩa của câu tục ngữ.

- Liên hệ bản thân.

2,0

0,5

0,5

3. Kỹ năng làm bài

- GV: Yêu cầu HS thực hiện làm bài đúng về nội dung đẹp, khoa học về hình thức

* Trả lời tốt phần lý thuyết.

* Viết đoạn văn đảm bảo hình thức và yêu cầu của đề bài.

- Đọc lại bài viết và sửa chữa.

4. Củng cố

- Nhận xét giờ kiểm tra.

- Nhắc lại các bước làm bài văn nghị luận.

5. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới

* Đối với bài cũ

(6)

- Nhớ các nội dung chính, các dạng bài.

* Đối với bài mới

Chuẩn bị: Luyện viết văn lập luận giải thích.

+ Xem trước đơn vị kiến thức cần học trong bài:

+ Xem trước các bài tập ở vở bài tập và sách bài tập.

E. RÚT KINH NGHIỆM

Trường THCS Yên Thọ Họ tên GV: Hà Thu Dung Tổ : Khoa học xã hội

TIẾT 103:

CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG

(7)

(Tiếp theo)

Môn học: Ngữ văn lớp: 7A Thời gian thực hiện: 1tiết I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Giúp học sinh nắm được cách chuyển đổi câu chủ động -> câu bị động và ngược lại.

2. Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống;

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hiểu được nội dung và phương thức giao tiếp cần phù hợp với mục đích giao tiếp và biết vận dụng để giao tiếp hiệu quả.

a. Năng lực chung:

Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực ngôn ngữ

+ Chuyển đổi được câu chủ động thành câu bị động và ngược lại.

+ Đặt câu (chủ động hay bị động) phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

3.Phẩm chất:

- Chăm học, có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào bài làm.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Kế hoạch bài dạy , Bảng phụ, SGK, SGV, phiếu làm việc của HS III. Tiến trình dạy -học

Hoạt động 1: MỞ ĐẦU

a)Mục tiêu: Giúp học sinh huy động những hiểu biết về câu chủ động, câu bị động để kết nối vào bài học, tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh.

- Kích thích HS tìm hiểu về các cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động b) Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định vấn đề cần giải quyết qua thực hiện nhiệm vụ cá nhân theo BT giáo viên giao.

c) Sản phẩm: Phần kiến thức theo trí nhớ cá nhân HS d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

Cho câu chủ động:

Năm ngoái tôi xây dựng công trình này.

Hãy diễn đạt nội dung trên băng các câu bị động.

- Giáo viên gợi ý cho học sinh

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh suy nghĩ trả lời

- Từng HS chuẩn bị độc lập

Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận - 1HS báo cáo

- Dự kiến TL:

- Công trình này đã được tôi xây dựng vào năm ngoái.

(8)

- Công trình này xây dựng từ năm ngoái

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá GV: Giới thiệu vào bài học

các em đã chuyển đổi câu chủ động thành các câu bị động khác nhau. Vậy có mấy cách chuyển đối, chúng ta cùng tìm hiểu bài học.

Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a)Mục tiêu: Giúp HS nắm được các cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

b) Nội dung:Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định vấn đề cần giải quyết qua thực hiện nhiệm vụ cá nhân theo hệ thống câu hỏi khai thác VD

c) Sản phẩm: Phần làm việc và câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

-Hs đọc ví dụ/Bảng phụ.

?Hai câu trên có gì giống và khác nhau ?

? Về nội dung, 2 câu có giống nhau không?Vì sao ?

?Về hình thức 2 câu này khác nhau ở chỗ nào ?

?Theo ghi nhớ về câu chủ động và câu bị động ở phần I trang 57 thì hai câu này là câu chủ động hay bị động ?

-GV chép câu c lên bảng phụ sau câu a,b ở VD1

- Người ta đã hạ cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải xuống từ hôm "hoá vàng".

? Câu (c) có cùng nội dung miêu tả với câu a và câu b không ? (có ).

? Điểm khác biệt giữa câu c với 2 câu trên là gì?

