• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần 32

Ngày soạn: 21.4.2017

Ngày giảng: Thứ hai ngày 24 tháng 4 năm 2017 Tập đọc

CON CHUỒN CHUỒN NƯỚC

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu nội dung bài: Ca ngợi vẻ đẹp của chú chuồn chuồn nước, cảnh đẹp thiên nhiên đât nước theo cách của chú chuồn chuồn, bộc lộ tình cảm của tác giả với đất nước, quê hương.

2.Kĩ năng: Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc bài văn với giọng nhẹ nhàng, thể hiện sự ngạc nhiên; đổi giọng linh hoạt phù hợp với nội dung từng đoạn (lúc tả chú chuồn chuồn một chỗ, lúc tả chú tung cánh bay).

3.Thái độ: HS yêu thích môn học.Thích khám phá thế giới.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN

1.Kiểm tra bài cũ(5’)

- Giáo viên kiểm tra 1- 2 học sinh đọc bài Ăng – covát.

- Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) b. Luyện đọc(8’)

- Học sinh nối nhau đọc 2 đoạn (3 lượt) - Gv giúp Hs sửa phát âm, hiểu một số từ mới

- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.

c. Tìm hiểu bài(10’)

- Chú chuồn chuồn được miêu tả bằng những hình ảnh so sánh nào?

- Cách miêu tả chú chuồn chuồn bay có gì hay?

- Tình yêu quê hương đất nước của tác giả thể ra những câu văn nào?

- 2 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi

- Một học sinh đọc toàn bài.

- Học sinh tiếp nối nhau đọc hai đoạn.

- Học sinh luyện đọc theo cặp.

* Học sinh đọc lướt đoạn 1.

- Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng;

hai con mắt long lanh như thuỷ tinh;

thân chú nhỏ và thon ....

* Học sinh đọc thầm đoạn 2.

…Tả rất đúng về cách bay vọt lên rất bất ngờ của chuồn chuồn nước; tả theo cách bay của chuồn chuồn, ...

…Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng; luỹ tre xanh rì rào trong gió, bờ ao với những khóm khoai nước rung . miêu tả vẻ đẹp của chú chuồn chuồn nước. Qua đó, tác giả đã vẽ lên rất rõ khung cảnh làng quê Việt Nam tươi

(2)

+ Nêu nội dung bài văn?

c. Hướng dẫn đọc diễn cảm (8’) - Đoạn: Ôi chao! chú chuồn chuồn…

phân vân.

- Giáo viên đọc diễn cảm đoạn văn để làm mẫu cho học sinh.

- Giáo viên sửa chữa uốn nắn.

3. Củng cố, dặn dò(4’)

- Bức tranh minh hoạ trong sách giáo khoa được thể hiện ứng với đoạn nào của bài.

- Giáo viên nhận xét tiết học. Tuyên dương hs.

đẹp.

- Hs nêu.

- Hai học sinh tiếp nối nhau đọc bài văn.

+ Từng cặp học sinh luyện đọc diễn cảm đoạn văn.

+ Vài học sinh thi đọc diễn cảm trước lớp.

Toán

ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Nắm được hàng và lớp, giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số đó trong một số cụ thể.

- Dãy số tự nhiên và một số đặc điểm của nó.

2.Kĩ năng: Đọc, viết được số tự nhiên trong hệ thập phân.

3.Thái độ: Yêu thích môn học

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 1.

III.HO T Ạ ĐỘNG D Y H CẠ Ọ 1. KTBC:(5’)

- Hãy kể các chữ số trong dãy số tự nhiên?

- Số 11 071 889 gồm mấy lớp? Là những lớp, hàng nào.?

- Nhận xét.

2.Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) - Nêu yêu cầu bài học b. Hướng dẫn ôn tập Bài 1(5’)

- Treo bảng phụ ND bài 1.

- Gọi hs nêu yêu cầu.

- Gọi 1 em nêu miệng dòng đầu, nhận xét.

- 2 hs trả lời

- Hs đọc yêu cầu bài.

- 1 em nêu miệng dòng đầu, lớp nhận xét.

- Làm bài vào vở và chữa bài.

(3)

- Yêu cầu hs làm vở.

- Gọi hs lần lượt trình bày bài làm, nêu cách đọc, viết số tự nhiên.

- Nhận xét.

Bài 2:(5’)

- Gọi hs nêu yêu cầu.

- Gọi 1 em phân tích số 5794, nhận xét.

- Yêu cầu hs làm vở.

- Gọi hs lần lượt trình bày bài làm.

- Nhận xét.

- Chốt về giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong một số cụ thể.

Bài 3:(5’)

- Gọi hs nêu các hàng, lớp đã học.

- Yêu cầu hs lần lợt đọc từng số và nêu giá trị của chữ số 5 trong mỗi số, thuộc hàng nào, lớp nào?

- Yêu cầu hs lần lượt đọc từng số và nêu giá trị của chữ số 3 trong mỗi số, thuộc hàng nào, lớp nào?

- Nhận xét.

Bài 4:(5’)

- Gọi Hs nêu dãy số tự nhiên.

+ Trong dãy số tự nhiên, hai số TN liên tiếp hơn hoặc kém nhau mấy đơn vị ? cho VD?

+ Số tự nhiên bé nhất là số nào?

+ Có số tự nhiên lớn nhất không?

vì sao?

- Nhận xét.

Bài 5(5’)

- Gọi hs nêu yêu cầu bài.

- Yêu cầu hs làm bài vào vở.

- Gọi hs trình bày kết quả và giải thích.

+ Hai số chẵn liên tiếp hơn hoặc kém nhau mấy đơn vị?

+ Hai số lẻ liên tiếp hơn hoặc kém

+ Hs đọc, viết số: 160 274; 1 237 005;

8 004 090.

- 1 em nêu.

- 1 em nêu miệng dòng đầu, lớp nhận xét.

- Làm bài vào vở và chữa bài.

5 794 = 5000 + 700 + 90 + 4 20 292 = 20 000 + 200 + 90 + 2 190 909 = 100000 + 90000 + 900 + 9

- Nối tiếp nêu: Lớp đơn vị gồm: hàng đơn vị, chục, trăm.Lớp nghìn gồm: Hàng nghìn, chục nghìn, trăm nghìn.Lớp triệu gồm: hàng triệu, chục triệu, trăm triệu.

- Lần lượt nêu miệng.

- 2 em nêu.

- Nối tiếp trả lời:

+ Trong dãy số tự nhiên, hai số TN liên tiếp hơn hoặc kém nhau 1 đơn vị.

+ STN bé nhất là 0.

+ Không có STN lớn nhất vì thêm 1 vào bất kì vào STN nào cũng được số liền sau nó.

- 1 hs đọc y/c bài tập

a. 67; 68; 69 798; 799; 800 999; 1000; 1001

b. 8, 10, 12 98, 100, 102 998, 1000, 1002

c. 51, 53, 55 99, 201, 203 997, 999, 1001

+ Hai số chẵn liên tiếp hơn hoặc kém nhau 2 đơn vị.

+ Hai số lẻ liên tiếp hơn hoặc kém nhau 2

(4)

nhau mấy đơn vị ?

+ Tất cả các số chẵn đều chia hết cho mấy?

3. Củng cố, dặn dò:(4’) - Hệ thống kiến thức ôn tập.

- Tổng kết bài, nhận xét giờ học.

đơn vị.

+ Tất cả những số chẵn đều chia hết cho 2.

Tập làm văn

LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ CON VẬT

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:- Ôn lại kiến thức về đoạn văn qua bài văn miêu tả con vật.

2.Kĩ năng:- Biết thể hiện kết quả quan sát các bộ phận con vật; sử dụng các từ ngữ miêu tả để viết đoạn văn.

3.Thái độ:- HS có thói quen dùng từ đặt câu hay.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Bảng phụ viết các câu văn của Bài tập 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN

1.Kiểm tra bài cũ(5’)

- GV gọi 2 HS đọc lại những ghi chép sau khi quan sát các bộ phận của con vật mình yêu thích ( BT 3, tiết TLV trước)

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) b. Hướng dẫn luyện tập Bài tập 1:(12’)

- GV gợi ý – phân tích yêu cầu - Yêu cầu: Xác định các đoạn văn

- 2 HS trình bày

- 1 HS đọc nội dung BT 1

- HS đọc kĩ bài con chuồn chuồn nước - HS phát biểu

trong bài. Tìm ý chính của từng đoạn - GV chốt lại lời giải

Bài tập 2:(15’)

- Yêu cầu xác định thứ tự đúng của các câu văn để tạo thành đoạn văn hợp lí - GV mở bảng phụ đã viết sẵn 3 câu văn ; mời 1 hS lên bảng đánh số thứ tự để sắp xếp các câu văn theo trình tự đúng, đọc lại đoạn văn.

