• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
13
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 01/09/ 2019

Ngày giảng: …../09/2019 Tiết 5 Bài 3

CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐƯỢC XÁC LẬP TRÊN PHẠM VI THẾ GIỚI I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Biết được một số phát minh lớn trong cách mạng công nghiệp; hệ quả của cách mạng công nghiệp

- Chỉ ra nội dung chính và phân tích những hệ quả của cuộc CMCN 2. Kỹ năng

* Kĩ năng bài học

- Biết khai thác, sử dụng kênh chữ kênh hình - Rèn luyện kỹ năng sử dụng lược đồ, sơ đồ

* KNS: Giao tiếp, tư duy, lắng nghe, trình bày suy nghĩ của bản thân 3. Thái độ

- Học sinh nhận thức tầm quan trọng của KH-KT trong việc nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống con người. Từ đó có ý thức vươn lên trong học tập để nắm vững kỹ thuật mới, biết vận dụng vào cuộc sống.

- Có ý thức bảo vệ các công cụ sản xuất.

4. Năng lực hướng tới

- Năng lực tư duy hợp tác, năng lực tự học, năng lực nhận xét II. Chuẩn bị

- Giáo viên: SGK, SGV, tài liệu tham khảo, lược đồ điện tử nước Anh trước và sau CM

- Học sinh: SGK, trả lời câu hỏi phần giao nhiệm vụ, tìm hiểu những thành tựu của cuộc CMCN

III. Phương pháp/KT

- PP: Nêu vấn đề, trực quan, so sánh, thảo luận

- KT: Động não, chia nhóm, hỏi trả lời, trình bày 1 phút IV. Tiến trình bài giảng – giáo dục

1. Ổn định tổ chức (1P) 2. Kiểm tra bài cũ (5P)

Câu hỏi: Nêu ý nghĩa cuộc CMTS Pháp 1789-1794?

Đáp án:

- Là cuộc CMTS triệt để nhất

+ Đối với nước Pháp: Lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, mở đường cho CNTB phát triển, giải quyết một phần yêu cầu của nhân dân.

+ Có ảnh hưởng lớn thúc đẩy cuộc CM dân tộc dân chủ trên thế giới 3. Bài mới

(2)

* Hoạt động khởi động (2’)

? Sau cuộc cách mạng tư sản, nước Anh chuyển sang giai đoạn TBCN như thế nào?

HS: Nước Anh tiến hành cách mạng công nghiệp.

? Tại sao nước Anh lại tiến hành cách mạng công nghiệp?

HS: Công nghiệp là nền tảng của nền kinh tế, máy móc ra đời sẽ cho năng xuất cao hơn.

Giới thiệu bài (1’)

Từ cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX các nước châu Âu đã có nững bước tiến trong lĩnh vực sản xuất. Đó chính là cuộc cách mạng nhằm cơ khí hoá nền sản xuất để thay thế cho sản xuất thủ công thực chất đây là cuộc CMKHKT với mục đích tạo ra năng xuất lao động cao hơn để làm cơ sở củng có chế độ mới- chế độ TBCN.

Cụ thể cuộc CMCN diễn ra ntn bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.

Hoạt động của thầy và trò Nội

dung Hoạt động1: Cách mạng công nghiệp

- Thời gian: 20’

- Mục tiêu: Biết được một số phát minh lớn trong cuộc cách mạng công nghiệp

-PP: Đàm thoại, trực quan, thảo luận

- KT: Động não, kĩ thuật hỏi trả lời, kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật trình bày 1 phút

- Phương tiện SGK, GSV, tài liệu tham khảo, máy chiếu - Hình thức: cá nhân, nhóm

? Các em đã được học lịch sử thời trung đại (lớp 7), máy móc đã được sử dụng như thế nào?

Hs tái hiện nhớ lại kiến thức lịch sử 7 trả lời

- Máy móc đã được sử dụng trong các công trường thủ công, xưởng dệt vải, luyện kim...

? Máy móc đã được sử dụng trong các công trường thủ công thời trung đại. Vậy tại sao đến thế kỷ XVIII yêu cầu cải tiến phát minh máy móc lại được đặt ra cấp thiết?

HS:Trả lời

- Máy móc thời trung đại còn thơ sơ, thế kỷ XVIII CNTB phát triển, giai cấp TS lên cầm quyền đặt ra yêu cầu cải tiến, phát minh máy móc để đẩy nhanh nền sản xuất hơn.

? Tại sao lại có cuộc Cách mạng CN?

? Tại sao CMCN lại diễn ra đầu tiên ở Anh và nhất là ngành dệt?

Thảo luận nhóm bàn (3’)

Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận

I.

Cách mạn g công nghiệ p

1.

Cách mạn g công nghiệ p ở Anh

* Nhữn g

(3)

Các nhóm khác nhận xét, bổ sung

Câu 1: Do nhu cầu của sản xuất và cuộc sống con người ngày càng cao.

- Giai cấp tư sản đã nắm được lên nắm quyền, muốn tích luỹ được của cải nhiều hơn.

Câu 2: Nước Anh hoàn thành cuộc CMTS, CNTB phát triển. Nước Anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn, tạo điều kiện cho giai cấp TS tích lũy nhiều vốn đầu tư và phát triển CN trong nước.

- Do ngành len dạ phát triển, thu được nhiều lợi nhuận nên việc phát minh máy móc đầu tiên xuất phát từ ngành dệt.

GV chốt và ghi bảng

Chiếu slile2: Máy kéo sợi Gien-ni

Xa kéo sợi quay tay Máy kéo sợi Gien-ni

? Quan sát hai hình ảnh trên (H12,13 SGK), kết hợp với thông tin trong SGK, em hãy cho biết việc kéo sợi đã thay đổi như thế nào?

? Theo em điều gì sẽ xảy ra trong ngành dệt ở Anh khi máy kéo sợi Gien-ni được sử dụng rộng rãi?

Thảo luận nhóm 2 bàn (3’)

Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận Các nhóm nhận xét và bổ sung

Câu 1:

- H.12 mười người kéo sợi mới đủ sợi cho một người dệt, năng suất thấp - H.13 máy kéo sợi được 16 sợi bông một lúc, năng suất tăng gấp 8 lần Câu 2: Theo em điều sẽ xảy ra trong ngành dệt ở Anh khi máy kéo sợi Gien-ni được sử dụng rộng rãi:

- Tình trạng thiếu sợi diễn ra ở nước Anh

GV bổ sung: Thúc đẩy năng suất lao động trong ngành dệt tăng nhanh nên cần phải tích cực phát minh và cải tiến máy móc.

? Sau ngành dệt thì nước Anh còn có những phát minh nào quan trọng nữa?

HS: Kể tên các phát minh quan trọng ở nước Anh

phát minh quan trọng

- Thế kỷ XVII I máy móc được phát minh và sử dụng đầu tiên ở Anh trước

(4)

- Năm 1796 Ac-Crai-tơ phát minh máy kéo sợi chạy bằng sức nước - Năm 1785 Ét-mơn Các-rai chế tạo máy dệt cho năng suất tăng 40 lần - Năm 1784 Giêm Oat phát minh ra máy hơi nước.

-Trong lĩnh vực giao thông vận tải

+ Đầu thể kỷ XIX, phát minh ra tàu thủy chạy bằng thuyền buồm + Xe lửa và đường sắt được đưa vào sử dụng

- 1850 Anh đẩy mạnh việc sản xuất gang thép và than đá.

GV chiếu lile 3 giới thiệu một số phát minh quan trọng

hết là ngàn h dệt.

Về sau, được đưa dần vào các ngàn h kinh tế khác.

- Các phát

(5)

GV phân tích hạn chế của máy rệt chạy bằng sức nước của Ét-mơn Các- rai. Sau đó máy hơi nước đã được cải tiến cho thuận lợi, đó chính là phát minh của Giêm-Oát.

Chiếu slile 4

minh khác (SGK /19)

Ác-crai-tơ

Crôm-tơn

Máy kéo sợi chạy bằng sức nước (1769)

Máy kéo sợi được cải tiến (1785)

(6)

? Quan sát H14. SGK giới thiệu vầ G.Oát người phát minh ra máy hơi nước? Nêu ý nghĩa đặc biệt của máy hơi nước?

HS: Được giao nhiệm vụ từ tiết trước Một HS lên bảng giới thiệu về ông

Giêm Oát sinh trưởng trong một gia đình có nghề làm thợ mộc kiêm nhà buôn tại thị trấn nhỏ Gri-nốc trên bờ sông Cơ-lai-đơ thuộc nước Anh. Ngay từ thời thơ ấu, Oát đã tỏ ra là một chú bé thông minh và khéo tay hơn người. Hàng ngày, ngoài giờ học, cậu rất thích vào chơi trong xưởng mộc của cha, chăm chú xem các thao tác của ông khi làm việc. Đến năm13 tuổi, tự tay Oát đã làm được các hình mẫu máy đơn giản khác nhau khiến cha cậu không khỏi kinh ngạc và thán phục bàn tay khéo léo, óc sáng tạo sớm nảy nở của con trai. Đến năm 1744, khi Oát vừa tròn 18 tuổi anh đã trở thành một công nhân chế tạo công cụ có tay nghề cao. Năm 20 tuổi, Oát đã nổi tiếng là một người chế tạo công cụ hàng đầu ở Glaxgô và đã được mời đến thường xuyên làm việc ở xưởng cơ khí của trường đại học thuộc địa phương này. Bên cạnh đó anh còn tự học cả ngoại ngữ để có thể tự đọc các

* Kết quả:

Cách mạng công nghiệ p là quá trình chuy ển biến từ

Giêm Oát (1736-1819) Máy hơi nước (1784)

(7)

sách viết bằng tiếng nước ngoài. Dần dần, Oát đã nắm vững được đến 3 ngoại ngữ và bổ sung được các lỗ hổng trong kiến thức về mặt lý thuyết và trở nên một nhà thực nghiệm khá uyên bác.Năm 1874, ông hoàn thành việc chế tạo máy hơi nước….

- Ý nghĩa tăng năng suất cao, thuận tiện Trong lĩnh vực giao thông vận tải

? Vì sao máy móc được sử dụng trong các ngành GTVT?

HS: Do nhu cầu về nhiên vật liệu đến nhà máy SX và đưa hàng tiêu thụ, đòi hỏi máy móc được sử dụng trong GTVT.

Chiếu slile 6 tàu thủy phơn-tơn và xe lửa Xti-phen-xơn

GV: Tường thuật buổi lễ khánh thành đường sắt, sử dụng đầu máy xe lửa Xti- Phen- Xơn (SGV/29)

? Vì sao giữa thể kỷ XX Anh đẩy mạnh sản xuất gang thép và than đá?

HS: Máy móc và đường sắt phát triển cung cấp năng lượng thép, than đá, phát triển đúng yêu cầu đó.

? Các phát minh máy móc ở Anh đem lại kết quả, ý nghĩa gì?

HS: Cuộc CMCN đã chuyển từ nền sản xuất nhỏ bằng lao động thủ công sang nền SX lớn bằng máy móc, năng xuất lao động tăng.

- Nước Anh trở thành nước công nghiệp phát triển nhất thế giới: "Công xưởng của thế giới".

