• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 24

Ngày soạn: 02/03/2019

Ngày giảng: Thứ ba ngày 05 tháng 03 năm 2019(5A) KHOA HỌC

TIẾT 47: LẮP MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN ( TIẾT 2 ) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản: sử dụng pin, bóng đèn, dây điện.

2. Kĩ năng: HS làm dược một số thí nghiệm đơn giản trên mạch điện có nguồn điện là pin để phát hiện vật dẫn điện hoặc vật cách điện.

3. Thái độ: HS biết lắp một số mạch điện đơn giản và phát hiện vật cách điện khi sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

+ Bảng mạch điện và các vật dụng để thược hành lắp mạch điện như: pin, dây đồng, bòng đèn pin….

+ Hình trang 94, 94, 95 SGK.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC . 1. Kiểm tra bài cũ.(5’)

- Nêu những điều kiện cần thiết để mạch điện thắp sáng đèn?

- Nhận xét bổ sung.

2. Bài mới.(30’)

HĐ1. Giới thiệu bài.

HĐ2 . Làm thí nghiệm phát hiện vật dẫn điện, vật cách điện.

* Mục tiêu: HS làm được thí nghiệm đơn giản trên mạch điện pin để phát hiện vật dẫn điện hoặc cách điện.

* Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc theo nhóm.

Gv giao nhiệm vụ thảo luận cho các nhóm.

- HS quan sát và làm thí nghiệm như hướng dẫn ở mục thực hành trang 96 SGK.

Vật Kết quả Kết luận

Đèn sáng Đèn không sáng Miếng

nhựa Miếng nhôm Miếng sắt…

Gv quan sát và hướng dẫn các nhóm làm thí nghiệm.

Bước 2: Làm việc cả lớp.

- Một số HS nêu.

- Các nhóm làm thí nghiệm. Ghi kết quả vào bảng bên

(2)

Từng nhóm giới thiệu hình vẽ và mạch điện của nhóm mình.

- Vật cho dòng điện chạy qua gọi là gì?

- Kể tên một số vật liệu cho dòng điện chạy qua?

- Vật không cho dòng điện chạy qua gọi là vật gì?

- Kể tên một số vật liệu không cho dòng điện chạy qua?

* GV giảng: Các vật bằng kim loại cho dòng điện chạy qua nên mạch điện đang hở thành mạch điện kín.

Các vật bằng cao su, sứ , nhựa,… không cho dòng điện chạy qua nên mạch điện vẫn bị hở, vì vậy dòng điện không sáng.

HĐ 3: Quan sát và thảo luận.

* Mục tiêu: Củng cố cho HS kiến thức về mạch kín, mạch hở; về dẫn điện, cách điện. HS hiểu được vai trò của cái ngắt điện.

* Cách tiến hành:

- Yc HS quan sát một số cái ngắt điện và cho biết vai trò của cái ngắt điện?

3. Củng cố, dặn dò.(5’) - Nhận xét chung tiết học,

- Chuẩn bị bài sau “ An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện”.

- Các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm.

- Gọi là vật dẫn điện - Nhôm, đồng, sắt, … - Gọi là vật cách điện - Gỗ, vải, nhựa, …

- HS quan sát và trả lời.

- Lớp nhận xét và bổ sung.

--- Ngày soạn: 03/03/2019

Ngày giảng: Thứ tư ngày 06 tháng 03 năm 2019(5B) Thứ sáu ngày 08 tháng 03 năm 2019(5A,5C)

KĨ THUẬT Bài 24 : LẮP XE BEN I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Chọn đúng và đủ số lượng các chi tiết để lắp xe ben.

- Biết cách lắp và lắp được xe ben theo mẫu.

- Xe lắp tương đối chắc chắn và có thể chuyển động được.

2. Kĩ năng:

- Lắp được xe ben theo mẫu. Xe lắp chắc chắn, chuyển động dễ dàng; thùng xe nâng lên, hạ xuống được.

3. Thái độ

- Rèn luyện tính cẩn thận và đảm bảo an toàn trong khi thực hành.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bộ lắp ghép mô h́ình kỹ thuật.

