• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
13
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 10/12/2018 Giảng:

Tiết 56

§8. QUY TẮC DẤU NGOẶC

I. Mục tiêu.

1. Kiến thức: Hiểu và vận dụng được quy tắc dấu ngoặc (bỏ dấu ngoặc và cho số hạng vào trong dấu ngoặc).

2. Kĩ năng: Vận dụng được quy tắc dấu ngoặc khi làm tính. Biết khái niệm tổng đại số, viết gọn và các phép biến đổi trong tổng đại số.

3. Thái độ và tình cảm:

- Có đức tính trung thực, cần cù, vượt khó, cẩn thận, quy củ, chính xác, kỉ luật, sáng tạo.

- Có ý thức hợp tác, trân trọng thành quả lao động của mình và của người khác.

4. Tư duy:

- Rèn luyện khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lý và suy luận lôgic.

- Các phẩm chất tư duy, đặc biệt là tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo.

5. Năng lực:

- Năng lực chung: Rèn cho học sinh các năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng CNTT, sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực chuyên biệt: Rèn cho học sinh các năng lực tư duy, sử dụng đúng quy tắc dấu ngoặc trong tính toán.

II. Chuẩn bị .

1. Chuẩn bị của GV: Bảng phụ; thước thẳng, phấn màu 2. Chuẩn bị của HS: Kiến thức cũ.

III. Phương pháp dạy học.

- Thuyết trình, vấn đáp gợi mở, hoạt động nhóm nhỏ, quan sát, luyện tập, tự nghiên cứu, phát hiện và giải quyết vấn đề.

IV. Tiến trình bài dạy.

1. Ổn định tổ chức lớp: ( 1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (5’)

Câu hỏi Dự kiến phương án trả lời Điể

m HS1: Phát biểu quy tắc

cộng hai số nguyên cùng dấu? Cộng hai số nguyên khác dấu?

- Chữa bài tập 86/SBT - 64.

- Quy tắc: SGK

Bài tập 86: c) 60 d) -25

46 4

(2)

HS2: Phát biểu quy tắc trừ hai số nguyên. Chữa bài tập số 84 trang 64 SBT

- Quy tắc: SGK

Bài tập 84: a) x = 4 b) x = -5

5 5 3. Dạy học bài mới:

*Hoạt động 1: Quy tắc dấu ngoặc. (15')

- Mục tiêu: Hiểu và vận dụng được quy tắc dấu ngoặc (bỏ dấu ngoặc và cho số hạng vào trong dấu ngoặc).

- Đồ dùng thiết bị: SGK, bảng phụ, phấn màu, thước.

- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp gợi mở, tự nghiên cứu, phát hiện và giải quyết vấn đề.

- Hình thức tổ chức: cá nhân

- Kĩ thuật dạy học: Hỏi và trả lời, giao nhiệm vụ

Hoạt động của GV và HS Ghi bảng

G: Yêu cầu HS thực hiện ?1 a) Tìm số đối của : 2; -5; 2 + (-5)

b) So sánh số đối của tổng 2+(-5) với tổng các số đối của 2 và -5.

Có thể đưa thêm bài tập tương tự với tổng ba số.

? Em có nhận xét gì qua ?1?

H: Số đối của tổng bằng tổng các số đối.

? Yêu cầu HS làm tiếp ?2?

? Qua ?2a) hãy rút ra nhận xét: Khi bỏ dấu ngoặc mà có dấu “-“ đằng trước ta làm như thế nào?

? Qua ?2b) hãy rút ra nhận xét: Khi bỏ dấu ngoặc mà có dấu “+“ đằng trước ta làm như thế nào?

G: Giới thiệu quy tắc dấu ngoặc. Đọc quy tắc.

H: Trình bày ví dụ để khắc sâu quy tắc.

?Vận dụng quy tắc làm ?3?

H: 2 HS lên bảng làm.

?Nhận xét?

G: Chốt kết quả, lưu ý hs cẩn thận khi bỏ dấu ngoặc trước có dấu -

1. Quy tắc dấu ngoặc:

?1

a) Số đối của 2; -5; 2 + (-5) lần lượt là: -2; 5; 3

b) Ta thấy: 3 = -2 + 5

?2

a) 7 + (5 – 13) = 7 + 5 + (-13) b) 12 – (4 – 6) = 12 – 4 – 6

*Quy tắc: (SGK)

*Ví dụ : SGK

?3 - Tính nhanh:

a) (768 – 39) – 768

= 768 – 39 – 768

= 0 - 39

= -39

b) (-1579) – (12 – 1579)

= (-1579) - 12 + 1579

= 0 – 12 = -12

*Hoạt động 2: Tổng đại số. (8')

(3)

- Mục tiêu: Biết khái niệm tổng đại số, viết gọn và các phép biến đổi trong tổng đại số.

- Đồ dùng thiết bị: SGK, bảng phụ, phấn màu, thước.

- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp gợi mở, luyện tập thực hành.

- Hình thức tổ chức: cá nhân - Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi

Hoạt động của GV và HS Ghi bảng

? Xét dãy phép tính sau: 5 + (-3) – (-6) – (+7) Hãy chuyển các phép trừ thành phép cộng?

H: 5+(-3)–(-6) – (+7) = 5 + (-3) + 6 + (-7)

G: Phép trừ có thể diễn tả thành phép cộng nên dãy tính như trên gọi là một tổng đại số.

? Thế nào là một tổng đại số?

H: Dãy phép tính cộng, trừ số nguyên gọi là một tổng đại số.

? Áp dụng qui tắc dấu ngoặc hãy bỏ các dấu ngoặc trong các phép tính trên?

G: Nhấn mạnh: Để đơn giản sau khi chuyển phép trừ thành phép cộng ta có thể bỏ tất cả dấu của số dương và dấu ngoặc.

? Tính: 97 – 150 – 47; 284 – 75 – 25?

H: 97 – 150 – 47 = 97 + (-150) + (-47)

= [97 + (-47)] + (-150) = 50 + (-150)

= -100

284 – 75 – 25 = 284 – (75 + 25) = 284 – 100 = 184

? Qua bài toán hãy rút ra kết luận?

G: => Nội dung của kết luận.

H: Đọc kết luận trong SGK.

G: Lưu ý hs chữ tổng thông thường để chỉ kết quả của hoặc một dãy các phép tính cộng, còn tổng đại số chỉ kết quả của dãy phép tính cộng, trừ. Nếu không sợ nhầm lẫn có thể nói gọn là tổng.

2. Tổng đại số:

- Dãy phép tính cộng, trừ các số nguyên được gọi là một tổng đại số.

* Kết luận: SGK – 84.

* Chú ý: SGK – 85.

4. Củng cố - Luyện tập: (15’)

- Nêu quy tắc dấu ngoặc?

- Tổng đại số là gì? Cách tính tổng đại số?

- GV chốt lại nội dung bài học.

(4)

* Luyện tập:

? Dạng BT 57, 59? Cách làm?

G: Lưu ý hs sử dụng t/c, qui tắc dấu ngoặc để tính.

H: Lên bảng làm bài tập 57, 59.

? NX?

G: Sửa kq, cách trình bày.

Chốt: Khi viết gọn tổng đại số, nếu hai dấu khác nhau đứng liền nhau thì viết gọn thành dấu “-“, nếu hai dấu giống nhau đứng liền nhau thì viết gọn lại thành dấu “+”.

Quy tắc dấu ngoặc cùng với các phép biến đổi trong tổng đại số giúp chúng ta tính nhanh hơn.

Bài 57/SGK- 85 a) (-17) + 5 + 8 + 17

= [(-17) + 17] + (5 + 8) = 0 + 13 = 13

b) 30 + 12 + (-20) + (-12) = 30 + 12 - 20 - 12

= (30 – 20) + (12 - 12) = 10 c) (-4) + (-440) + (-6) + 440 = -4 - 440 - 6 + 440

= (440- 440) - (6 + 4) =-10

d) (-5) + (-10) + 16 + (-1)

= -5 -10 + 16 -1 = -(5 + 10) + (16 -1) = -15 + 15 = 0

Bài 59/SGK-85

a) (2736 – 75) – 2736

= (2736 – 2736) – 75 = -75 b) (-2002) – (57 – 2002) = -2002 – 57 + 2002

= (2002 – 2002) – 57 = -57 5. Hướng dẫn học ở nhà: (1’)

- Học bài + Làm các bài tập còn lại trong SGK.

V. Rút kinh nghiệm.

Ngày soạn: 10/12/2018 Tiết 57

(5)

Giảng:

LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu.

1. Kiến thức: HS hiểu và vận dụng được quy tắc dấu ngoặc( bỏ dấu ngoặc và cho số hạng vào trong dấu ngoặc).

2. Kĩ năng: Rèn cho hs kĩ năng bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu trừ và đưa các số hạng vào trong dấu ngoặc đằng trước đặt dấu trừ, tính toán, tính nhanh, tìm số nguyên x, rút gọn biểu thức.

3. Thái độ và tình cảm:

- Có ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập, nghiêm túc, linh hoạt, làm việc khoa học, có quy trình.

- Có đức tính trung thực, cần cù, vượt khó, cẩn thận, quy củ, chính xác, kỉ luật, sáng tạo.

4. Tư duy:

- Rèn luyện khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lý và suy luận lôgic.

- Khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình và hiểu được ý tưởng của người khác.

5. Năng lực:

- Năng lực chung: Rèn cho học sinh các năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng CNTT, sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực chuyên biệt: Rèn cho học sinh các năng lực tư duy, sử dụng đúng quy tắc dấu ngoặc trong tính toán.

II. Chuẩn bị .

1. Chuẩn bị của GV: Bảng phụ; thước thẳng, phấn màu 2. Chuẩn bị của HS: Kiến thức cũ.

III. Phương pháp dạy học.

- Thuyết trình, vấn đáp gợi mở, hoạt động nhóm nhỏ, quan sát, luyện tập, tự nghiên cứu, phát hiện và giải quyết vấn đề.

IV. Tiến trình bài dạy.

1. Ổn định tổ chức lớp: ( 1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (5’)

Câu hỏi Dự kiến phương án trả lời Điể

m HS1: Phát biểu qui tắc dấu

ngoặc và chữa bài tập 59/SGK - 85

- Quy tắc: SGK

Phát biểu qui tắc dấu ngoặc và chữa bài tập 59 (SGK/85)

4 6 3. Dạy học bài mới:

*Hoạt động 1: Dạng toán bỏ dấu ngoặc rồi thực hiện phép tính. (10')

(6)

- Mục tiêu: HS hiểu và vận dụng được quy tắc dấu ngoặc (bỏ dấu ngoặc và cho số hạng vào trong dấu ngoặc). Rèn cho hs kĩ năng bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu trừ và đưa các số hạng vào trong dấu ngoặc đằng trước đặt dấu trừ, tính toán, tính nhanh.

- Đồ dùng thiết bị: SGK, bảng phụ, phấn màu, thước.

- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp gợi mở, luyện tập thực hành, phát hiện và giải quyết vấn đề.

- Hình thức tổ chức: cá nhân - Kĩ thuật dạy học: Hỏi và trả lời

Hoạt động của GV và HS Ghi bảng

H: Gọi 1 hs lên bảng trình bày.

? Nhận xét?

? Nêu dạng bài tập ? Cách làm ? G: Chốt: B1 : Phá ngoặc.

B2 : Nhóm hạng tử, tính.

H: Cả lớp cùng làm bài tập 92(SBT-65). 2hs lên bảng trình bày.

? Nhận xét?

Dạng 1: Bỏ dấu ngoặc rồi tính Chữa bài 60/SGK-85

a) (27+ 65) +(346 - 27- 65) = 27 + 65 + 346 - 27- 65 =(27- 27) + (65 - 65) + 346 = 0 + 0 + 346 = 346 b) (42 - 69 + 17) - ( 42 + 17) = 42 - 69 + 17- 42 - 17 = (42 - 42) +(17 - 17)- 69 = 0 + 0 - 69 = - 69 Bài tập 92/SBT-65

a)(18+29)+(158-18-29)= 18+29+158-18- 29

=(18-18) +(29-29)+158= 0 + 0+158 = 158 b)(13-135+49)-(13+49) = 13-135+49-13- 49

=(13-13)+(49-49)-135 = 0 + 0-135 = -135

*Hoạt động 2: Tính tổng, tính nhanh. (10')

- Mục tiêu: Rèn cho hs kĩ năng bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu trừ và đưa các số hạng vào trong dấu ngoặc đằng trước đặt dấu trừ, tính toán, tính nhanh.

- Đồ dùng thiết bị: SGK, bảng phụ, phấn màu, thước.

- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp gợi mở, luyện tập thực hành.

- Hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm - Kĩ thuật dạy học: Hỏi và trả lời

Hoạt động của GV và HS Ghi bảng

? Muốn tính tổng biểu thức ta làm Dạng 2: Tính tổng, tính nhanh

(7)

ntn ?

H: Lên bảng làm bài tập 89.

?Nhận xét ?

G: Chốt kq, cách trình bày.

? Dạng bài tập, cách làm ?

H: Cả lớp cùng làm bài tập 91(SBT-65). Trao đổi bài nhận xét.

Bài tập 89/SBT-65: Tính tổng

a)(-24)+6+10+24 = (-24)+24+(6+10) = 0 + 16 = 16 b)15+23+(-25)+(-23)=(-25)+15+23+(- 23)

= (-10) +0 = -10 Bài tập 91/SBT-65:

Tính nhanh :

a)(5674 - 97) - 5674 = (5674- 5674) - 97 = 0 - 97 = - 97 b)(-1075)-(29-1075) = (-1075)-29 +1075 = (-1075)+1075 - 29

= 0 - 29 = - 29

*Hoạt động 3: Rút gọn biểu thức. (6') - Mục tiêu: Rèn cho hs kĩ năng rút gọn biểu thức.

- Đồ dùng thiết bị: SGK, bảng phụ, phấn màu, thước.

- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp gợi mở, hoạt động nhóm.

- Hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm

- Kĩ thuật dạy học: Hỏi và trả lời, chia nhóm, giao nhiệm vụ

Hoạt động của GV và HS Ghi bảng

? Dạng bài, cách làm ?

H: Hoạt động nhóm. Đại diện 1 nhóm lên trình bày.

? Nhận xét?

Dạng 3 :Đơn giản biểu thức Bài tập 58/SGK-65.

a) x +22 +(-14) + 52 = x + 8 + 52 = x + 60 b)(-90)-(p+10)+100 =(-90) – p – 10 + 100 =(-90) – 10 + 100 – p = - p

*Hoạt động 4: Tính giá trị biểu thức. (10')

- Mục tiêu: Rèn cho hs kĩ năng tính giá trị của biểu thức.

- Đồ dùng thiết bị: SGK, bảng phụ, phấn màu, thước.

- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp gợi mở, luyện tập thực hành.

Hoạt động của GV và HS Ghi bảng

Bài tập 93/SBT-66

?Muốn tính giá trị của biểu thức ta làm thế nào ?

H: Lên bảng trình bày

Dạng 4 :Tính giá trị của biểu thức Bài tập 93/SBT-66.

Tính x + b + c, biết : a)x = -3 ; b = - 4 ; c = 2

Thay giá trị các chữ vào biểu thức ta có

(8)

? Nhận xét ? (-3) + (- 4) + 2 = (-7) + 2 = -5 b) x = 0 ; b = 7 ; c = - 8

Thay giá trị các chữ vào biểu thức ta có : 0 + 7 + (-8) = -1

4. Củng cố: (2’)

- Nêu quy tắc dấu ngoặc? Các phép biến đổi trong tổng đại số?

- Các dạng bài tập đã chữa? Cách giải?

- GV chốt lại nội dung bài học; lưu ý hs khi phá ngoặc cần lưu ý dấu.

5. Hướng dẫn học ở nhà: (1’)

- Học bài + Làm các bài tập còn lại trong SGK - Chuẩn bị bài “ Quy tắc chuyển vế”.

V. Rút kinh nghiệm.

************************

Ngày soạn: 10/12/2018 Giảng:

Tiết 58

§9. QUY TẮC CHUYỂN VẾ

I. Mục tiêu.

1. Kiến thức: Học sinh hiểu các tính chất của đẳng thức, quy tắc chuyển vế đổi dấu.

2. Kĩ năng: Vận dụng đúng các tính chất của đẳng thức nếu a = b thì a + c = b + c và ngược lại nếu a + c = b + c thì a = b.Vận dụng được quy tắc chuyển vế khi làm tính. Hs được trải nghiệm thực tế qua việc cân đồ vật.

3. Thái độ và tình cảm:

- Có đức tính trung thực, cần cù, vượt khó, cẩn thận, quy củ, chính xác, kỉ luật, sáng tạo.

- Có ý thức hợp tác, trân trọng thành quả lao động của mình và của người khác.

4. Tư duy:

- Rèn luyện khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lý và suy luận lôgic.

- Các phẩm chất tư duy, đặc biệt là tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo.

5. Năng lực:

- Năng lực chung: Rèn cho học sinh các năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng CNTT, sử dụng ngôn ngữ.

(9)

- Năng lực chuyên biệt: Rèn cho học sinh các năng lực tư duy, sử dụng đúng quy tắc dấu chuyển vễ khi giải bài toán tìm x.

II. Chuẩn bị .

1. Chuẩn bị của GV:

- Chiếc cân bàn, hai quả cân 1 kg và hai nhóm đồ vật có khối lượng bằng nhau.

- Bảng phụ ghi sẵn các tính chất của đẳng thức, qui tắc chuyển vế, các bài tập củng cố và bài tập SGK.

2. Chuẩn bị của HS: Vở ghi, nghiên cứu bài trước.

III. Phương pháp dạy học.

- Thuyết trình, vấn đáp gợi mở, hoạt động nhóm nhỏ, quan sát, luyện tập, tự nghiên cứu, phát hiện và giải quyết vấn đề.

IV. Tiến trình bài dạy.

1. Ổn định tổ chức lớp: ( 1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (5’)

Câu hỏi Dự kiến phương án trả lời Điể

m HS1: Phát biểu qui tắc bỏ

dấu ngoặc. Làm bài 60/

SGK - 85.

- Quy tắc: SGK Bài 60/SGK - 85 a) 346; b) -69

46 4 HS2: Làm bài 89/SBT -

65.

Bài 89/SBT - 65

c) ( -3) + ( -350) + (-7) + 350

= - 3 – 7 – 350 + 350 = - 10 d) 0

5 5

3. Dạy học bài mới:

*Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất của đẳng thức. (10')

- Mục tiêu: Học sinh hiểu các tính chất của đẳng thức. Hs trải nghiệm được trong tình huống thực tế.

- Đồ dùng thiết bị: SGK, bảng phụ, phấn màu, thước.

- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp gợi mở, tự nghiên cứu, phát hiện và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

- Hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm

- Kĩ thuật dạy học: Hỏi và trả lời, chia nhóm, giao nhiệm vụ

Hoạt động của GV và HS Ghi bảng

G: Giới thiệu đẳng thức:

- Ta đã biết phép cộng có tính chất giao hoán:

a+b = b+a; ta đã dùng dấu “=“ để chỉ rằng hai biểu thức a + b và b + a bằng nhau.

Như vậy, khi viết a+b = b+a ta được một đẳng

1. Tính chất của đẳng thức.

* Các tính chất của đẳng thức:

Nếu: a = b thì a + c = b +

(10)

thức.

Một đẳng thức có hai vế, vế phải là biểu thức nằm bên phải dấu “=”, vế trái là biểu thức nằm bên trái dấu “=”.

? Lấy ví dụ về biểu thức?

? Vậy biểu thức có tính chất gì?

G: Cho HS thực hành như hình 50/85 SGK

+ Đặt hai nhóm đồ vật lên hai đĩa cân sao cho cân thăng bằng.

+ Đặt lên mỗi đĩa cân một quả cân 1 kg H: Quan sát.

? Em rút ra nhận xét gì?

H: Thảo luận nhóm.

Trả lời: Khi cân thăng bằng, nếu đồng thời cho thêm hai vật như nhau vào hai đĩa cân hoặc đồng thời lấy bớt đi từ hai đĩa cân hai vật như nhau thì cân vẫn thăng bằng.

? Hãy phát biểu t/c đó?

H: + Ta có thể cộng vào 2 vế của 1 đẳng thức với cùng một số: a = b => a + c = b + c

+ Ta có thể bớt hai vế của đẳng thức cùng một số: a + c = b + c => a = b

G: Trở lại phần thực hành “cân đĩa”.

Nếu đổi nhóm đồ vật ở đĩa bên phải sang nhóm đó vật ở đĩa bên trái (biết hai nhóm đồ vật này có khối lượng bằng nhau) thì cân như thế nào?

H: Cân vẫn thăng bằng.

G: Đẳng thức cũng có một tính chất tương tự như phần thực hành trên.

- Giới thiệu: Nếu a = b thì b = a G: Yêu cầu HS đọc các tính chất SGK

? Các tính chất trên được vận dụng trong bài tập như thế nào?

c

a + c = b + c thì a = b

a = b thì b = c

*Hoạt động 2: Các ví dụ. (8')

- Mục tiêu: Vận dụng đúng các tính chất của đẳng thức nếu a = b thì a + c = b + c và ngược lại nếu a + c = b + c thì a = b.

- Đồ dùng thiết bị: SGK, bảng phụ, phấn màu, thước.

(11)

- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp gợi mở, luyện tập thực hành.

- Hình thức tổ chức: cá nhân - Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi

Hoạt động của GV và HS Ghi bảng

H: Đọc yêu cầu của VD.

? Ta đã biết: x + 0 = x. Vậy làm thế nào để vế trái chỉ còn x?

H: Cộng 2 vế với 2 vì 2 và – 2 là 2 số đối nhau nên tổng bằng 0.

Lên bảng thực hiện, lớp cùng làm.

? Nhận xét?

G: Cho HS hoạt động nhóm làm ?2

H: Thảo luận nhóm, trao đổi bài nx giữa các nhóm.

? Nêu cách làm mất số hạng không chứa x?

H: Cộng vào hai vế của đẳng thức với số đối của số hạng đó.

2. Ví dụ.

* Ví dụ: SGK - 86 Tìm số nguyên x biết:

x – 2 = -3

x – 2 + 2 = -3 + 2 x = - 1

?2. Tìm số nguyên x, biết:

x + 4 = -2

x + 4 + ( -4) = -2 + (-4) x = -2 + (-4)

x = -6

*Hoạt động 1: Tìm hiểu quy tắc chuyển vế. (10')

- Mục tiêu: Học sinh hiểu quy tắc chuyển vế đổi dấu.Vận dụng được quy tắc chuyển vế khi làm tính.

- Đồ dùng thiết bị: SGK, bảng phụ, phấn màu, thước.

- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp gợi mở, tự nghiên cứu, phát hiện và giải quyết vấn đề, khái quát hóa.

Hoạt động của GV và HS Ghi bảng

G: Từ bài tập:

a) x – 2 = -3 ; b) x + 4 = -2 x = -3 + 2 ; x = - 2 – 4 Câu a: Chỉ vào dấu của số hạng bên vế trái -2 khi chuyển qua vế phải là +2.

Câu b: Tương tự +4 ở vế trái chuyển qua vế phải là -4.

? Em rút ra nhận xét gì khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia trong một đẳng thức?

H: Đọc nội dung như qui tắc SGK.

G: Giới thiệu qui tắc SGK và cho HS đọc.

*Củng cố: Làm ví dụ.

? Nêu cách làm?

3. Qui tắc chuyển vế.

* Qui tắc: (SGK)

Ví dụ: Tìm số nguyên x, biết:

a) x – 2 = -6 x = - 6 + 2

(12)

H: Chuyển số hạng không chứa x sang vế phải.

H: Lên bảng thực hiện, lớp cùng làm.

? Nhận xét?

G: Lưu ý: Trước khi chuyển các số hạng, nếu trước số hạng cần chuyển có thể có cả dấu phép tính và dấu của số hạng thì ta nên quy từ hai dấu về một dấu rồi thực hiện việc chuyển vế.

Ví dụ: x – (-4) = x + 4

G: Cho HS lên bảng trình bày ?3.

G: Trình bày phần nhận xét như SGK.

Kết luận: Phép trừ là phép toán ngược của phép cộng và giải thích như SGK.

x = - 4 b) x – (- 4) = 1 x + 4 = 1 x = 1 – 4 x = - 3 ?3

+ Nhận xét: SGK

“Phép trừ là phép toán ngược của phép cộng”

4. Củng cố- Luyện tập: (10’)

- Nhắc lại qui tắc chuyển vế? Qui tắc chuyển vế được ứng dụng trong dạng bài tập nào?

- G: Hệ thống lại kiến thức cơ bản của bài.

* Luyện tập.

? Đọc yêu cầu bài? Nêu cách làm?

H: Áp dụng qui tắc chuyển vế. 2 hs lên bảng, lớp cùng làm.

?Nhận xét?

G: Chốt kết quả.

Bài 61/ SGK - 87.

a) 7 – x = 8 – (-7) 7 – x = 8 + 7 - x = 8 x = -8 b) x – 8 = (-3) – 8 x = (-3) – 8 + 8 x = -3

H: Làm nhóm, báo cáo kết quả.

? Nhận xét giữa các nhóm?

Bài 62/ SGK - 87

a) a = 2 => a = 2 hoặc -2 b) a+2 0

a + 2 = 0 a = -2 5. Hướng dẫn về nhà: (1’)

- Học thuộc các tính chất của đẳng thức và qui tắc chuyển vế.

- Làm bài tập 63, 64, 65, 66 /87SGK.

- Làm bài tập 95, 96, 97, 98, 99, 100/66 SBT.

(13)

V. Rút kinh nghiệm.

*************************************************

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Kỹ năng: Rèn kĩ năng tính toán, kĩ năng thực hiện tìm x trong biểu thức, vận dụng các qui ước trên để tính đúng giá trị của biểu thức..

Kiến thức: Biết làm tính trừ trong phạm vi các số đã học.. Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm tính trừ nhanh, tập biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tính toán, NL vận dụng các tính chất của các phép tính; quy tắc dấu ngoặc, chuyển vế một cách linh hoạt để giải

- Kiến thức: Giúp HS biết tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc ( ) và ghi nhớ cách tính giá trị của biểu thức dạng này theo quy tắc.. - Kĩ năng: Rèn kỹ

- Biết tổng hợp các kĩ năng đã có về tính toán ,biến đổi đơn giản biểu thức có chứa căn thức bậc hai vào các dạng bài tập : rút gọn,giải phương trình vô tỉ, phân

- Học sinh được rèn kĩ năng tính giá trị của một biểu thức đại số, tìm tích các đơn thức, tính tổng hiệu các đơn thức đồng dạng, tìm bậc của đơn thức.. - Học sinh được

Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tính toán, vẽ hình, nhận biết quan hệ giữa hai góc.. Năng lực

Kiến thức: Tiếp tục rèn luyện kĩ năng giải toán bằng cách lập phương trình, bài tập tổng hợp về rút gọn biểu thức... Hướng dẫn HS vài bài