• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
19
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: ...

Ngày giảng: ...

Tiết 63:

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (Phần Tiếng Việt) I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Từ ngữ điạ phương chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất…

- Sự khác biệt giữa các từ ngữ địa phương.

2. Kĩ năng

- Nhận biết một số từ ngữ địa phương thuộc các phương ngữ khác nhau.

- Phân tích tác dụng của việc sử dụng phương ngữ trong một số văn bản.

*/KNS: Tìm kiếm và xử lí thông tin, giao tiếp 3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức sử dụng từ ngữ địa phương khi nói và viết cho phù hợp.

- Gd đạo đức: Tình yêu Tiếng Việt giữ gìn và phát huy vẻ đẹp của Tiếng Việt. Có văn hóa giao tiếp ứng xử phù hợp.

4. Phát triển năng lực: Kĩ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, hợp tác.

II. Chuẩn bị

- GV: SGK, SGV, bảng phụ, tư liệu tham khảo.

- HS: Đọc và nghiên cứu nội dung bài chuẩn bị ở nhà.

III. Phương pháp/ kĩ thuật

- PP: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, phân tích, khái quát-tổng hợp, thảo luận.

- KT: Động não, chia nhóm, hoạt động cá nhân, hoàn tất 1 nhiệm vụ, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, khăn trải bàn

IV. Tiến trình lên lớp 1. ổn định lớp: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (2’)

? Kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà của HS 3. Bài mới:

* Giới thiệu bài: (Đặt vấn đề -1')

Cũng diễn đạt một vấn đề nhưng mỗi vùng, miền lại có cách gọi tên khác nhau. Để hiểu được sự phong phú của các phương ngữ trên các vùng miền đất nước, chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học hôm nay.

Hoạt động của GV- HS Nội dung

Hoạt động:

- Mục tiêu: Thấy được từ ngữ điạ phương chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất… và sự khác biệt giữa các từ ngữ địa phương.

- Hình thức tổ chức: Dạy học phân hóa, dạy học theo nhóm

- PP: Vấn đáp, thảo luận, nêu và giải quyết vấn đề, phân tích

- KT: Động não, hỏi và trả lời, giao nhiệm vụ, hoàn tất 1 nhiệm vụ, khăn

1. Bài tập 1 a,

- Nhút: món ăn làm = sơ mít trộn với 1 vài thứ khác, được dùng phổ biến ở 1 số vùng của Nghệ Tĩnh.

- Bồn bồn: 1 loại cây thân mềm, sống ở nước, có thể làm dưa hoặc xào nấu, phổ biến ở 1 số vùng Tây Nam Bộ.

- Chôm chôm, sầu riên, măng cụt. . .

(2)

trải bàn

* HĐ1: Làm bài tập 1 (12')

*/ Tích hợp KNS: Tìm kiếm và xử lí thông tin, giao tiếp

? Phương ngữ là gì?

- Phương ngữ là từ ngữ địa phương.

GV cho HS sưu tầm từ ngữ địa phương chỉ sự vật, hoạt động, tính chất...ở nơi mình sinh sống hoặc địa phương khác (trong và ngoài tỉnh) theo mẫu

Sưu tầm từ ngữ địa phương Quảng Ninh trong tác phẩm văn học.

HS: Tìm GV:

Nhóm a: Từ ngữ chỉ các sv, hiện tượng không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân: bánh gật gù (Tiên Yên); đậu bao (Tiên Yên), con quéo, con tu hài....

Nhóm b: Từ ngữ đồng nghĩa nhưng khác về âm với những từ ngữ trong các phương ngữ khác và ngôn ngữ toàn dân: cái thồi (cái bàn); bàn thiên (quả quất hồng bì)

Nhóm c: Từ đồng âm nhưng khác về nghĩa với những từ ngữ trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân: tráng (Hà Nam – Yên Hưng), nhụt (Hà Nam – Yên Hưng)

? Nêu yêu cầu phần a?

? Giải nghĩa: nhút; bồn bồn?

- 3 nhóm thảo luận 2 phút -> ghi ra bảng học tập.

? Nêu yêu cầu phần b?

? Nêu yêu cầu phần c?

...

...

* HĐ2: làm bài tập 2 (10')

? Đọc bài tập?

- trả lời miệng.

*Gv: 1 số từ ngữ địa phương trong phần này có thể chuyển thành từ ngữ toàn dân vì những sự vật, hiện tượng mà những từ ngữ này gọi tên vốn chỉ xuất hiện ở 1 địa phương nhưng sau đó dần dần phổ biến trên cả nước như từ: Chôm chôm, sầu riêng,…

b,

Phương ngữ bắc

Phương ngữ trun

Phương ngữ Nam

u, bầm mệ, mạ Má

bố bọ tía, ba

đâu mô

giả vờ giả đò Giả đò

nghiện nghiện nghiền

thật thiệt thiệt

quả dứa Trái thơm

quả na quả mãng

cầu

c,

Phương ngữ

bắc Phương

ngữ trung Phương ngữ nam

hòm áo quan áo quan

nón Nó nón + mũ

vô (không) Vô (vào)

2. Bài tập 2

- Có những từ ngữ địa phương như trong mục 1 - a vì có những sự vật, hiện tượng xuất hiện ở địa phương này, nhưng không xuất hiện trong địa phương khác. Điều đó cho thấy Việt Nam là một đất nước có sự khác biệt giữa các vùng, miền về điều kiện tự nhiên, đặc điểm tâm lí, phong tục tập quán,... Tuy nhiên, sự khác biệt

(3)

* Tích hợp gd đạo đức: Tình yêu Tiếng Việt giữ gìn và phát huy vẻ đẹp của Tiếng Việt. Có văn hóa giao tiếp ứng xử phù hợp.

...

...

* HĐ3: làm bài tập 3 (5')

? Đọc bài tập?

- HS quan sát và trả lời miệng.

...

...

* HĐ4: làm bài tập 4 (5')

? Đọc bài tập?

G “Mẹ Suốt” là bài thơ Tố Hữu viết về 1 bà mẹ Quảng Bình anh hùng.

...

...

* HĐ4: Làm bài tập 5 (5')

- GV hướng dẫn các nhóm thảo luận

? Có nên dùng từ ngữ địa phương hay không ?

? Chỉ nên dùng từ ngữ địa phương trong tình huống giao tiếp nào?

? Tại sao trong một số tác phẩm văn học tác giả lại sử dụng từ ngữ địa phương ?

- Thời gian: 5p - Đại diện trình bày

- Nhóm khác nx, bổ sung=> Gv kết luận:

đó không quá lớn, bằng chứng là các từ ngữ thuộc nhóm này không nhiều.

