• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px"

Copied!
21
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Chủ đề 4: CÁC TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN .

1. Mục tiêu a, Kiến thức

- Kể tên các tác dụng nhiệt, quang, từ, hoá, sinh lí của dòng điện và nêu được biểu hiện của từng tác dụng này.

- Nêu được ví dụ cụ thể về mỗi tác dụng của dòng điện.

- HSKT: Nêu được tên dụng cụ thiết bị được dùng để đốt nóng khi có dòng điện chạy qua.

- Đọc được các tác dụng của dòng điện.

b, Kỹ năng

- Biết lắp ráp và tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu về các tác dụng của dòng điện - Nêu được các biểu hiện do tác dụng sinh lí của dòng điện khi đi qua cơ thể người.

- Mô tả được tác dụng phát sáng của dòng điện đối với bóng đèn.

c. Phẩm chất-Năng lực cần hình thành, phát triển:

+ Phẩm chất: Nghiêm túc, chăm chỉ khoa học sáng tạo, yêu thích môn học.

+ Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, sáng tạo

+ Năng lực chuyên biệt: K1, K2, K3, K4, P1, P3, P5, P8, X5, X6, X8, C1 d. Nội dung tích hợp, trải nghiệm

Thông qua việc tổ chức cho học sinh thực hiện các TN nghiên cứu bài học góp phần giáo dục học sinh có thái độ tôn trọng, đoàn kết, hợp tác với mọi người, có tinh thần trách nhiệm, cẩn thận, trung thực trong công việc cũng như trong cuộc sống.

-Giáo dục bảo vệ môi trường

-Có ý thức đảm bảo an toàn tiết kiệm khi sử dụng điện.

2. Bảng mô tả mức độ câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực học sinh qua chủ đề

Nội dung

MỨC ĐỘ NHẬN THỨC Các năng lực

hướng tới của chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu Vận dụng thấp

Vận dụng

cao

Tác - Nêu Nêu được biểu - Lấy - Năng lực tự

(2)

dụng nhiệt của dòng điện

được dòng điện có tác dụng nhiệt.

hiện của tác dụng nhiệt .

- Nêu được ví dụ cụ thể về tác dụng nhiệt của dòng điện.

C1, C2

được ví dụ về các tác dụng dòng điện

học

- Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực hợp tác

- Năng lực giao tiếp

- Nhóm NLTP liên quan đến sử dụng kiến thức vật lí: K1, K2, K3,K4 - Nhóm NLTP về phương pháp: P1, P2, P3,P5,P7, P8 - Nhóm NLTP trao đổi thông tin: X1, X2, X5, X6, X7, X8 - Nhóm NLTP liên quan đến cá thể: C1, C2,C5 Tác

dụng phát sáng của dòng điện

- Nêu được tác dụng phát sáng của dòng điện và biểu hiện của tác dụng này.

- Nêu được ví dụ cụ thể về tác dụng phát sáng của dòng điện.

C3 Tác

dụng từ của dòng điện

- Nêu được tác dụng từ của dòng điện và biểu hiện của tác dụng này.

- Nêu được ví dụ cụ thể về tác dụng từ của dòng điện.

C4 Tác

dụng hóa học

- Nêu được tác dụng hóa học của dòng điện và biểu

(3)

của dòng điện

hiện của tác dụng này.

- Nêu được ví dụ cụ thể về tác dụng hóa học của dòng điện.

C5 Tác

dụng sinh lý của dòng điện

- Nêu được biểu hiện tác dụng sinh lí của dòng điện.

- Nêu được ví dụ cụ thể về tác dụng sinh lí của dòng điện. C6

3. Biên soạn câu hỏi, bài tập theo các mức độ nhận thức C1. Xét các dụng cụ điện sau:

- Quạt điện - Nồi cơm điện - Máy thu hình - Máy thu thanh - Ấm điện

Hỏi khi các dụng cụ này hoạt động thì tác dụng nhiệt của dòng điện là có ích với dụng cụ nào? Không có ích đối với dụng cụ nào? Tại sao?

C2. Người ta sử dụng ấm điện để đun nước. Hãy cho biết:

a, Nếu còn nước ở trong ấm thì nhiệt độ của ấm cao nhất là bao nhiêu?

b, Nếu vô ý để quên, nước trong ấm cạn hết thì có sự cố gì xảy ra? Vì sao?

C3. Nêu nguyên tắc hoạt động của đèn bút thử điện, đèn LED khi có dòng điện chạy qua và ứng dụng của mỗi loại đèn trong thực tế.

(4)

C4. Trình bày thí nghiệm mô tả tác dụng từ của dòng điện? Tác dụng từ của dòng điện được ứng dụng trong thực tế như thế nào?

C5. Tác dụng hóa học của dòng điện là gì? Nêu ứng dụng của tác dụng hóa học trong thực tế?

C6. Nêu biểu hiện của tác dụng sinh lý của dòng điện đối với cơ thể con người và ứng dụng của tác dụng sinh lý trong thực tế?

4. Tổ chức dạy học chủ đề

Tiết Nội dung Ghi chú

1 Bài 22: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện

Tích hợp TKNL GD BVMT Tích hợp BĐKH 2 Bài 23: Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác

dụng sinh lý của dòng điện

GD BVMT Mục “ Tìm hiểu

chuông điện” đọc thêm

5. Câu hỏi quan trọng (tích hợp trong phần 8) Câu hỏi trắc nghiệm.

Câu 1: Khi có dòng điện chạy qua một bóng đèn dây tóc, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Bóng đèn chỉ nóng lên . B. Bóng đèn chỉ phát sáng.

C. Bóng đèn phát sáng nhưng không nóng lên.

D. Bóng đèn vừa phát sáng, vừa nóng lên.

Câu 2: Vì sao dòng điện có tác dụng nhiệt?

A. Vì dòng điện có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện.

B. Vì dòng điện có khả năng làm tê liệt thần kinh.

C. Vì dòng điện có khả năng làm nóng vật dẫn điện.

D. Vì dòng điện có khả năng làm quay kim nam châm.

Câu 3: Dòng điện chạy qua dụng cụ nào dưới đây khi hoạt động bình thường vừa có tác dụng nhiệt, vừa có tác dụng phát sáng?

A. Thanh nung của nồi cơm điện

(5)

B. Rađiô (máy thu thanh) C. Điôt phát quang (đèn LED) D. Ruột ấm điện

Câu 4: Chuông điện hoạt động là do:

A. tác dụng từ của dòng điện.

B. tác dụng từ của thỏi nam châm (nam châm vĩnh cửu) gắn trong chuông điện.

C.tác dụng nhiệt của dòng điện

D. tác dụng hút và đẩy của các vật bị nhiễm điện.

Câu 5: Khi cho dòng điện chạy qua dung dịch muối đồng, sau một thời gian thấy có một lớp đồng mỏng bám vào thỏi than nối với điện cực âm của nguồn điện. Có thể giải thích hiện tượng này dựa vào tác dụng nào của dòng điện?

A. Tác dụng sinh lí B. Tác dụng hóa học C. Tác dụng từ

D. Tác dụng từ và tác dụng hóa học

Câu 6: Trong y học, tác dụng sinh lý của dòng điện được sử dụng trong:

A. Chạy điện khi châm cứu.

B. Chụp X – quang C. Đo điện não đồ D. Đo huyết áp

Câu 7: Nêu ứng dụng của tác dụng sinh lý trong thực tế ? 6. Đánh giá

* Phương thức: Câu hỏi, bài tập

* Câu hỏi:

Câu 1: Khi có dòng điện chạy qua các vật dẫn như thế nào ?Vật dẫn nóng tới nhiệt độ cao thì có hiện tượng gì?

Câu 2: Tác dụng từ của dòng điện được ứng dụng trong thực tế như thế nào?

Bài tập:

Bài 1: Nối mỗi câu ở cột bên trái với câu ở cột bên phải sao cho đúng:

1.Bóng đèn pin sáng. a)Dòng điện đi qua chất khí.

(6)

2.Bóng đèn bút thử điện sáng.

3. Đèn điốt phát quang

b)Dòng điện đi qua một chiều c)Dòng điện đi qua kim loại.

Đáp án : 1 - c ; 2 – a ; 3 – b Bài 2: Xét các dụng cụ điện sau:

Quạt điện; - Máy thu thanh (đài);

Nồi cơm điện; - Bàn là điện;

Tivi; - Lò sưởi.

Hỏi khi các dụng cụ này hoạt động thì tác dụng nhiệt của dòng điện là có ích đối với dụng cụ nào? Không có ích đối với dụng cụ nào?Tại sao

Đáp án: + Tác dụng nhiệt của dòng điện là có ích đối với dụng cụ: nồi cơm điện, bàn là điện, lò sưởi . Vì t/d nhiệt của nó là: nấu cơm, là quần áo, sưởi ấm .

+ Tác dụng nhiệt của dòng điện là không có ích đối với dụng cụ: Quạt điện, ti vi, máy thu thanh . Vì nếu các đồ dùng này bị nóng lên sẽ làm cho các đồ dùng này bị hỏng

Bài 3. Người ta sử dụng ấm điện để đun nước. Hãy cho biết:

a, Nếu còn nước ở trong ấm thì nhiệt độ của ấm cao nhất là bao nhiêu?

b, Nếu vô ý để quên, nước trong ấm cạn hết thì có sự cố gì xảy ra? Vì sao?

Đáp án:

a) 1000 C

b) Ấm sẽ bị cháy, hỏng. có thể gây ra chập điện…

7. Đồ dùng dạy học:

1.Giáo viên

- Nguồn điện, khóa , đèn, cầu chì dây, điôt quang, bóng đèn bút thử điện

- Nam châm điện, kim nam châm, dây dẫn, 1 bộ nguồn,1 công tắc, bóng đèn pin - 1 bình đựng dung dịch đồng sunfát có nắp nhựa có gắn sẵn hai điện cực bằng than chì

2.Học sinh :

Cho mỗi nhóm HS (Đồ dùng có ở PTN):

1 bóng đèn pin lắp sẵn vào đế đèn ,1 công tắc, 5 đoạn dây nối , mỗi đoạn dài khoảng 30cm ,1 bút thử điện ,1 đèn điốt phát quang

+ 1 cuộn dây cuốn sẵn dùng làm nam châm điện, 2 pin loại 1.5v (bộ nguồn)

(7)

+ công tắc, 5 đoạn dây nối, 1 kim nam châm,1 vài đinh sắt, thép + 1 vài mẫu dây đồng và nhôm .

-Máy chiếu, máy tính.

8.Các hoạt động dạy học và giáo dục:

Ngày soạn: 19/2/2021 Tiết 24 ( theo KHGD) Tiết 1. TÁC DỤNG NHIỆT VÀ TÁC DỤNG PHÁT SÁNG

CỦA DÒNG ĐIỆN 1. Ổn định tổ chức (1 phút)

2. Kiểm tra kiến thức cũ ( 5 phút)

- Mục đích/Mục tiêu: - Kiểm tra, củng cố việc nắm kiến thức cũ của học sinh . - Phương pháp: - Vấn đáp, tái hiện.

- Phương tiện, tư liệu: SGK; SBT; SGV.

- Năng lực cần đạt: C1 ; K1; K4 ; P3,P5 .

Câu hỏi Đáp án sơ lược

Chuyển giao nhiệm vụ

HS1: - Nêu bản chất dòng điện trong kim loại, qui ước về chiều của dòng điện.

Hs2: - Vẽ sơ đồ mạch điện kín gồm nguồn điện (1 pin), 1 bóng đèn, 1công tắc và dây dẫn kim loại ,biểu diễn chiều dòng điện trong mạch khi công tắc đóng.

Thực hiện nhiệm vụ:

HS 1:

+ Dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng .

+ Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện .

HS2:

Vẽ đúng sơ đồ mạch điện – Khoá K đóng . Biểu diễn đúng chiều dòng điện trong mạch 3. Giảng bài mới.

Hoạt động 1: Khởi động ( 1 phút)

- Mục đích/Mục tiêu: Tạo tình huống có vấn đề để gây hứng thú tìm hiểu cho học sinh nhằm tăng cường sự chú ý của học sinh vào bài học.

- Phương pháp: Thông báo, thuyết trình.

(8)

- Phương tiện, tư liệu: SGK.

- Năng lực cần đạt: C1; X2; X6; X5 .

ĐVĐ:- Khi có dòng điện trong mạch, ta có nhìn thấy các điện tích hay êlectrôn dịch chuyển không? (không)

- Vậy căn cứ vào đâu để biết có dòng điện chạy trong mạch ? (đèn sáng, quạt điện quay … )

* Đó là những tác dụng của dòng điện ta lần lượt tìm hiểu các tác dụng đó Hoạt động 2: HĐ hình thành kiến thức:

Hoạt động 2.1:Tìm hiểu tác dụng nhiệt. (10 phút) - Mục đích/Mục tiêu: HS nhận biết được tác dụng nhiệt của dòng điện..

- Phương pháp: - Vấn đáp, thông báo, thuyết trình, hoạt động nhóm nhỏ.

- Phương tiện, tư liệu: SGK,Bóng đèn, dây dẫn, pin đèn, cầu chì, dây sắt .Bp . - Năng lực cần đạt: C1; C5 ; K1; K4 ; P5;P7; P8; X6; X5; X8

- Những điểm cần lưu ý :

+ Các vật thông thường đều nóng lên khi có dòng điện chạy qua, nó thể hiện tác dụng nhiệt của dòng điện. Mọi vật khi nóng tới 5000C đều bắt đều phát ra ánh sáng nhìn thấy. Dây tóc bóng đèn nóng tới 25000C phát ra ánh sáng trắng.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Chuyển giao nhiệm vụ

? Hãy kể tên một số dụng cụ, thiết bị thường dùng được đốt nóng khi có dòng điện chạy qua? ( Câu hỏi HSKT)

Chuyển giao nhiệm vụ

+ Cho hs đọc C2 (gv vẽ h22.1 vào bảng phụ ) , yêu cầu hoạt động theo nhóm thảo luận , trả lời các nội dung sau đây ở C2.

? Vậy vật dẫn điện nóng lên khi nào?

Đánh giá của GV

I. Tác dụng nhiệt Hs trả lời :

C1: Dụng cụ đốt nóng bằng điện : bóng đèn dây tóc, bếp điện, bàn là, nồi cơm điện, lò sưởi …

Thực hiện nhiệm vụ

HS hoạt động theo nhóm thảo luận . Báo cáo kết quả và thảo luận C2

: Thí nghiệm hình 22.1:

(9)

-ĐVĐ: Dây tóc bóng đèn nóng lên khi có dòng điện chạy qua. Trên bộ TN của chúng ta có một đoạn dây sắt. Khi có dòng điện chạy qua dây sắt có nóng lên hay không? Muốn trả

lời câu hỏi đó theo em, ta sẽ tiến hành TN như thế nào?

- Gọi 1 vài HS nêu các phương án nhận biết khác nhau để thấy dây sắt nóng lên khi có dòng điện chạy qua.

-GV làm TN chung cả lớp C3 Tthông báo: Các vật nóng lên tới 500ºC thì bắt đầu phát sáng.

Chuyển giao nhiệm vụ

? Khi có dòng điện chạy qua các vật dẫn như thế nào ?

Vật dẫn nóng tới nhiệt độ cao thì có hiện tượng gì?

Đánh giá của GV Chuyển giao nhiệm vụ

? Cho hs đọc C4?

? Chì nóng chảy ở bao nhiêu độ?

(327oC) ( Câu hỏi HSKT)

GV thông báo: Nếu vật dẫn nóng tới nhiệt độ cao thì phát sáng. Ta nói dòng điện có tác dụng nhiệt→tác dụng phát sáng.

- + K

a/ Bóng đèn nóng lên. Có thể xác nhận qua cảm giác bàn tay

b/ Dây tóc của bóng đèn bị đốt nóng mạnh và phát sáng

c/ …thường dùng làm bằng vonfram để không bị nóng chảy, nhiệt độ nóng chảy của vonfram 3370oc

* Vật dẫn điện nóng lên khi có dòng điện chạy qua.

- HS quan sát và trả lời C3 C3:

a/ Các mảnh giấy bị cháy đứt và rơi xuống b/ Dòng điện làm dây sắt AB nóng lên nên các mảnh giấy bị chảy đứt

Kết luận: Khi có dòng điện chạy qua, các vật dẫn bị nóng lên. Dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn làm dây tóc nóng tới nhiệt độ cao và phát sáng .

HS trả lời câu hỏi C4.

C4: Khi nhiệt độ dây dẫn trên 3270C khi đó dây chì nóng chảy và bị đứt, mạch điện bị hở, ngắt mạch điện, tránh hư hỏng thiết bị.

(10)

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu tác dụng phát sáng. (8 phút):

- Mục đích/Mục tiêu: HS nhận biết được tác dụng phát sáng của dòng điện.

HSKT:

- Phương pháp: - Vấn đáp, thông báo, thuyết trình, hoạt động cá nhân.

- Phương tiện, tư liệu: Bóng đèn bút thử điện, đèn đi ốt phát quang . - Năng lực cần đạt: C1; C5 ; K1; K4 ;P7; P8; X6; X5; X8

- Những điểm cần lưu ý :

+ Sự phát sáng của khí nêôn trong bóng đèn bút thử điện khi có dòng điện chạy qua là do hiện tượng phóng điện thành miền trong các chất khí. Khi dùng dòng điện xoay chiều 2 đầu dây trong trong bóng đèn lúc là âm cực lúc là dương cực.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

? Cho hs xem bóng đèn bút thử điện kết hợp với hình vẽ 22.3 .

Chuyển giao nhiệm vụ

?C5.Trong bóng đèn bút thử điện có chứa một chất khí (khí nêôn). Hãy quan sát bóng đèn này và cho nhận xét về hai đầu dây bên trong nó.

Gv cắm bút thử điện vào lỗ của ổ lấy điện được nối với dây nóng để bóng đèn sáng-Yêu cầu HS quan sát vùng phát sáng của bóng đèn ? Cho hs đọc C6 quan sát và trả lời?

? Cho hs thảo luận chốt lại kết luận đúng ghi vở

Chuyển giao nhiệm vụ

- Yêu cầu HS quan sát đèn LED

→Mắc đèn LED vào mạch, đảo ngược hai đầu dây đèn→nhận xét.

(C7?)

- Yêu cầu hs thảo luận hoàn thành kết

II. Tác dụng phát sáng 1.Bóng đèn bút thử điện.

Thực hiện nhiệm vụ

Báo cáo kết quả và thảo luận

C5: hai đầu dây trong bóng đèn của bút thử điện tách rời nhau

C6: Đèn của bút thử điện sáng do chất khí ở giữa hai đầu dây bên trong đèn phát sáng.

Kết luận : Dòng điện chạy qua chất khí trong bóng đèn của bút thử điện làm chất khí này phát sáng.

2. Đèn điôt phát quang (đèn LED).

Báo cáo kết quả và thảo luận

C7: Đèn điốt phát quang sáng khi bản kim loại nhỏ hơn bên trong đèn được nối với cực dương của pin và bản kim loại to hơn được nối với cực âm

Kết luận : Đèn điốt phát quang chỉ cho dòng điện đi qua theo một chiều nhất định

(11)

luận

? Nêu Ứng dụng của đèn Led trong thực tế?

Đánh giá của GV

GD ĐĐ: Có ý thức trách nhiệm, hợp tác, đoàn kết kiên trì trong hoạt động nhóm thí nghiệm,trung thực khi báo cáo kết quả thí nghiệm. Có ý thức đảm bảo an toàn khi sử dụng điện.

và khi đó đèn sáng.

HS trả lời: làm biển quảng cáo, đèn trang trí....

Hoạt động 3. HĐ Vận dụng (3 phút)

- Mục đích/Mục tiêu: Học sinh hiểu và vận dụng được kiến thức vừa học vào bài tập cụ thể và áp dụng vào cuộc sống.

- Phương pháp: Hướng dẫn hs tự học ở nhà - Phương tiện, tư liệu: SGK. Hình vẽ 22.5 .

- Năng lực cần đạt: C1; C5 ; K1; K4 ; P; X6; X5;X8

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Giáo viên hướng dẫn hs về nhà tự học, rồi trả lời các câu C8,C9

III. Vận dụng C8: Chọn E.

C9: Nối bản kim loại nhỏ của đèn LED với cực A của nguồn điện và đóng công tắc K. Nếu đèn LED sáng thì cực A là cực dương của nguồn điện, nếu đèn không sáng thì A là cực âm và B là cực dương của nguồn điện .

Hoạt động 4: Củng cố (15 p)

Mục đích: Chốt lại kiến thức cơ bản của bài .Vận dụng được kiến thức vào bài tập trong thực tế. Giáo dục tích hợp bảo vệ môi trường và sử dụng tiết kiệm năng lượng, tích hợp biến đổi khí hậu .

- Lấy điểm kiểm tra 15’

Phương pháp: vấn đáp

Phương tiện, tư liệu: SGK , SBT, bảng phụ . Năng lực cần đạt: C1; K1; K4 ; P3; X6; X5 .

(12)

-Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. Đọc phần “Có thể em chưa biết”.

-Gv chiếu bài tập yêu cầu hs hoạt động làm bài kiểm tra

Câu 1 (4,0 điểm) : Nối mỗi câu ở cột bên trái với câu ở cột bên phải sao cho đúng:

1.Bóng đèn pin sáng.

2.Bóng đèn bút thử điện sáng.

3. Đèn điốt phát quang

4. Dòng điện trong kim loại là:

a)Dòng điện đi qua chất khí.

b)Dòng điện đi qua một chiều c)Dòng điện đi qua kim loại.

d) Dòng các electron dịch chuyển có hướng

Câu 4: Xét các dụng cụ điện sau:

Quạt điện; - Máy thu thanh (đài);

Nồi cơm điện; - Bàn là điện;

Tivi; - Lò sưởi.

Hỏi khi các dụng cụ này hoạt động thì tác dụng nhiệt của dòng điện là có ích đối với dụng cụ nào? Không có ích đối với dụng cụ nào?Tại sao

Đáp án : 1 - c ; 2 – a ; 3 – b ; 4-d

Đáp án: + Tác dụng nhiệt của dòng điện là có ích đối với dụng cụ: nồi cơm điện, bàn là điện, lò sưởi . Vì t/d nhiệt của nó là: nấu cơm, là quần áo, sưởi ấm .

+ Tác dụng nhiệt của dòng điện là không có ích đối với dụng cụ: Quạt điện, ti vi, máy thu thanh . Vì nếu các đồ dùng này bị nóng lên sẽ làm cho các đồ dùng này bị hỏng

Bài 3. Người ta sử dụng ấm điện để đun nước. Hãy cho biết:

a, Nếu còn nước ở trong ấm thì nhiệt độ của ấm cao nhất là bao nhiêu?

b, Nếu vô ý để quên, nước trong ấm cạn hết thì có sự cố gì xảy ra? Vì sao?

Đáp án:

a) 1000 C

b) Ấm sẽ bị cháy, hỏng. có thể gây ra chập điện…

GD tích hợp bảo vệ môi trường , sử dụng tiết kiệm năng lượng :

– Nguyên nhân gây ra tác dụng nhiệt của dòng điện là do các vật dẫn có điện trở. Tác dụng nhiệt có thể có lợi, có thể có hại.

(13)

– Việc sử dụng nhiều kim loại làm vật liệu dẫn điện dẫn đến việc làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Để làm giảm tác dụng nhiệt, cách đơn giản là làm dây dẫn bằng chất có điện trở suất nhỏ. Ngày nay, người ta đang cố gắng thay thế các vật liệu dẫn điện thông thường bằng vật liệu siêu dẫn (có điện trở suất bằng không).

Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà. ( 2 phút) - Mục đích/Mục tiêu:

+ Định hướng cho học sinh những nội dung cơ bản cần nắm vững để vận dụng vào làm bài tập và áp dụng vào cuộc sống.

+ Rèn kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa và kĩ năng diễn đạt, trình bài bài suy luận.

- Phương pháp: Thông báo.

- Phương tiện, tư liệu: SGK; SBT.

- Năng lực cần đạt: C1; C2

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

- Hoàn chỉnh C1-> C9 sgk - Làm bài tập 22.1 -> 22.3/ SBT - Học thuộc ghi nhớ.

Làm bài tập sau:

Nêu một số ứng dụng thực tế về các tác dụng của dòng điện .

- Chuẩn bị tiết sau: Tìm hiểu tác dụng từ, tác dụng hoá học và tác dụng sinh lí của dòng điện

- Học bài và chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau theo hướng dẫn của GV.

VI. Tài liệu tham khảo: SGK; SGV; SBT Vật lí 7; PPCT; Chuẩn KTKN; Hướng dẫn giảm tải.

VII. Rút kinh nghiệm:

(14)

Ngày soạn: 25/2/2021 Tiết : 27(theo KHGD)

Tiết 2. TÁC DỤNG TỪ, TÁC DỤNG HOÁ HỌC VÀ TÁC DỤNG SINH LÍ CỦA DÒNG ĐIỆN 1. Ổn định tổ chức (1 phút)

2. Kiểm tra kiến thức cũ ( 5 phút)- Hoạt động khởi động

- Mục đích/Mục tiêu: - Kiểm tra, củng cố việc nắm kiến thức cũ của học sinh . - Lấy điểm kiểm tra thường xuyên.

- Phương pháp: - Vấn đáp, tái hiện.

- Phương tiện, tư liệu: SGK; SBT; SGV.

- Năng lực cần đạt: C1 ; K1; K4 ; P3,P5 .

Câu hỏi Đáp án sơ lược

HS1: Nêu nguyên lý tác dụng nhiệt của dòng điện .

- Nêu tên các dụng cụ có tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng của dòng điện .

Hs2: Trả lời Bài Tập 22.1 SBT

HS1:- Dòng điện đi qua mọi vật dẫn thông thường đều làm cho vật dẫn nóng lên .

- Dụng cụ có tác dụng nhiệt: Bàn là điện, bếp điện, nồi cơm điện, máy sấy tóc .

- Dụng cụ có tác dụng phát sáng: bóng đèn điện, ti vi, điện thoại,máy tính….

Bài Tập 22.1 .- Tác dụng nhiệt của dòng điện là có ích trong hoạt động của nồi cơm điện, ấm điện … , không có ích trong hoạt động của quạt điện , máy thu hình và máy thu thanh . 3. Giảng bài mới.

Hoạt động 1: Khởi động. ( 1 phút)

- Mục đích/Mục tiêu: Tạo tình huống có vấn đề để gây hứng thú tìm hiểu cho học sinh nhằm tăng cường sự chú ý của học sinh vào bài học.

- Phương pháp: Thông báo, thuyết trình.

(15)

- Phương tiện, tư liệu: SGK.

- Năng lực cần đạt: C1; X2; X6; X5 .

ĐVĐ: Cho hs quan sát ảnh chụp cần cẩu dùng nam châm điện ở trang đầu chương 3 ? Nam châm điện là gì? Nó hoạt động dựa trên tác dụng gì của dòng điện?

Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức:

Hoạt động 2.1:Tìm hiểu tác dụng từ. (11 phút) - Mục đích/Mục tiêu: HS nhận biết được tác dụng từ của dòng điện.

- Phương pháp: - Vấn đáp, thông báo, thuyết trình, hoạt động nhóm nhỏ.

- Phương tiện, tư liệu: SGK,1 cuộn dây cuốn sẵn dùng làm nam châm điện,các mẩu dây đồng, nhôm. Kim nam châm .

- Năng lực cần đạt: C1; C5 ; K1; K4; P8; X6; X5; X8

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Chuyển giao nhiệm vụ

? Nam châm có tính chất gì?( Câu hỏi HSKT)

? Tại sao người ta lại sơn màu và đánh dấu 2 nửa nam châm khác nhau?

- Cho hs quan sát 1 vài nam châm vĩnh cửu

- Yêu cầu hs chỉ ra các cực từ của nam châm vĩnh cửu .

Đánh giá của GV

Gv:Khi các nam châm gần nhau, các cực của nam châm tương tác với nhau như thế nào? –GV làm TN.

- Cho hs sử dụng cuộn dây đã quấn sẵn để lắp vào mạch điện như h23.1 khảo sát tính chất từ của nam châm điện để trả lời câu C1?

Chuyển giao nhiệm vụ

? Nếu đổi đầu cuộn dây, hiện tượng

Thực hiện nhiệm vụ trả lời câu hỏi : -Nam châm hút sắt, thép. Mỗi nam châm có 2 cực .

Thực hiện nhiệm vụ: làm việc theo yêu cầu của GV

I. Tác dụng từ

C1:a/ khi công tắc đóng cuộn dây hút đinh sắt nhỏ, khi ngắt công tắc đinh sắt nhỏ rơi ra.

b/ Đưa 1 kim NC lại gần 1 đầu cuộn dây và đóng công tắc thì 1 cực của kim NC hoặc bị hút, hoặc bị đẩy)

+ -

(16)

xảy ra như thế nào?

- Qua TN cho hs thảo luận nhóm hoàn thành kết luận

Đánh giá của GV

Chuyển giao nhiệm vụ

Tác dụng từ của dòng điện được ứng dụng trong thực tế như thế nào?

Đánh giá của GV GV chốt

* Tìm hiểu chuông điện:(HS tự đọc thêm)

Hs: Nếu đảo đầu cuộn dây, cực của nam châm lúc trước bị hút, nay bị đẩy và ngược lại.→

Báo cáo kết quả và thảo luận:hoàn thành kết luận

Kết luận: SGK.

1- … là “Nam châm điện”

2- … “Tính chất từ”

Thực hiện nhiệm vụ trả lời câu hỏi

- Ứng dụng : Các động cơ điện như : quạt điện, máy bơm nước, cần cẩu điện,

chuông điện hoạt động dựa trên tác dụng từ của dòng điện .

* Tìm hiểu chuông điện: đọc thêm

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu tác dụng hóa học. (10 phút):

- Mục đích/Mục tiêu: HS nhận biết được tác dụng hoá học của dòng điện.

- Phương pháp: - Vấn đáp, thông báo, thuyết trình, hoạt động cá nhân.Quan sát.

- Phương tiện, tư liệu: SGK. 1 bình điện phân đựng dung dịch CuSO4. 1 công tắc, 1 bóng đèn loại 6V, 6 dây dẫn có vỏ bọc cách điện.:

- Năng lực cần đạt: C1; C5 ; K1; K4 ; P7; P8; X6; X5

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

- Gv giới thiệu cho hs các dụng cụ thí nghiệm đặc biệt là bình đựng dung dịch CuSO4 chỉ rõ hs thỏi than nối trực tiếp cực âm của nguồn và lúc đầu cả 2 thỏi than có màu đen .

Chuyển giao nhiệm vụ

?Than chì là vật liệu dẫn điện hay cách

II. Tác dụng hóa học Cả lớp quan sát.

Thực hiện nhiệm vụ trả lời câu hỏi C5: Than chì và dung dịch CuSO4

đều là chất dẫn điện và nó đều cho

(17)

điện?( Câu hỏi HSKT)

? Dung dịch CuSO4 là chất dẫn điện hay cách điện? Vì sao?( C5)

Đánh giá của GV

-Sau vài phút ngắt công tắc, GV nhấc thỏi than nối với cực âm của ăcquy, yêu cầu HS nhận xét màu sắc của thỏi than so với ban đầu.

-Thông báo: Lớp màu đỏ nhạt đó là kim loại đồng. Hiện tượng đồng tách khỏi dung dịch muối đồng khi có dòng điện chạy qua chứng tỏ dòng điện có tác dụng hoá học.

Chuyển giao nhiệm vụ

-Yêu cầu HS hoàn thành kết luận tr 64 SGK. Gọi 1, 2 HS đọc kết luận , sửa sai nếu cần.

Đánh giá của GV

-GV Dùng khăn khô lau hết lớp đồng bám vào thỏi than cho sạch.

? Nêu ứng dụng của tác dụng hóa học trong thực tế?

dòng điện đi qua, biểu hiện là đèn sáng.

-HS quan sát màu sắc ban đầu 2 thỏi than, chỉ rõ thỏi than nào được nối với cực âm của nguồn điện. đóng mạch điện cho đèn sáng.

-Ban đầu thỏi than chì màu đen.

Thực hiện nhiệm vụ trả lời câu hỏi C6: Sau khi có dòng điện chạy qua thỏi than đươc nối với cực âm của nguồn điện biến đổi màu thành màu đỏ nhạt.

Báo cáo kết quả và thảo luận: HS thảo luận hoàn thành kết luận và nhận xét bổ sung cho nhau

Kết luận: Dòng điện đi qua dung dịch muối đồng làm cho thỏi than nối với cực âm được phủ một lớp vỏ bằng đồng.

Báo cáo kết quả và thảo luận: HS thảo luận trả lời câu hỏi và nhận xét bổ sung cho nhau

-Ứng dụng: mạ đồng, mạ vàng,mạ thiếc,mạ kền(niken)…để chống gỉ, làm đẹp.

Hoạt động 3.4:Tìm hiểu tác dụng sinh lí (5 phút):

- Mục đích/Mục tiêu: HS nhận biết được tác dụng sinh lí của dòng điện.

- Phương pháp: - Vấn đáp, thông báo, thuyết trình.

- Phương tiện, tư liệu: SGK.

- Năng lực cần đạt: C1; C5 ; K1; K4 ;P7; P8; X6; X5;

(18)

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - Cho Hs đọc phần tác dụng sinh lí của

dòng điện sgk ( Câu hỏi HSKT) Chuyển giao nhiệm vụ

? Nếu dòng điện của mạng điện gia đình trực tiếp đi qua cơ thể ngươì có hại gì?

Đánh giá của GV

- Lưu ý HS: Không được tự mình chạm vào mạng điện dân dụng và các thiết bị điện nếu chưa biết rõ cách sử dụng.

- Nếu sơ ý để cho dòng điện đi qua cơ thể người thì dòng điện sẽ làm các cơ co giật, có thể làm tim ngừng đập, ngạt thở và thần kinh bị tê liệt.

Chuyển giao nhiệm vụ

? Nêu ứng dụng của tác dụng sinh lý trong thực tế ?

Đánh giá của GV

III. Tác dụng sinh lí Hs: Đọc bài

Thực hiện nhiệm vụ: HS cá nhân trả

lời câu hỏi

-Nếu dòng điện trong mạch điện của gia đình nếu trực tiếp đi qua cơ thể người có thể gây điện giật nguy hiểm đến tính mạng con người.

Báo cáo kết quả và thảo luận: HS thảo luận trả lời câu hỏi và nhận xét bổ sung cho nhau

- Ứng dụng: Trong y học người ta có thể ứng dụng tác dụng sinh lí của dòng điện thích hợp để chữa một số bệnh .

Hoạt động 3..Hoạt động vận dụng (2 phút)

- Mục đích/Mục tiêu: Học sinh hiểu và vận dụng được kiến thức vừa học vào bài tập cụ thể và áp dụng vào cuộc sống. Giáo dục tích hợp bảo vệ môi trường và sử dụng tiết kiệm năng lượng .

- Phương pháp: Hướng dẫn hs tự học - Phương tiện, tư liệu: SGK, bảng phụ.

- Năng lực cần đạt: C1; C5 ; K1; K4 ; P3; X6; X5

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

GV hướng dẫn học sinh tự học ở nhà và trả lời các câu C7;C8

IV. Vận dụng C7: C

C8: D Hoạt động 4: Củng cố (9 ph)

-Mục đích: Chốt lại kiến thức cơ bản của bài . -Phương pháp: vấn đáp, tái hiện .

(19)

-Phương tiện, tư liệu: SGK , SBT .

-Năng lực cần đạt: C1; K1; K4 ; P3; X6; X5 .

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Chuyển giao nhiệm vụ

-Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. Đọc phần “Có thể em chưa biết”.

- Nêu tất cả các tác dụng của dòng điện (5 tác dụng).

- Liên hệ trong thực tế các ứng dụng của mỗi tác dụng của dòng điện.

Đánh giá của GV

Thực hiện nhiệm vụ: HS cá nhân lần lượt trả lời câu hỏi

GD tích hợp bảo vệ môi trường: tác dụng hoá học của dòng điện đối với môi trường.

- Việt Nam là đất nước có khí hậu nóng ẩm, việc sử dụng các nguồn nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ, khí đốt, …) trong sinh hoạt và trong hoạt động sản xuất công nghiệp cũng tạo ra nhiều khí thải độc hại (CO2, CO, NO, NO2, SO2, H2S…).

Các khí này và hơi nước trong không khí tạo ra môi trường điện li ăn mòn kim loại (ăn mòn hoá học).

– Để giảm thiểu tác hại này, cần bao bọc kim loại bằng chất chống ăn mòn hoá học và giảm thiểu các khí thải độc hại nêu trên.

*Gv đưa ra câu hỏi trắc nghiệm , yêu cầu hs thảo luận theo nhóm bàn 2 phút rồi trả lời

Câu 1: Chuông điện hoạt động là do:

A. tác dụng từ của dòng điện.

B. tác dụng từ của thỏi nam châm (nam châm vĩnh cửu) gắn trong chuông điện.

C.tác dụng nhiệt của dòng điện

D. tác dụng hút và đẩy của các vật bị nhiễm điện.

Câu 2: Khi cho dòng điện chạy qua dung dịch muối đồng, sau một thời gian thấy có một lớp đồng mỏng bám vào thỏi than nối với điện cực âm của nguồn điện. Có thể giải thích hiện tượng này dựa vào tác dụng nào của dòng điện?

A. Tác dụng sinh lí

(20)

B. Tác dụng hóa học C. Tác dụng từ

D. Tác dụng từ và tác dụng hóa học

Câu 3: Trong y học, tác dụng sinh lý của dòng điện được sử dụng trong:

A. Chạy điện khi châm cứu.

B. Chụp X – quang C. Đo điện não đồ D. Đo huyết áp

Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà. ( 2 phút) - Mục đích/Mục tiêu:

+ Định hướng cho học sinh những nội dung cơ bản cần nắm vững để vận dụng vào làm bài tập và áp dụng vào cuộc sống.

+ Rèn kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa và kĩ năng diễn đạt, trình bài bài suy luận.

- Phương pháp: Thông báo.

- Phương tiện, tư liệu: SGK; SBT.

- Năng lực cần đạt: C1; C2 .

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

- Học thuộc phần ghi nhớ. Đọc “Có thể em chưa biết”.

- Làm bài tập 23.1 -> 23.10 ( SBT/54).

- Giờ sau ôn tập – chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.

- Ôn tập kiến thức từ bài 17 đến bài 23 .

- Học bài và chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau theo hướng dẫn của GV.

VI. Tài liệu tham khảo: SGK; SGV; SBT Vật lí 7; PPCT; Chuẩn KTKN; Hướng dẫn giảm tải.

VII. Rút kinh nghiệm:

(21)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Mục đích của việc chuyển đổi câu CĐ thành câu BĐ: nhằm liên kết các câu trong đoạn văn thành 1 mạch văn thống nhất.. B4: HS nhận xét,

Lòng yêu nước của dân tộc ta được biểu hiện rõ nhất trong các cuộc kháng chiến trong lịch sử.” Ta có quyền tự hào vì những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng,

Gv: Tiết học hôm nay chúng ta sẽ luyện tập viết đoạn văn chứng minh HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (10p) Hoạt động của thầy-trò Nội dung kiến

Ngược lại, nếu chúng ta quan hệ với những người sống tốt đẹp sẽ dễ dàng học hỏi được nhiều điều hay lẽ phải, có ích cho sự hình thành và phát triển nhân

- Năng lực tự chủ và tự học: xác định giá trị của các biện pháp nghệ thuật đối lập, ẩn dụ từ đó thấy được tâm tư, tình cảm của người chiến sĩ cộng sản yêu nước,

* HS hoàn thành một đoạn văn khoảng 10 câu để làm rõ tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng buổi đầu đầy gian khổ, trong đó

Câu 13; Nối một điện trở vào hai cực của một nguồn điện có suất điện động E thì dòng điện chạy trong mạch có cường độ IA. Trong thời gian t, công mà

Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều các đường sức từ trong lòng ống