III. Hoạt động dạy học:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

(3)

1. Kiểm tra bài cũ. 1’

- Kiểm tra dụng cụ học tập.

2. Bài mới.

- Giới thiệu bài, ghi tên bài: 1’

Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét: 5’

- GV đưa ra xe ben. Hướng dẫn học sinh quan sát.

+ Em hãy nêu các bộ phận của xe Ben?

- GV cho HS trả lời câu hỏi trong SGK Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kỹ thuật. 25’

- Hướng dẫn chọn các chi tiết - Lắp từng bộ phận.

- Lắp ráp xe ben. H́ình SGK

- Hướng dẫn tháo rời các chi tiết (H́ình 1).

3. Củng cố, dặn dò: 3’

- Gọi HS đọc phần ghi nhớ

- Dặn học sinh tự chuẩn bị tiết sau.

- GV nhận xét tiết học.

- Cả lớp để dồ dùng lên bàn, GV kiểm tra.

- Nghe, nhắc lại.

- Quan sát nhận xét.

- Quan sát trả lời câu hỏi.

- HS quan sát và nêu các bộ phận - HS trả lời

- Xem bảng SGK.

- Quan sát h́ình 2, 3, 4

- HS đọc phần ghi nhớ - HS lắng nghe và ghi nhớ - HS lắng nghe.

--- Ngày soạn:04/03/2019

Ngày giảng: Thứ năm ngày 07 tháng 03 năm 2019(5A) ĐỊA LÝ

ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU 1 Kiến thức

- Khái quát đặc điểm châu Á, châu Âu về : diện tích, địa hình, dân cư, hoạt động kinh tế.

2. Kĩ năng

- Tìm được vị trí châu Á, châu Âu trên bản đồ.

3. Thái độ

- GDHS yêu thích học tập bộ môn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HOC

- Phiếu học tập vẽ lược đồ trống châu Á, châu Âu.

- Bản đồ Tự nhiên Thế giới .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. Kiểm tra bài cũ: ( 5p) - Gọi 3HS lên bảng trả lời câu hỏi:

- HS 1: Em hãy nêu những nét chính về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, các

- Nằm ở Đông Âu, Bắc Á. S lớn nhất thế giới: 17 triệu km2. khí hậu ôn đới lục địa (chủ yếu). Rừng tai-ga, dầu mỏ,

(4)

sản phẩm chính của Liên Bang Nga.

- HS 2 : Vì sao Pháp sản xuất được nhiều nông sản ?

- HS 3: Kể tên một số sản phẩm của ngành công nghiệp Pháp.

- GV nhận xét

2. Dạy bài mới: 30p

- Giới thiệu bài : Trong bài học hôm nay chúng ta cùng ôn lại một số kiến thức, kĩ năng địa lí có liên quan đến châu Á và châu Âu.

Hoạt động 1: Trò chơi : “Đối đáp nhanh’’

- GV chọn 2 đội chơi, mỗi đội 7 HS, đứng thành 2 nhóm ở hai bên bảng, giữa bảng treo bản đồ tự nhiên thế giới.

- Hướng dẫn cách chơi và tổ chức chơi:

+ Đội 1 ra một câu hỏi về một trong các nội dung vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ, các dãy núi lớn, các đồng bằng lớn, các con sông lớn của châu Á, hoặc châu Âu.

+ Đội 2 nghe xong câu hỏi nhanh chóng dùng bản đồ tự nhiên thế giới để trả lời đội 1. Nếu đúng được bảo toàn số bạn chơi, nếu sai bạn trả lời sai bị loại khỏi cuộc chơi.

+ Sau đó đội 2 ra câu hỏi cho đội 1 và đội 1 trả lời.

+ Mỗi đội được hỏi 7 câu hỏi

+ Trò chơi kết thúc khi hết lượt nêu câu hỏi, đội nào còn nhiều thành viên hơn là đội đó thắng cuộc.

- GV tổng kết trò chơi, tuyên dương đội thắng cuộc.

Hoạt động2: So sánh một số yếu tố tự nhiên và xã hội giữa châu Á và châu Âu.

- GV yêu cầu HS kẻ bảng như bài 2

khí tự nhiên, than đá, quặng sắt. Sản xuất máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông: lúa mì, ngô, khoai tây, lợn, bò, gia cầm.

- Gần biển, biển không đóng băng, ấm áp hơn LB Nga, phần lớn lãnh thổ là đồng bằng.

- Máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông, vải, quần áo, mĩ phẩm, thực phẩm.

- Các đội chơi.

- Các câu hỏi có thể là:

+ Chỉ và nêu vị trí, giới hạn châu Á, châu Âu.

+ Kể tên các dãy núi lớn ở châu Á, châu Âu.

+ Kể tên các đồng bằng lớn ở châu Á, châu Âu.

+ Kể tên các sông lớn ở châu Á, châu Âu.

+ Nêu đặc điểm về địa hình châu Á, châu Âu.

- Cả lớp theo dõi cuộc chơi và nhận

(5)

trang 115-SGK vào vở và tự làm bài tập này.

- GV nhận xét và kết luận phiếu làm đúng.

3. Củng cố , dặn dò

- GV tổng kết nội dung về châu Á và châu Âu .

- Dặn HS về nhà ôn các kiến thức, kĩ năng đã học về châu Á và châu Âu.

xét.

- 1HS lên bảng làm bài trên bảng lớp.

Tiêu chí Châu Á Châu Âu

Diện tích b a

Khí hậu c d

Địa hình e g

Chủng tộc i h

HĐ kinh tế k l

--- Ngày soạn :05/03/2019

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 08 tháng 03 năm 2019(5A) KHOA HỌC

TIẾT 48: AN TOÀN VÀ TRÁNH LÃNG PHÍ KHI SỬ DỤNG ĐIỆN.

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nêu được một số biện pháp phòng tránh bị điện giật; tránh gây hỏng đồ điện; đề phòng điện quả mạnh gậy chập và cháy đường dây, cháy nhà.

2. Kĩ năng: HS nắm được kiến thức và giải thích được tại sao phải tiết kiệm năng lượng điện và trình bầy các biện pháp tiết kiệm điện.

3. Thái độ: HS có ý thức tích kiệm năng lượng điện . III. GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG

- Kĩ năng ứng phó, xử lí tình huống đặt ra (khi có người bị điện giật/ dây điện bị đứt/...)

- Kĩ năng bình luận,đánh giá về việc sử dụng điện ( tiết kiệm, tránh lãng phí).

- Kĩ năng ra quyết định và đảm nhận trách nhiệm về việc sử dụng điện tiết kiệm.

III. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

+ Một vài dụng cụ, máy móc sử dụng pin như đèn pin, đòng hồ đồ chơi….

+ Hình trang 98, 99 SGK.

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ.(3')

- Kể tên các vật cho dòng điện chạy qua và không cho dòng điện chạy qua?

-Thế nào là vật dẫn điện? Vật cách điện?

- Nhận xét bổ sung.

2. Bài mới.(30’)

HĐ1. Giới thiệu bài. (1')

HĐ2 . Thảo luận về các biện pháp phòng tránh

- Một số HS nêu.

(6)

bị điên giật.(10')

* Mục tiêu: HS nêu được một số biện pháp phòng tránh bị điện giật.

* Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc theo nhóm.

GV giao nhiệm vụ thảo luận cho các nhóm.

- Thảo luận các tình huống dễ dẫn đến bị điện giật và các biện pháp đề phòng điện giật?

- Khi ở nhà và ở trường bạn cần phải làm gì để tránh nguy hiểm do điện cho bản thân và cho người khác?

Bước 2: Làm việc cả lớp.

Từng nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

* GV giảng: Cầm phích điện dính nước cắm vào ổ điện cũng bị điện giật; ngoài ra không nên chơi nghịch ở nơi có điện.…

HĐ3: Thảo luận về việc tiết kiệm điện. (12') * Mục tiêu: HS giải thích được lí do phải tiết kiệm năng lượng điện và trình bày các biện pháp tiết kiệm điện.

* Cách tiến hành:

* Bước 1: Làm việc theo cặp.

- Yc HS thảo luận các câu hỏi sau:

+ Tại sao ta phải sử dụng điện tiết kiệm ?

+ Nêu các b/pháp tránh lãng phí năng lượng điện?

* Bước 2: Làm việc cả lớp.

- Mời 1 số em trình bày.

* Bước 3: HS liên hệ với việc sử dụng điện ở nhà theo các gợi ý sau:

+ Mỗi tháng gia đình bạn thường dùng hết bao nhiêu số điện?

+ Tìm hiểu xem ở gia đình bạn có thiết bị, máy móc gì sử dụng điện . Theo bạn thì việc sử dụng điện của mỗi loại máy móc trên đã hợp lí chưa? Có thể làm gì để tiết kiệm điện?

- Gv nhắc nhở HS trong việc tiết kiệm điện.

- Các nhóm thảo luận.

- Các tình huống: Thả diều nơi có đường dây điện, sờ tay vào ổ điện

- Các biện pháp phòng tránh:

không thả diều nơi có đường dây điện, không sờ tay vào ổ điện, trẻ em 0 được sử dụng đồ dùng điện

- Khi sử dụng đồ dùng điện phải cẩn thận ....

- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận

-Vì điện là tài nguyên quý của quốc gia, năng lượng điện không phải là vô tận ...

- Không bật loa quá to - Ra khỏi nhà tắt quạt, bóng điện..

- Chỉ bật điện khi cần thiết.

- HS trao đổi nội dung câu

hỏihỏi hỏi và đại diện trả lời.

(7)

3. Củng cố, dặn dò.(3')

- Cần làm gì để tránh lãng phí điện? HS đọc ghi nhớ SGK

- Nhận xét chung tiết học,

- Chuẩn bị bài sau: Ôn tập vật chất và năng lượng.

--- Ngày soạn :05/03/2019

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 08 tháng 03 năm 2019(5A) LỊCH SỬ

ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN I. MỤC TIÊU

- Biết đường Trường Sơn với việc chi viện sức người, vũ khí, lương thực, … của miền Bắc cho Cách mạng miền Nam, góp phần to lớn vào thắng lợi của Cách mạng miền Nam;

- Để đáp ứng nhu cầu chi viện cho miền Nam, ngày 19-5-1959, Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn (đường Hồ Chí Minh)

- Qua đường Trường Sơn, miền Bắc đã chi viện sức người, sức của cho miền Nam, góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng miền Nam.

- Giáo dục lòng yêu nước, hiểu biết lịch sử dân tộc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bản đồ hành chính Việt Nam. Các hình minh họa trong SGK.

- Tranh, ảnh về đường Trường Sơn.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

GV HS

1. Kiểm tra bài cũ: ( 5p)

- Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi:

+ Nhà máy Cơ khí Hà Nội ra đời trong hoàn cảnh nào?

+ Nhà máy Cơ khí Hà Nội đã có đóng góp gì trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?

2. Dạy bài mới: ( 30p)

Giới thiệu bài: Trong những năm tháng ác liệt của cuộc chiến tranh chống Mĩ cứu nước, giữ chốn rừng xanh, núi đỏ, đèo dốc treo leo của Trường Sơn, bộ đội, thanh niên xung phong đã “mở đường mòn Hồ Chí Minh”, góp phần chiến thắng giặc Mĩ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về con đường lịch sử này.

Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:

* Hoạt đông 1: Trung ương Đảng quyết

- 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi.

- Lắng nghe

(8)

định mở đường Trường Sơn.

- GV treo bản đồ Việt Nam, cho hs quan sát chỉ vị trí dãy núi Trường Sơn, đường Trường Sơn

- GV nêu: đường Trường Sơn bắt đầu từ hữu ngạn sông Mã- Thanh Hóa, qua miền Tây Nghệ An đến miền đông Nam Bộ. Đường Trường Sơn thực chất là một hệ thống bao gồm nhiều con đường trên cả hai tuyến Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn.

GV hỏi:

- Đường Trường Sơn có vị trí thế nào với hai miền Bắc – Nam của nước ta?

- Vì sao trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn?

- Tại sao ta lại chọn mở đường qua dãy núi Trường Sơn ?

*

Hoạt động 2 : Những tấm gương anh dũng trên đường Trường Sơn.

- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm, yêu cầu:

- Tìm hiểu và kể lại câu chuyện về anh Nguyễn Viết Sinh?

-Tổ chức cho hs thi kể chuyện về anh Nguyễn Viết Sinh :

- GV nhận xét và cho hs bình chọn bạn kể hay nhất.

* GV kết luận: Trong những năm kháng chiến chống Mĩ, đường Trường Sơn từng diễn ra nhiều cuộc chiến công, thấm đượm biết bao mồ hôi, máu và nước mắt của bộ đội và thanh niên xung phong.

* Hoạt đông 3: Tầm quan trọng của đường Trường Sơn.

- Cho HS thảo luận theo nhóm đôi. Suy nghĩ và trả lời câu hỏi :

- Tuyến đường Trường Sơn có vai trò như thế nào trong sự nghiệp thống nhất đất nước của dân tộc ta?

- Cho đại diện nhóm nêu ý kiến, cả lớp nhận

- Hs quan sát chỉ vị trí dãy núi Trường Sơn, đường Trường Sơn trên bản đồ Việt Nam

- Đường Trường Sơn là đường nối liền hai miền Bắc – Nam của nước ta.

- Để đáp ứng nhu cầu chi viện cho các miền Nam kháng chiến, ngày 19 - 5 - 1959 Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn.

- Vì đường đi giữa rừng khó bị địch phát hiện, quân ta dựa vào rừng để che mắt kẻ thù

- Lần lượt từng HS dựa vào SGK và tập kể lại câu chuyện của anh Nguyễn Viết Sinh.

- 2 HS thi kể trước lớp.

- Hs nhận xét và bình chọn bạn kể hay nhất.

- HS thảo luận theo nhóm đôi. Suy nghĩ và trả lời câu hỏi :

- Trong những năm tháng kháng chiếnchống Mĩ cứu nước, đường Trường Sơn là con đường huyết mạch nối hai miền Nam Bắc, trên con

(9)

xét, bổ sung và thống nhất ý kiến:

3. Củng cố, dặn dò

- Cho hs đọc mục ghi nhớ trong SGK và trả lời câu hỏi cuối bài.

- Dặn HS về nhà học bài, chuẩn bị bài “Sấm sét đêm giao thừa”.

đường này biết bao người con miền Bắc đã vào miền Nam chiến đấu, đã chuyển cho miền Nam hàng triệu tấn lương thực, tực phẩm, đạn dược, vũ khí,…để miền Nam đánh thắng kẻ thù.

- Vài hs nêu lại bài học

.

---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Thực hành lắp ghép mô hình máy sản xuất điện từ dòng nước chảy..

- GV có thể nêu ra một vài phép tính đơn giản dễ nhẩm để HS trả lời miệng nhằm củng cố kĩ năng tính nhẩm, hoặc HS tự nêu phép tính rồi đố nhau tìm kết quả phép tính..

2.Kĩ năng:- Hs nêu được một vài ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu không khí của thực vật.. 3.Thái độ:- HS yêu thích môn học thích khám phá

2.Kĩ năng:- Hs nêu được một vài ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu không khí của thực vật.. 3.Thái độ:- HS yêu thích môn học thích khám phá

- Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản.. Có thể chỉ vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt,

- Hs cảm nhận được vẻ đẹp của các đồ vật dạng hình vuông khi được trang trí + Hs khuyết tật:.. - Dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên, học sinh tập trang

2.Kĩ năng: Vận dụng giải các bài toán đơn giản dạng tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của nó.. 3.Thái độ: HS tự giác tích cực

- Với sự giúp đỡ của Gv, học sinh tập lắp một chi tiết đơn