Hoạt động 2: Cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đức Thời gian: 3’

- Mục tiêu biết thống kê tài liệu và tự nghiên cứu bài học - PP: nghiên cứu tài liệu

- Kĩ thuật giao nhiệm vụ - Hình thức cá nhân

? Sự phát triển các ngành công nghiệp ở Pháp, Đức Hoạt động 3

- Thời gian: 8P

- Mục tiêu: học sinh biết được hệ quả của cuộc CMCN - PP đàm thoại, nêu vấn đề, trực quan, thảo luận

- KT động não, chia nhóm

- Phương tiện: SGK, SGV, tài liệu tham khảo - Hình thức: cá nhân, nhóm

+ GV: Cho HS thảo luận nhóm 5 phút (ngẫu nhiên- 6 em) - GV: Nêu vấn đề, nhiệm vụ:

Chiếu slile 7

Câu hỏi: Quan sát H17 - 18 SGK và nêu nhận xét những biến đồ ở nước Anh sau khi hoàn thành CM công nghiệp?

sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc.

2.

Cách mạn g công nghiệ p ở Pháp , Đức (Hướ ng dẫn đọc thêm )

3. Hệ quả của cách mạn g

(8)

HS: tập trung giải quyết vấn đề Đạị diện nhóm trình bày kết quả Gọi nhóm khác nhận xét bổ sung

- Nhiều khu công nghiệp lớn, nhiều thành phố mọc lên, dân số thành thị tăng, giao thông phát triển...

- Xã hội hình thành 2 giai cấp cơ bản: giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.

GV nhận xét, chốt KT

GV: gợi nhớ lại cho HS xã hội phong kiến với những mâu thuẫn cơ bản giữa các giai cấp

? Vai trò, vị trí của từng gai cấp trong xã hội tư bản?

- Do nắm được kinh tế, giai cấp tư sản thống trị xã hội.

- Giai cấp vô sản - lực lượng sản xuất chủ yếu - là những người lao động làm thuê, bị áp bức bóc lột.

? Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản đã dẫn đến kết quả gì?

HS: Giai cấp vô sản ngay từ đầu đã đứng lên đấu tranh chống lại ách áp bức, bóc lột của giai cấp tư sản với các hình thức: đập phá máy móc, nêu yêu cầu về quyền lợi, khởi nghĩa vũ trang.

* Liên hệ giao dục

? Trong thời đại cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, cơ hội và thách thức với Việt Nam?

HS tự liên hệ

* Về cơ hội: Việt Nam là nước đi sau nên có thể là cơ hội để “đi tắt đón đầu”. Nếu như Việt Nam có thể tận dụng cơ hội này, bỏ qua một số giai đoạn phát triển khác thì chúng ta có thể tiết kiệm được thời gian so với các nước. Bên cạnh đó, nhân cơ hội công nghiệp 4.0, Việt Nam có thể thay đổi mô thức quản lý, mô thức phát triển nền kinh tế. Nếu sự thay đổi này đi đúng hướng thì Việt Nam có thể có cơ hội bứt phá được.

* Thách thức: Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, nhất là trong các lĩnh vực: công nghệ, nguồn nhân lực; chính sách và hạ tầng.

Cụ thể, về công nghệ, trình độ công nghệ của Việt Nam ở mức vừa phải và không đồng đều nên sẽ tiếp cận rất khó khăn với công nghiệp 4.0.

Trong khi đó, trình độ nguồn nhân lực hiện nay của Việt Nam chưa cao và sẽ rất khó khăn khi phải tiếp cận với trình độ khoa học công nghệ.

Về cơ sở hạ tầng, Việt Nam cũng cần có những đòi hỏi nhất định để kết nối với công nghiệp 4.0. Như vậy, chúng tôi thấy Việt Nam có rất nhiều thách thức.

* Liên hệ bản thân: Bản thân chúng ta phải tự thay đổi để trở thành con người năng động, sáng tạo đáp ứng với yêu cầu của thời đại.

công nghiệ p

- KT phát triển của cải dồi dào, nhiều thành phố trung tâm công nghiệ p ra đời.