- GV nhắc HS:

+ Mỗi em phải viết một đoạn văn có câu mở đoạn cho sẵn Chú gà nhà em đã ra dáng một chú gà trống đẹp.

+ Viết tiếp câu mở đoạn bằng cách miêu tả các bộ phận của gà trống…

- 1 HS đọc lại lời giải - 2 HS đọc yêu cầu của bài - HS làm bài cá nhân ( làm vở) ( Thứ tự đoạn văn: b, a, c )

- 1 HS đọc nội dung BT 3 ( đọc cả gợi ý)

- HS làm bài vào vở

- Một số HS trình bày bài làm của mình.

(5)

- GV nhận xét

3. Củng cố, dặn dò(4’)

- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài - Chuẩn bị bài sau

- Nhận xét tiết học.

Đạo đức

DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG: THĂM QUAN – NHÀ BIA YÊN DƯỠNG

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:- Các công trình công cộng là tài sản chung của xã hội.

- Mọi người đều có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn.

2.Kĩ năng:- Những việc cần làm để giữ gìn các công trình công cộng.

3.Thái độ:- Biết tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ các công trình công cộng, có ý thức tìm hiểu về di tích lịch sử của địa phương.

II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1.Kiểm tra bài cũ:(4’)

- Vì sao phải bảo vệ môi trường?

+ Nêu ghi nhớ SGK ? - Nhận xét, đánh giá HS.

2.Bài mới

a.Giới thiệu bài:(1’) - Ghi tên bài lên bảng b.Tìm hiểu bài

Hoạt động 1:(25’) HS đi thăm quan các công trình địa phương

- Tiến hành : GV chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận: Nêu tên và nêu ý nghĩa các công trình công cộng ở địa phương

- HS trình bày, trao đổi , nhận xét

- GV chốt lại

Hoạt động 2:(10’) Những việc cần làm để giữ gìn các công trình công cộng.

- GVgiao nhiệm vụ thảo luận: Kể những việc cần làm để bảo vệ, giữ gìn các công trình công công cộng ở địa phương

- HS trình bày, trao đổi, nhận xét

- GV chốt lại

- HS trả lời - HS nhận xét

+ HS thảo luận nhóm

+ Đại diện nhóm trình bày,nhóm khác trao đổi, bổ sung

- Nhà bia Yên Dưỡng là những công trình công cộng, là tài sản chung của xã hội.

- HS lắng nghe

- Các nhóm thảo luận

+ Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác trao đổi, bổ sung

- Biết tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ các công trình công cộng.

- HS lắng nghe

(6)

3. Củng cố dặn dò:(5’) - Hệ thống nội dung bài

- Chuẩn bị bài sau : Dành cho địa phương ( Tiết 2).

- HS cả lớp thực hiện.

________________________________________________________________

Ngày soạn: 22.4.2017

Ngày giảng: Thứ ba ngày 25 tháng 4 năm 2017 Luyện từ và câu

THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:- Hiểu được thế nào là trạng ngữ.

2.Kĩ năng:- Biết nhận diện và đặt được câu có trạng ngữ.

3.Thái độ:- HS biết dùng trạng ngữ đúng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Bảng phụ viết các câu ở BT 1(Phần luyện tập)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN:

1.Kiểm tra bài cũ(5’):

- Yêu cầu HS trình bày lại phần ghi nhớ ( câu cảm) và đặt 2 câu cảm

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài(1’) b. Phần nhận xét (12’)

+ Hai câu có gì khác nhau?

+ Đặt câu hỏi cho các phần in nghiêng?

* Phần ghi nhớ

- Yêu cầu HS học thuộc phần ghi nhớ c. Phần luyện tập

Bài 1: (6’)

- GV phân tích – gợi ý

GV chốt lại lời giải: gạch dưới bộ phận trạng ngữ trong các câu văn đã viết trên bảng phụ.

Bài tập 2: (8’)

- Yêu cầu HS làm bài vào vở

- 1 HS trình bày

- Chú ý

- Ba HS tiếp nối nhau đọc nội dung các yêu ncầu1, 2, 3.

- HS thảo luận theo cặp

- Câu (b) có thêm hai bộ phận (được in nghiêng)

+ Vì sao I- ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng?

+ Nhờ đâu I- ren ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng?

+ Khi nào I- ren ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng?

- 3 HS đọc nội dung phần ghi nhớ

- 1 HS đọc nội dung của bài tập - HS làm vào vở

- HS phát biểu ý kiến

- 2 HS đọc nội dung bài tập

- HS thực hành viết 1 đoạn văn ngắn

(7)

về một lần đựoc đi chơi xa - GV nhận xét.

3. Củng cố, dặn dò(4’):

Yêu 1,2 HS nêu nội dung bài * Nhận xét tiết học

- Chuẩn bị bài sau

- HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn, nói rõ câu văn có dùng trạng ngữ

_________________________________________

Toán

ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN ( TIẾP )

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức:- Biết sắp xếp bốn số tự nhiên theo thứ tự từ lớn đến bé, từ bé đến lớn.

2.Kĩ năng:- Rèn cách so sánh các số tự nhiên cho hs.

3.Thái độ:-Yêu thích môn học

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

SGK, bảng phụ

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Kiểm tra bài cũ(5’) - Gọi HS làm các bài tập tiết 152( VBT)

- Chấm 1 số VBT.

- Nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) - Nêu yêu cầu bài học b. Hướng dẫn ôn tập Bài 1(5’)

- Gọi hs nêu yêu cầu.

- Yêu cầu hs làm vở.

- Gọi hs lần lượt trình bày bài làm và giải thích cách điền dấu.

- Nhận xét, ghi điểm.

Bài 2(5’)

- Gọi hs nêu yêu cầu.

- Yêu cầu hs làm vở.

- Gọi hs lần lượt trình bày bài làm, giải thích.

- Nhận xét.

- Chốt về so sánh, xếp thứ tự các số

- 2 em chữa bài trên bảng lớp.

- Nhận xét.

- 1 em nêu.

- Làm việc cá nhân vào vở.

- Lần lượt chữa bài và giải thích cách làm

989 < 1321 34 579 < 34 601 27 105 > 7985 150 482 > 150 459 8300 : 10 = 830 72 600 = 726 x 100 - 1 em nêu.

- Làm việc cá nhân vào vở.

Đáp án:

Các số được xếp theo thứ tự từ bé đến lớn .

a. 999, 7426, 7624, 7642.

(8)

tự nhiên.

Bài 3:(5’)

- Thực hiện tương tự bài 2.

- Gọi hs nêu yêu cầu.

- Yêu cầu hs làm vở. 1 Hs làm bảng phụ

- Gọi hs nối tiếp trình bày bài làm.

- Nhận xét.

Bài 4 (5’)

- Gọi hs nêu yêu cầu bài.

- Hướng dẫn mẫu.

- Yêu cầu hs làm bài vào vở.

- Gọi hs lần lượt trình bày kết quả, lớp nhận xét.

- Nhận xét.

- -Gv củng cố đặc điểm các dãy số Bài 5 (4’)

- Gọi hs nêu yêu cầu bài.

- Yêu cầu hs nêu các số lớn hơn 57 và nhỏ hơn 62.

- Gọi hs lần lượt trình bày kết quả, lớp nhận xét.

- Nhận xét.

3. Củng cố, dặn dò(4) - Hệ thống kiến thức ôn tập.

- Tổng kết bài.

- Nhận xét giờ học.

b. 1853, 3158, 3190, 3518

Đáp án: Các số được xếp theo thứ tự từ lớn đến bé.

a. 10261; 1590; 1567; 897.

b. 4270; 2518; 2490; 2476.

- 1 em nêu.

- Làm việc cá nhân vào vở.

- Lần lượt chữa bài Đáp số:

a. 1, 10, 100 b. 9, 99, 999 c. 1, 11 , 101 d. 8, 98, 998 - HS nêu

- Các số lớn hơn 57 và nhỏ hơn 62 là : 58, 59, 60, 61.

a, Trong đó có các số chẵn là: 58, 60.

Vậy x = 58 hoặc 60.

b, x là các số lẻ: 59, 61 c, x là số tròn chục: 60

________________________________________________________________

Ngày soạn: 23.4.2017

Ngày giảng: Thứ tư ngày 26 tháng 4 năm 2017 Kể chuyện

LUYỆN TẬP KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:- Hiểu truyện, trao đổi được với các bạn về ý nghĩa câu chuyện (hoặc đoạn truyện)

2.Kĩ năng: - Rèn kĩ năng nói: Biết kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện (Hoặc đoạn truyện) đã nghe, đã đọc về du lịch hoặc thám hiểm có nhân vật có ý nghĩa.

- Rèn kĩ năng nghe: Lắng nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.

3.Thái độ:- HS yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

(9)

- Một số truyện viết về lòng dũng cảm của con người.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN

1.Kiểm tra bài cũ(5’)

- Gv mời học sinh kể đoạn 1 + 2 truyện:

Đôi cánh của Ngựa Trắng và trả lời:

- Câu chuyện giúp em hiểu ra điều gì ? - Gv nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’)

b. Hướng dẫn học sinh kể chuyện(12’)

*)Tìm hiểu đề.

- Gv yêu cầu hs đọc đề bài:

Đề bài: Kể lại một câu chuyện về du lịch hoặc thám hiểm mà em đã được nghe, được đọc.

- Đọc các gợi ý để tìm câu chuyện phù hợp.

- Yêu cầu học sinh suy nghĩ chọn câu chuyện kể.

c. Thực hành kể chuyện, trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện(18’) - Yêu cầu học sinh kể chuyện theo cặp.

- Gv theo dõi, uốn nắn.

* Thi kể chuyện.

- Yêu cầu lớp cử đại diện 4, 5 học sinh lên kể chuyện.

- Gv nhận xét, đánh giá.

* Gv đưa ra tiêu chí cho học sinh nhận xét:

+ Kể câu chuyện phù hợp với đề bài.

+ Giọng kể phù hợp, sáng tạo.

+ Hiểu nội dung câu chuyện.

*BVMT: GV liên hệ thực tế mở rộng vốn hiểu biết về thiên nhiên,môi trường sống của các nước trên thế giới...

3. Củng cố, dặn dò(4’)

*QTE: Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật trong câu chuyện em vừa kể ?

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà kể chuyện cho người thân nghe.

- 2 học sinh kể chuyện.

- Lớp nhận xét.

- 2 học sinh đọc to đề bài.

- Lớp nhận xét, đọc thầm lại.

- 4 học sinh nối tiếp đọc các gợi ý 1, 2, 3, 4 trong Sgk.

- Học sinh đọc thầm các gợi ý.

- 4, 5 học sinh phát biểu trước lớp về câu chuyện em sẽ kể.

- Hai học sinh ngồi cạnh nhau kể chuyện cho bạn nghe và ngược lại.

- Đại diện 4, 5 học sinh kể chuyện trước lớp.

- Lớp đặt câu hỏi trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.

- Lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.

(10)

Khoa học

NHU CẦU KHÔNG KHÍ CỦA THỰC VẬT

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:- Kể ra vai trò của không khí đối với đời sống của thực vật

2.Kĩ năng:- Hs nêu được một vài ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu không khí của thực vật

3.Thái độ:- HS yêu thích môn học thích khám phá thế giới.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Hình trang 120, 121 sgk

- Phiếu học tập dùng cho 6 nhóm

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN

1.Kiểm tra bài cũ(5’)

- YC hs trả lời câu hỏi trong sgk - Nhận xét - đánh giá.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’)

- 2 hs trình bày - Chú ý

b. Hoạt động 1:(14’) Tìm hiểu về sự trao đổi khí của thực vật trong quá trình quang hợp và hô hấp.

- Không khí có những thành phần nào?

- Kể tên những khí quan trọng đối với đời sống của thực vật?

- Gv yêu cầu quan sát hình 1, 2 trang 120 và 121 sgk để tự đặt câu hỏi và trả lời lẫn nhau.

- Gv phát phiếu cho các cặp (6 nhóm) + Trong quang hợp, thực vật hút khí gì và thải ra khí gì?

- Trong hô hấp, thực vật hút khí gì và thải ra khí gì?

- Quá trình quang hợp xảy ra khi nào?

- Quá trình hô hấp diễn ra khi nào?

- Điều gì xẩy ra với thực vật nếu một trong hai quá trình trên ngừng.

Kết luận: Thực vật cần không khí để quang hợp và hô hấp. Cây dù được cung cấp đủ nước, chất khoáng và ánh sáng nhưng thiếu không khí cây sẽ không sống được.

- Ô xi và ni tơ còn chứa 1 số thành phần khác như khói bụi …

… Khí Ô xi, khí các-bô-níc - Hs thảo luận và trả lời câu hỏi

… hút khí các bô níc và thải ra khí ô xi

… Hút khí Ô xy và thải ra khí các bô níc

… khi có ánh sáng của mặt trời chiếu

… diễn ra vào ban đêm (khi mặt trời lặn)

… cây cũng không sống được

- 1 số hs trình bày kết quả làm việc theo cặp

c. Hoạt động 2: (15’) Tìm hi u m t s ng d ng th c t v nhu c u không khíể ộ ố ứ ụ ự ế ề ầ c a th c v tủ ự ậ

- Thực vật “ ăn” gì để sống? Nhờ đâu thực vật thực hiện được điều kì diệu đó?

… thực vật không có cơ quan tiêu hoá như người và động vật nhưng

(11)

( có thể giúp hs trả lời)

- Nhờ chất diệp lục có trong lá cây mà thực vật có thể sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để chế tạo chất bột đường từ khí các bô níc và nước.

+ Nêu ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu khí các bô níc của thực vật.

+ Nêu ứng dụng về nhu cầu khí ô xi của thực vật.

Gv giảng: Thực vật không có cơ quan hô hấp riêng, các bộ phận của cây đều tham gia hô hấp, đặc biệt quan trọng là lá và rễ. Để cây có đủ ô xi giúp quá trình hô hấp tốt đất trồng phải tơi, xốp, thoáng.

*GV liên hệ thực tế GDHS: Biết được nhu cầu về không khí của thực vật sẽ giúp đưa ra những biện pháp để tăng năng suất cây trồng như: bón phân xanh hoặc phân chuồng đã ủ kĩ vừa cung cấp chất khoáng, vừa cung cấp khí các bô níc cho cây. Đất trồng cần tơi, xốp, thoáng khí.

3. Củng cố, dặn dò(5’)

- 1- 2 hs nhắc lại nội dung bài . - Nhận xét giờ học

- Tuyên dương hs.

chúng vẫn “ ăn” và “uống”. Khí các bô níc có trong không khí được lá cây hấp thụ và nước có trong đất được rễ hút lên.

____________________________________________

Toán

ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN ( TIẾP )

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức:- Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.

2.Kĩ năng:- Rèn kĩ năng nhận biết dấu hiệu chia hết trong khi làm bài.

3.Thái độ:-Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Bảng phụ

III. HO T Ạ ĐỘNG D Y H CẠ Ọ 1. Kiểm tra bài cũ:(5’)

- Gọi HS làm các bài tập tiết 153 ( VBT)

- Nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1’)

- 2 em chữa bài trên bảng lớp.

- Nhận xét.

(12)

- Nêu yêu cầu bài học b. Hướng dẫn ôn tập Bài 1(6’)

- Gọi hs nêu yêu cầu.

- Yêu cầu hs nhắc lại các dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 3, 9.

- Hs tự làm bài vào vở.

- Gọi hs lần lượt trình bày bài làm và giải thích cách chọn.

- Nhận xét.

Bài 2:(6’)

- Gọi hs nêu yêu cầu.

- Yêu cầu hs làm vở.

- Gọi hs lần lượt trình bày bài làm, giải thích.

- Nhận xét.

- Chốt về dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.

Bài 3(6’)

- Gọi hs nêu yêu cầu.

- Yêu cầu hs làm vở.

- Gọi hs nối tiếp trình bày bài làm.

- Nhận xét.

Bài 4:(6’)

- Gọi hs nêu ND bài tập.

- Cho hs tự lựa chọn số điền vào ô trống cho thích hợp.

- Nhận xét.

Bài 5:(6’)

- Gọi hs nêu ND bài tập.

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Muốn biết mẹ mua bao nhiêu qu¶ cam ta làm thế nào?

- Giúp hs tìm số chia hết cho 3 và 5 mà số đó phải là số bé hơn 20 - Gv chữa bài.( 15qu¶)

3. Củng cố, dặn dò:(5’) - Hệ thống kiến thức ôn tập.

- 1 em nêu.

- 2, 3 HS nhắc lại các dấu hiệu chia hết - Làm việc cá nhân vào vở.

Đáp án

a. Số chia hết cho 2: 7362; 2640; 4136 - Số chia hết cho 5: 605; 2640.

b. Số chia hết cho 3: 7362; 2640; 20601.

- Số chia hết cho 9: 7362; 20601.

c. Số chia hết cho cả 2 và 5: 2640.

d. Số chia hết cho 5, không chia hết cho 3: 605.

e. Số không chia hết cho cả 2 và 9: 1207.

- 1 em nêu.

- Làm việc cá nhân vào vở.

Đáp án a. 252 b. 198 c. 920 d. 255 - 1 em nêu.

- Làm việc cá nhân vào vở.

Đáp án

23 < x < 31 và x là số lẻ chia hết cho 5 vậy x là 25

- 1 hs nêu nội dung yêu cầu bài - Hs làm bài theo cặp

- Đại diện 1 số cặp nêu kết quả - Cặp khác nhận xét, bổ sung - Nêu yêu cầu bài tập.

- Tự làm bài.

- Hs lần lượt trả lời.

- HS nhận xét.

(13)

- Tổng kết bài.

- Nhận xét giờ học.

Tập đọc

VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu nghĩa các từ trong bài:

Hiểu nội dung truyện (phần đầu): Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán.

2. Kĩ năng: Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng chậm rãi, nhấn giọng những từ ngữ miêu tả sự buồn chán, âu sầu của Vương quốc nọ vì thiếu tiếng cười. Đoạn cuối đọc với giọng nhanh hơn, háo hức, hi vọng. Đọc phận biệt lời các nhân vật (người dẫn chuyện, vị đại thần, viên thị vệ, nhà vua).

3. Hs yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN

1. Kiểm tra bài cũ (4’)

- Đọc bài: Con chuồn nước kết hợp trả lời câu hỏi

- Gv nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài chủ điểm mới và bài học (1’)

b. Luyện đọc (8’)

- Giáo viên hướng dẫn cách đọc.

kết hợp sửa phát âm; giúp học sinh hiểu các từ ngữ mới

- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.

c. Tìm hiểu bài. (10’)

- Tìm những chi tiết cho thấy cuộc sống ở vương quốc nọ rất buồn.

- Vì sao cuộc sống ở vương quốc ấy buồn chán như vậy?

- Nhà vua đã làm gì để thay đổi tình hình?

- Kết quả việc làm của nhà vua làm ra sao?

- Điều gì bất ngờ xảy ra ở phần cuối

- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi - Hs nhận xét.

- HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn.

- HS luyện đọc theo cặp.

- HS đọc lướt đoạn 1.

- …Mặt trời không muốn dậy, chim không muốn hót, hoa trong vườn chưa nở đã tàn gương mặt mọi người rầu rĩ, - Vì cư dân ở đó không ai biết cười.

- Vua cử một đại thần đi du học nước ngoài, chuyên về môn cười.

- HS đọc thầm đoạn 2,3.

… Sau một năm viên đại thần trở về, xin chịu tội vì đã gắng hết sức nhưng học không vào.

- Bắt được một kẻ đang cười sằng sặc

(14)

đoạn này? Thái độ của nhà vua thế nào khi nghe tin đó?

d. Hướng dẫn đọc diễn cảm (7’) - Giáo viên hướng dẫn một tốp 4 HS đọc truyện theo cách phân vai.

- Giáo viên hưỡng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm theo cách phân vai đoạn: “Vị đại thần vừa xuất hiện đã vội rập đầu….ra lệnh.

3. Củng cố, dặn dò (4’)

- Giáo viên mời 1 HS nhắc lại nội dung chuyện (phần đầu).

QTE: gv liên hệ thực tế GDHS...

- Giáo viên nhận xét tiết học.

ngoài đường. Vua phấn khởi ra lệnh dẫn người đó vào.

- HS nêu ý nghĩa.

- 4 HS tiếp nối nhau đọc đoạn - HS đọc phân vai.

_____________________________________________

Thực hành kiến thức Tiếng Việt LUYỆN TẬP: TIẾT 1- TUẦN 31

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:- Hiểu nội dung bài: Quê ngoại 2.Kĩ năng:- Đọc trôi chảy toàn bài.

3.Thái độ: - Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Vở thực hành Tiếng Việt

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H CẠ Ọ 1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Đọc thuộc bài tập đọc: Chinh phục đỉnh Ê – vơ – rét. Nêu nội dung chính của bài - Nhận xét, đánh giá

2.Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) b. Luyện đọc(14’) - Giáo viên đọc mẫu

- Yêu cầu đọc nối tiếp theo đoạn

- Quan sát , sửa phát âm, cách ngắt nghỉ - Nhận xét- đánh giá

c. Tìm hiểu bài(15’)

Bài 1: Chọn câu trả lời đúng - Gọi học sinh đọc yêu cầu

- Yêu cầu học sinh làm bài theo nhóm - Nhận xét - kết luận

- 2 Hs đoc - Nhận xét bài.

- Nghe

- Luyện đọc theo đoạn - Luyện đọc theo cặp - Đại diện cặp đọc

- Luyện đọc diễn cảm đoạn cuối - 1 Hs đọc cả bài

- Đọc yêu cầu

- Thảo luận nhóm bàn - làm và báo cáo kết quả - nhận xét

(15)

a. Trong những ngày hè.

b. chanh, khế, lúa, cỏ.

c. Nắng, tiếng chim, dòng sông, giọt sương, hương hoa cỏ

d. Nhờ cả thị giác…

e. Nắng chiều có màu vàng ong ả như màu ngọn cây chanh.

g. Giống như một dòng sông.

- Câu chuyện muốn nói về điều gì?

Bài 2: Gạch chân trạng ngữ trong mỗi câu sau:

- Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung bài.

- Yêu cầu hs suy nghĩ làm bài và báo cáo.

- Gv nhận xét.

Bài 3:

- Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung bài.

- Yêu cầu hs suy nghĩ làm bài và báo cáo.

- Gv nhận xét.

3. Củng cố, dặn dò(5’)

- 1 học sinh đọc toàn bài và nêu nội dung - Nhận xét giờ học.

- HS đọc yêu cầu bài tập - Hs làm bài.

- 2 hs báo cáo.

- Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs suy nghĩ làm bài và báo cáo.

- Hs nhận xét.

________________________________________________________________

Ngày soạn: 24.4.2017

Ngày giảng: Thứ năm ngày 27 tháng 4 năm 2017 Toán

ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức:- Biết đặt tính và thực hiện cộng,trừ các số tự nhiên.

2.Kĩ năng- Vận dụng các tính chất của phép cộng để tính thuận tiện.

- Giải được bài toán liên quan đến phép cộng, phép trừ.

3.Thái độ:-Yêu thích môn học

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ- VBT.

III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1.Kiêm tra bài cũ.

- Yêu cầu hs làm bài 5 VBT tiết trước.

- Nhận xét.

2. Bài mới.

a. Giới thiệu bài: Trực tiếp.

b. Bài giảng: HD hs làm bài tập.

- 2 hs thực hiện yêu cầu.

(16)

Bài 1:(5’)

- Gọi hs đọc yêu cầu bài tập.

- Cho hs lên bảng thực hiện.

- Bài này củng cố lại kĩ thuật cộng trừ

- Nhận xét - yêu cầu hs nhắc lại cách thực hiện mỗi phép tính.

Bài 2:(5’)

- Gọi hs nêu yêu cầu bài tập.

- Cho hs tự làm bài, chữa bài.

- Nhận xét - chốt kết quả.

- Gọi hs nhắc lại quy tắc tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ.

Bài 3: (5’)

- Gọi hs đọc yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu hs làm bài, chữa bài.

- Y/c hs phát biểu lại tính chất của phép cộng, trừ tương ứng.

- Nhận xét.

Bài 4:(5’)

- Gọi hs nêu yêu cầu bài tập.

- Cho hs tự làm bài chữa bài.

- Yêu cầu hs nêu cách thực hiện.

- Em đã vận dụng những tính chất nào của phép cộng để có cách tính thuận tiện nhất.

- Nhận xét.

Bài 5:(5’)

- Gọi hs đọc bài toán.

- Cho hs tự phân tích bài toán làm bài - chữa bài.

- Nhận xét chốt kết quả.