3. Bài tập 3

- Chủ yếu là phương ngữ Bắc được lấy làm ngôn ngữ toàn dân

- Phương ngữ được lấy làm chuẩn của tiếng Việt là phương ngữ Bắc (Hà Nội )

4. Bài tập 4

- Những từ ngữ địa phương: chi, rứa, nờ, tui, cớ răng, ưng, mụ. – Phương ngữ trung, được dùng phổ biến ở các tỉnh Bắc Trung Bộ như:

Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

5. Bài tập 5

* Kết luận:

- Trong hoàn cảnh giao tiếp có tính chất nghi thức không nên dùng từ ngữ địa phương.

- Trong phạm vi giao tiếp gia đình, bạn bè nói cùng phương ngữ.

- Nhằm khắc hoạ rõ nét đặc trưng có tính chất địa phương của nhân vật.

4. Củng cố: (2’)

? Các p/ngữ ở từng vùng miền cho em hiểu thêm điều gì về p/ ngữ trong t/Việt?

? Cách sử dụng phương ngữ ? (không nên lạm dụng -> gây khó hiểu, khó nghe) 5. Hướng dẫn về nhà: (2’)

- Tiếp tục sưu tầm p/ngữ các vùng miền ra vở ghi nhớ.

- Tìm các đoạn văn (thơ) có sử dụng phương ngữ.

- Chuẩn bị tiết: Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.

(Chú ý đọc và tìm hiểu kĩ các ví dụ mẫu sgk/ 177).

+ Tìm hiểu thế nào là hình thức độc thoại, thế nào là đối thoại.

+ Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa, tìm hiểu tác dụng của đối thoại và độc thoại nội tâm.

+ Viết một đoạn văn ngắn chủ đề tự chọn vận dụng cả hai hình thức đối thoại và độc thoại nội tâm.

V. Rút kinh nghiệm:

(4)

Ngày soạn:...

Ngày giảng:...

Tiết 64:

ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn tự sự

- Tác dụng của việc sử dụng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn tự sự.

2. Kĩ năng

- Phân biệt được đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn tự sự.

- Phân tích được vai trò của đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn tự sự.

*/ KNS: Rèn kĩ năng giao tiếp, tự nhận thức, ra quyết định...

3. Thái độ:

- Giáo dục HS ý thức sử dụng lời đối thoại và độc thoại, độc thoại nội tâm trong khi viết văn tự sự.

- Gd đạo đức: Tình yêu Tiếng Việt, giữ gìn phát huy vẻ đẹp của tiếng Việt. Có ý thức sử dụng kiến thức trong khi nói và viết cho phù hợp đạt hiệu quả.

II. Chuẩn bị

- GV: SGK, SGV, Tư liệu tham khảo, bảng phụ - HS: Nghiên cứu nội dung bài

III. Phương pháp/ kĩ thuật

- PP : Vấn đáp, phân tích, quy nạp, thực hành có hướng dẫn, thảo luận - KT: Động não, hỏi và trả lời, viết tích cực, chia nhóm

IV. Tiến trình lên lớp

1. Ổn định tổ chức: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (3’)

? Thế nào là nghị luận trong văn bản tự sự? Cho biết tác dụng của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự?

* Dự kiến trả lời:

+ Yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự thường biểu biện bằng các lời đối thoại (với người khác hoặc với chính mình) nêu lên các nhận xét, phán đoán, lí lẽ nhằm thuyết phục người đọc, người nghe (có khi chính mình) về một quan điểm, tư tưởng nào đó.

Thường dùng nhiểu loại câu khẳng định và phủ định, câu có các cặp quan hệ từ như:

nếu...thì, không những...mà còn, càng... càng, vì thế...cho nên, tuy thế, nói tóm lại, trước tiên.. sau cùng...; chỉ là yếu tố đan xen thấp thoáng cốt làm nổi bật sự việc, con người, khắc họa sâu hơn tính cách nhân vật.

-> Làm cho bài văn sâu sắc, thêm phần triết lí.

3. Bài mới

* Giới thiệu bài: (Đặt vấn đề- 1’)

? Để khắc hoạ nhân vật, nhà văn thường chú ý miêu tả ở những phương diện nào ? - Ngoại hình, nội tâm, hành động, ngôn ngữ, trang phục

* Gv Ngữ văn 9: Tập trung xem xét nhân vật ở phương diện ngôn ngữ. Ngôn ngữ là một phương tiện để nhà văn khắc hoạ tính cách, phẩm chất nhân vật.

Hoạt động của gv- hs Nội dung

* Hoạt động 1:

- Mục tiêu: Tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại

I. Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự:

(5)

và độc thoại nội tâm và tác dụng của việc sử dụng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn tự sự.

- Thời gian: 17'

- Hình thức tổ chức: Dạy học phân hóa, dạy học theo tình huống

- PP: Vấn đáp, phân tích, quy nạp - KT: Động não, hỏi và trả lời

* Tích hợp Gd đạo đức: Tình yêu Tiếng Việt, giữ gìn phát huy vẻ đẹp của tiếng Việt. Có ý thức sử dụng tiếng Việt trong khi nói và viết cho phù hợp đạt hiệu quả.

? Đọc vd?

? Chú ý 3 câu đầu đoạn trích, đây là lời của ai nói với ai?

? Tham gia vào câu chuyện có ít nhất là mất người?

? Dấu hiệu nào cho thấy đó?

*Gv: => Đó là đối thoại.

? Em hiểu thế nào là đối thoại?

- HS trả lời

? Câu " Hà, nắng gớm, về nào" ông Hai nói với ai?

? Vậy ông Hai nói với chính mình để làm gì?

- Đánh trống lảng để tìm cách ra khỏi đám đông mà không ai để ý tới.

? Nhân vật có cất thành tiếng không? Phía trước lời nói nhân vật có dấu hiệu gì ?

? Đây có phải là đối thoại không? Vì sao ?

- Không vì đối thoại là cuộc trò chuyện, trao đổi qua lại giữa hai hoặc nhiều người.

*Gv: => Đó là độc thoại.

? Em hiểu độc thoại là gì ?

? Trong đoạn trích còn có câu nào kiểu này không ? Em hãy chỉ rõ ?

- Có:“Ông lão nắm chặt tay…nhục nhã thế này”

? Những câu" Chúng nó...? " là câu ai hỏi ai ?

? Về dấu hiệu hình thức những câu này khác câu ở phần a, b ở chỗ nào ?

*GV: lời nói thầm diễn ra trong suy nghĩ, tình cảm của ông Hai --> thể hiện tâm trạng dằn vặt, đau đớn khi nghe tin làng theo giặc.

*Gv: Đó là độc thoại nội tâm

? Em hiểu thế nào là độc thoại nội tâm?

? Theo em các hình thức trên có tác dụng ntn trong việc thể hiện không khí của câu chuyện và thái độ của những người tản cư trong buổi trưa ông Hai gặp họ?

? Sử dụng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội

1. Khảo sát và phân tích ngữ liệu (Sgk/176)

a. 3 câu đầu đoạn trích là lời của 2 người phụ nữ tản cư đang nói chuyện với nhau.

- Dấu hiệu : Thể hiện qua 2 lượt lời qua lại. Nội dung nói của mỗi người đều hướng tới người tiếp chuyện và hình thức là 2 gạch đầu dòng.

=> Đối thoại

b. Câu " Hà, nắng gớm, về nào"

=> ông Hai nói với chính mình

- có cất thành tiếng - gạch đầu dòng

=> Độc thoại

c. Những câu" chúng nó...? " --> ông Hai tự hỏi mình

- Không cất thành tiếng, không có gạch đầu dòng.

(6)

tâm trong văn tự sự nhằm mục đích gì?

- Giúp nhà văn khắc hoạ sâu sắc tâm trạng của nhân vật.

- Tạo cho câu chuyện có không khí như cuộc sống thật

*GV: Toàn bộ nội dung các em vừa tìm hiểu cũng là nội dung ghi nhớ/sgk.

? Đọc ghi nhớ?

...

...

* Hoạt động 2:

- Mục tiêu: Luyện tập- thực hành - Thời gian: 18’

- Hình thức tổ chức: Dạy học phân hóa, dạy học theo nhóm

- PP: Thực hành có hướng dẫn, thảo luận - KT: Động não, viết tích cực, chia nhóm

? Gọi Hs đọc yêu cầu bài tập

* Thảo luận nhóm bàn - 3 phút .

? Cuộc đối thoại diễn ra có bình thường không ? - Không bình thường .

? Em có nhận xét gì về lượt lời ở đây ? - Bà Hai : 3 lượt lời

- Ông Hai : 2 lượt lời

+ Câu thoại đầu: bà Hai gọi, ông Hai không nói gì.

+ Câu thoại 2 : Bà Hai hỏi, ông Hai đáp lại cộc lốc

“Gì ? ”

+ Câu thoại 3: bà Hai hỏi, ông Hai gắt lên “Biết rồi”

=> Tác dụng: nổi bật tâm trạng buồn bã, chán chường, đau khổ thất vọng khi nghe tin làng theo giặc của ông Hai.

? Gọi Hs đọc yêu cầu bài tập 2

* GV:nêu y/c

- ND: đề tài tự chọn - Thời gian:10p

- Hình thức: Viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố đối thoại , độc thoại, độc thoại nội tâm.

- Khuyến khích HS viết nhanh, chính xác.

- 1 HS lên bảng viết, HS dưới lớp trình bày vào vở.

- GV nhận xét, ghi điểm.

- GV đưa bảng phụ có đoạn văn mẫu.

- GV, HS đọc và sửa chữa một số bài

=> Tác dụng: tạo cho câu chuyện có không khí như cuộc sống thật, thể hiện rõ thái độ, diễn biến tâm lí, tình cảm, nội tâm nhân vật.

2. Ghi nhớ: sgk/178

II. Luyện tập:

Bài tập 1/178

- Cuộc đối thoại này diễn ra trong hoàn cảnh không bình thường: Có 3 lời trao nhưng chỉ có 2 lượt lời đáp

=> Nhằm nổi bật tâm trạng chán chường, buồn bã, đau khổ, thất vọng của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc.

Bài tập 2/179 Viết đoạn văn tự sự:

Sân trường im vắng lạ thường.

Bỗng sau vai tôi vang lên tiếng nói:

- Hà đấy phải không em?

Tôi quay lại:

- Trời ơi! Cô! Em chào cô ạ !

Quá khứ chợt hiện về thật nhanh trong tâm tưởng tôi. Cô Lan, người nhỏ nhắn, nụ cười duyên ngày nào của tôi đây ư? Cô đang đứng trước mặt tôi thật hay chỉ là một giấc mơ?

Tôi chạy lại, ôm chầm lấy cô như để kiểm nghiệm lại cảm giác ngỡ ngàng

(7)

của mình và thầm kêu lên:

" Cô ơi, em nhớ cô vô cùng !"

4. Củng cố: (3’)

- Thế nào là đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm HS : Dựa vào phần ghi nhớ để trình bày.

5. Hướng dẫn về nhà: (2’)

- Nắm và phân biệt được yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.

- Hoàn thiện bài viết.

- Chuẩn bị bài : Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm.

Yêu cầu HS chuẩn bị theo 3 đề - SGK/179. Chú ý:

+ Lập đề cương chi tiết cho bài nói của mình.

+ Chú ý ngữ điệu, tác phong khi nói.

V. Rút kinh nghiệm:

---

Ngày soạn: ...

Ngày giảng: ...

Tiết 65:

LUYỆN NÓI

TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI NGHỊ LUẬN VÀ MIÊU TẢ NỘI TÂM I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong kể chuyện.

- Tác dụng của việc sử dụng các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong kể chuyện.

2. Kĩ năng

- Nhận biết được các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong một văn bản.

- Sử dụng các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn kể chuyện.

*/KNS: Kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng trình bày, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng xử lý tình huống, ra quyết định

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức tự chủ, mạnh dạn trình bày trước tập thể lớp.

- Gd đạo đức: Gd tình yêu Tiếng Việt, có văn hóa giao tiếp. Biết giữ gìn phát huy vẻ đẹp của tiếng Việt.

(8)

4. Phát triển năng lực: Kn giao tiếp, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, hợp tác, sáng tạo.

II. Chuẩn bị

- GV: Tài liệu tham khảo, giáo án, bảng phụ - HS : chuẩn bị bài, vở soạn.

III. Phương pháp/ kĩ thuật

- PP : Nêu và giải quyết vấn đề, luyện tập-thực hành, thảo luận

- KT: Động não, trình bày 1 phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ, hoàn tất 1 nhiệm vụ IV. Tiến trình lên lớp

1. Ổn định tổ chức: (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp khi luyện nói 3. Bài mới:

* Giới thiệu bài: (1')

Nói là một hoạt động giao tiếp rất quan trọng trong đời sống của con người. Nói đúng nội dung, vấn đề, nói có ngữ điệu sẽ giúp người nghe tiếp thu và hiểu đúng vấn đề của người nói. Trong văn nghị luận cũng vậy, y/c giờ luyện nói sẽ giúp hs củng cố các kiến thức và kĩ năng nhằm giúp các em nói lưu loát, mạnh dạn trước đám đông…

Hoạt động của gv- hs Nội dung

* Hoạt động 1:

- Mục tiêu: HS biết lập dàn bài hoàn chỉnh cho một đề văn tự sự có yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm

- Thời gian: 10'

- Hình thức tổ chức: Dạy học phân hóa, dạy học theo nhóm

- PP: Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận

- KT: Động não, trình bày 1 phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ, hoàn tất 1 nhiệm vụ

- GV nêu 1 số y/cầu của tiết luyện nói

+ Không viết thành bài văn chỉ nêu các ý chính mà mình định nói.

? Mở đầu nên nói ntn?

- Chào, giới thiệu mình và nội dung cần nói.

? Tiếp theo em sẽ trình bày những nội dung gì ? - Trình bày các nội dung theo yêu cầu

? Kết thúc ntn?

- Cảm ơn mọi người đã chú ý lắng nghe

? Yêu cầu về tư thế, tác phong ?

- Nói tự nhiên, rõ ràng, rành mạch, mắt hướng vào nghe nghe.

* Thảo luận nhóm: 3 nhóm- mỗi nhóm 1 đề - HS thảo luận

- Thống nhất dàn ý chung, viết ra bảng phụ (5’) - Đại diện trình bày dàn ý đã thống nhất

GV: Bổ sung hoàn chỉnh dàn ý đã thống nhất

I. Chuẩn bị

1. Yêu cầu của tiết luyện nói

- Cách nói: rõ ràng, rành mạch, tự tin, phân biệt giọng nói và giọng đọc

- Nội dung: Đảm bảo yêu cầu đề ra

2. Đề bài:

1. Tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi với bạn.

2. Kể lại buổi sinh hoạt lớp, ở đó em đã phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là một ngời bạn rất tốt.

3. Dựa vào nội dung phần đầu tác

(9)

Gợi ý đề 3. Kể đảm bảo các sự việc sau:

- Vì sao tôi lấy Vũ Nương làm vợ

- Tính tình tôi ra sao ? Vũ Nương ra sao ?

- Tôi phải đi lính, VN ở nhà thay tôi làm những công việc gì?

? Khi trở về, chuyện gì đã xảy ra? tôi đã đối xử với Vũ Nương ra sao ?

? Trước cách cư xử của tôi VN đã làm gì?

? Sau khi biết nỗi oan của nàng, tôi có thái độ ntn?

* Hoạt động 2:

- Mục tiêu: HS biết trình bày một cách tự tin, rõng rạc trước lớp

- Thời gian: 29'

- Hình thức tổ chức: Dạy học phân hóa

phẩm Chuyện người con gái Nam Xương, hãy đóng vai Trương Sinh để kể lại câu chuyện và bày tỏ niềm ân hận.

3. Dàn bài tham khảo Đề 1:

a. Mở bài:

- GT tình huống dẫn đến việc làm có lỗi với bạn (t/g, địa điểm, hoàn cảnh) - Tâm trạng của em

b. Thân bài: Diễn biến sự việc xảy ra - Kết hợp yếu tố NL, MT nội tâm, đối thoại, độc thoại men theo những sự việc đang kể một cách hợp lý

- Trình bày được suy nghĩ, tâm trạng, thái độ của em khi xảy ra chuyện có lỗi đó

c. Kết bài:

- Kết quả của câu chuyện - Cảm nghĩ, bài học rút ra Đề 2:

a. Mở bài:

- Giới thiệu buổi sinh hoạt lớp (t/g, địa điểm, ai điều khiển, không khí buổi sinh hoạt)

- Nội dung buổi sinh hoạt.

b. Thân bài: Buổi sinh hoạt diễn ra như thế nào? (chủ yếu là nói về Nam) + ý kiến của mọi người về Nam.

+ Suy nghĩ, tâm trạng của em trớc những ý kiến đó.

+ Em đã phát biểu để chứng minh Nam là người tốt: Em thuyết phục mọi ngời tin và nghe theo lời em nhờ những lý lẽ, dẫn chứng, cách phân tích như thế nào? Tâm trạng em sau khi phát biểu xong?

+ Thái độ của mọi người trước lời phát biểu của em.

c. Kết bài :

- Suy nghĩ của em về Nam, về mọi người.

Đề 3:

II. Luyện nói

(10)

- PP: Thuyết trình, luyện tập- thực hành - KT: Động não, trình bày 1 phút

HS trong các nhóm luyện nói - Nói trước tổ

- Thời gian:10p

- Mỗi nhóm cử 1-2 em lên trình bày nói trước lớp - Học sinh nhận xét.

+ Chú ý: Tư thế, tác phong, giọng điệu, từ ngữ, nội dung diễn đạt ntn ?

? Qua tiết luyện nói, các em rút ra những ưu khuyết điểm gì?

- HS: Nhận xét ưu nhược điểm của các bạn.

GV: Tổng kết tiết luyện nói, nhắc nhở các em những lỗi cần tránh khi nói trước tập thể.

* Tích hợp Gd đạo đức: Gd tình yêu Tiếng Việt, có văn hóa giao tiếp. Biết giữ gìn phát huy vẻ đẹp của tiếng Việt

4. Củng cố: (1')

- Tầm quan trọng của yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự 5. Hướng dẫn về nhà: (3')

- Hoàn thiện bài tập vào vở bài tập.

- Chuẩn bị bài: Lặng lẽ Sa Pa ( đọc trước vb, tìm hiểu tác giả, tác phẩm, tóm tắt, tìm bố cục)

* Hệ thống câu hỏi của GV:

? Truyện bắt đầu bằng những sự việc nào?

? Nhân xét cách giới thiệu nhân vật ?

? Nhân vật anh thanh niên được tác giả giới thiệu ntn? (hoàn cảnh sống, làm việc và công việc)

? Với công việc đó đòi hỏi anh phải có tinhthần làm việc ntn ? Cái gian khổ nhất đối với anh là gì?

? ý thức và suy nghĩ về công việc được thể hiện qua chi tiết nào?

? Anh đã tự bố trí sắp xếp cho mình cuộc sống ntn trên đỉnh núi cao?

? Những đức tính tốt đẹp gì ở anh thanh niên ?

? Khi ông hoạ sĩ muốn vẽ chân dung anh có thái độ ntn ?

? Vị trí của nhân vật ông hoạ sĩ trong truyện?

? Nhân vật ông hoạ sĩ có vai trò ntn đối với nv chính?

? Cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên đã có tác động ntn tới cô kỹ sư ?

? Phân tích mối quan hệ giữa bác lái xe với nv chính ?

? Các nhân vật phụ có vai trò ntn đối với nv chính?

? Ngoài ra còn có những nv nào cũng góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm? Những nv đó có đặc điểm gì nổ bật? Dụng ý của tg khi xd những nv này?

? Cho biết chủ đề và nghệ thuật của câu chuyện?

V. Rút kinh nghiệm:

(11)

Ngày soạn: ...

Ngày giảng: ...

Tiết 66 : Văn bản: LẶNG LẼ SA PA

(Nguyễn Thành Long) I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Vẻ đẹp của hình tượng con người thầm lặng cống hiến quên mình vì Tổ quốc trong tác phẩm.

- Nghệ thuật kể truyện, miêu tả sinh động, hấp dẫn trong truyện.

2. Kĩ năng

- Nắm bắt được diến biến truyện và tóm tắt được truyện.

- Phân tích được nhân vật trong tác phẩm tự sự.

- Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm.

*/ Rèn KNS:

- Kĩ năng tư duy qua việc tìm hiểu văn bản.

- Kĩ năng giao tiếp qua quá trình tìm hiểu bài trên lớp…

- Kĩ năng ra quyết định 3. Thái độ

- Giáo dục lí tưởng sống của thanh niên.

- Giáo dục HS tinh thần vượt khó để làm nhiệm vụ và luôn tìm thấy ý nghĩa trong công việc mình làm.

- Gd đạo đức: Lòng yêu nước, tự hào về quê hương đất nước, tinh thần lao động mới.

Lòng tự trọng của bản thân, có trách nhiệm với bản thân cộng đồng.

4. Phát triển năng lực: NL giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, hợp tác, tự học, sáng tạo, cảm thụ/

thẩm mỹ.

II. Chuẩn bị

- GV: Tài liệu tham khảo, sgk, sgv, bài soạn

- HS : đọc kĩ văn bản, tóm tắt, soạn bài theo hướng dẫn.

III. Phương pháp/ kĩ thuật

- PP: Vấn đáp, phân tích, đọc-hiểu, thuyết trình

- KT: Hỏi và trả lời, động não, tóm tắt văn bản, trình bày 1 phút, đọc sáng tạo IV. Tiến trình lên lớp

1. Ổn định tổ chức: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (3’)

? Tình huống nào trong truyện “Làng” đã làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và tinh thần yêu nước ở nhân vật ông Hai? Ông Hai hiện lên thật đậm nét nhờ những yếu tố nghệ thuật nào?

* Gợi ý:

- Ông Hai là người rất yêu làng và luôn tự hào về nó. Phải đi tản cư xa làng, lúc nào ông cũng nhớ làng, nói chuyện với ai ông cũng khoe về làng. Vậy mà chính ông lại phải nghe tin rằng làng mình đã theo giặc. Tình huống ấy đã khiến ông bất ngờ, đau xót, tủi hổ, day dứt trong sự xung đột giữa TY làng quê và tinh thần yêu nước, mà tình cảm nào cũng thiết tha, mạnh mẽ.

- Đặt nhân vật vào tình huống gay cấn ấy, tg đã làm bộc lộ sâu sắc cả 2 tình cảm nói trên ở nhân vật và cho thấy lòng yêu nước, tinh thần kc đã chi phối và thống nhất mọi tình cảm khác trong con ng VN thời kì kháng chiến => Đây cũng là thành công nổi bật của truyện.

- Ông Hai hiện lên thật dậm nét nhờ nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, và ngôn ngữ nhân vật (đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm).

(12)

3. Bài mới

* Giới thiệu bài: Đặt vấn đề (1’) Trong công cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ rất sôi động với phong trào thanh niên ba sẵn sàng, phụ nữ ba đảm đang… thanh niên cả nước ta đều nô nức dấy lên phong trào “Đi bất cứ nơi đâu khi tổ quốc cần”. Cảm nhận được tinh thần ấy trong chuyến đi Sa Pa, Nguyễn Thành Long đã thể hiện những nv trong tác phẩm của mình thật đáng yêu, sống hết mình khi đất nước cần, vậy họ là ai, làm những công việc gì? chúng ta cùng nghiên cứu trong tiết học hôm nay.

Hoạt động của GV- HS Nội dung

* Hoạt động 1:

- Mục tiêu: Giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Thành Long và hoàn cảnh sáng tác tác phẩm

- Thời gian: 5’

- Hình thức tổ chức: Dạy học theo tình huống - PP: Vấn đáp, thuyết trình

- KT: Động não, trình bày 1 phút

? Nêu những nét cơ bản về tác giả Nguyễn Thành Long?

* Gv bổ sung:

- Trong nền văn học dân tộc, Nguyễn Thành Long được đánh giá là một nhà văn già dặn trong bút lực.

- Truyện ngắn của ông không có những chi tiết ly kỳ, phức tạp mà rất đơn sơ, bình dị, đậm chất thơ cuộc sống. Nó cho ta mở rộng tầm mắt về cuộc sống bình dị quanh ta truyền cho ta niềm tin yêu & hơi ấm cuộc sống.

- Đề tài: Cuộc sống lao động sx của những con người bình dị đang thầm lặng hiến dâng tuổi trẻ, tài năng của mình cho đất nước. Chủ yếu viết về công cuộc xây dựng CHXH ở miền Bắc.

? Truyện ngắn " Lặng lẽ..." được sáng tác trong hoàn cảnh nào ?

* Hoạt động 2:

- Mục tiêu: Thấy được vẻ đẹp của hình tượng con người thầm lặng cống hiến quên mình vì Tổ quốc trong tác phẩm và nghệ thuật kể truyện, miêu tả sinh động, hấp dẫn trong truyện.

- Thời gian: 32'

- PP: Vấn đáp, phân tích, đọc- hiểu

- KT: Động não, hỏi và trả lời, đọc sáng tạo

*GV hướng dẫn đọc: giọng nhẹ, êm ; chú ý phân biệt giọng các nhân vật.

- GV, hs đọc => nx phần đọc của hs

? Tìm hiểu chú thích 1,2,4,5?

? Chú thích 2,4,5 là thuật ngữ hay thành ngữ?

- thuật ngữ => chuyên ngành khí tượng

? Tóm tắt lại toàn bộ nội dung vb?

I. Giới thiệu chung 1. Tác giả

- Nguyễn Thành Long (1925 – 1991)

- Quê: Quảng Nam

- Là nhà văn sở trường về truyện ngắn & bút ký

2. Tác phẩm

- Truyện "Lặng..." là kết quả của chuyến đi Lào Cai trong mùa hè năm 1970 của tác giả.

Truyện rút từ tập "Giữa trong xanh"

II. Đọc hiểu văn bản 1. Đọc, tìm hiểu chú thích

2. Cốt truyện và nhân vật

(13)

- Trong chuyến xe lên Lào Cai, ông họa sĩ, cô kĩ sư được bác lái xe giới thiệu về anh thanh niên – “Cô đơn nhất thế gian”...

Cuộc gặp gỡ khá bất ngờ và thú vị đó đã diễn ra trong căn nhà nhỏ. Chàng trai đã kể về công việc của mình ở đỉnh cao 2600 m này. Ông họa sĩ già vừa nghe vừa chăm chú vẽ anh, còn cô kĩ sư trẻ đang đọc cuốn sách trên bàn nhưng thực ra là lắng nghe anh nói. Người họa sĩ và cô gái lại ra xe đi tiếp, có quà của chàng trai tặng (trứng và hoa), nhưng món quà lớn nhất lại chính là sự cảm phục và tin yêu mà chàng trai đã dấy lên trong lòng họ về công việc thầm lặng của anh.

? Em có nhận xét gì về cốt truyện ?

- Cốt truyện khá đơn giản, chỉ tập trung vào cuộc gặp gỡ tình cờ giữa mấy người khách trên chuyến xe với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh cao Yên Sơn ở Sa Pa.

? Truyện có mấy nhân vật, nhân vật nào là nhân vật chính, nhân vật trung tâm, vì sao?

- Nhân vật xuất hiện trực tiếp: hoạ sĩ, kĩ sư, bác lái xe, anh thanh niên.

- Nhân vật xuất hiện gián tiếp: ông kĩ sư vườn rau, anh cán bộ nghiên cứu sét, bố anh thanh niên.

=> Nhân vật chính, trọng tâm: Anh thanh niên

-> xuất hiện từ đầu đến cuối tác phẩm làm nổi bật bức chân dung của tác phẩm thể hiện tư tưởng, chủ đề tác phẩm.

? Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy?

- Ngôi thứ 3.

? Điểm nhìn trần thuật được đặt vào nhân vật nào?

Có gì đặc biệt trong cách gọi tên nhân vật?

- Ông hoạ sĩ, tuy nhiên có đoạn ngắn, tác giả chuyển điểm nhìn sang cô gái-> Hoạ sĩ xưng tôi khi kể chuyện.

- Không có tên cụ thể.

? Lối kể chuyện này có t/dụng gì?

- Cách kể và ngôi kể chọn điểm nhìn này là sáng tạo của t/giả. Một mặt tạo cho văn bản sự chân thực và khách quan, mặt khác vẫn có điều kiện làm nổi bật chất trữ tình…phù hợp với suy nghĩ của tác giả.

*Gv : Cùng với nhân vật anh thanh niên, các nhân vật khác như ông hoạ sĩ, cô kỹ sư, anh cán bộ đã góp phần thể hiện chủ đề, tư tưởng của t/phẩm.

? Truyện có thể chia ra làm mấy phần? Nội dung từng phần?

+ P1: từ đầu-> cô bất giác đỏ mặt lên /181:Vừa qua Sa Pa xe dừng nghỉ lấy nước, bác lái xe giới thiệu...

+ P2: Tiếp -> bác sẽ trở lại nhé /188: Cuộc gặp gỡ trò chuyện giữa 3 người.

- Cốt truyện đơn giản

- Nhân vật chính: anh thanh niên

3. Bố cục: 3 phần

(14)

+ P3: còn lại: Họ chia tay, ông họa sĩ và cô kĩ sư xuống đồi cứ vấn vương vì sao anh thanh niên không tiễn ra tận xe.

GV: Truyện có thể chia làm 3 phần, nhưng khi tìm hiểu phân tích tp chúng ta tìm hiểu theo tuyến nhân vật.

? Truyện bắt đầu bằng những sự việc nào?

- Một chuyến xe lên Lào Cai=> câu chuyện của các hành khách trên xe: bác lái xe, ông họa sĩ, cô kĩ sư - Bác lái xe giới thiệu về anh thanh niên.

? Nhận xét cách giới thiệu nhân vật ? - Nhân vật phụ xuất hiện trước.

? Sự xuất hiện của anh thanh niên quan hệ với các nhân vật khác ntn? Tác dụng?

- Có ý nghĩa sâu sắc

- Anh thanh niên không xuất hiện từ đầu truyện mà chỉ hiện ra trong cuộc gặp gỡ chốc lát với các nhân vật kia khi xe dừng lại nghỉ. Đủ để các nhân vật khác: kịp ghi một ấn tượng, kí hoạ một bức chân dung về anh: Anh thanh niên xuất hiện để mọi người cảm nhận được rằng trong cái lặng im của Sa Pa – Sa Pa mà chỉ nghe tên người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước.

* Chú ý vào đoạn " Trong lúc mọi người xôn xao.. vẽ hơn" (185)

? Nhân vật anh thanh niên được tác giả giới thiệu ntn? (hoàn cảnh sống, làm việc và công việc)

- 27 tuổi, làm nghề khí tượng kiêm vật lý địa cầu, một mình trên đỉnh núi cao, quanh năm suốt tháng giữa cỏ cây và mây núi Sa Pa.

- Công việc của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng, đo chấn động mặt đất phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu.

? Với công việc đó đòi hỏi anh phải có tinh thần làm việc ntn ?

- Phải tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao (nửa đêm đúng giờ ốp)

- Phải vượt qua được sự cô độc, vắng vẻ.

? Hoàn cảnh sống đặc biệt khó khăn ấy được thể hiện rõ nét qua những chi tiết nào?

- gian khổ nhất là ghi báo vào lúc 1h sáng: Rét, mưa tuyết, lặng im ào ào xô tới… (183–184)

? Điều gì sẽ xảy ra, nếu một con người bình thường hay không có nghị lực sống trong hoàn cảnh ấy?

* Tích hợp kĩ năng sống: Ra quyết định HS tự liên hệ:

- Từ bỏ cuộc sống ấy để trở về nơi thành phố, đô thị….

- Xin chuyển công tác….. phàn nàn, kêu ca

? Theo em, điều gì giúp anh vượt lên hoàn cảnh sống

4 . Phân tích

a/ Nhân vật anh thanh niên - Chỉ hiện ra trong cuộc gặp gỡ với những nhân vật khác trong chốc lát, rất tình cờ.

* Hoàn cảnh sống và làm việc - Một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, quanh năm mây mù, lạnh lẽo.

- “Thèm người”

- Công việc: Khí tượng kiêm vật lí địa cầu.

(15)

đó?

- Bởi yêu nghề, ý thức được công việc mình làm có ý nghĩa đối với đất nước.

? Cái gian khổ nhất đối với anh là gì?

- Sự cô độc, vắng vẻ

? Từ đó em có suy nghĩ gì về anh thanh niên?

- Hs trả lời=> Gv khái quát => ghi bảng:

Một con người đặc biệt trong hoàn cảnh đặc biệt.

Cái gian khổ của anh có lẽ không phải là hoàn cảnh khắc nghiệt, không phải là công việc vất vả mà chính là vượt qua sự cô đơn, vắng vẻ, vượt qua được sự cách li với con người của cuộc sống ở đây.

? Điều gì đã giúp anh vượt qua được hoàn cảnh ấy? Anh đã suy nghĩ và quan niệm về cuộc sống và công việc của mình ntn? Qua đó em có nhận xét gì về nv anh thanh niên ?=> Học ở tiết sau.

=> Hoàn cảnh sống khắc nghiệt, công việc vất vả, tỉ mỉ, khó khăn, đòi hỏi tinh thần trách nhiệm cao.

4. Củng cố: (2’)

- Yêu cầu học sinh phát biểu cảm nghĩ về nhân vật anh thanh niên (Phát huy năng lực cảm thụ)

5. Hướng dẫn về nhà: (1’) - Tóm tắt văn bản.

- Nắm được hoàn cảnh sống,làm việc công việc của anh thanh niên.

- Chuẩn bị tiết 2: cách suy nghĩ về cuộc sống và cách bố trí sắp xếp cuộc sống của anh thanh niên.

V. Rút kinh nghiệm:

(16)

Ngày soạn:...

Ngày giảng:...

Tiết: 67 . LẶNG LẼ SA PA

(Nguyễn Thành Long) I. Mục tiêu cần đạt

Như tiết 66 II. Chuẩn bị

1. GV: Tài liệu, bảng phụ.

2. HS : chuẩn bị bài . III. Phương pháp

1. Phương pháp :Vấn đáp, nêu vấn đề, phân tích, khái quát-tổng hợp.

2. Cách thức: hoạt động cá nhân IV. Tiến trình lên lớp

1. ổn định lớp (1’)

2. KTra bài cũ (3’) ? Tóm tắt câu truyện ?

- Trong chuyến xe lên Lào Cai, ông họa sĩ, cô kĩ sư được bác lái xe gt về anh thanh niên làm nhiệm vụ trông coi trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 m – người

“cô độc nhất thế gian”. Cuộc gặp gỡ tình cờ hết sức ngắn ngủi, anh thanh niên kể về công việc thầm lặng của mình. Anh đã gây được ấn tượng tốt đẹp với 2 người khách mới quen.

Vẻ đẹp tâm hồn cao đẹp của anh khiến ông hoạ sĩ, cô kĩ sư ngạc nhiên, khâm phục.

3. Bài mới

* Đvđ (1’) Như các em đã biết “Lặng lẽ Sa Pa” có cốt truyện đơn giản, xoay quanh 1 tình huống gặp gỡ bất ngờ giữa ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư trẻ với anh thanh niên làm ở tram khí tượng trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa. Nhân vật chính của truyện – anh thanh niên – chỉ hiện ra trong chốc lát nhưng để lại cho các nhân vật khác những tình cảm tốt đẹp.

Hoạt động của gv- hs Ghi bảng

* Hoạt động 1 (30’)

? Nhắc lại h.cảnh sống của ATN?

* Gv dẫn: Trong h.cảnh đó ATN đã làm t.nào để vượt qua?

? ý thức và suy nghĩ về c.việc được thể hiện qua chi tiết nào?

"khi biết việc phát hiện đám mây khô... anh thấy mình thật hạnh phúc"

- Anh đã có suy nghĩ đúng đắn và sâu sắc về công việc của mình "khi ta làm việc... buồn đến chết mất".

? Em có nx gì về ý thức và suy nghĩ về c.việc của ATN?

- ý thức được công việc của mình rất có ích cho cuộc

I. Giới thiệu chung II. Đọc hiểu văn bản 1. Đọc, chú thích 2. Cốt truyện và nv 3. Phân tích

3.1. Nhân vật anh thanh niên

(17)

sống.

- Anh đã có suy nghĩ đúng đắn và sâu sắc về công việc của mình.

? Anh đã tự bố trí sắp xếp cho mình cuộc sống ntn trên đỉnh núi cao?

- Giữa đỉnh mây mù lạnh lẽo anh không hề buồn tẻ, anh tạo cho mình một nguồn vui khác ngoài công việc:

niềm vui đọc sách mà anh thấy lúc nào cũng như có người để trò chuyện. Anh tổ chức sắp xếp một cuộc sống ngăn nắp, chủ động: trồng hoa...

=> Đời sống nội tâm phong phú.

? Qua cuộc đối thoại và anh thanh niên tự kể, em thấy những đức tính tốt đẹp gì ở anh thanh niên ?

- Sự cởi mở, chân thành, rất quý trọng tình cảm của người khác, khát khao được gặp gỡ, trò chuyện với mọi người: thân tình với bác lái xe, ân cần chu đáo, cẩn thận khi có khách xa đến thăm bất ngờ.

? Khi ông hoạ sĩ muốn vẽ chân dung anh có thái độ ntn

?

- Khiêm tốn, thành thực từ chối mọi lời khen. Anh cảm thấy công việc và sự đóng góp của mình chỉ nhỏ bé giữa bao con người đang thầm lặng hiến dâng.

? Qua p/t, em cảm nhận đc những nét đẹp nào ở anh thanh niên ?

- H trả lời=> gvkq=> Ghi bảng:

*Gv:Anh thanh niên hiện lên với vẻ đẹp tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa của công việc.

? Vị trí của nhân vật ông hoạ sĩ trong truyện?

- Giữ vai trò quan trọng, người kể chuyện đã nhập vào cái nhìn và suy nghĩ của NV hoạ sĩ để quan sát và miêu tả từ cảnh thiên nhiên đến nhân vật chính của truyện.

? Cảm nghĩ của ông khi mới gặp anh thanh niên được diễn tả ntn?

- Xúc động và bối rối " vì hoạ sĩ đã bắt đầu gặp.. ý sáng tác"

- Ông muốn ghi lại hình ảnh anh thanh niên bằng nét bút ký hoạ và " người con trai ấy đáng yêu thật... anh suy nghĩ"

? Nhân vật ông hoạ sĩ có vai trò ntn đối với nv chính?

- Qua quan sát và ý nghĩ của ông nv chính hiện ra rõ nét đẹp hơn đồng thời khơi gợi thêm những khía cạnh ý nghĩa về cuộc sống, về nghệ thuật.

? V.sao ng con trai đáng yêu thật nhưng làm ông nhọc quá?

- Vì nhận thấy vẻ đẹp mới lạ toát lên từ ng thanh niên:

đã khơi dậy bao c.xúc s.nghĩ trong ông:s.tạo cho nghệ

- Nhận thức được cách sống cao đẹp:

-Là con người đầy nhiệt huyết, đầy trách nhiệm với công việc gian khổ, vất vả.

- Đời sống nội tâm phong phú.

- Cởi mở, chân thành, rất quý trọng tình cảm của người khác, khát khao được gặp gỡ, trò chuyện với mọi người

- Khiêm tốn, thành thật

3.2. Các nhân vật phụ *N.v ông họa sĩ

(18)

thuật

? Cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên đã có tác động ntn tới cô kỹ sư ?

- Cô bàng hoàng, cô hiểu thêm cuộc sống 1 mình dũng cảm tuyệt đẹp của anh thanh niên, về cái thế giới những con người xung quanh anh và quan trọng hơn là về con đường mà cô đã lựa chọn.

*Gv: Chính nv ATN đã làm bừng dậy trong cô những t.c cao đẹp. Cùng với nv ATN, cô kĩ sư trẻ đã góp phần hoàn chỉnh bức tranh sinh động về lớp thanh niên thời đại mới: quyết định bỏ nơi phồn hoa lên Tây Bắc lập nghiệp

? Phân tích mối quan hệ giữa bác lái xe với nv chính ? - Bác lái xe là ng kể,gthiệu về ATN=> Qua lời kể này kích thích mọi người đón chờ sự xuất hiện của n/vụ anh thanh niên =>giúp biết sơ lược về nv chính

? Các nhân vật phụ có vai trò ntn đối với nv chính?

- H trả lời=> gv kq=> ghi bảng:

*GV đó là thành công về mặt nghệ thuật xây dựng truyện.

? Ngoài ra còn có những nv nào cũng góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm? Những nv đó có đặc điểm gì nổ bật? Dụng ý của tg khi xd những nv này?

- Ông kỹ sư vườn rau Sa Pa, anh cán bộ nghiên cứu sét

- Tạo ra 1t.giới những ng như anh thanh niên lao động miệt mài , lặng lẽ mà khẩn trương vì lợi ích của đất nc và c.sống của mọi ng.

=>Những con người vô danh, lặng lẽ cống hiến cho đất nc có đủ mọi lứa tuổi, ngành nghề, mọi nơi.

? Chủ đề của truyện?

? Đặc sắc nt?

? Tìm những đoạn tả cảnh đặc sắc?Td?

- Tôn vẻ đẹp của tn vùng cao=> tăng vẻ tĩnh lặng, vể đẹp của đn, giúp tp đậm chất trữ tình.

* Hoạt động 2. Luyện tập (5’)

? Nhận xét gì về tên gọi của các nv trong truyện? Vì sao tác giả lại gọi họ như vậy ?

? Trong truyện có sự kết hợp giữa yếu tố trữ tình, bình luận với tự sự. Hãy chỉ ra chi tiết tạo nên chất trữ tình của tác phẩm ?

? Tác dụng của chất trữ tình?

- Chất trữ tình toát lên từ nội dung truyện nhằm nâng cao vẻ đẹp của những sự vật, con người rất bình dị được miêu tả trong truyện, nhờ thế mà chủ đề tư tưởng của tác phẩm được rõ nét và sâu sắc

*N.v cô kĩ sư

*Nv bác lái xe

- Thông qua cảm xúc suy nghĩ của nv phụ, anh thanh niên (nv chính) hiện ra rõ nét và đẹp hơn.

4.Tổng kết

4. 1.Nội dung Chủ đề truyện:

- Ca ngợi những con ngời lao động như anh TN.

- T/p gợi ra những vđ về ý nghĩa và niềm vui của lao động tự giác, vì những mđích chân chính đvới con người.

4. 2.Nghệ thuật

- Tình huống truyện hợp lý

- Kể chuyện tự nhiên, chi tiết chân thực, sinh động.

- Các nv được mtả rõ nét qua lời

(19)

4. HDVN (2’)

- Tập p.t nv anh thanh niên và những nv khác - Tóm tắt tp.

- C. b viết bài tập làm văn số 3.

nói, cử chỉ, hành động, suy nghĩ.

- Kết hợp: tự sự – miêu tả- biểu cảm - nghị luận

- Chất trữ tình là một trong những yếu tố tạo sức hấp dẫn và thành công cho t/p.

4. 3.Ghi nhớ (sgk) III. Luyện tập

V.RKN………

………

………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

( Đường chân trời) a) Đường tầm mắt (SGK/80).. GV giới thiệu hình minh hoạ ở SGK, đặt hình hộp, hình trụ, ở vị trí khác nhau để HS quan sát, nhận xét. - Vị trí của

- Lồng ghép đưa ví dụ để chứng minh những tác hại của các tệ nạn xã hội đã và đang tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, đặc biệt là đối với thanh thiếu

- Vị thành niên chưa nên quan hệ tình dục vì ở tuổi này các bạn chưa thật trưởng thành về cơ thể, chưa trưởng thành về tâm lý, chưa đủ điều kiện, kinh nghiệm và kĩ

+ Đồng ý, vì: Chỉ bằng 1 số chi tiết và xuất hiện trong 1 khoảng khắc của truyện, tác giả đã phác hoạ chân dung nhân vật chính với những nét đẹp tinh thần,

( Nguyễn Thành Long , Lặng lẽ SaPa ) c/ Trong giờ phút cuối cùng ,không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được,

Bằng cách đưa ra những sự việc cụ thể; những hình ảnh so sánh, liệt kê; miêu tả tỉ mỉ sinh động, tác giả khắc hoạ một cách ấn tượng, rõ nét cuộc sống ăn chơi xa

(TL được CH trong SGK). Bước đầu biết kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời của bà khách, dựa theo tranh minh họa. Đọc đúng: nghiên cứu, là ủi, im lặng, vi trùng, chân

- Lời văn tự nhiên, chân thực, biết cách dùng các từ ngữ miêu tả hình dáng hoạt động của nhân vật trong truyện để khắc hoạ rõ nét tính cách của nhân vật ấy, thể hiện