- Xã hội:

Hình thành 2 giai cấp cơ bản trong XH (TS mâu thuẫn

(9)

với giai cấp VS) 4. Củng cố (3 )

- Lập bảng thống kê các cải tiến phát minh quan trọng trong nghành dệt ở anh theo thứ tự thời gian và ý nghĩa của nó?

5. Hướng dẫn về nhà (2’)

- Học bài cũ theo nội dung câu hỏi cuối SGK

+ Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về cuộc cách mạng công nghiệp - Chuẩn bị tiếp mục II của bài

+ Đọc kĩ nội dung và trả lời các câu hỏi trong SGK

+ Tìm hiểu cuộc cách mạng tư sản thế kỷ XIX: các cuộc cách mạng tư sản ở các nước châu Âu, châu Mĩ và khu vực Mĩ-La- tinh

+ Tìm hiểu quá trình xâm lược của CNTB phương Tây đối với các nước Á, Phi.

+ Giải thích vì sao các nước TB phương Tây lại đẩy mạnh việc xâm lược thuộc địa.

+ Sưu tầm tài liệu tham khảo: Lịch sử thế giới cận đại, sách giáo khoa lịch sử lớp 11

+ Sưu tầm tranh ảnh cuộc đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa chống CNTB phương Tây.

V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

………

…………

_________________

Ngày soạn: 01/09/2019

Ngày giảng:…../09/ 2019 Tiết 6

Bài 3

CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐƯỢC XÁC LẬP TRÊN PHẠM VI THẾ GIỚI (Tiếp) I. Mục tiêu bài dạy

1. Kiến thức

- Học sinh biết được CNTB được xác lập trên phạm vi thế giới.

(10)

- biết được cuộc cách mạng tư sản nổ ra ở khu vực Mĩ La-tinh, châu Âu và sự bành trướng xâm lược của CBTB với các nước ở khu vực châu Á, châu Phi và Mĩ La- tinh

2. Kỹ năng

- Kĩ năng bài học: Phân tích sự kiện, nhận xét, khai thác kênh chữ, kênh hình - KNS: Giao tiếp, tư duy sáng tạo, tự tin khi trình bày

3. Thái độ

- Nhận thức rõ sự bóc lột của CNTB, tố cáo tội ác của bọn tư bản đối với nhân dân các nước thuộc địa.

4. Năng lực hướng tới

- Năng lực hợp tác, năng lực tư duy- hợp tác, năng lực nhận xét, đánh giá II. Chuẩn bị

- Giáo viên: SGK, SGV, lược đồ điện tử khu vực Mĩ La- tinh đầu thế kỷ XIX.

- Học sinh: SGK, đọc bài và trả lời câu hỏi phần giao nhiệm vụ tiết trước III. Phương pháp/KT

- PP: Nêu vấn đề, quan sát, phân tích, thảo luận

- KTDH: Động não, hỏi trả lời, chia nhóm, trình bày 1 phút IV. Tiến trình bài giảng – giáo dục

1. Ổn định tổ chức lớp (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (5’)

Câu hỏi: Nêu những cải tiến phát minh quan trọng trong ngành dệt ở Anh?

Đáp án:

- 1764 Máy kéo Sợi Gien –ni

- 1769 Ac -crai –tơ phát minh máy kéo sợi chạy bằng sức nước.

- 1785 Ét- mơn Cac rai chế tạo ra máy rệt.

- 1784 Giêm Oat chế tạo ra máy hơi nước.

- Hệ quả cuộc CM công nghiệp: Nước Anh trở thành 1 nước công nghiệp phát triển nhất thế giới và được mệnh danh là "Công xưởng TG" kinh tế phát triển, nhièu trung tâm công nghiệp ra đời -> hình thành 2 giai cấp TS >< VS.

3. Bài mới

* Hoạt động khởi động (2’)

? Cuộc cách mạng tư sản ở các nước châu Âu thành công, theo em các nước tư bản sẽ làm gì?

HS1: Các nước TB tiến hành cuộc CMCN và đẩy mạnh quá trình xâm chiếm thuộc địa.

HS2: CNTB được xác lập trên phạm vi thế giới đồng thời các nước TB đẩy mạnh xâm lược thuộc địa, cướp bóc tài nguyên, bóc lột người lao động ở các nước thuộc địa.

Giới thiệu bài: Sau khi hoàn thành cuộc CMTS, các nước tư bản tiến hành xâm lược các nước ở khu vực châu Á, châu Phi. Vì sao các nước tư bản phương Tây lại

(11)

đẩy mạnh quá trình xâm lược thuộc địa. Quá trình xâm lược đó diễn ra như thế nào, hậu quả ra sao. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.

* Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 2: (31’)

- Mục tiêu học sinh biết được quá trình xâm lược của các nước tư bản phương Tây đối vứi các nước Á, Phi

- PP: vấn đáp, nghiên cứu tài liệu, trực quan, thảo luận

- KTDH: kĩ thuật giao nhiệm vụ, chia nhóm, hỏi trả lời

- Phương tiện: SGK, SGV, tài liệu tham khảo - Hình thức: cá nhân, nhóm

GV yêu cầu HS thảo luận nhóm hai bàn (4’)

Câu hỏi:Từ nhận định của Mác, Ăng-ghen trong tuyên ngôn ĐCS em hãy cho biết vì sao các nước TB phương Tây lại đẩy mạnh việc xâm chiếm thuộc địa?

HS: Thảo luận

- Đại diện nhóm trả lời, các nhóm nhận xét lẫn nhau

CNTB phát triển, nhu cầu về nguyên liệu, thị trường tăng nhanh, cần nguồn nhân công. Những nhu cầu trên ở các nước thuộc địa đẫ đáp ứng được nhu cầu của các nước TB

? Đối tượng xâm lược của tư bản phương Tây là những nước nào? Tại sao?

Thảo luận cặp đôi (2’) Đại diện cặp báo cáo

- Ấn Độ, Trung Quốc, châu Phi, các nước Đông Nam Á

- Vì ở đây giàu tài nguyên và còn lạc hậu.

Chiếu slile 3, 4: Bản đồ thế giới

GV: Sử dụng bản đồ thế giới để giới thiệu các nước TB phương Tây xâm chiếm khu vực châu Á: (Ấn Độ, TQ, Đông Nam Á) và các nước ở châu Phi.

? Theo em Việt Nam có trở thành đối tượng xâm

II. Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới

2. Sự xâm lược của các nuớc tư bản phương tây đối với các nước Á, Phi Nguyên nhân: Do nhu cầu

+Thị trường

+Tài nguyên thiên nhiên +Nguồn nhân công

- Thế kỷ XIX CNTB xác lập trên phạm vi thế giới -

> Các nước TB phương Tây tăng cường xâm chếm thuộc địa các nước châu Á, châu Phi, biến các nước này trở thành

(12)

lược của CN thực dân phương Tây không? Tại sao?

HS: Việt Nam có trở thành đối tượng xâm lược của CN thực dân Phương Tây vì: Việt Nam cũng giống các nước ở khu vực châu Á, giàu tài nguyên, nhân công lao động rồi rào, chế độ PK suy yếu.

GV: Ở Việt Nam thực dân Pháp xâm lược vào năm 1858 đến năm 1884, Việt Nam chính thức trở thành nước nửa thuộc địa, nửa PK

Quan sát trên lược đồ và điền tên các nước bị thực dân xâm lược

Tên nước thực dân xâm lược

Tên nước bị thực dân xâm lược

Anh Pháp

Tây Ban Nha

Pháp, Mĩ, Anh, Đức

Chia lớp thành 3 nhóm thảo luận (3’)

Các nhóm thảo luận ghi ra bảng phụ tên các nước bị thực dân xâm lược

Các nhóm so sánh đối chiếu và nhận xét lẫn nhau GV chiếu đáp án

Tên nước thực dân xâm lược

Tên nước bị thực dân xâm lược

Anh Ấn Độ, Miến Điện, Mã Lai

Pháp Việt Nam, Lào, Cam-p

-chia Tây Ban Nha Phi-lip-pin Pháp, Mĩ, Anh, Đức Trung Quốc

Hà Lan In-đô-nê-xi-a

? Hệ quả của cuộc xâm lược ấy như thế nào?