3. Củng cố- Dặn dò:(5’) - Hệ thống nội dung bài.

- Nhận xét giờ học.

- Dặn Hs về nhà chuẩn bị bài sau.

- Gọi hs đọc yêu cầu bài tập.

- 2 hs lên bảng thực hiện.

- Hs nhận xét.

- Nêu yêu cầu bài tập.

- Làm bài- chữa bài- nhận xét.

x + 126 = 480 x - 209 = 435

x = 480 – 126 x = 435 + 209 x = 354 x = 644

- Hs đọc yêu cầu bài.

- Làm bài chữa bài.

7 + a = a +7

(a + b) + 5 = a + (b + 5) 0 + m = m + 0 = m - Nêu yêu cầu bài tập.

- Tự làm bài, chữa bài.

- Nêu cách thực hiện:

a. 1268 + 99 + 501 = 1268 + (99 +501) = 1268 + 600 = 1868 b.87 + 94 + 13 + 6

= ( 87 + 13) + (94 + 6)

= 100 + 100 = 200 - Nêu yêu cầu bài tập.

- Phân tích bài toán - làm bài - chữa bài.

- Nhận xét - chốt kết quả.

Bài giải

Trường Tiểu học Thắng Lợi quyên góp được số vở là:

1475 - 184 = 1291 (quyển) Cả hai trường quyên góp được số vở là:

1475 + 1291 = 2766 (quyển)

Đáp số: 2766 quyển.

(17)

Chính tả (Nghe - viết)

VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt âm đầu s/x.

2.Kĩ năng:- Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài Vương quốc vắng nụ cười.

3.Thái độ:- HS rèn chữ viết, giữ vở sạch.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

2 tờ phiếu viết nội dung BT2a.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN

1. Kiểm tra bài cũ: (5’)

GV kiểm tra 2 HS – Tìm 3 từ láy bắt đàu bằng tiếng có thanh ngã, thanh hỏi.

2. Dạy bài mới

a. Giới thiệu bài :(1’)

b. Hướng dẫn HS nghe – viết (20’) - GV hướng dẫn viết một số từ ngữ dễ lẫn:

+ GV đọc: kinh khủng, rầu rĩ, héo hon, nhộn nhịp, lạo xạo.

- GV đọc từng câu, huặc cụm từ cho HS viết.

+ GV đọc lại bài.

+ GV thu 7 – 10 bài chấm, chữa bài.

- GV nhận xét chung.

d. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả. (10’)

- Gv nêu yêu cầu của bài tập – chọn BT2a.

- Gv dán lên bảng 2 tờ phiếu viết nội dung bài.

- Gv nhận xét – chốt lại lời giải đúng:

Vì sao – năm sau – xứ sở – gắng sức – xin lỗi – sự chậm trễ.

3. Củng cố, dặn dò (4’)

- Gv yêu cầu Hs ghi nhớ những từ ngữ đã luyện viết chính tả trong bài để không viết sai; về nhà kể lại cho người thân câu chuyện vui “chúc mừng…kỉ”.

- Gv nhận xét tiết học.

- Về nhà luyện viết nhiều.

- 2HS lên bảng.

- 1HS đọc đoạn văn cần viết chính tả trong bài: Vương quốc vắng nụ cười.

Cả lớp theo dõi SGK - HS viết bảng con.

-

HS gấp SGK - HS viết bài.

- HS soát lỗi.

- HS đổi vở theo cặp sửa chữa lỗi.

- Hs đọc thầm câu chuyện vui, làm bài vào vở.

- 2HS lên bảng làm bài.

- Hs làm bài trên, phiếu đọc lại câu chuyện chúc mừng năm mới sau một

…thế kỉ.

(18)

Khoa học

TRAO ĐỔI CHẤT Ở THỰC VẬT

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:- Nhận biết được quá trình trao đổi chất ở thực vật.

2.Kĩ năng:- Vẽ và trình bày sơ đồ trao đổi không khí và trao đổi chất ở thực vật.

3.Thái độ: - Vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống.

* GDBVMT: Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường, đảm bảo môi trường sống trong lành cho thực vật. Hiểu được mối quan hệ chặt chẽ giữa thực vật và môi trường sống của con người .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Hình trong SGK (122; 123); bảng phụ, bút vẽ..

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H CẠ Ọ 1. KTBC(5’)

- Nêu vai trò của không khí đối với thực vật?

- Trồng những cây xanh có lợi hay hại? tại sao?

- Tại sao không nên để cây xanh ở trong phòng ngủ?

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài:(1’) GV nêu mục đích - yêu cầu giờ học.

b. Dạy bài mới.

Họat động 1:(12’) Phát hiện những biểu hiện bên ngoài của trao đổi chất ở thực vật.

* Mục tiêu: HS Tìm trong hình vẽ những gì thực vật phải lấy từ môi trường và những gì phải thải ra môi trường trong qúa trình sống.

* Cách tiến hành:

- Gv yc hs quan sát H1 (22) và cho biết:

- 1 hs tr¶ lêi - 1 hs tr¶ lêi - 1 hs tr¶ lêi

- HS theo nhóm đôi - Hs quan sát

- Trong hình vẽ những gì?

- Những yếu tố nào đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của cây xanh.

- giáo viên nhận xét, bổ sung

(+ Không khí; ánh sáng; nước, động vật, đất, cây xanh.

+ Ánh sáng, nước, chất khoáng, k0 khí)

- Các nhóm báo cáo kết quả - §¹i diÖn c¸c nhãm nx, bæ sung

- Kể tên những yếu tố cây thường xuyên phải lấy từ môi trường và thải ra môi trường trong quá trình sống?

- Hs nèi tiÕp nªu: ( Cây lấy vào khí các - bô - nic và thải ra khí ôxy => quá trình quang hợp. ) - Quá trình trên được gọi là gì? - Hs nªu: (Đêm, cây lấy vào khí

(19)

ôxy, thải ra khí các - bô - nic ->

quá trình hô hấp.) Hoạt động 2:(12’) Thực hành vẽ sơ đồ

trao đổi chất ở thực vật.

* Mục tiêu: vẽ và trình bày sơ đồ trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở thực vật.

* Cách tiến hành

- yc Hs theo nhóm vẽ theo nội dung yêu cầu. GV phát giấy, bút cho HS (10').

- Các nhóm trình bày sơ đồ và giải thích lý do.

- GV cho treo các sản phẩm, lớp quan sát, nhận xét.

Sơ đồ nào hợp lý nhất, dễ hiểu nhất?

3. Củng cố dặn dò.(5’)

- HS đọc "Bạn cần biết" - SGK (123).

- GV nhận xét giờ học.

- Yêu cầu hs học bài; chuẩn bị bài sau.

- HS phát biểu. Lớp nhận xét

___________________________________________

Luyện từ và câu

THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ NƠI CHỐN CHO CÂU

I. MỤC TIÊU

1.Kiên thức:- Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu (trả lời câu hỏi Ở đâu?)

2.Kĩ năng:- Nhận diện được trạng ngữ chỉ nơi chốn; Thêm được trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu.

3.Thái độ:- Hs yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- giấy khổ to. VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN

1.Kiểm tra bài cũ(5’)

GV kiểm tra 2 HS đọc đoạn văn ngắn kể về một lần em đi chơi xa, trong đó ít

- 2 HS trình bày.

Cây xanh

Nước Không

khí ánh

sáng

Chất khoáng

Nước Thực

vật Khí các bô níc

Thực vật

Khí các bô níc Hơi nước

Các chất khoáng khác

(20)

nhất 1 câu dùng trạng ngữ

(bài tập 2 – phần luyện tập tiết luyện từ và câu trước.)

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài:(1’) b. Phần nhận xét(12’)

+ Trước hết cần tìm thành phần Chủ ngữ, Vị ngữ của câu. Sau đó, tìm thành phần Trạng ngữ.

- GV mời 1 em lên bảng gạch dưới bộ phân trạng ngữ trong câu.

* GV chốt lại lời giải Bài 2:

GV yêu cầu HS trình bày miệng

* Phần ghi nhớ c. Phần luyện tập Bài tập 1: (5’)

- 2HS tiếp nối nhau đọc nội dung bài tập 1; 2.

- HS đọc lại các câu văn ở bài tập 1, suy nghĩ, phát biểu ý kiến.

- 1 HS lên bảng làm

- 1 HS đọc yêu cầu của bài - HS phát biểu

- 3 HS tiếp nối đọc ghi nhớ - HS đọc nội dung bài tập 1 - Yêu cầu 1 HS lên bảng gạch dưới bộ

phận trạng ngữ trong câu, chốt lại lời giải:

Bài 2:(5’)

- Gọi Hs nêu yêu cầu bài học

- GV gợi ý: Phải thêm trạng ngữ chỉ nơi cốn cho câu.

- GV dán 3 băng giấy lên bảng,yêu cầu 3 HS lên làm

- GV chốt lại Bài tập 3: (5’)

- Gọi Hs đọc yêu cầu bài tập - Cho Hs làm bài, chữa bài.

- Bộ phận cần điền để hoàn thiện các câu văn là bộ phận nào?

- GV nhận xét chốt lại 3. Củng cố, dặn dò(4’)

- Yêu cầu 1, 2 HS nhắc lại nội dung bài - Nhận xét tiết học

- Chuẩn bị bài sau

- 1 HS lên bảng làm + Trước rạp, người…

+ Trên bờ, ….

+ Dưới những mái nhà ẩm nước,…

- Cả lớp nhận xét

- 1 HS đọc yêu cầu của bài - HS làm vào vở

- 3 HS lên bảng làm bài a, Ở nhà,…

b, Ở lớp,…

c, Ngoài vườn,…

- Một HS đọc nội dung bài tập

- Đó là thành phần chính: CN, VN trong câu)

- HS làm bài cá nhân vào vở - 1 số HS trình bày bài làm

___________________________________________

(21)

Lịch sử

NHỮNG CHÍNH SÁCH VỀ KINH TẾ VÀ VĂN HOÁ CỦA VUA QUANG TRUNG

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Nêu được công lao của Quang Trung trong việc xây dựng đất nước:

- Đã có nhiều chính sách nhằm phát triển kinh tế: “Chiếu khuyến nông”,đẩy mạnh phát triển thương nghiệp.Các chính sách này có tác dụng thúc đẩy kinh tế phát triển.

- Đã có nhiều chính sách nhằm phát triển văn hoá,gd: “Chiếu lập học”,đề cao chữ Nôm…

2.Kĩ năng: Lí giải được vì sao Quang Trung ban hành các chính sách về kinh tế như "Chiếu khuyến nông", "Chiếu lập học", đề cao chữ Nôm,…

3.Thái độ: Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Phiếu thảo luận nhóm cho hs

III. CÁC HOẠT ĐỘNG D Y VÀ H CẠ Ọ 1. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Dựa vào lược đồ hình 1, em hãy kể lại trận Ngọc Hồi, Đống Đa.

- Nhận xét.

2. Dạy bài mới:

a.Giới thiệu bài:(1’) Trực tiếp b.Nội dung

* Hoạt động 1:(12’) Thảo luận nhóm

- 1 hs trình bày

* Mục tiêu: Hs kể được một số chính sách về kinh tế và văn hoá của vua Quang Trung và tác dụng của các chính sách đó.

* Cách tiến hành:

- Gv trình bày tóm tắt tình hình kinh tế đất nước trong thời Trịnh – Nguyễn phân tranh: ruộng đất bị bỏ hoang kinh tế không phát triển

- Gv tổ chức cho hs thảo luận theo nhóm

+ Gv phát phiếu thảo luận nhóm cho hs. Yêu cầu các nhóm thảo luận vấn đề: vua Quang Trung đã có những chính sách gì về kinh tế? Nội dung và tác dụng của các chính sách đó.

- Chú ý theo dõi

- Mỗi nhóm 4 hs

+ Thảo luận để hoàn thành phiếu

- Chính sách: Nông nghiệp ban hành

“ Chiếu khuyến nông” lệnh cho dân đã từng bỏ làng quê phải trở về quê cũ cày cấy, khai phá ruộng hoang vài năm sau, mùa màng trở lại tươi tốt, làng xóm lại thanh bình.

- Thương nghiệp: Đúc đồng tiền mới, yêu cầu nhà Thanh mở của biên giới để dân hai nước tự do trao đổi hàng hoá.

(22)

- Gv yêu cầu đại diện các nhóm phát biểu ý kiến

- Gv tổng kết ý kiến của hs và gọi 1 hs tóm tắt lại các chính sách của vua Quang Trung để ổn định và xây dựng đất nước.

* Hoạt động 2:(13’) Làm việc cả lớp

Mở của biển cho thuyền buôn nước ngoài vào buôn bán. TD thúc đẩy các ngành nông nghiệp, thủ công phát triển - Đại diện các nhóm trình bày ý kiến mỗi nhóm chỉ trình bày về một ý, các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến.

- 1 hs phát biểu

* Mục tiêu: Hs hiểu được Quang Trung - ông vua luôn chú trọng bảo tồn văn hoá dân tộc.

* Cách tiến hành:

- Gv tổ chức cho hs cả lớp trao đổi, đóng góp ý kiến.

+ Theo em, tại sao vua Quang Trung lại đề cao chữ Nôm?.

+ Vì: chữ Nôm là chữ viết do nhân dân ta sáng tạo từ lâu, đã được các đời Lý, Trần sử dụng. Chữ Nôm dựa vào cách viết của chữ Hán nhưng đọc theo âm tiếng Việt. Đề cao chữ Nôm là đề cao vốn quí của dân tộc, thể hiện ý thức tự cường dân tộc.

+ Gv giới thiệu: Vua Quang Trung rất coi trọng tiếng nói dân tộc, muốn đưa tiếng nói chữ Nôm thành chữ viết chính thức của nước ta, thay cho chữ Hán.

Nhà vua giao cho La sơn Phu tử Nguyễn Thiếp lập viện Sùng chính để dịch chữ Hán ra chữ Nôm. Các văn kiện Nhà nước dần dần được viết bằng chữ Nôm.

Năm 1789, kì thi Hương đầu tiên được tổ chức ở Nghệ An, thí sinh phải thi thơ phú bằng chữ Nôm.

+ Em hiểu câu “ Xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu” của vua Quang Trung như thế nào?

3. Củng cố, dặn dò:(4’)

- Gv giới thiệu: công việc đang tiến hành thuận lợi thì vua Quang Trung mất (1792). Người đời sau đều thương tiếc một ông vua tài năng đức độ nhưng mất sớm.

- Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về nhà vua Quang Trung.

- Gv nhận xét tiết học

+ Vì học tập giúp con người mở mang kiến thức làm việc tốt hơn, sống tốt hơn. Công việc xây dựng đất nước cần người tài, chỉ học mới thành tài để giúp nước.

- Hs chú ý

- 1 số em trình bày trước lớp.

_________________________________________

(23)

Bồi dưỡng kiến thức toán LUYỆN TẬP

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức:- Nắm được hàng và lớp, giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số đó trong một số cụ thể.

- Dãy số tự nhiên và một số đặc điểm của nó.

2.Kĩ năng: - Đọc, viết được số tự nhiên trong hệ thập phân.

3.Thái độ:- Giáo dục Hs tính cẩn thận tự tin trong học toán.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. KTBC:(5’)

- Hãy kể các chữ số trong dãy số tự nhiên?

- Số 21071808 gồm mấy lớp? Là những lớp, hàng nào.?

- Nhận xét.

2.Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) - Nêu yêu cầu bài học b. Hướng dẫn ôn tập Bài 1(6’)

- Treo bảng phụ ND bài 1.

- Gọi hs nêu yêu cầu.

- Yêu cầu hs làm vở.

- Gọi 1 làm bảng phụ.

- Gọi hs lần lượt trình bày bài làm, nêu cách đọc, viết số tự nhiên.

- Nhận xét.

Bài 2:(6’)

- Gọi hs nêu các hàng, lớp đã học.

- Yêu cầu hs lần lượt đọc từng số và nêu giá trị của chữ số 5 trong mỗi số, thuộc hàng nào, lớp nào?

- Nhận xét.

Bài 3:(6’)

- Gọi Hs nêu yêu cầu.

- 2 hs trả lời

- Gọi 1 làm bảng phụ, lớp nhận xét.

- Làm bài vào vở và chữa bài.

- Nối tiếp nêu:

+ Lớp đơn vị gồm: hàng đơn vị, chục, trăm.

+ Lớp nghìn gồm: Hàng nghìn, chục nghìn, trăm nghìn.

+ Lớp triệu gồm: hàng triệu, chục triệu, trăm triệu.

- Lần lượt nêu miệng.

- 1em nêu.

(24)

- Yêu cầu hs làm bài và báo cáo - Nhận xét.

Bài 4(6’)

- Gọi hs nêu yêu cầu bài.

- Yêu cầu hs làm bài vào vở.

- Gọi hs trình bày kết quả.

- Hs nhận xét.

Bài 5(6’)

- Gọi hs nêu yêu cầu bài.

- Yêu cầu hs làm bài vào vở.

- Gọi hs trình bày kết quả.

- Hs nhận xét.

3. Củng cố, dặn dò:(4’) - Hệ thống kiến thức ôn tập.

- Tổng kết bài, nhận xét giờ học.

- Hs làm bài, báo cáo.

- 1 hs đọc yêu cầu bài tập.

- Hs làm bài, báo cáo.

- 1 hs đọc yêu cầu bài tập.

- Hs làm bài, báo cáo.

________________________________________________________________

Ngày soạn: 25.4.2017

Ngày soạn: Thứ sáu ngày 28 tháng 4 năm 2017 Toán

ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN (Tiếp theo)

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:- Biết đặt tính và thực hiện nhân các số tự nhiên với các số không có quá ba chữ số (tích không quá sáu chữ số). Biết đặt tính và thực hiện chia số có nhiều chữ số cho số có không quá hai chữ số. Biết so sánh số tự nhiên.

2.Kĩ năng: - Rèn kĩ năng tính.

3.Thái độ:- Giáo dục Hs tính cẩn thận tự tin trong học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ. HS: SGK, vở viết

III.CÁC HOẠT Đ ỘNG DẠY HỌC 1.Kiểm tra bài cũ:(5’)

- Gọi 2 Hs lên bảng làm bài 1, 2 Vở Bt - Gọi Hs nhận xét, Gv nhận xét.

2.Bài mới

a.Giới thiệu bài:(1’)

- Trong giờ học hôm nay chúng ta cùng ôn tập về phép nhân, phép chia các số tự nhiên.

b.Hướng dẫn ôn tập Bài 1:(6’)

- Gọi hs nêu yêu cầu.

- Yêu cầu hs làm VBT.

- Gọi hs lần lượt trình bày bài làm.

- 2 em chữa bài trên bảng lớp.

- Nhận xét.

- 1 em nêu.

- Tự làm vào VBT.

a. 2057 x 13 = 26741

(25)

- Nhận xét.

- Chốt về cách đặt tính và thực hiện tính nhân, chia.

Bài 2 :(6’)

- Gọi hs nêu yêu cầu.

- Yêu cầu hs làm VBT.

- Gọi hs lần lượt trình bày bài làm, giải thích cách tìm x.

- Nhận xét.

-> Chốt cách tìm thừa số chưa biết.

Bài 3 :(6’) - Gọi hs nêu yêu cầu.

- Yêu cầu hs làm VBT.

- Gọi 1 hs trình bày bài làm, giải thích . - Nhận xét.

Bài 4:(6’)

Yêu cầu HS đọc đề bài.

+ Để so sánh hai biểu thức với nhau trước hết chúng ta phải làm gì?

- Yêu cầu HS làm bài

+ Nhận xét Bài 5(6’)

- Gọi hs nêu yêu cầu bài.

- Yêu cầu hs làm bài vào vở.

- Gọi hs trình bày bài.

- Hs nhận xét.

3.Củng cố dặn dò:(4’) - Hệ thống kiến thức ôn tập.

- Nhận xét giờ học.

- Về nhà chuẩn bị bài sau.

428 x 125 = 646068 b. 7368 : 24 = 307;

13498 : 32 = 1320

- Lần lượt 1 số em chữa bài.

- Nhận xét cách đặt tính và tính.

- 1 HS nêu, lớp theo dõi.

a. 40  x = 1400 b. x : 13 = 205

X = 1400 : 40 x = 205  13 X = 350 x = 2665

- 1 em đọc.

- Hs làm việc cá nhân.

- 2 em làm bảng.

- Nhận xét, chữa bài.

- Lắng nghe và ghi nhớ.

- Chúng ta phải tính giá trị biểu thức, sau đó so sánh các giá trị với nhau để chọn dấu so sánh phù hợp.

- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở

13500 = 135  100 26  11 > 280 320 : (16  2) = 320 : 16 : 2 - 1 hs đọc y/c bài tập.

- Hs làm bài, 1 HS làm bảng phụ.

- Hs nhận xét.

__________________________________________

Địa lí

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

I. MỤC TIÊU

1.Kiên thức:

- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Nẵng:

+ Vị trí ven biển, đồng bằng duyên hải miền Trung.

(26)

+ Đà Nẵng là thành phố cảng lớn, đầu mối của nhiều tuyến đường giao thông.

+ Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp, địa điểm du lịch.

2.Kĩ năng:- Dựa vào bản đồ Việt Nam xác định và nêu được vị trí Đà Nẵng 3.Thái độ:- Yêu thích môn học.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bản đồ hành chính Việt Nam - Một số ảnh về thành phố Đà Nẵng - Lược đồ hình 1 bài 24

III. CÁC HOẠT ĐỘNG D Y H CẠ Ọ 1. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Em hãy cho biết nếu đi thuyền trên sông Hương, chúng ta có thể đến thăm những địa điểmdu lịch nào của thành phố Huế?

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài:(1’)

- GV yêu cầu HS quan sát lược đồ hình 1 của bài 24 và nêu tên thành phố ở phía nam của đèo Hải Vân

b.Các hoạt động

* Hoạt động 1: Đà Nẵng – thành phố cảng (7’) Làm việc theo cặp

Bước 1:

- Yêu cầu từng cặp quan sát lược đò và cho biết vị trí của thàng phố Đà Nẵng

Bước 2:

- Yêu cầu HS nhận xét tàu đỗ ở cảng Tiên Sa?

Bước 3:

- Yêu cầu HS quan sát hình 1 của bài và nêu các phương tiện giao thông đến Đà Nẵng?

- 1 HS nêu

- HS quan sát

…thành phố Đà Nẵng

- HS quan sát theo cặp

- Đà Nẵng nằm ở phía nam đèo Hải Vân bên sông Hàn và vịnh Đà Nẵng, bán đảo Sơn Trà.

- Đà Nẵng có cảng biển Tiên Sa, cảng sông Hà gần nhau.

* Vài cặp HS báo cáo kết quả - ..tàu lớn hiện đại

+ Tàu biển, tàu sông ( đến cảng sông Hàn, cảng biển Tiên Sa)

GV: Đà Nẵng là đầu mối giao thông lớn ở duyên hải Miền Trung.

* Hoạt động 2: Đà Nẵng - trung tâm

+ Ô tô( theo quốc lộ 1A đi qua thành phố)

+ Tàu hoả + Máy bay

(27)

công nghiệp (9’) HS làm việc theo nhóm 4.

- Giao việc cho các nhóm

Bước 2: GV yêu cầu HS liên hệ với kiến thức bài 25 nêu lí do Đà Nẵng sản xuất đựoc một số mặt hàng vừa cung cấp cho địa phương, vừa cung cấp được cho các tỉnh khác hoặc trong nước.

- GV nhận xét thêm

* Hoạt động 3: Đà Nẵng - địa điểm du lịch (8’) HS làm việc cá nhân

Bước 1:

- Yêu cầu HS tìm trên hình 1 và cho biết những địa điểm của Đà Nẵng - có thể thu hút khách du lịch, những địa điểm đó thường nằm ở đâu?

Bước 2:

- Các em có thể kể thêm những địa điểm khác mà HS có thể biết

Bước 3:

- Yêu cầu HS tìm lí do Đà Nẵng thu hút khách du lịch?

- GV bổ sung: Đà Nẵng là đầu mối giao thông

3. Củng cố, dặn dò: (5’)

- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài - Nhận xét tiết học

- Dặn dò hs chuẩn bị bài sau

- HS thảo luận nhóm 4

- HS trình bày

- HS thực hiện

- …bãi tắm: Bãi Nam, Mĩ Khê, Non Nước..

- HS nêu

- HS phát biểu ( Do Đà Nẵng nằm trên bờ biển có cảnh đẹp, có nhiều bài tắm đẹp thuận lợi cho du lịch nghỉ ngơi )

- HS nêu

Hoạt động ngoài giờ lên lớp TÌM HIỂU VỀ CHIẾN THẮNG 30 - 4

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Hs hiểu biết về chiến thắng 30 – 4, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

2.Kĩ năng: Biết tự hào về lòng dũng cảm, truyền thống đấu tranh bảo vệ Tổ quốc của dân tộc Việt Nam.

