• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 7/12/2021 Tiết 15 Ngày giảng

BÀI 14: PHẢN XẠ ÂM – TIẾNG VANG I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

Nêu được tiếng vang là một biểu hiện của âm phản xạ.

Giải thích được trường hợp nghe thấy tiếng vang là do tai nghe được âm phản xạ tách biệt hẳn với âm phát ra trực tiếp từ nguồn.

Nhận biết được những vật cứng, có bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt và những vật mềm, xốp, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém.

Kể được một số ứng dụng liên quan tới sự phản xạ âm.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, đoạn phim video để tìm hiểu vấn đề về phản xạ âm – tiếng vang.

- Năng lực giáo tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm hợp tác giải quyết vấn đề về âm phản xạ - Tiếng vang.

2.2. Năng lực đặc thù:

- Năng lực nhận biết KHTN

+ Nêu được tiếng vang là một biểu hiện của âm phản xạ.

+ Nhận biết được những vật cứng, có bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt và những vật mềm, xốp, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém.

+ Giải thích được trường hợp nghe thấy tiếng vang là do tai nghe được âm phản xạ tách biệt hẳn với âm phát ra trực tiếp từ nguồn.

- Năng lực tìm hiểu tự nhiên:Đề xuất phương án kiểm tra vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém.

- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học:Giải thích một số hiện tượng về âm phản xạ-tiếng vang trong thực tế.

3. Phẩm chất:

- Trung thực trong việc báo cáo kết quả thí nghiệm

- Chăm chỉ đọc tài liệu, chuẩn bị những nội dung của bài học.

- Nhân ái, trách nhiệm: Hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.

(2)

II. Thiết bị dạy học và học liệu 1.Giáo viên:

- Tranh ảnh hình 14.1.

- video https://www.youtube.com/watch?v=CI09pvJgjN4 -Các câu hỏi bài tập.

2.Học sinh:

- Đọc và tìm hiểu nội dung bài học ở nhà.

- Xem lại các bài tập về vận tốc, quãng đường.

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Mở đầu (5 phút)

a) Mục tiêu: :Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.

b) Nội dung:Nhận biết về hiện tượng phản xạ âm, tiếng vang.

c) Sản phẩm: Nêu được hiện tượng trong tranh và đoạn video.

d)Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Cho học sinh quan sát tranh và xem đoạn video.

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh thảo luận theo bàn nhận xét về am thanh trong tranh và đoạn video mà em quan sát được.

*Báo cáo kết quả và thảo luận Đại diện một vài học sinh trả lời.

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Giáo viên nhận xét đánh giá

Giáo viên nêu nội dung cần tìm hiểu của bài học.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (25 phút) a) Mục tiêu:

(3)

- Học sinh nêu được tiếng vang là một biểu hiện của âm phản xạ.

- Nhận biết được vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém.

b) Nội dung:

- Nêu được tiếng vang là âm phản xạ truyền đến tai sau âm trực tiếp ít nhất 1/15 giây.

- Nận biết được vật phản xạ âm tốt là vật cứng, bề mặt nhẵn. Vật phản xạ âm kém là những vật mềm, xốp, bề mặt gồ ghề.

c) Sản phẩm: Bảng nhóm và kết luận d)Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về âm phản xạ - Tiếng vang

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập

-Yêu cầu học sinh đọc mục I SGK và thảo luận trả lời các câu hỏi.

+ Thế nào là âm phản xạ?

+ Thế nào là tiếng vang?

+ Trả lời C1, C2, C3.

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh thảo luận nhóm theo khăn trải bàn trả lời các câu hỏi.

*Báo cáo kết quả và thảo luận

-Các nhóm treo kết quả thảo luận của nhóm mình.

- Đại diện 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét bổ sung.

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Giáo viên nhận xét .

Giáo viên chốt kiến thức.

I. ÂM PHẢN XẠ - TIẾNG VANG

Kết luận:

- Âm phản xạ là âm dọi lại khi gặp mặt chắn.

- Tiếng vang là âm phản xạ truyền đến tai sau âm truyền trực tiếp ít nhất 1/15 giây.

(4)

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu vật phản xạ âm tốt vật phản xạ âm kém

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập

-Yêu cầu học sinh đọc mục I SGK và trả lời các câu hỏi.

+ Thế nào là vật phản xạ âm tốt?

+ Thế nào là vật phản xạ âm kém.?

+ Trả lời C1, C2, C3.

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh tìm hiểu sách giáo khoa để trả lời các câu hỏi.

*Báo cáo kết quả và thảo luận

- Học sinh trả lời cá nhân 1 vài em nhận xét bổ sung.

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Giáo viên nhận xét .

Giáo viên chốt kiến thức.

II. VẬT PHẢN XẠ ÂM TỐT, VẬT PHẢN XẠ ÂM KÉM.

Kết luận:

- Vật phản xạ âm tốt là những vật cứng, bề mặt nhẵn.

- Vật phản xạ âm kém là những vật mềm, xốp, bề mặt gồ ghề.

3.Hoạt động 3: Luyện tập (10 phút)

a) Mục tiêu: Dùng các kiến thức vật lí để Luyện tập củng cố nội dung bài học.

b) Nội dung: Hệ thống BT trắc nghiệm của GV trong phần Phụ lục c) Sản phẩm: HS hoàn thiện 10 câu hỏi trắc nghiệm

d)Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

* Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm trả lời vào phiếu học tập cho các nhóm

*Thực hiện nhiệm vụ

Thảo luận nhóm. Trả lời BT trắc nghiệm

*Báo cáo kết quả và thảo luận

Phiếu học tập số 1: Câu hỏi trắc nghiệm

(5)

- Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả hoạt động. Trả lời câu hỏi trắc nghiệm trong phiếu học tập.

* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá chung các nhóm.

4. Hoạt động 4: Vận dụng (5 phút)

a) Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức vừa học giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp. Yêu thích môn học hơn.

b) Nội dung: Vận dụng làm bài tập

c) Sản phẩm: Bài làm của HS câu C5, C6, C7.

d)Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức bài học trả lời C5, C6, C7.

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

Hoạt động cá nhân, hoàn thiện câu C5, C6, C7

*Báo cáo kết quả và thảo luận Cá nhân HS trả lời câu C5, C6, C7

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá chung các nhóm.

III. VẬN DỤNG

C5: Làm tường sần sùi, treo rèm nhung để hấp thụ âm tốt hơn nên giảm tiếng vang. Âm nghe được rõ hơn.

C6: Mỗi khi khó nghe, người ta thường làm như vậy để hướng âm phản xạ từ tay đến tai giúp tai nghe được âm rõ hơn.

C7: Âm truyền từ tàu tới đáy biển mất ½ giây. Độ sâu của đáy biển: 1500. ½ = 750m

Phụ lục :

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Câu 1: Câu nào sau đây không đúng?

A. Vật làm cho âm dội ngược lại được gọi là vật phản xạ âm.

B. Trong hang động nếu có nguồn âm thì sẽ có tiếng vang.

(6)

C. Âm thanh truyền đi gặp vật chắn dội lại gọi là âm phản xạ.

D. Để có được tiếng vang, thì âm phản xạ phải đến sau 1/15 giây so với âm phát ra.

Câu 2: Trong các câu phát biểu sau câu nào sai?

A. Những vật có bề mặt nhẵn, cứng phản xạ âm tốt.

B. Những vật có bề mặt mềm, gồ ghề hấp thụ âm tốt.

C. Bức tường càng lớn, phản xạ âm càng tốt.

D. Mặt tường sần sùi, mềm, gồ ghề hấp thụ âm tốt.

Câu 3: Trong con dông ta nghe tiếng sấm rền. Chọn câu giải thích đúng nhất.

A. Do nguồn âm phát ra từ rất xa.

B. Vì thời gian truyền âm thanh từ nguồn phát ra đến mặt đất lớn hơn 1 giây.

C. Tia sét chuyển động nên khoảng cách từ nguồn âm đến tai nghe thay đổi nên có tiếng rền.

D. Sấm rền là do sự phản xạ âm từ các đám may giông trên bầu trời xuống mặt đất.

Câu 4: Những vật nào sau đây phản xạ âm tốt?

A. Bê tông, gỗ, vải. B. Thép, vải, bông.

C. Sắt, thép, đá. D. Lụa, nhung, gốm.

Câu 5: Những vật hấp thụ âm tốt là vật:

A. phản xạ âm tốt. B. phản xạ âm kém.

C. có bề mặt nhẵn, cứng. D. hấp thụ ánh sáng tốt.

deo https://www.youtube.com/watch?v=CI09pvJgjN4

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu hỏi thảo luận 5 trang 76 KHTN lớp 7: Nêu một số tác hại của tiếng ồn đối với sức khỏe và các hoạt động thường ngày của chúng ta.. Một số tác hại của tiếng ồn đối

- Mục đích của việc chuyển đổi câu CĐ thành câu BĐ: nhằm liên kết các câu trong đoạn văn thành 1 mạch văn thống nhất.. B4: HS nhận xét,

Lòng yêu nước của dân tộc ta được biểu hiện rõ nhất trong các cuộc kháng chiến trong lịch sử.” Ta có quyền tự hào vì những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng,

Gv: Tiết học hôm nay chúng ta sẽ luyện tập viết đoạn văn chứng minh HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (10p) Hoạt động của thầy-trò Nội dung kiến

Ngược lại, nếu chúng ta quan hệ với những người sống tốt đẹp sẽ dễ dàng học hỏi được nhiều điều hay lẽ phải, có ích cho sự hình thành và phát triển nhân

+ Quá trình kết hợp phải lặp đi lặp lại nhiều lần và phải thường xuyên củng cố Bài tập 3 (trang 138 VBT Sinh học 8): Nêu rõ ý nghĩa của sự hình thành và ức chế phản

Ánh sáng có chiều từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường chiết quang kém và góc tới lớn hơn hoặc bằng góc giới hạn phản xạ toàn phần?. Ánh sáng có chiều

- Trong quá trình hoạt động nhóm, GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ. Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm