• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
28
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 27

Ngày soạn: 22/3/2021

Ngày giảng: Thứ 2, ngày 29/03/2021, dạy lớp: 5A Thứ 3, ngày 30/03/2021, dạy lớp: 5C

KHOA HỌC

CÂY CON MỌC LÊN TỪ HẠT I / Mục tiêu

1.Mục tiêu chung:

Giúp HS biết chỉ trên hình vẽ hoặc vật thật cấu tạo của hạt gồm: vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ.

2.Mục tiêu của HSKT: HS biêt một số bộ phận của hạt.

*Giáo dục BVMT: Yêu quý chăm sóc bảo vệ cây.

II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - HS mang tới lớp cây thật.

- Phiếu báo cáo theo nhóm.

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động HSKT 1, Kiểm tra bài cũ:5P

+ GV gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung bài 49-50.

+ Nhận xét, đánh giá

2, Dạy bài mới. 33P

2.1, Giới thiệu bài: Trực tiếp 2.2, Hướng dẫn các hoạt động

* Hoạt động 1: Thực hành tìm hiểu cấu tạo của hạt

+ Chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu:

. Tách hạt đã ươm ra làm đôi và chỉ rõ đâu là vỏ, phôi, chất dinh dưỡng.

. Quan sát hình 2-6 và đọc thông tin trang 108-109 để làm bài tập.

+ Yêu cầu trình bày trước lớp.

+ Nhận xét, tuyên dương nhóm có kết quả đúng theo đáp án: 2-b, 3-a, 4-e, 5-c, 6-d và kết luận: Hạt gồm: vỏ, phôi và chất dinh dưỡng

4 HS lên bảng lần lợt trả lời các câu hỏi sau:

+ Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa là gì?

+ Một bông hoa lưỡng tính gồm những bộ phận nào?

HS quan sát, mô tả cấu tạo của hạt.

- trình bày trước lớp

Quan sát

HS nêu tên các cây trong hình

(2)

dự trữ.

* Hoạt động 2: Thảo luận

+ Chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu nhóm thực hiện các ý sau:

. Yêu cầu từng HS giới thiệu kết quả gieo hạt của mình.

. Nêu điều kiện để hạt nảy mầm.

+ Yêu cầu giới thiệu và báo cáo kết quả.

+ Nhận xét, kết luận: Điều kiện để hạt nảy mầm là có độ ẩm và nhiệt độ thích hợp.

* Hoạt động 3: Quan sát - Cách tiến hành:

+ Yêu cầu nhóm đôi quan sát hình 7 trang 109 SGK, chỉ vào từng hình và mô tả quá trình phát triển của cây mướp từ khi gieo hạt cho đến khi ra hoa, kết quả và cho hạt mới.

+ Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả.

+ Nhận xét, chốt lại ý đúng.

d.Vận dụng

Biết được cây con mọc lên từ hạt như thế nào, các em sẽ vận dụng để trồng một số cây nhằm giúp gia đình có thêm rau xanh để cải thiện bữa ăn.

- Nhận xét tiết học.

- Sưu tầm vài ngọn mía, vài củ khoai, củ gừng, lá bỏng,… đã mọc mầm.

- Chuẩn bị bài Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ.

3, Củng cố dặn dò: 2P - Nhận xét tiết học.

- Dặn HS

Nêu được điều kiện nảy mầm của hạt và giới thiệu kết quả thực hành gieo hạt đã làm ở nhà.

Quan sát, nêu được quá trình phát triển thành cây của hạt

Lắng nghe

Lắng nghe

HS nhắc lại

Quan sát và lắng nghe

Lắng nghe

Lắng nghe ---

(3)

Ngày soạn: 22/3/2021

Ngày giảng: Thứ 2, ngày 30/03/2021, dạy lớp: 4C, 4A LUYỆN TIẾNG VIỆT Tiết 2: Luyện từ và câu

Câu khiến I. Mục tiêu :

- Nắm được cấu tạo, tác dụng của câu khiến (ND ghi nhớ).

- Biết nhận diện câu khiến trong đoạn trích (BT 1, mục III); bước đầu biết đặt câu khiến nói với bạn, với anh chị hoặc với thầy cô (BT3).

*HSKT: Nhận diện được một vài câu khiến II. Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ viết câu khiến ở BT1 ( Phần nhận xét)

- Bốn băng giấy mỗi băng viết một đoạn văn ở BT1( Phần luyện tập) III. Hoạt động dạy học:

A, Ki m tra b i c .ể à ũ

Hoạt động dạy Hoạt động học HSKT

? Học thuộc các thành ngữ bài 4.

Giải thích một thành ngữ em thích?

- 2 Hs trả lời, lớp nx, bổ sung. Quan sát, lắng nghe

- Gv nx chung, ghi điểm.

B, Bài mới.

1. Giới thiệu bài.

2. Phần nhận xét.

Bài tập 1,2. - Hs đọc yêu cầu bài 1,2. - Đọc yêu cầu

bài 1,2 - Câu nào trong đoạn văn được in

nghiêng?

? Cuối câu in nghiêng có dấu gì?

- Dùng để làm gi?

= > Đó chính là câu khiến:

- Hs suy nghĩ, phát biểu ý kiến:

Mẹ mời sứ giả vào đây cho con!

- Có dấu chấm than cuối câu.

- dùng để nhờ mẹ gọi sứ giả vào.

Trả lời theo hướng dẫn của GV

Bài 3. - Hs đọc yêu cầu bài. - Đọc yêu cầu

bài - Tổ chức hs trao đổi theo nhóm

thực hiện yêu cầu bài. - Hs thực hiện yêu cầu bài.

- Trình bày: - Lần lượt hs nêu câu nói của

mình, lớp nx, trao đổi, bổ sung.

Hoạt động nhóm cùng các bạn

- Gv nx chung: - VD: Làm ơn cho tớ mượn quyển vở của cậu với!...

? Câu khiến dùng để làm gì và khi

viết cuối câu khiến có dấu gì? Hs trả lời:

3. Phần ghi nhớ: - 3, 4 hs nêu. - Nêu ghi nhớ

(4)

4. Phần luyện tập.

Bài 1. - Hs đọc yêu cầu bài. - Hs đọc yêu

cầu bài.

- Đọc thầm nội dung bài và suy nghĩ làm bài:

- Cả lớp, làm bài vào nháp. Làm bài tập theo hướng dẫn của GV - Trình bày:

- Gv cùng hs, nx, trao đổi, bổ sung, chốt câu đúng, treo bảng phụ.

- Lần lượt hs nêu các câu khiến của từng đoạn:

- Đoạn a: -> Hãy gọi người hàng hành vào cho ta!

- Đoạn b: -> Lần sau, khi nhảy múa phải

chú ý nhé!

-> Đừng có nhảy lên boong tàu!

- Đoạn c: -> Nhà vua hoàn gươm lại cho

Long Vương!

-> Con đi nhặt cho đủ một trăm đốt tre, mang về đây cho ta.

Bài 2. - Hs đọc yêu cầu bài.

- Tổ chức hs trao đổi, làm bài theo

nhóm 2: - N2 trao đổi, làm bài vào nháp.

- Trình bày: - Lần lượt đại diện các nhóm

nêu, lớp nx, trao đổi, bổ sung.

- Gv nx chung, chốt câu đúng: - VD: Hãy viết một đoạn văn nói về lợi ích của một loài cây mà em biết.

+ Vào ngay!

+ Dựa theo cách trình bày bài báo"Vẽ về cuộc sống an toàn".

Bài 3. - Hs đọc yêu cầu bài. - Hs đọc yêu

cầu bài.

- Tổ chức hs làm bài vào vở: - Cả lớp.

- Trình bày: - Lần lượt hs nêu, lớp nx, bổ

sung, trao đổi.

Làm bài tập theo hướng dẫn của GV - Gv nx chốt câu đúng ghi điểm. - VD:

+, Cho mình mượn bút của bạn một tí!

+, Anh cho em mượn quả bóng của anh một lát nhé!

+, Em xin phép cô cho em vào lớp ạ!

C. Củng cố, dặn dò:

(5)

- Nx tiết học. Vn học thuộc bài và viết vào vở 5 câu khiến.

- Lắng nghe, ghi chép - Lắng

nghe Ngày soạn: 23/3/2021

Ngày giảng: Thứ 3, ngày 30/03/2021, dạy lớp: 1C, 1B Thứ 4, ngày 31/03/2021, dạy lớp: 1A

ĐẠO ĐỨC

Bài 24: PHÒNG, TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG I. MỤC TIÊU:

Sau bài học học sinh sẽ:

- Nêu được các tình huống nguy hiểm dẫn đến tai nạn giao thông - Nhận biết được nguyên nhân và hậu quả của tai nạn giao thông

- Thực hiện được một số cách đơn giản và phù hợp để phòng, tránh tai nạn giao thông

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- SGK, SGV, vở bài tập đạo đức lớp 1 - Tranh ảnh sgk, bài hát" Đường em đi"

- Máy tính, máy chiếu

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C:Ạ Ọ

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.khởi động:

- Gv tổ chức cho hs hát bài" đường em đi"

- Gv đặt câu hỏi: Bạn nhỏ trong bài hát đã phòng, tránh tai nạn giao thông bằng cách nào?

- Gv nhận xét, tuyên dương

KL: Bạn nhỏ đã biết đi đường phía bên phải, không đi phía bên tay trái để đề phòng tránh tai nạn giao thông

2.khám phá:

Hoạt động 1: Nhận diện tình huống nguy hiểm có thể dẫn đến tai nạn giao thông

- Gv chiếu tranh mục khám phá

- Gv nêu yêu cầu: Em hãy kể lại những tình huống trong tranh? Những tình huống đó có thể dẫn đến hậu quả gì?

- Gv cho hs thảo luận theo cặp trong 2 phút

- Gọi hs lên trả lời

- Nhận xét, tuyên dương

KL: Đá bóng ở lề đường, sang đường

- Cả lớp hát - Hs trả lời - Hs lắng nghe

- Hs quan sát tranh - Hs lắng nghe

- Hs thảo luận theo cặp - Đại diện nhóm lên trả lời - Nhận xét, bổ sung

- Hs lắng nghe

- Hs quan sát

(6)

khi đèn dành cho người đi bộ màu đỏ, đi bộ giữa lòng đường, đùa nghịch khi đi xe máy và không đội mũ bảo hiểm có thể dẫn đến tai nạn giao thông

Hoạt động 2: Lựa chọn hành động đề phòng tránh tai nạn giao thông

- Gv chiếu 4 bức tranh mục khám phá tiếp theo

- Gv giới thiệu từng tranh

Tranh 1: Các bạn dừng lại bên đường khi đèn dành cho người đi bộ màu đỏ mặc dù không có xe ở gần

Tranh 2: Các bạn dắt nhau đi trên vạch kẻ dành cho người đi bộ qua đường lúc đèn dành cho người đi bộ màu xanh Tranh 3: Các bạn chơi bóng đá ở khu vui chơi trong sân trường có rào chắn với đường

Tranh 4: Bạn đi sát lề đường bên phải - Gv cho hs thảo luận theo nhóm 4

- Yêu cầu các nhóm quan sát, thảo luận những câu hỏi sau:

+ Các bạn nhỏ trong tranh đã có hành động gì để phòng tránh tai nạn giao thông?

+ Em sẽ làm gì để phòng tránh tai nạn giao thông?

- Gọi hs trả lời

- Nhận xét, tuyên dương

KL: Để phòng tránh tai nạn giao thông chúng ta cần: Tuân thủ tín hiệu đèn giao thông, đi đúng phần đường, tuân thủ các nguyên tắc an toàn như đội mũ bảo hiểm, vui chơi ở khu vực an toàn...

3. Luyện tập

Hoạt động 1: Xác định hành vi an ytoàn và hành vi không an toàn

- Gv chiếu tranh ở mục luyện tập

- Cho hs thảo luận theo nhóm 4, quan sát tranh thảo luận lựa chọn hành vi an toàn và hành vi không an toàn? Giaỉ thích vì sao?

- Cho hs thảo luận trong 1 phút - Gọi hs lên trả lời

- Nhận xét, khen ngợi

- Hs lắng nghe

- Hs thảo luận

- Đại diện các nhóm trả lời - Nhận xét, bổ sung

- Hs lắng nghe - Hs quan sát

- Hs thảo luận theo nhóm 4 - Hs trả lời

- Nhận xét, bổ sung - Hs lắng nghe

- Hs thảo luận theo nhóm đôi - Hs thảo luận nhóm

- Hs lên chia sẻ trước lớp - Nhận xét, bổ sung

- Hs quan sát - Hs lắng nghe

- Hs thảo luận trong nhóm - Hs chia sẻ trước lớp

(7)

KL: Hành vi an toàn: Ngồi ngay ngắn bám vào mẹ khi ngồi sau xe máy(tranh 1), thắt dây an toàn khi ngồi xe ô tô(tranh 2), đi bộ trên vỉa hè(tranh 4), đi đúng phần đường có vạch kẻ khi sang đường(tranh 5)

Hành vi không an toàn: Chơi đùa, chạy nhảy dưới lòng đường(tranh 3)

Hoạt động 2: Chia sẻ cùng bạn

- Gv cho hs chia sẻ trong nhóm bàn thời gian là 1 phút

- Gv nêu yêu cầu: Em đã làm gì để phòng tránh tai nạn giao thông? Hãy chia sẻ cùng bạn.

- Mời hs lên chia sẻ trước lớp

- Nhận xét, khen ngợi các bạn đã biết phòng tránh tai nạn giao thông

4. Vận dụng

Hoạt động 1: Đưa ra lời khuyên cho bạn

- Gv chiếu tranh mục vận dụng - Gv giới thiệu tranh tình huống

Tranh 1: Bạn trèo qua giải phân cách để về nhà nhanh hơn

Tranh 2: Các bạn thả diều ở đường tàu - Cho hs thảo luận theo nhóm đôi để khuyên các bạn trong các tình huống trên

- Mời hs chia sẻ trước lớp

- Nhận xét, khen ngợi nhóm đã đưa ra lời khuyên hay

KL: Không trèo qua giải phân cách, không thả diều trên đường tàu vì có thể dẫn đến tai nạn giao thông

Hoạt động 2: Em rèn luyện thói quen phòng, tránh tai nạn giao thông

- Gv cho hs thảo luận theo nhóm đôi - Gv yêu cầu hs tự tưởng tượng ra các tình huống sau đó lên đóng vai nhắc nhở bạn( đi bộ trên vỉa hè hoặc nề đường bên phải), đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy, quan sát cẩn thận khi qua đường

- Nhận xét, tuyên dương

Tranh 1: + Bạn ơi xuống đi nguy hiểm lắm!

+ Bạn nên đi đúng phần đường dành cho người đi bộ....

Tranh 2: + Các bạn không nên chơi ở đây, nguy hiểm lắm

+ Các bạn qua bãi cỏ( khu vui chơi) thả diều cho an toàn...

- Nhận xét - Hs lắng nghe

- Hs thảo luận theo nhóm bàn - Hs lên đóng vai

- Nhận xét - Hs lắng nghe

- Hs nhắc lại thông điệp theo cô

- Hs lắng nghe

(8)

KL: Em cần rèn luyện thói quen phòng tránh tai nạn giao thông để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người

Thông điệp: Gv chiếu thông điệp lên bảng

- Gv đọc thông điệp

Để phòng tai nạn giao thông Các em ghi nhớ thuộc lòng cùng nhau:

Đi bộ quan sát trước sau Ngồi trên xe máy mũ mau đội vào - Gv nhận xét tiết học

- Tuyên dương những bạn chú ý học và hăng hái phát biểu

- Dặn hs về nhà ôn lại bài học và rèn thói quen phòng tránh tai nạn giao thông

------ Ngày soạn: 16/3/2021

Ngày giảng: Thứ 3, ngày 23/03/2021, dạy lớp: 1C, 1A Thứ 4, ngày 24/03/2021, dạy lớp: 1A Thứ 5, ngày 25/03/2021, dạy lớp: 1B, 1C Thứ 6, ngày 26/03/2021, dạy lớp: 1C

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

BÀI 21: CÁC GIÁC QUAN CỦA CƠ THỂ (TIẾT 3) I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS sẽ:

- Xác định được vị trí, nêu được tên và chức năng của 5 giác quan của cơ thể.

Nhận biết được vai trò quan trọng của các giác quan là giúp cơ thể nhận biết mọi vật xung quanh.

- Nêu được các việc nên làm, không nên làm để bảo vệ các giác quan: mắt, tai, mũi, lưỡi, da và biết vận dụng kiến thức vào thực tế để bảo vệ các giác quan của mình và của người thân trong gia đình. Nêu được những nguy cơ gây nên cận thị và cách phòng tránh.

(9)

- Biết yêu quý, trân trọng, có ý thức tự giác thực hiện các việc cần làm để chăm sóc và bảo vệ các giác quan. Biết tôn trọng, cảm thông và giúp đỡ các bạn bị hỏng các giác quan.

II. CHUẨN BỊ - GV:

+ Hình phóng to trong SGK (nếu ), các hình sưu tầm, đoạn phim về cách chăm sóc và bảo vệ mắt, tai, mũi, lưỡi, da.

+ Thẻ chữ để chơi trò chơi.

III. Các hoạt động dạy- học

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Tiết 3 1. Mở đầu:

-GV cho HS chơi trò chơi có nội dung liên quan tới chức năng của các giác quan: GV bịt một mắt HS rồi đưa các đồ vật cho HS này sờ và đoán. Các HS khác theo dõi

2. Hoạt động khám phá Hoạt động 1

-GV yêu cầu HS dùng tay bịt mắt lại và đặt câu hỏi

+Các em có nhìn thấy gì không?

+ Bịt tai xem có nghe thấy gì không.

- GV kết luận

Yêu cầu cần đạt: HS tự giác thực hiện hoạt động và trả lời câu hỏi.

Hoạt động 2

-GV cho HS quan sát tranh và nêu các việc làm để bảo vệ mắt và tai

- GV nhận xét, bổ sung

- GV kết luận: đi khám bác sĩ; nhảy lò cò cho nước ra khỏi tai; bịt tai, đeo kính không cho nước vào tai, mắt khi bơi; nhỏ mắt bằng nước muối sinh lí, đọc sách ở

- HS tham gia

- Các HS khác theo dõi

- HS thực hiện các hoạt động và trả lời câu hỏi.

- HS lắng nghe

- HS quan sát tranh - HS nêu

- HS lắng nghe - Nghe

(10)

nơi có đủ ánh sáng.

-GV khuyến khích HS kể thêm các việc khác không có trong SGK.

-GV cho HS quan sát và tìm các việc làm trong hình giúp các em phòng tránh cận thị (đọc sách ở nơi có đủ ánh sáng, ngồi viết đúng tư thế).

Yêu cầu cần đạt: HS nêu được các việc làm để bảo vệ mắt và tai. Biết được các việc nên làm để phòng tránh cận thị.

Hoạt động 3

-GV cho HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi:

+Theo em, vì sao phải bảo vệ giác quan?

- GV nhận xét, bổ sung

Yêu cầu cần đạt: HS thảo luận và trả lời câu hỏi, nêu được sự cần thiết phải bảo vệ các giác quan.

3. Hoạt động thực hành

-GV cho HS thảo luận cả lớp để chỉ ra những việc nên, không nên làm để bảo vệ mắt và tai.

-GV kết luận

Yêu cầu cần đạt: Nhận biết được các việc nên, không nên làm để bảo vệ mắt và tai.

4. Hoạt động vận dụng

-GV sử dụng phương pháp hỏi đáp yêu cầu HS nêu được những việc mà HS và người thân thường làm để bảo vệ mắt và tai.

- GV nhận xét

Yêu cầu cần đạt: HS tự tin, mạnh dạn nêu ra các việc mình và người thân đã làm ở nhà để bảo vệ mắt và tai.

5. Đánh giá

Nêu các việc nên, không nên làm để bảo vệ mắt và tai, biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành bảo vệ mắt và tai cho mình và người thân.

6. Hướng dẫn về nhà

-Yêu cầu HS chuẩn bị kể về những việc

- HS kể

- HS bổ sung cho bạn

- HS quan sát và tìm các việc làm trong hình

- HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi

- HS nhận xét, bổ sung

- HS thảo luận cả lớp - Nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe

- HS nêu - HS nhận xét - HS lắng nghe

- HS lắng nghe

(11)

làm hằng ngày để chăm sóc, bảo vệ mũi, lưỡi và da.

* Tổng kết tiết học

- Nhắc lại nội dung bài học - Nhận xét tiết học

- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau

- HS lắng nghe

- HS nhắc lại - HS lắng nghe

………..

Ngày soạn: 23/3/2021

Ngày giảng: Thứ 3, ngày 30/03/2021, dạy lớp: 4A KHOA HỌC

Bài 53 CÁC NGUỒN NHIỆT I.Mục tiêu

- Giúp HS biết về các nguồn nhiệt và cách sử dụng chúng .

- Kể tên và nêu được vai trò các nguồn nhiệt thường gặp trong cuộc sống . Biết thực hiện những quy tắc đơn giản phòng tránh rủi ro , nguy hiểm khi sử dụng các nguồn nhiệt .

- Có ý thức tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong cuộc sống hàng ngày .

* MTR : HS nêu được 1-2 ví dụ về vai trò các nguồn nhiệt thường gặp trong cuộc sống .

II.Đồ dùng dạy học

- Chuẩn bị chung : Hộp diêm , nến , bàn là , kính lúp .Phiếu học tập.

- Chuẩn bị theo nhóm : Tranh , ảnh về việc sử dụng các nguồn nhiệt trong sinh hoạt .

III.Các hoạt động dạy học III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : Hát .

2. Bài cũ: Gọi HS lên trả lời câu hỏi.

+ Nêu một số vật dẫn nhiệt – cách nhiệt.

+ Tại sao khi mặc nhiều áo mỏng, ấm hơn một áo dày.(độ dày) - Nêu lại ghi nhớ bài học trước .

- Nhận xét .

3. Bài mới : Các ngu n nhi t .ồ ệ

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS Hoạt động 1: Các nguồn nhiệt và vai trò

của chúng

Mục tiêu : Giúp HS kể tên và nêu được vai trò các nguồn nhiệt thường gặp trong cuộc sống

-Tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi.

-HS quan sát CN, sau đó 2 HS ngồi cùng bàn quan sát, trao đổi, thảo luận để trả lời

(12)

-Yêu cầu: Quan sát tranh minh hoạ, dựa vào hiểu biết thực tế,trao đổi, trả lời các câu hỏi sau:

+Em biết những vật nào là nguồn tỏa nhiệt cho các vật xung quanh ?

+Em biết gì về vai trò của từng nguồn nhiệt ấy ?

*HSKT: GV hỗ trợ cho HS nêu ví dụ.

-Gọi HS trình bày. GV ghi nhanh các nguồn nhiệt theo vai trò của chúng: đun nấu, sấy khô, sưởi ấm.

+Các nguồn nhiệt thường dùng để làm gì ? +Khi ga hay củi, than bị cháy hết thì còn có nguồn nhiệt nữa không ?

-Kết luận +Ngọn lửa của các vật bị đốt cháy như que diêm, than, củi, dầu, nến, ga,

… giúp cho việc thắp sáng và đun nấu.

+Mặt Trời luôn tỏa nhiệt làm nóng nhiều vật. Mặt Trời là nguồn nhiệt quan trọng nhất, không thể thiếu đối với sự sống và hoạt động của con người, động vật, thực vật. Trải qua hàng ngàn, hàng vạn năm Mặt Tời vẫn không bị lạnh đi.

BVMT : Các em đã biết nhiệt có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống con ngươi.

Nhưng nếu sống trong môi trường nhiều nhiệt, em cảm thấy thế nào ?

-Chúng ta cần sử dụng các nguồn nhiệt như thế nào ?

Hoạt động 2: Cách phòng tránh những rủi ro, nguy hiểm khi sử dụng nguồn nhiệt MT : biết thực hiện được những nguyên tăc đơn giản phòng tránh tui ro , nguy hiểm khi sử dụng các nguồn nhiệt

Cho HS hoạt động nhóm 4 HS.

-Phát phiếu học tập và bút dạ cho từng nhóm.

-Yêu cầu: Hãy ghi những rủi ro, nguy hiểm và cách phòng tránh rủi ro, nguy hiểm khi sử dụng các nguồn điện.

+Nhà em sử dụng những nguồn nhiệt nào ? +Em còn biết những nguồn nhiệt nào khác ? -GV đi giúp đỡ các nhóm, nhắc nhở để bảo đàm HS nào cũng hoạt động.

câu hỏi.

-Tiếp nối nhau trình bày.

*HSKT: nêu ví dụ mặt trời giúp phơi khô quần áo, bếp ga giúp ta nấu chín thức ăn.

-Lắng nghe.

+ Sống trong môi trường nhiều nhiệt, em thấy không thoải mái, mệt mỏi

+Cần sử dụng các nguồn nhiệt hợp lý, tránh gây ô nhiểm môi trường.

- CN - nhóm 4 HS, trao đổi, thảo luận, và ghi câu trả lời vào phiếu.

-Đại diện của 2 nhóm lên dán tờ phiếu và đọc kết quả thảo luận của nhóm mình.

Các nhóm khác bổ sung.

+ Nhà em sử dụng điện để đun nấu, thắp sáng, và những sinh hoạt khác ; Bếp ga…

+ánh nắng MT ; ngọn lửa than củi…

* HSKT: Lắng nghe và nhắc lại -2 HS đọc lại phiếu.

(13)

* HSKT: GV cho HS tham gia cùng các bạn -Gọi HS báo cáo kết quả làm việc. Các nhóm khác bổ sung. GV ghi nhanh vào 1 tờ phiếu để có 1 tờ phiếu đúng, nhiều cách phòng tránh.

-Nhận xét, kết luận về phiếu đúng.

Hoạt động 3: Thực hiện tiết kiệm khi sử dụng nguồn nhiệt

Mt : Có ý thức tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong cuộc sống hằng ngày . -GV nêu hoạt động: Trong các nguồn nhiệt chỉ có Mặt Trời là nguồn nhiệt vô tận. Người ta có thể đun theo kiểu lò Mặt Trời. Còn các nguồn nhiệt khác đều bị cạn kiệt. Do vậy, các em và gia đình đã làm gì để tiết kiệm các nguồn nhiệt. Các em cùng trao đổi để mọi người học tập.

-Gọi HS trình bày.

-Nhận xét, khen ngợi những HS cùng gia đình đã biết tiết kiệm nguồn nhiệt

*HSKT: GV cho HS trả lời câu hỏi.

-Lắng nghe.

-Lắng nghe.

-Tiếp nối nhau phát biểu.

* Các biện pháp để thực hiện tiết kiệm khi sử dụng nguồn nhiệt:

+Tắt bếp điện khi không dùng.

+Không để lửa quá to khi đun bếp.

+Đậy kín phích nước để giữ cho nước nóng lâu hơn….

*HSKT:trả lời câu hỏi theo hướng dẫn của GV.

4.Củng cố , Dặn dò +Nguồn nhiệt là gì ?

+Tại sao phải thực hiện tiết kiệm nguồn nhiệt ?

-Dặn HS về nhà học bài, luôn có ý thức tiết kiệm nguồn nhiệt, tuyên truyền, vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện và chuẩn bị bài sau.

-Nhận xét tiết học.

--- Ngày soạn: 23/3/2021

Ngày giảng: Thứ 3, ngày 30/03/2021, dạy lớp:1A Ngày giảng: Thứ 6, ngày 02/04/2021, dạy lớp:1B, 1C

LUYỆN TOÁN LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU:

- Biết đọc, viết, so sánh các số có hai chữ số; biết tìm số liền sau của một số;

biết phân tích số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị.

- Làm được các bài tập: 1, 2(a,b), 3(cột a,b), 4 II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

GV: - Phiếu BT bài 4

HS: - Vở : Toán và phiếu BT 4 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

(14)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ :

-Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 3 và 4.

-Lớp làm bảng con: So sánh : 87 và 78

55 và 55

3.Bài mới :Giới thiệu trực tiếp, ghi đề

Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài.

-Giáo viên đọc cho học sinh viết bảng con các số theo yêu cầu của bài tập.

Bài 2(a,b): Gọi nêu yêu cầu của bài:

-Gọi học sinh đọc mẫu:

-Gọi học sinh nhắc lại cách tìm số liền sau của một số (trong phạm vi các số đã học)

-Cho học sinh làm VBT rồi chữa bài.

Bài 3 (cột a,b): Gọi nêu yêu cầu của bài:

Cho học sinh làm VBT và nêu kết quả.

Bài 4: Gọi nêu yêu cầu của bài:

-Gọi học sinh đọc và bài mẫu:

87 gồm 8 chục và 7 đơn vị; ta viết:

87 = 80 + 7

-Học sinh thực hiện ở VBT rồi kết quả.

4.Củng cố:

-Hướng dẫn các em tập đếm từ 1 đến 99 ở trên lớp và khi tự học ở nhà.

5.Nhận xét dặn dò:

-Nhận xét tiết học, tuyên dương.

-Làm lại các bài tập, chuẩn bị tiết sau.

- HS hát.

-2 học sinh làm bài tập 3 và 4 trên bảng.

87 > 78 55 = 55 -Học sinh nhắc lại -Học sinh viết số:

Ba mươi (30); mười ba (13); mười hai (12); hai mươi (20); bảy mươi bảy (77);

-Học sinh đọc mẫu.

Mẫu: Số liền sau số 80 là 81

Tìm số liền sau của một số ta thêm 1 vào số đó. Ví dụ: 80 thêm 1 là 81

-HS đọc bài làm của mình, cả lớp nhận xét.

-Làm VBT và nêu kết quả.

-Học sinh đọc và phân tích.

87 gồm 8 chục và 7 đơn vị; ta viết:

87 = 80 + 7

-Làm VBT và chữa bài trên bảng.

-Nhiều học sinh đếm:

1, 2, 3, 4, ………..99.

-Đọc lại các số từ 1 đến 99.

(15)

------ Ngày soạn: 24/3/2021

Ngày giảng: Thứ 4, ngày 31/03/2021, dạy lớp: 3C

TỰ NHIÊN XÃ HỘI

Bài 53: Chim I. Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này, học sinh có thể:

- Nhận biết được sự phong phú, đa dạng của các loài chim.

- Nêu được đặc điểm của loài chim.

- Chỉ và nêu được tên các bộ phận bên ngoài cơ thể chim.

- Nêu được một số điểm giống nhau và khác nhau của các loài chim.

- Nêu được lợi ích của chim.

- Ý thức bảo vệ các loài chim trong tự nhiên.

II. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Powerpoint, phiếu bài tập.

- Học sinh: SGK.

III. Các hoạt động dạy - học:

A. Kiểm tra bài cũ:

* Tổ chức cho HS chơi trò chơi: “Khám phá rừng xanh” để ôn lại nội dung bài Cá.

1. Nêu đặc điểm của loài cá

2. Chúng ta cần làm gì để bảo vệ cá?

* Nhận xét, tuyên dương.

B. D y b i m i:ạ à ớ

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động 1: Khởi động

* Cách tiến hành:

- Tổ chức cho HS chơi trò chơi: “Ai hiểu biết hơn”.

+ Cách chơi: Chia lớp thành 2 đội, đội A gồm tổ 1 và 2, đội B gồm tổ 3 và 4.

Các thành viên mỗi đội sẽ nối tiếp nhau lên bảng ghi tên các loài chim trong vòng 1 phút (mỗi bạn chỉ kể tên một loài chim). Đội nào kể tên đúng và nhiều loài chim hơn sẽ là đội chiến thắng.

- Nhận xét, tuyên dương.

- Giới thiệu bài: Xung quanh ta có rất nhiều loài chim. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về loài chim.

- Tham gia.

- Lắng nghe.

2. Hoạt động 2: Tìm hiểu các bộ phận của cơ thể chim.

* Mục tiêu:

- Nêu được đặc điểm của loài chim.

- Chỉ và nêu được tên các bộ phận bên ngoài cơ thể chim.

(16)

* Cách tiến hành:

- Cho HS quan sát hình các loài chim trong SGK trang 102-103 trên

powerpoint.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 để hoàn thành phiếu bài tập:

(Phần in đậm trong bảng là đáp án).

- Đính bài của 1 nhóm lên bảng, mời đại diện nhóm lên trình bày.

- HS và GV nhận xét, bổ sung (nếu có).

- Mời 2 HS lên chỉ vào hình những bộ phận bên ngoài cơ thể của một số loài chim.

- HS và GV nhận xét.

- Cho HS quan sát tranh về các bộ phận của cơ thể chim.

- Quan sát.

- Thực hiện theo yêu cầu của GV.

- Trình bày.

- Chỉ vào hình những bộ phận bên ngoài cơ thể của các loài chim.

- Bên ngoài cơ thể chim có đầu, mỏ, PHIẾU BÀI TẬP

Hoàn thành các yêu cầu sau đây vào bảng:

+ Quan sát các tranh và nêu đặc điểm của các loài chim.

+ Nêu tên những bộ phận bên ngoài cơ thể của các loài chim.

Đặc điểm Tên các bộ phận bên ngoài Các

loài chim

Có mỏ, có mắt, có lông vũ, có cánh, có chân, có xương sống.

Đầu, mỏ, mình, hai cánh, hai chân, lông vũ.

(17)

- Hỏi HS:

+ Vậy, bên ngoài cơ thể của chim có những bộ phận nào?

+ Toàn thân chim được phủ bằng gì?

+ Mỏ của chim như thế nào?

- Trong các loài chim này, loài nào biết bay? Loài nào không biết bay? Loài nào biết bơi? Loài nào chạy nhanh?

- Kết luận: Chim là động vật có

xương sống. Tất cả các loài chim đều có lông vũ, có mỏ, hai cánh và hai chân.

- Gọi HS đọc lại.

- Cho HS xem một số hình ảnh các loài chim khác ngoài SGK.

mình, hai cánh, hai chân, lông vũ.

- Toàn thân chim được phủ bằng lông vũ.

- Mỏ của chim cứng, giúp chim mổ thức ăn.

- Trả lời:

+ Loài biết bay: đại bàng, họa mi, vẹt, ngỗng, chim hút mật.

+ Loài không biết bay: công, chim cánh cụt, đà điểu.

+ Loài biết bơi: ngỗng, chim cánh cụt.

+ Loài chạy nhanh: đà điểu.

- Lắng nghe.

3. Hoạt động 3: Khám phá sự phong phú, đa dạng của loài chim.

* Mục tiêu:

- Nêu được một số điểm giống nhau và khác nhau của các loài chim.

- Nhận biết được sự phong phú, đa dạng của các loài chim.

* Cách tiến hành:

- Yêu cầu HS quan sát hình các loài chim trên powerpoint, trên ảnh sưu tầm được, thảo luận nhóm 4 để hoàn thành bảng trong phiếu bài tập:

Giống nhau

Khác nhau Màu

sắc

Hình dáng

Có khả năng Các

loài chim

- Quan sát và thảo luận nhóm.

- Giống nhau: Tất cả các loài chim đều có lông vũ, có mỏ, hai cánh và hai chân.

- Khác nhau:

+ Màu sắc: lông màu nâu đen, cổ viền trắng như đại bàng; lông nâu, bụng trắng như ngỗng; lông nhiều màu sắc sặc sỡ như vẹt, công;…

+ Hình dáng: to, cổ dài như đà điểu;

nhỏ bé xinh xắn như họa mi, chim hút mật,chim sâu…

+ Có khả năng: hót rất hay như họa mi, khướu; biết bắt chước tiếng người như vẹt, sáo; bơi giỏi như chim cánh cụt,

(18)

- Đính phiếu của 1 nhóm lên bảng, mời nhóm trình bày.

- HS và GV nhận xét.

- Kết luận: Thế giới loài chim vô cùng đa dạng và phong phú.

vịt, ngỗng; chạy nhanh như đà điểu, rất nhiều loài chim biết bay như đại bàng, chim sẻ, chim họa mi,…

- Nhận xét, bổ sung ý kiến.

4. Hoạt động 4: Lợi ích của loài chim.

*Mục tiêu:

- Nêu được lợi ích của chim.

- Ý thức bảo vệ các loài chim trong tự nhiên.

* Cách tiến hành:

- Cho HS thảo luận nhóm đôi nêu những lợi ích của loài chim.

- Mời HS trình bày, nhận xét, bổ sung.

- Nhận xét, chốt: Chim có rất nhiều lợi ích như: bắt sâu, lông chim làm chăn, đệm, chim được nuôi để làm cảnh hoặc làm thức ăn.

- Hỏi HS: Chúng ta cần làm gì để bảo vệ loài chim?

- Nhận xét, chốt: Chim là loài có ích.

Chúng ta cần phải bảo vệ chúng.

- Thảo luận.

- Lắng nghe.

- Hạn chế săn bắt các loài chim.

- Không săn bắt các loài chim quý hiếm - Xây dựng khu bảo tồn các loài chim quý hiếm.

- Bảo vệ môi trường sống của các loài chim.

5. Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò.

- Tổ chức cho HS chơi trò chơi: “Chim gì?”.

+ Cách chơi: Chia lớp thành 4 đội (mỗi tổ 1 đội), yêu cầu mỗi đội chọn 1 loài chim và tập thể hiện tiếng kêu của loài chim đó.

+ Yêu cầu nhóm 1 thể hiện tiếng kêu cho nhóm 2 đoán tên chim, nhóm 2 thể hiện cho nhóm 3 đoán, nhóm 3 thể hiện cho nhóm 4 đoán, nhóm 4 thể hiện cho nhóm 1 đoán.

+ Tuyên dương HS biết thể hiện tiếng

- Tham gia trò chơi.

- Vỗ tay khen các bạn.

(19)

kêu giống thật và HS đoán nhanh ra tên chim.

- Yêu cầu HS nhắc lại đặc điểm của loài chim.

- Nhận xét tiết học.

- Yêu cầu HS sưu tầm tranh ảnh về các loài thú để tiết sau học.

- Dặn dò HS về nhà làm VBT và chuẩn bị bài mới.

- Thực hiện.

- Làm theo yêu cầu của GV.

Ngày soạn: 24/3/2021

Ngày giảng: Thứ 4, ngày 31/03/2021, dạy lớp: 5C Thứ 5, ngày 01/04/2021, dạy lớp: 5C

KHOA HỌC

CÂY CON CÓ THỂ MỌC LÊN TỪ MỘT SỐ BỘ PHẬN CỦA CÂY MẸ I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết một số cây có thể mọc từ thân, cành, lá, rễ của cây mẹ.

2. Kĩ năng: Kể được tên một số cây có thể mọc từ thân, cành, lá, rễ của cây mẹ.

3. Phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm.

4. Năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.

HSKT: Kể được tên một số cây có thể mọc từ thân, cành, lá, rễ của cây mẹ II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng

- GV: Hình vẽ trang 110, 111 SGK - HS : SGK

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, đàm thoại

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,...

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò HSKT 1. Hoạt động Khởi động:(5phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Chiếc hộp bí mật" với các câu hỏi như sau:

+ Kể tên một số loại quả ? + Quả thường có những bộ phận nào ?

+ Nêu cấu tạo của hạt ?

- HS chơi trò chơi

- HS nghe

- chơi cùng các bạn

- HS nghe

(20)

+ Nêu cấu tạo phôi của hạt mầm ?

- GV nhận xét trò chơi - Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS ghi vở - HS ghi vở

2. Hoạt động Khám phá:(28phút) Hoạt động1 : Quan sát

- GV cho HS thảo luận theo nhóm bàn

- Yêu cầu HS quan sát và tìm xem chồi có thể mọc lên từ vị trí nào của thân cây, củ.

- Trình bày kết quả

- GVKL : ở thực vật, cây con có thể mọc lên từ hạt hoặc mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ.

Hoạt động 2 : Cuộc thi làm vườn giỏi

- GV yêu cầu HS trao đổi, thảo luận theo cặp về cách trồng một số loại cây có cây con mọc lên

- HS hoạt động trong nhóm theo định hướng của GV - Nhóm trưởng điều khiển theo nhóm mình làm việc theo chỉ dẫn ở trang 110 SGK. HS vừa kết hợp vừa QS hình vẽ trong SGK vừa quan sát vật thật các em mang đến lớp.

- Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình, các nhóm khác bổ sung :

* Ví dụ:

+ Chồi mọc ra từ nách lá của ngọn mía. Người ta trồng mía bằng cách đặt ngọn mía nằm dọc trong những rãnh sâu bên luống.

Dùng tro, trấu để lấp ngọn lại. Một thời gian sau, các chồi đâm lên khỏi mặt đất thành những khóm mía.

+ Trên củ khoai tây có nhiều chỗ lồi lõm vào. Mỗi chỗ lõm có một chồi.

+ Trên củ gừng cũng có chỗ lõm vào. Mỗi chỗ lõm có một chồi.

+ Củ hành hoặc củ tỏi : chồi mọc ra từ phía đầu của củ.

+ Đối với lá bỏng : chồi được mọc ra từ mép lá.

- 2 HS cùng bàn trao đổi, thảo luận về việc trồng cây từ bộ phận của cây mẹ.

- HĐ nhóm cùng các bạn

(21)

từ một số bộ phận của cây mẹ - GV đi hướng dẫn giúp đỡ HS - Gọi HS trình bày

- GV nhận xét, khen ngợi HS ham học hỏi, biết cách quan sát và trình bày lưu loát, dễ hiểu Hoạt động 3 : Thực hành trồng cây

- GV tổ chức cho HS trồng cây từ bộ phận của cây mẹ ở vườn trường hoặc trong lớp.

- GV phát cây, lá, rễ cho HS theo nhóm

- Hướng dẫn HS cách làm đất, trồng cây.

- Tổ chức cho HS quan sát sản phẩm của cả lớp

- GV nhận xét

- 3 đến 5 HS tiếp nối nhau trình bày

- HS trồng cây theo nhóm - HS quan sát

Nhắc lại câu trả lời của bạn

- Trồng cây cùng các bạn

- Quan sát 3.Hoạt động Vận dụng:(2 phút)

- Báo cáo, chia sẻ kết quả quá trình phát triển cây mà mình trồng.

- HS báo cáo 4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)

- Chia sẻ lí do với mọi người lí do khiến cây con phát triển tốt hoặc phát triển chưa tốt.

- HS nghe và thực hiện Lắng nghe ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

Ngày soạn: 24/3/2021

Ngày giảng: Thứ 4, ngày 31/03/2021, dạy lớp: 1A LUYỆN TOÁN

LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU:

- Viết được số có hai chữ số, viết được số liền trước, số liền sau của một số;

so sánh các số, thứ tự số.

- Làm được các bài tập: 1, 2, 3 II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

(22)

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ : Hỏi tên bài cũ.

-Gọi học sinh đọc và viết các số từ 1 đến 100 Hỏi:

+ Số bé nhất có hai chữ số là ? + Số lớn nhất có hai chữ số là ? + Số liền sau số 99 là ?

-Nhận xét KTBC.

3.Bài mới :Giới thiệu trực tiếp, ghi đề.

Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài.

-Giáo viên đọc cho học sinh viết các số vào bảng con theo yêu cầu bài tập 1, cho học sinh đọc lại các số vừa viết được.

Bài 2: Gọi nêu yêu cầu của bài:

-Gọi học sinh nêu cách tìm số liền trước, số liền sau của một số rồi làm bài tập vào VBT

và đọc kết quả.

Bài 3: Gọi nêu yêu cầu của bài:

-Cho học sinh tự làm vào VBT.

4.Củng cố:

- Gọi hs đọc lại các số từ 1 đến 100.

5.Nhận xét dặn dò:

-Nhận xét tiết học, tuyên dương.

-Làm lại các bài tập, CB tiết sau.

- HS hát.

-Học sinh đọc, mỗi em khoảng 10 số, lần lượt theo thứ tự đến số 100.

+ Số bé nhất có hai chữ số là 10 + Số lớn nhất có hai chữ số là 99 + Số liền sau số 99 là 100

Học sinh nhắc lại.

-Học sinh viết theo giáo viên đọc:

Ba mươi ba (33); chín mươi (90); chín mươi chín (99); … . Học sinh đọc lại các số vừa viết được.

-Học sinh nêu cách tìm số liền trước; số liền sau một số:

Tìm số liền trước: Ta bớt 1 ở số đã cho.

Tìm số liền sau: thêm 1 vào số đã cho.

Số liền trước 62 là 61; vì 62 bớt 1 là 61.

Số liền sau của 20 là 21; vì 20 thêm 1 là 21.

Phần còn lại học sinh tự làm.

-Học sinh làm vào VBT:

50,51,52,……….60 85,86,87,

………

………100

-Đọc lại các số từ 1 đến 100.

= = = = = = = = = =    = = = = = = = = = = Ngày soạn: 25/3/2021

Ngày giảng: Thứ 5, ngày 01/04/2021,

TỰ NHIÊN XÃ HỘI (dạy lớp: 3C) THÚ

I. Mục tiêu cần đạt

Sau khi học xong bài học này, học sinh có thể:

(23)

- Biết và nắm vững đặc điểm chung bờn ngoài của loài thỳ; Nhận biết được một số điểm giống và khỏc nhau của cỏc loài thỳ; Nờu được lợi ớch của cỏc loài thỳ đối với con người.

- Quan sỏt hỡnh vẽ hoặc vật thật và chỉ cỏc bộ phận cơ thể bờn ngoài của một số loài thỳ. Biết những động vật cú lụng mao, đẻ con, nuụi con bằng sữa được gọi là thỳ hay động vật cú vỳ. Nờu được một số vớ dụ về thỳ nhà.

- Phỏt triển phẩm chất yờu thiờn nhiờn, động vật; bảo vệ sự đa dạng của cỏc thỳ và cú tinh thần trỏch nhiệm với thiờn nhiờn, động vật.

- Phỏt triển năng lực nhận biết khoa học, năng lực tỡm hiểu mụi trường tự nhiờn và xó hội xung quanh.

II. Đồ dựng dạy học

- GV: bài giảng power point, hỡnh ảnh cỏc con thỳ, bảng phụ.

III. Hoạt động dạy học . ổn định tổ chức:1

1. Hoạt động 1: Khởi động

* Mục tiờu: ễn lại kiến thức cũ của bài

“Chim”.

- Gv cho Hs chơi trũ chơi “Tỡm hỡnh”. Để lật được mảnh ghộp và tỡm ra bức hỡnh bớ ẩn, Hs phải trả lời cỏc cõu hỏi sau:

+ Quan sỏt hỡnh ảnh con chim đà điểu và nờu cỏc bộ phận bờn ngoài. (Cú đầu nhỏ, cổ dài, mỡnh, đuụi, 2 cỏnh ngắn, 2 chõn dài, cú lụng vũ,...)

+ Hóy nờu lợi ớch của cỏc loài chim. (Làm cảnh, bảo vệ mựa màng, đưa thư, làm thức ăn,....) + Cỏc bạn hóy cựng mỡnh trả lời cõu hỏi sau:

“Để bảo vệ loài chim, chỳng ta cần làm gỡ?”

(Cõu D)

A. Khụng săn bắt, chọc phỏ tổ chim.

B. Khụng chặt phỏ cõy bừa bói.

C. Xõy dựng khu bảo tồn và lờn ỏn cỏc hành vi gõy tổn hại đến chỳng.

D. Cả 3 đỏp ỏn trờn đều đỳng.

- Lớp và Gv nhận xột, tuyờn dương.

- Sau khi trả lời cỏc cõu hỏi, Hs tỡm được bức hỡnh bớ ẩn là con dơi.

- Gv hỏi: “Dơi cú phải là chim hay khụng?”

- Gv kết luận: “Dơi khụng phải là chim mà là thỳ mặc dự dơi cũng cú cỏnh và biết bay”. Để biết đặc điểm chung của thỳ thỡ hụm nay cụ cựng cỏc em tỡm hiểu bài 54: Thỳ

- Hát.

- Hs chơi trũ chơi “Tỡm hỡnh”

- Lắng nghe, quan sỏt

(24)

- Gv ghi tựa bài: Thú.

2. Hoạt động 2: Các đặc điểm chung của thú

* Mục tiêu: Biết và nắm vững đặc điểm chung bên ngoài của loài thú; Nhận biết được một số điểm giống và khác nhau của các loài thú.

- Gv cho Hs hoạt động theo nhóm 4, phát cho mỗi nhóm hình ảnh 1 con thú, yêu cầu quan sát, thảo luận trong vòng 3 phút để tìm ra các đặc điểm về lông, mõm, tai, mắt, thân hình, sừng, vai, chân, cách đẻ con và nuôi con của nó.

- Từng nhóm lên báo cáo kết quả. Các nhóm khác nhận xét.

- Gv yêu cầu Hs cùng quan sát và nêu đặc điểm của con dê.

- Lớp, Gv nhận xét và tuyên dương.

- Gv yêu cầu Hs nêu những điểm giống và khác nhau của những loài thú đã được quan sát.

- Lớp, Gv nhận xét.

- Gv kết luận bằng bảng và yêu cầu Hs nhắc lại:

Giống nhau Khác nhau

Các loài thú đều có ba phần: đầu, mình và cơ quan di chuyển. Chúng đều có xương sống, có lông mao bao phủ khắp cơ thể, đẻ con và nuôi con bằng sữa.

Hình dạng, kích thước.

- Gv kết luận: Những động vật có các đặc điểm như có lông mao, đẻ con, nuôi con bằng sữa được gọi là thú hay động vật có vú.

- Gv yêu cầu 1-2 Hs nhắc lại.

3. Hoạt động 3: Lợi ích của các loài thú nhà

* Mục tiêu: Nêu được lợi ích của các loài thú đối với con người.

- Gv yêu cầu học sinh kể tên một số loài thú nhà.

- Hs nhận xét, bổ sung.

- Gv tổ chức cho Hs thảo luận nhóm 4 trong vòng 3 phút để tìm ra lợi ích của việc nuôi các loài thú nhà và trình bày bằng sơ đồ tư duy.

- 1-2 nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.

Hs hoạt động theo nhóm

- Lắng nghe, quan sát

HS nhắc lại, ghi chép

HS nhắc lại, ghi chép

- kể tên một số loài thú nhà.

- Hs nhận xét, bổ sung.

- 1-2 nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.

(25)

- Gv nhận xét, và tuyên dương.

- Gv kết luận: Lợn là loài vật nuôi chính ở nước ta. Thịt lợn là thức ăn giàu dinh dưỡng; phân lợn dùng để bón ruộng ... Trâu, bò giúp ta kéo cày, kéo xe, cho ta thịt, sữa, ....

- Gv đặt câu hỏi: “Các loài thú đem lại rất nhiều lợi ích cho chúng ta. Vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ các loài thú?” (Để bảo vệ thú nuôi, chúng ta cần cho thú ăn đầy đủ, làm chuồng trại phù hợp, chăm sóc thú để không bị bệnh, lai tạo ra giống mới…)

- Hs nhận xét, bổ sung. Gv kết luận.

4. Hoạt động 4: Củng cố

* Mục tiêu: Giúp Hs củng cố lại nội dung bài học.

* Cách tiến hành:

- Gv tổ chức cho Hs chơi trò chơi “Ô chữ”.

Trong mỗi ô chữ có chứa các từ khóa, Hs sẽ đọc câu hỏi gợi ý và trả lời.

+ Con gì mắt híp, bụng to

Mồm kêu ụt ịt, ăn no lại nằm. (Con heo)

+ Những động vật có đặc điểm như có lông mao, đẻ con, nuôi con bằng sữa gọi chung là gì?

(Thú)

+ Con gì mình ống, chân cao

Bờm dài, miệng hí lại phi ào ào? (Con ngựa) + Con gì đuôi ngắn, tai dài

Mắt hồng, lông mượt có tài nhảy nhanh? (Con thỏ)

+ Tất cả những động vật vừa học được xếp vào loại thú nào? (Thú nhà)

- Hs và Gv nhận xét, tuyên dương.

* Hoạt động tiếp nối:

- Xem lại bài học hôm nay.

- Sưu tầm tranh ảnh về các loài thú nhà; Vẽ, tô màu và ghi chú các bộ phận bên ngoài của một loài thú mà em thích.

- Chuẩn bị bài sau “Thú (Tiếp theo)”.

- HS trả lời câu hỏi

Hs chơi trò chơi “Ô chữ”.

- Lắng nghe, ghi chép

...

KHOA HỌC ( dạy lớp: 4A) Bài 54: NHIỆT CẦN CHO SỰ SỐNG

(26)

I.Mục tiêu

- Nêu ví dụ chứng tỏ mỗi loài sinh vật có nhu cầu về nhiệt khác nhau . - Nêu vai trò của nhiệt đối với sự sống trên Trái Đất.

- Biết một số cách để chống nóng , chóng rét cho người , động vật ,thực vật.

* MTR : HS biết được vai trò của nhiệt đối với sự sống trên Trái Đất.

II.Đồ dùng dạy học

-Tranh minh hoạ trang 108, 109 SGK

-Phiếu có sẵn câu hỏi và đáp án cho ban giám khảo, phiếu câu hỏi cho các nhóm HS.

-4 tấm thẻ có ghi A, B, C, D.

III.Các hoạt động dạy học 1. Ổn định

2.KTBC

-Gọi 3 HS lên bảng yêu cầu trả lời các câu hỏi.

+Hãy nêu vai trò của các nguồn nhiệt, cho ví dụ ?

+Tại sao phải thực hiện tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt ? +Có các việc làm thiết thực nào để tiết kiệm nguồn nhiệt ? -Nhận xét câu trả lời HS.

3.Bài mới Giới thiệu bài:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS

 Hoạt động 1: Trò chơi: “Ai nhanh , ai đúng . ” MT : Nêu ví dụ chứng tỏ mỗi loài sinh vật có nhu cầu về nhiệt khác nhau .

-GV kê bàn sao cho cả 4 nhóm đều hướng về phía bảng.

-Bầu Ban giám khảo

-Phát phiếu có câu hỏi cho các đội trao đổi, thảo luận.

-Đội nào cũng phải đưa ra sự lựa chọn của mình bằng cách giơ biển lựa chọn đáp án A, B, C, D.

-Mỗi câu trả lời đúng được 5 điểm, sai trừ 1 điểm.

Lưu ý: GV có quyền chỉ định bất cứ thành viên nào trong nhóm trả lời để phát huy khả năng hoạt động, tinh thần đồng đội của HS. Tránh để HS ngồi chơi. Mỗi câu hỏi chỉ được suy nghĩ trong 30 giây.

-Tổng kết điểm từ phía Ban giám khảo.

-Tổng kết trò chơi

* HSKT: GV cho HS tham gia trò chơi cùng các bạn

Câu hỏi và đáp án:

1. Kể tên 3 loài cây, con vật có thể sống ở xứ lạnh hoặc xứ nóng mà em biết.

2. Thực vật phong phú, phát triển xanh tốt quanh

-Lắng nghe.

-Học sinh CN, nhóm đôi, nhóm 4.

-Mỗi nhóm cử 1 HS tham gia vào Ban giám khảo. Ban giám khảo có nhiệm vụ đánh dấu câu trả lời đúng của từng nhóm và ghi điểm.

-Nhận phiếu thảo luận.

-1 HS lần lượt đọc to các câu hỏi:

-Giải thích ngắn gọn, đơn giản rằng tại sao mình lại chọn như vậy.

* HSKT: tham gia cùng các bạn

9. Nhiệt độ có ảnh hưởng đến hoạt động sống nào của động vật, thực vật:

(27)

năm sống ở vùng có khí hậu:

a. Sa mạc b. Nhiệt đới c. Ôn đới d. Hàn đới

3. Thực vật phong phú, nhưng có nhiều cây rụng lá về mùa đông sống ở vùng có khí hậu:

a. Sa mạc b. Nhiệt đới c. Ôn đới d. Hàn đới

5. Vùng có nhiều loài động vật sinh sống nhất là vùng có khí hậu:

a. Sa mạc b. Nhiệt đới c. Ôn đới d. Hàn đới

6. Vùng có ít loài động vật và thực vật sinh sống là vùng có khí hậu:

a. Sa mạc và ôn đới b. Sa mạc và nhiệt đới

c. Hàn đới và ôn đới d. Sa mạc và hàn đới

7. Một số động vật có vú sống ở khí hậu nhiệt đới có thể bị chết ở nhiệt độ:

a. 00C b. Trên 00C c. Dưới 00C d. Dưới 100C

8. Động vật có vú sống ở vùng địa cực có thể bị chết ở nhiệt độ:

a. Âm 100C b. Âm 200C c. Âm 300C d. Âm 400C

 Hoạt động 2: Vai trò của nhiệt đối với sự sống trên Trái Đất

MT :Vai trò của nhiệt đối với sự sống trên Trái Đất Tiến hành : Làm việc theo lớp.

- Nêu câu hỏi : Điều gì sẽ xảy ra nếu Trái Đất không được Mặt Trời sưởi ấm ?

- Kết luận : Như mục Bạn cần biết SGK .

*HSKT: GV cho HS trả lời câu hỏi.

 Hoạt động 3: Cách chống nóng, chống rét cho người, động vật, thực vật

MT : Biết Cách chống nóng, chống rét cho người, động vật, thực vật

-Tổ chức cho HS thảo luận nhóm.

-Chia lớp thành 6 nhóm. Cứ 2 nhóm thực hiện 1 nội dung: nêu cách chống nóng, chống rét cho:

+Người.

+Động vật.

+Thực vật.

-GV giúp đỡ, hướng dẫn các nhóm.

* HSKT: GV cho HS tham gia cùng các bạn

a. Sự lớn lên. b. Sự sinh sản.

c. Sự phân bố.

d. Tất cả các hoạt động trên.

10. Mỗi loài động vật, thực vật có nhu cầu về nhiệt độ:

a. Giống nhau. b. Khác nhau.

11. Sống trong điều kiện không thích hợp con người, động vật, thực vật phải:

a. Tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể.

b. Có những biện pháp nhân tạo để khắc phục.

c. Cả hai biện pháp trên.

- Sử dụng các kiến thức đã học để trả lời .

*HSKT: nhắc lại câu trả lời

-Hoạt động trong nhóm theo sự hướng dẫn của GV.

* HSKT: Lắng nghe và nhắc lại -Tiếp nối nhau trình bày.

Nhận xét bổ sung

(28)

-Gọi HS trình bày. Các nhóm có cùng nội dung nhận xét, bổ sung.

-Nhận xét câu trả lời của HS.

-GD HS luôn có ý thức chống nóng, chống rét cho bản thân, những người xung quanh, cây trồng, vật nuôi trong những điều kiện nhiệt độ thích hợp.

4.Củng cố , Dặn dò

-GV tổng kết giờ học tuyên dương các cá nhân, nhóm HS tích cực hoạt động hiểu và thuộc bài ngay tại lớp. Nhắc nhở các HS chưa chú ý hoạt động trong giờ học.

-Dặn HS về nhà học bài và xem lại các bài từ 20 đến 54.

---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Hoạt động 2 : Chức năng của từng cơ quan kể trên Dựa vào nội dung đã học hãy cho biết chức năng của các cơ quan : hô hấp , tuần hoàn , bài tiết nước tiểu và cơ

- Giáo dục trẻ biết ích lợi, phải biết bảo vệ các giác quan, không cho tay vào mắt,mũi, miệng,tai… làm mất vệ sinh - Cô giáo: Cô mời trẻ cùng đứng dậy vận động bài

Nêu các việc nên, không nên làm để bảo vệ mắt và tai, biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành bảo vệ mắt và tai cho mình và

1.Kiến thức: Nêu được các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan tuần hoàn. Biết được tại sao không nên luyện tập và

1.Kiến thức: Nêu được các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan tuần hoàn.. Biết được tại sao không nên luyện tập và

Việc làm của chúng em tuy không lớn nhưng đứa nào đứa nấy đều cảm thấy vui, vì mình đã làm được một việc tốt, góp phần bảo vệ môi trường..

- Tôn giáo là một hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, với những quan niệm, giáo lí thể hiện sự tín.. ngưỡng, sung bái thần linh và những hình thức lễ nghi thể

Biện pháp được dùng để bảo vệ các đồ vật bằng kim loại không bị ăn mòn là:A. Ngâm vào