3.Thái độ: Yêu thích tiết học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Tranh ảnh, tài liệu… về chiến thắng 30 – 4, câu hỏi và đáp án.

(28)

III.HO T Ạ ĐỘNG D Y VÀ H CẠ Ọ 1.Chuẩn bị: 5’

- Gv phổ biến nội dung, yêu cầu tiết học - Yêu cầu Hs chuẩn bị tài liệu có liên quan đến cuộc thi.

- Hình thức: thi hái hoa dân chủ.

2.Tiến hành: 30’

- Cho lần lượt Hs xung phong lên hái hoa và trả lời các câu hỏi

- Lớp theo dõi, nhận xét.

- Gv nhận xét.

- Cung cấp cho Hs thêm những tài liệu về chiến thắng 30 – 4.

3. Củng cố - dặn dò: 5’

- Nêu y nghĩa của chiến thắng 30 - 4 ? - Nhận xét chung tiết học

- Dặn Hs về nhà tìm hiểu thêm tài liệu về chiến thắng 30 – 4.

- Hs lắng nghe.

- Hs tham gia hái hoa dân chủ.

______________________________________________

Tập làm văn

LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ CON VẬT

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:- Củng cố kiến thức về đoạn văn.

2.Kĩ năng- Thực hành, vận dụng viết đoạn văn tả ngoại hình, tả hoạt động tả con vật.

3.Thái độ:- HS yêu quý con vật nuôi trong gia đình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Ảnh con tê tê trong SGK và tranh, ảnh một số con vật - Ba đến bốn tờ giấy khổ rộng để viết đoạn văn ở BT 2, 3.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN

1. Kiểm tra bài cũ(4’)

- Đọc đoạn văn tả các bộ phận của con gà trống ( BT 3 tiết TLV trước)

- Nhận xét - đánh giá.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) b.Bài tập 1: (9’)

- Gv Hướng dẫn luyện tập

- 2 H đọc bài

- Hs quan sát ảnh minh hoạ con tê tê

(29)

- Gv giao nhiệm vụ cho H

- Gv chốt lại lời giải:

Câu a. Bài văn gồm 6 đoạn ( mỗi đoạn mở đầu bằng chữ viết hoa lùi vào 1 ô; kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng)

Đoạn 1: Mở bài – giới thiệu chung về con tê tê.

Đoạn 2: Miêu tả bộ vẩy của con tê tê.

Đoạn 3: Miêu tả hàm – lưỡi của tê tê và cách tê tê săn mồi.

Đoạn 4: Miêu tả chân, bộ móng của tê tê và cách tê tê đào đất.

Đoạn 5: Miêu tả nhược điểm của tê tê.

Đoạn 6: Kết bài – tê tê là con vật có ích, con người cần bảo vệ nó.

- Câu b. Các bộ phận ngoại hình được miêu tả : bộ vẩy- miệng, hàm, lưỡi – bốn chân…

- Câu c.

+ Cách tê tê bắt kiến + Cách tê tê đào đất Bài tập 2 : (9’)

- Gv kiểm tra Hs đã quan sát trước một con vật theo yêu cầu của cô như thế nào.

- Gv giới thiệu tranh, ảnh một số con vật để Hs tham khảo

- Gv nhận xét, khen ngợi những em có đoạn văn hay

- Gv chọn 1, 2 đoạn văn viết tốt, dán lên bảng lớp

Bài tập 3: (9’)

- Gv lưu ý Hs: Quan sát hoạt động của con vật mình yêu thích, viết một đoạn văn miêu tả hoạt động của con vật, cố gắng tả những đặc điểm lí thú…

- Gv thu vở nhận xét.

3. Củng cố, dặn dò(4’) - Gv chốt lại nội dung bài - Nhận xét tiết học

- Chuẩn bị bài sau.

- 1 Hs đọc nội dung của bài - Cả lớp theo dõi SGK.

- Hs làm bài vào vở câu a ( viết nhanh câu hỏi b, c, ra giấy để trả lời miệng).

- Hs phát biểu ý kiến - Nhận xét - bổ sung

- 1 Hs đọc yêu cầu bài - Hs nêu

- Hs tiếp nối nhau đọc đoạn văn của mình

- 1 Hs đọc yêu cầu của bài - Hs làm bài vào vở

- Đọc bài làm

- Hs nhận xét, rút kinh nghiệm, học hỏi.

(30)

Sinh hoạt + Kĩ năng sống NHẬN XÉT TUẦN 31

KĨ NĂNG KIỂM SOÁT CẢM XÚC (TIẾT 2)

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Nắm được ưu khuyết điểm của bản thân tuần qua. Đề ra phương hướng phấn đấu cho tuần tới. HS biết tự sửa chữa khuyết điểm, có ý thức vươn lên, mạnh dạn trong các hoạt động tập thể, chấp hành kỉ luật tốt.

- HS biết cách kiểm soát cảm xúc một cách hợp lí để không ảnh hưởng xấu đến bản thân và những người xung quanh.

2.Kĩ năng: Biết kiểm soát cảm xúc của chính mình..

3.Thái độ: Yêu thích tiết học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Những ghi chép trong tuần, họp cán bộ lớp. Sách Kĩ năng sống 4

III. NỘI DUNG

A. KĨ NĂNG SỐNG 1.Khởi động: (2’)

- Cả lớp hát 1 bài hát 2. Bài mới

a. Gtb(1’)

b. Các hoạt động

Bài tập 3 (6’): Viết 1 lá thư cho người bạn của em, kể về một lần em có cảm xúc tích cực hoặc một lần có cảm xúc tiêu cực.

- GV quan sát Hs viết - Gọi 2, 3 Hs đọc - GV nhận xét

Bài tập 4: (5’) Hỏi người lớn trong gia đình em về những việc họ làm để thư giãn khi gặp điều khó khăn hoặc giận dữ…

- Cho Hs thảo luận nhóm đôi - Chia sẻ với nhau trong nhóm - Gv nhận xét, rút ra kết luận.

Bài tập 5: (4’) Thực hành kiểm soát cảm xúc của bản thân dựa trên những lời khuyên sau

- Cho Hs thực hành

- GV quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ Hs.

3. Củng cố - dặn dò (2’)

- Theo em cảm xúc tiêu cực, tích cực có

- HS đọc yêu cầu bài tập 3

- Hs viết thư

- HS đọc bài làm, nhận xét bổ sung

- HS nêu

- Hs thảo luận nhóm đôi, chia se với nhau trong nhóm.

- Gọi Hs báo cáo, lớp nhận xét.

- Hs thực hành kiểm soát cảm xúc.

- 2 Hs trả lời.

(31)

ảnh hưởng gì đến em và mọi người xung quanh ?

- Nhận xét chung gờ học.

- Dặn Hs về nhà chuẩn bị bài sau.

B. SINH HOẠT

1. Lớp trưởng nhận xét - ý kiến của các thành viên trong lớp.

2. Giáo viên chủ nhiệm *Nề nếp

- Chuyên cần: ...

- Ôn bài: ...

- Thể dục vệ sinh: ...

- Đồng phục:...

*Học tập

...

...

...

...

...

*Các hoạt động khác

...

...

...

- Lao động: ...

- Thực hiện ATGT: ...

3. Phương hướng tuần tới.

- Tiếp tục ổn định và duy trì mọi nề nếp lớp.

- Tiếp tục tham gia thi Toán, Tiếng Anh, Toán Tiếng Anh qua mạng. Lập nhiều tài khoản để luyện.

- Thực hiện tốt ATGT, an toàn trong trường học. Vệ sinh an toàn thực phẩm.

Không ăn quà vặt.

- Phòng dịch bệnh. Phòng tránh đuối nước, không chơi trò chơi bạo lực...

- Vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học, vệ sinh môi trường. Tích cực trồng và chăm sóc công trình măng non. Lao động theo sự phân công.

(32)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

 Point to the up and umbrella phonics cards and say: “Up in an umbrella can you see it?” The students repeat.  Follow the same procedure and present the rest of the

- Slowly say: ugly, up, ring, snake, umbrella, under, tiger - Repeat the activity by saying the words quickly and ask the students to circle the correct pictures. - Go around

- Go around the classroom to provide any necessary help, ask individual students to say out the letter, the sound and the item..

Allow the pupils some time to colour in the pictures of the words that start with the /v/ sound. Check around the classroom providing any

Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ;

4, Năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.. * BVMT: Giáo dục hs có ý thức giữ gìn bảo

4, Năng lực: Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán

Năng lực:Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn