• Không có kết quả nào được tìm thấy

Ngân hàng câu hỏi Tin học 8 kỳ 1 năm học 2019 - 2020

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Ngân hàng câu hỏi Tin học 8 kỳ 1 năm học 2019 - 2020"

Copied!
11
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bộ môn: Tin học, khối 8

Bài 1: Máy tính và chương trình máy tính Phần 01: Trắc nghiệm khách quan (05 câu)

Câu 1: Nhận biết

Mục tiêu: biết con người chỉ dẫn máy tính thông qua lệnh

Con người chỉ dẫn máy tính thực hiện các công việc thông qua...

A. Lời nói B. Các lệnh C. Con chuột D.

Bàn phím

Đáp án: chọn câu B Câu 2: Nhận biết

Mục tiêu: biết được ngôn ngữ dành riêng cho máy tính

Máy tính có thể hiểu được trực tiếp ngôn ngữ nào trong các ngôn ngữ sau đây?

A. Ngôn ngữ tiếng Việt B. Ngôn ngữ tiếng Anh C. Ngôn ngữ Pascal D. Ngôn ngữ máy

Đáp án: chọn câu D Câu 3: Nhận biết

Mục tiêu: biết được ngôn ngữ dành riêng cho máy tính Để viết chương trình, ta dung ngôn ngữ nào sau đây?

A. Ngôn ngữ tiếng Việt B. Ngôn ngữ tiếng Anh C. Ngôn ngữ lập trình D. Ngôn ngữ máy

Đáp án: chọn câu C Câu 4: Nhận biết

Mục tiêu: biết được công dụng của chương trình dịch Chương trình dịch làm gì?

A. Dịch chương trình thành ngôn ngữ lập trình B. Viết câu lệnh

C. Dịch chương trình thành ngôn ngữ máy D. Chạy chương trình

Đáp án: chọn câu C Câu 5: Nhận biết

Mục tiêu: việc viết chương trình Viết chương trình là:

A. Viết câu lệnh điều khiển máy tính

B. Hướng dẫn máy tính giải một bài toán cụ thể

C. Viết câu lệnh điều khiển máy tính và hướng dẫn máy tính thực hiện các công việc

D. Chỉ dẫn máy tính

(2)

Đáp án: chọn câu C Phần 02: Tự luận (02 câu)

Câu 6: Nhận biết

Mục tiêu: biết được khái niệm chương trình máy tính Chương trình máy tính là gì?

Đáp án:

Chương trình máy tính là một dãy các lệnh mà máy tính có thể hiểu và thực hiện được.

Câu 7: Thông hiểu

Mục tiêu: hiểu được việc tạo ra chương trình máy tính thực chất gồm hai bước Việc tạo ra chương trình máy tính thực chất gồm mấy bước?

Đáp án:

Việc tạo ra chương trình máy tính thực chất gồm hai bước:

- Viết chương trình bằng ngôn ngữ lập trình.

- Dịch chương trình sang ngôn ngữ máy để máy tính hiểu được.

Bài 2: Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập trình Phần 01: Trắc nghiệm khách quan (05 câu)

Câu 1: Nhận biết

Mục tiêu: Biết được các thành phần cở bản của ngôn ngữ lập trình Các thành phần cơ bản của một ngôn ngữ là

A. Bảng chữ cái và các quy tắc B. Phần khai báo và phần thân

C. Các câu lệnh D. Các kí hiệu

Đáp án: chọn câu A Câu 2: Nhận biết

Mục tiêu: biết phân biệt từ khóa và tên trong chương trình Sự khác nhau giữa từ khóa và tên:

A. Từ khóa do người lập trình đặt B. Tên là từ dành riêng

C. Tên do người dùng đặt

D. Tên do người lập trình đặt còn từ khóa là từ dành riêng Đáp án: chọn câu D

Câu 3: nhận biết

Mục tiêu: biết từ khóa trong Pascal

Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, các từ nào là từ khoá ?

A. Program B. Uses C. Computer D. End

Đáp án: chọn câu A, B, D Câu 4: Vận dụng thấp

Mục tiêu: biết được dấu hiệu của tên không hợp lệ

Trong các tên sau, những tên nào là hợp lệ trong ngôn ngữ Pascal?

A. Begin B. tam giac C. 5a D. namsinh

(3)

Đáp án: chọn câu B, D Câu 5: Nhận biết

Mục tiêu: Biết được cấu trúc chung của chương trình Cấu trúc của chương trình gồm:

A. Bảng chữ cái và các quy tắc B. Phần khai báo và phần thân

C. Các câu lệnh D. Các kí hiệu

Đáp án: chọn câu B Phần 02: Tự luận (02 câu)

Câu 6: Nhận biết

Mục tiêu: biết được công dụng của mỗi từ khóa trong Pascal Nêu công dụng của các từ khóa: program, uses, begin, end ? Đáp án:

Công dụng của các từ khóa:

+ Program: khai báo tên chương trình + Uses: khai báo các thư viện

+ Begin: khai báo điểm bắt đầu của thân chương trình + End: khai báo điểm kết thúc của thân chương trình Câu 7: Nhận biết

Mục tiêu: Biết được cấu trúc chung của chương trình Trình bày cấu trúc chung của chương trình?

Đáp án:

Cấu trúc chung của mọi chương trình gồm:

- Phần khai báo.

+ Khai báo tên chương trình.

+ Khai báo các thư viện và một số khai báo khác.

- Phân thân: là các câu lệnh mà máy tính cần thực hiện.

Bài 3: Chương trình máy tính và dữ liệu Phần 01: Trắc nghiệm khách quan (05 câu)

Câu 13: Nhận biết

Mục tiêu: nhận biết được kiểu dữ liệu số nguyên Trong Pascal, kiểu số nguyên có tên gọi là:

A. Integer B. Real C. String D. Char

Đáp án: chọn câu A Câu 14: Thông hiểu

Mục tiêu: hiểu được phạm vi giá trị kiểu dữ liệu số nguyên và kiểu số thực Trong Pascal chữ số 2010 thuộc kiểu dữ liệu nào

A. integer B. integer và real C. string D. char

Đáp án: chọn câu B Câu 15: nhận biết

(4)

Mục tiêu: biết được phạm vi giá trị của kiểu kí tự Trong Pascal, kiểu kí tự có phạm vi giá trị là:

A. Số nguyên trong khoảng - 215 đến 215-1 (từ -32768 đến 32767)

B. Số thực có giá trị tuyệt đối trong khoảng 2.9*10-39 đến 1.7*1038 và số 0 C. Một kí tự trong bảng chữ cái

D. Xâu kí tự, tối đa gồm 255 kí tự

Đáp án: chọn câu C Câu 16: nhận biết

Mục tiêu: biết được các kí hiệu phép toán và phép so sánh trong NNLT Pascal Hãy điền kí hiệu phép toán, phép so sánh trong pascal:

Phép toán Kí hiệu phép toán, phép so sánh trong pascal Nhân

Chia

Chia lấy phần dư Chia lấy phần nguyên Nhỏ hơn hoặc bằng Lớn hơn hoặc bằng Khác

Đáp án:

Phép toán Kí hiệu phép toán, phép so sánh trong pascal

Nhân *

Chia /

Chia lấy phần dư Mod

Chia lấy phần nguyên Div

Nhỏ hơn hoặc bằng <=

Lớn hơn hoặc bằng >=

Khác <>

Câu 17: nhận biết

Mục tiêu: biết lệnh tạm ngừng chương trình chờ người dúng nhấn phím Enter Trong Pascal, các lệnh dùng để tạm dừng chương trình và chờ nhấn phím Enter để tiếp tục là:

A. Readln B. Writeln C. Write D. Read

Đáp án: chọn câu A, D Phần 02: Tự luận (02 câu)

Câu 18: vận dụng thấp

Mục tiêu: viết lại các biểu thức bằng kí hiệu trong Pascal a) 15 – 8  3

b) (20 – 5)225

(5)

c) a c bd d) ax2bx c Đáp án:

a) 15 – 8 >=3

b) (20-5)*(20-5) <>25 c) a/b = c/d

d) a*x*x + b*x +c Câu 19: vận dụng cao

Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học để phân biệt được phép toán và xâu kí tự Hãy phân biệt ý nghĩa của các câu lệnh Pascal sau đây

Writeln(‘5+20 = ‘, ‘20+5’); và writeln(‘5+20 = ’, 20+5);

Đáp án:

Lệnh Writeln(‘5+20= ‘, ‘20+5’); in ra màn hình hai xâu kí tự ‘5+20’ và

‘20+5’ liền nhau: 5+20 = 5+20, còn lệnh writeln(‘5+20 = ’, 20+5); in ra màn hình xâu kí tự ‘5+20’ và tổng cua 20+5 như sau: 5+20 = 25

Luyện gõ phím nhanh với finger break out Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (04 câu)

Câu 20: nhận biết

Mục tiêu: biết công dụng của phần mềm finger break out Finger Break Out

A. là phần mềm học đại số dành cho học sinh lớp 8

B. là phần mềm dùng để luyện gõ bàn phím nhanh, chính xác C. là phần mềm học địa lí thế giới

D. là phần mềm học hình học dành cho học sinh lớp 8 Đáp án: chọn câu B Câu 21: nhận biết

Mục tiêu: biết cách khởi động phần mềm finger break out

Để khởi động phần mềm Finger Break Out em nháy đúp vào biểu tượng nào sau đây?

Đáp án: chọn câu C Câu 22: nhận biết

Mục tiêu: biết cách bắt đầu trò chơi luyện gõ phím

Để bắt đầu chơi luyện gõ phím với phần mềm finger break out ta nhấn phím nào?

A. Phím Ctrl B. Phím Alt

A. B.

C.

D.

(6)

C. Phím Space D. Phím Tab

Đáp án: chọn câu C Câu 23: nhận biết

Mục tiêu: biết thực hiện trò chơi khi có con vật lạ xuất hiện trên màn hình:

Ở các mức chơi cao hơn em sẽ thấy xuất hiện các con vật lạ , lúc này em sẽ làm gì là quan trọng nhất?

A. Điều khiển thanh ngang hứng con vật lạ này B. Điều khiển thanh ngang tránh con vật lạ này C. Điều khiển thanh ngang bắn con vật lạ này D. Điều khiển quả cầu bắn con vật lạ này

Đáp án: chọn câu B Phần 02: Tự luận (02 câu)

Câu 24: nhận biết

Mục tiêu: biết cách thực hiện trò chơi luyện gõ phím Nêu cách thực hiện luyện gõ phím?

Đáp án:

Câu 25: nhận biết

Mục tiêu: biết đặt ngón tay đúng vị trí để luyện gõ mời ngón Hãy điền vào tên các ngón tay phụ trách tương ứng với phím:

Màu của nhóm phím Ngón tay gõ xanh da trời nhạt

vàng nhạt cam nhạt

xanh lá cây nhạt tím nhạt

Đáp án:

Màu của nhóm phím Ngón tay gõ

xanh da trời nhạt Ngón út

Cách thực hiện luyện gõ phím:

- Bắn phá các ô có dạng bằng cách di chuyển để các quả cầu va vào chúng.

- Di chuyển thanh ngang:

+ Gõ kí tự bên trái để di chuyển sang trái.

+ Gõ kí tự bên phải để di chuyển sang phải.

+ Gõ kí tự giữa để bắn lên một quả cầu nhỏ.

- Nếu các ô bị phá vỡ hết thì đã thắng trong lượt chơi này.

(7)

vàng nhạt Ngón áp út

cam nhạt Ngón giữa

xanh lá cây nhạt Ngón trỏ

tím nhạt Ngón cái

Bài 4: Sử dụng biến trong chương trình Phần 01: Trắc nghiệm khách quan (05 câu)

Câu 26: nhận biết

Mục tiêu: biết khái niệm biến và hằng

Chọn các câu đúng nhất trong các câu sau đây:

A. Giá trị của biến và hằng luôn thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình

B. Giá trị của hằng không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình C. Giá trị của biến có thể thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình D. Giá trị của hằng luôn có giá trị là số thực

Đáp án: chọn câu B, C Câu 27: nhận biết

Mục tiêu: biết khái niệm biến và hằng Chọn câu đúng nhất

A. Giá trị của biến và hằng luôn thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình

B. Giá trị của hằng có thể thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình C. Giá trị của biến có thể thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình D. Giá trị của hằng luôn có giá trị là số thực

Đáp án: chọn câu C Câu 28: nhận biết

Mục tiêu: biết từ khóa khai báo hằng Khai báo hằng bằng từ khóa:

A. Var B. Uses C. Type D.

Const

Đáp án: chọn câu D Câu 29: nhận biết

Mục tiêu: biết từ khóa khai báo biến Khai báo biến bằng từ khóa:

A. Var B. Uses C. Type D.

Const

Đáp án: chọn câu A Câu 30: Vận dụng thấp

Mục tiêu: biết lựa chọn kiểu dữ liệu phù hợp cho biến và khai báo biến

(8)

Giả sử để lưu tuổi của học sinh ta dùng 1 biến tuoi, hãy chọn khai báo thích hợp nhất cho biến tuoi

A. Var tuoi : real;

B. Var tuoi : char;

C. Var tuoi : byte;

D. Var tuoi : string;

Đáp án: chọn câu C Phần 02: Tự luận (02 câu)

Câu 31: nhận biết

Mục tiêu: biết được cú pháp khai báo biến Hãy trình bày cú pháp khai báo biến?

Đáp án:

Cú pháp khai báo biến:

Trong đó:

- Var: là từ khóa

- Danh sách tên biến: là một hoặc nhiều tên biến, các tên biến cách nhau bằng dấu phẩy.

- Kiểu dữ liệu: là một trong các kiểu dữ liệu cơ bản trong pascal Câu 32: nhận biết

Mục tiêu: biết được cú pháp khai báo hằng Đáp án:

Cú pháp khai báo hằng:

Const <tên hằng> =<giá trị của hằng> ; Trong đó:

- Const là từ khóa để khai báo hằng.

- tên hằng: là tên tuân theo quy tắc đặt tên trong NNLT Pascal Bài 5: Từ bài toán đến chương trình Phần 01: Trắc nghiệm khách quan (04 câu)

Câu 35: nhận biết

Mục tiêu: biết khái niệm thuật toán Thuật toán là:

A. Dãy các thao tác cần thực hiện để thu được kết quả cần tìm từ những điều kiện cho trước.

B. Dãy các thao tác cần thực hiện theo một trình tự xác định để thu được kết quả cần tìm từ những điều kiện cho trước.

C. Các công thức để vận dụng tính toán D. Phương pháp để ứng dụng công thức

Đáp án: chọn câu B Câu 36: nhận biết

Mục tiêu: biết các yếu tố của việc xác định bài toán Xác định bài toán là:

(9)

A. Xác định các điều kiện cho trước và kết quả cần thu được B. Xác định các điều kiện cho trước và phương pháp giải C. Xác định phương pháp giải và kết quả cần thu được D. Xác định các bước giải bài toán

Đáp án: chọn câu A Câu 37: nhận biết

Mục tiêu: biết xác định Input và Output của một bài toán cụ thể Tính tổng của n số cho trước. Hãy chỉ ra Input và Output:

A. Input là tổng của n số và Output là n số cho trước.

B. Input là n và Output là tính tổng

C. Input là n số cho trước và Output là tổng của n số đó D. Input là tính tổng và Output là n

Đáp án: chọn câu C Câu 38: nhận biết

Mục tiêu: biết xác định Input và Output của một bài toán cụ thể Xác định số học sinh trong lớp cùng mang họ Trần

A. Input là danh sách họ và tên học sinh trong lớp và Output là số học sinh mang họ Trần

B. Input là số học sinh mang họ Trần và Output là số học sinh trong lớp C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: chọn câu A Phần 02: Tự luận (02 câu)

Câu 39: nhận biết

Mục tiêu: biết các bước giải bài toán trên máy tính Nêu các bước giải bài toán trên máy tính?

Đáp án:

Quá trình giải bài toán trên máy tính gồm ba bước:

- Xác định bài toán là xác định các điều kiện cho trước (INPUT) và các kết quả cần thu được (OUTPUT)

- Mô tả thuật toán (xây dựng thuật toán): Tìm cách giải bài toán và diễn tả bằng các lệnh cần phải thực hiện.

- Viết chương trình: là diễn đạt thuật toán bằng một ngôn ngữ lập trình sao cho máy tính có thể hiểu và thực hiện.

Câu 40: vận dụng cao

Mục tiêu: mô tả được thuật toán tính tổng 100 số tự nhiên đầu tiên Bước 1. SUM ¬ 0;i ¬ 1.

Bước 2. SUM ← SUM + i.

Bước 3. i ← i + 1, Nếu i ≤ 100 thì quay lại bước 2.

Bước 4. Thông báo kết quả và kết thúc thuật toán.

(10)

Bài 6: Câu lệnh điều kiện Phần 01: Trắc nghiệm khách quan (04 câu)

Câu 41: nhận biết

Mục tiêu: biết dạng câu lệnh điều kiện dạng thiếu trong pascal Câu lệnh điều kiện dạng thiếu trong Pascal có dạng như sau:

A. if <câu lệnh> then <điều kiện>;

B. if <điều kiện> then <câu lệnh>;

C. if <điều kiện> then <câu lệnh>

D. if <câu lệnh> then <điều kiện>;

Đáp án: chọn câu B Câu 42: nhận biết

Mục tiêu: biết dạng câu lệnh điều kiện dạng đủ trong pascal Câu lệnh điều kiện dạng đủ trong Pascal có dạng như sau:

A. if <câu lệnh 1> then <điều kiện> else <câu lệnh 2>;

B. if <điều kiện> then <câu lệnh 2> else <câu lệnh 1>;

C. if <điều kiện> then <câu lệnh 1> else <câu lệnh 2>;

D. if <điều kiện> then <câu lệnh 1>; else <câu lệnh 2>;

Đáp án: chọn câu C Câu 43: vận dụng cao

Mục tiêu: biết sử dụng câu lệnh điều kiện Sau câu lệnh sau đây:

if X >20 then X:=X+1; giá trị của biến X là bao nhiêu, nếu trước đó giá trị của X bằng 4?

A. 4 B. 5 C.15 D. 16 Đáp án: chọn câu A

Câu 44: Sau câu lệnh sau đây:

if 15 mod 3 = 0 then X:=X+1;

giá trị của biến X là bao nhiêu, nếu trước đó giá trị của X bằng 5?

A. 6 B. 5 C.15 D. 16 Đáp án: chọn câu A

Phần 02: Tự luận (02 câu) Câu 45: vận dụng cao

Mục tiêu: viết được câu lệnh điều kiện

Hãy viết câu lệnh Pascal thể hiện hoạt động:

Nếu b > a thì in ra màn hình giá trị của b Đáp án: if b >a then writeln(b);

Câu 6: vận dụng thấp

Mục tiêu: biết viết câu lệnh đúng cú pháp

(11)

Hãy chỉ ra lỗi trong câu lệnh điều kiện sau:

if x > 7; then write(x);

Đáp án: Dư dấu chấm phẩy ngay trước từ khóa then

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

* Nội dung: Hãy chọn các phát biểu đúng trong các phát biểu dưới đây : a) Người ta thường dùng phần mềm trình chiếu để soạn thảo văn bản.. b) Không thể kết nối trực

* Nội dung: Hãy chọn các phát biểu đúng trong các phát biểu dưới đây : a) Người ta thường dùng phần mềm trình chiếu để soạn thảo văn bản.. b) Không thể kết nối trực

- Phép chiếu vuông góc là phép chiếu có các tia chiếu vuông góc với mặt phẳng chiếu - Phép chiếu vuông góc được dùng để vẽ hình chiếu vuông góc của vật thể Câu 19.. -

Có 5 bước để xác định công thức hóa học của hợp chất khi biết thành phần các nguyên tốA. Công thức tính số mol của nguyên tử nguyên tố là n =

Khởi động trang 86 Tin học 10: Em hãy quan sát các đoạn chương trình được viết bằng các ngôn ngữ lập trình khác nhau trong Hình 16.1 và cho biết câu lệnh trong ngôn

GIẢI THÍCH: Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện nói và viết.. Thông

hoi (question).. Trong khi đó. Đến ỉưựt lììinh.. Trong truon.u hộp này.. cụm trạng tư..

- Cáp quang: Lõi làm bằng chất liệu trong suốt, và các dây trong suốt được ghép lại với nhau tạo thành một lõi trong suốt?. - Switch: Hình hộp chữ nhật, có các dây nối