?Vậy câu c là câu chủ động hay câu bị động? (câu chủ đông).

? Em hãy chuyển câu chủ động (câu c) thành câu bị động ?

- Như vậy là từ 1 câu chủ động, ta có thể chuyển đổi thành 2 kiểu câu bị động khác nhau về hình thức nhưng vẫn giống nhau về ND như đã nêu trên.

? Theo em, có mấy cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động ? Nêu qui tắc

I-Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:

*Giống: - Cùng nói về 1 sự việc( cánh màn điều)

- Cùng nội dung miêu tả( được hạ xuống từ hôm hoá vàng)

*Khác: +câu a có dùng từ "được"

+ câu b không dùng từ

"được"

->Câu bị động.

* NL2

- 2 câu này tuy có dùng từ bị và được nhưng không phải là câu bị động.Vì:

+Tuy có dùng “bị” , “được” những 2 từ này lại đứng sau chủ thể hoạt động không phải là hoạt động do chủ thể tác động lên đối tượng +Chúng không có câu chủ động tương ứng

2. Ghi nhớ SGK

(9)

chuyển đổi của từng cách ?

BT nhanh: Chuyển đổi câu chủ động thành mỗi kiểu câu bị động tương ứng?

-Hs đọc ví dụ /bảng phụ.

? câu em vừa đọc có phải là câu bị ộng không ? Vì sao ? Về hình thức nó giống câu bị động ở chỗ nào ?

ta không thể chuyển đổi thành: Giải nhất được bạn em trong kì thi hs giỏi.

Đau bị tay.

->Chỉ có thể nói đến câu bị động trong đối lập với câu chủ động tương ứng

?Từ việc tìm hiểu trên em rút ra nx gì?

(Có phải câu nào có từ bị, được cũng là câu bị động không ?)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe yêu cầu -> thực hiện yêu cầu - Từng HS chuẩn bị độc lập theo yêu cầu GV.

- Hoàn thành phiếu học tập theo nhóm bàn

Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm -> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng phần kiến thức trọng tâm, nhấn mạnh ghi nhớ.

Hoạt động 3: LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: - HS biết vận dụng những kiến thức vừa tiếp thu về cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động để giải quyết các dạng bài tập liên quan

- Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập b) Nội dung: Thực hiện các yêu cầu bài tập SGK

c) Sản phẩm: Phần làm bài tập của HS d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

Làm bài tập phần luyện tập trong sgk theo hướng dẫn của GV

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện yêu cầu BT theo hướng dẫn của GV

III. Luyện tập 1-Bài 1 (65 ):

a-Một nhà sư vô danh đã xây ngôi chùa ấy từ TK XIII.

-Ngôi chùa ấy được (một nhà sư vô danh) xây từ TK XIII.

-Ngôi chùa ấy xây từ TK XIII.

b-Người ta làm tất cả cánh cửa chùa

(10)

-> đại diện lên bảng làm-> HS nx Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV nhận xét ý thức làm việc của HS đánh giá và bổ sung, chốt kiến thức cho HS.

bằng gỗ lim.

-Tất cả các cánh cửa chùa được (người ta) làm bằng gỗ lim.

-Tất cả các cánh cửa chùa làm bằng gỗ lim.

c-Chàng kị sĩ buộc con ngựa bạch bên gốc đào.

-Con ngựa bạch được (chàng kị sĩ) buộc bên gốc đào.

-Con ngựa bạch buộc bên gốc đào.

d-Người ta dựng một lá cờ đại ở giữa sân.

-Một lá cờ đại được (người ta) dựng ở giữa sân.

-Một lá cờ đại dựng ở giữa sân.

2-Bài 2 (65 ):

a-Thầy giáo phê bình em.

-Em bị thầy giáo phê bình.

-Em được thầy giáo phê bình.

b-Người ta đã phá ngôi nhà ấy đi.

-Ngôi nhà ấy bị người ta phá đi.

-Ngôi nhà ấy được người ta phá đi.

c-Trào lưu đô thị hoá đã thu hẹp sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn.

->Sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn đã bị trào lưu đô thị hoá thu hẹp ->Sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn đã được trào lưu đô thị hoá thu hẹp.

- Câu bị động dùng từ được có hàm ý đánh giá tích cực về sự việc được nói đến trong câu.

- Câu bị động dùng từ bị có hàm ý đánh giá tiêu cực về sự việc được nói đến trong câu.

Hoạt động 4: VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Giúp học sinh biết vận dụng linh hoạt kiến thức vừa học vào giao tiếp b) Nội dung: Phần nhiệm vụ GV giao, hoạt động nhóm để thực hiện.

c) Sản phẩm: Phần làm việc của học sinh d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

GV giao nhiệm vụ cho

? Gv chia lớp thành 2 nhóm lên bảng:

(11)

+ Nhóm 1 đặt 5 câu chủ động

+ Nhóm 2: Chuyển câu chủ động thành câu bị động ( theo 2 cách)

- Viết đoạn văn ngắn theo chủ đề nhất định trong đó có sử dụng ít nhất 1 câu bị động.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe yêu cầu -> và thực hiện yêu cầu - Từng dãy HS chuẩn bị độc lập

Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận Phần Hs làm trên bảng

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Gv nhận xét ý thức làm việc của HS

- Gv chốt kiến thức toàn bài

Trường TH&THCS Việt Dân Tổ khoa học xã hội

Họ và tên giáo viên Bùi Thị Thu Hằng

Tiết 104

ÔN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN Môn học: Ngữ văn lớp: 7 Thời gian thực hiện: 1 tiết I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

(12)

- Hệ thống các văn bản nghị luận đã học, nội dung cơ bản, đặc trưng thể loại, hiểu được giá trị tư tưởng và nghệ thuật của từng văn bản.

- Một số kiến thức liên quan đến đọc hiểu văn bản như nghị luận văn học, nghị luận xã hội.

- Sự khác nhau căn bản giữa vb nghị luận và vb tự sự, trữ tình.

2. Năng lực:

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống;

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lưc văn học

+ Khái quát, hệ thống hóa, so sánh, đối chiếu và nhận xét được về tác phẩm nghị luận văn học và nghị luận xã hội.

+ Nhận diện và phân tích được luận điểm, phương pháp lập luận trong các văn bản đã học.

+ Biết cách trình bày, lập luận có lí, có tình.

3.Phẩm chất:

- Chăm học: có ý thức tự giác trong học tập; vận dụng vào thực tế bài làm tập làm văn.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch dạy học

- Học liệu: bảng phụ, tài liệu tham khảo, phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc bài và trả lời các câu hỏi . III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b) Nội dung: HS chia sẻ

c) Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu: Những văn bản nghị luận em đã học có điểm gì giống và khác nhau?

- Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh suy nghĩ trả lời - Giáo viên gợi ý cho học sinh Bước 3: Báo cáo kết quả Gọi Hs trình bày trước lớp - Dự kiến sản phẩm:

+ Giống: Sử dụng phép lập luận chứng minh + Khác: Đề tài, nội dung, cách lập luận Bước 4: Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

(13)

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV giới thiệu vào bài học: Để so sánh các văn bản nghị luận chúng ta cùng đi ôn tập lại các văn bản đó.

HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Hệ thống các văn bản nghị luận đã học, nội dung cơ bản, đặc trưng thể loại, hiểu được giá trị tư tưởng và nghệ thuật của từng văn bản.

b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.

Bài học này được rút ra từ những suy ngẫm của tác giả, có giá trị đối với bất cứ ai.

d. Tổ chức thực hiện:

HĐ1: Hệ thống các văn bản nghị luận đã học ở lớp 7 (câu 1,2 ):

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu: Hệ thống các văn bản nghị luận đã học theo bảng hệ thống sgk?

- Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh thực hiện hoạt động nhóm ở nhà hoàn thiện sản phẩm

- Giáo viên gợi ý cho học sinh cách làm, nhắc nhở học sinh hoàn thiện sản phẩm trước tiết học

- Dự kiến sản phẩm: Hệ thống các văn bản nghị luận đã học, nội dung cơ bản, đặc trưng thể loại, hiểu được giá trị tư tưởng và nghệ thuật của từng văn bản

*Báo cáo kết quả

Gọi 2 nhóm Hs trình bày trước lớp

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhóm khác nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá, bổ sung, đưa sản phẩm hoàn chỉnh:

St

t Tên bài Tác giả

Đề tài

nghị luận Luận điểm

Phương pháp lập luận

Nghệ thuật

1

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Hồ Chí Minh

Tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

Đó là một truyền thống quý báu của ta.

Chứng minh

Bố cục chặt chẽ, dẫn chứng chọn lọc, toàn diện, hình ảnh so sánh đặc sắc.

2

Sự giàu đẹp của tiếng Việt

Đặng Thai Mai

Sự giàu đẹp của tiếng Việt

Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.

Chứng minh (kết hợp giải thích).

Bố cục mạch lạc, luận cứ xác đáng, toàn diện, chặt chẽ.

3 Đức tính giản dị của Bác

Phạm Văn Đồng

Đức tính giản dị của Bác Hồ

Bác giản dị trong mọi phương diện:

bữa cơm (ăn), cái nhà

Chứng minh (kết hợp giải

Dẫn chứng cụ thể, xác thực, toàn diện, lời

(14)

Hồ

(ở), lối sống, nói và viết. Sự giản dị ấy đi liền với sự phong phú, rộng lớn về đời sống tinh thần ở Bác.

thích và bình luận)

văn giản dị, giàu cảm xúc.

4

Ý nghĩa văn

chương

Hoài Thanh

Văn

chương và ý nghĩa của nó đối với con người

Nguồn gốc của văn chương là ở tình thương người, thương muôn loài, muôn vật. Văn chương hình dung và sáng tạo ra sự sống, nuôi dưỡng và làm giàu cho tình cảm của con người.

Giải thích (kết hợp bình luận)

Trình bày

những vấn đề phức tạp một cách ngắn gọn, giản dị, sáng sủa, kết hợp với cảm xúc, văn giàu hình ảnh.

2. Các yếu tố cơ bản của thể loại :

Thể loại Yếu tố

Truyện Cốt truyện, nhân vật, nhân vật kể chuyện Kí Nhân vật, nhân vật kể chuyện

Thơ tự sự Cốt truyện, nhân vật, nhân vật kể chuyện, vần, nhịp Thơ trữ tình Vần, nhịp

Tùy bút (Nhân vật), nhân vật kể chuyện Nghị luận Luận đề, luận điểm, luận cứ

Những yếu tố nêu trong câu hỏi này chỉ là 1 phần trong những yếu tố đặc trưng của mỗi thể loại. Mặt khác, trong thực tế, mỗi văn bản có thể không chứa đựng đầy đủ các yếu tố chung của thể loại. Các thể loại cũng có sự thâm nhập lẫn nhau, thậm chí có những thể loại ranh giới giữa 2 thể loại. Sự phân biệt các loại hình tự sự, trữ tình, nghị luận cũng không thể là tuyệt đối. Trong các thể tự sự cũng không hiếm các yếu tố trữ tình và cả nghị luận nữa. Ngược lại, trong văn nghị luận cũng thường thấy có sử dụng phương thức biểu cảm và có khi cả miêu tả, kể chuyện. Xác định 1 văn bản thuộc loại hình nào là dựa vào phương thức được sử dụng trong đó.

HĐ2: So sánh, nhận xét các thể loại văn bản Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận theo cặp trả lời các câu hỏi:

(a) Phân biệt sự khác nhau giữa văn nghị luận và các thể loại tự sự, trữ tình?

(b)Tại sao tục ngữ có thể coi là 1 văn bản nghị luận đặc biệt?

- Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh thực hiện hoạt động cặp đôi trao đổi thống nhất nội dung, trình bày trên giấy nháp

- Giáo viên gợi ý cho học sinh cách làm, nhắc nhở, gợi ý để học sinh hoàn thiện yêu cầu

(15)

- Dự kiến sản phẩm: Sự khác nhau căn bản giữa kiểu văn bản nghị luận và kiểu văn bản tự sự, trữ tình.

Bước 3: Báo cáo kết quả

Gọi một số cặp Hs trình bày trước lớp Bước 4: Đánh giá kết quả

- Học sinh nhóm khác nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá, bổ sung, đưa sản phẩm hoàn chỉnh 3. So sánh, nhận xét các thể loại văn bản:

a. Phân biệt sự khác nhau giữa văn nghị luận và các thể loại tự sự, trữ tình : - Các thể loại tự sự như truyện, kí chủ yếu dùng phương thức miêu tả và kể, nhằm tái hiện sự vật, hiện tượng, con người, câu chuyện.

- Các thể loại trữ tình như thơ trữ tình, tuỳ bút chủ yếu dùng phương thức biểu cảm để biểu hiện tình cảm, cảm xúc qua các hình ảnh, nhịp điệu, vần. Các thể tự sự và trữ tình đều tập trung xây dựng các hình tượng NT với nhiều dạng thức khác nhau như nhân vật, hiện tượng thiên nhiên, đồ vật,...

- Khác với các thể loại tự sự, trữ tình, văn nghị luận chủ yếu dùng phương thức lập luận bằng lí lẽ, dẫn chứng để trình bày ý kiến tư tưởng nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về mặt nhận thức. Văn nghị luận cũng có hình ảnh, cảm xúc, nhưng điều cốt yếu là lập luận với hệ thống các luận điểm, luận cứ, xác đáng.

b. Tục ngữ có thể coi là 1 văn bản nghị luận đặc biệt.

- Tục ngữ có thể coi là 1 văn bản nghị luận đặc biệt. Là văn bản nghị luận vì nó là một luận đề đã được chứng minh (khái quát những nhận xét, kinh nghiệm, bài học của dân gian về tự nhiên, xã hội, con người.)

Ví dụ: Đường đi hay tối, nói dối hay cùng, đã hàm chứa : - luận đề: hậu quả của nói dối.

- luận đề trên bao gồm hai luận điểm chính:

+ Đường đi hay tối;

+ Nói dối hay cùng.

Cấu trúc câu C1,V1;C2,V2, đã bao chứa sự lập luận, tranh biện giữa nguyên nhân và kết quả, giữa hành động, hoạt động, việc làm, thực tiễn và lời nói, ngôn ngữ, ứng xử.

* Ghi nhớ (sgk)

HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập

b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Gv nêu nhiệm vụ:

Đánh dấu X vào câu trả lời em cho là chính xác 1. Một bài thơ trữ tình

A. Không có cốt truyện và nhân vật (X)

B. Không có cốt truyện nhưng có thể có nhân vật C. Chỉ biểu hiện trực tiếp của nhân vật, tác giả

(16)

D. Có thể biểu hiện gián tiếp tình cảm, cảm xúc qua hình ảnh thiên nhiên, con người hoặc sự việc.( X)

2. Trong văn bản nghị luận

A. Không có cốt truyện và nhân vật (X) B. Không có yếu tố miêu tả, tự sự

C. Có thể biểu hiện tình cảm, cảm xúc (X) D. Không sử dụng phương thức biểu cảm Bước 3: Báo cáo kết quả

Gọi một số cặp Hs trình bày trước lớp Bước 4: Đánh giá kết quả

- Học sinh nhóm khác nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá, bổ sung

(17)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

a) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết

- Mục đích của việc chuyển đổi câu CĐ thành câu BĐ: nhằm liên kết các câu trong đoạn văn thành 1 mạch văn thống nhất.. B4: HS nhận xét,

Lòng yêu nước của dân tộc ta được biểu hiện rõ nhất trong các cuộc kháng chiến trong lịch sử.” Ta có quyền tự hào vì những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng,

Gv: Tiết học hôm nay chúng ta sẽ luyện tập viết đoạn văn chứng minh HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (10p) Hoạt động của thầy-trò Nội dung kiến

a) Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG.. a) Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm

a) Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào

a) Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào