• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
25
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 19

Ngày soạn :11/1/2018

Ngày giảng,Thứ hai ngày 15 tháng 1 năm 2018

*Buổi sáng:

Đạo Đức

TIẾT 19: EM YÊU QUÊ HƯƠNG (T1)

I. I – MỤC TIÊU :

1. Kiến thức: - Quê hương là nơi ông bà cha mẹ và chúng ta sinh ra, là nơi nuôi dưỡng mọi người khôn lớn. Vì thế chúng ta phải biết yêu quê hương.

2. Kỹ năng: Giữ gìn, bảo vệ những truyền thống tốt đẹp của quê hương, cùng tham gia vào các hoạt động chung một cách phù hợp tại quê hương.

3. Thái độ: Gắn bó với quê hương. Tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ quê hương.

* QTE: Chúng ta có quyền được giữ gìn bản sắc văn hóa, truyền thống của dân tộc, quê hương.

* TTHCM:Chúng ta phải có lòng yêu quê hương theo tấm gương Bác Hồ .

* KNS: -Kĩ năng xác định giá trị(yêu quê hương).

-Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán đánh giá những quan điểm,hành vi , việc làm không phù hợp với quê hương ).

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về truyền thống văn hóa, truyền thống cách mạng ,về danh lam thắng cảnh,con người của quê hương.

-Kĩ năng trình bày những hiểu biết của bản thân về quê hương mình.

* Biển đảo:

- Bảo vệ, giữ gìn tài nguyên, môi trường biển đảo là thể hiện lòng yêu quê hương biển, đảo.

- Bảo vệ, giữ gìn tài nguyên, môi trường biển đảo là góp phần xây dựng, bảo vệ quê hương biển, đảo

II. Chuẩn bị:

+ Sưu tầm các tranh ảnh về quê hương HĐ2 – 1.

+ Phiếu thảo luận nhóm 3 câu hỏi HĐ1; Các thẻ Xanh – Đỏ – Vàng.

+ VBT - giấy A4 để HS ghi ý thảo luận.

III. Các hoạt động day học và học

.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 2. KTBC.

GV nêu vài câu hỏi.

+ Hãy nêu những việc làm thể hiện hợp tác với người xung quanh?

- GV nhận xét tuyên dương.

B. Bài mới: 27p

a Giới thiệu bài: 2p GV đọc hoặc hát bài “Quê hương”.

- GV dẫn vào bài: Để hiểu rõ việc này, hôm nay các em cùng tìm hiểu vấn đề đó trong bài:”Em yêu quê hương” qua truyện kể “Cây đa làng em”.

HS trả lời.

-HS khác nhận xét.

- HS nghe và có thể trả lời.

Hs quan sát trên máy chiếu

(2)

b. Hoạt động 1: 15p. Tìm hiểu nội dung truyện: “Cây đa làng em”.

* Mục tiêu: HS biết biết được một biểu hiện cụ thể của tình yêu quê hương.

* Cách tiến hành:

1. GV kể chuyện theo SGK (đọc).

- GV phát phiếu thảo luận:

+ Vì sao dân làng lại gắn bó với cây đa?

+ Hà gắn bó với cây đa như thế nào?

+ Những việc làm của bạn Hà thể hiện tình cảm gì với quê hương?

* QTE+ Qua câu chuyện của bạn Hà, em thấy, đối với quê hương chúng ta phải như thế nào?

4. GV kết luận:

- Đối với quê hương chúng ta phải gắn bó, yêu quý và bảo vệ quê hương như bạn Hà đã góp tiền để chữa cho cây đa khỏi bệnh. Việc làm đó thể hiện tình yêu quê hương của bạn Hà.

5. GV gọi 1 – 2 HS đọc phần ghi nhớ.

2. HS đóng vai minh hoạ theo nội dung truyện. (Hs đọc lại hoặc kể lại theo tranh).

3. HS cả lớp thảo luận theo câu hỏi.

- HS đọc phần ghi nhớ.

c. Hoạt động 2: 10p Làm bài tập 1 SGK:

* Mục tiêu: HS nêu được những việc cần làm để thể hiện tình yêu quê hương.

* Cách tiến hành:

1. GV giao nhiệm vụ cho HS làm BT1.

3. GV gọi một số HS trình bày ý kiến 4. GV kết luận:

- Các trường hợp a, b, c, d, e thể hiện tình yêu quê hương.

- Trường hợp đ chưa thể hiện tình yêu quê hương.

* TTHCM:- GV cho HS liên hệ thực tế:

Hãy kể những việc các em đã làm để thể hiện tình yêu quê hương của mình?.

2. HS làm việc cá nhân.

- vài HS trả lời – cả lớp nhận xét, bổ sung.

- Vài HS liên hệ bản thân và kể lại.

- Cả lớp theo dõi.

d. Hoạt động tiếp nối:1p

- Về nhà tìm mỗi em vẽ một bức tranh nói về việc làm mà em mong muốn thực hiện cho quê hương hoặc sưu tầm tranh ảnh về quê hương của mình.

- Học bài và chuẩn bị nhóm các bài thơ, bài hát nói về tình yêu quê hương để học ở tiết 2.

E. Nhận xét dặn dò:: 2p - Gv nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị liên hệ thực tế (gương tốt, xấu) về việc thực hiện hành vi bài học mà em biết.

- Học kỹ bài vừa học.

- Liên hệ bản thân.

Tập Đọc

NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT

I – MỤC TIÊU :

+Đọc đúng phân biệt lời các nhân vật; đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu cảm, phù hợp với tính cách của từng nhân vật. Biết phân vai đọc diễn cảm đoạn kịch.

(3)

+ Hiểu nội dung phần 1 của đoạn kịch: Tâm trạng day dứt trăn trở tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành

+ GD cho HS về ý thức, trách nhiệm của một công dân.Kính trọng và biết ơn Bác Hồ.

* QTE: Chúng ta có quyền tham ra yêu nước, tham ra chống Pháp xâm lược, hi sinh vì tổ quốc.

* TTHCM: Giáo dục tinh thần yêu nước, dũng cảm tìm đường cứu nước của Bác.

II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

-Tranh minh hoạ chủ điểm, bài học SGK.

-Bảng phụ viết đoạn “Từ đầu....anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không?

III – C C HO T Á Ạ ĐỘNG D Y H C:Ạ 1. Kiểm tra (2p).

- Nhận xét về kết quả bài kiểm tra cuối kì 1.

- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài:1p

- Giới thiệu chủ điểm “Người công dân”.

Yêu cầu học sinh quan sát tranh và nêu những điều thấy trong bức tranh.

- Giới thiệu và ghi bảng đầu bài.

b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài

*, Luyện đọc (10p):

- GV đọc diễn cảm trích đoạn kịch.

- GV ghi: phắc- tuya, Sa-xơ-lu Lô-ba, Phú Lãng Sa.

- GV chia đoạn:

- Lần 1 GV kết hợp sửa phát âm, ngắt nghỉ hơi cho học sinh.

- Lần 2 GV kết hợp yêu cầu HS giải nghĩa các từ khó (Anh Thành, phắc-tuya, trường Sa-xơ-lu Lô-ba, đốc học, nghị định, giám quốc, Phú Lãng Sa, đèn hoa kì, đèn toạ đăng, chớp bóng).

- Lần 3 Nhận xét.

*. Tìm hiểu bài (12p):

- Yêu cầu HS đọc thầm phần giới thiệu nhân vật, cảnh trí diễn ra sự việc, thảo luận 4 nhóm trả lời 3 câu hỏi SGK(5p).

- Gọi đại diện các nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

? Anh Lê giúp anh Thành việc gì?

* TTHCM? Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn luôn nghĩ tới dân, tới nước?

?Câu chuyện giữa Thành và anh Lê nhiều lúc

- HS quan sát tranh trên máy chiếu và nêu.

- HS lắng nghe.

+ Đ1: ...Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì?

+ Đ2: ...ở Sài Gòn này nữa.

+ Đ3: Còn lại.

- Anh Lê giúp anh Thành tìm việc làm ở Sài Gòn.

-Chúng ta là đồng bào. Cùng máu da đổ với nhau. Nhưng anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không?

-Vì anh với tôi chúng ta là công dân nước Việt)

-Anh Lê gặp.không nói đến chuyện đó.

(4)

không ăn nhập với nhau. Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó và giải thích vì sao như vậy.

? Nêu ý nghĩa của bài?

* Đọc diễn cảm:10p

-Đọc phân vai( HD đọc thể hiện đúng phân vai)

-Đọc diễn cảm 1-2 đoạn kịch - Nhận xét, tuyên dương.

3.

Củng cố, dặn dò :3p

* QTE – Nêu lại ý nghĩa của bài? Qua bài em học được ở anh Thành điều gì về tinh thàn yêu nước?

- Nhận xét giờ học, tuyên dương - Yêu cầu về nhà học bài.

-Anh Thành thường không trả lời vào câu hỏi của anh Lê, rõ nhất là hai lần đối thoại.

- Tâm trạng day dứt trăn trở tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành.

3 HS đọc phân vai.

-Thi đọc .

2-3 hs trả lời

Toán

TIẾT 91: DIỆN TÍCH HÌNH THANG I – MỤC TIÊU: Giúp HS

- Nắm được công thức tính diện tích hình thang.

- HS nhớ và biết vận dụng công thức tính diện tích hình thang để giải các bài tập có liên quan.

- HS có ý thức tự giác học bài và làm bài.

II – ĐỒ DÙNG:

- CN: Mô hình bằng bìa, nam châm . - HS: Giấy kẻ ô vông, thước kẻ.

III – HO T Ạ ĐỘNG D Y H C: Ạ

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

A – Kiểm tra: 3p

- Gọi HS nêu lại các đặc điểm của hình thang

-CN vẽ hình thang ABCD, gọi HS lên chỉ 2 cạnh đáy, 2 cạnh bên, đường cao.

B- Dạy bài mới: 32P

1) Hình thành công thức tính diện tích hình thang -13p

* Cắt ghộp hình

-GV vừa làm mẫu, vừa hướng dẫn cho HS cắt ghộp hình (như SGK Tr10)

*Xây dựng qui tắc.

Hỏi: Diện tích hình thang ABCD so với diện tích tam giác AND như thế nào?

?Muốn tính diện tích tam giác AND ta làm như thế nào?

-Gợi ý: Giúp HS n/x về mối quan hệ giữa các yếu tố của 2 hình.

-Cho HS tự rút ra kết luận và nêu công thức tính, diện tích hình thang.

-HS cắt, ghộp hình thành hình tam giác.

-HS quan sát hình, nêu n/x . S AND = đáy DN x AH : 2

Mà S hình thang ABCD = S tam giác AND

= 2

) (ABCD xAH S = 2

) (ab xb

- HS tính diện tích của từng hình thang sau đấy chữa bài của bạn trên bảng.

(5)

-Y/c phát biểu qui tắc.

2) Thực hành : 17p

Bài 1 : Tính diện tích hình thang biết : 5p Cho HS đọc đề.

-yêu cầu lớp tự làm, gọi 3 HS lên bảng.

-Giúp HS vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích hình thang đề tìm kết quả.

(Củng cố cách tính diện tích hình thang, rốn kĩ năng tính toán)

Bài 2 : : Tính diện tích mỗi hình thang sau : 5p

Gọi HS đọc đề toán

-Yêu cầu HS tự làm phần a -Gọi chữa bài, CN n/x, kết luận

-CN cho HS nêu lại đặc điểm của hình thang vông

-Y/c Hs quan sát hình vẽ nêu cách tính diện tích hình thang biết đường cao = 4cm a = 3cm, b = 7cm

(Củng cố cách tính diện tích hình thang vông)

Bài 3 : 7p Gọi HS đọc đề toán .

? Bài toán cho biết gì ?

? Em hiểu chiều cao bằng trung bình cộng của 2 đáy có nghĩa như thế nào ?

? Muốn tớnh diện tích thửa ruộng đó ta làm như thế nào ? - 1HS trình bày lời giải trên bảng, lớp n/x bổ sung : GV chốt lời giải đúng.

(GV củng cố cách cộng số tự nhiên với số thập phân, cách tìm số trung bình cộng).

C – Củng cố - dặn dò ; 2p -CN nhận xét giờ học.

-Nêu lại công thức, qui tắc tính SHT.

-HS tự làm sau đó đổi bài kiểm tra kết quả của nhau.

-HS nêu miệng .

-1 HS lên bảng làm bài . -Lớp làm vào vở - chữa bài.

-1 HS đọc, lớp nghiên cứu đề . -HS phát biểu lớp n/x – bổ sung.

*Buổi chiều:

Khoa Học

TIẾT 37:

DUNG DỊCH

I/MỤC TIÊU

Giúp HS hiểu

- Hiểu thế nào là dung dịch

- Biết cách tạo ra dung dịch, biết cách tách các chất trong dung dịch ( trường hợp đơn giản).

-GD HS ham tìm hiểu khoa học.

II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Đường, muối , cốc nước. máy chiếu - Phiếu học tập .

III/C C HO T Á Ạ ĐỘNG D Y H C Ạ

(6)

Hoạt động dạy Hoạt động học A-Kiểm tra bài cũ:3p

- Hỗn hợp là gì ?

- Nêu cách tạo ra một hỗn hợp ? ->GV nhận xét.

B/Bài mới : 28p

1-Giới thiệu bài :1p GV cho 1 thìa đường vào cốc nước rồi hỏi:

- Đường trong cốc đã đi đâu ?

-GV nêu : Đó gọi là gì ? Dung dịch là gì ?.

*Hoạt động 1:10p Làm thí nghiệm ( HĐ nhóm)

-Yêu c u HS ho t ầ ạ động nhóm :Phát phi uế h c t p cho HS v giao nhi m v : Rótọ ậ à ệ ụ nước sôi : đường ( mu i) v o v gu y ố à à ấ đều – quan sát – ghi nh n xét, n m th – ghiậ ế ử nh n xét .ậ

Tên và Đặc điểm của từng chất tạo

ra dung dịch

Tên dung dịch và đặc điểm của dung

dịch 1.Nước sôi để nguội

trong suốt không mầu , không mùi, không vị

2.Đường : Mầu trắng , có vị ngọt 3.Muối mầu trắng…

-Nước đường dung dịch có vị ngọt.

?Dung dịch mà các em vừa pha có tên là gì ?

?Để tạo ra dung dịch cần những điều kiện gì?

?Vậy dung dịch là gì ?

?Hãy kể tên một số dung dịch mà em biết ?

?Muốn tạo ra độ mặn hoặc độ ngọt khác nhau của dung dịch ta làm thế nào?

- Cho HS đọc mục BCB (SGK 76)

=>GV kết luận : Muốn tạo ra một dung dịch ít nhất phải có 2 chất trở lên trong đó pgải có 1 chất ở thể lỏng và chất kia phải hoà tan được vào trong đó …

*Hoạt động 2(10p) : Phương pháp tách các chất ra khỏi dung dịch .

(Hoạt động cả lớp )

-GV giới thiệu hoạt động : Vậy muốn tách các chất ở trong dung dịch ta làm như thế nào?

- 2 HS trả lời.

- 4HS / nhóm .

- Các nhóm làm thí nghiệm và nhận xét . - Báo cáo kết quả.

HS trả lời.

- Dung dịch nước đường, và dung dịch nước muối .

- ít nhất có từ 2 chất trở lên, và có 1 chất ở thể lỏng.

- Là hỗn hợp chất lỏng với chất rắn hoà tan trong nước đó.

- dung dịch xà phòng và nước , dung dịch dấm và đường, dung dịch nước mắm và ta có thể cho nhiều chất hoà tan trong nước

mì chính.

- HS trả lời .

-1-2HS đọc .

(7)

-GV làm thí nghiệm : Lấy 1 chiếc cốc. đổ nước nóng vào cốc, úp đĩa lên mặt cốc, 1 phút ra mở cốca ra và hỏi?

?Hiện tượng gì xảy ra.

?Vì sao có những giọt nước này đọng trên đĩa..?

-Yêu cầu 3 HS lên nếm thử nước đọng trong đó?- sau đó nêu nhận xét( không có vị gì )

=>GV kết luận: Cách làm đó gọi là chưng cất người ta thường dùng phương pháp này để chưng kết để tách các chất trong dung dịch.

-Yêu cầu HS đọc : BCB trang 77 SGK.

-Cho HS quan sát tranh minh hoạ 3 và nêu lại thí nghiệm .

*Hoạt động 3: 7p Trò chơi .( đố bạn) (Hoạt động cặp đôi)

-GV tổ chức cho HS thảo luận câu hỏi trong SGK .

-Gọi các cặp lên ( 1 bạn đố + 1 bạn trả lời )

=>GV nhận xét khen ..

C - Củng cố dặn dò : 3p ? Dung dịch là gì ?

?Nêu sự giống nhau và khác nhau giữa hỗn hợp và dung dịch ?

Dặn dò : Về nhà học bài và làm BT .

- HS quan sát và trả lời . - có nước đọng ở mặt đĩa.

- Đo không khí lạnh ngưng tụ lại..

- 3 HS lên .

-1-2 HS đọc . -Vài HS nêu.

-2HS/ 1 cặp.

-Vài HS nêu.

-Vài HS nêu.

---

HĐNGLL – VĂN HÓA GIAO THÔNG

BÀI 5: TÔN TRỌNG NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN GIAO THÔNG I. Mục tiêu:

* Kiến thức, kĩ năng: HS biết chấp hành theo lệnh của người điều khiển giao thông hoặc cảnh sát giao thông.

- Phản đối những hành động không chấp hành theo lệnh của người điều khiển giao thông hoặc cảnh sát giao thông.

* Giáo dục: HS có ý thức chấp hành hành theo lệnh của người điều khiển giao thông hoặc cảnh sát giao thông.

II. Đồ dùng dạy học: Tài liệu văn hoá giao thông III. Các hoạt động dạy học:

A. Kiểm tra bài cũ: Lịch sự khi đi xe đạp trên đường (5’)

- 2HS TLCH: Khi tham gia giao thông, nếu va chạm với người khác, cho dù có đúng hay sai, em cần ứng xử như thế nào?. GV nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: Tôn trọng người điều khiển giao thông (1’)

2. Hoạt động 1: Đọc truyện: Chấp hành và tôn trọng (8’)

MT:

HS có hành vi ứng xử văn minh lịch sự, có lí, có tình khi tham gia giao thông

Cách tiến hành:
(8)

1. GV đọc truyện: Chấp hành và tôn trọng/20.

2. Chia lớp thành 4 nhóm. Các nhóm thảo luận các câu hỏi sgk/21. Đại diện nhóm báo cáo. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

3. GV kết luận, chốt lại ý đúng: người điều khiển giao thông mặc áo xanh lam, tay phải có băng vải đỏ, cầm que chỉ đường và thường sử dụng còi khi điều khiển giao thông. Cần chấp hành theo lệnh của người điều khiển giao thông và tôn trọng họ để giữ gìn trật tự giao thông.

4. HS đọc ghi nhớ sgk/21

3. Hoạt động 2: Hoạt động thực hành (10’)

Mục tiêu: HS phản đối những hành động không chấp hành theo lệnh của người điều

khiển giao thông hoặc cảnh sát giao thông. Chấp hành và tôn trọng người điều khiển giao thông hoặc cảnh sát giao thông.

Cách tiến hành:

Bài 1: Xem hai hình ảnh dưới đây và nêu ý kiến

1. Các nhóm quan sát các bức hình/21, thảo luận và nêu ý kiến về việc chấp hành của những người tham gia giao thông trong bức hình

2. Đại diện nhóm phát biểu. Cả lớp và GV nhận xét.

3. GV: Cần chấp hành theo lệnh của cảnh sát giao thông. Nếu không chấp hành tốt dễ va chạm giao thông.

Bài 2: Ghi Đ vào ô trống ở hình ảnh thể hiện hành động đúng, ghi S vào ô trống ở hình ảnh thể hiện hành động sai

1. Các nhóm quan sát tranh ở bài 2/22, và thảo luận theo yêu cầu bài tập, giải thích lý do lựa chọn.

2. Đại diện nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

3. GV: Các em cần lên án những hành động không chấp hành theo lệnh của người điều khiển giao thông hoặc cảnh sát giao thông. Nếu không chấp hành là vi phạm Luật Giao thông, vi phạm pháp luật. Cần chấp hành theo lệnh của người điều khiển giao thông hoặc cảnh sát giao thông.

4. HS đọc ghi nhớ sgk/22

4. Hoạt động 3: Hoạt động ứng dụng: Thảo luận tình huống (10’)

Mục tiêu: HS phản đối hành động sai trái của Thư vì không tuân theo lệnh của

người điều khiển giao thông.

Cách tiến hành:

1. GV phát phiếu tình huống sgk/22 - 23 cho các nhóm. 1HS đọc to tình huống ghi trên phiếu. Các nhóm thảo luận: Đề nghị của Thư là đúng hay sai? Tại sao?

2. Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét.

3. GV: Lệnh của người điều khiển giao thông cũng giống như cảnh sát giao thông.

Cần tôn trọng và chấp hành đúng theo lệnh của người điều khiển giao thông.

4. HS đọc ghi nhớ sgk/23

- Cả lớp bình bầu nhóm học tốt, HS học tốt. Tuyên dương.

5. Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp (5’)

- HS nhắc lại các ghi nhớ trong bài học. Giáo dục HS chấp hành tốt lệnh của người điều khiển giao thông hoặc cảnh sát giao thông. Phản đối những hành động không chấp hành theo lệnh của người điều khiển giao thông hoặc cảnh sát giao thông.

- Chuẩn bị bài Khi gặp tai nạn xảy ra

(9)

6. Nhận xét tiết học: (1’)

- GV đánh giá tình hình, thái độ học tập của HS.

--- Luyện Từ Và Câu

TIẾT 38:

CÁCH NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP

I/MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

- Nắm được cách nối các vế trong câu ghép bằngcác quan hệ từ và nối các vế câu ghép không dùng từ nối.

- Nhận biết được câu ghép trong đoạn văn (BT1, mục III) viết được đoạn văn theo yêu cầu của BT2.

- Ý thức vận dụng câu ghép trong nói, viết.

II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -Bảng phụ -VBT.

- Bảng nhóm.

III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

A-Kiểm tra bài cũ: 3p

? Câu ghép là gì ? Cho ví dụ?

- GV nhận xét.

B-Bài mới: 32p

Các em đã hiểu về câu ghép vậy các vế câu ghép được nối với nhau NTN? bài hôm nay ...

1) Giới thiệu bài : 1p

Nêu mục đích -yêu cầu bài học . 2. Nhận xét:13p

Bài 1, 2:Tìm các vế câu trong mỗi vế câu ghép dưới đây. 6p

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài.

-Yêu càu HS làm vào VBT . - Gọi HS lên làm bảng phụ . - Sau đó chữa bài và nhận xét .

? Mỗi câu ghép trên có mấy vế câu ? Ranh giới giữa các vế câu được đánh dấu bằng những từ ngữ, dấu nào ?

?Theo em , có những cách nào để nối các vế trong câu ghép.

-GV kết luận . 3/Ghi nhớ :3p

- Yêu cầu đọc ghi nhớ .

- Sau đó yêu cầu HS lấy ví dụ về câu ghép sử dụng từ nối).

4/Luyện tập : 15p

Bài 1:Tìm câu ghép trong đoạn văn và xđ các vế câu ghép được nối với nhau bằng cách

nào? 7p

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập . -Yêu cầu HS tự làm BT - gọi HS chữa bài . -GV nhận xét kết quả đúng.

- 2 HS trả lời.

- 1HS đọc to . - Cả lớp làm VBT.

- HS trả lời .

- Từ , thì dấu phẩy ...

- Nối = những từ nối hoặc các dấu câu - 3HS đọc nối tiếp .

VD: Em đi học còn mẹ đi làm . Trời mưa to thì đường bị ngập.

- 1HS đọc . - Cả lớp làm .

(10)

Đoạn A- Có 1 câu ghép với 4 vế câu Đoạn b 1 3

Đoạn c 1 3

Bài 2: viết 1 đoạn văn từ 3 -5 câu tả ngoại hình tả một người bạn...8p

Gọi H đọc yêu cầu bài.

-Hỏi em sẽ tả ai ? em tả những điểm nào về ngoại hình của bạn ? - Sau đó cho HS tự làm . -Gọi HS chữa bài bảng phụ - lớp nhận xét bổ xung ....

C- Củng cố - dặn dò: 2p

? Có những cách nào để nối các vế câu ghép?

-GV nhận xét, tổngkết bài . -Dặn dò - Học thuộc ghi nhớ.

- 1HS đọc yêu cầu . - HS trả lời .

- Cả lớp làm . - 1,2HS chữa bài .

+Bạn Hoàng bằng tuổi em / nhưng cậu ta lớn hơn chúng bạn cùng lứa , mái tóc cắt ngắn để lộ vầng trán thông minh...

- HS trả lời.

- Lắng nghe và ghi nhớ.

Ngày soạn: 11/1/2018

Ngày giảng,Thứ ba ngày 16 tháng 1 năm 2018

Toán

TIẾT 92: LUYỆN TẬP

I - MỤC TIÊU:

- Củng cố công thức tính diện tích hình thang.

- Rèn luyện kĩ năng vận dụng công thức tính diện tích hình thang (kể cả hình thang vuông) trong các tình huống khác nhau.

HS có ý thức tự giác học bài và làm bài.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Bảng phụ

III - C C HO T Á Ạ ĐỘNG D Y H C: Ạ

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

A - Kiểm tra: 4p

- Gọi 1 HS lên bảng chữa BT 3 .

- Y/c 2HS nêu cách diện tích hình thang, HT vuông .

B- Dạy bài mới: 32p

Bài 1: : Tính diện tích hình thang có độ dài hai đáy lần lượt là: 7p

Gọi HS nêu yêu cầu của bài .

-Y/c HS áp dụng công thức tính diện tích hình thang để tính kết quả.

-Gọi 3 HS lên bảng làm, gọi chữa.

(CN n/x, củng cố cách cộng, nhân, chia phân số, số thập phân.

Bài 2: Gọi HS đọc đề toán . 10p -Yêu cầu HS suy nghĩ, tìm hướng giải.

+ Tìm độ dài đáy bé và chiều cao của thửa ruộng hình thang.

+Tính diện tích của thửa ruộng .

+Từ đó tính số kg thóc thu hoạch được trên

-1 HS đọc to yêu cầu, lớp đọc thầm.

-Hs tự suy nghĩ làm bài .

-Chữa bài của bạn trên bảng. N/x chốt lời giải đúng .

b) :2

4 9 2 1 3 2 x

 

 

= :2 4 9 6 7x

-1 HS đọc đề toán, lớp đọc thầm.

-1 HS khá giỏi, nêu các bước giải.

-1 HS khác lên bảng phụ làm.

(11)

thửa ruộng đó?

-Yêu cầu HS tự làm bài, gọi chữa bài.

(CN củng cố cách tìm 1 phần mấy của 1 số, cách tìm diện tích hình thang vận dụng vào thực tế)

Bài 3: Gọi HS đọc đề toán, quan sát hình vẽ.

13p

-Yêu cầu mỗi HS quan sát và tự giải toán, đổi vở để kiểm tra bài của bạn.

-CN đánh giá bài làm của HS

-CN củng cố cách tính S HCN, S hình thang, kĩ năng quan sát, vẽ kết hợp với sử dụng công thức tính, óc suy luận.

IV - Củng cố , dặn dò: 2p

- Củng cố về cách tính S hình thang.

-GV n/x giờ học, dặn dò về nhà.

-Lớp tự làm bài vào vở sau đó nhận xét, chữa bài chốt lời giải đúng.

Đáp số: 48,375 kg

Bài giải (bài 3)

Chiều cao cũng chính là chiều rộng của HCN là:

AD = AM + MN = 3 + 3 = 6 S hình thang AMCD là:

(3 + 9) x 6 : 2 = 3 6 (cm2) S hình thang MNCD là (3 + 9) x 6 : 2 = 36 (cm2)

a) Vậy diện tích các hình thang AMCD, MNCD, NBCD bằng nhau (Đ)

Vì sao đúng (3 hình thang đều có chung đáy lớn, chung đường cao, chung số đo đáy nhỏ bằng nhau) => S bằng nhau.

b) S hình chữ nhật = 9 x 6 = 54 cm2 S hình thang trong AMCD bằng

3 1S HCN ABCD (S) vì nhìn vào hình vẽ ta thấy lớn hơn

2

1S hình chữ nhật.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

Chính Tả

(Nghe Viết)

TIẾT 19: NHÀ YÊU NƯỚC NGUYỄN TRUNG TRỰC

I. I - MỤC TIÊU :

- Nghe viết bài Nguyễn Trung Trực, phân biệt r/d/gi.

- Nghe - viết đúng chính tả của bài Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực. Luyện viết đúng các tiếng chứa âm đầu r/ d/ gi .

- Giáo dục HS có ý thức rèn chữ, giữ vở.

* QTE: Chúng ta có quyền tham ra yêu nước, tham ra chống Pháp xâm lược, hi sinh vì tổ quốc.

II. CHUẨN BỊ :

- Vở bài tập tiếng Việt 5, tập hai (nếu có).

- Bút dạ và 3 – 4 tờ giấy khổ to phô tô nội dung BT2 và BT3 hoặc chép lên bảng những dòng thơ (câu văn) có chữ cần điền.

III. - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Giới thiệu bài:1p

- GV nêu mục đích, yêu cầu của bài học.

2. Hướng dẫn học sinh nghe - viết:17p

(12)

- GV đọc bài chính tả Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực.

* QTE

- Hỏi: Bài chính tả cho em biết điều gì?

- GV cho HS nêu những chữ khó viết, dễ viết sai chính tả và viết hoa:

- GV đọc từng câu.

- GV đọc bài.

3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả:13p

Bài 2:Tìm chữ cái thích hợp với mỗi ô trống để hoàn chỉnh bài thơ sau : 6p - GV nêu mục đích nhắc nhở HS ghi nhớ:

+ ô 1 là chữ r, d hoặc gi.

+ ô 2 là chữ o hoặc ô.

- GV và cả lớp nhận xét thống nhất kết quả.

Bài 3: tìm tiếng bắt đầu bằng r, d, gi thích hợp với mỗi ô trống :7p

- GV nêu mục đích nhắc nhở HS ghi nhớ:

- GV và cả lớp nhận xét thống nhất kết quả.

4. Củng cố, dặn dò:2p - GV nhận xét tiết học.

- Cả lớp theo dõi SGK.

- HS đọc thầm bài chính tả.

+ Nguyễn Trung Trực là nhà yêu nước nổi tiếng của Việt Nam. Trước lúc hy sinh ông đã có một câu nói khảng khái, lưu danh muôn thuở:

“Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”.

+ Nguyễn Trung Trực, Vàm Cỏ, Tân An, Long An, Tây Nam Bộ, Nam Kỳ, Tây.

+ Chài lưới, nổi dậy, khảng khái...

- HS viết bài.

- HS soát lỗi.

- HS làm bài, trình bày bài.

- Cả lớp sửa lại theo lời giải đúng:

Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim

Hạt mưa mải miết trốn tìm Cây đào trước cửa lim dim mắt cười

Quất gom từng hạt nắng rơi Tháng giêng đến tự bao giờ Đất trời viết tiếp bài thơ ngọt ngào.

- HS đọc mẩu chuyện vui:

Ve nghĩ mãi không ra lại hỏi:

Bác nông dân ôn tồn giảng giải:

... Nhà tôi còn bố mẹ già... Còn làm để nuôi con là dành dụm cho tương lai.

- HS về nhà kể được câu chuyện hoặc học thuộc lòng 2 câu đố.

Luyện Từ Và Câu TIẾT 37 :CÂU GHÉP

I/MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

- Nắm sơ lược khái niệm câu ghép là do nhiều vế câu ghép lại ; mỗi vế câu ghép thường có cấu tạo giống một câu đơn và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác.

- Nhận biết được câu ghép, xác định được các vế câu trong câu ghép; thêm được một vế cu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép.

- Giáo dục HS có ý thức trong việc sử dụng đúng câu ghép. II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-Bảng phụ ,VBT

(13)

III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

A-Kiểm tra bài cũ:3p - GV gọi 2 HS

? Đặt câu và xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu?

- GV nhận xét.

B-Bài mới : 32p

1) Giới thiệu bài :1p Nêu mục đích -yêu cầu bài học .

*Bài 1: đánh dấu số thứ tự1,2,3 của các câu trong đoạn văn

-Gọi HS trình bày

Câu 1, Câu 2 , câu 3, câu 4 ...

? Muốn tìm chủ ngữ trong câu em đặt câu hỏi nào ?

( Ai, cái gì ? con gì ? )

?Muốn tìm Vị ngữ trong câu em đặt câu hỏi nào ?

( Câu ? Làm gì ? Thế nào ?)

-Yêu cầu HS làm Theo cặp - sau đó gọi HS làm, GV nhận xét chữa bài đúng

? Câu 1 em XĐ CN-VN = cách nào?

-GVnhận xét và hỏi cách 1,2,3(tương tự cách1)

Bài 2: xếp các câu trên vào nhóm thích hợp.

? Em có nhận xét gì về số câu của các câu trong đoạn văn trrên ?

?Thế nào l;à câu đơn?

?Thế nào là câu ghép ?

=>GV KL: Vậy câu có 2 cụm Chủ vị hay nhiều cụm CN trở nên là câu ghép.

? em hãy sắp xếp các câu trong đoạn văn trên vào 2 nhóm : Câu đơn, câu ghép.

-GV nhận xét.

Bài 3: Yêu cầu HS đọc lại các câu ghép trong đoạn văn.

- Yêu cầu HS tách mỗi vế câu ghép nói trên thành 1 câu đơn và nx ý nghĩa của các câu sau khi tách? Thế nào là câu ghép ?

- Câu ghép có đặc điểm gì ?

-=>Đó là đặc điểm cơ bản của câu ghép.

*Ghi nhớ :2-3p.

- Sau đó yêu cầu HS lấy ví dụ về câu ghép.

2/Luyện tập- 20p

Bài 1. Tìm câu ghép trong đoạn văn dưới đây.

Xác định các vế câu trong từng câu ghép.

Gọi HS đọc yêu cầu.

- 2 HS lên bảng.

- 3 HS đọc nối tiếp . -Cả lớp làm .

-Vài HS nêu .

-HS trả lời .

-2 HS cùng trao đổi và làm BT.

-HS trả lời .

- Con gì cũng nhẩy phốc lên ngồi trên lưng con chó to ?....

- Con khỉ làm gì ....?

- Câu 1: Có 1 vế câu - câu 2 3,4 có 2 vế câu ?

- Câu có 1 vế câu.

- HS trả lời .

- HS làm vào VBT.

- Vài HS nêu.

- ý nghĩa bị rời rạc không liên quan đến nhau ....

- Các vế câu diễn đạt ý có quan hệ chặt chẽ với nhau .

- HS đọc ghi nhớ.

- E m đi học còn mẹ em đi làm ...

- Vài HS đọc .

(14)

-Cho HS làm BT theo cặp .

- Gọi HS các cặp trình bày bảng phụ . - GV nhận xét cho điểm.

? Căn cứ cào đâu em xác định đó là những câu ghép?

?Em hãy xác định các vế câu trong những từ ghép?

-GV nhận xét sửa ( nếu sai )

Bài 2: Có thể tách mỗi vế câu ghép vừa tìm được ở bT 1 thành câu đơn được không vì sao?

-GV nhận xét , sửa cho HS .

Bài 3: Thêm một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép.

- Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu BT.

-Yêu cầu HS tự làm . - Gọi HS lên bảng .

-Gọi HS nhận xét bạn , GV sửa cho HS . C.Củng cố , dặn dò : 3p

? Thế nào là câu ghép ?

? Câu ghép có đặc điểm gì ? -GV nhận xét giờ học .

Dặn dò HS : Về nhà chuẩn bị bài sau.

-2HS trình bày.

-Sau đó nêu kết quả.

-Vài HS lên gạch.

-HS nối tiếp trả lời .

- Không thể - vì mỗi vế câu có 1 ý quan hệ chặt chẽ với các vế khác.

-HS đọc . -Cả lớp làm.

- 2 Hs trả lời, nhận xét.

a/Mùa xuân đã về, không khí ấm áp hẳn lên , mùa xuân đã về, muôn hoa khoe sắc thắm .

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

--- Ngày soạn:11/1/2018

Ngày giảng,Thứ tư ngày 17 tháng 1 năm 2017

*Buổi sáng:

Tập Đọc

NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT

(TIẾP) I. MỤC ĐÍCH -YÊU CẦU:

- Đọc đúng một văn bản kịch, phân biệt được lời các nhân vật, lời tác giả. HS biết đọc phân vai diễn cảm đoạn kịch, giọng đọc thể hiện được tính cách của từng nhân vật.

- Hiểu được nội dung phần 2 : Qua việc Nguyễn Tất thành quyết tâm ra nước ngoài tìm con đường cứu dân, cứu nước, tác giả ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành.

- Kính trọng và biết ơn Nguyễn Tất Thành.

* QTE: Chúng ta có quyền tham ra yêu nước, tham ra chống Pháp xâm lược, hi sinh vì tổ quốc.

II.CHUẨN BỊ:

1.Tranh minh hoạ.

2. Bảng phụ viết sẵn một đoạn của bài để hướng dẫn Hs luyện đọc.

III.C C HO T Á Ạ ĐỘNG D Y-H C CH Y UẠ Ọ Ủ Ế

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ:(3p).

- Gọi 2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi nội dung.

– Nhận xét.

B. Bài mới 32p

- 2 HS trả lời.

(15)

1.Giới thiệu bài: 1p 2. Nội dung bài.

* Luyện đọc: 8p

- Gv, Hs chia đoạn trong bài:

- Lần1: Sửa phát âm(từ khó) - Lần 2: Giải nghĩa từ:

- Lần 3: Hướng dẫn đọc câu dài, đoạn khó 2.

- Gv đọc diễn cảm toàn bài

*Tìm hiểu bài: 12p

-Cho hs nhắc lại nội dung bài.

* QTE: ? Qua câu chuyện trên em thấy ca ngợi ai?

*HD đọc diễn cảm: 10p - Hs đọc lại bài văn.

-HD hs đọc đoạn 2

-T/c thi đọc diễn cảm đoạn văn.

-Nhạn xét.

C.Củng cố, dặn dò: 2p

? Qua câu chuyện trên em thấy ca ngợi ai?

+ Nhận xét tiết học. Khen những HS học tốt + Yêu cầu HS luyện đọc bài ở nhà, chuẩn bị bài sau.

- Đọc phân vai và trả lời câu hỏi 1-2 sgk.

* 1-2 Hs khá, giỏi đọc nối tiếp toàn bài.

* Hs đọc nối tiếp( theo đoạn) .

* 1-2 Hs đọc toàn bài.

-Đọc đoạn 1:

-Sự khác nhau giữa anh Lê và anh Thành

-Đọc đoạn 2:

+Lời nói +cử chỉ -Đọc đoạn 3:

Người công dân số một ở đây là NTT, sau này là chủ tịch HCM.

- Nhắc lại.

*ý nghĩa: Tác giả ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành.

- Nhìn bảng luyện đọc.

- Nx:

- Đại diện nhóm thi.

-Lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.

-Đọc phân vai.

- HS trả lời.

Toán

TIẾT 93: LUYỆN TẬP CHUNG

I - MỤC TIÊU: Giúp HS

- Củng cố cách tính diện tích hình tam giác vuông,hình thang. Củng cố về giải toán liên quan đến diện tích và tỉ số phần trăm.

- Rèn luyện kĩ năng tính diện tích hình thang, hình tam giác, giải toán về tỉ số phần trăm.

HS có ý thức tự giác học bài và làm bài.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Bảng phụ

III- C C HO T Á Ạ ĐỘNG D Y H C.Ạ

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

A - Kiểm tra:4p

+) Gọi HS chữa bài tập 3 lớp đối chiếu kết quả,

(16)

n/x chốt lời giải đúng.

+ GV nhận xét.

B- Dạy bài mới:32p 1. GTB: 1p

2. Hướng dẫn làm bài tập:

Bài 1: Tính diện tích hình tam giác vuông có độ dài 2 cạnh góc vuông là: 10p

- Gọi HS đọc yêu cầu.

-Y/c HS tự làm bài (3 HS lên bảng) -Gọi chữa bài

-GVNX: Củng cố kĩ năng tính diện tích hình tam giác vuông

S = 2

h x a Bài 2: 10p

- GV cho HS quan sát hìnhvà nêu yêu cầu.

? Muốn biết diện tích của hình thang ABCD lớn hơn diện tích của hình tam giác BEC bao nhiêu đề xi mét vuông?

? Ta làm như thế nào?

-Y/c 1 HS khác giỏi nêu cách làm, lớp n/x . -Cho lớp tự làm bài, 1HS lên bảng làm . -Gọi chữa - chốt lời giải đúng.

Bài 3: 10p

- Gọi HS đọc đề toán.

-Y/c lớp tự phân tích, nêu hướng giải . -Các HS khác nhận xét.

- Gọi 1 HS lên bảng trình bày hướng giải:

-Gọi HS đọc kết quả bài giải của mình.

- Nhận xét, củng cố về giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm và diện tích hình thang.

C - Củng cố - dặn dò: 2p

- Củng cố nội dung luyện tập, nhận xét chung giờ học.

- Dặn dò VN .

- 1 HS đọc a) 3cm và 4cm b) 2,5cm và 1,6cm c) 5

2dm và 6 1dm

- HS quan sát và lắng nghe.

- HS trả lời.

- HS tự làm bài, đổi vở kiểm tra chéo, 1 số em đọc kết quả bài làm của bạn.

-HS cần phải làm theo các bước . 1. Tính diện tích hìn thang ABED 2. Tính diện tích hình tam giác BEC 3. Lấy diện tích hình thang trừ S

BEC

-1HS đọc đề toán, lớp đọc thầm . -1 HS nêu hướng giải, lớp nghe nhận xét, bổ sung.

- HS đọc.

Kể Chuyện

TIẾT 19: CHIẾC ĐỒNG HỒ

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện: Qua câu chuyện Bác Hồ muốn khuyên cán bộ : nhiệm vụ nào của cách mạng cũng cần thiết, quan trọng ; do đó, cần làm tốt.

- Kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ trong SGK ; kể đúng và đầy đủ nội dung câu chuyện việc được phân công, không nên so bì, chỉ nghĩ đến việc riêng của mình.

- Giáo dục HS biết quan tâm chia sẻ niềm vui, niềm hạnh phúc với mọi người.

* TTHCM: Bác Hồ là người có trách nhiệm với đất nước, trách nhiệm giáo dục mọi người

(17)

để tương lai đất nước ngày càng tươi đẹp hơn.

* QTE : Chúng ta có quyền tự hào về Bác Hồ vĩ đại và bổn phận học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ vĩ đại.

II.CHUẨN BỊ:

1.Tranh minh hoạ -

2. Bảng phụ viết sẵn lời thuyết minh cho tranh.

III.C C HO T Á Ạ ĐỘNG D Y H C CH Y UẠ Ủ Ế

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

A. Kiểm tra bài cũ: 4p

? HS kể câu chuyện giờ học trước.

- Nhận xét.

B. Bài mới

1.Giới thiệu bài:1p 2. Nội dung bài a. Hướng dẫn kể: 6p - GV kể lần 1.

+Viết lên bảng các nhân vật trong truyện.

+Giải nghĩa từ:

- GV kể lần 2,chỉ vào tranh minh hoạ.

b. HD HS kể chuyện,trao đổi ý nghĩa câu chuyện. 20p

- Dựa vào tranh minh hoạ và trí nhớ, các em hãy tìm cho mỗi tranh 1-2 câu thuyết minh.

-Nhận xét, treo bảng phụ thuyết minh.

- Chỉ cần kể đúng cốt truyện , không cần lặp lại nguyên văn của thầy(cô).

-Kể xong, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.

-Nhận xét.

* TTHCM + Qua câu chuyện Bác Hồ muốn khuyên mọi người ( cán bộ) điều gì?

* QTE : qua câu chuyện em học được ở Bác điều gì?

C. Củng cố, dặn dò: 2p

+ Nhận xét tiết học. Khen những HS học tốt, biểu dương những HS biết điều khiển nhóm trao đổi về nội dung câu chuyện.

+ Yêu cầu HS kể lại câu chuỵện ở nhà, chuẩn bị bài sau.

- 2 HS kể.

- Nghe kể.

- HS nêu tên các nhân vật.

Quan sát tranh minh họa trên máy chiếu

-Phát biểu thuyết minh 6 tranh.

-Lớp nhận xét.

- Đọc lại.

-Kể theo nhóm:

+Kể từng đoạn.

+Kể toàn bộ câu chuyện.

+Thi kể trước lớp.

-Trao đổi ý nghĩa câu chuyện.

-Bình chọn bạn kể hay nhất, tự nhiên nhất; bạn nêu câu hỏi thú vị nhất, bạn hiểu câu chuyện nhất.

- Nhiệm vụ nào của cách mạng cũng rất cần thiết, quan trọng, do đó càn làm tốt việc được phân công, không nên so bì chỉ nghĩ đến việc riêng của mình.

Hs trả lời.

(18)

*Buổi chiều:

Tập Làm Văn

TIẾT 37: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI

I/ MỤC TIÊU :

- Giúp học sinh : Củng cố kiến thức và cách viết đoạn mở bài theo kiểu trực tiếp và gián tiếp.

- Thực hành viết đoạn mở bài cho bài văn tả người theo kiểu trực tiếp và gián tiếp.

-GD HS có ý thức yêu quý người mình định tả.

* QTE: bổn phận yêu thương, kính trọng ông bà, cha mẹ.

II/ ĐỒ DÙNG:

-Bảng phụ viết : 2 đoạn , 2 kiển mở bài.

III/ C C HO T Á Ạ ĐỘNG D Y H C: Ạ

Hoạt động dạy Hoạt động học

A-Kiểm tra bài cũ: (3p)

- GV nhận xét bài tập luyện văn thi cuối kỳ I.

B- Dạy bài mới:32p

1 - GTB : GV hỏi bài văn tả người gồm có mấy phần là những phần nào ?

? Có những kiểu mở bài nào ?

? Thế nào là mở bài trực tiếp ?

? Mở bài gián tiếp ?

=> GV nhận xét và GT bài : Bài hôm nay chúng ta sẽ cùng tiến .hành 2 kiểu ..

2- Hướng dãn làm bài tập :

Bài 1: Theo em cách ở bài ở hai đoạn văn có gì khác nhau. 7p

-Gọi hs đọc yêu cầu và nội dung.

- Đoạn mở bài (a) là kiểu mở bài nào?

-Cho hs thảo luận nhóm, sau đó - trình bày ->

các nhóm đại diện trình bày.

=> Gv nhận xét , kết luận .

Bài 2: Hãy viết 2 đoạn văn mở bài theo hai cách.

- Gọi hs nêu yêu cầu bài . - người em định tả là gì?

- Yêu cầu hs suy nghĩ và làm bài -> sau đó gọi hs trình bày -> lớp nhận xét, sửa cho hs, cho điểm bài đạt yêu cầu...

( Đề a . đã hết 3 tháng hè vui nhộn , tôi trở về thành phố học tôi sẽ rất nhớ những ngày hè , những kỉ niệm về ông nội...)

Đề bài :Tuổi thơ tôi có biết bao nhiêu kỉ niệm gắn bó với bạn bè, thầy cô , mái trường . Đây là con đường ... Những gần gũi và thân thiết hơn cả với tôi là Lan..)

C - Củng cố -Dặn dò :2p

? Có mấy cách mở bài? đó là cách nào?

-GV nhận xét tiết học .

- HS trả lời.

- là giới thiệu trực tiếp người hay sự vật định tả.

- là nói 1 việc khác từ đó chuyển sang giới thiệu người định tả.

- 1 hs đọc to.

-Cả lớp làm . - MB trực tiếp.

- Nhận xét, bổ sung.

- 1hs đọc to . -hs trả lời . -Cả lớp làm . -3-4 hs đọc.

- Nhận xét, bổ sung.

- HS trả lời.

(19)

'-Dặn dò : về nhà làm tiếp bài 2 cách làm khác ra vở ô li.

---

Ngày soạn:11/1/2018

Ngày giảng.Thứ năm ngày 18 tháng 1 năm 2018 Toán

TIẾT 94:

HÌNH TRÒN - ĐƯỜNG TRÒN

I - MỤC TIÊU : Giúp HS

- Nhận biết được về hình tròn, đường tròn và các yêu tố của hình tròn như tâm, bán kính, đường kính.

- Phân biệt được hình tròn, đường tròn; sử dụng com pa để vẽ được đường tròn - ý thức chăm chỉ học tập.

II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV chuẩn bị bảng phụ và bộ đồ dùng dạy học toán 5.

-HS chuẩn bị thước kẻ, com pa.

III - C C HO T Á Ạ ĐỘNG D Y H C: Ạ

Hoạt động dạy Hoạt động học

A - Kiểm tra (3p )Đồ dùng học tập của HS.

B - Dạy bài mới:32p

1) Giới thiệu về hình tròn, đường tròn :6p -GV đưa ra một tấm bìa hình tròn, chỉ tay trên mặt tấm bìa và nói: "Đây là hình tròn".

-CN giới thiệu chiếc com pa (cấu tạo gồm…) -Hướng dẫn dùng compa để vẽ đường tròn

"Đánh dấu 1 điểm 0 làm tâm, mở com pa cho mũi kim cách đầu chì 1 khoảng.

-Đặt mũi kim vào điểm 0,quay 1 vòng -> đầu chì sẽ vạch trên giấy 1 đường tròn.

-Yêu cầu HS dùng com pa vẽ trên giấy 1 hình tròn.

-GV đi quan sát, giúp đỡ HS yếu.

2) Các yếu tố của hình tròn: 9p

-CN giới thiệu cách tạo dựng một bán kính hình tròn. Chẳng hạn, lấy 1 điểm A trên đường tròn, nối tâm 0 với điểm A đoạn thẳng OA là bán kính của hình tròn.

-Y/c HS tìm tòi, phát hiện đặc điểm "Tất cả các bán kính của 1 hình tròn đều bằng nhau"

-GV giới thiệu tiếp về cách tạo dựng 1 đường kính của hình tròn.

- Gọi HS nhắc lại đặc điểm của hình tròn . Điểm hình tròn:

+ Điểm 0 làm tâm hình tròn.

+ Các bán kính đều bằng nhau.

+ Đường kính dài gấp 2 lần bán kính.

2. Thực hành: 17p

Bài 1 – 2: Vẽ hình tròn có: 10p -Cho HS đọc yêu cầu của bài .

- HS quan sát mẫu .

- HS dùng com pa thực hành vẽ 1 đường tròn trên giấy.

-1 vài HS nhắc lại kết hợp chỉ trên hình vẽ ở bảng lớp.

- HS lắng nghe và làm theo yêu cầu.

- Nhắc lại đặc điểm của hình tròn.

-Thực hiện theo yêu cầu của bài .

(20)

-Yêu cầu HS tự dùng thước đo BK rèn luyện kĩ năng sử dụng com pa để vẽ hình tròn .

Bài 3: vẽ theo mẫu: 7p - Cho HS đọc yêu cầu của bài - Yêu cầu HS thực hiện yêu cầu.

Rèn luyện kĩ năng vẽ phối hợp đường trònvàhai nửa đường tròn theo mẫu.

(Củng cố đặc điểm của hình tròn, tâm, đường kính, bán kính

C - Củng cố - dặn dò:2p

- Khắc sâu khái niệm đường tròn, hình tròn cho HS.

- GV nhận xét giờ học. Dặn dò VN.

-Thực hiện vẽ.

-Nhận xét .

- 1 HS đọc yêu cầu.

- Thực hiện theo yêu cầu của bài . -Thực hiện vẽ.

-Nhận xét.

Tập Làm Văn

TIẾT 38: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Củng cố lại kiến thức về dựng đoạn kết bài.

- HS nhận biết được hai kiểu kết bài (mở rộng và không mở rộng qua hai đoạn kết bài trong SGK (BT1). Viết được một đoạn kết bài cho bài văn tả người theo 2 kiểu mở rộng và không mở rộng. HS làm được BT3 (tự nghĩ đề bài, viết đoạn kết bài).

- HS chủ động làm bài, học bài.

II.CHUẨN BỊ:

-Bảng phụ:

+Kết bài không mở rộng:Nêu nhận xét chung hoặc nói lên t/c của em với tác giả.

+Kết bài mở rộng: Từ hình ảnh, hoạt động của người được tả, suy rộng ra các vấn đề khác.

-Bút dạ và vài tờ giấy khổ to để HS làm baì tập.

III.C C HO T Á Ạ ĐỘNG D Y H C.Ạ

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Kiểm tra bài cũ:4p

- Y/c HS nhắc lại 2 kiểu kết bài đã học ở lớp 4

- Nhận xét.

2. Bài mới: 32p a).Giới thiệu bài:1p

- GV nêu mục đích,yêu cầu của giờ học.

b) Hướng dẫn HS luyện tập.

Bài tập 1: đọc hai đoạn kết bài và cho biết có gì khác nhau. 10p

- Y/c HS đọc đề bài của bài 1.

- GV giúp HS nắm vững đề bài . - GV tổ chức cho HS tự làm bài.

- Mời 1 số em phát biểu.

- GV kết luận lại nội dung và cách kết bài ở từng phần.

Bài tập 2. viết hai đoạn kết bài theo 2 cách.

- 2-3 em nhắc lại.

- 1 em đọc đoạn yêu cầu và đoạn kết bài a., 1 HS đọc đoạn b,lớp theo dõi SGK.

- HS đọc thầm lại 2 đoạn và phát biểu sự khác nhau của hai cách mở bài.

(21)

20p

- HS đọc đề bài,

- GV giúp HS hiểu y/c của bài.

- Mời 1 số em nêu đề bài đã chọn.

- Tổ chức cho HS tự viết bài mình đã chọn.

- Y/c lớp nhận xét đánh giá bài làm của các bạn.

3. Củng cố dặn dò: 3p

- Y/c HS nhắc lại các kiến thức về hai kiểu kết bài trong bài văn tả người.

-GV nhận xét tiết học, biểu dương những em có ý thức làm bài tốt, viết đoạn kết bài hay..

-Y/c các em về nhà ôn lại và những em chưa hoàn thành thì tiếp tục hoàn thành.

- HS đọc lại 4 đề bài ở tiết trước, xác định y/c của đề mà mình chọn để viết đoạn kết bài.

- HS tự viết bài vào vở.

- Đại diện vài em làm vào phiếu to để chữa bài.

---

Ngày soạn: 11/1/2018

Ngày giảng.Thứ sáu ngày 19 tháng 1 năm 2018

Toán

TIẾT 95:

CHU VI HÌNH TRÒN

I. MỤC TIÊU

- HS nắm được quy tắc, công thức tính chu vi hình tròn.

- HS biết vận dụng để tính chu vi hình tròn và vận dụng để giải bài toán có yếu tố thực tế về chu vi hình tròn.

- HS có ý thức tự giác học bài và làm bài. II ĐỒ DÙNG:hình tròn ,thước đo

III- C C HO T Á Ạ ĐỘNG D Y H C CH Y U: Ạ Ủ Ế

Hoạt động dạy Hoạt động học

A-

Kiểm tra :3p

? Gọi 1 HS lên bảng dùng com pa vẽ 1 đường tròn, vẽ BK, ĐK.

? Hãy nêu mối quan hệ giữa các BK, giữa BK và ĐK.

- GV nhận xét.

B - Dạy bài mới:32p 1. GTB: 1p

2. Nhận biết về qui tắc và công thức chu vi hình tròn. 14p

-CN chỉ vào hình tròn và giới thiệu.

"Chu vi của hình tròn chính là độ dài đường tròn".

-GV thực hành lăn hình tròn và hướng dẫn HS lăn như SGK hướng dẫn để hiểu rõ khái niệm.

-GV nêu qui tắc và nêu công thức tính chu vi hình tròn lên bảng .

C= d x 3,14 d: đường kính C= r x 2 x 3,14 r: bán kính

- Hs lên bảng thực hiện.

- HS nhận xét.

(22)

-Gọi một số HS dựa vào công thức, tự phát biểu thành lời cách tính chu vi hình tròn.

3) Thực hành: 17p Bài 1 + 2 gọi HS đọc đề.

-Y/c lớp vận dụng công thức để tính chu vi hình tròn.

- gọi 2 HS lên bảng phụ làm, cho lớp tự n/x - lưu ý cho HS số đo là phân số ta phải đổi về số thập phân.

5 , 2 0

; 1 8 , 5 0

4 

- kết luận: Đáp số đúng

(Củng cố công thức tính chu vi hình tròn) Bài 3:

- Gọi HS đọc đề toán

-Y/c HS vận dụng công thức tính vào giải bài toán thực tế: Chu vi của bánh xe hình tròn".

C - Củng cố - dặn dò: 3p

-Cho HS nêu lại công thức tính P hình tròn.

- Nhận xét và dặn dò.

-4,5 HS nêu đọc qui tắc, lớp nhẩm thuộc -2, 3 HS nêu .

- Bài 1, 2 tính chu vi hình tròn biết bán kính và đường kính .

a) d = 0,6 cm

b) Chi vi hình tròn là:

0,6 x 3,14 = 1,884 (cm) - HS tự suy nghĩ làm bài sau đó chữa bài của bạn trên bảng phụ.

-1HS đọc to đề toán lớp đọc thầm đề tự giải bài toán.

-Lớp n/x, chữa -> lời giải đúng.

Chu vi của bánh xe đó là:

0,75 x 3,14 = 2,355 (m) Đáp số: 2,355m - 2 hs nêu.

Khoa Học

TIẾT 38: SỰ BIẾN ĐỔI HOÁ HỌC ( T1)

I/MỤC TIÊU

Sau bài học, HS có khả năng :

- Phân biệt sự biến đổi hoá học và sự biến đổi lí học.

-Thực hiện một số trò chơi có liên quan đến vai trò của ánh sáng và nhiệt trong biến đổi hoá học. HS biết làm một số thực hành để giải thích được sự biến đổi hoá học.

- Nêu cao tính tự giác trong học tập.

* KNS: -Kĩ năng quản lý thời gian trong quá trình tiến hành thí nghiệm.

-Kĩ năng bình luận ,đánh giá về các quan điểm khác nhau về khai thác và sử dụng chất đốt.

II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Phiếu học tập.

- Giấy, nến, ống nghiệm có sẵn đường trắng.

III/C C HO T Á Ạ ĐỘNG D Y H C Ạ Hoạt động dạy A – Kiểm tra bài cũ:4p

? Dung dịch là gì ? cho ví dụ ?

?Nêu được sự giống nhau và khác nhau giữa dung dịch và hoá học ?

->GV nhận xét.

B/Bài mới: 28p 1-Giới thiệu bài :2p

Bài hôm nay chúng ta sẽ củng cố lại cho các em Có những chất hoà tan hay trộn với các chất khác thì

Hoạt động học - 2-3 Hs trả lời.

(23)

có sự biến đổi để tạo thành 1 chất mới có tính chất hoàn toàn khác với tính chất ban đầu , khoa học gọi là hiện tượng đó là ? bài học ..

*Hoạt động 1: 6p Thế nào là sự biến đổi hóa học (HĐ nhóm)

-Cho HS thảo luận nhóm làm thí nghiệm phần thực hành trong (SGK tr 78) sau đó ghi ra phiếu BT trình bày kết quả làm thí nghiệm - giáo viên nhận xét như (STR tr 24)

? Giấy có tác t/c gì?

? Khi bị cháy , tờ giấy còn giữ được tính chất ban đầu của nó không?

? Hoà tan đường vào nước , ta được gì ?

?Đem chưng cất dung dịch đường ta được gì ?

*GV.? Vậy sự biến đổi hoá học là gì ?

* Kết luận : Chất này hiện tượng hoá học còn nếu các chất trộn lẫn với nhau sang dạng khác mà vãn giữ được những tính chất của nó gọi là sự biến đổi lí học .

*Hoạt động 2:8p Sự khác nhau và giống nhau giữa SBĐ HH và lí học.

-Cho HS quan sát vac hình trang 79 SGK.

-Yêu cầu HS thảo luận nhóm cặp đôi .

?ND tranh vẽ gì ? -Đó là sự biến đổ nào ?

? Hãy giải thích vì sao lại kết luận như vậy?

* KL : Sự biến đổi có tính hoàn toàn .. các em lưu ý không nên chơi gần hay đến gần hố tôi vôi .

*Hoạt động 3: 8p Vai trò của nhiệt trong biến đổi hoá học .

-GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Chứng minh vai trò của nhiệt trong biến đổi hoá học

* KNS:-Giáo viên cho HĐ nhóm , mỗi nhóm chuẩn bị các dụng cụ làm thí nghiệm, đọc kĩ thí nghiệm trang 80 SGK.

- Giáo viên rót dấm vào chén nhỏ từng nhóm

– yêu cầu các nhóm viết bức thư của móm mình 1 cách bí mật.

->Sau đó gọi các nhóm mang bức thư lên đọc

-GV cho HS hơ bức thư trên ngọn nến ( không quá gần) .

?Khi em hơ bức thư lên ngọn lửa thì có hiện tượng gì xảy ra ?

?Sự biến đổi hoá học có thể sảy ra khi nào .

* KL : Thí nghiệm các em vừa làm .. vậy dưới tác động của ánh sáng thì có xảy ra sự biến đối hoá học hay không? Các em sẽ tìm hiểu thí nghiệm 2 SGK 80,81

*Hoạt động 4:6p Vai trò của ánh sáng trong biến

- 4HS/ nhóm .

-Đại diện nhóm trình bày . -HS trả lời thêm .

- giấy dai.

- thành than không còn như ban đầu.

- được dung dịch đường.

- 1 chất có mầu nâu thẫm,, có vị đắng, nếu đun lâu sẽ thành than . - Là sự biến đổi từ chất này sang chất khác.

- Cả lớp quan sát . - 2 HS / 1 nhóm.

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

- 4HS / nhóm.

- 2HS đọc thí nghiệm cho cả lớp nghe.

-HS trả lời .

- Giấm khô dòng chữ hiện lên.

- có sự tác động của nhiệt.

(24)

đổi hoá học.

-Yêu cầu HS đọc TN 1 (trang 80 SGK) HS hoạt động nhóm và trả lời câu hoải sau :

?Hiện tượng gì đã xảy ra ?

?Hãy giải thích hiện tượng đó?

-Các nhóm trình bày.

- GV nhận xét .

-Thí nghiệm 2 (làm tương tự)

? Qua 2 thí nghiệm em rút ra kết luận gì về sự biến đổi hoá học .

* KL : Sự biến đổi từ chất này sang chất khác gọi là sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của ánh sáng hoặc nhiệt độ.

C.Củng cố và dặn dò .2p

-Giáo viên củng cố, nhận xét tiết học.

-Dặn dò : HS về nhà học bài.

-2 HS đọc . -HS trả lời .

Sinh Hoạt TUẦN 19

I. MỤC TIÊU

- Nhận xét đánh giá chung tình hình tuần 19.

- Đề ra phương hướng kế hoạch tuần 20.

II. LÊN L PỚ

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1)Lớp tự sinh hoạt:

- GV yêu cầu lớp trưởng điều khiển lớp.

- GV quan sát, theo dõi lớp sinh hoạt.

2) GV nhận xét lớp:

- Lớp tổ chức truy bài 15p đầu giờ có nhiều tiến bộ.

- Nền nếp của lớp tiến bộ hơn. Đã có nhiều điểm cao.

- Ôn tập và tiến hành thi định kì tốt.

- Nhìn chung các em đi học đều không còn hiện tượng đi học muộn.

- Hoạt động đội tham gia tốt, nhiệt tình, xếp hàng tương đối nhanh nhẹn.

- Tiếp tục học bài múa hát mới và bài võ cổ truyền.

3) Phư ơng h ướng tuần tới :

- Phát huy những ưu điểm đạt được và hạn chế các nhược điểm còn mắc phải.

- Thực hiện tốt kế hoạch của đội đề ra.

- Tiếp tục thưc hiện nghiêm túc ATGT và không tàng trữ và vận chuyển các loại chất gây nổ, không đốt pháo....

4) Văn nghệ:

- GV quan sát, động viên HS tham gia.

- Các tổ trưởng nhận xét, thành viên góp ý.

- Lớp phó HT: nhận xét về HT.

nhận xét về

- Lớp phó văn thể nhận xét hoạt động đội. - Lớp trưởng nhận xét chung.

- Lớp nghe nhận xét, tiếp thu.

- Lớp nhận nhiệm vụ.

- Lớp phó văn thể điều khiển lớp.

(25)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Hoạt động cơ bản: Chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông để đảm bảo an toàn.. Tất cả lái xe, người đi bộ đều phải chấp hành nghiêm chỉnh hiệu lệnh

- hs trả lời: Ngoài đèn tín hiệu giao thông, người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.. - hs trả lời: Tất cả những

Hoạt động cơ bản: Chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông để đảm bảo an toàn.. Tất cả lái xe, người đi bộ đều phải chấp hành nghiêm chỉnh

- HS thực hiện và nhắc nhở bạn bè, người thân thực hiện việc chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao

GV chuyển ý: ... Để biết được điều đó, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học ngày hôm nay: Chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông 2. Hoạt động cơ

Tất cả lái xe, người đi bộ đều phải chấp hành nghiêm chỉnh hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, kể cả trong trường hợp hiệu lệnh trái với tín

Tất cả lái xe, người đi bộ đều phải chấp hành nghiêm chỉnh hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, kể cả trong trường hợp hiệu lệnh trái với tín hiệu của đèn

Bài 1: CHẤP HÀNH HIỆU LỆNH CỦA NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN GIAO THÔNG...