+Các nước châu Á, Phi trở thành thuộc địa + Kinh tế tư bản xâm nhập vào các khu vực này THẢO LUẬN CẶP ĐÔI (2’)

Cùng với thắng lợi của Cách mạng tư sản và sự xâm lược của phương Tây nói lên điều gì?

Chủ nghĩa tư bản thắng lợi trên phạm vi thế giới.

...

...

nước thuộc địa.

- Hệ quả: Hầu hết các nước châu Á, châu Phi trở thành thuộc địa hoặc phụ thuộc của thực dân phương Tây.

4. Củng cố (3’)

(13)

-Vì sao các nước tư bản Phương tây lại đẩy mạnh xâm lược thuộc địa?

- Mục đích xâm lược của chủ nghĩa thực dân Phương Tây lầ gì?

Chiếu slile 6 (Bài tập trắc nghiệm) học sinh chọn đáp án

Chiếu slile 7 (Bài tập điền khuyết) học sinh lựa chọn cụm từ để điền 5. Hướng dẫn về nhà (3’)

- Học bài cũ theo nội dung câu hỏi cuối bài.

+ Sưu tầm tài liệu viết về quá trình xâm lược của chủ nghĩa tư bản phương Tây đối với các nước châu Á, châu Phi

- Chuẩn bị tiếp bài 4: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác - Đọc kĩ nội dung bài và trả lời câu hỏi cuối bài

+ Tìm hiểu phong trào công nhân nửa đầu thế kỷ XIX

+ Tại sao lại có phong trào đập phá máy móc của công nhân nửa đầu thế kỷ XIX.

+ Giải thích tại sao bọn chủ tư bản lại sử dụng lao động là trẻ em.

+ Sưu tầm hình ảnh về sự bóc lột của bọn Tb đối với công nhan thế kỉ XIX.

+ Tìm hiểu phong trào công nhân trong những năm 1830 – 1840 + Lập niên biểu phong trào công nhân (1830-1840)

+ Kết cục của phong trào công nhân nửa đầu thế kỉ XIX.

+ Đọc tài liệu viết về chủ nghĩa Mác: cuộc đời và sự nghiệp của Mác và Ăng- ghen.

V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

………

…………...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Giáo án này trình bày kiến thức cơ bản về phương trình bậc hai một ẩn, các dạng đặc biệt và phương pháp giải các dạng phương trình

CÔNG THỨC NGHIỆM CỦA PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAII. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC

a) Mục tiêu: Hs vận dụng tốt các kiến thức đã học để giải các pt bậc hai b) Nội dung: Làm các bài tập. c) Sản phẩm: Bài làm

- Có kỹ năng vận dụng các quy tắc khai phương của một thương và chia các căn bậc hai trong tính toán và biến đổi biểu thứcB. Năng lực

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM SỰ KIẾN a.. HOẠT ĐỘNG

Giáo án này hướng dẫn giáo viên ôn tập kiến thức đại số chương IV cho học sinh lớp

Bài soạn này hướng dẫn giáo viên tiến trình dạy học tiết ôn tập cuối năm, tập trung vào việc củng cố kiến thức về lập phương trình để giải

Kết quả nghiên cứu cho thấy số năm đi học, kinh nghiệm, thời gian làm việc trung bình, nam giới, thành thị, lãnh đạo, lao động bậc cao, lao động bậc